Đề xuất giải pháp đẩy mạnh công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phúc Yên

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần tiếp tục nghiên cứu,

đề xuất trình Chính phủ xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về

tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm tạo khung pháp lý đồng bộ cho hoạt động

của hệ thống ngân hàng thương mại nói chung và của ngân hàng TMCP Đầu tư

và Phát triển nói riêng. Các cơ chế chính sách phải được xây dựng theo hướng

ngày càng thông thoáng, hiện đại đáp ứng được yêu cầu thực tế đòi hỏi của sự

phát triển của hệ thống ngân hàng và từng bước phù hợp với các thông lệ, chuẩn

mực quốc tế. Đặc biệt là việc nghiên cứu ban hành các cơ chế chính sách đồng

bộ về huy động vốn để nâng cao được lượng vốn huy động.

- Ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về hoạt động huy động vốn và sử

dụng vốn cho đầu tư phát triển các hệ thống để thống nhất toàn hệ thống. Hướng

dẫn các văn bản cụ thể về tiêu chuẩn vay vốn, phương pháp thẩm định, quản lý

tín dụng đầu tư để nhằm hỗ trợ cho chi nhánh. Đồng thời chỉ đạo và giám sát chặt

chẽ việc triển khai và tổ chức thực hiện đề án cơ cấu lại hệ thống của ngân hàng

mình. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng cần chỉ đạo các chi

nhánh của mình thực hiện đồng bộ các giải pháp về huy động vốn và cho vay

hiệu quả, trong đó chú trọng việc mở rộng mạng lưới, đa dạng hoá các hình thức

huy động vốn, gia tăng huy động vốn trung và dài hạn. Chủ động kiểm soát tốc

độ tăng tín dụng, phù hợp với tốc độ tăng huy động vốn, cân đối nguồn vốn đầu

tư, đặc biệt là cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn của các ngân

