Ngày thi: 2 -12 - 2004
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thởi gian phát đề)
Câu 1: (2 điểm)
1. Cho NaF, NaCl, NaBr, NaI lần lượt tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc thì có thể điều chế được HF, HCl, HBr, HI không? tại sao? Viết các phương trình phản ứng minh hoạ.
2. Hoà tan Fe dư vào dung dịch chứa hỗn hợp HCl, HBr thu được dung dịch A. cho dung dịch A lần lượt tác dụng với Cl2 dư, Br2 dư. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
3. Giải thích tại sao HF là axit yếu nhất trong các axit halgenhidric nhưng lại tạo ra muối axit.
Câu 2: (1,5 điểm)
1. a. Phản ứng oxi hoá khử và phản ứng trao đổi trong dung dịch xảy ra theo chiều nào? Ví dụ.
b. Có thể dùng dung dịch bazơ nào (dd NH3, NaOH) để điều chế Cu(OH)2, Zn(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3 từ dung dịch muối của kim loại đó.
2. Cho hỗn hợp đồng số mol Cu2S và FeS tác dụng với dung dịch HNO3, đun nóng thu được dung dịch A và khí B. A tạo thành kết tủa trắng với BaCl2, để trong không khí B chuyển thành khí màu nâu B1. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NH3 tạo ra dung dịch A1 và kết tủa A2. Nung A2 ở nhiệt độ cao được chất rắn A3. Viết các phương trình phản ứng dạng ion thu gọn.
Câu 3: (2 điểm)
1. a. Thế nào là kết tủa phân đoạn?
b. Cho dung dịch X Chứa Cl- 0,1M và CrO42- 10-4M. Thêm từ từ dung dịch AgNO3 vào. Hỏi kết tủa AgCl hay Ag2CrO4 kết tủa trước và khi kết tủa thứ hai bắt đầu xuất hiện thì tỷ lệ nồng độ các ion Cl- và CrO42- bằng bao nhiêu? cho T AgCl = 1.10-10 và TAg2CrO4 = 1.10-12. (Giả sử thể tích dung dịch không thay đổi không đáng kể khi thêm dung dịch AgNO3 vào X)
2. Hỏi có thể hoà tan 0.01 mol AgCl trong 100 ml dung dịch NH3 1M. Biết TagCl = 1,8.10-10. Kbền của phức Ag(NH3)2+ là 1,0.10-8.
Câu 4: (2 điểm)
Ba hợp chất A, B, C mạch hở có công thức phân tử tương ứng C3H6O, C3H4O, C3H4O2 có các tính chất sau:
1. A, B không tác dụng với Natri, khi cộng hợp hidrô tạo ra cùng một sản phẩm như nhau.
2. B cộng hidro tạo ra A.
3. A có đồng phân A’ khi bị oxi hoá thì A’ tạo ra B.
4. C có đồng phân C’ cùng thuộc loại đơn chức như C.
5. Khi oxi hoá B thu được C’.
Hãy phân biệt A, A’, B, C’ trong 4 lọ mất nhãn.
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 15050 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề thi học sinh giỏi tỉnh Lâm Đồng môn Hóa học các năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hể tích dung dịch khi cho dung dịch AgNO3 vào)
Cho TAgCl = 1.10-10. TAgI = 1.10-16
Câu 5: (4 điểm)
1. Có cân bằng sau N2O4(k) 2NO2 (k)
Cho 18,4 gam N2O4 vào bình có dung tích 5,904 lít ở 270C. Lúc cân bằng áp suất của hỗn hợp khí trong bình là 1atm. Tính áp suất riêng phần của NO2 và N2O4 lúc cân bằng.
Nếu giảm áp suất của hệ lúc cân bằng xuống còn 0,5 atm thì áp suất riêng phần cùa NO2 và N2O4 lúc cân bằng là bao nhiêu?
2. Trong qúa trình xác định khí độc H2S trong không khí người ta lấy 30 lít không khí nhiễm H2S (có d = 1,2 g/l) cho đi chậm qua bình đựng lượng dư dung dịch CdSO4 để hấp thụ hết khí H2S. Tiếp theo đem axit hoá hoàn toàn lượng kết tủa trong bình, rồi hấp thụ hết lượng khí thoát ra bằng cách cho vào ống đựng 10 ml dung dịch I2 0,0107M. Lượng iod còn dư phản ứng vừa đủ với 12,85 ml dung dịch Na2S2O3 0,01344M. Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra và tính hàm lượng H2S trong không khí theo ppm. Biết rằng ppm là số microgam chất trong 1g mẫu. (1 ppm = 10-6g)
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG TỈNH
LÂM ĐỒNG Năm học 2002 - 2003
Ngày thi: 21 -12 - 2002
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thởi gian phát đề)
Câu 1: (4 điểm)
1. Bốn hợp chất hữu cơ A, B, C, D có cùng công thức phân tử C3H7O2N, trong phân tử của mỗi chất chỉ có một mạch cacbon. Hãy xác định công thức cấu tạo đúng và gọi tên mỗi chất biết:
A, B, C là những hợp chất lưỡng tính.
