Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn: Ngữ văn lớp 9

Câu 1 (3 điểm)

 a. Có mấy phương châm hội thoại đã học, đó là những phương châm hội thoại nào?

 b. Giải nghĩa những câu thành ngữ sau và cho biết các thành ngữ có liên quan đến phương châm hội thoại nào?

- Nói băm nói bổ.

- Đánh trống lảng.

- Nói dơi nói chuột.

- Nửa úp nửa mở

doc4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 696 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn: Ngữ văn lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT THANH SƠN TRƯỜNG THCS YÊN LÃNG ĐỀ THI CHÍNH THỨC . ........................ Đề thi có 01 trang ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM NĂM HỌC 2014-2015 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1/ (3 điểm) a. Có mấy phương châm hội thoại đã học, đó là những phương châm hội thoại nào? b. Giải nghĩa những câu thành ngữ sau và cho biết các thành ngữ có liên quan đến phương châm hội thoại nào? Nói băm nói bổ. Đánh trống lảng. Nói dơi nói chuột. Nửa úp nửa mở Câu 2/ (7 điểm) Viết bài văn thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam. ––––––––––––––––––– Hết –––––––––––––––––– HƯỚNG DẪN CHẤM THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM NĂM HỌC: 2014-2015 Môn: Ngữ Văn 9 Câu Đáp án. Điểm Câu 1 (3 điểm) a. Có mấy phương châm hội thoại đã học, đó là những phương châm hội thoại nào? b. Giải nghĩa những câu thành ngữ sau và cho biết các thành ngữ có liên quan đến phương châm hội thoại nào? Nói băm nói bổ. Đánh trống lảng. Nói dơi nói chuột. Nửa úp nửa mở - Có 5 p/c hội thoại đã học( P/c về lượng; P/c về chất; P/c quan hệ; P/c cách thức; P/c lịch sự.) . - Nói băm nói bổ.-> nói bốp chát, thô bạo( P/c lịch sự) - Đánh trống lảng-> Cố ý né tránh vấn đề mà người đối thoại muốn trao đổi( P/c quan hệ) - Nói dơi nói chuột.-> nói lăng nhăng, linh tinh không xác thực( P/c về chất) - Nửa úp nửa mở -> Nói mập mờ, ỡm ờ, không nói ra hết ý. ( P/c cách thức) 1đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ Câu 2 (7 điểm) Viết bài văn thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam. * Yêu cầu về nội dung (6 điểm) Mở bài: Giới thiệu chung về chiếc nón lá Việt Nam. Thân bài: * Hình dáng: Chiếc nón lá Việt Nam có hình tròn chóp trên đỉnh đầu. * Nguyên liệu và cách thực hiện: +Nguyên vật liệu: Mo nang, lá cọ, dây cước, khuôn nón, vòng tròng bằng tre, .... +Quy trình làm nón: - Chọn và ép lá nón - Uốn nan tre thành vòng tròng nhỏ dần lên đỉnh, đều đặn. Chọn dây cước. - Đặt nan và lá vào khuôn, khâu bằng dây cước qua 16 vòng. Các lá nón không được sộc sệch, đường kim, mũi chỉ phải đều tăm tắp. - Lộn ngược nón, cắt miếng vải hình tròn nhỏ để vừa đủ che các mối kết ở đỉnh, kết quai. - Các vùng nổi tiếng với nghề làm nón: làng Chuông (Hà Tây), làng Phú Cam, nón Quảng Bình, nón Huế Đặc biệt là nón bài thơ của xứ Huế rất mỏng .... * Công dụng: - Chiếc nón lá rất gần gũi trong cuộc sống sinh hoạt của người dân Việt Nam. -Nón dùng để che nắng che mưa cho người Việt Nam - Nón còn dùng làm quà tặng, quạt, đựng đồng thời cũng để làm duyên