hàng

pdf85 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề xuất giải pháp đẩy mạnh công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phúc Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uy trình nghiệp vụ, thẩm quyền và các quy định về bảo mật trong mọi hoạt động giao dịch với khách hàng; thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát nội bộ trước khi hoàn tất một giao dịch với khách hàng; chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc tự kiểm tra tính tuân thủ các quy định của nhà nước và của BIDV trong hoạt động tác nghiệp của phòng, đảm bảo an toàn về tiền và tài sản của ngân hàng và khách hàng. Các nhiệm vụ khác. • Tổ Quản lý tiền tệ và Dịch vụ kho quỹ: Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ: quản lý kho tiền và quỹ nghiệp vụ của ngân hàng và của khách hàng; quản lý quỹ, phối hợp chặt chẽ với các phòng dịch vụ khách hàng, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm thực hiện nghiệp vụ thu/chi tiền mặt tại quầy đảm bảo phục vụ an toàn, thuận tiện cho khách hàng; trực tiếp thực hiện các giao dịch thu-chi tiền mặt phục vụ khách hàng theo quy định. Chịu trách nhiệm: Đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho quỹ; thực hiện đúng quy chế, qui trình quản lý kho quỹ. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, bảo đảm an toàn tài sản của Chi nhánh BIDV và của khách hàng. Các nhiệm vụ khác: theo dõi, tổng hợp, lập các báo cáo tiền tệ, an toàn kho quỹ theo quy định; tham gia ý kiến xây dựng chế độ, quy trình về công tác tiền tệ kho quỹ để phục vụ khách hàng nhanh chóng, thuận tiện; thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của giám đốc chi nhánh. b. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh. 33  Hiện nay với tư cách là một ngân hàng thương mại thực thụ, chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Phúc Yên thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh đa dạng phục vụ chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư phát triển trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong hoạt động kinh doanh Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phúc Yên luôn bám sát 4 định hướng lớn của ngành và tư tưởng chỉ đạo của Ban lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam: “Phải tăng trưởng mạnh mẽ, đảm bảo an toàn hệ thống, tuân thủ pháp luật, hạn chế rủi ro, xây dựng cơ cấu hợp lý về vốn, sử dụng vốn và công nghệ. Xây dựng tập thể vững mạnh, đặc biệt chăm lo đội ngũ cán bộ và trí thức, kỹ năng, phẩm chất đạo đức. Chăm lo xây dựng lề lối, phương thức quản trị điều hành, đẩy mạnh hiện đại hoá công nghệ ngân hàng”.(Trích báo cáo định hướng phát triển của BIDV giai đoạn 2012-2014) Trong thời gian qua Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phúc Yên đã không ngừng hoàn thiện và phát triển các dịch vụ của ngân hàng nhằm thu hút tối đa và làm thoả mãn các nhu cầu của khách hàng với các hoạt động chính như sau: • Huy động vốn bằng VNĐ và USD từ dân cư và các tổ chức tín dụng dưới mọi hình thức. • Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ (chủ yếu là USD). • Làm đại lý, uỷ thác cho vay, cấp vốn từ nguồn hỗ trợ từ các nước, các tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. • Đầu tư dưới các hình thức liên doanh với các tổ chức kinh tế trong nước. • Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền nhanh, thanh toán quốc tế. • Thực hiện các dịch vụ ngân quĩ như thu đổi ngoại tệ, thu đổi ngân phiếu, chi trả kiều hối, chi trả tận nhà. • Làm đại lý thanh toán các loại thẻ thanh toán quốc tế như Visa, Sec du lịch, Master card • Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ. • Thực hiện các nghiệp vụ về bảo lãnh. 34  • Làm đại lý về thuê mua tài chính. • Làm đại lý về thanh toán bảo hiểm nhân thọ. • Thực hiện các dịch vụ về tư vấn đầu tư. 