Địa chỉ - Nội dung tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong môn địa lý ở trường THPT

- Các nước Đông Nam Á lục địa có địa hình bị chia cắt mạnh tạo nên nhiều thung lũng sông có giá trị về thuỷ điện. Liên hệ VN.

- Đông Nam Á nằm trong vành đai sinh khoáng vì thế có nhiều loại khoáng sản. Vùng thềm lục địa có nhiều dầu khí, là nguồn nguyên, nhiên liệu cho phát triển kinh tế, cho xuất khẩu.

- Vấn đề khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia trong khu vực.

- Phân tích bản đồ địa hình và khoáng sản, biểu đồ và các tranh ảnh có liên quan.

- Trân trọng thiên nhiên Đông Nam Á  Ý thức bảo vệ, tiết kiệm tài nguyên

 

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4759 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Địa chỉ - Nội dung tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong môn địa lý ở trường THPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i Đất - Chế độ nước sông có ảnh hưởng tới công suất các nhà máy thuỷ điện cũng như khả năng cung cấp điện. - Giá trị của một số sông lớn trên Trái Đất đối với thuỷ điện. - Thấy được vai trò của tài nguyên nước với ngành thuỷ điện. - Có ý thức bảo vệ tài nguyên nước. Liên hệ 10 Bài 16: Sóng. Thuỷ triều. Dòng biển - Mục II: Thuỷ triều - Thuỷ triều có thể tạo ra điện. - Hiện nay, việc sử dụng thuỷ triều để tạo ra điện là vấn đề cần thiết. Liên hệ 10 Bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số - Mục II: Gia tăng dân số. - Sức ép của dân số tới việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên (than, dầu khí, sinh vật...), điện… - Ủng hộ những chính sách dân số của Nhà nước và địa phương. Liên hệ 10 Bài 32. Địa lí các ngành công nghiệp - Mục I: Công nghiệp năng lượng - Kiến thức + Than, dầu mỏ là tài nguyên không thể phục hồi. + Trong những năm gần đây, sản lượng khai thác than và dầu mỏ ngày càng tăng à cạn kiệt nhanh. + Công nghiệp điện lực là cơ sở chủ yếu để phát triển các ngành công nghiệp hiện đại : công nghiệp luyện kim (đen) - sử dụng một khối lượng lớn nhiên liệu, công nghiệp hoá chất, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm... - Kĩ năng + Biết xác định trên bản đồ những khu vực phân bố trữ lượng dầu mỏ, những nước khai thác than, dầu mỏ và sản xuất điện chủ yếu trên thế giới. + Biết nhận xét chuyển dịch cơ cấu năng lượng thông qua biểu đồ. - Thái độ + Nhận thức được tầm quan trọng của ngành công nghiệp năng lượng, có ý thức bảo vệ và sử dụng tiết kiệm có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng. Bộ phận 10 Bài 34: Thực hành vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới Vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp của thế giới, thời kì 1950 – 2003. Nhận xét biểu đồ. - Kiến thức + Thấy được tình hình sản xuất của các ngành công nghiệp năng lượng. + Sự phát triển của ngành công nghiệp năng lượng thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế, tuy nhiên cũng làm cạn kiệt tài nguyên nhanh chóng, gây ô nhiễm môi trường. + Cần có biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và có hiệu quả đồng thời tìm ra các nguồn năng lượng mới thay thế. - Kĩ năng + Biết cách tính toán tốc độ tăng trưởng các sản phẩm chủ yếu : than, dầu, điện. + Rèn luyện kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ. Bộ phận 10 Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vận tải - Mục I: Đường sắt - Mục II: Đường ô tô - Mục IV: Đường sông, hồ - Mục V: Đường biển - Mục VI: Đường hàng không - Ngành giao thông vận tải sử dụng nhiều nhiên liệu (dầu mỏ). - Gây ô nhiễm môi trường. - Việc sản xuất ra các loại nhiên liệu mới, sử dụng năng lượng Mặt Trời; sản xuất các phương tiện giao thông vận tải sử dụng ít nhiên liệu là điều cần thiết. - Không đồng tình với việc sử dụng các phương tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng (vì ngoài việc không an toàn chúng còn tiêu hao nhiều xăng, dầu, gây