Câu 64: Một ion M3+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 73, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 17. Cấu hình electron của nguyên tử M là
A. [Ar]3d64s2. B. [Ar]3d34s2. C. [Ar]3d54s1. D. [Ar]3d64s1.
Câu 65: Cho 3,68 gam hỗn hợp chứa Mg, Fe vào 100ml dung dịch hỗn hợp chứa Fe(NO3)3 0,3M, Cu(NO3)2 0,4M và AgNO3 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và 9,08 gam chất rắn. Lọc bỏ chất rắn rồi cho NaOH dư vào X thấy có m gam kết tủa xuất hiện. Giá trị của m là
A. 9,87. B. 8,97. C. 7,89. D. 7,98.
Câu 66: Dãy gồm các ion X+, Y- và nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s22s22p6 là
A. Li+, F-, Ne. B. Na+, Cl-, Ar. C. K+, Cl-, Ar. D. Na+, F-, Ne.
Câu 67: Dãy các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng tính kim loại:
A. K, Na, Mg, Al B. Al, Mg, Na, K C. K, Mg, Al, Na D. Na, K, Mg, Al
3 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 705 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi kết thúc học phần Hóa học 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH VIỆT
ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Tên học phần: 1000
Thời gian làm bài: 50 phút;
(40 câu trắc nghiệm)
Mã học phần: - Số tín chỉ (hoặc đvht):
Lớp:
Mã đề thi 1000
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Mã sinh viên: .............................
Câu 41: Dẫn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch NaOH 1M. Thể tích dung dịch NaOH tối thiểu cần dùng để phản ứng hết với lượng CO2 nói trên là
A. 150ml. B. 200 ml. C. 100 ml. D. 300 ml.
Câu 42: 4,8 gam khí O2 ở (đkc) chiếm thể tích là
A. 2,24 lít. B. 1,12 lít. C. 3,36 lít. D. 4,48 lít.
Câu 43: Tổng số hạt mang điện trong ion bằng 82. Số hạt mang điện trong nhân nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang điện trong nhân của nguyên tử B là 8. Số hiệu nguyên tử A và B (theo thứ tự) là
A. 14 và 8. B. 16 và 8. C. 6 và 8. D. 13 và 9.
Câu 44: Cho dãy các nguyên tố và ion: Na(Z=11); K+(Z=19): Al(Z=13); P(Z=15); O2- (Z=8)
Thứ tự tăng dần của bán kính nguyên tử và ion là
A. Al<Na<P<K+<O2- B. O2-< K+<P<Al<Na C. Na<Al<K+<O2-<P D. Na<Al<P<K+<O2-
Câu 45: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH loãng vào mỗi dung dịch sau: FeCl3, CuCl2, AlCl3, FeSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp thu được kết tủa là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 46: Hòa tan hoàn toàn 3,645 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được 1,68 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối trong dung dịch X là
A. 4,837 gam. B. 10,845 gam. C. 7,235 gam. D. 5,838 gam.
Câu 47: Trong 1 chu kì, đi từ trái sang phải, theo chiều Z tăng dần, bán kính nguyên tử
A. tăng dần. B. giảm dần. C. không đổi. D. không xác định.
Câu 48: Nguyên tố R có Z = 25,vị trí của R trong bảng tuần hoàn là
A. chu kì 4, phân nhóm VIIA. B. chu kì 4, phân nhóm VB.
C. chu kì 4, phân nhóm IIA. D. chu kì 4, phân nhóm VIIB.
Câu 49: Để hòa tan hết một lượng Al(OH)3 cần vừa đủ 300 gam dung dịch HCl 7,3%. Cũng hòa tan hết lượng Al(OH)3 đó, cần vừa đủ V lít dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị của V là
A. 0,1. B. 0,2. C. 0,3. D. 0,4.
Câu 50: 500 ml dung dịch NaOH 1,0 M có số mol tương ứng là
A. 0,6 mol. B. 0,5 mol. C. 1,2 mol. D. 6,0 mol.
Câu 51: Tính khối lượng của electron có trong 1 kg sắt. Biết 1 mol nguyên tử sắt có khối lượng là 55,85 gam và số proton trong hạt nhân của sắt là 26.