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây của BIDV Phúc Yên Ngay từ đầu mới đi vào hoạt động theo mô hình chi nhánh cấp 1, BIDV Phúc Yên đã không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức, mở rộng mạng lưới hoạt động và đã gặt hái được những thành công nhất định cả về chất và lượng được thể hiện qua kết quả kinh doanh của BIDV Phúc Yên qua các năm gần đây như sau: 35  Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh của BIDV Phúc Yên giai đoạn 2008-2012 Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm So sánh (%) Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2009/2008 2010/2009 2011/2010 2012/2011 Tổng tài sản 896 1,202 1,720 1,505 1,307 134% 143% 88% 87% Tổng huy động vốn 565 608 1,639 1,436 1,344 108% 270% 88% 94% Tổng dư nợ 861 970 1,120 910 1,100 113% 115% 81% 121% Thu dịch vụ ròng 4.9 9.1 10.2 9.2 15.2 186% 112% 90% 165% Lợi nhuận trước thuế 16.4 38.4 44.6 38.5 52.0 234% 116% 86% 135% 36  Biểu đồ 2.1: Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh của BIDV Phúc Yên giai đoạn 2008-2012. 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2008 2009 2010 2011 2012 Tng tài sn Tng huy đng vn Tng dư n Thu dch v ròng LNTT (Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp - BIDV Phúc Yên). Nhìn vào bảng 2.1 và biểu đồ 2.1 trên ta thấy một số chỉ tiêu của BIDV Phúc Yên có sự biến động. Năm 2011 và 2012 tổng tài sản đều giảm hơn 22% so với năm 2010; Nguồn vốn huy động năm 2011 giảm 12% so với năm 2010 nhưng đến năm 2012 chỉ còn giảm 6% so với năm 2011. Tổng dư nợ năm 2011 giảm 19% so với năm 2010, nhưng sang năm 2011 đã tăng 21% so với năm 2011. Lợi nhuận trước thuế năm 2011 đạt 38,5 tỷ đồng giảm 6,05 tỷ đồng tương đương giảm 14% so với năm 2010, nguyên nhân là do có một số đơn vị trực thuộc Chi nhánh chuyển về chi nhánh Tây Hà Nội nên mạng lưới và quy mô hoạt động của chi nhánh bị thu hẹp. Tuy nhiên, sự sụt giảm này là không quá lớn so với lượng tài sản và nguồn vốn hiện có của ngân hàng. Đạt được kết quả này Ban lãnh đạo và các cán bộ công nhân viên của Chi nhánh đã làm việc rất nhiệt tình, cố gắng. Năm 2011, tỷ trọng huy động vốn của BIDV Phúc Yên đứng thứ 23/112 trong hệ thống chi nhánh cấp 1 của ngân 37  hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Đó là một kết quả rất tốt và rất đáng tự hào, nó hoàn toàn xứng đáng với công sức và nỗ lực mà các cán bộ của BIDV Phúc Yên đã bỏ ra. Tuy nhiên, để hiểu rõ về tình hình hoạt động của BIDV Phúc Yên trong những năm qua, chúng ta cần đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu qua từng lĩnh vực. 2.1.3.1 Huy động vốn Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố trên thế giới cũng như trong nước làm ảnh hưởng đến tất cả các mặt của đời sống xã hội cũng như cuộc sống của các cá nhân trong xã hội. Trong lĩnh vực tài chính tiền tệ nói riêng, tuy đã đạt được những thành quả nhất định song cũng đã gặp những khó khăn. Trong năm 2012, BIDV Phúc Yên cũng đã đạt được những thành quả đáng kể trong công tác huy động vốn. Nhằm đáp ứng đủ nhu cầu vốn kinh doanh và đảm bảo an toàn thanh toán, BIDV Phúc Yên đã chú trọng hơn công tác huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới, ngân hàng áp dụng một mức lãi suất linh hoạt, cạnh tranh cùng các chương trình chăm sóc khách hàng thường xuyên liên tục và các chương trình khuyến mại để thu hút tối đa nguồn tiền huy động từ dân cư. Tổng vốn huy động