ô nhiễm môi trường). Liên hệ 10 Bài 38: Thực hành viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và kênh đào Pa-na-ma - Bài tập 1 - Bài tập 2 - Việc xây dựng kênh đào Xuy-ê và kênh đào Pa-na-ma mang lại rất nhiều lợi ích kinh tế, đặc biệt là tiết kiệm về thời gian và chi phí vận chuyển (trong đó tiết kiệm rất lớn về xăng, dầu). Liên hệ 10 Bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Mục III: Tài nguyên thiên nhiên - Mối quan hệ của con người với môi trường. - Tài nguyên thiên nhiên và cách phân loại. - Phân tích sâu mối quan hệ giữa con người với môi trường và tài nguyên thiên nhiên (tỷ lệ nghịchàtiêu cực) - Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên phục vụ cuộc sống hàng ngày. - Phê phán những tác động xấu tới môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Ước mơ xây dựng, khai thác các nguồn tài nguyên vô tận (năng lượng MT, gió, địa nhiệt,…) Liên hệ 10 Bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững - Mục II: Vấn đề môi trường và phát triển ở các nước phát triển - Mục III: Vấn đề môi trường và phát triển ở các nước đang phát triển. - Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường là điều kiện để phát triển. - Vấn đề sử dụng tài nguyên (nhiên liệu) ở các nước phát triển và đang phát triển. - Liên hệ với thực tiễn Việt Nam. - Mọi người có ý thức về mối quan hệ giữa môi trường và phát triển, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. . Liên hệ 11 Bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu - Mục I: Dân số. - Mục II: Môi trường - Mối quan hệ giữa dân số với vấn đề sử dụng tài nguyên. - Môi trường ngày càng ô nhiễm, tài nguyên ngày càng cạn kiệt. - Việc sử dụng hợp lí tài nguyên cũng góp phần bảo vệ môi trường. Liên hệ 11 Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực * Tiết 3: - Mục II: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á - Vai trò cung cấp dầu mỏ cho thế giới của khu vực Tây Nam Á. - Bất ổn về chính trị một phần cũng là do tranh chấp về tài nguyên, trước hết là dầu mỏ. - Thu thập và phân tích thông tin về tác động của vai trò cung cấp nguồn dầu mỏ dẫn đến sự bất ổn trong chính trị, xã hội trong khu vực Tây Nam Á và Trung Á. Liên hệ 11 Bài 6: Hợp chủng quốc Hoa Kì * Tiết 1: - Mục II: Điều kiện tự nhiên * Tiết 2: Kinh tế (phần 1 “Dịch vụ - giao thông vận tải” và phần 2.“Công nghiệp”) - Hoa Kì là nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, dân cư đông, kinh tế phát triển bậc nhất thế giới, nhu cầu sử dụng năng lượng lớn nhất thế giới. - Hiện nay, Hoa Kì sản xuất điện từ nguồn NL địa nhiệt, gió, mặt trời; đang nghiên cứu để tiết kiệm năng lượng và giảm lượng khí thải. - Phân tích bảng số liệu thống kê để thấy được tình hình sản xuất một số sản phẩm của công nghiệp NL Liên hệ 11 Bài 8: Liên Bang Nga * Tiết 1: - Mục II: Điều kiện tự nhiên * Tiết 2: - Mục II: Các ngành kinh tế (phần 1 “Công nghiệp”) - Liên bang Nga là một đất nước giàu tài nguyên (trữ lượng than đá, dầu mỏ và khí tự nhiên đứng thứ 1, 2 thế giới). - Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn của Liên bang Nga. -Trân trọng những thành quả Liên bang Nga đã giúp đỡ Việt Nam, trong đó có những công trình thuỷ điện, khai thác dầu khí… Liên hệ 11 Bài 9: Nhật Bản * Tiết 1: - Mục I: Điều kiện tự nhiên - Mục III: Tình hình phát triển kinh tế * Tiết 2: - Mục I: Các ngành kinh tế (phần 1 “Công nghiệp”) - Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên NL . - Nhật Bản là một cường quốc kinh tế sử dụng khối lượng lớn nguồn NL - Nhật Bản luôn có ý thức sử dụng tiết kiệm tài nguyên, nhất là năng lượng. - Hiện nay, Nhật Bản đang nghiên cứu để đưa vào sử dụng các nguồn năng lượng mới thay nguyên liệu hoá thạch. - Có ý thức học tập người Nhật. Liên hệ 11 Bài 10: Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) * Tiết 1: - Mục II: Điều kiện tự nhiên * Tiết 2: - Mục II: Các ngành kinh tế (phần 1 “Công nghiệp”) - Trung Hoa là nước có nhiều tài nguyên để phát triển kinh tế. - Là một đất nước có số dân lớn nhất thế giới, kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng nhiều. - Công nghiệp khai thác than của Trung Hoa đứng đầu thế giới, sản xuất điện đứng thứ 2 thế giới; một số ngành công nghiệp khác như thép, xi măng, phân đạm đứng đầu thế giới cũng là những ngành sử dụng nhiều năng lượng. - Sử dụng bản đồ Địa hình và khoáng sản; bản đồ Các trung tâm công nghiệp chính của Trung Quốc để liên hệ các kiến thức trong bài học. - Thấy được hậu quả của việc khai thác năng lượng quá mức (hậu quả của khai thác than ở Trung Quốc, thuỷ điện trên sông Trường Giang)àquý trọng nguồn năng lượng hơn. Liên hệ 11 Bài 11: Khu vực Đông Nam Á * Tiết 1: - Mục I: Tự nhiên (phần 2 “Đặc điểm tự nhiên” và phần 3. “Đánh giá điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á”) - Các nước Đông Nam Á lục địa có địa hình bị chia cắt mạnh tạo nên nhiều thung lũng sông có giá trị về thuỷ điện. Liên hệ VN. - Đông Nam Á nằm trong vành đai sinh khoáng vì thế có nhiều loại khoáng sản. Vùng thềm lục địa có nhiều dầu khí, là nguồn nguyên, nhiên liệu cho phát triển kinh tế, cho xuất khẩu. - Vấn đề khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia trong khu vực. - Phân tích bản đồ địa hình và khoáng sản, biểu đồ và các tranh ảnh có liên quan. - Trân trọng thiên nhiên Đông Nam Á à Ý thức bảo vệ, tiết kiệm tài nguyên Liên hệ 11 Bài 12: Ô-xtrây-li-a * Tiết 1: - Mục I: Tự nhiên, dân cư và xã hội (phần 1 “Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên”) - Mục II: Kinh tế (phần 3 “Công nghiệp”) - Ô- xtrây-li-a là nước giàu tài nguyên khoáng sản : than, dầu khí, uranium... - Trình độ phát triển công nghiệp cao nhưng lại là nước xuất khẩu nhiều nguyên liệu thô : than đá, dầu khí - Phân tích bản đồ Kinh tế Ô- xtrây-li-a, tìm ra mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với vấn đề sử dụng năng lượng. Liên hệ 12 Bài 5 : Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ (tiếp theo) - Mục 2 : Giai đoạn Cổ kiến tạo - Mục 3 : Giai đoạn Tân kiến tạo - Sự hình thành khoáng sản phải trải qua một quá trình lâu dài hàng chục triệu năm. - Vấn đề khai thác sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản (than, dầu khí...). - Đọc và phân tích bản đồ Địa chất – Khoáng sản Việt Nam. - Nhận biết được việc hình thành các loại tài nguyên khoáng sản nước ta diễn ra lâu dài và phức tạp, có ý thức bảo vệ, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên khoáng sản. Liên hệ 12 Bài 7 : Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo) - Mục 3 : Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng đối với phát triển kinh tế – xã hội - Vùng đồi núi : . Tập trung nhiều khoáng sản... . Nguồn thuỷ năng dồi dào... - Vùng đồng bằng là nơi tập trung dân cư đông đúc, tập trung các thành phố, các khu công nghiệp... tiêu thụ rất nhiều năng lượng. - Phân tích bản đồ phân bố dân cư và bản đồ kinh tế để thấy mối quan hệ giữa dân cư và phát triển kinh tế đối với việc sử dụng năng lượng. Liên hệ 12 Bài 8 : Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển - Mục 2 : Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam (phần c: “ Tài nguyên thiên nhiên vùng biển”) - Biển Đông có nhiều tài nguyên khoáng sản, có giá trị hàng đầu là dầu khí. - Sức gió và thuỷ triều có khả năng tạo ra điện. - Ước mơ xây dựng, khai thác các nguồn năng lượng mới ở nước ta. Liên hệ 12 Bài 9 : Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa - Mục 1 : Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa - Mục 2 : Các thành phần tự nhiên khác (phần b : “Sông ngòi”) - Tính chất khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm, lượng mưa lớn... - Địa hình miền núi chia cắt mạnh, sông ngòi dày đặc... - Có nhiều điều kiện phát triển công nghiệp năng lượng (thuỷ điện, điện sử dụng năng lượng