Hãy trình bày tóm tắt các kỹ năng của nhà quản trị
Các nhà quản trị ở các cấp khác nhau phải có ba kỹ năng
quản trị
- Kỹ năng tư duy: là kỹ năng nhận thức, đánh giá vấn đề.
Nhà quản trị phải hiểu rõ mức độ phức tạp của vấn đề và
biết cách giảm thiểu sự phức tạp đó xuống một mức độ
có thể xử lý được.
- Kỹ năng nhân sự: là kỹ năng liên quan đánh giá, sử
dụng nhân sự như khả năng cùng làm việc, động viên và
điều khiển con người trong tổ chức.
- Kỹ năng chuyên môn kỹ thuật: là kỹ năng cần thiết để
thực hiện một công việc cụ thể (trình độ chuyên môn
nghiệp vụ).
7 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tốt nghiệp Cao đẳng nghề khóa 3 môn Lý thuyết tổng hợp - Mã đề LT 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 3 (2009 - 2012)
NGHỀ: QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ
Mã đề thi số: QTNH - LT 27
Hình thức thi: (Viết)
Thời gian: 150 Phút (Không kể thời gian chép/giao đề thi)
ĐỀ BÀI
I. PHẦN BẮT BUỘC (7 điểm – 105 phút)
Câu 1 (1.5 điểm)
Hãy liệt kê 10 tai nạn thường xảy ra trong nhà hàng và các biện pháp đề
phòng tai nạn
Câu 2 (1.5 điểm)
Nêu quy trình xử lý phàn nàn của khách.
Câu 3 (1.5 điểm)
Nêu chức năng và phân biệt các loại quầy bar trong khách sạn.
Câu 4 (2.5 điểm)
Nêu quy trình xây dựng kế hoạch chiến lược? Khi xây dựng kế hoạch cho nhà
hàng cần phải chú ý những yêu cầu nào?
II. PHẦN TỰ CHỌN (3 điểm – 45 phút)
Nội dung phần này do các trường tự ra đề phù hợp với chương trình đào
tạo của từng trường.
Chú ý: Thí sinh không sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Ngày tháng năm
DUYỆT HĐ THI TỐT NGHIỆP TIỂU BAN RA ĐỀ THI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐÁP ÁN
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2010 – 2012)
NGHỀ: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ
Mã đề thi: ĐA QTDNVVN - LT 27
Câu Nội dung Điểm
1 Theo anh (chị) việc tạo động lực cho người lao động sẽ
mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp và người lao động?
Tổ chức cần phải khuyến khích vật chất và khuyến khích
tinh thần trong tạo động lực cho người lao động như thế
nào?
2
Lợi ích của việc tạo động lực
Một tổ chức chỉ có thể đạt được năng suất khi có
những nhân viên làm việc tích cực và sáng tạo. Điều đó
phụ thuộc cách thức và phương pháp mà những người
quản lý sử dụng để tạo động lực lao động cho nhân viên.
Động lực lao động là sự khao khát và tự nguyện của
người lao động để tăng cường nổ lực nhằm hướng tới
việc đạt các mục tiêu của tổ chức. Động lực cá nhân là
kết quả của rất nhiều nguồn lực hoạt động đồng thời
trong con người và trong môi trường sống và làm việc
của con người. Do đó, hành vi có động lực (hay hành vi
được thúc đẩy, được khuyến khích) trong tổ chức là kết
quả tổng hợp của sự kết hợp tác động của nhiều yếu tố
như văn hóa của tổ chức, kiểu lãnh đạo, cấu trúc của tổ
chức và các chính sách về nhân lực cũng như sự thực
hiện các chính sách đó. Các yếu tố thuộc về cá nhân
người lao động cũng đóng vai trò quan trọng trong việc
tạo động lực làm việc cho chính họ, chẳng hạn: nhu cầu,
1
mục đích, các quan niệm về giá trị v.v...
Phương hướng tạo động lực cho người lao động
Để tạo động lực cho người lao động, người quản lý
cần hướng hoạt động của mình vào ba lĩnh vực then chốt
với các phương hướng chủ yếu sau đây:
- Xác định nhiệm vụ và tiêu chuẩn thực hiện công
việc cho nhân viên
Xác định mục tiêu hoạt động của tổ chức và làm
cho người lao động hiểu rõ mục tiêu đó.
Xác định nhiệm vụ cụ thể và các tiêu chuẩn thực
hiện công việc cho người lao động. Ở đây, các bản mô tả
công việc và tiêu chuẩn thực hiện công việc đóng vai trò
quan trọng.
Đánh giá thường xuyên và công bằng mức độ hoàn
thành nhiệm vụ của người lao động, từ đó giúp họ làm
việc tốt hơn.
