Câu 7. (4,0 điểm).
Y là hợp chất chứa 3 nguyên tố C, H, O. Trộn 1,344 lít CH4 với 2,688 lít khí Y thu được 4,56 g hỗn hợp khí Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được 4,032 lít CO2 (các khí đo ở đktc).
1) Tính khối lượng mol của Y.
2) Xác định công thức phân tử Y.
6 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 883 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS. KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2018-2019
________________________________ ________________________________________________________
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI MÔN: HOÁ HỌC
Ngày thi: .//2018
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể phát đề)
(Đề thi có 02 trang)
Câu 1. (3,0 điểm)
(1)
1. Chọn các chất A, B, C thích hợp và viết các phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có) theo sơ đồ chuyển hoá sau:
A
B CuSO4 CuCl2 Cu(NO3)2 A B
2. Từ quặng pirit sắt, nước biển, không khí, hãy viết các phương trình điều chế các chất: FeCl3, Fe(OH)3, Na2SO3. Ghi rõ điều kiện (nếu có).
Câu 2. (3,0 điểm)
a. Nguyên tử là gì?
b. Nguyên tử R nặng 5,31.10-23 g. Hãy cho biết đó là nguyên tử của nguyên tố hoá học nào? Tính số phân tử nước có trong một giọt nước có khối lượng 0,05 g?
(Biết: 1đvC = 1,66.10-24 g;N = 6.1023 )
c. Một nguyên tố A có tổng số hạt trong nguyên tử bằng 40. Biết tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. Cho biết A là nguyên tố hóa học nào?
Câu 3. (3,0 điểm)
Khử một lượng oxit sắt chưa biết bằng H2 nóng dư. Sản phẩm hơi tạo ra hấp thu bằng 100 gam axit H2SO4 98% thì nồng độ axit giảm đi 5,02%. Chất rắn thu được sau phản ứng khử được hòa tan bằng axit H2SO4 loãng thoát ra 5,04 lít H2 (đktc). Tìm công thức oxit sắt bị khử.
Câu 4. (2,0 điểm)
Rau sống là món ăn ưa thích trong bữa ăn của nhiều gia đình. Trước khi ăn rau sống, người ta thường ngâm chúng trong dung dịch nước muối ăn (NaCl) trong thời gian từ 10-15 phút để sát trùng. Giải thích khả năng sát trùng của dung dịch muối. Vì sao cần khoảng thời gian ngâm rau sống như vậy?
Câu 5. (3 điểm).
Trên bao bì một loại phân bón hóa học có ghi: 16.16.8. Cách ghi trên cho ta biết điều gì? Có thể tính đựợc hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong phân từ cách ghi trên không? Nếu được, em hãy trình bày cách tính toán của em.
Câu 6. (2 điểm)
Cho 0,2 mol CuO tan hết trong dung dịch H2SO4 20% đun nóng (lượng vừa đủ) sau đó làm nguội dung dich đến 100C. Tính khối lượng tinh thể CuSO4.5H2O để tách khỏi dung dịch biết độ tan của CuSO4 ở 100C là 17,4 gam.
Câu 7. (4,0 điểm).
Y là hợp chất chứa 3 nguyên tố C, H, O. Trộn 1,344 lít CH4 với 2,688 lít khí Y thu được 4,56 g hỗn hợp khí Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được 4,032 lít CO2 (các khí đo ở đktc).
1) Tính khối lượng mol của Y.
2) Xác định công thức phân tử Y.