toàn BIDV Phúc Yên năm 2012 đạt 1.344 tỷ đồng, đạt 84% kế hoạch, giảm 6% so với năm 2011. Trong đó, huy động từ các tổ chức kinh tế đạt 442 tỷ đồng, giảm 44% so với năm 2011; huy động của dân cư đạt 545 tỷ đồng, tăng 51% so với năm 2011; huy động từ các định chế tài chính đạt 357 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2011. Nguồn huy động của BIDV Phúc Yên đã đáp ứng được đầy đủ và chủ động cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 2.1.3.2 Hoạt động tín dụng Trong năm 2012, mặc dù đã có những dấu hiệu phục hồi của nền kinh 38  tế, song BIDV Phúc Yên vẫn chủ trương phát triển tín dụng một cách thận trọng, đảm bảo theo đúng chiến lược phát triển an toàn, bền vững. BIDV Phúc Yên tiến hành rà soát lại toàn bộ các khách hàng hiện tại của ngân hàng, phân loại theo mức độ an toàn và tiến hành cơ cấu lại danh mục khách hàng, lựa chọn các khách hàng tốt, các dự án khả thi để cho vay. Đến cuối năm 2012, tổng dư nợ của BIDV Phúc Yên đạt 1.100 tỷ đồng, tăng trưởng 21% so với năm 2011. Chất lượng tín dụng cũng được BIDV Phúc Yên đặc biệt quan tâm. Ngân hàng thực hiện chính sách kiểm soát tín dụng tập trung, từ khâu thẩm tra, phê duyệt tới giải ngân, áp dụng hệ thống chấm điểm khách hàng để chuẩn hoá việc kiểm soát rủi ro và phân loại khách hàng, tăng cường giám sát khách hàng trước, trong và sau khi cho vay để nắm vững tình hình khách hàng, thu hồi các khoản nợ gốc và lãi đến hạn. Với các biện pháp tăng cường kiểm soát chặt chẽ, BIDV Phúc Yên đã giữ được tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng trong năm 2012 là 0,045% trên tổng dư nợ, thấp hơn năm 2011 và dưới mức ngân hàng cấp trên cho phép. Thực hiện chủ trương ưu tiên đảm bảo công tác thanh toán, trong năm 2012, BIDV Phúc Yên cũng đã hoàn thành cơ cấu lại kỳ hạn của danh mục cho vay, theo đó đến thời điểm cuối năm, tỷ trọng cho vay trung dài hạn của ngân hàng giảm xuống còn 11,7% trên tổng dư nợ, giảm 5,3% so với năm 2011. 2.1.3.3 Kinh doanh ngoại tệ Năm 2012, tình hình kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn, kinh tế trong nước cũng bị ảnh hưởng. Xuất khẩu giảm mạnh, nguồn vốn FDI và kiều hối giảm, nhập siêu tăng, tâm lý nắm giữ ngoại tệ của doanh nghiệp và người dân đã hưởng đến tỷ giá và nguồn cung ngoại tệ trên thị trường. Để bình ổn thị trường ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các chính sách quản lý 39  ngoại hối nhằm kiểm soát chặt chẽ các giao dịch ngoại tệ của các ngân hàng và trên thị trường, giảm lãi suất tiền gửi USD của các doanh nghiệp, từng bước giảm dần chênh lệch giữa tỷ giá theo quy định của NHNN và tỷ giá giao dịch trên thị trường tự do. Trong năm, BIDV Phúc Yên luôn đảm bảo đủ ngoại tệ cung cấp cho khách hàng thanh toán quốc tế của Ngân hàng, đồng thời do phân tích và nhận đính đúng về thị trường, BIDV Phúc Yên đã đạt 2,2 tỷ đồng lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ, tăng 2 lần so với năm 2011. 2.1.3.4 Dịch vụ ngân hàng * Bảo lãnh Năm 2012, thu nhập từ dịch vụ bảo lãnh tại BIDV Phúc Yên đạt 2,2 tỷ đồng chiếm 4,2% tổng thu nhập của hoạt động Ngân hàng. *Thanh toán quốc tế Doanh số thanh toán quốc tế trong năm 2012 đạt hơn 10 triệu USD, với mức thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế đạt 1,2 tỷ đồng chiếm 2,3% tổng thu nhập của hoạt động Ngân hàng. * Dịch vụ ngân hàng tự động Hệ thống thẻ của BIDV Phúc Yên hiện kết nối với hệ thống chuyển mạng của Banknet và VNBC, cho phép khách hàng của Ngân hàng giao dịch trên hơn 6.000 máy ATM trên toàn quốc. Khách hàng sử dụng thẻ của Ngân hàng còn được khuyến khích thưởng điểm theo chương trình chăm sóc khách