- Tạo điều kiện thuận lợi để người lao động hoàn
thành nhiệm vụ
Loại trừ các trở ngại cho thực hiện công việc của
người lao động.
Cung cấp các điều kiện cần thiết cho công việc.
Tuyển chọn và bố trí người phù hợp để thực hiện
công việc.
- Kích thích lao động
Sử dụng tiền công/tiền lương như một công cụ cơ
bản để kích thích vật chất đối với người lao động. Tiền
1
công/tiền lương là bộ phận chủ yếu trong thu nhập và
biểu hiện rõ ràng nhất lợi ích kinh tế của người lao động.
Do đó, nó phải được sử dụng như là một đòn bẩy kinh tế
mạnh mẽ nhất để kích thích người lao động. Tiền
công/tiền lương phải được trả thỏa đáng so với sự đóng
góp của người lao động, và phải công bằng.
Sử dụng hợp lý các hình thức khuyến khích tài
chính như: tăng lương tương xứng thực hiện công việc,
áp dụng các hình thức trả công khuyến khích, các hình
thức tiền thưởng, phần thưởng... để nâng cao sự nổ lực và
thành tích lao động của người lao động.
Sử dụng hợp lý các hình thức khuyến khích phi tài
chính để thỏa mãn các nhu cầu tinh thần của người lao
động như: khen ngợi, tổ chức thi đua, xây dựng bầu
không khí tâm lý - xã hội tốt trong các tập thể lao động,
tạo cơ hội học tập, phát triển, tạo cơ hội nâng cao trách
nhiệm trong công việc, cơ hội thăng tiến...
2 Nhà quản trị và người thừa hành khác nhau như thế nào.
Hãy trình bày tóm tắt các kỹ năng của nhà quản trị.
Trong các kỹ năng trên, kỹ năng nào quan trọng nhất?
Tại sao.
2
Nhà quản trị và người thừa hành khác nhau như thế
nào
- Người thừa hành: là người trực tiếp làm một công việc
nhất định và không có trách nhiệm giám sát công việc
của người khác
- Nhà quản trị: là người điều khiển giám sát công việc
của người khác. Là người sử dụng các tài nguyên bằng
các hoạt động có tổ chức để đạt được các mục tiêu đã
1
định.
Hãy trình bày tóm tắt các kỹ năng của nhà quản trị
Các nhà quản trị ở các cấp khác nhau phải có ba kỹ năng
quản trị
- Kỹ năng tư duy: là kỹ năng nhận thức, đánh giá vấn đề.
Nhà quản trị phải hiểu rõ mức độ phức tạp của vấn đề và
biết cách giảm thiểu sự phức tạp đó xuống một mức độ
có thể xử lý được.
- Kỹ năng nhân sự: là kỹ năng liên quan đánh giá, sử
dụng nhân sự như khả năng cùng làm việc, động viên và
điều khiển con người trong tổ chức.
- Kỹ năng chuyên môn kỹ thuật: là kỹ năng cần thiết để
thực hiện một công việc cụ thể (trình độ chuyên môn
nghiệp vụ).
1
3 Hãy lập lịch trình phân công các công việc trên các
máy để cho thời gian thực hiện là nhỏ nhất. Tính thời
gian thực hiện đó.
3
3.1. Cơ sở áp dụng
3.1.1. Sử dụng nguyên tắc Johnson cho phân việc 3
máy vì điều kiện “Thời gian ngắn nhất trên máy 3 phải lớn
hơn hoặcbằng thời gian dài nhất trên máy 2” được thỏa
Công việc
Thời gian thực hiện công việc (phút)
Máy 1 (t1) Máy 2 (t2) Máy 3 (t3)
C1 18 9 16
C2 12 3 11
C3 10 2 20
C4 1 4 15
min = 1 max = 9 min =11
3.1.2. Ta lập bảng chuyển đổi để áp dụng nguyên
1,5
tắc Johnson như cho 2 máy như sau:
Công việc
Thời gian thực hiện công việc (phút)
(t1 + t2) (t2+ t3)
C1 27 25
C2 15 14
C3 12 22
C4 5 19
3.2. Áp dụng nguyên tắc Johnson cho 2 máy:
3.2.1. Ta có phân công như sau:
C4 C3 C1 C2
C4 C3 C1 C2
(t1 + t2) 5 12 27 15
(t2 + t3) 19 22 25 14
1,5
4 Tự chọn, do trường biên soạn
3
Cộng
10
ngày . tháng năm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_thi_tot_nghiep_cao_dang_nghe_khoa_3_mon_ly_thuyet_tong_ho.pdf