Đề xuất phương án xây dựng bộ máy tổ chức quản lý công ty Apatit Việt Nam

MỤC LỤC

Lời nói đầu

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG: 1

I. Các khái niệm liên quan: 1

II. Lí do, mục đích và bản chất chuyển đổi từ Công ty Nhà nước sang mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên: 8

III. So sánh Công ty Nhà nước với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: 11

 

CHƯƠNG II: CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ HIỆN TẠI CỦA CÔNG TY: 17

I. Tổng quan về Công ty Apatit Việt Nam: 17

II. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2000 đến nay của Công ty: 21

III. Cơ cấu tổ chức của Công ty Apatit Việt Nam: 21

IV. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong tổ chức công ty Apatit Việt Nam: 25

V. Những ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Apatit Việt Nam: 42

1. Quyền hạn và trách nhiệm của các đơn vị thành viên rõ ràng: 42

2. Chi phí sản xuất lớn: 43

3. Cơ cấu bộ máy sắp xếp thiếu tính hợp lý: 46

 

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY APATIT VIỆT NAM: 48

I. Những nguyên tắc (yêu cầu) sắp xếp lại cơ cấu tổ chức mới: 48

II. Đề xuất phương án kiến nghị: 49

III. Định hướng phát triển của Công ty sau khi chuyển đổi: 63

Kết luận

Tài liệu tham khảo

Nhận xét của cơ quan thực tập

 

