Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên - TP HCM năm học 2017 -2018 môn thi: hóa học

2.2. Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol một hiđrocacbon mạch hở X thu được 896 ml khí CO2 (đktc) và 0,54 gam H2O. Xác định công thức phân tử và viết các công thức cấu tạo có thể có của X.

HDG.

Số mol CO2 = 0,04  số mol H2O = 0,03  Số C = 0,04 : 0,01 = 4 và số H = (0,03 : 0,01)×2 = 6

 Công thức X: C4H6  04 cấu tạo có thể: CH  C  CH2CH3; CH3 C  C CH3;

 CH2 = C = CH CH3 và CH2= CH  CH =CH2.

2.3. Bốn chất hữu cơ có công thức phân tử: C2H2, C2H4, C2H6O, C2H4O2 được ký hiệu ngẫu nhiên A, B, C, D. Biết:  Chỉ có A phản ứng với Na kim loại giải phóng H2 và A tạo ra trực tiếp từ glucozơ nhờ sự lên men.

  B và D đều phản ứng với H2 (Ni,to) tạo ra cùng sản phẩm và B có thể trùng hợp tạo PE.

  C phản ứng với dung dịch NaHCO3 giải phóng CO2.

Xác định công thức A, B, C, D và cấu tạo kèm theo. Viết các phương trình hóa học minh họa.

 

