Lu vực sông Sài Gòn
a. Sông Sài Gòn đợc hợp thành từ hai nhánh Sài Gòn và Sanh Đôi, bắt nguồn từ các
vùng núi đồi Lộc Ninh và ven biên giới Việt Nam - Cam Pu Chia, với độ cao khoảng 100 ~
150m. Sông Sài Gòn ít gấp khúc, độ dốc bé (0,0013). Diện tích lu vực F = 4700km2, chiều
dài sông L = 280km. Thuỷ triều có thể ảnh hởng đến tận đập Dầu Tiếng, cách cửa 148km và
cách biển 206km. Phần lớn sông chảy trong vùng đồng bằng có cao độ từ +5 ~ +20m. Sông
Sài Gòn chảy ngang qua thành phố Hồ Chí Minh trên một đoạn 15km và đổ ra sông Nhà Bè tại
vị trí cách bến phà Cát Lái 1,5km về phía hạ lu. Từ Thủ Dầu Một đến cửa, sông Sài Gòn có
độ rộng chừng 100 ~ 200m, khá sâu, đặc biệt là đoạn gần cửa sông, nên tàu 10.000 tấn có thể
vào Cảng Sài Gòn.
b. Công trình Thuỷ lợi Dầu Tiếng bắt đầu tích nớc từ mùa lũ 1984 và làm việc theo
chế độ điều tiết nhiều năm. Nhiệm vụ chính của công trình đợc điều chỉnh lại từ năm 1996
là:
1) Tới cho 125.186 ha, trong đó:
- Tới trực tiếp: 58.107 ha
- Tới gián tiếp: 67.139 ha (ven sông Sài Gòn 29.000ha, ven sông Vàm Cỏ Đông
là 38.139 ha).
2) Xả nớc xuống sông Sài Gòn 157,8 triệu m3 để đẩy mặn:
Trờng hợp xây dựng xong dự án Phớc Hoà trên sông Bé, thì hồ Dầu Tiếng có nhiệm
vụ tới cho 125.532 ha, trong đó:
- Tới trực tiếp: 87.383 ha
- Tới gián tiếp ven Vàm Cỏ Đông: 38.139 ha.
(Hiện nay Dự án hồ Phớc Hoà đang ở giai đoạn Nghiên cứu khả thi)
c. Chất lợng nớc
1) Từ thợng lu đến Bến Than thờng xuất hiện giá trị pH thấp vào mùa ma có khi
chỉ đạt 4,0 vào tháng IX, do nhiễm phèn từ các vùng trũng thấp xung quanh.5
2) Từ Bến Than đến phà Nhà Bè do ảnh hởng trực tiếp nớc thải sinh hoạt, nớc thải
công nghiệp từ các kênh rạch nội thành, ô nhiễm rất nặng. Hàm lợng BOD xuống đến 3mg/l,
hàm lợng coliform rất cao, trung bình trên 10.000MPN/100ml, có khi tới 24.000MPN/ml. Ô
nhiễm nặng do giao thông thuỷ, nhiễm mặn vào mùa khô.
d. Ban Quản lý khai thác công trình Thuỷ lợi Dầu Tiếng và các cơ quan có liên quan,
có tổ chức lấy mẫu kiểm tra chất lợng nớc hồ và hệ thống kênh rạch Thành phố Hồ Chí
Minh và trên dọc sông Sài Gòn.
9 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề xuất mô hình tổ chức quản lý môi trường cụ thể cho từng lưu vực sông Nhuệ - Sông Đáy, sông Hương và sông Đồng Nai - Sài Gòn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
2. Nội dung và nhiệm vụ của QLMT là giám sát, quản lý và áp dụng phối hợp một
cách hài hoà các biện pháp hành chính, kinh tế, pháp luật và các giải pháp kỹ thuật nhằm bảo
vệ môi trường sống có hiệu quả cao.
3. Qui mô của QLMT ở đây là phần lãnh thổ của 3 lưu vực sông nói trên nơi đang diễn
ra Ô nhiễm môi trường trầm trọng hoặc môi trường sống bị xuống cấp.
I. Đặc điểm của các lưu vực
1. Lưu vực sông Nhuệ
a. Lưu vực sông Nhuệ là lưu vực hệ thống thuỷ lợi sông Nhuệ được xây dựng từ năm
1932 bao gồm phần lớn các quận huyện thuộc hữu sông Hồng của Hà Nội (toàn bộ hệ thống
sông Tô Lịch), các huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên và ứng
Hoà thuộc tỉnh Hà Tây, hai huyện Kim Bảng, Duy Tiên thuộc tỉnh Hà Nam, một phần thị xã
Hà Đông và một số thị trấn, huyện lỵ của các huyện và các khu công nghiệp Văn Điển.