doc71 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1433 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề xuất phương án xây dựng bộ máy tổ chức quản lý công ty Apatit Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệt Nam: - Giám đốc Công ty : 01 người - Các Phó Giám đốc Công ty : 03 người trong đó: + Phó Giám đốc Kỹ thuật-sản xuất: 01 người + Phó Giám đốc Đầu tư-phát triển: 01 người + Phó Giám đốc Kinh tế-đời sống: 01 người - Kế toán trưởng : 01 người - Bộ máy giúp việc gồm các phòng (ban) quản lý chức năng trên Công ty: gồm 16 phòng và 01 ban trong đó: + Phòng Kỹ thuật-sản xuất + Phòng Điều độ + Phòng Giám sát kỹ thuật an toàn và Môi trường + Phòng Địa chất-Trắc địa (ĐC-TĐ) + Phòng Cơ-Điện + Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm (K.C.S) + Văn phòng Công ty + Văn phòng đại diện Công ty tại Hà Nội + Phòng Quân sự-Bảo vệ (QS-BV) + Phòng Kế hoạch-Thị trường (KH-TT) + Phòng Thống kê-Kế toán-Tài chính (hay phòng Kế toán) + Phòng Vật tư + Tổ kiểm toán nội bộ + Phòng Y tế + Phòng Đầu tư-phát triển (ĐT-PT) + Ban Quản lý dự án Nhà máy tuyển Cam Đường + Phòng Tổ chức-lao động (TC-LĐ) - Các đơn vị sản xuất: gồm 10 đơn vị: + Xí nghiệp khai thác + Xí nghiệp vận tải ô-tô + Xí nghiệp vận tải đường sắt + Xí nghiệp Điện-Nước + Xí nghiệp Cơ khí sửa chữa + Xí nghiệp Xây dựng (hạch toán phụ thuộc) + Xí nghiệp sản xuất phân bón và Hóa chất + Xí nghiệp khai thác-dịch vụ khoáng sản và Hóa chất Phú Thọ (hạch toán phụ thuộc). + Đơn vị Bốc xúc-tiêu thụ (đơn vị trực thuộc Công ty) + Nhà máy tuyển quặng Apatit (Tằng Loỏng) - Các đơn vị hoạt động mang tính chất sự nghiệp: gồm 02 đơn vị: + Đơn vị trường đào tạo nghề + Đơn vị Câu lạc bộ công nhân Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý Công ty Apatit Việt Nam Kế toán trưởng 12 2 1 Phó Giám đốc K.T-S.X Giám đốc Công ty Apatit Việt Nam Phó Giám đốc Đ.T-P.T Phó Giám đốc K.tế-Đ.S 3 4 5 6 7 8 15 14 10 9 16 17 13 11 M L K I H G E Đ D C B A Chỉ dẫn: Đường gạnh nét đứt đoạn chỉ đạo, điều hành theo ủy quyền của Giám đốc công ty Đường nét đậm chỉ đạo, điều hành trực tiếp I– Hệ thống phòng, ban chức năng trên công ty (17 đơn vị): 1- Phòng KTSX 5- Phòng GSKTAT & MTr 9- Phòng TC-LĐ 13- Phòng Kế toán 2- Phòng Điều độ 6- Phòng Cơ-Điện 10- Phòng QS-BV 14- Tổ kiểm toán nội bộ 3- Phòng ĐC-TĐ 7- Văn phòng Công ty 11- Ban QLDA 15- Phòng KH-TT 4- Phòng K.C.S 8- Văn phòng Đại diện 12- Phòng ĐT-PT 16- Phòng Vật tư 17- Phòng Y tế II- Hệ thống các đơn vị sản xuất & hoạt động sự nghiệp (12 đơn vị) A- XN khai thác Đ- Xí nghiệp phân bón & Hóa chất H- XN cơ khí sửa chữa B- Xí nghiệp vận tải ô-tô E- Nhà máy tuyển Apatit I- Đơn vị bốc xúc-tiêu thụ C- XN vận tải đường sắt G- Xí nghiệp điện D- XN khai thác-dịch vụ khoáng sản & Hóa chất Phú Thọ K- Trường đào tạo nghề L- Xí nghiệp xây dựng M- C.L.B Công nhân IV> Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong tổ chức công ty Apatit Việt Nam: 1> Ban Giám đốc: 1.1> Giám đốc Công ty: phụ trách chung kiểm trưởng ban Quản lý dự án Nhà máy tuyển Cam Đường (có công suất 100.000 tấn/năm). Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực: - Tổ chức sản xuất và cán bộ. - Công tác văn phòng, thi đua, an ninh. - Chiến lược đầu tư và phát triển doanh nghiệp. Trực tiếp điều hành các phòng ban, đơn vị sau: Văn phòng Công ty, Văn phòng đại diện tại Hà Nội, phòng tổ chức-lao động, phòng quân sự-bảo vệ và trường đào tạo nghề 1.2> Phó Giám đốc Kỹ thuật sản xuất: Phụ trách các lĩnh vực kỹ thuật và sản xuất, cơ điện, an toàn, đào tạo công nhân. Trực tiếp điều hành, chỉ đạo hoạt động của các phòng ban: Phòng Kỹ thuật-sản xuất, phòng Địa chất-Trắc địa, phòng Điều