Câu 11: Một ôtô khối lượng m = 1200 kg, chuyển động với vận tốc 36 km/h trên chiếc cầu vòm cong lên coi như cung tròn bán kính R = 50m. Áp lực của ôtô và mặt cầu tại điểm cao nhất là
A. N = 14400 N. B. N = 12000 N. C. N = 9600 N. D. N = 9200 N.
Câu 12: Khi đẩy tạ, muốn quả tạ bay xa nhất thì người vận động viên phải ném tạ hợp với phương ngang một góc
A. 30o B. 45o C. 0o D. 90o
Câu 13: Một vật được ném lên từ mặt đất với vận tốc ban đầu vo = 10m/s và góc ném α = 60o. Lấy g = 10m/s2. Tầm xa và tầm bay cao của vật là
A. L = 8,66m; H = 3,75m. B. L = 3,75m; H = 8,66m.
C. L = 3,75m; H = 4,33m. D. L = 4,33m; H = 3,75m.
6 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3809 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề trắc nghiệm vật lí 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Lực hấp dẫn phụ thuộc
A. khối lượng và khoảng cách giữa các vật. B. thể tích của vật.
C. môi trường giữa các vật. D. khối lượng riêng của các vật.
Câu 2: Chọn công thức đúng.
A. s = vot + at2. B. C. D.
Câu 3: Một chiếc xe có khối lượng 2,5 tấn chuyển động trên đường nằm ngang với hệ số ma sát lăn μ = 0,1. Lấy g = 10 m/s2. Lực ma sát lăn khi đó có độ lớn là
A. 1250 N B. 1,25 N C. 500 N D. 2500 N
Câu 4: Lực đàn hồi xuất hiện khi
A. Vật chuyển động có gia tốc. B. Vật có tính đàn hồi bị biến dạng.
C. Vật bị biến dạng dẻo. D. Vật chuyển động đều hoặc đứng yên.
Câu 5: Một hòn bi được thả rơi tự do, sau 3 s vật chạm đất. Lấy g = 10 m/s2. Quảng đường hòn bi đã rơi là
A. 15 m B. 20 m C. 45 m D. 100 m.
Câu 6: Một vật có khối lượng 5 kg đang đứng yên. Khi chịu tác dụng của một lực 10 N thì vật sẽ chuyển động với gia tốc
A. a = 50 m/s2 B. a = 2 m/s2 C. a = 0,5 m/s2 D. a = 15 m/s2
Câu 7: Hai tàu thủy có khối lượng m1 = m2 = 40 000 kg ở cách nhau 400 m. Lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn là
A. 4.10-5N B. 4.10-7N C. 6,67.10-5N D. 6,67.10-7N
Câu 8: Khi vật chuyển động tròn đều, lực hướng tâm là
A. một trong các lực tác dụng vào vật.
B. thành phần hướng vào tâm của trong lực.
C. nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của vật.
D. hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật.
Câu 9: Vật chịu tác dụng của một lực không đổi về hướng và độ lớn thì
A. Vật đứng yên. B. Vật chuyển động thẳng đều.
C. Vật chuyển động tròn đều. D. Vật chuyển động thẳng biến đổi đều.
Câu 10: Một xe buýt đang chạy trên đường, nếu đột ngột tăng tốc thì các hành khách sẽ
A. Chúi người về phía trước. B. Ngã người về phía sau.
C. Không thay đổi trang thái. D. Ngã sang người bên cạnh.
Câu 11: Chọn câu SAI.
A. Gia tốc rơi tự do có độ lớn như nhau ở mọi nơi trên Trái đất.
B. Vật rơi tự do theo phương thẳng đứng.
C. Trong chân không, các vật rơi như nhau.
D. Sự rơi tự do là chuyển động nhanh dần đều.
Câu 12: Chọn câu đúng.
A. Các lực trực đối luôn cân bằng nhau.
B. Khi một vật đứng yên ta có thể kết luận rằng không có lực nào tác dụng lên vật.
C. Khi một vật chuyển động thẳng đều thì hợp lực tác dụng lên vật bằng không.
D. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn phẳng nằm ngang là do lực ma sát nghỉ.
Câu 13: Đoạn thẳng nào dưới đây là cánh tay đòn của của lực?
A. Khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
B. Khoảng cách từ vật đến giá của lực.
C. Khoảng cách từ trục quay đến vật.
D. Khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.
Câu 14: Một ôtô đang chuyển động với tốc độ 18 km/h thì tăng tốc, chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 10 s, ôtô đạt tốc độ 72 km/h. Gia tốc của ôtô là
A. 5,4 m/s2 B. 15 m/s2 C. 1,5 m/s2 D. 54 m/s2
Câu 15: Điều kiện nào là đủ để 3 lực tác dụng lên cùng một vật là cân bằng?
A. Ba lực đồng quy và đồng phẳng.
B. Ba lực bằng nhau và đồng quy.
C. Hợp lực của hai lực cân bằng với lực thứ ba.
D. Ba lực đồng phẳng và bằng nhau.
Câu 16: Một chiếc thuyền đi xuôi dòng với vận tốc 2,5 m/s so với nước. Biết vận tốc của nước so với bờ là 0,5 m/s. Vận tốc của thuyền so với bờ là
A. 3m/s B. 2,5 m/s C. 2 m/s D. 1,5 m/s
Câu 17: Lực và phản lực là hai lực
A. Tác dụng vào hai vật khác nhau. B. Có thể không cùng phương.
C. Có độ lớn không bằng nhau. D. Tác dụng vào cùng một vật.
Câu 18: Lực ma sát trượt
A. chỉ xuất hiện khi vật chuyển động chậm dần.
B. tỉ lệ thuận với vận tốc của vật.
C. có độ lớn tỉ lệ với áp lực N.
D. tỉ lệ thuận với diện tích mặt tiếp xúc.
Câu 19: Chọn phát biểu SAI.
A. Chuyển động tròn đều có tốc độ trung bình như nhau trên mọi cung tròn.
B. Chuyển động thẳng đều có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quảng đường.
C. Chuyển động thẳng biến đổi đều có gia tốc là đại lượng không đổi.
D. Sự rơi tự do có vận tốc không đổi.
Câu 20: Một vật lúc đầu nằm trên mặt phẳng nghiêng nhám. Khi đó, áp lục của vật lên mặt phẳng nghiêng sẽ
A. không thể kết luận được. B. nhỏ hơn trọng lực của vật.
C. bằng trọng lực của vật. D. Lớn hơn trọng lực của vật.
II. TỰ LUẬN
Bài 1. Vật có khối lượng m = 20kg trượt đều trên sàn nằng ngang với lực kéo F = 60N hợp với phương ngang góc 30o. Tìm hệ số ma sát trượt. Lấy g = 10m/s2.
Bài 2. Một ô tô có khối lượng m = 1 tấn đang chuyển động với tốc độ 36 km/h thì tăng tốc, chuyển động nhanh dần đều. Sau 5s, tốc độ của ô tô là 72 km/h. Hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là μ = 0,2. Lấy g = 10 m/s2.
a. Tính gia tốc của ô tô.
b. Tính độ lớn lực phát động của ô tô.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN VẬT LÝ 10
Thời gian làm bài 45 phút
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Một vật chịu tác dụng của ba lực F1, F2, F3 song song, vật sẽ cân bằng nếu
A. Hợp lực của ba lực bằng không B. Ba lực có độ lớn bằng nhau
C. Một lực ngược chiều với hai lực còn lại D. Một lực có độ lớn bằng tổng hai lực kia
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trọng lực là lực hút của mặt trời tác dụng vào Trái Đất.
B. Trọng lực luôn luôn bằng trọng lượng trong mọi trường hợp.
C. Trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn.
D. Trọng lực là lực hút của mặt trăng tạo nên thủy triều.
Câu 3: Nếu giảm khối lượng một vật đi 2 lần và giữ nguyên khối lượng vật kia, đồng thời giảm khoảng cách giữa chúng 2 lần thì lực hấp dẫn giữa hai vật sẽ
A. Tăng lên 4 lần B. Tăng lên 2 lần C. Giảm 4 lần D. Giữ nguyên như cũ.
Câu 4: Phải treo một vật có khối lượng bằng bao nhiêu vào lò xo có độ cứng k = 200N/m để nó giãn ra thêm 50cm?