Riêng Hà Nội, về mùa cạn, toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt, công nghiệp (khoảng
450.000 ~ 500.000m3/ngàyđêm được tập trung từ các sông Sét, sông Lừ, sông Kim Ngưu, sông
Tô Lịch chảy thoát ra sông Nhuệ qua đập Thanh Liệt (H +3,5m (mùa mưa)
đập Thanh Liệt đóng lại, nước ứ đọng gây ngập úng kéo dài. Sau khi trạm bơm Yên Sở được
xây dựng và đưa vào hoạt động thì khi đập Thanh Liệt đóng lại, nước chuyển về hồ Yên Sở, hệ
thống bơm tiêu chủ động bơm nước ra sông Hồng, tiêu thoát nước cho nội thành.
b. Cao độ của lưu vực sông Nhuệ thay đổi từ +1,0m đến +9,0m với địa hình dạng lòng
máng cao ở phần sông Hồng, sông Đáy và thấp dần vào sông Nhuệ và theo chiều Bắc - Nam
với điểm lấy nước chính vào hệ thống là cống Liên Mạc ở phía Bắc.
c. Hệ thống sông Nhuệ được ngăn cách với các lưu vực khác bởi hệ thống đê sông Đáy
ở phía Tây, hệ thống đê sông Hồng ở phía Bắc và phía Đông. Bên trong lưu vực cũng hình
thành các tiểu khu được phân chia theo địa hình, hệ thống giao thông (đường sắt, đường liên
huyện), hệ thống đê bao của các sông La Khê, sông Vân Đình, sông Châu, sông Tô Lịch, sông
Hồng, sông Đáy...
d. Chế độ thủy văn các sông, kênh trong hệ thống có mối liên hệ chặt chẽ với các sông
bao ngoài hệ thống.
1
Vào mùa lũ, khi mực nước sông Hồng, sông Đáy và sông Châu cao thì khả năng tiêu tự
chảy của hệ thống rất hạn chế. Thời kỳ này cửa lấy nước Liên Mạc đóng kín hoàn toàn tránh
nước sông Hồng chảy vào gây úng ngập. Những năm gần đây lòng sông Đáy có xu thế bị bồi
rất mạnh do xói mòn bề mặt lưu vực, trong mùa mưa lũ mực nước sông Đáy khá cao, đồng
thời mực nước sông Hồng cũng cao, phần cuối hạ lưu khi lũ sông Hồng chuyển qua sông Đào
cùng với lũ lớn trên sông Hoàng Long dồn ngược lên làm cho nước trong hệ thống bị ứ lại gây
ra tình trạng úng nghiêm trọng.
Về mùa cạn, sông Hồng là nguồn cung cấp chính nước tưới cho lưu vực sông Nhuệ qua
cống Liên Mạc. Do vậy, nếu mực nước sông Hồng quá thấp thì khả năng lấy vào sông Nhuệ sẽ
ít và sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề tưới cho các vùng khác nhau trong lưu vực, đặc biệt là
các khu vực tưới tự chảy dọc theo sông Nhuệ và 4 tiểu khu ở cuối hệ thống, lúc này sông Đáy
cũng rất ít nước do không có nguồn bổ sung.
e. Nguồn nước mặt cung cấp cho hệ thống trong mùa cạn chủ yếu từ sông Hồng qua
cống Liên Mạc và các trạm bơm lấy nước từ sông Hồng chẳng hạn như Hồng Vân, Đan Hoài...
Ngoài ra, một số trạm bơm lấy nước từ sông Đáy cấp nước cho các khu vực nhỏ ven đê. Vào
những thời kỳ quá kiệt, nước được lấy ngược để tưới cho các vùng ven sông Châu và sông Duy
Tiên.
Nước dưới đất là nguồn cung cấp chủ yếu cho sinh hoạt ở nông thôn bằng các hệ thống
giếng gia đình.
g. Hiện nay hệ thống công trình đã xuống cấp nặng nề do bồi lắng, hư hỏng. Nước
trong hệ thống bị ô nhiễm nghiêm trọng do hệ thống kênh kết hợp giữa tưới và tiêu. Tiêu với
lượng nước thải khá lớn riêng nội thành Hà Nội đã hơn 5,00m3/s về mùa khô. Cùng với các thị
xã, thị trấn, khu công nghiệp, khu dân cư dọc theo sông thuộc tỉnh Hà Tây, Hà Nam nữa thì
lượng nước thải trong mùa khô sẽ hơn 15,0m3/s. Đó là chưa kể 16m3/s nước thải nông nghiệp
có chứa nhiều độc tố do dư thừa phân bón hoá học, hoá chất bảo vệ thực vật không kiểm soát
được. Vì thế có thể coi môi trường lưu vực sông Nhuệ bị ô nhiễm. [4]
h. Hệ thống thuỷ lợi sông Nhuệ đã có Ban Quản lý khai thác từ hơn 70 năm nay. Hàng
năm, có tổ chức một số đợt điều tra chất lượng nước, điều tra khảo sát, nạo vét toàn bộ hệ
thống kênh mương và các công trình đầu mối và trạm bơm. Tuy thế do yêu cầu về quản lý,
điều tra chất lượng nước chỉ quan tâm hai yếu tố có liên quan đến sự phát triển cây lúa là độ
chua và độ mặn.