Chỉ có C làm mất màu nước brom
D là hợp chất trung tính
Chất A, D có nhóm chức liên kết với nguyên tử cacbon đầu mạch.
2. Để đốt cháy hết 1,02 gam chất hữu cơ X cần dùng 2,016 lít khí Oxi (đktc), sản phẩm cháy là CO2 và hơi nước có tỉ lệ thể tích là VCO2:VH2O = 6:7. Đun nóng X với H2SO4 đặc ở 1800C thì thu được hỗn hợp 3 đồng phân olefin A, B, C. xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của X biết rằng khi ozonit hoá hỗn hỡp A, B, C sau đó thuỷ phân thì thu được hỗn hợp 3 andehit và một xeton.
3. Viết phương trình phản ứng có thể xảy ra giữa hai trong số các chất sau:
NaOH, (CH3)2NH2Cl, NH4Cl, C6H5NH3Cl, NH3, CH3NH2
Câu 2: (6 điểm)
1. a. Phản ứng este hoá có đặc điểm gì và được tiến hành trong điều kiện nào? Tại sao?
b. Cho amol rượu etylic và 1 mol axit axetic vào bình cầu rồi thêm nướv vào cho được 100ml. Tạo điều kiện cho phản ứng xảy ra cho đến khi đạt trạng thái cân bằng có Kcb = 4.
Hãy tính nồng độ của este theo a lúc cân bằng.
Cho a = 2. hãy tính khối lượng este thu được?
2. Xác định công thức cấu tạo và hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
C4H5O4Cl + NaOH A + B + NaCl
B + O2 C + H2O
C + AgNO3 + NH3 + H2O D + NH4NO3 + 4Ag
D + NaOH A + NH3 + H2O
3. Từ tinh bột viết các phương trình điều chế Propiolactit (3,6-dimetyl-1,4-dioxan-2,5-dion). Từ toluen viết các phương trình điều chế ra m-Toluidin. Hoá chất vô cơ đầy đủ.
4. Dự đoán hàm lượng phần trăm các sản phẩm dẫn xuất mono clo khi clo hoá 2,2,4-trimetylpentan, nếu tỷ số tốc độ phản ứng thế hydro ở cacbon bậc 1,2,3 là 1:3,3:4,4.
5. Chất A có công thức phân tử C8H18. Biết A có khả năng trùng hợp, công hợp với hidro, làm mất màu dung dịch nước brôm và khi bị oxi hoá mạnh thì thu được sản phẩm:
HOOC-CH2-CH(COOH)-CH2-CH2-COOH
Xác định cấu tạo của A và viết các phương trình phản ứng.
--------------------------------------------------------o0o------------------------------------------------------
Ngày thi: 20 -12 – 2002
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thởi gian phát đề)
Câu 1: (2,5 điểm)
Viết các phương trình phản ứng trong các các trường hợp sau:
Dẫn khí NO2 vào dung dịch KOH dư và sau đó cho Zn vào dung dịch sau phản ứng thì thu được NH3 và H2.
Natri tan hết trong dung dịch CuSO4 thấy có kết tủa.
Cho dung dịch Ba(HCO3)2 vào các dung dịch riêng biết: HNO3, Ca(OH)2, Na2SO4 và NaHSO4.
Câu 2: (2,5 điểm)
Do nhiều nguồn ô nhiễm, trong khí quyển thường tồn tại các khí NO, CO2, SO2 có một phần SO2 và NO bị oxi hoá. Đó là nguyên nhân chủ yếu làm cho nguồn nước mưa có pH thấp hơn nhiều so với nước nguyên chất. Viết các phương trình phản ứng cho những biến hoá hoá học đã xảy ra.
Câu 3: (2 điểm)
Một chất X màu xanh lục nhạt, tan trong nước tạo thành dung dịch phản ứng với NH3 lúc đều cho kết tủa, sau đó kết tủa tan dần trong NH3 dư tạo thành dung dịch màu xanh đậm. Thêm H2SO4 đặc vào dung dịch X và đun nhẹ thì hơi bay ra có mùi giấm.
Cho biết X là chất gì?
Câu 4: (2 điểm)
CO có tính chất vật lý và khả năng khử tăng lên khi ở nhiệt độ cao giống như Nitơ. Hãy căn cứ vào sự hình thành liên kết trong phân tử CO, N2 để giải thích các tính chất này.