độ, phòng Giám sát kỹ thuật an toàn và môi trường, phòng KCS, phòng Cơ-Điện. Trực tiếp phụ trách, giám sát hoạt động của các đơn vị: xí nghiệp khai thác, xí nghiệp vận tải ô-tô, xí nghiệp vận tải đường sắt, Nhà máy tuyển quặng Apatit Tằng Loỏng, xí nghiệp Phân bón và Hóa chất, đơn vị Bốc xúc-tiêu thụ, xí nghiệp điện nước, xí nghiệp Cơ khí sửa chữa, xí nghiệp khai thác dịch vụ khoáng sản - Hóa chất Phú Thọ. 1.3> Phó Giám đốc Kinh tế-Đời sống: Phụ trách các mặt về đời sống của cán bộ công nhân viên, mua bán thiết bị nguyên liệu cho khai khoáng, tổ chức lập kế hoạch sản xuất cho Công ty. Trực tiếp điều hành các phòng ban, đơn vị sau: Phòng kế hoạch-thị trường, phòng Y tế, Tổ kiểm toán nội bộ, phòng Vật tư và Câu lạc bộ công nhân. 1.4> Phó Giám đốc đầu tư-phát triển: Trực tiếp điều hành, giám sát hoạt động các phòng ban và đơn vị: Phòng Đầu tư-phát triển và đơn vị xí nghiệp Xây dựng. 2> Kế toán trưởng: Phụ trách công việc kiểm toán, thống kê, tài chính, doanh thu và lãi lỗ của doanh nghiệp. 3> Các phòng ban: 3.1> Phòng Kỹ thuật-sản xuất: - Qui định mức năng suất thiết bị, định mức tiêu hao vật tư, vật liệu nổ; tổ chức nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, công tác thi đua, khen thưởng. - Chỉ đạo các khâu liên quan đến Nhà máy tuyển Apatit Tằng Loỏng, xí nghiệp Xây dựng, đơn vị vận tải đường sắt, đơn vị sản xuất sản phẩm mới và dịch vụ, xưởng sản xuất phốt-pho, đội khai thác quặng sắt. - Phụ trách kèm cặp nâng bậc ngành khai thác. - Lập kế hoạch dài hạn, biện pháp sản xuất năm, quí, biện pháp đột xuất; và phụ trách các khâu liên quan đến các đơn vị: xí nghiệp khai thác, xí nghiệp vận tải ô-tô, phân xưởng Bốc xúc-tiêu thụ. 3.2> Phòng Điều độ: - Nhận nhiệm vụ Giám đốc Công ty giao và triển khai đến các cơ sở sản xuất trong toàn Công ty và các phòng ban có liên quan đến sản xuất. - Đôn đốc, giám sát, kiểm tra và hướng dẫn các đơn vị thành viên thực hiện các hoạt động sản xuất-kinh doanh đảm bảo hiệu quả kinh tế-kỹ thuật. - Duyệt các biện pháp kỹ thuật sản xuất quý, tháng. Nghiệm thu sản lượng theo định kỳ. - Quản lý hồ sơ, tài liệu, thực hiện chế độ báo cáo định kì hoặc đột xuất. 3.3> Phòng Địa chất-Trắc địa: - Tham mưu giúp Giám đốc Công ty quản lý các chức năng về kỹ thuật chuyên ngành địa chất và trắc địa trong nội bộ Công ty. - Hướng dẫn các đơn vị thành viên thực hiện đúng quy trình, quy phạm và biện pháp quản lý kỹ thuật chuyên ngành Địa chất-Trắc địa theo phân cấp của Giám đốc Công ty. - Điều hành công tác tổ chức cán bộ, nhân sự cho các tổ công tác, sản xuất, các khối địa chất, trắc địa, khoan hào, kho... - Tổ chức công tác trắc địa, đo vẽ, tính toán sản lượng tháng, quý, năm các loại sản phẩm và tổng khối của Công ty, đo vẽ các công trình kiến trúc, dự án đầu tư, nhà máy, công trường, các công trình khoan thăm dò, hào hố, rãnh mẫu, cắm biên. Lập biện pháp sản xuất tháng, quý, năm các khai trường, kho chứa, bãi thải. - Quản lý các thiết bị, phương tiện đo đạc về Trắc địa, bảo quản, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, bản vẽ, mẫu khoáng sản... Thực hiện công tác bảo mật các số liệu, tài liệu thuộc chuyên ngành theo quy định của Giám đốc Công ty. 3.4> Phòng KCS: - Tham mưu giúp Giám đốc Công ty quản lý lĩnh vực Kiểm tra chất lượng các bán thành phẩm, thành phẩm và các sản phẩm Công ty sản xuất ra để tiêu thụ trên thị trường; các nguyên, nhiên, vật liệu Công ty mua về phục vụ sản xuất-kinh doanh. - Lập kế hoạch, biện pháp và tiến độ kiểm tra các chỉ tiêu về chất lượng các bán thành phẩm, thành phẩm hoặc sản phẩm thuộc nội bộ Công ty theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước, yêu cầu của