Mặt Trời...). Liên hệ 12 Bài 14 : Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên - Mục 1 : Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật - Mục 3 : Sử dụng và bảo vệ các tài nguyên khác - Suy thoái tài nguyên rừng do khai thác và chất lượng rừng kém, biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng. - Bảo vệ các tài nguyên khác (tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản...) và bảo vệ MT. - Phân tích được sự biến động về tài nguyên thiên nhiên. - Có ý thức sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên thiên nhiên. Liên hệ 12 Bài 16 : Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta - Mục 2 : Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ - Dân số nước ta đông và tăng nhanh. Chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày càng tăng. Nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng nhiều gây sức ép tới tài nguyên, môi trường. - Nhận biết mối quan hệ giữa gia tăng dân số với vấn đề sử dụng tài nguyên. - Ủng hộ các chính sách dân số của địa phương và của Nhà nước. Liên hệ 12 Bài 27 : Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm - Mục 1 : Công nghiệp năng lượng - Kiến thức + Biết được cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng của nước ta cũng như các nguồn lực tự nhiên, tình hình sản xuất và phân bố của từng phân ngành. + Các giải pháp sử dụng hợp lí các nguồn lực tự nhiên đối với ngành công nghiệp năng lượng. + Cần sử dụng các nguồn năng lượng sạch thay thế năng lượng hoá thạch. - Kĩ năng + Phân tích biểu đồ về sản lượng khai thác than, dầu mỏ và tình hình sản xuất điện ở nước ta. + Nhận xét và phân tích bản đồ Công nghiệp năng lượng. - Thái độ + Có ý thức sử dụng tiết kiệm điện, xăng, dầu, than... Bộ phận 12 Bài 30 : Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc - Mục 1 : Giao thông vận tải - Giao thông vận tải là ngành sử dụng rất nhiều xăng, dầu, than, đồng thời còn gây ô nhiễm môi trường. - Việc sử dụng các phương tiện hiện đại tiết kiệm nhiên liệu và sử dụng các nguồn năng lượng mới thay thế dần cho các nhiên liệu truyền thống đồng thời với việc cải thiện kết cấu hạ tầng là vấn đề hết sức cần thiết. Liên hệ 12 Bài 31 : Vấn đề phát triển thương mại, du lịch - Mục 1 : Thương mại (phần b : “Ngoại thương”) - Các mặt hàng xuất khẩu của nước ta ngày càng phong phú, trong đó khoáng sản (than, dầu khí) là mặt hàng xuất khẩu chủ lực. - Việc xuất khẩu khoáng sản sẽ mang lại ngoại tệ cho đất nước, tuy nhiên sẽ dẫn tới cạn kiệt tài nguyên. - Thấy được hậu quả của việc tiếp tục xuất khẩu nhiên liệu đối với nền kinh tế, môi trường đất nước. Liên hệ 12 Bài 32 : Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ - Mục 2 : Khai thác, chế biến khoáng sản và thuỷ điện - Đây là vùng có nhiều thế mạnh về khoáng sản nhiên liệu (than) và tiềm năng về thuỷ điện. - Việc khai thác tài nguyên khoáng sản và xây dựng các nhà máy thuỷ điện cần chú ý tới vấn đề môi trường và phát triển bền vững. - Phân tích bản đồ Khai thác một số thế mạnh chủ yếu của Trung du và miền núi Bắc Bộ. Liên hệ 12 Bài 37 : Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên - Mục 4 : Khai thác thuỷ năng kết hợp với thuỷ lợi - Kiến thức + Tây Nguyên có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp năng lượng. + Nhiều nhà máy thuỷ điện được xây dựng. - Kĩ năng + Phân tích bản đồ các bậc thang thuỷ điện trên Tây Nguyên. Bộ phận 12 Bài 39 : Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ - Mục 2 : Các thế mạnh và hạn chế của vùng - Mục 3 : Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu (phần a : “Trong công nghiệp” và phần d : “Trong phát triển tổng hợp kinh tế biển”) - Kiến thức + Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển nhất nước ta. Dân số đông, nhu cầu sử dụng điện rất lớn. + Đông Nam Bộ có nhiều thế mạnh để phát triển công nghiệp năng lượng. Có nhiều dầu khí, tiềm năng thuỷ điện lớn. + Để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu vấn đề đặt ra là nhu cầu sử dụng năng lượng rất lớn, chú ý vấn đề môi trường... - Kĩ năng + Phân tích bản đồ Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ. + Sưu tầm một số tranh ảnh có liên quan tới ngành công nghiệp năng lượng ở vùng này. Bộ phận 12 Bài 40 : Thực hành: Phân tích hình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ - Bài tập số 1 - Thấy được tiềm năng dầu khí của vùng. - Sự phát triển của công nghiệp khai thác dầu khí. - Tác động của công nghiệp khai thác dầu khí đến sự phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ. - Có biện pháp khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên dầu khí. Bộ phận 12 Bài 42 : Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo - Mục 1 : Vùng biển và thềm lục địa của nước ta giàu tài nguyên - Vùng biển và thềm lục địa nước ta có nhiều tiềm năng phát triển ngành công nghiệp năng lượng (như dầu khí, sức gió, thuỷ triều...). - Dựa và bản đồ phân tích các thế mạnh của vùng biển nước ta. Liên hệ 3. MỘT SỐ THIẾT KẾ BÀI TÍCH HỢP GIÁO DỤC SỬ DỤNG NLTK & HQ QUA MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10 BÀI 32. ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu được vai trò, cơ cấu ngành năng lượng, tình hình sản xuất và phân bố của ngành công nghiệp năng lượng: khai thác than, khai thác dầu và công nghiệp điện lực. - Hiểu được vai trò, tình hình sản xuất và phân bố ngành công nghiệp luyện kim. 2. Kĩ năng - Xác định trên bản đồ những khu vực phân bố trữ lượng dầu mỏ, những nước khai thác than, dầu mỏ và sản xuất điện chủ yếu trên thế giới. - Biết nhận xét biểu đồ Cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới. 3. Thái độ - Nhận thức được tầm quan trọng của ngành năng lượng và luyện kim trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta, những thuận lợi cũng như hạn chế của hai ngành này so với thế giới. - Có ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng. - Có ước mơ tìm tòi những giải pháp kỹ thuật nhằm sử dụng những nguồn năng lượng mới, thay thế những nguồn năng lượng truyền thống. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Các hình ảnh minh hoạ có liên quan đến bài học. - Máy chiếu (nếu có) III. GỢI Ý TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TÍCH HỢP Các hoạt động dạy – học Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ Hoạt động 2 : Tìm hiểu ngành công nghiệp năng lượng (cả lớp) - Bước 1 : HS tự tìm hiểu trong SGK để thấy được vai trò của ngành công nghiệp năng lượng. Sau đó GV khắc sâu kiến thức : Từ khi xuất hiện trên Trái Đất, loài người đã không ngừng tiêu dùng năng lượng. Thông qua chỉ số tiêu dùng năng lượng bình quân đầu người hàng năm có thể đánh giá trình độ phát triển kinh tế – kĩ thuật và văn hoá ở các khu vực và trong từng quốc gia. - Bước 2 : Tìm hiểu các ngành công nghiệp năng lượng. a. Khai thác than Sau khi nêu vai trò, trữ lượng và sự phân bố than, GV nên đưa ra biểu đồ tình hình khai thác than trên thế giới để HS nhận xét b. Khai thác dầu mỏ Sau khi nêu vai trò, trữ lượng và sự phân bố dầu mỏ, GV nên đưa ra biểu đồ tình hình khai thác dầu mỏ trên thế giới để HS nhận xét c. Công nghiệp điện lực Sau khi nêu vai trò, sản lượng và sự phân bố điện, GV nên đưa ra biểu đồ tình hình sản xuất điện trên thế giới để HS nhận xét - Sau khi tìm hiểu các ngành công nghiệp năng lượng (khai thác than, khai thác dầu mỏ và công nghiệp điện lực) ; GV khắc sâu kiến thức: than và dầu mỏ là tài nguyên không thể phục hồi. Nhu cầu sử dụng than, dầu mỏ và điện tăng sẽ dẫn tới nguy cơ cạn kiệt các nguồn tài nguyên này. - GV hỏi: Cần phải làm gì khi nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng cao trong khi nguồn nhiên liệu ngày càng cạn kiệt? - Ghi chú: Ngoài các giải pháp về thái độ (có ý thức sử dụng tiết kiệm…), GV còn lưu ý HS các giải pháp về kĩ thuật