CO có thể khử được oxit của một số kim loại nên được dùng trong luyện kim, dễ dàng bị clo, lưu huỳnh oxi hoá khi đốt nóng. Viết phương trình phản ứng để minh hoạ.
CO là một khí độc, có trong thành phân của khói thuốc lá, khói xe… gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Người ta dùng dung dịch muối palađi để phát hiện vết CO và dùng dung dịch I2O5 để định lượng CO có trong không khí. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 5: (2 điểm)
CO có khả năng phản ứng cộng với các kim loại chuyển tiếp (Ni, Co, Fe…) tạo thành các phức chất Cabonyl kim loại. Có được khả năng này là do cặp electron tự do của cacbom trong phân tử CO và nhờ các obitan trống có được khi nguyên tử của các nguyên tố kim loại chuyển tiếp ở trạng thái kích kích. Từ cơ sở lí luận đó, hãy trình bày liên kết cho nhận trong các phân tử Cr(CO)6 và Fe(CO)5.
-------------------------------------------------o0o--------------------------------------------------
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG TỈNH
LÂM ĐỒNG Năm học 2003 - 2004
Ngày thi: 9 -12 - 2003
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thởi gian phát đề)
Câu 1: (2.5 điểm)
Cho biết A, B, C, D, E là các hợp chất của Natri. Cho A lần lượt tác dụng với các dung dịch B, C thu được các khí tương ứng X, Y. Cho D, E lần lượt tác dụng với nước thu được các khí tương ứng Z, T. Cho biết X, Y, Z, T là các khí thông thường, chúng tác dụng được với nhau từng đôi một.
Tỷ khối hơi của X so với Z bằng 2 và tỷ khối hơi của Y so với T cũng bằng 2. Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 2: (2 điểm)
Cho biết trạng thái lai hoá của nguyên tử trung tâm và cấy trúc hình học của các phân tử và ion sau: CO, ClF3, I3-, PF3Cl2. Vẽ hình các dạng và cho biết trạng thái bền nhất. Vì sao ClF3 bị biến dạng, I3- có bị biến dạng như vậy không?
Câu 3: (2 điểm)
1. Một nguyên tố R tạo với oxi hai loại oxit RaOx và RbOy với a 1 và b 2. Tỷ số khối lượng phân tử của 2 oxit bằng 1,25 và tỷ số % oxi trong 2 oxit bằng 1,2 (giả sử x>y).
Xác định khối lượng nguyên tử của R. Viết công thức phân tử, công thức cấu tạo của 2 oxit.
Hoà tan môt lượng oxit RaOx vào nước được dung dịch D. Cho D tác dụng vừa đủ với 1,76 gam oxit M2Oz thu được 1 lít dung dịch E có nồng độ mol chất tan là 0,011M. Xác định nguyên tử lượng của M và công thức cấu tạo của M2Oz?
2. Một dung dịch axit nồng độ 30% không hoà tan chiếc đinh sắt ở nhiệt độ thường. Thêm nước cẩn thận vào dung dịch axit trên thu được dung dịch A 100% và dung dịch này cũng không hoà tan được chiếc đinh sắt. Nếu tiếp tục cho nước vào dungm dịch đó thu được dung dịch axit 30%, dung dịch này hoà tan được chiếc đinh sắt, giải phóng khí không màu, không mùi. Hãy cho biết dung dịch axit ban đầu là dung dịch gì? Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm trên.
Câu 4: (3 điểm)
1. Phân biệt dung dịch các chất sau đựng trong các lọ riêng biệt:
Chỉ dùng một thuốc thử: BaCl2, KBr, Zn(NO3)2, Na2CO3, AgNO3.
Không dùng thuốc thử: NaCl, H2SO4, CuSO4, BaCl2, NaOH.
2. A là dung dịch H2SO4, B là dung dịch NaOH. Trộn 0,2 lít A với 0,3 lít B thu được 0,5 lít dung dịch C. ấy 20 ml dung dịch C thêm 1 ít quỳ tím và thấy có màu xanh. Sau đó thêm từ từ dung dịch HCl 0,05M tới khi quỳ đổi sang màu tím thấy hết 40 ml axit.
Trộn 0,3 lít A với 0,2 lít B ta được 0,5 lít dunmg dịch D. lấy 20 ml dung dịch D, thêm một ít quỳ tím vào thấy quì đổi sang màu đỏ. Sau đó thêm từ từ dung dịch NaOH 0,1 M tới khi quì đổi thành màu tím thấy hết 80 ml dung dịch NaOH. Tính nồng độ mol/lit của các dung dịch A và B.
Câu 5: (2,5 điểm)
Ba hợp chất A, B, C mạch hở có công thức phân tử tương ứng là C3H6O, C3H4O, C3H4O2 và chúng có các tính chất sau:
A, B không tác dụng với Na, khi hợp với khí H2 (xt Ni) thu được cùng một sản phẩm như nhau.
