Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên - Hà Nội năm học 2017 - 2018 môn thi: Hóa học

Câu 5. (2,0 điểm)

1. Đốt cháy hoàn toàn 16,4 gam hỗn hợp A gồm hai axit cacboxylic đơn chức X, Y và một este đơn chức Z thu được 0,75 mol CO2 và 0,5 mol H2O. Mặt khác, cho 24,6 gam hỗn hợp A vào bình chứa 160 gam dung dịch NaOH 10% đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch D (lượng nước bay hơi không đáng kể). Cô cạn toàn bộ dung dịch D thu được hơi E (chứa CH3OH và 146,7 gam H2O), còn lại m gam chất rắn khan F. Tìm giá trị của m

2. Hòa tan hoàn toàn 10,42 gam hỗn hợp X gồm FeS2, FeS, Cu2S, MgS, ZnS trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch Y chỉ chứa m gam hỗn hợp các muối sunfat trung hòa và thoát ra 11,2 lít SO2 (đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Thêm từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Y thì lượng kết tủa lớn nhất thu được là 43,96 gam. Tìm giá trị của m.

 

doc6 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 688 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên - Hà Nội năm học 2017 - 2018 môn thi: Hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN HÀ NỘI NĂM HỌC 2017 - 2018 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (2,0 điểm) 1. Tiến hành thí nghiệm với dung dịch của từng muối X, Y, Z ta thấy các hiện tượng được ghi trong bảng sau: Mẫu thử Thí nghiệm Hiện tượng X hoặc Y Tác dụng với dung dịch HCl dư Đều có bọt khí CO2­ Y hoặc Z Tác dụng với dung dịch NaOH dư Đều có chất kết tủa ¯ X Tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng Có chất khí thoát ra Z Tác dụng với dung dịch HCl dư Có kết tủa ¯ Biết: MX + MZ = 249; MX + MY = 225; MZ + MY = 316. Xác định công thức của các muối X, Y, Z và viết các phương trình hóa học minh họa. 2. Giải thích vì sao khi mở nắp chai nước ngọt có gas lại có nhiều bóng khí thoát ra. Câu 2. (2,0 điểm) 1. Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic và một ancol đều no, đơn chức, mạch hở. Cho m gam hỗn hợp X vào bình chứa Na dư thấy thoát ra 0,25 mol khí H2 và khối lượng bình tăng thêm 18,3 gam. Mặt khác, cho m gam hỗn hợp X vào bình chứa dung dịch NaHCO3 dư thấy thoát ra khí CO2 và khối lượng bình tăng thêm 14,4 gam. Giả thiết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, các khí tan không đáng kể trong nước và lượng nước bay hơi không đáng kể. Xác định công thức của mỗi chất có trong hỗn hợp X. 2. Cho m gam hỗn hợp A gồm C2H5OH, C3H7OH, C4H9OH, CH3OH, H2O vào bình chứa Na dư thu được 4,48 lít H2 (đktc). Mặt khác, khi đốt m gam hỗn hợp A thu được x gam CO2 và 18 gam H2O. Giả thiết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, viết các phương trình hóa học và tìm giá trị của m, x. Câu 3. (2,0 điểm) 1. Dùng các phương pháp hóa học để nhận biết các chất khí riêng biệt đựng trong các bình mất nhãn: CO2, SO2, C2H4, CH4, H2, N2 (trình bày theo phương pháp kẻ bảng và viết PTHH minh họa). 