---HẾT---
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2018-2019
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN HOÁ HỌC
CÂU
NỘI DUNG YÊU CẦU
ĐIỂM
Câu 1 (3,0 điểm )
Câu 1.a
1. Hoàn thành sơ đồ phản ứng
(1) Cu(OH)2 + H2SO4 ® CuSO4 + 2H2O
(2) CuO + H2SO4 ® CuSO4 + H2O
(3) CuSO4 + BaCl2 ® BaSO4¯ + CuCl2
(4) CuCl2 + 2AgNO3 ® 2AgCl¯ + Cu(NO3)2
(5) Cu(NO3)2 + 2NaOH ® Cu(OH)2¯ + 2NaNO3
(6) Cu(OH)2 CuO + H2O
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
1.b
2. Viết các PTHH điều chế FeCl3, Fe(OH)3, Na2SO3
(1) 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2
(2) 2NaCl + 2H2O H2 + Cl2 + 2NaOH
(3) Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O
(4) 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
(5) FeCl3 + 3NaOH ® Fe(OH)3¯ + 3NaCl
(6) SO2 + 2NaOH ® Na2SO3 + H2O
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2. (3,0 điểm)
2.a
Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện
0,5
2.b
R có nguyên tử khối là:= 32 đvC
Đó là nguyên tử của nguyên tố lưu huỳnh: S
Số mol H2O là: = mol
Số phân tử H2O có trong 1 giọt nước là:
( phân tử)
0,5
0,25
0,25
0,5
2.c
Gọi E, P, N lần lượt là số electron, số proton và số nơtron
Theo đề bài ta có: E + P + N = 40
Vì nguyên tử trung hòa về điện nên P = E
ð 2P + N = 40 (1)
Tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12:
ð 2P – N = 12 (2)
Giải hệ phương trình (1) và (2). Ta được P = 13; N = 14
Nguyên tử khối A: MA = 13 + 14 = 27
Vậy A là nguyên tố nhôm (Al)
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 3. (3,0 điểm)
Theo đề bài, nồng độ dung dịch H2SO4 sau khi hấp thụ hơi nước:
%
Þ
Gọi công thức của oxit sắt là: FexOy
FexOy + yH2 xFe + yH2O (1)
(mol) 0,225 ¾ 0,3
Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 (2)
(mol) 0,225 0,225
Theo đề bài và từ (1) và (2) ta có:
Vậy công thức của oxit sắt là: Fe3O4
0,25
0,5
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,25
Câu 4 ( 2 điểm)
- Dung dịch muối ăn (NaCl) có nồng độ muối lớn hơn nồng độ muối trong các tế bào của vi khuẩn, nên do hiện tượng thẩm thấu, muối đi vào tế bào, làm cho nồng độ muối trong vi khuẩn tăng cao, và có quá trình chuyển nước ngược lại từ tế bào vi khuẩn ra ngoài.
- Vi khuẩn mất nước nên bị tiêu diệt.
- Do việc khuếch tán chậm nên việc sát trùng chỉ có hiệu quả khi ngâm rau sống trong nước muối từ 10-15 phút.
1,0
0,5
0,5
Câu 5. ( 3,0 điểm)
Kí hiệu 16.16.8 cho ta biết tỉ lệ về khối lượng các thành phần của N. P2O5. K2O trong mẫu phân đựoc đóng gói. Dựa vào đó ta có thể tính được hàm lựơng các chất dinh dưỡng có trong phân.
- Hàm lượng N là 16%.
- Tỉ lệ P trong P2O5 là:
=> Hàm lượng P trong phân là:
%P = 0,44. 16% = 7,04%
- Tỉ lệ K trong K2O là:
=> Hàm lượng K có trong phân là :
%K = 0,83. 8%=6,64%
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 6. ( 2,0 điểm)
CuO + H2SO4 " CuSO4 + H2O
0,2" 0,2 " 0,2 " 0,2 mol
Khối lượng H2SO4
m = 0,2 . 98 = 19,6 gam
Khối lượng nước sau phản ứng:
m = + 0,2 .18 = 82 gam
Gọi x là số mol CuSO4. 5H2O tách ra
Ta có ð x = 0,1228 (mol)
Khối lượng CuSO4.5H2O
M= 0,1228 . 250 = 30,7 gam
0,5
0,25
0,25
0,5
0,5
Câu 7. ( 4,0 điểm)
1.
nCH4 = 1,344/22,4 = 0,06 mol
nY = 2,688/22,4 = 0,12 mol
mCH4 + mY = 4,56 g
ó 0,06.16 + 0,12.MY = 4,56 => MY = 30 g/mol
2.
nCO2 = = 0,18 mol
CH4 + 2O2 " CO2 + 2H2O
Y + O2 " CO2 + H2O
nC (Y) = nC (CO2) – nC (CH4) = 0,18 – 0,06 = 0,12 mol
nY = n C (Y) => Y chứa 1C
=> CT Y có dạng CHyOz ( y, z € Z+)
MY = 30 ó 12 + y + 16z = 30 => y + 16z = 18
=> z = 1, y = 2
Vậy CTPT Y là CH2O
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,75
0,5
0,25
** Chú ý:
Ký hiệu, công thức hóa học sai: không cho điểm.
Cân bằng sai hoặc thiếu cân bằng: cho ½ số điểm.
Trong bài toán tính theo phương trình hóa học, cân bằng sai hoặc không cân bằng: không tính điểm các kết quả.
Bài tập có nhiều cách giải: nếu bài giải không giống đáp án, nhưng đúng kết quả, logic cho trọn số điểm.
--- Hết---
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de thi HSG cap truong_12518666.doc