Khái niệm định vị doanh nghiệp
Định vị doanh nghiệp là quá trình lựa chọn vùng và địa
điểm để bố trí doanh nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu chiến
lược đã lựa chọn. Định vị doanh nghiệp được tiến hành khi doanh
nghiệp mở thêm nhà máy, chi nhánh mới hay chuyển vị trí của
doanh nghiệp sang khu vực mới.
Mục tiêu của định vị doanh nghiệp
Tăng doanh số bán hàng.
Mở rộng thị trường.
Huy động nguồn lực tại chỗ
Hình thành cơ cấu sản xuất đầy đủ
Khai thác môi trường kinh doanh thuận lợi.
Tầm quan trọng của định vị doanh nghiệp
Tiếp xúc trực tiếp với thị trường và khách hàng.
Giảm giá thành sản phẩm.
Khai thác các điều kiện thuận lợi của môi trường.
9 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tốt nghiệp Cao đẳng nghề khóa 3 môn Lý thuyết tổng hợp - Mã đề LT 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2009 - 2012)
NGHỀ: QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG
MÔN THI: LÝ THUYẾT TỔNG HỢP
Mã đề: QTNH – LT 22
Hình thức thi: Viết
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian chép/giao đề thi)
ĐỀ BÀI
I. PHẦN BẮT BUỘC (7 điểm – 105 phút)
Câu 1 (1.5 điểm)
Hãy nêu quy trình và yêu cầu kỹ thuật của phương pháp phục vụ có đĩa
(plate service).
Câu 2 (1.5 điểm)
Trình bày quy trình và tiêu chuẩn phục ăn uống tại phòng khách.
Câu 3 (1.5 điểm)
Trình bày quy trình và tiêu chuẩn phục vụ rượu vang đỏ.
Câu 4 (2.5 điểm)
Kinh doanh nhà hàng là gì? Phân tích đặc điểm của kinh doanh nhà hàng?
II. PHẦN TỰ CHỌN (3 điểm – 45 phút)
Nội dung phần này do các trường tự ra đề phù hợp với chương trình đào
tạo của từng trường.
Chú ý: Thí sinh không sử dụng tài liệu, Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Ngày tháng năm 2012
DUYỆT HỘI ĐỒNG THI TỐT NGHIỆP TIỂU BAN RA ĐỀ THI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐÁP ÁN
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2010 – 2012)
NGHỀ: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ
Mã đề thi: ĐA QTDNVVN - LT 22
Câu Nội dung Điểm
1 Hãy nêu khái niệm quản trị? Thế nào là nhà quản trị? Hãy phân
tích vai trò – kỹ năng của nhà quản trị?
3
Khái niệm quản trị:
Koontz và O’Donnell trong giáo trình “những vấn đề cốt yếu
của quản lý” định nghĩa:
“Có lẽ không có lĩnh vực hoạt động nào của con người quan
trọng hơn là công việc quản lý, bởi vì mọi nhà quản trị ở mọi cấp
độ và trong mọi cơ sở đều có một nhiệm vụ cơ bản là thiết kế và
duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với
nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục
tiêu đã định”.
Stoner và Robbins lại cho rằng: Quản trị là một tiến trình
bao gồm việc hoạch định, tổ chức, quản trị con người, và kiểm
tra các hoạt động trong một đơn vị, một cách có hệ thống, nhằm
hoàn thành mục tiêu của đơn vị đó.
Lý thuyết hành vi (Behaviourism) lại định nghĩa: Quản trị là
hoàn thành công việc thông qua con người.
Nói một cách tổng quát: Quản trị là hoạt động cần thiết phải
được thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong các tổ chức
nhằm đạt được những mục tiêu chung.
Với định nghĩa trên, chúng ta muốn xác định:
-Đây là một ngành khoa học cần thiết cho con người khi
kết hợp với nhau cùng làm việc trong tập thể.
-Hoạt động quản trị là để cùng làm việc vì mục tiêu
chung.
Khác với công việc quản trị cụ thể: “Quản trị học là khoa
học nghiên cứu, phân tích về công việc quản trị trong tổ chức,
tổng kết hóa các kinh nghiệm tốt thành các nguyên tắc và lý
thuyết có thể áp dụng cho các tình huống quản trị tương tự”.