A. 0,255 gam. B. 2,55.10-4 gam. C. 2,55.10-3 gam. D. 2,55 gam
Câu 52: Cho luồng khí H2 dư đi qua CuO nung nóng. Sau khi kết thúc phản ứng thu được 3,2 gam chất rắn duy. Khối lượng của CuO đã tham gia phản ứng là
A. 4 gam B. 16 gam. C. 32 gam D. 24 gam
Câu 53: Nguyên tử của nguyên tố nhôm có 13e và cấu hình electron là 1s22s22p63s23p1. Kết luận nào sau đây đúng ?
A. Lớp electron ngoài cùng của nhôm có 3e.
B. Lớp electron ngoài cùng của nhôm có 1e.
C. Lớp L (lớp thứ 2) của nhôm có 3e.
D. Lớp L (lớp thứ 2) của nhôm có 3e hay nói cách khác là lớp electron ngoài cùng của nhôm có 3e.
Câu 54: Tổng các electron thuộc các phân lớp p của nguyên tử nguyên tố X là 11. Vậy số hiệu nguyên tử của X là:
A. 11 B. 17 C. 15 D. 16
Câu 55: Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: KCl, HCl, Na2SO4, Ba(OH)2 thì ta cần dùng một thuốc thử nào sau đây?
A. Dung dịch FeCl2. B. Quỳ tím. C. Dung dịch H2SO4. D. Dung dịch HCl.
Câu 56: Cho 2 nguyên tố X, Y thuộc cùng 1 nhóm và ở 2 chu kì liên tiếp, tổng số điện tích hạt nhân của X và Y là 32. Biết Zx < ZY. ZY có giá trị là
A. 12. B. 33. C. 7. D. 20.
Câu 57: Nguyên tố hóa học Canxi (Ca) có số hiệu nguyên tử là 20, thuộc chu kì 4, nhóm IIA. Điều khẳng định nào sau đây là sai?
A. Vỏ nguyên tử của nguyên tố có 4 lớp electron và lớp ngoài cùng có 2 electron.
B. Hạt nhân nguyên tử có 20 proton.
C. Số electron lớp vỏ nguyên tử của nguyên tố là 20.
D. Nguyên tố hóa học này là một phi kim.
Câu 58: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt (n, p và e) là 82; trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Vậy số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là:
A. 25 B. 28 C. 26 D. 27
Câu 59: Hòa tan 8,4g một hỗn hợp 2 kim loại thuộc nhóm IIA và thuộc 2 chu kì liên tiếp trong dung dịch HCl, thu 6,72 lít H2 (đktc). Hai kim loại là
A. Be và Mg. B. Ca và Be. C. Mg và Ca. D. Ca và Ba.
Câu 60: Tổng số hạt mang điện trong ion Al3+ là
A. 26. B. 24. C. 23. D. 12.
Câu 61: Cho m gam Ba vào 250 ml dung dịch HCl aM, thu được dung dịch X và 6,72 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch X thu được 55 gam chất rắn khan. Giá trị của a là
A. 2,0. B. 0,4. C. 0,8. D. 2,4.
Câu 62: Hòa tan hoàn toàn 46g hỗn hợp X gồm muối cacbonat của 2 kim loại đứng kế tiếp nhau trong nhóm IIA, trong dung dịch HCl dư được 11,2 lít CO2 (đktc) và dung dịch Y. Đó là muối cacbonat của hai kim loại
A. Mg, Ca. B. Sr, Ba. C. Ca, Sr. D. Be, Mg.
Câu 63: Trường hợp nào tạo ra chất kết tủa khi trộn 2 dung dịch sau?