khách hàng, của Giám đốc Công ty. - Quảng bá chất lượng sản phẩm Công ty ra bên ngoài. - Hướng dẫn các thành viên thực hiện đúng quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm. - Lưu trữ hồ sơ, tài liệu, vật mẫu có liên quan. 3.5> Phòng Giám sát kỹ thuật an toàn và Môi trường: - Tham mưu giúp Giám đốc Công ty quản lý các lĩnh vực chủ yếu sau: Công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát kỹ thuật an toàn, an toàn lao dộng đối với các ngành, nghề trong hoạt động sản xuất-kinh doanh của Công ty; Công tác hoạt động màng lưới An toàn viên ở các đơn vị thành viên; Công tác bảo vệ môi trường sinh thái và phòng chống thiên tai; Công tác đăng kí, đăng kiểm các thiết bị, máy, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và vệ sinh lao động; Công tác bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ phương tiện xe cơ giới; Công tác sử dụng các trang, thiết bị bảo hộ lao động các ngành, nghề; các công tác khác do Giám đốc Công ty giao. - Hướng dẫn, giám sát và kiểm tra các đơn vị thành viên thực hiện các lĩnh vực chủ yếu nêu trên đúng thủ tục, quy trình, quy tắc theo quy định của Nhà nước. - Lập các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo chức năng nêu trên và trình Giám đốc Công ty phê duyệt. - Xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về kỹ thuật an toàn các ngành, nghề và công tác bảo vệ môi trường cho các cán bộ chuyên trách, các An toàn viên kiêm nhiệm ở cơ sở trình Giám đốc Công ty phê duyệt. - Tổ chức mở các lớp bồi dưỡng, hướng dẫn kỹ thuật an toàn cho các ngành, nghề, công tác bảo vệ môi trường đối với các đối tượng có nhu cầu đào tạo. - Phối hợp với các đơn vị thành viên khác thực hiện nhiệm vụ mà Giám đốc Công ty giao; thực hiện báo cáo định kì hoặc đột xuất. - Lưu trữ hồ sơ, tài liệu, chứng từ thuộc chức năng quản lý của Phòng; cung cấp hồ sơ, tài liệu cho các đơn vị thành viên khi có yêu cầu. 3.6> Phòng Cơ-Điện: - Tham mưu giúp Giám đốc Công ty quản lý lĩnh vực kỹ thuật-công nghệ sản xuất chuyên ngành Cơ khí, Điện, Động lực (trừ kỹ thuật-công nghệ XDCB, kỹ thuật-công nghệ sản xuất các sản phẩm khác của Công ty). - Giám sát, kiểm tra và hướng dẫn các đơn vị thành viên thực hiện các biện pháp về kỹ thuật và công nghệ sản xuất thuộc chuyên ngành. - Nhiệm vụ gồm quản lý kỹ thuật, sửa chữa và vận hành các thiết bị máy móc, công cụ, phương tiện thuộc chuyên ngành Cơ, Điện, Động lực... đối với công nghệ sản xuất có liên quan và phục vụ sản xuất trong Công ty. - Hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá tình trạng kỹ thuật theo định kì hoặc đột xuất đối với các thiết bị, máy móc của các đơn vị thành viên theo nhiệm vụ của Giám đốc Công ty giao. - Phối hợp với các đơn vị quản lý chức năng có liên quan thực hiện công tác: nghiệm thu, kiểm kê định kì, tiếp nhận, điều chuyển, thanh lý và các hợp đồng kinh tế mua, bán thiết bị, máy móc theo quy định của Nhà nước; và các công việc khác Giám đốc Công ty giao. - Thực hiện công tác soát xét các yêu cầu, đề nghị của các đơn vị thành viên về chuyên môn kỹ thuật Cơ, Điện, Động cơ và trình Giám đốc xét duyệt. - Phân công các chuyên viên, cán bộ của Phòng thực hiện chuyên quản và tác nghiệp kỹ thuật đối với các đơn vị thành viên trong công tác quản lý các thiết bị, máy móc thuộc các chuyên ngành nên trên. - Cung cấp thông tin, số liệu, tài liệu cho các đơn vị thành viên có liên quan để thực hiện các nhiệm vụ của Giám đốc Công ty giao. - Lưu trữ hồ sơ, tài liệu, bản vẽ thuộc các chuyên ngành quản lý. 3.7> Văn phòng Công ty: - Quản lý con dấu, lưu trữ hồ sơ công văn giấy tờ. Tổng hợp báo cáo định kỳ, bố trí sắp xếp lịch họp, lịch công