A. 100 N B. 10000 N C. 10 N D. 1000 N
Câu 5: Người ta dùng búa đóng một cái đinh vào một khúc gỗ. Lực do đinh tác dụng vào búa và lực do búa tác dụng vào đinh
A. khác nhau tùy theo độ dịch chuyển của đinh nhiều hay ít.
B. bằng nhau về độ lớn.
C. cân bằng nhau vì ngược hướng và cùng độ lớn.
D. khác nhau vì năng lượng bị tiêu hao một phần do nhiệt.
Câu 6: Cho ba lực đồng quy cùng nằm trong một mặt phẳng, có độ lớn F bằng nhau và từng đôi một làm thành góc 120o. Hợp lực của chúng là
A. 0 B. 2F C. 3F D. F
Câu 7: Một người thực hiện động tác nằm sấp, chống tay xuống sàn nhà để nâng người lên. Hỏi sàn nhà đẩy người đó như thế nào?
A. Đẩy xuống B. Đẩy lên C. Đẩy sang bên D. Không đẩy gì cả
Câu 8: Một vật đứng yên dưới tác dụng của 3 lực F1 = 10N, F2 = 15N, F3 = 20N. Nếu bỏ đi lực F3 thì tổng hợp lực do F1 và F2 tác dụng lên vật có giá trị bằng bao nhiêu?
A. 45 N B. 25 N C. 5 N D. 20 N
Câu 9: Một vật có khối lượng là 40 kg, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều và sau khi đi được 100m thì có vận tốc là 10 (m/s). Lực tác dụng vào vật là
A. 10 N B. 20 N C. 30 N D. 40 N
Câu 10: Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính
A. Vật tiếp tục chuyển động khi tất cả các lực tác dụng lên vật mất đi.
B. Vật rơi tự do từ trên cao xuống không ma sát.
C. Vật chuyển động theo đường tròn.
D. Vật tiếp tục chuyển động trên một đường thẳng.
Câu 11: Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1 = F2 = 10N. Độ lớn của hợp lực khi chúng hợp với nhau một góc 60o là
A. 10 N B. 17,3 N C. 8,66 N D. 20 N
Câu 12: Người ta treo một vật vào một lò xo có độ cứng k = 50 N/m thấy lò xo dãn ra được thêm 20 cm. Lấy g = 10m/s2. Khối lượng của vật là:
A. 1 kg B. 2 kg C. 100 kg D. 20 kg
Câu 13: Chọn câu SAI.
A. Lực ma sát trượt xuất hiện vuông góc với mặt tiếp xúc của vật.
B. Lực ma sát trượt xuất hiện ở mặt tiếp xúc khi hai vật trượt trên bề mặt của nhau.
C. Lực ma sát trượt tác dụng lên vật luôn ngược hướng với vận tốc tương đối của vật đối với bề mặt.
D. Độ lớn của lực ma sát trượt tỉ lệ thuận với áp lực của vật lên bề mặt.
Câu 14: Một chất điểm chuyển động tròn đều thì lực hướng tâm có
A. hướng không thay đổi B. độ lớn bằng không
C. độ lớn không thay đổi D. độ lớn luôn thay đổi
Câu 15: Điều gì xãy ra đối với hệ số ma sát giữa hai mặt xúc nếu lực ép hai mặt đó tăng lên?
A. Không biết được B. giảm đi C. Không thay đổi D. tăng lên
Câu 16: Phương trình chuyển động của một vật trên một đường thằng là x = 100 + 10t + 2t2 (m, s). Thông tin nào sau đây là đúng?