2. Lưu vực sông Đáy
a. Lưu vực sông Đáy bao gồm toàn bộ lãnh thổ của các tỉnh Hà Tây, Hà Nam, Nam
Định, Ninh Bình, phía Nam của Hà Nội và phần lớn lãnh thổ của tỉnh Hoà Bình. Tổng diện
tích tự nhiên khoảng 800.000ha. Sông Đáy vừa là phân lưu của sông Hồng vừa có lưu vực
riêng là toàn bộ diện tích vùng hữu ngạn sông Hồng gồm các khu vực đồng bằng, trung du,
đồi núi với các phụ lưu lớn như: sông Tích, sông Thanh Hà, sông Hoàng Long (hữu ngạn),
sông Nhuệ, sông Châu, sông Sắt và sông Đào Nam Định (tả ngạn). Sông Đào Nam Định là
phân lưu của sông Hồng đổ vào sông Đáy ở Độc Bộ; sông Ninh Cơ cũng là phân lưu của sông
Hồng liên hệ với sông Đáy bởi kênh Quần Liêu; sông Tích bắt nguồn từ Ba Vì chảy vào sông
Đáy ở Ba Thá; sông Thanh Hà bắt nguồn từ dãy núi Kim Bôi (Hoà Bình) chảy tràn xuống
đồng bằng gặp sông Đáy tại Đục Khê; sông Hoàng Long bắt nguồn từ vùng núi thị xã Hoà
Bình gặp sông Đáy tại Gián Khẩu.
b. Lưu vực sông Đáy hiện có 9 hệ thống thủy lợi lớn: sông Tích - Thanh Hà, sông
Nhuệ, Bắc Nam Hà, Trung Nam Định, Nam Nam Định và khu độc lập Hữu Đáy. Từ năm 1934
trở về trước, sông Đáy là một phân lưu tự nhiên của sông Hồng, công trình Đập Đáy được xây
dựng và hoàn thành vào năm 1937. Từ khi hoàn thành, đã vận hành thử và đã sử dụng nhiều
lần nhưng luôn gặp sự cố và chưa lần nào mở được như ý muốn.
2
Năm 1967, Bộ Thuỷ Lợi đã cho xây cống Vân Cốc để với lũ lớn thì dùng làm khu
chậm lũ (lũ 1969), với lũ đặc biệt lớn (1971) thì chuyển sang phân lũ, lúc đó Đập Đáy trở
thành cửa dự bị phía sau. [1]
c. Trong những năm gần đây, quá trình phát triển kinh tế xã hội trên lưu vực diễn ra
nhanh chóng nên đòi hỏi yêu cầu phát triển nguồn nước với quan điểm mới có tính chiến lược
lâu dài hơn. Một số biến động lớn trong lưu vực là:
1) Hàng loạt đô thị đang được mở rộng và phát triển như: Thủ đô Hà Nội, Thành phố
Nam Định, Thị xã Phủ Lý, Thị xã Ninh Bình, Chuỗi đô thị vệ tinh như Sơn Tây, Hoà Lạc,
Xuân Mai, Miếu Môn đã được lập qui hoạch và trong quá trình xây dựng. Cùng với sự phát
triển đô thị, các ngành kinh tế công nghiệp, giao thông vận tải, du lịch, dịch vụ cũng đang
không ngừng phát triển và mở rộng.
2) Nông nghiệp trước đây: Ruộng 2 vụ chỉ chiếm 30-40% diện tích. Hiện nay hầu hết
là 2 vụ, có nhiều khu vực đã có 20 ~ 30% là 3 vụ sản xuất (2 lúa một màu hoặc 2 màu một
lúa). Cơ cấu cây trồng, nhu cầu dùng nước thay đổi lớn, tranh chấp sử dụng nước cũng đã xuất
hiện, môi trường nước ở một số khu vực đang ở mức báo động, nhu cầu tiêu thoát nước đang
tăng nhanh và đòi hỏi thời gian tiêu khẩn trương hơn.
3) Lòng bãi sông Đáy, đê chính, đê bối, và các khu phân chậm lũ sau 30 năm không có
phân lũ nên đã xuống cấp và có nhiều thay đổi bất lợi cho vấn đề phân lũ, tiêu thoát lũ và
chậm lũ.
4) Công trình thuỷ lợi bị thay đổi nhiệm vụ hoặc thêm nhiệm vụ so với thiết kế ban đầu
do sự phát triển các ngành kinh tế như hồ Đồng Mô - Ngãi Sơn, hồ Suối Hai... trước đây xây
dựng để cấp nước tưới lúa, nay có hồ chuyển một phần, có hồ chuyển toàn bộ sang lĩnh vực du
lịch, dịch vụ gây mất cân bằng trong cấp nước cho nông nghiệp tiêu úng và phòng chống lũ.
d. Mùa kiệt, đoạn từ Đập Đáy tới Ba Thá hầu như không có dòng chảy song lại nhận
một lượng nước thải rất lớn của các khu dân cư, công nghiệp, trang trại ở các bãi giữa hai đê.