hàng thường xuyên của Ngân hàng. Tính đến cuối năm 2012, tổng số thẻ của Ngân hàng phát hành là hơn 11.000 thẻ và đóng góp hàng chục tỷ đồng cho tiền gửi của Ngân hàng. * Dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân Sau hơn 1 năm triển khai dịch vụ, BIDV Phúc Yên đã cung cấp các giải pháp tài chính toàn diện cho khách hàng lựa chọn tương ứng với các dự định 40  khác nhau từ mua nhà, mua xe, quỹ cho con đến quỹ cho tuổi về hưuNgoài lãi suất hấp dẫn, cơ cấu sản phẩm hợp lý, phù hợp với nhu cầu, khách hàng còn có thể lựa chọn cho mình những hình thức bảo hiểm phù hợp cho giải pháp mình lựa chọn. Với những giải pháp đơn giản nhưng hiêu quả, dịch vụ Tư vấn tài chính cá nhân của BIDV Phúc Yên đã nhận được nhiều giải thưởng có giá trị: được khách hàng bình chọn vào top 200 sản phẩm trong chương trình Tin và tiêu dùng do Thời báo kinh tế Việt Nam tổ chức, Siêu cúp Sản phẩm Việt Hợp chuẩn WTO. 2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phúc Yên. 2.2.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động. 41  Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV Phúc Yên giai đoạn 2008- 2012. Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chỉ tiêu Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Tổng huy động vốn cuối kỳ 674 100% 923 100% 1,639 100% 1,435 100% 1,344 100% A. Phân theo loại tiền 1. Tiền gửi VND 582 86% 608 66% 1,354 83% 1,195 83% 1,229 91% 2.Tiền gửi ngoại tệ (quy đổi VND) 92 14% 315 34% 285 17% 240 17% 115.0 9% B. Phân theo đối tượng KH 1. Tiền gửi của tổ chức kinh tế 337 50% 474 51% 1,224 75% 791 55% 442 33% 2. Tiền gửi của định chế tài chính 109 16% 192 21% 37 2% 282 20% 357 27% 3. Tiền gửi của dân cư 228 34% 257 28% 378 23% 362 25% 545 41% C. Phân theo kỳ hạn gửi 1. Tiền gửi không kỳ hạn 235 35% 298 32% 530 32% 200 14% 159 12% 2. Tiền gửi có kỳ hạn 439 65% 625 68% 1,109 68% 1,235 86% 1185 88% (Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp - BIDV Phúc Yên). 42  Bước sang năm 2010, chính sách tiền tệ ổn định hơn, NHNN với 2 lần điều chỉnh lãi suất cơ bản là: giảm xuống 7% và sau đó tăng lên 8%. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc điều chỉnh giảm 1 lần vào tháng 3 và sáng tháng 12, NHNN quy định trần lãi suất huy động dưới 10,5%/năm. Cùng với việc NHNN điều chỉnh linh hoạt lãi suất cơ bản là giảm cung tiền nhằm kiểm soát tăng trưởng tín dụng, kiểm soát CPI. Trong tình hình đó, hệ thống ngân hàng thương mại phải đối mặt với khó khăn thanh khoản kéo dài hơn 6 tháng đầu năm 2009, sau đó lại chuyển sang dư thừa vốn khả dụng trong 4 tháng cuối năm, nhưng lúc đó nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu suy thoái, để ngăn chặn đà suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, NHNN thực hiện chính sách tiền tề nới lỏng, đồng thời Chính phủ thực hiện gói chính sách kích cầu hỗ trợ lãi suất. Nhu cầu tín dụng tăng mạnhtrong khi nguồn vốn hạn chế (do áp lực cạnh tranh chia sẻ thị phần trong HĐV) khiến cho các ngân hàng đối mặt với khó khăn thanh khoản và đều bị suy giảm tốc độ tăng trưởng huy động vốn. Trong bối cảnh chung đó BIDV Phúc Yên đã xác định công tác huy động vốn là nhiệm vụ trong tâm hàng đầu, bằng các giải pháp, biện pháp tích cực nhằm gia tăng nguồn vốn huy động và kết quả đã đạt được cụ thể là: Tổng vốn huy động đến 31/12/2010 đạt 1.639 tỷ đồng; tăng 716 tỷ đồng (tăng 78%) so với 31/12/2009. Trong đó: nguồn vốn nội tệ đạt 1.354 tỷ đồng tăng 745 tỷ đồng (tăng 123%) so với 2009, chiếm 83% trong tổng nguồn vốn. Nguồn vốn ngoại tệ đạt 285 tỷ đồng giảm 30 tỷ đồng (giảm 10%) so với 2009, chiếm 17% trong tổng nguồn vốn. Về thành phần