tác. - Theo dõi quản lý việc in ấn tài liệu. - Quản lý công tác đón, tiếp khách. - Quản lý công tác thông tin tuyên truyền (xây dựng bản tin, quảng cáo báo chí, chuẩn bị tin, bài cho đài truyền thanh). - Quản lý công tác nhà nghỉ, nhà khách. - Quản lý đội xe, bố trí xe phục vụ. - Quản lý công tác xây dựng cơ bản, trang bị ban đầu, đất đai nhà cửa, các công trình phục vụ công cộng, nghĩa trang, trang bị dụng cụ, phương tiện làm việc cho các phòng ban Công ty. - Quản lý công tác vệ sinh công cộng, chăm sóc cây cảnh. - Nhận công văn, giấy tờ gửi đến Công ty và gửi công văn, văn bản ra ngoài Công ty qua đường Bưu điện hoặc bằng máy FAX. 3.8> Văn phòng đại diện tại Hà Nội: - Tổ chức, đón tiếp khách, giao dịch với khách và các đoàn công tác thuộc các thành phần kinh tế, chính trị xã hội... trong nước và ngoài nước, ký kết các văn bản ghi nhớ, văn bản thỏa thuận, hợp đồng kinh tế có tính chất nguyên tắc để làm cơ sở ban đầu báo cáo giám đốc Công ty giải quyết các bước tiếp theo. - Bố trí, sắp xếp phòng nghỉ và phục vụ một số yêu cầu khác trong điều kiệnm khả năng của văn phòng đại diện hiện có đối với các cán bộ công nhân viên đang công tác tại Công ty khi đi công tác, đi nghỉ phép, đi nghỉ mát, tham quan... (có giấy tờ hợp lệ) có nhu cầu nghỉ tại Hà Nội. - Lập kế hoạch tiếp cận thị trường theo từng quý trình Giám đốc Công ty phê duyệt. - Tổ chức mở quầy hàng giới thiệu sản phẩm của Công ty hoặc của Tổng Công ty, trên cơ sở làm đầy đủ giấy tờ theo thủ tục pháp lý của Nhà nước. 3.9> Phòng Tổ chức-Lao động: - Tham mưu giúp Giám đốc Công ty quản lý các lĩnh vực chủ yếu sau: + Xây dựng Quy chế quản lý, sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất. + Công tác cán bộ, nhân sự và hợp đồng lao động. + Công tác về các chế độ chính sách BHXH, BHYT và các chế độ bảo hiểm khác có liên quan đến người lao động. + Công tác theo dõi, thống kê và tổng hợp lao động, định mức lao động, đơn giá tiền lương và quỹ tiền lương. + Công tác quản lý hồ sơ của cán bộ công nhân viên và chứng thực nhân sự. - Lập quy hoạch cán bộ, nhận xét đánh giá cán bộ hàng năm, tham mưu cho lãnh đạo Công ty về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật, điều động và bố trí cán bộ. - Thực hiện các chế độ, chính sách với người lao động theo quy định của pháp luật hiện hành. - Theo dõi, thống kê, phân tích và tổng hợp lực lượng lao động, tham mưu cho Giám đốc Công ty điều tiết lực lượng lao động. - Xây dựng đơn giá lương, quỹ lương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Thực hiện phân phối tiền lương theo quy chế của Công ty. - Sắp xếp mô hình tổ chức sản xuất phù hợp với các đặc điểm sản xuất-kinh doanh của Công ty trong từng giai đoạn. - Quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và công tác nâng lương hàng năm. - Quản lý hồ sơ của cán bộ công nhân viên Công ty. - Phối hợp và tham gia với các đơn vị thành viên có liên quan để thực hiện các nhiệm vụ của Giám đốc Công ty giao. 3.10> Phòng Quân sự-Bảo vệ: - Bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh văn hóa và an toàn nội bộ Công ty. - Xây dựng các kế hoạch, biện pháp bảo vệ an ninh, an toàn Công ty. - Tổ chức công tác huấn luyện nghiệp vụ. - Xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, chỉ đạo nghiệp vụ hoạt động của các cụm an ninh. - Giải quyết các chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên chức trong đơn vị. - Quản lý các tổ đội công tác: tổ nghiệp vụ cơ động, tổ bảo vệ kho mìn 50 tấn, trạm kiểm soát Làng Dạ, trạm kiểm soát Đồng Hồ, tổ bảo vệ Ba tầng, tổ bảo vệ mặt bằng xây dựng. 3.11> Ban Quản lý dự án Nhà máy tuyển quặng Apatit Cam Đường: - Lập kế hoạch và giám sát việc thực thi kế hoạch xây dựng nhà máy tuyển quặng Apatit Cam Đường. 