Nước có trong sông là nước hồi qui do tưới và nước dềnh lên do thuỷ triều. Từ Ba Thá đến Eo
Tân Lang, sông Đáy được các sông Tích, sông Thanh Hà chảy vào bổ sung nước. Từ Eo Tân
Lang về đến Gián Khẩu được nước sông Nhuệ tiêu xuống và nước sông Hoàng Long bổ sung
vào. Từ Gián Khẩu ra đến biển, sông Đáy được bổ sung nguồn nước từ sông Hồng do sông
Đào Nam Định chuyển sang và nước thuỷ triều truyền vào từ cửa sông Ninh Cơ và Cửa Đáy.
e. Trước tình hình bức xúc về nguồn nước và môi trường trên lưu vực sông Đáy, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chủ trương và đang thực hiện từng bước làm sống lại
mạng lưới sông Đáy nhằm:
1) Đảm bảo phân lũ sông Hồng vào sông Đáy thuận lợi, an toàn để tham gia giảm mực
nước sông Hồng tại Hà Nội khi lũ lớn xảy ra.
2) Bảo đảm nguồn nước phục vụ các mục đích dân sinh - kinh tế.
3) Cải tạo môi trường và chống ô nhiễm nước thải công nghiệp, sinh hoạt.
Từ nhiệm vụ đó đã xác định 3 khu vực cần được tiếp nguồn là sông Tích, sông Đáy và
sông Châu với các công trình sau:
1) Công trình Bến Mắm tại Thị xã Sơn Tây tiếp nguồn cho sông Tích với lưu lượng Q =
20 - 30 m3/s.
2) Công trình cải tạo cụm đầu mối Hát Môn - Đập Đáy cho phép khơi thông lại dòng
sông Đáy với lưu lượng Q = 30 ~ 40m3/s.
3) Cống Tắc Giang tiếp nguồn cho sông Châu với lưu lượng Q = 30 ~ 40m3/s. [2]
g. Hiện nay lưu vực sông Đáy, ngoài 9 ban quản lý 9 hệ thống thuỷ lợi, còn có Ban
Quản lý cụm công trình đầu mối Vân Cốc và Đập Đáy có nhiệm vụ tu bổ sửa chữa và sẵn sàng
thực hiện thông suốt khi nhận lệnh phân lũ vào sông Đáy. Tương lai Ban Quản lý này có thể
quản lý thêm công trình mới bổ sung với nhiệm vụ cấp nước thường xuyên cho sông Đáy.
3
Lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy nằm trong hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình nên
cũng nằm trong sự kiểm soát của Ban Quản lý qui hoạch Lưu vực sông Hồng - sông Thái
Bình.
3. Lưu vực sông Hương [5], [6]
a. Hệ thống sông Hương gồm 3 nhánh chính là sông Bồ, Hữu Trạch và Tả Trạch. Tổng
diện tích toàn lưu vực là 2960km2. Hai nhánh Hữu Trạch và Tả Trạch gặp nhau ở ngã ba Tuần,
cách thành phố Huế 15km về phía Nam, tạo thành dòng chính sông Hương, đến ngã ba Sình
hội lưu với sông Bồ cách Huế 8km về phía Bắc và đổ vào phá Tam Giang theo hướng đông -
đông bắc. Lưu vực sông Hương chiếm 60% diện tích tự nhiên của Thừa Thiên - Huế, có hơn
70% số dân của tỉnh sinh sống và làm ra hơn 90% tổng sản phẩm hàng năm của toàn tỉnh.
b. Phá Tam Giang - Đầm Cầu Hai là một vùng cửa sông bao gồm 1 phá và 4 đầm nối
tiếp kéo dài 68km với diện tích 216km2, nơi rộng nhất 10km, nơi hẹp nhất 0,5km, độ sâu h =
1,5 ~ 2,0m, tổng dung tích V 300 triệu m3. Nó là nơi hội tụ hầu hết các sông (trừ sông Bu
Lu) của tỉnh Thừa Thiên Huế. Phía Đông Phá - Đầm bị ngăn cách với biển bởi dải cát dài và
thông ra hai cửa biển Thuận An và Tư Hiền.
Hiện có trên 230.000 người sống trong khu vực đầm phá chiếm khoảng 20% dân số
của tỉnh, trong đó cư dân sống trên bờ là 125.000 người và dân sống trên mặt nước là hơn
105.000 người. Tỷ lệ tăng dân số trung bình khoảng 3,1%/năm.
c. Cửa Thuận An là một cửa biển phẳng, hậu quả của chế độ bùn cát sông quá bé so
với dòng bùn cát ven biển, biên độ thuỷ triều thấp nhất trong toàn quốc. Một cửa biển di động
lớn nhất trong toàn quốc trên một bờ biển dài đến 40 - 45km. Trước 1404 cửa biển tại Tư
Hiền. Năm 1404, một trận lũ lớn xé thêm cửa Thuận tại làng Hoà Duân.