để tạo ra các nguồn năng lượng mới, thay thế nguồn năng lượng truyền thống đang có nguy cơ cạn kiệt. Hoạt động 3: Tìm hiểu ngành công nghiệp luyện kim (nhóm) Hoạt động 4: Củng cố Hoạt động 5: Đánh giá Câu 1. Dựa vào: Biểu đồ Cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới (SGK). Yêu cầu HS nhận xét sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới thời kì 1940 – 2000. Giải thích Câu 2: Tại sao giai đoạn hiện nay và tương lai, việc tìm ra và sử dụng nguồn năng lượng mới thay thế năng lượng hoá thạch là vấn đề cấp thiết LỚP 11 BÀI 5 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC (Tiếp theo) Tiết 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Biết được tiềm năng phát triển kinh tế, đặc biệt về nguồn tài nguyên năng lượng, của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á. - Hiểu được các vấn đề chính của khu vực đều liên quan đến vai trò cung cấp dầu mỏ và và các vấn đề dẫn tới xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo, nạn khủng bố. 2. Kỹ năng: - Sử dụng bản đồ để phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á, Trung Á và nhận biết vị trí các quốc gia trong hai khu vực này. - Phân tích số liệu để rút ra nhận xét về vai trò cung cấp dầu mỏ của hai khu vực này. - Đọc và phân tích các thông tin địa lí từ các nguồn thông tin về chính trị, thời sự quốc tế, như các vấn đề liên quan đến dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á. 3. Thái độ: - Biết quan tâm tới các vấn đề thời sự quốc tế. - Nhận thức được ảnh hưởng của vấn đề ổn định chính trị đến phát triển kinh tế - xã hội, để ủng hộ các đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chính quyền địa phương. - Có ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng - Có mong ước ngành công nghiệp chế lọc dầu của nước ta nhanh chóng phát triển, để nâng cao giá trị của nguồn tài nguyên dầu mỏ, hạn chế phải nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày một tăng ở nước ta. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Bản đồ các nước trên thế giới - Bản đồ Địa lí tự nhiên châu Á - Phóng to hình 5.8 trong SGK III. GỢI Ý TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TÍCH HỢP Các hoạt động dạy – học Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ Hoạt động 2: Tìm hiểu một số đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á (nhóm). Hoạt động 3: Tìm hiểu về vai trò cung cấp dầu mỏ (lớp/ cá nhân) - Bước 1: HS dựa vào hình 5.8 nhận xét: + Khu vực nào trên thế giới có sản lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng nhiều nhất/ ít nhất? + Khu vực nào vừa có khả năng thoả mãn nhu cầu dầu thô, vừa có khả năng cung cấp cho thế giới? + Các nước ở khu vực khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á có chịu ảnh hưởng của những khu vực tiêu thụ dầu thô lớn không? (lấy ví dụ). - Bước 2: HS trả lời, GV nhận xét và khắc sâu kiến thức : + Về vai trò của dầu mỏ, khí đốt trong cuộc sống hiện đại (chất đốt cho động cơ, nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất,...) và vai trò của nó đối với các nước phát triển để dẫn đến nhận xét do tầm quan trọng của dầu mỏ, khí đốt, do sự thiếu hụt các nguồn năng lượng trên quy mô toàn cầu nên hai khu vực này đã trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc. + GV nên liên hệ với sự biến động của giá xăng dầu trong nước/ quốc tế và tác động của nó tới nền kinh tế và tới đời sống của người dân. Từ đó có thể đưa ra yêu cầu về tiết kiệm sử dụng nguồn năng lượng hạn chế, không tái sinh này + Trong những năm gần đây, khi thế giới càng sử dụng nhiều dầu mỏ thì khu vực này luôn có những bất ổn về chính trị, thường xuyên xảy ra các cuộc chiến tranh, xung đột hoặc khủng bố. - Bước 3 : Sau khi HS tìm hiểu vai trò cung cấp dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á, GV đặt câu hỏi: nếu các nước tìm ra được nguồn năng lượng mới; khai thác tốt nguồn