doc5 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên - TP HCM năm học 2017 -2018 môn thi: hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: (3,5 điểm) 1.1. Hoàn thành các phương trinh hóa học sau (ghi rõ điều kiện, nếu có): AgCl (1) Fe2(SO4)3 + X ® K2SO4 + Y (2) FeS + Z ® FeCl2 + T (3) FeCl3 + A ® Fe(NO3)3+ B (4) Fe + D(lấy dư) ® E + SO2 + H2O HDG. (1) Fe2(SO4)3 + 6KOH ® 3K2SO4 + 3K2SO4 (2) FeS + 2HCl ® FeCl2 + H2S (3) FeCl3 + 3AgNO3 ® Fe(NO3)3+ 3AgCl (4) 2Fe + 6H2SO4 đặc (lấy dư) ® Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O 1.2. Một học sinh cho vảo một cốc nước một ít muối NaCl vả cát rồi khuấy đều hỗn hợp. Muối tan và cát chìm xuống đáy cốc. Hai quá trình nào được học sinh đó sử dụng để lấy riêng biệt trở lại cát vả muối từ dung dịch trong cốc? HDG. Bước 1: Ta lấy cốc hỗn hợp (1) sau hòa tan, đổ qua phễu vảo một cốc sạch khác (2) đến khi cốc (1) chỉ còn lại phần rắn. Bước 2: Cô cạn cốc (2) ta thu được muối khan NaCl. 1.3. Để điếu chế oxi trong phòng thí nghiệm, bạn A thiết kế thí nghiệm như hình vẽ sau đây. Biểt rằng chất X là KMnO4. Sau khi xem hình, bạn B đưa ra các nhận xét: (a) Có thể thay chất X bằng CaCO3. (b) Có thể thu khí oxi bằng cách đẩy không khí và để ngửa bình thu. (c) Có thể thu khí oxi bằng cách đẩy không khí và để úp bình thu. (d) Phải làm khô khí oxi trước khi thu bằng cách đẩy nước. (e) Còn thiếu bông đặt ở đầu ống nghiệm chứa chất X. Em hãy giúp bạn A xác định các nhận xét nào đúng – sai (không cần giải thích). HDG. (a) Sai, vì CaCO3 CaO + CO2­ (b) Đúng, vì khí oxi nặng hơn không khí. (c) Sai. (d) Đúng, vì dùng bông đặt ở đầu ống nghiệm chứa chất X. (e) Đúng. 1.4. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Fe3O4, Al2O3, MgO trong dung dịch H2SO4 (loãng, lấy dư) thu được dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch B và kết tủa D. Nung D trong không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được chất rắn E. Thổi luồng khí CO (lấy dư) qua ống sứ chứa E nung nóng (ở 700 – 800oC) cho đến khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn G và khí X. Sục khí X vào dung dịch Ca(OH)2 thì thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Lọc bỏ Y, đun nóng dung dịch Z lại thấy kết tủa Y xuất hiện. Xác định thành phần hóa học của A, B, D, E, G, X, Y, Z và viết các phương trình hóa học minh họa. HDG. Fe3O4 + 4H2SO4 ® FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O Al2O3 + 3H2SO4 ® Al2(SO4)3 + 3H2O Þ dung dịch A chứa FeSO4 + Fe2(SO4)3 + H2SO4 dư MgO + H2SO4 ® MgSO4 + H2O Al2(SO4)3 + MgSO4 H2SO4 + 2NaOH ® Na2SO4 + 2H2O Al2(SO4)3 + 6NaOH ® 2Al(OH)3¯ + 3Na2SO4 Fe2(SO4)3 + 6NaOH ® 2Fe(OH)3¯ + 3Na2SO4 FeSO4 + 2NaOH ® Fe(OH)2¯ + Na2SO4 MgSO4 + 2NaOH ® Mg(OH)2¯ + Na2SO4 Þ Dung dịch B chứa Na2SO4 + NaAlO2 + NaOH dư Al(OH)3¯ + NaOH ® NaAlO2 + 2H2O Þ Kết tủa D chứa Fe(OH)3 + Fe(OH)2 + Mg(OH)2. Mg(OH)2 MgO + H2O 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O 4Fe(OH)2 + O2 2Fe2O3 + 4H2O Þ Chất rắn E chứa Fe2O3, MgO Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2 Þ Chất rắn G chứa Fe + MgO, CO2 + Ca(OH)2 ® CaCO3¯ + H2O khí X chứa CO2 + CO dư 2CO2 + Ca(OH)2 ® Ca(HCO3)2 Þ Kết tủa Y chứa CaCO3 Ca(HCO3)2 CaCO3¯ + CO2­ + H2O Þ Dung dịch Z chứa Ca(HCO3)2 Câu 2: (2,5 điểm) 2.1. Khi kim loại phản ứng với phi kim thành hợp chất, các electron di chuyển từ nguyên tử kim loại sang nguyên tử phi kim. Các mô hình sau biểu diễn nguyên tử Liti và nguyên tử Nitơ. Nguyên tử Li Nguyên tử N Hãy xác định điện tích của ion Liti, ion Nitơ, công thức phân tử của hợp chất sản phẩm và vẽ hình mô tả các ion trong phân tử sản phẩm đó. HDG. Li ® Li+ + e (điện tích của ion Li+ = +1); N + 3e ® N-3 (điện tích của ion N-3 = -3) ; Sản phẩm Li3N 2.2. Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol một hiđrocacbon mạch hở X thu được 896 ml khí CO2 (đktc) và 0,54 gam H2O. Xác định công thức phân tử và viết các công thức cấu tạo có thể có của X. HDG. Số mol CO2 = 0,04 Þ số mol H2O = 0,03 Þ Số C = 0,04 : 0,01 = 4 và số H = (0,03 : 0,01)×2 = 6 Þ Công thức X: C4H6 Þ 04 cấu tạo có thể: CH º C - CH2-CH3; CH3- C º C -CH3; CH2 = C = CH -CH3 và CH2= CH - CH =CH2. 