kinh tế thì nguồn vốn huy động từ tổ chức đạt 1.224 tỷ đồng, tăng 749 tỷ đồng (tăng 258%) so với 2009, chiếm tỷ trọng 75% trong tổng nguồn vốn. Nguồn vốn huy động của Định chế tài chính đạt 37 tỷ đồng, (nguồn tiền gửi không kỳ hạn của KBNN Phúc Yên). Nguồn vốn huy đông tiền gửi dân cư đạt 378 tỷ đồng, tăng 121 tỷ đồng (tăng 147%) so với 2009, chiếm tỷ trọng 23% trong tổng nguồn vốn. Về thời gian huy động thì 43  tiền gửi không kỳ hạn đạt 530 tỷ đồng, tăng 232 tỷ đồng (tăng 78%) so với 2009, chiếm tỷ trọng 32% trong tổng nguồn. Nguồn tiền gửi có kỳ hạn đạt 1.109 tỷ đồng, tăng 484 tỷ đồng (tăng 77%) so với 2009, chiếm tỷ trọng 68% trong tổng nguồn vốn. Bước sang năm 2011, tình hình huy động vốn và tổng dư nợ giảm xuống so với năm 2010 là do BIDV Phúc Yên bàn giao một số đơn vị trực thuộc về chi nhánh BIDV Tây Hà Nội với số dư là: 210 tỷ đồng nguồn vốn huy động, 450 tỷ đồng dư nợ tín dụng và 29 cán bộ. Mặt khác, nền kinh tế thế giới đang phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu và có những chuyển biến tích cực, song thực sự ổn định vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi tác động tới nền kinh tế nước ta. Kinh tế trong nước còn diễn biến phức tạp liên tiếp xảy ra, giá vàng, tỷ giá biến động mạnh, thị trường bất động sản trầm lắng, thị trường chứng khoán sụt giảm đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình kinh doanh của BIDV Phúc Yên. Tuy vậy, Chi nhánh đã không ngừng cải tiến kĩ năng giao dịch cho nhân viên, nâng cao tay nghề và đẩy mạnh công tác chăm sóc quan tâm tới khách hàng với phương châm "Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV". Nguồn vốn huy động đến ngày 31/12/2011 đạt 1.435 tỷ đồng giảm 204 tỷ đồng (giảm 12,4%) so với 31/12/2010. Trong đó, nguồn vốn nội tệ đạt 1.195 tỷ đồng, giảm 159 tỷ đồng (giảm 12%) so với năm 2010, chiếm tỷ trọng 83% trong tổng nguồn vốn. Nguồn vốn ngoại tệ đạt 240 tỷ đồng, giảm 45 tỷ đồng (giảm 16%) so với năm 2010, chiếm 17% tỷ trọng trong tổng nguồn vốn. Về nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế thì nguồn tiền gửi tổ chức kinh tế đạt 791 tỷ đồng giảm so với năm 2010 là 433 tỷ đồng (giảm 35%) chiếm tỷ trọng 55% trong tổng nguồn vốn. Nguồn tiền gửi dân cư đạt 362 tỷ đồng giảm 116 tỷ đồng so với năm 2010 (giảm 31%) chiếm tỷ trọng 25% trong tổng nguồn vốn. Nguồn vốn huy động từ các Định chế tài chính đạt 282 tỷ động tăng 245 tỷ đồng 44  (tăng 662%) so với năm 2010. Đối với nguồn tiền huy động theo thời hạn thì tiền gửi không kỳ hạn đạt 200 tỷ đồng giảm 330 tỷ đồng (giảm 62%) so với năm 2010, chiếm 14% tỷ trọng tổng nguồn vốn. Tiền gửi có kỳ hạn đạt 1.235 tỷ đồng tăng 126 tỷ đồng (tăng 12%) so với năm 2010, chiếm tỷ trọng 86% trong tổng nguồn vốn. Năm 2012, thực hiện theo định hướng phát triển chung của toàn hệ thống, BIDV Phúc Yên vẫn xác định công tác phát triển huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, phát triển tín dụng phải đảm bảo an toàn hiệu quả và gắn liền với việc phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Ngay từ những ngày đầu năm Ban Lãnh đạo đã giao chỉ tiêu huy động vốn đề tất cả các cán bộ trong chi nhánh tuy theo năng lực và vị trí công tác, đồng thời cũng có những cơ chế khên thưởng phù hợp với thành tích đạt được trong công tác huy động vốn. Kết quả huy động vốn của Chi nhánh tính đến 31/12/2012 đạt 1.344 tỷ đồng giảm 91 tỷ đồng (giảm 6,3%) so với 31/12/2011. Trong đó, nguồn vốn nội tệ đạt 1.229 tỷ đồng, tăng 34 tỷ đồng (tăng 3%) so với năm 2011, chiếm tỷ trọng 91% trong tổng nguồn vốn. Nguồn vốn ngoại tệ đạt 115 tỷ đồng, giảm 125 tỷ đồng (giảm 52%) so với năm 2011, chiếm 