Đề thi tuyến sinh vảo lớp 10 THPT chuyên Phan Bội Châu 2017 môn thi: Hóa học

Câu 4: (3,0 điểm)

Cho hình vẽ điều chế oxi trong phòng thí nghiệm:

 Viết phương trình hóa học của phản ứng.

 Vì sao có thể thu khí oxi bằng phương pháp đẩy nước?

 Vì sao miệng ống nghiệm đựng KMnO4 lắp hơi nghiêng xuống?

 Nêu vai trò của bông khô ở miệng ống nghiệm.

 Khi dừng thí nghiệm nên tắt đèn cồn trước hay tháo ống dẫn khí ra trước? Vì sao?

HDG.

  2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2

  O2 không tan trong nước nên có thể thu nó bằng cách đẩy nước.

  Hơi nước có thể tạo thành khi đun nóng và bị ngưng tụ thành nước lỏng, lắp ống nghiệm hơi chúc miệng xuống để các giọt nước không chảy về đáy ống nghiệm nơi có nhiệt độ cao gây nứt đáy ống.

  Bông khô đặt ở miệng ống nghiệm để giữ hơi nước không lẫn với O2 thoát ra.

  Khi dừng thí nghiệm, ống nghiệm đang nóng, nên tháo ống dẫn khí trước; vì nếu tắt đèn cồn trước  nhiệt độ không khí trong ống giảm  áp suất giảm  hút nước từ chậu vào ống  nứt vỡ ống nghiệm.

 