năng lượng vô tận; có ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng liệu có góp phần cải thiện hoà bình ở khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á không?. - Kết luận: Dầu mỏ, nguồn lợi hấp dẫn các thế lực, đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra sự bất ổn. Hoạt động 4: Tìm hiểu về xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố (nhóm). Hoạt động 5 : Củng cố Hoạt động 6: Đánh giá Câu 1. Tây Nam Á là nơi tranh chấp quyết liệt của các cường quốc lớn bên ngoài là do nguyên nhân cơ bản nào sau đây? Có nhiều dầu mỏ Có vị trí địa chiến lược quan trọng Sắc tộc và ngôn ngữ phức tạp Mất ổn định thường xuyên Câu 2. Tây Nam Á luôn trở thành “điểm nóng” của thế giới vì: Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo, nạn khủng bố và nhiều dầu mỏ Thường xuyên mất mùa, thiên tai, đói kém, dịch bệnh Điều kiện khí hậu khắc nghiệt: khô và nóng Sắc tộc và ngôn ngữ phức tạp Câu 3. Tây Nam Á là khu vực cung cấp dầu mỏ lớn nhất thế giới đã làm cho khu vực này: Có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới Tình hình chính trị bất ổn định nhất thế giới Có chỉ số HDI cao nhất thế giới Có ngành công nghiệp dầu mỏ phát triển nhất thế giới LỚP 12 BÀI 40. THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở ĐÔNG NAM BỘ I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Củng cố kiến thức đã học về vùng ĐNB. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng viết báo cáo ngắn gọn. - Xử lí số liệu, vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ - Phân tích bảng số liệu, biểu đồ có liên quan... 3. Thái độ Có ý thức sử dụng tiết kiệm tài nguyên dầu khí, có mơ ước tạo ra các nguồn năng lượng mới thay thế tài nguyên dầu khí đang có nguy cơ cạn kiệt. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Những thông tin từ nhiều nguồn gốc khác nhau. - Các biểu đồ có liên quan... III. GỢI Ý TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TÍCH HỢP Các hoạt động dạy – học Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ Hoạt động 2: (cả lớp) làm bài tập số 1 - Bước 1: GV hỏi HS đã sưu tầm được những thông tin gì về lĩnh vực dầu khí. Sau đó GV cung cấp thêm cho HS một số thông tin về lĩnh vực này, bao gồm cả vận chuyển và khai thác dầu khí, chế biến dầu khí (làm khí hoá lỏng, phân bón); công nghiệp sản xuất điện từ khí hỗn hợp; biểu đồ sản lượng dầu thô khai thác qua một số năm (vẽ trong SGK), các mỏ mới phát hiện ... Trên cơ sở các thông tin đã có, HS viết báo cáo theo yêu cầu và gợi ý của bài. - Bước 2: HS trình bày và bổ sung báo cáo. - Bước 3: GV nhận xét và giúp HS chuẩn kiến thức: + Tiềm năng:... + Sự phát triển của công nghiệp dầu khí:... + Tác động của công nghiệp khai thác dầu khí đến sự phát triển kinh tế ở ĐNB:... - Bước 4: Bên cạnh những ý trên, GV nhấn mạnh cho HS thấy: Sự phát triển của ngành công nghiệp khai thác dầu khí sẽ dẫn tới nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường... Cùng với việc phát triển công nghiệp dầu khí cần có biện pháp tìm ra các nguồn năng lượng thay thế, sử dụng nguồn năng lượng vô tận, có ý thức sử dụng hợp lí tài nguyên năng lượng... Hoạt động 3 (cả lớp) làm bài tập số 2 Hoạt động 4: Củng cố Hoạt động 5: Đánh giá Câu 1. Với việc phát hiện và khai thác dầu khí đã có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế – xã hội ở tỉnh/ thành phố nào? TP. Hồ Chí Minh Bà Rịa – Vũng Tàu Bình Dương Đồng Nai Câu 2. Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác dầu khí là: Bể trầm tích sông Hồng và bể trầm tích Trung Bộ Bể trầm tích Thổ Chu – Mã Lai và bể trầm tích sông Hồng Bể trầm tích Cửu Long và bể trầm tích Nam Côn Sơn Bể trầm tích Thổ Chu và bể trầm tích Cửu Long Câu 3. Mỏ dầu khí được khai thác đầu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐịa chí - nội dung tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm - hiệu quả.doc
Tài liệu liên quan