2. Hỗn hợp X gồm BaO, BaCO3, NaHCO3. Cho 30,19 gam X vào bình đựng nước dư, sau phản ứng lọc được 21,67 gam kết tủa. Nung 30,19 gam X ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 26,13 gam hỗn hợp chất rắn Y. Khuấy toàn bộ hỗn hợp chất rắn Y trong một bình đựng 79,78 gam nước, sau phản ứng lọc được m gam kết tủa và còn nước lọc Z. a) Tìm giá trị của m và tính nồng độ phần trăm mỗi chất tan trong nước lọc Z. b) Lấy 50 gam nước lọc Z cho tác dụng với 50 gam dung dịch Al2(SO4)3 13,68%, sau phản ứng thấy tách ra x gam kết tủa. Tính giá trị của x. (giả thiết trong các thí nghiệm nước bay hơi không đáng kể và các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn). Câu 4. (2,0 điểm) 1. Cho 2,34 gam Mg vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp Fe(NO3)3 0,12M và Cu(NO3)2 aM, sau một thời gian thu được 3,78 gam kết tủa và dung dịch Y chứa 3 muối. Lọc bỏ kết tủa, cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Y (trong điều kiện không có không khí) thì khối lượng kết tủa lớn nhất thu được là 8,63 gam. Viết các phương trình hóa học cho phản ứng xảy ra và tính a. 2. Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở (MX < MY); Z là một ancol no, hai chức mạch hở; T là este hai chức tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy hoàn toàn 13,76 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T bằng một lượng oxi vừa đủ thu được 11,2 lít CO2 (đktc) và 6,48 gam H2O. Mặt khác, cho 13,76 gam E vào bình chứa lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng thì thu được tối đa 25,92 gam kết tủa Ag. a) Xác định công thức của X, Y, T b) Cho 13,76 gam hỗn hợp E vào bình chứa 150 ml dung dịch KOH 2M đun nóng, sau khi các phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Tìm giá trị của m. Câu 5. (2,0 điểm) 1. Đốt cháy hoàn toàn 16,4 gam hỗn hợp A gồm hai axit cacboxylic đơn chức X, Y và một este đơn chức Z thu được 0,75 mol CO2 và 0,5 mol H2O. Mặt khác, cho 24,6 gam hỗn hợp A vào bình chứa 160 gam dung dịch NaOH 10% đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch D (lượng nước bay hơi không đáng kể). Cô cạn toàn bộ dung dịch D thu được hơi E (chứa CH3OH và 146,7 gam H2O), còn lại m gam chất rắn khan F. Tìm giá trị của m 2. Hòa tan hoàn toàn 10,42 gam hỗn hợp X gồm FeS2, FeS, Cu2S, MgS, ZnS trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch Y chỉ chứa m gam hỗn hợp các muối sunfat trung hòa và thoát ra 11,2 lít SO2 (đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Thêm từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Y thì lượng kết tủa lớn nhất thu được là 43,96 gam. Tìm giá trị của m. ----------------HẾT --------------- Chú ý: Học sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và