doc5 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 786 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyến sinh vảo lớp 10 THPT chuyên Phan Bội Châu 2017 môn thi: Hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VẢ ĐẢO TẠO TỈNH NGHỆ AN KÌ THI TUYẾN SINH VẢO LỚP 10 THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU 2017 ĐÊ CHÍNH THỨC Môn thi: HÓA HỌC Thời gian lảm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 06 câu và 02 trang) Câu 1. (3,0 điểm) Viết 01 phương trình hỏa học của phản ứng giữa các chất sau với tỉ lệ mol đã cho (các phản ứng là hoàn toàn, vừa đủ) a) SO2 + Ca(OH)2 ® b) Ba(HCO3)2 + NaOH ® c) P + Cl2 ® d) Ca3(PO4)2 + H2SO4 ® e) H3PO4 + KOH ® g) CO2 + NaOH ® Câu 2: (3,0 điểm) Chọn các chất A, B, C, D thích hợp vả hoàn thành chuỗi phản ứng bằng phương trình hóa học (ghi điều kiện của phản ứng nểu có). Biết A là thành phần chính của quặng pirit sắt A B C D Fe FeCl2 Fe(NO3)2 Fe(NO3)3 Câu 3: (3,0 điểm) Xác định các chất hữu cơ A, B, C, D và viết phương trình hóa học (ở dạng công thửc cẩu tạo thu gọn đối với hợp chất hữu cơ) để thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau (ghi rỏ điều kiện phàn ứng nếu có) Câu 4: (3,0 điểm) Cho hình vẽ điều chế oxi trong phòng thí nghiệm: - Viết phương trình hóa học của phản ứng. - Vì sao có thể thu khí oxi bằng phương pháp đẩy nước? - Vì sao miệng ống nghiệm đựng KMnO4 lắp hơi nghiêng xuống? - Nêu vai trò của bông khô ở miệng ống nghiệm. - Khi dừng thí nghiệm nên tắt đèn cồn trước hay tháo ống dẫn khí ra trước? Vì sao? Câu 5. (4,0 điểm) 1. Cho từ từ đến hết 100 ml dung dịch FeCl2 0,5M vào 100 ml dumg dịch AgNO3 1,2M. Sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa và dung dịch chứa các muối. a) Viết phương trình hóa học của phản ứng. b) Tìm giá trị của m. 2. Cho 175 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào 100 ml dung dịch Mg(HCO3)2 1M. Sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa. a) Viết phương trình hóa học của phản ứng. b) Tìm giá trị của m. Câu 6. (4,0 điểm) 1. A là hyđrocacbon mạch hở, ở thể khí trong điều kiện thường. Đốt cháy hoàn toàn A bằng khí oxi (vừa đủ) thì thể tổng tích khí và hơi của sản phẩm cháy bằng tổng thể tích các khí phản ứng (đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của A. 2. Thể tích rượu etylic 39o thu được khi lên men m (kg) mùn cưa chứa 81% Xenlulozơ là 11,06 lít. Biết khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8 g/ml; hiệu suất của quá trình là 75%. Tìm giá trị của m. 3. Cho 19,8 gam hỗn hợp hai axit HCOOH và CH3COOH (có tỷ lệ mol tương ứng là 3 : 1) tác dụng với 20,7 gam rượu etylic, hiệu suất các phản ứng este hóa đều là 75%. a) Tính khối lượng este thu được sau phản ứng. b) Đem hỗn hợp sau phản ứng hóa este cho tác dụng hết với 250 ml dung dịch NaOH 2M, kết thúc phản ứng cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam chất rắn khan. ----------------HẾT --------------- Chú ý: Học sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và máy tính cá nhân đơn giản theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giám thị không giải thích gì thêm. HƯỚNG DẪN GIẢI Câu 1. (3,0 điểm) Viết 01 phương trình hỏa học của phản ứng giữa các chất sau với tỉ lệ mol đã cho (các phản ứng là hoàn toàn, vừa đủ) a) SO2 + Ca(OH)2 ® b) Ba(HCO3)2 + NaOH ® c) P + Cl2 ® d) Ca3(PO4)2 + H2SO4 ® e) H3PO4 + KOH ® g) CO2 + NaOH ® HDG. a) SO2 + Ca(OH)2 ® CaSO3¯ + H2O b) Ba(HCO3)2 + NaOH ® BaCO3¯ + NaHCO3 + H2O c) P + Cl2 ® d) Ca3(PO4)2 + H2SO4 ® 2CaHPO4¯ + CaSO4. e) H3PO4 + KOH ® KH2PO4 + H2O g) CO2 + NaOH ® NaHCO3 Câu 2: (3,0 điểm) Chọn các chất A, B, C, D thích hợp vả hoàn thành chuỗi phản ứng bằng phương trình hóa học (ghi điều kiện của phản ứng nểu có). Biết A là thành phần chính của quặng pirit sắt A B C D Fe FeCl2 Fe(NO3)2 Fe(NO3)3 HDG. Có thể có nhiều đáp án đúng ở 3 chuyển hóa (2), (3), (4). Ví dụ: FeS2 Fe2O3 Fe3O4 FeO Fe FeS2 Fe2O3 FeCl3 Fe2(SO4)3 Fe FeS2 Fe2O3 Fe2(SO4)3 FeCl3 Fe 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2 (1) Fe2O3 + 3H2SO4 ® Fe2(SO4)3 + 3H2O (2) Fe2(SO4)3 + 3BaCl2 ® 2FeCl3 + 3BaSO4¯ (3) 2FeCl3 + 3Mg ® 3MgCl2 + 2Fe (4) Fe + 2HCl ® FeCl2 + H2­ (5) FeCl2 + 2AgNO3 ® Fe(NO3)2 + 2AgCl¯ (6) Fe(NO3)2 + 2HNO3 (đặc) ® Fe(NO3)3 + NO2 + H2O (7) Fe(NO3)3 + Fe ® Fe(NO3)2 (8) Câu 3: (3,0 điểm) Xác định các chất hữu cơ A, B, C, D và viết phương trình hóa học (ở dạng công thửc cẩu tạo thu gọn đối với hợp chất hữu cơ) để thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau (ghi rỏ điều kiện phàn ứng nếu có) HDG. CH3COONa + NaOH CH4 + Na2CO3 (1) 2CH4 HC º CH + 3H2 (2) C2H2 + H2 C2H4 (3) nCH2 = CH2 (PE) (4) C2H2 + HCl CH2=CH-Cl (5) nCH2=CH-Cl (PVC) (6) HC º CH + HC º CH H2C = C - HC º CH (7) Vinyl axetilen H2C = C - HC º CH + H2 H2C = CH - HC = CH2 (8) Buta-1,3-đien nH2C = CH - HC = CH2 (9) Caosu buna Câu 4: (3,0 điểm) Cho hình vẽ điều chế oxi trong phòng thí nghiệm: - Viết phương trình hóa học của phản ứng. - Vì sao có thể thu khí oxi bằng phương pháp đẩy nước? - Vì sao miệng ống nghiệm đựng KMnO4 lắp hơi nghiêng xuống? - Nêu vai trò của bông khô ở miệng ống nghiệm. - Khi dừng thí nghiệm nên tắt đèn cồn trước hay tháo ống dẫn khí ra trước? Vì sao? HDG. - 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2­ - O2 không tan trong nước nên có thể thu nó bằng cách đẩy nước. - Hơi nước có thể tạo thành khi đun nóng và bị ngưng tụ thành nước lỏng, lắp ống nghiệm hơi chúc miệng xuống để các giọt nước không chảy về đáy ống nghiệm nơi có nhiệt độ cao gây nứt đáy ống. - Bông khô đặt ở miệng ống nghiệm để giữ hơi nước không lẫn với O2 thoát ra. - Khi dừng thí nghiệm, ống nghiệm đang nóng, nên tháo ống dẫn khí trước; vì nếu tắt đèn cồn trước Þ nhiệt độ không khí trong ống giảm Þ áp suất giảm Þ hút nước từ chậu vào ống Þ nứt vỡ ống nghiệm. Câu 5. (4,0 điểm) 1. Cho từ từ đến hết 100 ml dung dịch FeCl2 0,5M vào 100 ml dumg dịch AgNO3 1,2M. Sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa và dung dịch chứa các muối. a) Viết phương trình hóa học của phản ứng. b) Tìm giá trị của m. 2. Cho 175 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào 100 ml dung dịch Mg(HCO3)2 1M. Sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa. a) Viết phương trình hóa học của phản ứng. b) Tìm giá trị của m. HDG. 1. a) Số mol FeCl2 = 0,05; AgNO3 = 0,12 Þ Ag+ > 2×Fe2+ FeCl2 + 2AgNO3 ® Fe(NO3)2 + 2AgCl¯ Fe(NO3)2 + AgNO3 ® Fe(NO3)3 + Ag¯ b) Phản ứng tạo ra AgCl¯ = 0,1 mol ; Fe(NO3)2 = 0,05 mol và AgNO3 dư = 0,02 mol phản ứng tiếp tạo ra 0,02 mol Ag Þ m = (143,5×0,1) + (108×0,02) = 16,51 gam hoặc bảo toàn Ag Þ m = (108×0,12) + (35,5×0,1) = 16,51 gam 2. a) Số mol Ba(OH)2 = 0,175 > Mg(HCO3)2 = 0,10 nên Ba(OH)2 có dư: Ba(OH)2 + Mg(HCO3)2 ® BaCO3¯ + MgCO3¯ + 2H2O 0,1 0,1 0,1 0,1 Þ Ba(OH)2 còn = 0,075 mol Ba(OH)2 + MgCO3 ® BaCO3¯ + Mg(OH)2¯ 0,075 0,075 0,075 0,075 b) Phản ứng tạo ra BaCO3¯ = 0,1 + 0,075 = 0,175 mol và MgCO3¯ còn = 0,1 – 0,075 = 0,025 mol kẻm theo Mg(OH)2¯ = 0,075 mol Þ m = (197×0,175) + (84×0,025) + (58×0,075) = 40,925 gam HOẶC: các ion kim loại bị kết tủa hết nên bảo toàn kim loại và bảo toàn CO3 ta có: Khối lượng kim loại = (137×0,175) + (24×0,1) = 26,375 gam Khối lượng CO3 = (60×2×0,1) = 12,0 gam Bảo toàn điện tích: điện tích dương = (0,175 + 0,1)×2 = 0,55 điện tích âm = 0,1×2×2 = 0,40 Þ phần điện tích âm còn lại của OH = 0,15 Þ khối lượng OH = 0,15×17 = 2,55 gam Þ m = 26,375 + 12,0 + 2,55 = 40,925 gam HOẶC: có thể tìm m theo cách sau: Ba(OH)2 ® Ba + 2OH Mg(HCO3)2 ® Mg + 2HCO3 0,175 0,175 0,35 0,1 0,1 0,2 HCO3 + OH ® CO3 + H2O Mg + 2OH ® Mg(OH)2¯ (kết tủa trước) 0,2 02 0,2 0,075 0,15 0,075 Ba + CO3 ® BaCO3¯ Mg + CO3 ® MgCO3¯ 0,175 0,175 0,175 0,025 0,025 0,025 Þ m = (197×0,175) + (84×0,025) + (58×0,075) = 40,925 gam CHÚ Ý: Tích số tan KS= 5,5×10-12 << KS= 2,0×10-4 Câu 6. (4,0 điểm) 1. A là hyđrocacbon mạch hở, ở thể khí trong điều kiện thường. Đốt cháy hoàn toàn A bằng khí oxi (vừa đủ) thì thể tổng tích khí và hơi của sản phẩm cháy bằng tổng thể tích các khí phản ứng (đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của A. 2. Thể tích rượu etylic 39o thu được khi lên men m (kg) mùn cưa chứa 81% Xenlulozơ là 11,06 lít. Biết khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8 g/ml; hiệu suất của quá trình là 75%. Tìm giá trị của m. 3. Cho 19,8 gam hỗn hợp hai axit HCOOH và CH3COOH (có tỷ lệ mol tương ứng là 3 : 1) tác dụng với 20,7 gam rượu etylic, hiệu suất các phản ứng este hóa đều là 75%. a) Tính khối lượng este thu được sau phản ứng. b) Đem hỗn hợp sau phản ứng hóa este cho tác dụng hết với 250 ml dung dịch NaOH 2M, kết thúc phản ứng cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam chất rắn khan. HDG. 1. CxHy + O2 ® xCO2 + H2O Þ 1 + = x + Þ y = 4 Þ X có thể là CH4, C2H4, C3H4 và C4H4 (ở thể khí trong điều kiện thường) Cấu tạo: ; ; HC º C - CH3 ; HC º C - CH = CH2 2. (C6H10O5)n nC6H12O6 2nC2H5OH Þ 11,06 = Þ m = 10,0 (kg) 3. a) Nếu số mol CH3COOH = x thì (46×3x) + 60x = 19,8 Þ x = 0,1 mol và HCOOH = 0,3 mol Số mol C2H5OH = 0,45 > 0,4 Þ C2H5OH dư = 0,05 mol Þ este tính theo axit Bảo toàn khối lượng: khối lượng este = [19,8 + (0,4×46) – (0,4×18)]×0,75 = 23,25 gam b) NaOH phản ứng với este và axit = số mol axit = 0,4 Þ NaOH dư = 0,1 mol Chất rắn khan là muối HCOONa + CH3COONa và NaOH dư = (0,3×68) + (0,1×82) + (0,1×40) = 32,6 gam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghệ An 2017.doc
Tài liệu liên quan