1
Nhà quản trị
Không phải ai trong tổ chức cũng trở thành nhà quản trị vì
1
các công việc quản trị không phải là tất cả mọi công việc của một
tổ chức. Các thành viên trong mọi tổ chức có thể chia ra thành
hai loại:
-Người thừa hành: là những người trực tiếp thực hiện một
công tác và không có trách nhiệm hoạch định, tổ chức, lãnh đạo
và giám sát các hoạt động của những người khác.
-Nhà quản trị: có trách nhiệm chỉ huy, điều khiển, giám
sát, hoạt động của những người khác.
Hoạt động quản trị cũng là một dạng hoạt động xã hội của
con người và chính vì vậy nó cũng cần được chuyên môn hóa.
Tùy theo cấp bậc và có thể chia các nhà quản trị thành 3 loại: nhà
quản trị cao cấp, nhà quản trị cấp giữa, nhà quản trị cấp cơ sở.
-Quản trị viên cao cấp( Top Managers)
Đó là những nhà quản trị hoạt động ở cấp bậc tối cao trong
một tổ chức. Họ chịu trách nhiệm về những thành quả cuối cùng
của tổ chức, nhiệm vụ là đưa ra các quyết định chiến lược. Tổ
chức thực hiện chiến lược, duy trì và phát triển tổ chức. Các chức
danh chính: Chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủ tịch, các ủy viên
hội đồng quản trị, các tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc,
giám đốc, phó giám đốc
-Quản trị viên cấp giữa hay cấp trung gian ( Middle
Managers
Đó là nhà quản trị hoạt động ở dưới các quản trị viên lãnh đạo
(cao cấp) nhưng ở trên các quản trị viên cấp cơ sở, nhiệm vụ là
đưa ra các chiến thuật thực hiện các kế hoạch và chính sách của
doanh nghiệp, phối hợp các hoạt động, các công việc để hoàn
thành mục tiêu chung.
Các quản trị viên cấp trung gian thường là các trưởng
phòng, ban, các phó phòng, các chánh phó giám đốc các phân
xưởng
-Quản trị viên cấp cơ sở ( First-Line Managers)
Đó là những quản trị viên ở cấp bậc cuối cùng trong hệ
thống cấp bậc của các nhà quản trị trong cùng một tổ chức,
nhiệm vụ là đưa ra các quyết định tác nghiệp nhằm đốc thúc,
hướng dẫn, sản xuất kinh doanh, công việc cụ thể hàng ngày,
nhằm thực hiện mục tiêu chung. Các chức danh thông thường:
Đốc công, trưởng ca, tổ trưởng sản xuất, tổ trưởng các tổ bán
hàng...
Vai trò - kỹ năng của nhà quản trị:
Vai trò của nhà quản trị
Vào thập niên 1970, Henry Mintzbezg đã nghiên cứu một cách
cẩn thận và đã đưa ra kết luận rằng các nhà quản trị thực hiện 10
vai trò khác nhau trong 3 nhóm và rất liên quan đến nhau:
Vai trò quan hệ với con người
Là vai trò đại diện hay tượng trưng có tính chất lễ nghi trong tổ
chức.
Là vai trò của người lãnh đạo, mà nó đòi hỏi nhà quản trị phải
phối hợp và kiểm tra công việc của nhân viên dưới quyền.
Là vai trò liên hệ, quan hệ với người khác, ở trong hay ngoài tổ
chức, để nhằm góp phần hoàn thành công việc được giao cho đơn
vị cụa họ.
Vai trò thông tin
Thời đại bùng nổ thông tin, thông tin được xem là nguồn lực căn
bản thứ tư ở mọi tổ chức. Nghiên cứu về vai trò thông tin của các
nhà quản trị chúng ta thấy :
Trước hết, nhà quản trị có vai trò thu thập và tiếp nhận thông tin
liên quan đến tổ chức và hoạt động của đơn vị.
Vai trò phổ biến những thông tin liên hệ đến người có liên quan,
có thể là thuộc cấp hay người đồng cấp, thượng cấp.
Vai trò của người thay mặt tổ chức để cung cấp thông tin cho các
bộ phận trong cùng một đơn vị, hay cho các cơ quan bên ngoài.
Vai trò quyết định
Vai trò chủ trì xuất hiện khi nhà quản trị tìm cách cải tiến hoạt
động của tổ chức.