9% tỷ trọng trong tổng nguồn vốn. Về nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế thì nguồn tiền gửi tổ chức kinh tế đạt 442 tỷ đồng giảm so với năm 2011 là 349 tỷ đồng (giảm 44%) chiếm tỷ trọng 33% trong tổng nguồn vốn. Nguồn tiền gửi dân cư đạt 545 tỷ đồng tăng 183 tỷ đồng so với năm 2011 (tăng 51%) chiếm tỷ trọng 40% trong tổng nguồn vốn. Nguồn vốn huy động từ các Định chế tài chính đạt 357 tỷ động tăng 75 tỷ đồng (tăng 27%) so với năm 2011. Đối với nguồn tiền huy động theo thời hạn thì tiền gửi không kỳ hạn đạt 159 tỷ đồng giảm 41 tỷ đồng (giảm 20%) so với năm 2011, chiếm 12% tỷ trọng tổng nguồn vốn. Tiền gửi có kỳ hạn đạt 1.185 tỷ đồng 45  giảm 50 tỷ đồng (giảm 4%) so với năm 2011, chiếm tỷ trọng 88% trong tổng nguồn vốn. 2.2.2. Các hình thức huy động vốn tại BIDV Phúc Yên Hiện nay, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phúc Yên áp dụng hình thức huy động vốn sau: 2.2.2.1 Theo đối tượng khách hàng: - Huy động vốn của các tổ chức kinh tế. - Huy động vốn của các định chế tài chính. - Huy động vốn dân cư. 46  Bảng 2.3: Kết quả huy động vốn của BIDV Phúc Yên theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2008 – 2012. Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 TT Chỉ tiêu Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Tổng huy động vốn cuối kỳ 674 100% 923 100% 1,639 100% 1,435 100% 1,344 100% 1 Tiền gửi của tổ chức kinh tế 337 50% 474 51% 1,224 75% 791 55% 442 33% 2 Tiền gửi của định chế tài chính 109 16% 192 21% 37 2% 282 20% 357 27% So sánh qua các năm theo đối tượng khách hàng 2009/2008 2010/2009 2011/2010 2012/2011 TT Chỉ tiêu Tăng/giảm (%) Tăng/giảm (%) Tăng/giảm (%) Tăng/giảm (%) 1 Tiền gửi của tổ chức kinh tế 137 141% 750 258% (433) 65% (349) 56% 2 Tiền gửi của định chế tài chính 83 176% (155) 19% 245 762% 75 127% 3 Tiền gửi của dân cư 29 113% 121 147% (16) 96% 183 151% (Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp – BIDV Phúc Yên) 47  Biểu đồ 2.2: Kết quả huy động vốn của BIDV Phúc Yên theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2008– 2012. Đơn vị: Tỷ đồng. 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 T ch c kinh t Đnh ch tài chính Dân cư Tng cng (Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp - BIDV Phúc Yên). Huy động vốn theo đối tượng khách hàng thì huy động vốn từ các tổ chức kinh tế thường chiếm tỷ trọng lớn hơn so với huy động vốn từ dân cư và định chế tài chính. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do BIDV Phúc Yên có rất nhiều các khách hàng lớn là các tổ chức, doanh nghiệp lớn, có quy mô và tầm cỡ trong kinh doanh trong khi đó lượng khách hàng là cá nhân lại chiếm số ít và lượng tiền gửi tiết kiệm không nhiều. Tuy nhiên, tiền gửi của dân cư tương đối ổn định hơn so với tiền gửi của tổ chức, do vậy tạo được sự chủ động trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. So sánh kết quả huy động vốn giữa năm 2009 và 2008 thì ta thấy cả ba đối tượng khách hàng đều có sự tăng trưởng, đặc biệt khách hàng là các định chế tài chính tăng trưởng 76%, nguyên nhân là do Kho bạc Nhà nước Phúc Yên đã có nguồn thu Ngân sách cuối năm đạt kết quả cao. Tuy nhiên, sang năm 2010, mặc dù hai đối tượng khách hàng là tổ chức kinh tế và dân cư vẫn có tốc độ tăng trưởng tốt thì đối tượng khách hàng là định chế tài chính lại có sự sụt giảm mạnh đến 155 tỷ 48  đồng, tương đương 19% so với năm 2009, nguyên nhân là do Kho bạc Nhà nước Phúc Yên vào thời điểm cuối năm thực hiện chi trả các khoản mục Ngân sách Nhà nước và chuyển nguồn về Kho bạc Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc. Sang năm 2011 có sự