A. Vật chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a = 2m/s2.
B. Quãng đường đi được sau 5s đầu là 100m.
C. Vật chuyển động đều với vận tốc là v = 10m/s.
D. Vật chuyển động chậm dần đều với gia tốc a = 4m/s2.
Câu 17: Một vật có khối lợng m = 0,5kg đặt trên mặt phẳng nằm ngang đợc kéo bằng lực 2N theo phương ngang. Hệ số ma sát là 0,25. Lấy g = 10 m/s2. Gia tốc của vật có độ lớn là
A. 1,5 m/s2 B. 4 m/s2 C. 1 m/s2 D. 2,5 m/s2
Câu 18: Một lò xo có độ dài tự nhiên 25cm, khi bị nén lò xo dài 16cm và lực đàn hồi của nó bằng 9N. Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bị nén bằng 18N thì chiều dài của lò xo bằng
A. 25 cm B. 7 cm C. 9 cm D. 16 cm
Câu 19: Thả một viên bi trên mặt phẳng nghiêng cố định. Gọi g là gia tốc trọng trường, α là góc nghiêng của mặt phẳng so với mặt phẳng ngang. Bỏ qua ma sát. Biểu thức gia tốc của vật là
A. a = gcosα B. a = gsinα C. a = gsinαcosα D. a = gsin2α
Câu 20: Hai vật cách nhau một khoảng R. Lực hấp dẫn giữa chúng là F, để lực hấp dẫn giữa chúng tăng lên 4 lần thì khoảng cách giữa hai vật bằng
A. 2R B. R/2 C. R/4 D. 4R
B. Tự luận
Bài 1: Một vật có khối lượng m = 40kg bắt đầu trượt trên sàn nhà dưới tác dụng của một lực nằm ngang F = 200N. Hệ số ma sát giữa vật và sàn µ = 0,25. Lấy g =10m/s2. Hãy tính:
a. Gia tốc chuyển động của vật.
b. Vận tốc của vật ở cuối giây thứ 3.
c. Đoạn đường mà vật đi được trong giây thứ 3.
Bài 2: Một vật được đặt ở mép một chiếc bàn xoay, cho biết bàn hình tròn, có bán kính r = 0,5m, vận tốc quay của bàn là 10 vòng/s, lấy g = 10 m/s2. Hệ số ma sát nghỉ cực đại giữa vật và bàn là μn = 0,4. Hỏi vật có văng ra khỏi bàn không?
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN VẬT LÝ 10
Thời gian làm bài 45 phút
A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Một vật rơi tự do từ độ cao 80m. Quãng đường vật rơi được trong 2s và trong giây thứ 2 là
A. 20m và 15m. B. 45m và 20m. C. 20m và 10m. D. 20m và 35m.
Câu 2: Câu nào là SAI.
A. Gia tốc hướng tâm chỉ đặc trưng cho độ lớn của vận tốc.
B. Gia tốc trong chuyển động thẳng đều bằng không.
C. Gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều không đổi về hướng và cả độ lớn.
D. Gia tốc là một đại lượng véctơ.
Câu 3: Một vật có khối lượng m = 50kg bắt đầu chuyển động nhanh dần đều và sau khi đi được 50cm thì có vận tốc là 0,7 m/s. Lực tác dụng vào vật có độ lớn là
A. 245 N B. 24,5 N C. 2,45 N D. 59 N
Câu 4: Lấy tay ép một quyển sách vào tường. Sách đứng yên và chịu tác dụng của
A. 4 lực, trong đó có một lực ma sát nghỉ. B. 5 lực, trong đó có hai lực ma sát nghỉ.
C. 6 lực, trong đó có hai lực ma sát nghỉ. D. 6 lực, trong đó có một lực ma sát nghỉ.
Câu 5: Trong chuyển động ném ngang, khi vận tốc ban đầu tăng gấp hai thì thời gian rơi của vật sẽ
A. Không đổi. B. Giảm một nửa. C. Tăng gấp hai. D. Một kết quả khác.
Câu 6: Lực ma sát phụ thuộc vào
A. trạng thái bề mặt và diện tích mặt tiếp xúc.
B. diện tích bề mặt tiếp xúc và vật liệu.
C. vật liệu và trạng thái bề mặt tiếp xúc.
D. trạng thái bề mặt tiếp xúc, diện tích mặt tiếp xúc và vật liệu.
Câu 7: Hai vật A và B giống nhau, cùng khối lượng đang ở cùng độ cao. Cùng một lúc, vật A được ném ngang, vật B được thả rơi tự do không vận tốc đầu. Bỏ qua sức cản của không khí, thì
A. Vật A chạm đất trước. B. Vật B chạm đất trước.
C. Hai vật chạm đất cùng lúc. D. Chưa thể rút ra kết luận.
Câu 8: Ngài Albert Eisntein với khối lượng 80Kg đứng trong buồng một chiếc thang máy đang đi xuống chuyển động chậm dần đều theo phương thẳng đứng với gia tốc 2,5m/s2. Lấy 10m/s2, tính trọng lượng biểu kiến của ngài.