máy tính cá nhân đơn giản theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giám thị không giải thích gì thêm. HƯỚNG DẪN GIẢI Câu 1. (2,0 điểm) 1. Tiến hành thí nghiệm với dung dịch của từng muối X, Y, Z ta thấy các hiện tượng được ghi trong bảng sau: Mẫu thử Thí nghiệm Hiện tượng X hoặc Y Tác dụng với dung dịch HCl dư Đều có bọt khí CO2­ Y hoặc Z Tác dụng với dung dịch NaOH dư Đều có chất kết tủa ¯ X Tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng Có chất khí thoát ra Z Tác dụng với dung dịch HCl dư Có kết tủa ¯ Biết: MX + MZ = 249; MX + MY = 225; MZ + MY = 316. Xác định công thức của các muối X, Y, Z và viết các phương trình hóa học minh họa. 2. Giải thích vì sao khi mở nắp chai nước ngọt có gas lại có nhiều bóng khí thoát ra. HDG. 1. Z là muối chứa ion Ag+ Þ với NaOH ® AgOH¯, với HCl ® AgCl¯ Þ Z là AgNO3 (MZ = 170) X và Y là muối cacbonat; X còn là muối amoni ; MX + MZ = 249 Þ MX = 79 Þ X là NH4HCO3 Þ MY = 225 – 79 = 146 ~ muối cacbonat của kim loại nhóm IIA Þ Y là Mg(HCO3)2 NH4HCO3 + HCl ® NH4Cl + CO2­ + H2O 2NH4HCO3 + 2NaOH ® Na2CO3 + 2NH3­ + 2H2O Mg(HCO3)2 + 2HCl ® MgCl2 + 2CO2­ + 2H2O Mg(HCO3)2 + 2NaOH ® MgCO3¯ + Na2CO3 + 2H2O AgNO3 + NaOH ® AgOH¯ + NaNO3 AgNO3 + HCl ® AgCl¯ + HNO3 2. Nước ngọt có gas trong chai đóng nắp kín có áp suất lớn (do khí được nén hòa tan trong nước ngọt), khi mở nắp chai dung tích chứa trong chai tăng lên Þ áp suất giảm Þ bóng khí thoát ra. Câu 2. (2,0 điểm) 1. Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic và một ancol đều no, đơn chức, mạch hở. Cho m gam hỗn hợp X vào bình chứa Na dư thấy thoát ra 0,25 mol khí H2 và khối lượng bình tăng thêm 18,3 gam. Mặt khác, cho m gam hỗn hợp X vào bình chứa dung dịch NaHCO3 dư thấy thoát ra khí CO2 và khối lượng bình tăng thêm 14,4 gam. Giả thiết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, các khí tan không đáng kể trong nước và lượng nước bay hơi không đáng kể. Xác định công thức của mỗi chất có trong hỗn hợp X. 2. Cho m gam hỗn hợp A gồm C2H5OH, C3H7OH, C4H9OH, CH3OH, H2O vào bình chứa Na dư thu được 4,48 lít H2 (đktc). Mặt khác, khi đốt m gam hỗn hợp A thu được x gam CO2 và 18 gam H2O. Giả thiết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, viết các phương trình hóa học và tìm giá trị của m, x. HDG. 1. * Kí hiệu axit là 2RCOOH H2­ và ancol là 2R’OH H2­ Þ số mol axit + ancol = 0,5 Độ tăng khối lượng = mX – m = 18,3 gam Þ mX = 18,3 + (0,25×2) = 18,8 gam * Chỉ axit mới phản ứng với NaHCO3: RCOOH CO2­ Độ tăng khối lượng = mX – m = 14,4 gam Þ m= 18,8 – 14,4 = 4,4 gam ~ 0,1 mol Þ số mol axit = 0,1 và ancol = 0,4 với công thức axit dạng CnH2nO2 và ancol dạng CmH2m+2O Ta có: (14n + 32)×0,1 + (14m+ 18)×0,4 = 18,8 Þ n + 4m = 6 Þ m = 1 và n = 2 Þ Công thức axit: CH3COOH và ancol CH3OH 2. Phương trình hóa học: 2H2O + 2Na ® 2NaOH + H2­ (số mol H2 = 0,2 và H2O = 1,0) 2CH3OH + 2Na ® 2CH3ONa + H2­ 2C2H5OH + 2Na ® 2C2H5ONa + H2­ 2C3H7OH + 2Na ® 2 C3H7ONa + H2­ 2C4H9OH + 2Na ® 2C4H9ONa + H2­ Þ Tổng số mol hỗn hợp A = 0,2×2 = 0,4 CH4O + 1,5O2 ® CO2 + 2H2O C2H6O + 3O2 ® 2CO2 + 3H2O C3H8O + 4,5O2 ® 3CO2 + 4H2O C4H10O + 6O2 ® 4CO2 + 5H2O Quy đổi 4 rượu Þ CnH2n+2O + 1,5n ® nCO2 + (n+1)H2O Nhận thấy: Số mol H2O = số mol CO2 + số mol A Þ CO2 = 1,0 – 0,4 = 0,6 mol Þ x = 26,4 Số mol O2 = 1,5×số mol CO2 = 0,6×1,5 = 0,9 Bảo toàn khối lượng: m = 18 + (0,6×44) - (0,9×32) = 15,6 gam Câu 3. (2,0 điểm) 1. Dùng các phương pháp hóa học để nhận biết các chất khí riêng biệt đựng trong các bình mất nhãn: CO2, SO2, C2H4, CH4, H2, N2 (trình bày theo phương pháp kẻ bảng và viết PTHH minh họa). 2. Hỗn hợp X gồm BaO, BaCO3, NaHCO3. Cho 30,19 gam X vào bình đựng nước dư, sau phản ứng lọc được 21,67 gam kết tủa. Nung 30,19 gam X ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 26,13 gam hỗn hợp chất rắn Y. Khuấy toàn bộ hỗn hợp chất rắn Y trong một bình đựng 79,78 gam nước, sau phản ứng lọc được m gam kết tủa và còn nước lọc Z. a) Tìm giá trị của m và tính nồng độ phần trăm mỗi chất tan trong nước lọc Z. b) Lấy 50 gam nước lọc Z cho tác dụng với 50 gam dung dịch Al2(SO4)3 13,68%, sau phản ứng thấy tách ra x gam kết tủa. Tính giá trị của x. (giả thiết trong các thí nghiệm nước bay hơi không đáng kể và các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn). HDG. 1. Kí hiệu - là không có phản ứng; ô để trống là đã nhận biết Thuốc thử CO2 SO2 C2H4 CH4 H2 N2 Nước brom - nhạt màu Br2 nhạt màu Br2 - - - Nước vôi trong dư CaCO3¯ CaSO3¯ - - - - CuO màu đen, to ® Cu (đỏ) + giọt nước + khí CO2 làm đục nước vôi trong ® Cu (đỏ) + giọt nước - CO2 + Ca(OH)2 ® CaCO3¯ + H2O C2H4 + Br2 ® C2H4Br2 SO2 + Ca(OH)2 ® CaSO3¯ + H2O SO2 + Br2 + 2H2O ® H2SO4 + 2HBr CH4 + CuO CO2 + 2H2O H2 + CuO Cu + H2O 2. a) Số mol BaCO3¯ = 0,11 BaO + H2O ® Ba(OH)2 NaHCO3 + Ba(OH)2 ® BaCO3¯ + NaOH + H2O 2NaHCO3 + Ba(OH)2 ® BaCO3¯ + Na2CO3 + 2H2O BaCO3 BaO + CO2­ 2NaHCO3 Na2CO3 + CO2­ + H2O­ Đặt a, b, c là số mol BaO, BaCO3, NaHCO3 trong 30,19 gam X Þ 153a + 197b + 84c = 30,19 (I) Khi nung X, khối lượng giảm do CO2­+H2O­: 44b + 22c + 9c = 30,19 – 26,13 Þ 44b + 31c = 4,06 (II) Khi X tan trong nước có 3 tình huống xảy ra: - BaCO3¯ do Ba(OH)2 Þ bảo toàn Ba có: a + b = 0,11 (III-1) - BaCO3¯ do NaHCO3 dư Þ tạo Na2CO3 có: b + 0,5c = 0,11 (III-2) - BaCO3¯ do NaHCO3 không dư Þ tạo NaOH có: b + c = 0,11 (III-3) Þ Ghép (I), (II) với (III-1) và (III-2) đều cho nghiệm < 0 còn với (III-3) cho c = 0,06; b = 0,05; a = 0,1 Þ Y chứa BaO (0,15 mol) và Na2CO3 (0,03 mol) khi tan trong nước có phản ứng: BaO + H2O + Na2CO3 ® BaCO3¯ (0,03 mol) + 2NaOH (0,06 mol) và còn 0,12 mol Ba(OH)2. Þ m = 0,03×197 = 5,91 gam b) Nước lọc Z có khối lượng = 26,13 + 79,78 – 5,91 = 100 gam 