B cộng với H2 (xt Ni) tạo ra A.
A có đồng phân A’ khi bị oxi hoá A’ tạo ra B.
C có đồng phân C’ cùng thuộc loại đơn chức như C.
Oxi hoá B thu được C’.
Khi oxi hoá B thu được C’.
Hãy phân biệt A, A’, B, B’ trong 4 lọ mất nhãn.
Câu 6: (2 điểm)
1. Viết công thức cấu tạo của tất cả các đồng phân mạch hở có công thức phân tử: C3H6O2 và chỉ rõ những đồng phân nào có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.
2. Đốt cháy hoàn toàn b mol một axit cacboxilic ta thu được p mol CO2 và q mol H2O. Biết p – q = b. hãy tìm công thức chung của axit, cho ví dụ cụ thể.
Câu 7: (2,25 điểm)
Hợp chất a là một -amionaxit. Cho 0,01 mol A tác dụng vừa hết với 80 ml dung dịch HCl 0,125 M, sau đó cô cạn cẩn thận thu được 1,835 gam muối khan Mặt khác khi trung hoà 2,94 gam A bằng dung dịch NaOH vừa đủ thì thu được 3,82 gam muối. A có cấu tạo mạch thẳng, hãy gọi tên thường dùng của A, dẫn xuất nào của A thường được dùng trong đời sống hằng ngày. Viết phương trình phản ứng của A với dung dịch NaNO2 trong HCl.
Câu 8: (2,75 điểm)
1. Một rượu đa chức no A (CxHyOz) với y = 2x = z có dA/KK < 3. xác định công thức cấu tạo của A biết rằng A không tác dụng với Cu(OH)2.
2. Một hỗn hợp X gồm A và một rượu B có cùng số nguyên tử cacbon với A (tỉ lệ mol nA/nB = 3/1) khi cho hỗn hợp này tác dụng với natri dư thu được khí H2 với nH2 > nX. Chứng minh rằng B là rượu đa chức, viết công thức cấu tạo của B. Tính thể tích H2 (đktc) thu được khi cho 80 gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư.
3. Đề nghị một phương pháp có thể dùng để điều chế B từ một rượu no đơn chức C bậc 1 có cùng số nguyên tử cacbon với B. Tính hiệu suất chung của phản ứng điều chế B và C, giả sử hiệu suất mỗi giai đoạn trong qui trình trên đều bằng 80%. Tính khối lượng C phải dùng để có 1 mol B.
--------------------------------------------------------o0o-----------------------------------------------------
Cho: O = 16, C = 12, H = 1, S = 32, Cu = 64, Fe = 56, Cl = 35,5, N = 14
Ngày thi: 19 -12 – 2003
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thởi gian phát đề)
Câu 1: (3,5 điểm)
1. Hãy giải thích vì sao bằng cách thay đổi pH có thể oxi hoá lần lượt Cl-, Br-, I- bằng KMnO4.
2. Trình bày phản ứng khử ion NO3- bằng Fe2+ trong môi trường H2SO4. ion NO2- có cản trở phản ứng không?
3. Tính pH của từng dung dịch sau:
NaHS 0,02 M. H2S có hằng số ion hoá K1 = 5,7.10-8, K2 = 1,2.10-15.
Na2CO3 0,01M, axit H2CO3 có hằng số ion hoá K1 = 4,37.10-7; K2 = 5,61.10-11.
Câu 2: (2,5 điểm)
1. A, B, C, D, E, F là các hợp chất có oxi của nguyên tố X và khi cho tác dụng với NaOH đều tạo ra chất Z và H2O. X có tổng số hạt proton và notron bé hơn 35, có tổng đại số số oxi hoá dương cực đại và 2 lần số oxi hoá âm là -1. hãy lập luận để xác định các chất trên và viết các phương trình phản ứng xảy ra. Biết rằng dung dịch A, B, C làm quì tím hoá đỏ, dung dịch E, F phản ứng được với axit mạnh, bazơ mạnh.
2. Giải thích hiện tượngthực nghiệm sau đây:
Thêm từ từ dung dịch NaNO2 vào dung dịch I2 trong KI cho tới dư, khi ấy dd mất màu nâu.
Thêm từng giọt HCl vào hỗn hợp thu được dung dịch có màu nâu. Biết rằng phản ứng tự oxi hoá khử của HNO2 xảy ra chậm.
Câu 3: (1,5 điểm)
Khi cho 0,632 lít (3000C và 98,5 kPa) khí A có tỷ khối hơi đối với không khí là 2,21 sục vào 200 ml nước brôm 0,125M thì khí bị hấp thụ hết và dung dịch cũng mất màu. Tổ hợp một lượng A như vậy với 0,28 lít (đktc) oxi sẽ cho chất B không tác dụng với nước brôm và dung dịch thuốc tím. Nếu cho A tác dụng với PCl5 sẽ thu được chất C, đây là chất thông dụng trong tổng hợp hữu cơ với vai trò làm thuốc thử và rất dễ bị thuỷ phân.
Xác định công thức cấu tạo A, B và C.
Xác định cấu trúc 3 chiều của A.
Viết phương trình phản ứng cho các biến đổi hoá học trên.
khi sục A qua dung dịch nước của KmnO4 thì dung dịch mất màu. Viết phương trình phản ứng hoá học xảy ra.
Câu 4: (3 điểm)
Cho 4 gam PbSO4 tinh khiết vào 150 ml nước và khuấy cho đến khi cân bằng dung dịch trên phần rắn được thiết lập. Sau đó nhúng một điện cực chì và một điện cực đối chiếu (E0 = 0,237V) vào dung dịch. Người ta đo được ở 298K một hiệu điện thế E = 0,478V; E0Pb2+/Pb = -0,126V.
1. Hãy cho biết điện cực nào trong hai điện cực trên có thế thấp hơn. Điện cực nào là catot, điện cực nào là anot. Tính tích số tan của PbSO4. Cho biết mẫu PbSO4 sẽ không cho vào nước mà cho vào 150 ml dung dịch H2SO4 có pH = 3. Hãy giải thiết rằng axit sunfuric đã bị proton hoá hoàn toàn.
2. Hiệu điện thế nào có thể có giữa điện cực chì và điện cực đối chiếu. Tại một nhiệt độ nhất định thì tích số tan của PbSO4 là T = 1,1.10-8. Cho 3 hằng số cân bằng dưới đây:
PbSO4 (r ) + 2I- PbI2 (r ) + SO42- , K1 = 4,6.10-1
PbI2 + CrO42- PbCrO4 + 2I- , K2 = 4,3.10-12
PbS + CrO42- PbCrO4 + S2- , K3 = 7,5.10-8
3. Hãy tính tích số tan của PbS.
Câu 5: (3 điểm)
1. Mức tối thiểu cho phép của H2S trong không khí là 0,01 mg/lit. Để đánh giá sự ô nhiễm không khí ở một nhà máy người ta làm như sau: điện phân dung dịch KI trong 2 phút bằng dòng điện 2 mA. Sau đó cho 2 lít không khí lội từ từ qua dung dịch điện phân trên cho đến khi iod hoàn toàn mất màu. Thêm hồ tinh bột vào bình và tiếp tục điện phân trong 35 giây nữa với dòng điện trên thì thấy dung dịch bắt đầu xuất hiện màu xanh. Giải thích thí nghiệm và cho biết sự ô nhiễm không khí ở nhà máy trên nằm dưới hay trên mức cho phép. Tính hàm lượng H2S trong không khí theo thể tích.
2. a. Tại sao H2S lại độc với người?
b. Ta biết H2S nặng hơn không khí và trong tự nhiên có nhiều nguồn phát sinh ra nó, nhưng tại sao trên mặt đất khí này lại không tích tụ lại?
Câu 6: (3 điểm)
1. Ở 270C, 1atm có 20% N2O4 biến đổi thành NO2. Tính
Kp
phần trăm N2O4 bị biến đổi khi tổng áp suất hỗn hợp là 0,1 atm.
Khi có 69 gam N2O4 vào trong bình kín 20 lít ở 270C. Tính phần trăm N2O4 bị phân tích.
2. a. Tính pH của dung dịch HCl 6,3.10-8M. Tính pH của dung dịch NaOH 1.10-8.
b. Tính hằng số cân bằng của phản ứng: 3HIO HIO3 + 2HI
Cho biết = + 1,45V; = + 0,45V; = +1,2V
Câu 7: (1,5 điểm)
Cho cân bằng hoá học: N2 + H2 2NH3 với H = -92KJ.mol-1.
Nếu xuất phát từ hỗn hợp chứa N2 và H2 theo tỷ lệ mol đúng bằng hệ số tỷ lượng tức tỷ lệ 1:3 thì khi đạt trạng trạng thái cân bằng ở 4500C, 300atm) NH3 chiếm 36% thể tích.
1. Tính hằng số cân bằng Kp.
2. Giữ nhiệt độ không đổi 4500C cần tiến hành phản ứng dưới áp suất bao nhiêu để khi đạt trạng thái cân bằng NH3 chiếm 50% thể tích.
Câu 8: (2 điểm)
1. Nguyên tử của một nguyên tố có cấu hình electron các phân lớp ngoài cùng là 5f36d17s2. Hãy dựa vào sự sắp xếp electron trong các lớp (không viết cấu hình elctron) cho biết vị trí của X trong bảng HTTH.
