Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên - Thái Nguyên năm học 2017 -2018 môn thi: Hóa học

Câu 4. (2,5 điểm) (1,0 điểm)

Cho m gam hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 vào 221,76 gam nước thu được 221,76 ml dung dịch A có khối lượng riêng D = 1,0822 g/ml. Cho từ từ dung dịch HCl 0,2M vào dung dịch A và luôn khuấy đều thấy thoát ra 4,4 gam khí CO2 và còn lại dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư tách ra 6,0 gam kết tủa

1. Tính m.

2. Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng.

3. Tính nồng độ phần trăm các chất tan trong dung dịch A.

HDG.

1. Khối lượng dung dịch A = 221,76×1,0822  240 gam

m = 240  221,76 = 18,24 gam (0,5 điểm)

 

doc4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 917 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên - Thái Nguyên năm học 2017 -2018 môn thi: Hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN THÁI NGUYÊN NĂM HỌC 2017 -2018 (Đề thi có 07 câu – 02 trang) Môn thi: HÓA HỌC (Thời gian 180 phút – không kể giao đề) Câu 1. (3,0 điểm) 1. Cho BaO vào dung dịch H2SO4 thu được kết tủa A, dung dịch B. Thêm một lượng dư bột nhôm kim loại vào dung dịch B thu được dung dịch C và thoát ra khí H2. Thêm dung dịch K2CO3 vào dung dịch C tách ra kết tủa D. Xác định thành phần hóa học của A, B, C, D và viết các phương trinh fhóa học minh họa. 2. Chỉ dùng thêm dung dịch NaOH và đèn cồn, hãy trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các dung dịch riêng biệt: NaCl, Ba(HCO3)2, FeCl2, MgCl2, NH4Cl và BaCl2. HDG. 1. BaO + H2SO4 ® BaSO4¯ + H2O Þ kết tủa A: BaSO4¯ BaO + 2H2O ® Ba(OH)2 + H2­ Þ dung dịch B: H2SO4 dư hoặc Ba(OH)2 2Al + 3H2SO4 ® Al2(SO4)3 + 3H2­ 2Al + 2H2O + Ba(OH)2 ® Ba(AlO2)2 + 3H2­ Þ dung dịch C: Al2(SO4)3 hoặc Ba(AlO2)2 Al2(SO4)3 + 3H2O + 3K2CO3 ® 2Al(OH)3¯ + 3CO2­ + 3K2SO4 Ba(AlO2)2 + K2CO3 ® BaCO3¯ + 2KAlO2. Þ kết tủa D: Al(OH)3¯ hoặc BaCO3¯ (1,0 điểm) 2. * Đun nóng các mẫu dung dịch trên đèn cồn nhận được: - Dung dịch Ba(HCO3)2 có vẩn đục và bọt khí­: Ba(HCO3)2 BaCO3¯ + CO2­ + H2O - Dung dịch NH4Cl có bọt khí ­ có mùi khai: NH4Cl NH3­ + HCl * Thêm dung dịch NaOH vào các mẫu dung dịch còn lại, nhận được: - Dung dịch MgCl2 có kết tủa trắng: MgCl2 + 2NaOH ® Mg(OH)2¯ + 2NaCl - Dung dịch FeCl2 có kết tủa trắng, hóa nâu ngoài không khí: FeCl2 + 2NaOH ® Fe(OH)2¯ + 2NaCl 4Fe(OH)2¯ + O2 + 2H2O ® 4Fe(OH)3¯ * Trộn Ba(HCO3)2 với NaOH dư, sau đó lọc bỏ kết tủa, dùng nước lọc nhận được: - Dung dịch BaCl2 có kết tủa trắng: Ba(HCO3)2 + 2NaOH ® BaCO3¯ + Na2CO3 + 2H2O BaCl2 + Na2CO3 ® BaCO3¯ + 2NaCl - Còn lại NaCl không có phản ứng. (2,0 điểm) Câu 2. (3,0 điểm) 1. Có các dung dịch và chất lỏng đựng trong các lọ riêng biệt: hồ tinh bột, axit axetic, rượu etylic, chất béo, glucozơ được đánh số ngẫu nhiên (1), (2), (3), (4), (5). Biết (1) tham gia phản ứng tráng bạc, (2) phản ứng với dung dịch NaHCO3, từ (3) có thể điều chế được (4) bằng hai phản ứng và từ (4) có thể điều chế được (2) bằng một phản ứng, (5) phản ứng với NaOH tạo ra hai sản phẩm hữu cơ. Dựa vào các khả năng phản ứng trên hãy xác định các chất ứng với các số đã cho và viết phương trình hóa học minh họa. 2. Cho các chất: CH4, C2H2, C2H4, C2H6, C2H5Cl, C6H6 (benzen) và C6H5Cl (clobenzen). Hãy viết sơ đồ chuyển hóa biểu diễn mối liên hệ giữa các chất trên (viết các phương trình hóa học minh họa). HDG. 1. (1) là Glucozơ : C6H12O6 + Ag2O C6H12O7 + Ag¯ (2) là axit axetic : CH3COOH + NaHCO3 ® CH3COONa + CO2­+ H2O (4) là rượu etylic : C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O (3) là tinh bột : (C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6 C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 (5) là chất béo : (RCOO)3C3H5 + 3NaOH 3RCOONa + C3H5(OH)3 (1,5 điểm) 2. Sơ đồ mối liên hệ: 2CH4 C2H2 + 3H2 C2H2 + H2 C2H4 C2H4 + H2 C2H6 C2H4 + HCl C2H5Cl C2H6 + Cl2 C2H5Cl + HCl Câu 3. (3,0 điểm) (1,5 điểm) 1. Bằng phương pháp hóa học nêu cách tách riêng khí CO2 ra khỏi hỗn hợp gồm: SO2, SO3, O2, CO2. Viết các phương trình hóa học minh họa. (câu này sơ suất vì SO3 là chất lỏng) 2. Để hòa tan hoàn hoàn 15,84 gam hỗn hợp Q gồm Fe2O3, CuO, Fe3O4 cần dùng hết 540 ml dung dịch axit HCl 1M. Mặt khác, nếu đốt nóng 0,275 mol Q trong ống sứ (không có không khí) rồi thổi một luống khí H2 dư đi qua, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn và 12,15 gam H2O. Tính m và thành phần phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp Q. HDG. 1. Cho hỗn hợp đi lần lượt qua dung dịch nước brom, P2O5 và P đốt nóng: - nước brom hấp thụ SO2 (kể cả SO3): SO2 + 2H2O + Br2 ® H2SO4 + 2HBr SO3 + H2O ® H2SO4 - P2O5 hấp thụ hơi nước bị cuốn theo: P2O5 + 3H2O ® 2H3PO4 - P đốt nóng hấp thụ O2: 4P + 5O2 ® 2P2O5 còn lại CO2 tinh khiết (1,0 điểm) 2. Số mol HCl = 0,54; H2O = 0,675 Fe2O3 + 6HCl ® CuO + 2HCl ® Fe3O4 + 8HCl ® Þ 160x + 80y + 232z = 15,84 (I) và 6x + 2y + 8z = 0,54 (II) Fe2O3 + 3H2 ® 3H2O + CuO + H2 ® H2O + Fe3O4 + 4H2 ® 4H2O + Þ = (III) Ghép (I), (II), (III) cho: x = 0,05; y = 0,04; z = 0,02 (1,0 điểm) Trong 0,275 mol Q chứa 0,125 mol Fe2O3; 0,1 mol CuO và 0,05 mol Fe3O4. Þ m = (0,125×2×56) + (0,1×64) + (0,05×3×56) = 28,8 gam Þ khối lượng Fe2O3 = 8,0 gam ~ 50,5%; CuO = 3,2 gam ~ 20,2%; Fe3O4 = 8,0 gam ~ 29,3%. Câu 4. (2,5 điểm) (1,0 điểm) Cho m gam hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 vào 221,76 gam nước thu được 221,76 ml dung dịch A có khối lượng riêng D = 1,0822 g/ml. Cho từ từ dung dịch HCl 0,2M vào dung dịch A và luôn khuấy đều thấy thoát ra 4,4 gam khí CO2 và còn lại dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư tách ra 6,0 gam kết tủa 1. Tính m. 2. Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng. 3. Tính nồng độ phần trăm các chất tan trong dung dịch A. HDG. 1. Khối lượng dung dịch A = 221,76×1,0822 » 240 gam m = 240 - 221,76 = 18,24 gam (0,5 điểm) 2. R2CO3 + HCl ® RHCO3 + RCl RHCO3 + HCl ® RCl + CO2­ + H2O Þ RHCO3 = CO2 = 0,1 mol RHCO3 + Ca(OH)2 ® CaCO3¯ + ROH + H2O Þ RHCO3 = CaCO3¯ = 0,06 mol Þ Tổng RHCO3 tạo ra = 0,1 + 0,06 = 0,16 mol Þ HCl = 0,16 + 0,1 = 0,26 mol Þ VHCl = 0,26 : 0,2 = 1,3 lít (1,0 điểm) 3. Tổng số mol Na2CO3 + K2CO3 = 0,16 Þ = 18,24 : 0,16 = 114 Dùng quy tắc hỗn hợp tính được: = = (mol) Þ Na2CO3 = 12,72 gam ~ C% = 5,3% và K2CO3 = 5,52 gam ~ C% = 2,3% (1,0 điểm) Câu 5. (3,0 điểm) (1,0 điểm) Cho m gam hỗn hợp A gồm Fe và Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thoát ra 11,2 lít H2 (đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp A vào 400 ml dung dịch chứa AgNO3 1,5M và Cu(NO3)2 1M, sau khi phản ứng xong lọc bỏ phần chất rắn thu được dung dịch B chứa ba muối tan. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch B, lọc lấy kết tủa đem nung nóng đến khối lượng không đổi trong không khí còn lại 48 gam chất rắn D. Tính giá trị của m và khối lượng mỗi muối trong B. HDG. Số mol H2 = 0,5; AgNO3 = 0,6 và Cu(NO3)2 = 0,4 Fe FeCl2 + H2­ Mg MgCl2 + H2­ Þ Fe + Mg = x + y = 0,5 mol (I) Mg ® Mg2+ + 2e Fe ® Fe2+ + 2e (3 muối tan chứa Mg2+, Fe2+ và Cu2+ dư) Ag+ + e ® Ag Cu2+ + 2e ® Cu Þ tổng số mol e trao đổi = 0,5×2 = 1,0 0,6 0,6 0,2 (1,0 - 0,6) = 0,4 Þ Cu2+ trong B = 0,2 mol (1,0 điểm) Mg2+ Mg(OH)2 MgO Cu2+ Cu(OH)2 CuO 2Fe2+ 2Fe(OH)2 Fe2O3 (0,5 điểm) ÞBảo toàn kim loại: MgO + Fe2O3 + CuO = 40x + 80y + (0,2×80) = 48 Þ x + 2y = 0,8 (II) Þ Kết hợp (I), (II) cho: x = 0,2; y = 0,3 Þ m = (24×0,2) + (56×0,3) = 21,6 gam (1,0 điểm) Trong B, Mg(NO3)2 = 0,2×148 = 29,6 gam; Fe(NO3)2 = 0,3×180 = 54,0 gam; Cu(NO3)2 = 0,2×188 = 37,6 gam; (0,5 điểm) Câu 6. (2,5 điểm) Hòa tan hoàn toàn a gam hỗn hợp A chứa Na kim loại và kim loại R hóa trị II (có hợp chất lưỡng tính) vào nước, sau phản ứng thu được dung dịch B và V lít khí H2 (đktc). Nếu cho dung dịch B tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch HCl 0,25M thu được dung dịch chỉ chứa hai chất tan. Mặt khác, hấp thụ vừa hết 1,008 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch B tách ra 1,485 gam kết tủa và nước lọc chỉ chứa NaHCO3 tan. Coi các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định tên kim loại R. (CHƯƠNG TRÌNH THCS CHỈ CÓ KẼM Zn HÓA TRỊ 2 VÀ LƯỠNG TÍNH, CẦN GÌ TÌM NỮA) HDG. Số mol CO2 = 0,045; HCl = 0,075 Na + H2O ® NaOH + 1/2H2­ R + 2NaOH ® Na2RO2 + H2­ NaOH + HCl ® NaCl + H2O x x Na2RO2 + 4HCl ® 2NaCl + RCl2 + 2H2O (dung dịch chỉ chứa 2 chất tan NaCl và RCl2) y 4y Þ x + 4y = 0,075 (I) CO2 + NaOH ® NaHCO3 x x Þ 2CO2 + 2H2O + Na2RO2 ® R(OH)2¯ + 2NaHCO3 2y y y Þ x + 2y = 0,045 (II) Þ y = 0,015 Þ R + 34 = 1,485 : 0,015 = 99 Þ R = 65 ~ Zn (kẽm) Câu 7. (3,0 điểm) Hỗn hợp X gồm hai este có tỷ lệ số mol là 1 : 3. Cho a gam hỗn hợp X vào dung dịch NaOH dư, sau phản ứng thu được 9,84 gam muối của một axit hữu cơ đơn chức và 6,36 gam hỗn hợp hai rượu no, đơn chức, mạch thẳng (có số nguyên tử C < 5). Nếu đốt cháy hết 6,36 gam hỗn hợp 2 rượu thu được 6,72 lít CO2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. 1. Xác định công thức cấu tạo hai este và viết PTHH của các phản ứng xảy ra. 2. Tính a. HDG. 1. Số mol CO2 = 0,3 Þ CnH2n+2O ® nCO2 Þ = Þ n = 2,5 Þ Số mol este = muối = rượu = 0,3 : 2,5 = 0,12 Þ Mmuối = 9,84 : 0,12 = 82 ~ CH3COONa (0,5 điểm) = 2,5 Þ n1 + 3n2 = 10 và n1 + n2 < 5 Þ n1 = 1 và n2 = 3 ~ CH3OH và C3H7OH Þ Cấu tạo hai este: CH3COOCH3 và CH3COOCH2-CH2-CH3 (1,0 điểm) CH3COOCH3 + NaOH ® CH3COONa + CH3OH CH3COOC3H7 + NaOH ® CH3COONa + C3H7OH CH3OH + 1,5O2 ® CO2 + 2H2O và C3H7OH + 4,5O2 ® 3CO2 + 4H2O (1,0 điểm) 2. Số mol CH3COOCH3 = 0,03 và CH3COOC3H7 = 0,09 Þ a = (74×0,03) + (102×0,09) = 11,4 gam (0,5 điểm)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThái Nguyên 2017.doc