Vai trò giải quyết xáo trọn, nhà quản trị là người phải kịp thời đối
phó với những biến cố bất ngờ nhằm đưa tổ chức sớm trở lại ổn
định. Vai trò này chiếm vị trí ưu tiên hơn trong các quyết đinh mà
1
nhà quản trị phải giải quyết.
Khi nhà quản trị ở trong tình huống phải quyết định nên phân phối
tài nguyên cho ai và với số lượng như thế nào. Đó là lúc nhà quản
trị đóng vai trò là nhà phân phối tài nguyên, tài nguyên đó là tiền
bạc, thời gian, quyền hành, trang bị hay con người.
Vai trò của nhà thương thuyết, đàm phán thay mặt cho tổ chức
trong quá trình hoạt động.
Kỹ năng quản trị
Robert Katz, trong bài viết ”Skills of an effective administrator”
(kỹ năng của một quản trị viên thành công) đăng trên tạp chí
Harvard business Review trình bày 3 loại kỹ năng cần thiết mà
mỗi quản trị viên cần phải có:
Kỹ năng kỹ thuật (technical skills) hoặc chuyên môn nghiệp vụ.
Là kỹ năng rất cần cho quản trị viên cấp cơ sở.
Kỹ năng nhân sự (human skills) liên quan đến khả năng cùng làm
việc, động viên và điều khiển nhân sự.
Kỹ năng nhận thức hay tư duy (conceptual skills) là cái khó hình
thành và khó nhất, nhưng lại có vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là
đối với các nhà quản trị cao cấp, họ cần có tư duy chiến lược tốt
để đề ra đúng đường lối chính sách đối phó có hiệu quả đối với
những bất trắc, đe dọa, kìm hãm sự phát triển đối với tổ chức.
2 Hãy nêu khái niệm, mục tiêu, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng
đến định vị doanh nghiệp?
2
Khái niệm định vị doanh nghiệp
Định vị doanh nghiệp là quá trình lựa chọn vùng và địa
điểm để bố trí doanh nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu chiến
lược đã lựa chọn. Định vị doanh nghiệp được tiến hành khi doanh
nghiệp mở thêm nhà máy, chi nhánh mới hay chuyển vị trí của
doanh nghiệp sang khu vực mới.
0,25
Mục tiêu của định vị doanh nghiệp
Tăng doanh số bán hàng.
Mở rộng thị trường.
Huy động nguồn lực tại chỗ
Hình thành cơ cấu sản xuất đầy đủ
Khai thác môi trường kinh doanh thuận lợi.
0,25
Tầm quan trọng của định vị doanh nghiệp
Tiếp xúc trực tiếp với thị trường và khách hàng.
Giảm giá thành sản phẩm.
Khai thác các điều kiện thuận lợi của môi trường.
0,25
Xu hướng định vị doanh nghiệp hiện nay 0,25
Định vị ở nước ngoài.
Định vị trong khu công nghiệp.
Chia nhỏ để định vị gần thị trường.
Quy trình định vị doanh nghiệp
Xác định mục tiêu và tiêu chuẩn định vị doanh nghiệp.
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến định vị doanh nghiệp.
Đưa ra các phương án định vị doanh nghiệp khác nhau.
0,25
Các nhân tố ảnh hưởng đến định vị doanh nghiệp
Các nhân tố ảnh hưởng đến chọn vùng
Thị trường tiêu thụ : Quy mô thị trường, đặc điểm khách hàng,
tình hình cạnh tranh.
Nguồn nguyên liệu : số lượng, chủng loại, chất lượng và chi phí
vận chuyển nguyên liệu.
Nguồn nhân lực : số lượng, trình độ chuyên môn, thái độ làm việc,
chi phí sử dụng lao động.
Cơ sở hạ tầng : số lượng, chất lượng của hệ thống giao thông vận
tải và hệ thống thông tin liên lạc.
Môi trường văn hoá xã hội : mức sống, dân số, mật độ, phong tục,
tập quán.
Các nhân tố ảnh hưởng đến chọn địa điểm
Diện tích mặt bằng và đặc điểm đất đai.
Vị trí địa lý.
Nguồn nước, điện.
Chỗ xử lý chất thải.