3.12> Phòng Đầu tư-phát triển: - Tham mưu giúp Giám đốc Công ty quản lý lĩnh vực đầu tư chủ yếu sau: + Quản lý các dự án đầu tư và phát triển theo chương trình, mục tiêu và kế hoạch của Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam giao cho Công ty. + Quản lý các dự án đầu tư và phát triển nhỏ thuộc loại nhóm C sau khi đã được Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam duyệt chủ trương hoặc ủy quyền cho Công ty. + Quản lý các dự án đầu tư và phát triển khác trong nội bộ do Công ty tự huy động vốn và tự chịu trách nhiệm về tài chính. - Giám sát, kiểm tra về kỹ thuật, chất lượng, tiến độ đối với các đơn vị ngoài Công ty được chỉ định thầu, trúng thầu hoặc tại đơn vị thành viên trong Công ty khi triển khai giai đoạn thực hiện đầu tư tại Công ty. - Lập kế hoạch đầu tư và phát triển hàng năm, trung hạn và dài hạn trình Giám đốc Công ty và các cơ quan có thẩm quyền quyết định và phê duyệt. 3.13> Phòng Kế toán: - Tham mưu giúp Giám đốc Công ty quản lý các lĩnh vực chủ yếu sau: + Công tác kế toán và thống kê toàn diện các mặt trong hoạt động sản xuất-kinh doanh của Công ty. + Công tác Tài chính trong Doanh nghiệp theo quy định hiện hành của Chính phủ, Bộ quản lý chuyên ngành và Quy chế tài chính của Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam. - Hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra các đơn vị thành viên thực hiện các mặt quản lý nêu trên. 3.14> Tổ kiểm toán nội bộ: - Tham mưu giúp Giám đốc Công ty quản lý 3 chức năng mang tính chuyên môn nghiệp vụ gồm: kiểm tra, xác nhận và đánh giá. - Tổ chức các cuộc kiểm toán đối với các đơn vị thành viên theo kế hoạch Giám đốc Công ty đã duyệt với phương châm ngăn ngừa các hành vi gian lận trong báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị. 3.15> Phòng Kế hoạch-thị trường: - Tham mưu giúp Giám đốc Công ty quản lý các lĩnh vực kế hoạch sản xuất-kinh doanh toàn diện của Công ty. - Theo dõi, hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị thành viên thực hiện kế hoạch sản xuất-kinh doanh. - Tập hợp, phân loại và tổng hợp các loại định mức chủ yếu gồm: định mức lao động, định mức kinh tế-kỹ thuật, định mức khối lượng công việc và các loại định mức khác. - Xây dựng kế hoạch sản xuất-kinh doanh tổng hợp, toàn diện hàng năm, trung hạn và dài hạn của Công ty với đầy đủ các nội dung chuyên môn nghiệp vụ của công tác kế hoạch, trình Giám đốc Công ty và các cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Lập kế hoạch sản xuất-kinh doanh chi tiết theo quý, năm hoặc kế hoạch đột xuất trình Giám đốc Công ty ký duyệt để giao cho các đơn vị thành viên thực hiện. - Tiến hành nghiệm thu kế hoạch sản xuất-kinh doanh theo từng tháng, quyết toán theo từng quý, năm đối với các đơn vị thành viên. 3.16> Phòng Vật tư: - Tham mưu giúp Giám đốc Công ty quản lý các lĩnh vực hoạt động chủ yếu về công tác vật tư gồm: + Công tác cung ứng, công tác cấp phát. + Công tác sử dụng theo hạn mức và đúng mục đích. + Công tác điều tiết vật tư, phụ tùng hợp lý trong nội bộ. + Công tác nghiệm thu và quyết toán theo định kì. + Công tác bảo quản vật tư, phụ tùng thiết bị tại các kho bãi. + Công tác kiểm kê, định giá, giải quyết lượng tồn đọng chậm luân chuyển, thanh lý, giảm thiểu lượng tồn kho ở Công ty và đơn vị thành viên, + Công tác thu hồi phế liệu. + Công tác phân cấp trong quản lý vật tư trong Công ty. - Kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị thành viên trong Công ty thiết lập các loại đơn hàng, soạn thảo các loại hợp đồng kinh tế, biểu mẫu kiểm kê và nội dung báo cáo