sụt giảm thuộc đối tượng khách hàng là tổ chức kinh tế và dân cư là do từ 1/1/2011, bàn giao Phòng Giao dịch Quang Minh sang Chi nhánh BIDV Tây Hà Nội. So sánh 2012 và 2011 thì ta thấy trong năm 2012 lượng vốn huy động được đã giảm sút. Huy động vốn từ tổ chức giảm 25,5% so với năm trước, huy động vốn từ dân cư lại tăng 50,6%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này một phần là do việc xảy ra thiện tai kép sóng thần và động đất ngày 11/03/2012 ở Nhật Bản nên nên một số khách hàng có nguồn tiền gửi lớn tài Chi nhánh như Công ty HonDa Việt Nam, Cty TNHH Toyota Boshoku Hà Nội đã rút bớt tiền gửi để chuyển về công ty mẹ, một phần là do nền kinh tế có nhiều bất ổn, Chính phủ cắt giảm đầu tư công, tình hình lạm phát tăng, giá cả xăng dầu và các nguyên liệu đầu vào tăng nên các tổ chức kinh tế và các doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Do vậy, ngày 16/05/2012, Ban Lãnh đạo Chi nhánh BIDV Phúc Yên đã quyết định nâng cấp Quỹ tiết kiệm Phúc Yên thành Phòng Giao dịch Trưng Trắc và được chuyển văn phòng giao dịch đến địa điểm mới là trung tâm hành chính của Thị xã Phúc Yên qua đó đã thu hút được một lượng lớn khách hàng là dân cư có thu nhập cao và nguồn tiền nhàn dỗi đến gửi tiết kiệm, do vậy số dư huy động vốn dân cư năm 2012 đã tăng được 183 tỷ đồng, tương đương 50,6% so với năm 2011. 2.2.2.2. Theo loại tiền tệ: - Huy động vốn bằng nội tệ.. - Huy động vốn bằng ngoại tệ (quy đổi VND) 49  Bảng 2.4: Kết quả huy động vốn của BIDV Phúc Yên theo loại tiền tệ giai đoạn 2008 – 2012 Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 TT Chỉ tiêu Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Tổng huy động vốn cuối kỳ 674 100% 923 100% 1,639 100% 1,435 100% 1,344 100% 1 Tiền gửi VND 582 86% 608 66% 1,354 83% 1,195 83% 1229 91% 2 Tiền gửi ngoại tệ (quy đổi VND) 92 14% 315 34% 285 17% 240 17% 115 9% So sánh qua các năm theo loại tiền tệ 2009/2008 2010/2009 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Tăng/giảm (%) Tăng/giảm (%) Tăng/giảm (%) Tăng/giảm (%) 1 Tiền gửi VND 26 104% 746 223% (159) 88% 34 103% 2 Tiền gửi ngoại tệ (quy đổi VND) 223 342% (30) 90% (45) 84% (125) 48% (Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp- BIDV Phúc Yên ) 50  Biểu đồ 2.3: Kết quả huy động vốn của BIDV Phúc Yên theo loại tiền tệ giai đoạn 2008 – 2012. Đơn vị: Tỷ đồng. 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tin g i VND Tin g i ngoi t (quy đi VND) Tng cng (Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp - BIDV Phúc Yên). Huy động vốn bằng VNĐ chiếm tỷ trọng rất lớn vì đây là đồng tiền nội tệ của quốc gia nên được sử dụng rộng rãi và phổ biến. Lượng vốn huy động được bằng VNĐ qua các năm đều có sự tăng trưởng, riêng năm 2011 có sự sút giảm cả VND và ngoại tệ, nguyên nhân như đã phân tích (ở phần so sánh theo đối tượng khách hàng). Sang năm 2012 tăng hơn so với năm 2011 là: 34 tỷ đồng tương đương với 2,8%. Trái ngược với huy động vốn bằng VNĐ, huy động vốn bằng ngoại tệ lại giảm trong năm 2012. Tổng lượng vốn ngoại tệ quy đổi ra VNĐ đạt 80 tỷ đồng, giảm 154 tỷ đồng, tương đương với 65,8% so với năm 2011. Trong đó đồng USD chiếm tỷ trọng lớn nhất vì ở nước ta USD là ngoại tệ được sử dụng nhiều nhất trong nền kinh tế, đặc biệt là trong hoạt động xuất nhập khẩu. Trong khi đó dân cư cũng ưa chuộng USD vì đây là một ngoại tệ mạnh và nhiều cá nhân đã mua USD để tiết kiệm thay vì tiết kiệm 51  bằng VNĐ vì VNĐ thường bị mất giá. Huy động vốn bằng các loại ngoại tệ khác cũng tăng 35 tỷ đồng tương đư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273579_5012_1951534.pdf
Tài liệu liên quan