Trong 600 năm trở lại đây (có ghi chép) có 7 năm 4 cửa đều mở, 93 năm 3 cửa mở,
khoảng 100 năm chỉ có một cửa và khoảng 400 năm tồn tại 2 cửa. Mùa lũ năm 1999 có 6 cửa
mở. Năm 2000 ta chủ động lấp 1 cửa (cửa Hoà Duân) còn 3 cửa khác thiên nhiên tự lấp. Hiện
còn 2 cửa Thuận An và Tư Hiền.
d. Lưu vực sông Hương có lượng mưa lớn nhất trong toàn quốc. Lượng mưa năm trung
bình nhiều năm tăng dần theo hướng Đông - Tây (từ biển vào sâu trong đất liền) từ
2500mm/năm tại KaKut đến 8000mm/năm tại Bạch Mã. Lượng mưa ngày lớn nhất quan trắc
được từ 700mm/ngày đến 1580mm/ngày xảy ra nhiều nơi, nhiều năm gây ra những trận lũ lớn
khủng khiếp. Tuy vậy do mưa phân phối rất không đều trong năm nên hạn hán rất nặng, nước
mặn xâm nhập sâu trong đất liền, nhiều năm mặn lên đến Tuần.
e. Trên lưu vực sông Hương, ngoài văn hoá phi vật thể nổi tiếng còn có Cố đô Huế - Di
sản văn hoá thế giới, Cung điện với Đền đài Lăng tẩm của nhà Nguyễn. Có Vườn Quốc gia
Bạch Mã ở đầu nguồn Tả Trạch, có khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền nơi đầu nguồn của
sông Ô Lâu - sông Bồ.
g. Các nguồn gây ô nhiễm chính - trên lưu vực sông Hương có thể chia thành 5 dải:
1) Dải ven biển nơi có rác thải sinh hoạt - bãi tắm Thuận An.
2) Dải đầm, phá Tam Giang - Cầu Hai. Ô nhiễm bởi các nguồn sau đây:
- Đánh bắt hải sản: ô nhiễm dầu.
- Nuôi trồng hải sản: chất dư thừa thức ăn
- Nông nghiệp: phân bón hoá học, hoá chất bảo vệ thực vật
- Cư dân vạn đò: nước thải sinh hoạt
3) Dải đô thị ven sông, ven biển, ô nhiễm nước chủ yếu là do:
- Nước thải sinh hoạt của khu đô thị Huế, cư dân vạn đò
4
- Nước thải, chất thải công nghiệp của 6 cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Huế
và phụ cận.
4) Dải đồng bằng ven biển: ô nhiễm do nước thải nông nghiệp (phân hoá học, hoá chất
bảo vệ thực vật), rác thải, nước thải các làng nghề.
5) Dải đồi núi. Ô nhiễm do các nguồn:
- Chất thải do khai khoáng Pyrit ở Nam Đông, hiện đã hết khai thác.
- Chất độc hoá học: ở A Lưới, hiện nay không còn dấu vết, phân tích mẫu nước với
thiết bị bình thường không phát hiện được.
- Xói mòn lưu vực do phá rừng.
e. Trên hệ thống sông Hương (sông chính và sông nhánh) hiện nay chưa có một công
trình Thuỷ lợi - thuỷ điện vĩnh cửu. Nhưng từ nay đến khoảng 2010 ~ 2012 sẽ xây dựng xong
cả ba hồ chứa lớn ở thượng nguồn là hồ Tả Trạch với dung tích phòng lũ là 510 triệu m3, hồ
Hữu Trạch (Bình Điền) với tổng dung tích 424 triệu m3, hồ sông Bồ (Cổ Bi) với tổng dung tích
khoảng 821 triệu m3. ở hạ lưu cách cửa biển Thuận an khoảng 4km về phía thượng lưu đang
xây dựng một đập ngăn mặn giữ ngọt, về mùa cạn sẽ xả thường xuyên qua đập một lưu lượng
nước tối thiểu là 31m3/s đảm bảo yêu cầu sống của con sông và 1 âu tàu cho thuyền có trọng
tải 50 tấn vào ra dễ dàng.
g. Hiện nay, có Ban Quản lý Dự án lưu vực sông Hương hoạt động đã được 10 năm.
4. Lưu vực sông Sài Gòn
a. Sông Sài Gòn được hợp thành từ hai nhánh Sài Gòn và Sanh Đôi, bắt nguồn từ các
vùng núi đồi Lộc Ninh và ven biên giới Việt Nam - Cam Pu Chia, với độ cao khoảng 100 ~
150m. Sông Sài Gòn ít gấp khúc, độ dốc bé (0,0013). Diện tích lưu vực F = 4700km2, chiều
dài sông L = 280km. Thuỷ triều có thể ảnh hưởng đến tận đập Dầu Tiếng, cách cửa 148km và
cách biển 206km. Phần lớn sông chảy trong vùng đồng bằng có cao độ từ +5 ~ +20m. Sông
Sài Gòn chảy ngang qua thành phố Hồ Chí Minh trên một đoạn 15km và đổ ra sông Nhà Bè tại
vị trí cách bến phà Cát Lái 1,5km về phía hạ lưu. Từ Thủ Dầu Một đến cửa, sông Sài Gòn có
độ rộng chừng 100 ~ 200m, khá sâu, đặc biệt là đoạn gần cửa sông, nên tàu 10.000 tấn có thể
vào Cảng Sài Gòn.