theo các chức năng về công tác quản lý vật tư đã nêu trên. 3.17> Phòng Y tế: - Tổ chức khám, chữa bệnh cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. - Tổ chức vệ sinh phòng bệnh, kế hoạch hóa gia đình. - Quản lý điều hành các trạm y tế cơ sở. Các phòng ban trên đều thực hiện mối quan hệ giao dịch với các cơ quan chức năng tại địa phương và với Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam trong phạm vi những chức năng của mình. 4> Các xí nghiệp, đơn vị: 4.1> Xí nghiệp khai thác: - Khoan, bắn mìn phá vỡ đất đá, các loại quặng I,II,III và quặng IV. - Bốc xúc các loại quặng lên phương tiện vận tải. - San gạt mặt bằng để các loại máy khoan, máy nén khí làm việc, gạt đường nội bộ công trường khai thác. - Sửa chữa các thiết bị khai thác (gồm máy xúc, máy khoan, máy ép khí, máy gạt), xe tải trọng tải 7 tấn và 8 tấn từ cấp tiểu tu, bảo dưỡng cấp ba trở xuống. Sữa chữa các động cơ điện có công suất nhỏ hơn 10kW. - Quản lý hệ thống điện gồm đường dây, máy biến áp, tủ máy cắt, hố tiếp địa, đường điện ánh sáng. - Lập biên bản khai thác hàng tháng, hàng tuần đối với các phân xưởng trực thuộc. - Khoan thăm dò bổ sung, đào hào, đào rãnh mẫu. - Giao chi phí sản xuất cho các phân xưởng, nghiệm thu sản lượng, quyết toán chi phí, thanh toán lương cho các phân xưởng. - Quản lý và sử dụng các máy công cụ để chế tạo phụ tùng và sữa chữa thiết bị xe, máy. 4.2> Xí nghiệp vận tải ô-tô: - Quản lý vận hành : hai loại xe chở quặng và đất đá: xe KpAZ (12 tấn) và xe Belaz (27 tấn và 20 tấn); xe ca chở công nhân đi làm ca; xe tưới nước chống bụi trên các đường trục, các khai trường. - Vận chuyển các loại quặng I, quặng II, quặng III về các kho chứa quặng theo biện pháp sản xuất được Giám đốc Công ty duyệt. - Vận chuyển đất đá về các bãi thải theo biện pháp năm, quý do phòng kỹ thuật sản xuất Công ty lập và biện pháp tháng, tuần do xí nghiệp khai thác lập. - Bảo dưỡng cấp ba đối với các xe xí nghiệp quản lý, trung tu bộ phận dộng cơ hoặc gầm xe nếu được Giám đốc Công ty cho phép. - Quản lý, sửa chữa toàn bộ cầu đường, ngầm ở các khai trường, các bãi thải, đường đến các kho chứa quặng. 4.3> Xí nghiệp vận tải đường sắt: - Quản lý 7 ga đường sắt và 76km đường sắt, hệ thống thông tin tín hiệu, hệ thống cầu chung và cầu đường sắt. - Quản lý 18 đầu máy và 114 toa xe chuyên dùng để vận chuyển quặng I, quặng II từ các kho chứa về ga giao tiếp đểe bàn giao sang đường sắt quốc gia. - Tổ chức chạy tàu, vận chuyển quặng III từ các kho chứa về nhà máy tuyển để làm giàu quặng. Vận chuyển vật liệu phục vụ sửa chữa đường sắt. - Sửa chữa các cấp đối với đầu máy và toa xe trừ sửa chữa lớn. - Khám chữa toa xe tại các trạm, ga. - Quan hệ với đường sắt quốc gia để khám rỗng nhận từ ga Xuân Giao A (ga đường sắt quốc gia quản lý) về ga Xuân Giao B (do Công ty quản lý) đẻ vận chuyển toa xe rỗng đi nhận quặng ở các ga. Bàn giao các toa xe nặng (có hàng) cho đường sắt quốc gia để lập tàu và vận chuyển tới các khách hàng. - Sửa chữa lớn các cầu, đường, cầu chung. 4.4> Xí nghiệp khai thác-dịch vụ khoáng sản và Hóa chất Phú Thọ: - Sản xuất Fenspat, caolin, phụ gia cho sản xuất phân bón. - Sửa chữa các loại xe máy thiết bị được giao quản lý, sản lượng. - Tiêu thụ các loại sản phẩm. - Nhận chi phí sản xuất do Công ty giao, triên khai nhiệm vụ đến các đơn vị trực thuộc. - Lập lịch sửa chữa thiết sbị và biện pháp khai thác khoáng sản. 4.5> Xí nghiệp sản xuất phân bón và Hóa chất: - Sản xuất và tiêu thụ các loại phân bón hỗn hợp NPK theo kế hoạch Công ty giao. - Sản xuất quặng các loại, sấy quặng làm chất gia trọng cho sản xuất phân bón hỗn hợp NPK. - Bảo dưỡng các loại xe vận chuyển phân bón từ cấp bảo dưỡng cấp ba trở xuống. 