2. Nguyên tử X trên đứng đầu dãy phóng xạ của một họ phóng xạ. Trong chuỗi phóng xạ từ đến một nguyên tử con có bao nhiêu hạt và hat đã phóng ra? Giải thích.
3. Trong họ phóng xạ , các nguyên tố có trong họ có số khối được tính theo công thức A = 4n + 2 với 51 n 59. Trong một mẫu đá chứa 13,33 g đồng vị đầu và 3,09 g đồng vị cuối của dãy phóng xạ. Tính tuổi của mẫu đá coi như chu kỳ bán rã từ đến đồng vị cuối là 4,51.10-9 năm.
---------------------------------------------------------o0o---------------------------------------------------------
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG TỈNH
LÂM ĐỒNG Năm học 2004 - 2005
Ngày thi: 2 -12 - 2004
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thởi gian phát đề)
Câu 1: (2 điểm)
1. Cho NaF, NaCl, NaBr, NaI lần lượt tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc thì có thể điều chế được HF, HCl, HBr, HI không? tại sao? Viết các phương trình phản ứng minh hoạ.
2. Hoà tan Fe dư vào dung dịch chứa hỗn hợp HCl, HBr thu được dung dịch A. cho dung dịch A lần lượt tác dụng với Cl2 dư, Br2 dư. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
3. Giải thích tại sao HF là axit yếu nhất trong các axit halgenhidric nhưng lại tạo ra muối axit.
Câu 2: (1,5 điểm)
1. a. Phản ứng oxi hoá khử và phản ứng trao đổi trong dung dịch xảy ra theo chiều nào? Ví dụ.
b. Có thể dùng dung dịch bazơ nào (dd NH3, NaOH) để điều chế Cu(OH)2, Zn(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3 từ dung dịch muối của kim loại đó.
2. Cho hỗn hợp đồng số mol Cu2S và FeS tác dụng với dung dịch HNO3, đun nóng thu được dung dịch A và khí B. A tạo thành kết tủa trắng với BaCl2, để trong không khí B chuyển thành khí màu nâu B1. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NH3 tạo ra dung dịch A1 và kết tủa A2. Nung A2 ở nhiệt độ cao được chất rắn A3. Viết các phương trình phản ứng dạng ion thu gọn.
Câu 3: (2 điểm)
1. a. Thế nào là kết tủa phân đoạn?
b. Cho dung dịch X Chứa Cl- 0,1M và CrO42- 10-4M. Thêm từ từ dung dịch AgNO3 vào. Hỏi kết tủa AgCl hay Ag2CrO4 kết tủa trước và khi kết tủa thứ hai bắt đầu xuất hiện thì tỷ lệ nồng độ các ion Cl- và CrO42- bằng bao nhiêu? cho T AgCl = 1.10-10 và TAg2CrO4 = 1.10-12. (Giả sử thể tích dung dịch không thay đổi không đáng kể khi thêm dung dịch AgNO3 vào X)
2. Hỏi có thể hoà tan 0.01 mol AgCl trong 100 ml dung dịch NH3 1M. Biết TagCl = 1,8.10-10. Kbền của phức Ag(NH3)2+ là 1,0.10-8.
Câu 4: (2 điểm)
Ba hợp chất A, B, C mạch hở có công thức phân tử tương ứng C3H6O, C3H4O, C3H4O2 có các tính chất sau:
A, B không tác dụng với Natri, khi cộng hợp hidrô tạo ra cùng một sản phẩm như nhau.
B cộng hidro tạo ra A.
A có đồng phân A’ khi bị oxi hoá thì A’ tạo ra B.
C có đồng phân C’ cùng thuộc loại đơn chức như C.
Khi oxi hoá B thu được C’.
Hãy phân biệt A, A’, B, C’ trong 4 lọ mất nhãn.
Câu 5: (3 điểm)
Một hợp chất hữu cơ chứa các nguyên tố C, H, O trong đó C chiếm 40% và H chiếm 6,67% về khối lượng. Thực hiện các phản ứng sau với hợp chất A:
Phản ứng 1: Cho A vào dung dịch NaOH thu được 2 hợp chất hữu cơ B và C.
Phản ứng 2: Cho thêm axit HCl vào thì tạo thành hợp chất D.
Phản ứng 3: Oxi hoá C cũng thu được chất D.
Xác định công thức đơn giản của A.
Xác định công thức cấu tạo của A. Viết các phương trình phản ứng và gọi tên các chất từ A đến D theo danh pháp IUPAC.
Trình bày cơ chế của phản ứng ở thí nghiệm 1.
Viết phương trình phản ứng của D với H2SO4 đặc, nóng.