b. Công trình Thuỷ lợi Dầu Tiếng bắt đầu tích nước từ mùa lũ 1984 và làm việc theo
chế độ điều tiết nhiều năm. Nhiệm vụ chính của công trình được điều chỉnh lại từ năm 1996
là:
1) Tưới cho 125.186 ha, trong đó:
- Tưới trực tiếp: 58.107 ha
- Tưới gián tiếp: 67.139 ha (ven sông Sài Gòn 29.000ha, ven sông Vàm Cỏ Đông
là 38.139 ha).
2) Xả nước xuống sông Sài Gòn 157,8 triệu m3 để đẩy mặn:
Trường hợp xây dựng xong dự án Phước Hoà trên sông Bé, thì hồ Dầu Tiếng có nhiệm
vụ tưới cho 125.532 ha, trong đó:
- Tưới trực tiếp: 87.383 ha
- Tưới gián tiếp ven Vàm Cỏ Đông: 38.139 ha.
(Hiện nay Dự án hồ Phước Hoà đang ở giai đoạn Nghiên cứu khả thi)
c. Chất lượng nước
1) Từ thượng lưu đến Bến Than thường xuất hiện giá trị pH thấp vào mùa mưa có khi
chỉ đạt 4,0 vào tháng IX, do nhiễm phèn từ các vùng trũng thấp xung quanh.
5
2) Từ Bến Than đến phà Nhà Bè do ảnh hưởng trực tiếp nước thải sinh hoạt, nước thải
công nghiệp từ các kênh rạch nội thành, ô nhiễm rất nặng. Hàm lượng BOD xuống đến 3mg/l,
hàm lượng coliform rất cao, trung bình trên 10.000MPN/100ml, có khi tới 24.000MPN/ml. Ô
nhiễm nặng do giao thông thuỷ, nhiễm mặn vào mùa khô.
d. Ban Quản lý khai thác công trình Thuỷ lợi Dầu Tiếng và các cơ quan có liên quan,
có tổ chức lấy mẫu kiểm tra chất lượng nước hồ và hệ thống kênh rạch Thành phố Hồ Chí
Minh và trên dọc sông Sài Gòn.
5. Lưu vực sông Đồng Nai (LVĐN)
a. Hệ thống sông Đồng Nai bao gồm dòng chính Đồng Nai và 4 sông nhánh là La Ngà,
sông Bé, Sài Gòn và Vàm Cỏ. Sông Vàm Cỏ là tên gọi chung cho hai nhánh sông lớn Vàm Cỏ
Đông và Vàm Cỏ Tây. Do Vàm Cỏ Tây có quan hệ mật thiết với ĐBSCL hơn nên theo phân
chia hiện nay, LVĐN được xác định là đến bờ của sông Vàm Cỏ Đông, với tổng diện tích lưu
vực 40.683km2. Trừ 4168 km2 ở thượng lưu sông Bé, sông Sài Gòn và Vàm Cỏ Đông nằm trên
đất Campuchia, diện tích lưu vực sông Đồng Nai thuộc lãnh thổ Việt Nam là 36.515km2.
Vùng phụ cận ven biển có liên quan đến nguồn nước sông Đồng Nai với diện tích 11.956km2.
Như vậy Tổng diện tích lưu vực sông Đồng Nai (riêng phần Việt Nam) và vùng phụ cận ven
biển là 48.471km2, xấp xỉ 48.500km2. [3]
b. Các sơ đồ khai thác bậc thang trên hệ thống sông Đồng Nai
1) Sơ đồ bậc thang trên dòng chính Đồng Nai.
Về mặt tiềm năng, hệ thống bậc thang dòng chính Đồng Nai gồm 10 bậc, bắt đầu từ
Đa Nhim (thượng nguồn) và kết thúc ở Trị An (hạ lưu) theo thứ tự như sau:
- Đơn Dương (Đa Nhim, đã có) - Đại Ninh (khởi công) - Đồng Nai 1 - Đồng Nai 2 -
Đồng Nai 3 (khởi công) - Đồng Nai 4 (khởi công) - Đồng Nai 5 - Đồng Nai 6 - Đồng Nai 8 và
Trị An.
2) Sơ đồ bậc thang trên dòng nhánh La Ngà. Gồm 3 bậc dòng chính và 1 bậc dòng
nhánh gồm: La Ngà 1, La Ngà 2 (Hàm Thuận đã có), Đa Mi (trên dòng nhánh, đã có) và Đập
dâng Tà Pao (La Ngà 3, đang NCKT).