2.3. Bốn chất hữu cơ có công thức phân tử: C2H2, C2H4, C2H6O, C2H4O2 được ký hiệu ngẫu nhiên A, B, C, D. Biết: - Chỉ có A phản ứng với Na kim loại giải phóng H2 và A tạo ra trực tiếp từ glucozơ nhờ sự lên men. - B và D đều phản ứng với H2 (Ni,to) tạo ra cùng sản phẩm và B có thể trùng hợp tạo PE. - C phản ứng với dung dịch NaHCO3 giải phóng CO2. Xác định công thức A, B, C, D và cấu tạo kèm theo. Viết các phương trình hóa học minh họa. HDG. * Chất A có công thức C2H6O Þ cấu tạo thu gọn C2H5OH C2H5OH + Na ® C2H5ONa + 1/2H2­ C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 * Chất B có công thức C2H4 Þ cấu tạo thu gọn CH2 = CH2 C2H4 + H2 C2H6 n(CH2 = CH2) PE * Chất C có công thức C2H4O2 Þ cấu tạo thu gọn CH3-COOH CH3-COOH + NaHCO3 ® CH3-COONa + CO2­+ H2O * Chất D có công thức C2H2 Þ cấu tạo thu gọn CH º CH Câu 3: (2,0 điểm) 3.1. Cho một luồng khí H2 (dư) đí qua ống sứ chứa 10,0 gam quặng hematit đốt nóng ở nhiệt độ cao, sau khi phản ứng kết thúc lấy chất rắn còn lại trong ống sứ đem hòa tan trong dung dịch HCl (dư) thoát ra 2,24 lít H2 (đktc). Cho rằng quặng hematit chỉ chứa Fe2O3 và các tạp chất trơ. a) Tính thành phần phần trăm Fe2O3 trong quặng. b) Cần bao nhiêu tấn quặng hematit trên để sản xuất được 1,0 tấn gang chứa 96% sắt. Biết hiệu suất của quá trình là 80%. HDG. a) Fe2O3 2Fe H2­ (0,1 mol) Þ số mol Fe2O3 = 0,05 ~ 8,0 gam Þ % = 80% b) Khối lượng Fe trong gang = 0,96 tấn Þ Fe2O3 = = 0,84 tấn Þ Quặng == 1,05 tấn 3.2. Hỗn hợp X gồm kim loại nhôm và sắt oxit chưa biết. Nung m gam X không có không khí đến phản ứng hoàn toàn (giả sử sắt oxit chỉ chuyển thành sắt) thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành 3 phần: - Phần 1: cho phản ứng với dung dịch NaOH (dư) thoát ra 1,68 lít H2 (đktc) và còn 12,6 gam chất rắn không tan. - Phần 2: cho phản ứng với H2SO4 (đặc, nóng, dư) thoát ra 27,72 lít SO2 (đktc) và dung dịch Z thu được chứa 263,25 gam muối sunfat. - Phần 3: có khối lượng nhiều hơn phần 1 là 8,05 gam. a) Tính m. b) Xác định công thức phân tử sắt oxit. HDG. Số mol H2 = 0,075; SO2 = 1,2375 mol 3FexOy + 2yAl yAl2O3 + 3xFe ; * Phần 1 phản ứng với NaOH ® H2­ Þ chất rắn sau phản ứng có Al2O3, Fe và Al dư Al + NaOH + H2O ® NaAlO2 + 3/2H2­ Þ số mol Al dư = 0,075 : 1,5 = 0,05 Al2O3 + 2NaOH ® 2NaAlO2 + H2O Þ chất rắn không tan là Fe = 12,6 gam ~ 0,225 mol Þ Al2O3 trong sản phẩm coi là a mol * Phần 2: 2Fe + 6H2SO4 ® Fe2(SO4)3 + 3SO2­ + 6H2O 2Al + 6H2SO4 ® Al2(SO4)3 + 3SO2­ + 6H2O Al2O3 + 3H2SO4 ® Al2(SO4)3 + 3H2O Nếu phần 2 có khối lượng bằng phần 1 thì SO2­ = (0,05 + 0,225)×1,5 = 0,4125 mol = Þ Khối lượng: phần 2 = 3×phần 1 Þ phần 2 có 0,15 mol Al + 0,675 mol Fe Þ muối sunfat = (+ 3a)×342 + (×400) = 263,25 gam Þ a = 0,1 mol Þ Khối lượng phần 1 = (0,05×27) + (0,225×56) + (0,1×102) = 24,15 gam Þ Khối lượng phần 2 = 24,15×3 = 72,45 gam Þ Khối lượng phần 3 = 24,15 + 8,05 = 32,20 gam Þ m = (24,15 ×4) + 32,20 = 128,8 gam b) Tỷ lệ: == Þ = = Þ Công thức sắt oxit: Fe3O4 Câu 4: (2,0 điểm) 4.1. Hỗn hợp A gồm metan và chất hữu cơ X (tỷ khối hơi của X so với hyđro nhỏ hơn 18). Đốt cháy hoàn toàn V lít A, sản phẩm là CO2 + H2O được hấp thụ hết bằng dung dịch Ba(OH)2 dư tách ra 70,92 gam kết tủa. Xác định công thức phân tử có thể có của X. Biết 11,52 gam oxi đo trong cùng điều kiện với A có thể tích là V. HDG. CO2 + Ba(OH)2 ® BaCO3¯ + H2O Þ Số mol CO2 = BaCO3 = 0,36 Số mol A = 11,52 : 32 = 0,36 Þ Số = 0,36 : 0,36 = 1 Þ phân tử X chứa 1 nguyên tử C Þ X có thể là: CH3OH, HCHO, HCOOH Þ X < 36 nên X là CH3OH (32), HCHO (30). 4.2. Một loại chất béo có thành phần gồm (RCOO)3C3H5 và một lượng nhỏ axit béo tự do RCOOH. Để xà phòng hóa hoàn toàn 9,184 kg chất béo trên cần vừa đủ 1,24 kg NaOH thu được 0,92 kg glyxerol và m kg muối của các axit béo. a) Tính m. b) Tính khối lượng xà phòng bánh có thể thu được từ m kg hỗn hợp các muối trên. Biết muối của các axit béo chiếm 72% khối lượng của xà phòng. HDG. a) Bảo toàn khối lượng: Chất béo + NaOH ® Muối + glyxerol Þ m = 9,184 + 1,24 – 0,92 = 9,504 kg b) Khối lượng xà phòng = 9,504 : 0,72 = 13,2 kg 4.3. Hỗn hợp khí A gồm hyđrocacbon X và 728 ml O2 chứa trong bình kín. Đun nóng A đến khi phản ứng oxi hóa kết thúc, dẫn các sản phẩm sau phản ứng qua bình chứa dung dịch nước vôi trong dư thu được 2,0 gam kết tủa và còn 56 ml một chất khí duy nhất không bị hấp thụ. Xác định công thức phân tử của hyđrocacbon X, biết khối lượng mol của X < 32 g/mol và các thể tích khí đều đo ở đktc. HDG. CO2 + Ca(OH)2 ® CaCO3¯ + H2O Þ Số mol CO2 = CaCO3 = 0,02; O2 dư = 0,0025 mol Þ O2 phản ứng = 0,0325 – 0,0025 = 0,03 mol Þ H2O = (0,03×2) – (0,02×2) = 0,02 mol Þ Tỷ lệ CO2 : H2O = 1 : 1 Þ C : H = 1 : 2 Þ C2H4 (M < 32)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTP HCM 2017.doc
Tài liệu liên quan