50 gam Z chứa 0,03 mol NaOH + 0,06 mol Ba(OH)2 cho tác dụng với 0,02 mol Al2(SO4)3. Þ Nồng độ NaOH: (0,06×40) = 2,4 gam ~ 2,4%; Ba(OH)2: (0,12×171) = 20,52 gam ~ 20,52% Þ Số mol Ba = 0,06; OH = 0,15; Al = 0,04 và SO4 = 0,06 Þ Ba + SO4 ® BaSO4¯ (0,06 mol) Al + 3OH ® Al(OH)3¯ và Al + 4OH ® Al(OH)4 tan Þ số mol Al(OH)4 tan = 0,15 – (0,04×3) = 0,03 Þ Al(OH)3¯ = 0,04 – 0,03 = 0,01 mol Þ x = (0,06×233) + (0,01×78) = 14,76 gam Câu 4. (2,0 điểm) 1. Cho 2,34 gam Mg vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp Fe(NO3)3 0,12M và Cu(NO3)2 aM, sau một thời gian thu được 3,78 gam kết tủa và dung dịch Y chứa 3 muối. Lọc bỏ kết tủa, cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Y (trong điều kiện không có không khí) thì khối lượng kết tủa lớn nhất thu được là 8,63 gam. Viết các phương trình hóa học cho phản ứng xảy ra và tính a. 2. Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở (MX < MY); Z là một ancol no, hai chức mạch hở; T là este hai chức tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy hoàn toàn 13,76 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T bằng một lượng oxi vừa đủ thu được 11,2 lít CO2 (đktc) và 6,48 gam H2O. Mặt khác, cho 13,76 gam E vào bình chứa lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng thì thu được tối đa 25,92 gam kết tủa Ag. a) Xác định công thức của X, Y, T b) Cho 13,76 gam hỗn hợp E vào bình chứa 150 ml dung dịch KOH 2M đun nóng, sau khi các phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Tìm giá trị của m. HDG. 1. Số mol Mg = 0,0975; Fe(NO3)3 = 0,03 ; Cu(NO3)2 = 0,25a Theo thứ tự: Fe(NO3)3 Fe(NO3)2 > Cu(NO3)2 Cu > Fe(NO3)2 Fe Þ Nếu kết tủa có Fe thì Y chỉ có 2 muối Fe(NO3)2 và Mg(NO3)2 Þ Y chứa 3 muối: Fe(NO3)2 và Mg(NO3)2 và Cu(NO3)2 dư ; kết tủa (Cu + Mg dư) = 3,78 gam Mg + Cu(NO3)2 ® Mg(NO3)2 + Cu¯ Mg + 2Fe(NO3)3 ® Mg(NO3)2 + 2Fe(NO3)2 x x x x 0,015 0,03 0,015 0,03 Mg(NO3)2 + 2NaOH ® Mg(OH)2¯ + 2NaNO3 Þ (x + 0,015) mol ¯ Fe(NO3)2 + 2NaOH ® Fe(OH)2¯ + 2NaNO3 Þ 0,03 mol ¯ Cu(NO3)2 + 2NaOH ® Cu(OH)2¯ + 2NaNO3 Þ (0,25a - x) mol ¯ và Mg dư = y mol Þ x + 0,015 + y = 0,0975 (I) 64x + 24y = 3,78 (II) Ghép (I), (II) cho: x = 0,045 Khối lượng kết tủa: 58×(0045 + 0,015) + 90×0,03 + 98×(0,25a - 0,045) = 8,63 Þ a = 0,28 2. a) Số mol CO2 = 0,5 ; H2O = 0,36 ; Ag = 0,24; KOH = 0,30 Bảo toàn khối lượng: O2 = (0,5×44) + (0,36×18) - 13,76 = 14,72 gam ~ 0,46 mol Tổng số mol O trong E = (0,5×2) + 0,36 - (0,46×2) = 0,44 Trong E phải có axit HCOOH và gốc HCOO- để có thể dự phản ứng tráng bạc ® 2Ag¯ Þ E gồm a mol HCOOH (X) + b mol RCOOH (Y) và c mol (HCOO)(RCOO)CnH2n (T) Þ 2a + 2b + 4c = 0,44 hay a + b + 2c = 0,22 Theo phản ứng tráng bạc: a + c = 0,24 : 2 = 0,12 Þ b + c = 0,1 Do HCOOH có dạng CH2O2; và gốc của Z có dạng CnH2n khi cháy đều ® số mol CO2 = H2O nên: để số mol H2O < CO2 Þ R phải là gốc