cho con gái. - Điệu múa nón: xếp hình tròn di chuyển theo đường tròn, hình chữ - Chiếc nón lá đi kèm áo dài, áo bà ba, nụ cười của cô gái mang tính biểu tượng cho vẻ đẹp duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam. Kết bài: Ý nghĩa, vai trò chiếc nón lá Việt Nam. (Yêu mến, tự hào, vị trí chiếc nón lá trong đời sống tâm hồn người Việt. Ngày nay trong cuộc sống hiện đại, chiếc nón không còn vị trí, vai trò như trước nữa. Dần dần có những chiếc mũ xinh xắn tiện dụng thay thế cho chiếc nón lá xưa. Nhưng trong ý thức của mỗi con người Việt Nam, hình ảnh chiếc nón luôn là biểu tượng của người phụ nữ dịu dàng, duyên dáng. Đó là nét đẹp của người Việt Nam cần phải được giữ gìn.) * Yêu cầu về hình thức (1 điểm) - Biết viết bài văn thuyết minh, văn viết lưu loát, có sức thuyết phục. - Cần đưa yếu tố miêu tả vào để bài văn hấp dẫn, sinh động. 6đ 0.5đ 5 đ (1đ) (2đ) (2đ) 0.5đ 1đ Mở bài: Giới thiệu chung về chiếc nón lá Việt Nam. (Chiếc nón lá không chỉ là vật che mưa, che nắng mà còn mang lại nét duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam. Chiếc nón lá Việt Nam không thể thiếu trong cuộc sống của người phụ nữ Việt Nam.) Thân bài: * Hình dáng: Chiếc nón lá Việt Nam có hình tròn chóp trên đỉnh đầu. * Nguyên liệu và cách thực hiện: +Nguyên vật liệu: Mo nang, lá cọ, dây cước, khuôn nón, vòng tròng bằng tre, .... +Quy trình làm nón: - Chọn và ép lá nón - Uốn nan tre thành vòng tròng nhỏ dần lên đỉnh, đều đặn. Chọn dây cước. - Đặt nan và lá vào khuôn, khâu bằng dây cước qua 16 vòng. Các lá nón không được sộc sệch, đường kim, mũi chỉ phải đều tăm tắp. - Lộn ngược nón, cắt miếng vải hình tròn nhỏ để vừa đủ che các mối kết ở đỉnh, kết quai. - Các vùng nổi tiếng với nghề làm nón: làng Chuông (Hà Tây), làng Phú Cam, nón Quảng Bình, nón Huế Đặc biệt là nón bài thơ của xứ Huế rất mỏng bởi nó chỉ có 2 lớp lá lớp lá trên gồm 20 chiếc lá ở giữa là bài thơ cắt bằng giấy màu mỏng, lớp ngoài gồm khoảng 30 lá. Khi soi lên ánh sáng ta có thể đọc được baì thơ hay nhìn thấy cảnh đẹp của Huế như cầu Tràng Tiền, chùa Thiên Mụ, * Công dụng: -Chiếc nón lá rất gần gũi trong cuộc sống sinh hoạt của người dân Việt Nam. -Nón dùng để che nắng che mưa cho người Việt Nam - Nón còn dùng làm quà tặng, quạt, đựng đồng thời cũng để làm duyên cho con gái. - Điệu múa nón: xếp hình tròn di chuyển theo đường tròn, hình chữ - Chiếc nón lá đi kèm áo dài, áo bà ba, nụ cười của cô gái mang tính biểu tượng cho vẻ đẹp duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam. Kết bài: Ý nghĩa, vai trò chiếc nón lá Việt Nam. (Yêu mến, tự hào, vị trí chiếc nón lá trong đời sống tâm hồn người Việt. Ngày nay trong cuộc sống hiện đại, chiếc nón không còn vị trí, vai trò như trước nữa. Dần dần có những chiếc mũ xinh xắn tiện dụng thay thế cho chiếc nón lá xưa. Nhưng trong ý thức của mỗi con người Việt Nam, hình ảnh chiếc nón luôn là biểu tượng của người phụ nữ dịu dàng, duyên dáng. Đó là nét đẹp của người Việt Nam cần phải được giữ gìn.)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 1_12432417.doc
Tài liệu liên quan