A. dung dịch NaCl và dung dịch AgNO3. B. dung dịch ZnSO4 và dung dịch CuCl2.
C. dung dịch Na2SO4 và dung dịch AlCl3. D. dung dịch Na2CO3 và dung dịch HCl.
Câu 64: Một ion M3+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 73, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 17. Cấu hình electron của nguyên tử M là
A. [Ar]3d64s2. B. [Ar]3d34s2. C. [Ar]3d54s1. D. [Ar]3d64s1.
Câu 65: Cho 3,68 gam hỗn hợp chứa Mg, Fe vào 100ml dung dịch hỗn hợp chứa Fe(NO3)3 0,3M, Cu(NO3)2 0,4M và AgNO3 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và 9,08 gam chất rắn. Lọc bỏ chất rắn rồi cho NaOH dư vào X thấy có m gam kết tủa xuất hiện. Giá trị của m là
A. 9,87. B. 8,97. C. 7,89. D. 7,98.
Câu 66: Dãy gồm các ion X+, Y- và nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s22s22p6 là
A. Li+, F-, Ne. B. Na+, Cl-, Ar. C. K+, Cl-, Ar. D. Na+, F-, Ne.
Câu 67: Dãy các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng tính kim loại:
A. K, Na, Mg, Al B. Al, Mg, Na, K C. K, Mg, Al, Na D. Na, K, Mg, Al
Câu 68: Cấu hình electron nào sau đây là của kim loại?
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3. B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1. C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5. D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4.
Câu 69: Một đồng vị của kali là . Nguyên tử này có số electron là
A. 40 B. 21 C. 19 D. 59
Câu 70: Nung 13,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hoá trị 2 thu được 6,8g chất rắn và khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75 ml dung dịch NaOH 1M, khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là
A. 5,8g. B. 6,5g. C. 6,3g. D. 4,2g.
Câu 71: Số mol của Al2(SO4)3 có trong 342 gam dung dịch có nồng độ 5% là
A. 0,12 mol. B. 0,15 mol. C. 0,025 mol. D. 0,05 mol.
Câu 72: Mg có 3 đồng vị: ; ; và Clo có 2 đồng vị là ; . Có bao nhiêu loại phân tử MgCl2 khác nhau tạo nên từ các đồng vị của 2 nguyên tố đó ?
A. 12 B. 6 C. 9 D. 10
Câu 73: Lớp electron thứ n có tối đa 18 electron. Giá trị n bằng
A. n = 1 B. n = 3 C. n = 2 D. n = 4
Câu 74: Điều khẳng định nào sau đây là sai ?
A. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, nơtron.
B. Trong nguyên tử số hạt proton bằng số hạt electron.
C. Số khối A là tổng số proton (Z) và tổng số nơtron (N).
D. Nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, nơtron.
Câu 75: Khi cho từ từ dung dịch HCl cho đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch hỗn hợp gồm NaOH và một ít phenolphtalein. Hiện tượng quan sát được trong ống nghiệm là:
A. Không có sự thay đổi màu. B. Màu hồng từ từ xuất hiện.
C. Màu hồng mất dần. D. Màu xanh từ từ xuất hiện.
Câu 76: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Al B. Mg C. Cu D. Na
Câu 77: Hòa tan hoàn toàn m gam oxit MO (M là kim loại) trong 78,4 gam dung dịch H2SO4 6,25% (loãng) thì thu được dung dịch X trong đó nồng độ H2SO4 còn dư là 2,433%. Mặt khác, khi cho CO dư đi qua m gam MO nung nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y qua 500 ml dung dịch NaOH 0,1M thì chỉ còn một khí duy nhất thoát ra, trong dung dịch thu được có chứa 2,96 gam muối. Tính giá trị của m
A. 2,24 gam. B. 3,24 gam. C. 2,16 gam. D. 2,36 gam.
Câu 78: Đồng có 2 đồng vị và . Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Thành phần phần trăm của đồng vị là
A. 80%. B. 27%. C. 73%. D. 20%.
Câu 79: Nguyên tố X có hóa trị cao nhất với oxi bằng hóa trị trong hợp chất khí với hiđro. Phân tử khối của oxit này bằng 2,75 lần phân tử khối của hợp chất khí với hiđro. X là nguyên tố
A. C. B. Si. C. Ge. D. S.
Câu 80: Khử m gam hỗn hợp A gồm các oxit CuO; Fe3O4; Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao, người ta thu được 40 gam hỗn hợp chất rắn X và 13,2 gam khí CO2. Giá trị của m là
A. 44,8 gam. B. 40,8 gam. C. 4,8 gam. D. 48,0 gam.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DECHUAN.doc
- dapandechuan.xlsx