3) Sơ đồ bậc thang trên dòng nhánh sông Bé. Gồm 4 bậc: Thác Mơ (đã có), Cần Đơn
(đang xây dựng), Srock Fumieng (đang xây dựng) và Phước Hoà là công trình cấp nước có
nhiệm vụ tưới trực tiếp cho phần diện tích nông nghiệp thuộc tỉnh Bình Dương và chuyển nước
sang sông Sài Gòn.
c. Tình trạng ô nhiễm
1) ở thượng lưu, khu vực Đà Lạt bị ô nhiễm cao, hồ Trị An đã bị ô nhiễm nhẹ.
2) ở hạ lưu hầu hết bị ô nhiễm do chất thải sinh hoạt, công nghiệp, giao thông thuỷ ở
mức cao đặc biệt là những đoạn sông chảy qua các khu đô thị và khu công nghiệp lớn. ở vùng
cửa sông ô nhiễm do dầu, chất hữu cơ và độ mặn cao.
d. Cân bằng nước hệ thống toàn lưu vực cho thấy:
1) Vùng lưu vực sông Sài Gòn - Vàm Cỏ (vùng III) tuy hiện nay nguồn nước tạm đủ
cân bằng Cung - Cầu, nhưng đến năm 2040 sẽ thiếu đến 67% nguồn khả năng và 47% nguồn
tự nhiên năm ứng với p = 75%, cần được tiếp nước từ sông Bé sang.
2) Vùng hạ lưu Đồng Nai - Sài Gòn (vùng IV) là vùng thiếu nước nghiêm trọng, hiện
nay đã cần bổ sung từ thượng lưu về 22% và đến năm 2040 là 95% so với nguồn tự nhiên ứng
với p = 75%.
Nếu tính thêm lưu lượng nước cần cho đẩy mặn khoảng 200m3/s thì lượng nước cần
cho năm 2040 là 530m3/s chiếm khoảng 58% nguồn nước tự nhiên năm với p = 75% và 70%
ứng với năm p = 95%.
6
e. Hiện nay đã thành lập Ban Quản lý qui hoạch lưu vực sông Đồng Nai. Song vấn đề
quản lý môi trường trong vùng đang là công tác thường xuyên của các Sở Tài nguyên và Môi
trường thuộc các tỉnh: Lâm Đồng, sông Bé, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, đặc biệt là
các tỉnh và Thành phố thuộc hạ lưu sông Đồng Nai - Sài Gòn như thành phố Hồ Chí Minh,
tỉnh Đồng Nai, Long An
II. Đề xuất Mô hình Tổ chức quản lý Môi trường cho từng lưu vực
sông
Trên cơ sở phân tích đặc điểm tự nhiên, xã hội và môi trường của 5 lưu vực sông,
chúng ta có thể rút ra những vấn đề về mô hình Tổ chức Quản lý Môi trường cho từng lưu vực
sông như sau:
1. Xét về quan hệ địa lý sông ngòi, quan hệ cấp và thoát nước, quan hệ về cả môi trường và
quản lý môi trường thì lưu vực sông Nhuệ- S. Đáy là một; lưu vực sông Sài Gòn- S. Đồng Nai
là một.
2. Tổ chức quản lý Môi trường lưu vực sông Nhuệ- sông Đáy
a. Một số phương án so chọn
1) Là một bộ phận trong Ban Quản lý Qui hoạch lưu vực S. Hồng, S. Thái Bình.
Phương án này thiếu tính khả thi vì:
Ban Quản lý qui hoạch lưu vực sông Hồng- Thái Bình chỉ có nhiệm vụ thực hiện điều
64 Luật Tài Nguyên nước trong đó không có nội dung quản lý môi trường.
2) Là một bộ phận trong Ban Quản Lý tổng hợp lưu vực sông Hồng- S. Thái Bình sau
này.
Phương án này tuy có tính khả thi song trước mắt và lâu dài khó thực hiện có hiệu quả
cao vì:
- Trước mắt:
Sửa đổi Nghị định 86/2003/NĐ-CP cho phù hợp với Nguyên tắc Quản lý Tài nguyên
nước tổng hợp và thống nhất.
Sửa đổi và bổ sung Luật Tài nguyên nước để có Điều qui định nội dung quản lý tổng
hợp lưu vực
- Lâu dài: Sông Hồng và S. Thái Bình với lãnh thổ to rộng, liên quốc gia lại thêm Nội
dung quản lý to lớn về cấp nước, chống lũ, phát điện, chỉnh trị sông, bờ biển, chống hạn
trong khi đó nhiệm vụ quản lý môi trường nói chung chưa bức xúc lắm thường dễ bị coi nhẹ.
3) Đặt văn phòng thường trực tại Cục Môi trường, do Cục trưởng làm Trưởng ban, Phó
Trưởng ban thường trực là một Cục phó, Chánh văn phòng là Trưởng phòng quản lý Môi
trường kiêm, các thành viên khác là Phó giám đốc các Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc
Tỉnh Hà Tây, Hà Nam và Thành phố Hà Nội và có sự tham gia của các cơ quan quản lý hệ
thống phân lũ sông Đáy, hệ thống thủy lợi sông Nhuệ Phương án này trước mắt là có tính
khả thi vì:
Lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy về mặt địa lý là gần cơ quan của Cục Môi trường nên
có điều kiện chỉ đạo sát sao hơn. Trong khi chờ đợi một Tổ chức quản lý tổng hợp lưu vực
sông ra đời thì hình thức Tổ chức này là thích hợp. Cũng có thể có phương án gọn nhẹ hơn là
Cục có Tổ chức Quản lý Môi trường lưu vực S. Nhuệ- S. Đáy, là một bộ phận, một phòng của
Cục.