A. 200N B. 600N C. 800N. D. 1000N
Câu 9: Câu nào sau đây SAI. Trong giới hạn đàn hồi
A. Lực đàn hồi luôn hướng về vị trí cân bằng.
B. Hệ số đàn hồi tỉ lệ thuận với lực đàn hồi.
C. Lực đàn hồi tỉ lệ thuận với độ biến dạng.
D. Hệ số đàn hồi phụ thuộc vào bản chất và kích thước của vật đàn hồi.
Câu 10: Cho hệ hai vật nối nhau bằng sợi dây nhẹ không giãn vắt qua ròng rọc cố dịnh, khối lượng ròng rọc không đáng kể. m1 = 1,5 kg, m2 = 1 kg, g = 10 m/s2. Bỏ qua ma sát. Độ lớn gia tốc của mỗi vật là
A. 2 m/s2 B. 1 m/s2 C. 4 m/s2 D. 1,5 m/s2.
Câu 11: Một ôtô khối lượng m = 1200 kg, chuyển động với vận tốc 36 km/h trên chiếc cầu vòm cong lên coi như cung tròn bán kính R = 50m. Áp lực của ôtô và mặt cầu tại điểm cao nhất là
A. N = 14400 N. B. N = 12000 N. C. N = 9600 N. D. N = 9200 N.
Câu 12: Khi đẩy tạ, muốn quả tạ bay xa nhất thì người vận động viên phải ném tạ hợp với phương ngang một góc
A. 30o B. 45o C. 0o D. 90o
Câu 13: Một vật được ném lên từ mặt đất với vận tốc ban đầu vo = 10m/s và góc ném α = 60o. Lấy g = 10m/s2. Tầm xa và tầm bay cao của vật là
A. L = 8,66m; H = 3,75m. B. L = 3,75m; H = 8,66m.
C. L = 3,75m; H = 4,33m. D. L = 4,33m; H = 3,75m.
Câu 14: Kim giờ của một đồng hồ dài bằng 3/4 kim phút. Tỉ số giữa tốc độ góc của kim giờ so với kim phút và tỉ số giữa tốc độ dài của đầu mút hai kim tương ứng là
A. 1/12; 1/16. B. 12/1; 16/1. C. 1/12; 1/9. D. 12/1; 9/1.
Câu 15: Một người thợ xây ném một viên gạch theo phương thẳng đứng cho một người khác ở trên tầng cao 4m. Người này chỉ việc giơ tay ngang ra là bắt được viên gạch. Lấy g = 10m/s2. Để cho vận tốc viên gạch lúc người kia bắt được bằng không thì vận tốc ném là
A. v = 6,32 m/s. B. v = 6,32 m/s. C.v = 8,94 m/s. D. v= 8,94 m/s.
Câu 16: Hai người đi bộ theo một chiều trên một đường thẳng AB, cùng suất phát tại vị trí A, với vận tốc lần lượt là 1,5m/s và 2,0m/s, người thứ hai đến B sớm hơn người thứ nhất 5 phút 30 giây. Quãng đường AB dài
A. 220 m B. 1980 m C. 283 m D. 1155 m
B. TỰ LUẬN
Bài 1. Một vật có khối lượng m = 0,52kg trượt trên phẳng nghiêng hợp với phương ngang một góc α = 30o. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nghiêng là μ = 0,26. Lấy g = 10m/s2. Biết chiều dài của mặt phẳng nghiêng là 5,5m.
a. Tính gia tốc của vật.
b. Tính vận tốc của vật tại chân mặt phẳng nghiêng và thời gian trượt hết mặt phẳng nghiêng.
c. Vật sẽ tiếp tục trượt xuống trên đường nằm ngang trong bao lâu và được bao xa rồi dừng lại? Cho hệ số ma sát trên đường nằm ngang là μo = 0,2.
A
F
C
O
300
Bài 2. Thanh OA có khối lượng không đáng kể, có chiều dài 20cm, quay dễ dàng quanh trục nằm ngang O. Một lò xo gắn vào điểm giữa C. Người ta tác dụng vào đầu A của thanh một lực F = 20N. Khi thanh ở trạng thái cân bằng, lò xo có phương vuông góc với OA, và thanh tạo một góc α = 30o so với đường nằm ngang. Tìm
a. Phản lực của là xo tác dụng vào thanh.
b. Độ cứng của là xo? Biết lò xo xó chiều dài tự nhiên là lo = 10cm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề thi vật lý 10 HKI cực hay.doc