Câu 6: (3,5 điểm)
Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp chất lỏng sau: (C2H5)O, CH3OH, C6H5OH, CH3COOH.
Từ tinh bột, các chất vô cơ khác và các điều kiện kỹ thuật cần thiết, hãy viết các phương trình phản ứng điều chế: Polivinyl axêtat, Natri p-crezolat và cao su buna.
Dùng CTCT, viết các phương trình phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau (cho biết B là chất khí):
Câu 7: (1,5 điểm)
Có 6 đồng phân cấu tạo của C5H8 là những anken vòng không chứa nhóm etyl.
1. Cho biết cấu tạo của 6 hợp chất này.
2. Lấy mẫu thử của 3 trong 6 hợp chất trên cho vào các chai dán nhãn A, B, C nhưng không biết hợp chất nào trong chai nào. Dựa trên kết quả của những phản ứng sau với KMnO4 hãy cho biết cấu tạo của các hợp chất A, B, C, D, E, F.
Hợp chất A tạo ra axit cacboxilic (D) có chứa nguyên tử cacbon bất đối.
Hợp chất B tạo ra dixeton (E) không chứa cacbon bất đối.
Hợp chất (C) tạo ra (F) vừa chứa nhóm cacboxyl vừa chứa nhóm xeton và cũng có nguyên tử cacbon bất đối.
Câu 8: (1,5 điểm)
1. So sánh liên kết Nitơ – nitơ trong hidrazin và trong khí cười N2O.
Trong phân tử nào liên kết Nitơ – nitơ ngắn hơn?
Trong phân tử nào liên kết Nitơ – nitơ bền hơn? Giải thích.
2. Phân tử nào sau đây phân cực? Không phân cực? a. BF3 b. HBF2.
Câu 9: (1,5 điểm)
Sự oxi hoá I- bởi S2O82- được xúc tác bởi các ion Fe2+ cũng như Fe3+.
1. Cần làm những thí nghiệm nào để thấy vai trò xúc tác của các ion Fe2+, Fe3+.
2. Giải thích cơ chế xúc tác.
3. Hãy rút ra kết luận về thế oxi hoá – khử của chất xúc tác.
Câu 10: (1,5 điểm)
Cho sơ đồ chuyển hoá sau:
1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra, biết a thuộc dãy đồng đẳng của benzen và có tỷ khối hơi so với metan bằng 5,75. Các chất B, C, D, G, H đều là các chất hữu cơ.
2. Cho biết vai trò của H2SO4 trong phản ứng (3) và Fe trong phản ứng (4). Viết cơ chế của phản ứng (3) và (4)
-----------------------------------------------------------o0o----------------------------------------------------------
Ngày thi: 17 -12 – 2004
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thởi gian phát đề)
Câu 1: (4 điểm)
1. Cho sơ đồ sau:
C7H13O4N (A) C3H3O4NNa2 (B) + (C)
B C3H6O4NCl (D) + …
C C4H6 (E) etylxicloxexan (F)
Biết hợp chất A có cấu tạo đối xứng. Hãy hoàn thành các phương trình phản ứng (dưới dạng công thức cấu tạo) để thực hiện chuyển hoá trên.
2. Cho axêton và benzandehit phản ứng với nhau trong dung dịch NaOH, viết các sản phẩm và giải thích?
3. Thuỷ phân 13 gam một este quang hoạt có công thức phân tử C7H14O2 bằng cách đun este với một lượng dư dung dịch NaOH. Sau phản ứng chiết hỗn hợp bằng ete (để hoà tan một trong hai sản phẩm) tách lấy lớp ete, làm khô và chưng cất đuổi ete thu được một chất lỏng quang hoạt cân được 7,4 gam (hiệu suất 100%) dung dịch nước sau khi chiết là không quang hoạt. Xác định công thức cấu tạo của este.
Câu 2: (3,5 điểm)
1. Cân bằng các phương trình phản ứng sau:
2,3,3-trimetyl pentadien-1,4 + KmnO4
3-alylxiclohexen-1 + K2Cr2O7 + H2SO4
2. a. Hãy đề nghị công thức cấu tạo của các chất từ A đến G trong dãy tổng hợp papaverin C20H21O4N (G)
(3,4-CH3O)2C6H3CH2Cl A B C D E F G
b. Trong papaverin có dị vòng nào?
3. Hợp chất A (C5H9OBr) khi tác dụng với Iod trong môi trường kiềm tạo kết tủa màu vàng. A tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra hai xeton B và C có cùng công thức phân từ là C5H8O. (B) và (C) đều không làm mất màu dung dịch KMnO4 ở lạnh, chỉ có B tạo kết tủa màu vàng khi tác dụng với Iod trong môi trường kiềm. Cho B tác dụng với CH3MgBr rồi với nước thì thu được D (C6H12O). D tác dụng với HBr tạo ra 2 đồng phân cấu tạo E và F có công thức phân tử C6H11Br trong đó chỉ có E làm mất màu dung dịch KMnO4 ở lạnh. Dùng CTCT, viết sơ đồ phản ứng từ A tạo thành B, C, D, E, F. Viết tên A và D theo danh pháp IUPAC.