7
Song về lâu dài, thì Cục không thể bao toàn bộ các lưu vực trong cả nước vì điều kiện
địa lý không cho phép một phần, phần quan trọng là cồng kềnh, ôm đồm, không sát, không
phát huy được sự tham gia quản lý của Cộng đồng.
4) Là một bộ phận trong Tiểu Ban Quản lý tổng hợp Lưu vực Sông Nhuệ-S. Đáy. Bởi
vì như trên đã phân tích Lưu vực sông Nhuệ - S. Đáy đã, đang và sẽ là lưu vực có nhiền biến
động như làm sống lại S. Đáy, nâng cấp hệ thống Thủy lợi sông Nhuệ, tiêu thoát úng ngập
Thành phố Hà Nội, phát triển bền vững lưu vực S. Đáy Tất cả điều đó được đặt ra trong một
vùng có sự phát triển mạnh về kinh tế xã hội Hà Tây- TP Hà Nội- Phủ Lý, Nam Định, Ninh
Bình, với hàng loạt vấn đề có liên quan khác như cấp nước, chống lũ, tiêu thoát úng ngập, phát
điện đang thay đổi mạnh trên toàn hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình.
Vì vậy Tiểu ban Quản lý tổng hợp Lưu vực sông Nhuệ- S. Đáy cần sớm được thành
lập. Nếu Ban Quản lý tổng hợp Lưu vực S. Hồng- S. Thái Bình còn những vấn đề phức tạp
chưa thể thành lập ngay được thì Tiểu Ban quản lý tổng hợp Lưu vực S. Nhuệ- S. Đáy có thể
xin phép thành lập trước, ngoài nhiệm vụ xây dung qui hoạch tổng thể về Phát triển bền vững
lưu vực S. Đáy còn có nhiệm vụ trước mắt và lâu dài không kém phần quan trọng là Quản lý
Môi trường.
b. Phương án chọn: Phương án 3: Trước mắt
Phương án 4: Lâu dài
3. Tổ chức quản lý Môi trường lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai có hai phương án:
1) Trước mắt: Đặt Văn phòng thường trực tại Sở Tài nguyên Môi trường Thành phố Hồ
Chí Minh. Trưởng Ban là Giám đốc Sở- Phó Trưởng ban thường trực là một Phó Giám đốc-
Chánh văn phòng là Trửong Phòng Quản lý Môi trường kiêm - Các thành viên khác là Phó
giám đốc các Sở Tài nguyên Môi trường các tỉnh có liên quan và có sự tham gia của các cơ
quan quản lý các hệ thống Thủy lợi - Thủy điện liên quan.
2) Lâu dài- Là một bộ phận trong Ban Quản lý tổng hợp Lưu vực sông Đồng Nai sau
này.
4. Tổ chức Quản lý Môi trường Lưu vực sông Hương
a) Trước mắt
1) Đề nghị UBND tỉnh Thừa Thiên Huế giao cho Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi
trường thành lập Ban quản lý Môi trường Lưu vực sông Hương do Giám đốc Sở làm Trưởng
Ban- Các Phó trưởng Ban là các phó Giám đốc các Sở có liên quan như Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Công nghiệp, Du lịch, Ban quản lý dự án sông Hương
2) Đề nghị UBND tỉnh Thừa Thiên Huế giao cho Giám đốc Ban Quản lý Dự án Sông
Hương thành lập Ban Quản lý Môi trường lưu vực S. Hương, Văn phòng đặt tại Ban Quản lý
Dự án. Giám đốc Ban Dự án kiêm Trưởng Ban. Các Phó ban là các phó giám đốc các sở có
liên quan.
Phương án 2 là có tính khả thi hơn vì:
1) Giám đốc Ban Quản lý dự án S. Hương là Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
2) Đây sẽ là bộ phận của Ban Quản lý tổng hợp lưu vực sông Hương sau này, phù hợp
với phương án lâu dài.
b. Lâu dài. Là một bộ phận trong Ban Quản lý tổng hợp lưu vực Sông Hương.
Tài liệu tham khảo chính
8
1. Ngô Đình Tuấn - Nguyễn Như Khuê - Nguyễn Ân Niên + nnk. Báo cáo nghiên cứu phân lũ
sông Hồng vào sông Đáy. Hà Nội, 1975.
2. Viện Qui hoạch Thuỷ lợi. Qui hoạch bảo vệ và phát triển Tài nguy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_xuat_mo_hinh_to_chuc_quan_ly_moi_truong_cu_the_cho_tung_l.pdf