hyđrocacbon không no Þ Y có dạng CxH2x-2O2. Khi đó, T có dạng: (HCOO)( CxH2x-3O2)CnH2n hay Cn+x+1H2n+2x-2O4. CH2O2 CO2 + H2O Þ a + xb + (n+x+1)c = 0,5 (I) CxH2x-2O2 xCO2 + (x-1) H2O Þ a + (x-1)b + (n+x-1)c = 0,36 (II) Cn+x+1H2n+2x-2O4 (n+x+1) CO2 + (n+x-1) H2O Thay (b + c) vào (I) cho: a + 0,1x + nc = 0,46 Thay (a + c) vào (II) cho: 0,1x + nc = 0,38 Þ a = 0,08; b = 0,06 và c = 0,04 Thay a, b, c vào (I) tính được: 2n + 5x = 19 Þ 3 £ x < 4 nên x = 3; n = 2 Þ Công thức X: HCOOH; Y: CH2=CH-COOH và T: b) Khi phản ứng với KOH Þ số mol KOH dư = 0,3 – 0,04 – 0,08 – (2×0,06) = 0,06 mol tạo ra các muối: HCOONa = 0,12 mol + CH2=CH-COONa (0,06 + 0,04) = 0,10 mol Þ m = (0,12×68) + (0,10×94) = 17,56 gam Câu 5. (2,0 điểm) 1. Đốt cháy hoàn toàn 16,4 gam hỗn hợp A gồm hai axit cacboxylic đơn chức X, Y và một este đơn chức Z thu được 0,75 mol CO2 và 0,5 mol H2O. Mặt khác, cho 24,6 gam hỗn hợp A vào bình chứa 160 gam dung dịch NaOH 10% đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch D (lượng nước bay hơi không đáng kể). Cô cạn toàn bộ dung dịch D thu được hơi E (chứa CH3OH và 146,7 gam H2O), còn lại m gam chất rắn khan F. Tìm giá trị của m 2. Hòa tan hoàn toàn 10,42 gam hỗn hợp X gồm FeS2, FeS, Cu2S, MgS, NiS trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch Y chỉ chứa m gam hỗn hợp các muối sunfat trung hòa và thoát ra 11,2 lít SO2 (đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Thêm từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Y thì lượng kết tủa lớn nhất thu được là 43,96 gam. Tìm giá trị của m. HDG. 1. Số mol NaOH = 0,4; H2O trong E = 8,15 mol; X, Y, Z đơn chức nên phân tử chứa 2 nguyên tử O Bảo toàn khối lượng: O2 = (0,75×44) + (0,5×18) - 16,4 = 25,6 gam ~ 0,8 mol Bảo toàn số mol O: số mol O trong 16,4 gam A = (0,75×2) + 0,5 - (0,8×2) = 0,4 Þ A = 0,2 mol Trong 24,6 gam A chứa = (0,2 : 16,4)×24,6 = 0,3 mol Þ Trong dung dịch NaOH chứa = (160×0,9) : 18 = 8,0 mol H2O Þ H2O tạo ra = 0,15 mol Chỉ có axit + NaOH tạo H2O Þ số mol axit = 0,15 Þ số mol CH3OH = 0,3 – 0,15 = 0,15 Bảo toàn khối lượng: m = 26,4 + (0,4×40) – (32×0,15) – (18×0,15) = 33,1 gam 2. Số mol SO2 = 0,5 Quy đổi X Þ 2 phần: kim loại và S (a mol) Þ lượng kim loại = 10,42 – 32a (gam) M ® Mn+ + ne So ® S+4(SO2) + 4e S+6 + 2e ® S+4(SO2) b a a 4a 4a + b (4a+b)/2 Þ số mol SO2 = a + = 0,5 Þ 6a + b = 1,0 (I) NẾU Ba(OH)2 DƯ THÌ TRONG KẾT TỦA KHÔNG CÓ Zn(OH)2 Þ KHÔNG TÍNH ĐƯỢC Nếu coi kết tủa vẫn có Zn(OH)2 thì tính như sau: Kết tủa gồm (M(OH)n¯ + BaSO4¯) trong đó: số mol OH = số mol e do M nhường = b và số mol SO4 = Þ khối lượng kết tủa = 10,42 – 32a + 17b + 233× = 43,96 hay: 133,5b – 32a = 33,54 (II) Þ ghép (I), (II) cho: a = 0,12 và b = 0,28 Þ m = kim loại + SO4 = 10,42 – (32×0,12) + (0,28 : 2)×96 = 20,02 gam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHà Nội 2017.doc