Câu 3: (4 điểm)
1. Từ phênylaxetandehit, axit malonic và axit axetic hãy điều chế cis-decalin.
2. Viết phương trình phản ứng của isobutylclorua với:
KOH trong atanol
Amoniac (dun nóng trong ống hàn kín)
Magie trong ete khan.
3. Khi cho tert-butyl axetat tác dụng với CH3ONa, dùng CH3OH làm dung môi đều thu đu7ọc metyl axetat, nhưng phản ứng của etyl axetat nhanh gấp 10 lần phản ứng của 3O4tert-butyl axetat. Mặt khác, khi có một lượng nhỏ HCl thì metanol nhanh chóng phản ứng với tert-butyl axetat tạo ra axit axêtic và tert-butyl metyl ete, trong khi đó metanol lại phản ứng rất chậm với etyl axetat tạo ra etanol và metyl axetat.
Viết các phương trình phản ứng biểu diễn cơ chế của những phản ứng trên.
Có thể sử dụng đồng vị 18O như thế nào để chứng minh được cơ chế của phản ứng trên.
Câu 4: (3 điểm)
1. Có 6 đồng phân của C4H8 (là chất khí ở nhiệt độ phòng) đựng trong 6 bình gas bị mất nhãn. Xác định các chất trong 6 bình gas từ A đến F. Bắt đầu suy tìm trong mỗi bình gas chứa chất nào, ta quan sát thấy:
A, B, C, D làm nhạt màu nhanh chóng (ngay cả trong bóng tối), trong khi E, F không làm nhạt màu brom.
Các sản phẩm từ phản ứng của B và C với brom là đồng phân lập thể của nhau.
c. A, B và C đều cho sản phẩm giống nhau khi phản ứng với H2 xúc tác Pd.
E có điểm sôi cao hơn F.
C có điểm sôi cao hơn B.
2. Cho sơ đồ phản ứng:
Viết cơ chế phản ứng và công thức cấu tạo các sản phẩm.
Gọi tên các cấu hình của B vaa C theo danh pháp R, S.
3. Hãy giải thích sự hình thành nhanh chóng 2,4,6-Br3C6H2NH2 (C) khi cho p-H2N-C6H4-SO3H (A) hoặc p-O2N-C6H4-COOH (D) tương tác với dung dịch nước brom.
Câu 5: (2,5 điểm)
1. Một hợp chất triền quang 5-bromo hexanol-2 trong môi trường kiềm sẽ tạo thành chất A không có tính triền quang, trong khi đó một đối quang của 5-bromo hexanol-2 trên trong môi trường kiềm lại cho hợp chất B có tính triền quang. Cả hai chất A và B đều có CTPT là C6H12O. Dựa vào cấu trúc lập thể, hãy giải thích 2 trường hợp trên.
2. X là một disaccarit không khử được AgNO3 trong dung dịch NH3. Khi thuỷ phân X tạo ra sản phẩm duy nhất là M (-D-andozơ). M chỉ khác D-Ribozơ ở cấu hình nguyên tử C2. Biết:
M NQdẫn xuất 2,3,4-tri-O-metyl của M.
Xác định công thức của M, N, Q, X (dạng vòng phẳng)
Viết sơ đồ các phản ứng đã xảy ra.
Câu 6: (3 điểm)
Làm thế nào thực hiện chuyển hoá sau với hiệu suất tốt nhất:
2. Hãy tìm cách tổng hợp các bazơ được tìm thấy trong axit nucleic là xitozin và timon.
3. Hãy cho biết cấu trúc bậc I của polipeptit theo kết quả phân tích sau:
Thuỷ phân hoàn toàn peptit thu được 5 aminoaxit là Gly, Ala, Arg, Leu, Tyr.
Cho peptit tác dụng với 2,4-dinitro flo benzen ta thấy Glixin bị tách ra khỏi peptit.
Thuỷ phân Peptit nhờ enzim cacboxipeptidaza thì Alanin được tách ra.
Khi xử lý Peptit bằng tripsin thu được hỗn hợp tripeptit, còn khi thuỷ phân bằng chimotripsin thu được các dipeptit.
------------------------------------------------------------o0o-----------------------------------------------------------
Ngày thi: 16 -12 – 2004
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thởi gian
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề thi học sinh giỏi tỉnh Lâm Đồng môn Hóa học các năm.doc