Khả năng mở rộng quy mô.
An ninh, cháy nổ, y tế.
Chi phí thuê đất.
Cho ví dụ minh họa :
0,75
3 Hãy trình bày nội dung cơ bản của các công cụ chủ yếu trong hệ
thống truyền thông marketing? Anh/Chị hãy cho ví dụ phương
thức mà từng công cụ của hệ thống truyền thông marketing sử
dụng để thực hiện mục đích marketing?
2
Hệ thống truyền thông marketing (marketing
communication mix), còn được gọi là hệ thống cổ động
(promotion mix), bao gồm năm công cụ chủ yếu:
Quảng cáo (advertising)
Marketing trực tiếp (direct marketing)
Khuyến mãi (sales promotion)
Quan hệ công chúng và tuyên truyền (public relation and
publicity)
Bán hàng trực tiếp (personal selling)
1. Quảng cáo:
-Là một hình thức truyền thông được trả tiền để thực
hiện.
-Người chi trả cho nội dung quảng cáo là một tác
nhân được xác định.
-Mục tiêu chung quảng cáo: tạo ảnh hưởng tác động
vào người mua hàng.
-Quảng cáo tiếp cận đến một đại bộ phận khách hàng
tiềm năng.
-Là một hoạt động truyền thông marketing phi cá thể
*Phương thức:
Ấn phẩm, truyền thanh, Bao bì ngoài
Bao bì trong, Phim ảnh
Sách mỏng và tờ gấp, Áp phích và tờ rơi
Sách niên giám.
Pa-nô. Bảng hiệu.
Trưng bày tại cửa hàng.Tư liệu nghe nhìn.Biểu
tượng và logo.
2. Marketing trực tiếp (direct marketing)
Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ định nghĩa : “Marketing trực tiếp
là hệ thống tương tác của Marketing có sử dụng một hay nhiều
phương tiện quảng cáo để tác động đến một phản ứng đáp lại đo
lường được ở bất cứ mọi nơi”.
Phương thức:
M.trực tiếp qua thư (Direct mail)
0,4
0,4
Tiếp thị từ xa (Telemarketing)
M. trực tiếp qua Catalog (Mail order)
Tiếp thị tận nhà (Door-to-door marketing)
Quảng cáo có phúc đáp (Direct Response Advertising)
3. Khuyến mãi
Khuyến mãi là hoạt động xúc tiến thương mại của thương
nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ
bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định
(Bộ công thương - Luật Thương mại 2005 của Việt Nam -
Điều 88 -)
Phương thức:
-Dùng thử hàng mẫu miễn phí
-Tặng quà
-Giảm giá
-Tặng phiếu mua hàng
-Phiếu dự thi
-Các chương trình may rủi
-Chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí
4. Bán hàng trực tiếp
Bán hàng trực tiếp là việc bán hàng hóa, dịch vụ một cách
trực tiếp nhất: từ tay người bán đến tay người mua mà không qua
một địa điểm bán lẻ cố định nào.
Tùy thuộc vào mỗi công ty mà người bán hàng được gọi là
phân phối viên, đại diện, tư vấn viên hoặc có các tên gọi khác.
5. Quan hệ công chúng
“Quan hệ công chúng là một nỗ lực được lên kế hoạch và
kéo dài liên tục để thiết lập và duy trì sự tín nhiệm và hiểu biết
lẫn nhau giữa một tổ chức và công chúng”.
(PR Society of UK)
Quan hệ công chúng, hay giao tiếp cộng đồng là việc một
cơ quan tổ chức hay doanh nghiệp chủ động quản lý các quan hệ
giao tiếp cộng đồng để tạo dựng và giữ gìn một hình ảnh tích
cực của mình.
0,4
0,4
0,4
*Phương thức
-Họp báo, Nói chuyện
-Hội thảo,Báo cáo năm
-Đóng góp từ thiện Bảo trợ
-Tuyên truyền
-Quan hệ với cộng đồng.
-Vận động hành lang.
-Môi trường thuần nhất.
-Tạp chí của công ty.
-Các sự kiện.
4 Tự chọn, do trường biên soạn 3
Cộng 10
...,ngày......tháng.......năm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_thi_tot_nghiep_cao_dang_nghe_khoa_3_mon_ly_thuyet_tong_ho.pdf