4.6> Nhà máy tuyển quặng Apatit Tằng Loỏng: - Tiếp nhận và gia công quặng III, vận chuyển về kho chứa quặng. - Rửa, đập, sàng, nghiền quặng loại III đạt kích thước từ 0,020mm đến 0,074mm để tuyển quặng nổi nâng hàm lượng từ 15,8% P₂O₅ lên 32-34% P₂O₅. - Quản lý các trạm bơm cung cấp nước phục vụ tuyển quặng, trạm bơm tuần hoàn, bể đối, bể cô đặc, máy bơm, máy tuyển, máy lọc, xe tải, máy xúc và máy gạt. - Sửa chữa lớn và bảo dưỡng các loại máy tuyển khoáng và thiết bị xúc bốc vận tải. - Pha chế thuốc tập hợp và các loại hóa chất phục vụ quá trình tuyển quặng. - Lấy mẫu quặng ở các công đoạn và mẫu quặng tinh để xác định hàm lượng, kích cỡ, độ ẩm. 4.7> Xí nghiệp điện nước: - Quản lý vận hành hệ thống đường dây tải điện, các trạm biến áp từ 35kV đến 6kV cung cấp điện cho các xí nghiệp đơn vị trong Công ty. - Sửa chữa các máy điện, các trạm biến áp, hệ thống đường dây dẫn điện 35kV trở xuống. - Nhận thi công hệ thống cung cấp điện từ 35kV trở xuống. - Thí nghiệm các loại thiết bị điện do các xí nghiệp trong Công ty đặt hàng. - Đo tiếp địa ở các vị trí, xây dựng các công trình tiếp địa mới. 4.8> Xí nghiệp Cơ khí sửa chữa: - Sửa chữa cấp trung tu, đại tu, phục hồi các loại xe MAZ, KpAZ, BELAZ, xe ca, xe nước, các loại máy khai thác (máy xúc, gạt, khoan, ép khí, khoan địa chất). - Chế tạo phụ tùng cho sửa chữa máy khai thác và sửa chữa máy tuyển. - Sửa chữa, bảo dưỡng máy công cụ. - Dịch vụ sửa chữa các loại máy thi công trong giao thông, xây dựng, thủy lợi. 4.9> Đơn vị bốc xúc-tiêu thụ: - Tiếp nhận nhận kho các loại quặng I, quặng II, quặng III, xác định tải trọng các xe chở quặng theo mô hình. - Trung hòa các lô quặng để đạt hàm lượng quặng thương phẩm và quặng nguyên liệu cho tuyển khoáng. - Bốc xúc các loại quặng I, quặng II, quặng III lên các toa xe chuyên dùng để vận chuyển cho các khách hàng. - Tiểu tu, bảo dưỡng cấp ba các loại xe máy thiết bị. - Quản lý các kho chứa quặng đảm bảo chất lượng và số lượng. 4.10> Trường đào tạo nghề: - Đào tạo lái xe các loại từ xe 4 chỗ tới xe tải các loại, xe ca, xe buýt. - Đào tạo thợ điện và thợ sửa chữa điện. - Đào tạo thợ lái máy xúc, máy khoan, gạt. - Đào tạo thợ vận hành và sửa chữa máy hóa, máy tuyển khoáng. - Phối hợp với ngành đường sắt đào tạo công nhân thông tin, tín hiệu, lái tàu, trực ban, trưởng đồn, gác chắn, khám chữa toa xe, sửa chữa đầu máy xe lửa. - Liên kết với các trường đại học đào tạo tại chức hệ đại học các ngành kỹ sư cơ khí động lực, kỹ sư điện, kỹ sư tin học, kỹ sư máy và thiết bị mỏ, cử nhân kinh tế. - Phối hợp với Sở Giao thông đào tạo và cấp bằng lái xe máy. 4.11> Xí nghiệp Xây dựng: - Sửa chữa đá xây dựng các loại - Thi công các công trình mỏ, mở đường, ngầm, mở vỉa các khai trường. - Xây dựng nhà cửa, các công trình dân dụng và công nghiệp. - Vận chuyển các loại sản phẩm. - Lắp đặt và sửa chữa các thiết bị, các công trình kiến trúc. 4.12> Câu lạc bộ công nhân: - Quản lý Nhà văn hóa công nhân Mỏ. - Quản lý phòng họp và phục vụ các hội nghị. - Quản lý bể bơi, sân thi đấu bóng chuyền, cầu lông. - Tổ chức biểu diễn văn nghệ, các trận thi đấu thể thao. - Quản lý thư viện công nhân Mỏ. - Quản lý Nhà truyền thống, phòng trưng bày các hình ảnh về sản xuất kinh doanh của Công ty và các xí nghiệp thành viên. V> Những ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Apatit Việt Nam: 1> Quyền hạn và trách nhiệm của các đơn vị thành viên rõ ràng: Cơ cấu tổ chức của Công ty Apatit Việt Nam được tổ chức theo mô hình tổ chức bộ phận theo quá trình. Các xí nghiệp, đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9398.doc
Tài liệu liên quan