Phiếu kiểm tra trắc nghiệm
Đánh dấu (x) vào câu đúng nhất.
Câu 1 Đại bộ phận lãnh thổ châu Âu có khí hậu ôn hoà vì
a) Vị trí địa lý phần lớn nằm trong đới khí hậu ôn hoà
b) Bờ biển bị cắt xẻ nhiều, ảnh hưởng của biển vào sâu đất liền
c) Châu Âu 3 mặt giáp biển và đại dương
d) Phía Tây có dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương
e) Châu Âu có diện tích nhỏ không có nơi nào quá xa biển
f) Tất cả các đáp án trên
Câu 2 Đáp án nào sau đây không phải đặc điểm vị trí địa lý châu Âu
a) Nằm phía bắc của Địa Trung Hải
b) Nằm phía đông của Đại Tây Dương
c) Nằm phía tây của lục địa Á - Âu
d) Nằm phía bắc của Bắc Băng Dương
13 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1688 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Địa lí 7 - Chủ đề: Thiên nhiên châu Âu (3 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU
( 3 Tiết)
A. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Nội
Dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU
* Kiến thức
- Biết được vị trí và phạm vi của châu Âu
- Trình bày một số đặc điểm địa hình châu Âu
* Kĩ năng
- Sử dụng bản đồ, lược đồ để trình bày đặc điểm tự nhiên của châu Âu
* Kiến thức
- Trình bày một số đặc điểm tự nhiên của thiên nhiên Châu Âu
- Trình bày một số đặc điểm môi trường Châu Âu
* Kiến thức
- Giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên của thiên nhiên Châu Âu
* Kĩ năng:
- Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của châu Âu
Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, giao tiếp, hợp tác, tính toán
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, sử dụng bản đồ để trình bày và giải thích về đặc điểm dân cư, xã hội và kinh tế Châu Âu.
B. CÂU HỎI, BÀI TẬP VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI
Mức độ cần đạt
Câu hỏi/bài tập
Gợi ý trả lời
Phương pháp/hình thức tổ chức dạy học
Nhận biết
- Quan sát hình 51.1 SGK khái quát vị trí, giới hạn châu Âu trên bản đồ tự nhiên?
- Dựa vào H51.1 SGK nêu đặc điểm địa hình châu Âu
- Châu Âu Nằm từ vĩ độ 36oB - 70oB. Thuộc lục địa Á- Âu
- Phía tây ngăn cách với châu Á bởi dãy Uran. 3 phía còn lại giáp biển và đại dương.
- Đặc điểm địa hình châu Âu:
+ Núi trẻ: phía Nam châu lục, phía Tây và Trung Âu
+ Đồng bằng: Trên dải từ tây sang đông, chiếm 2/3 diện tích châu lục
+ Núi già: Vùng trung tâm, phía bắc châu lục
- Phương pháp dạy học: Trực quan
- Hình thức: Cá nhân
- Phương pháp dạy học: Trực quan
- Hình thức: hoạt động nhóm
Thông hiểu
- Quan sát H51.2 SGK cho biết châu Âu có các kiểu khí hậu nào? Nêu đặc điểm các kiểu khí hậu chính?
- Dựa vào H51.1 kết hợp SGK nêu nhận xét về
+ Mật độ sông ngòi châu Âu?
+ Kể tên các sông lớn của châu Âu?
- Trình bày đặc điểm phân bố thực vật?
- Châu Âu có các kiểu khí hậu nào? Nêu đặc điểm.
- Đại bộ phận lãnh thổ có khí hậu ôn đới.
- Phía Bắc có một diện tích nhỏ có khí hậu ôn đới.
- Phía Nam có khí hậu địa trung hải.
- Châu Âu nằm trong vùng hoạt động của gió Tây ôn đới.
- Phía Tây có dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương phân hoá sâu sắc khí hậu phía tây ấm áp mưa nhiều hơn phía đông châu lục.
+ Mật độ sông ngòi dày đặc
+ Các công lớn Đa-nuýp, Rainơ, Vonga.
- Rừng cây lá rộng (dẻ, sồi...)
- Rừng lá kim (thông, tùng...)
- Rừng cây bụi gai
- Thảo nguyên
- Ôn đới hải dương : Hè mát, đông không lạnh lắm, nhiệt độ thường trên 0oC. Mưa quanh năm, ẩm, ấm
- Ôn đới lục địa : Đông lạnh, khô, có tuyết rơi (vùng sâu lục địa). Hè nóng, có mưa
- Địa trung hải: Mùa đông không lạnh, mưa nhiều. Mùa hè nóng, khô.
- Môi trường núi cao: Môi trường núi cao có mưa nhiều ở các sườn đón gió phía tây. Thực vật thay đổi theo độ cao.
- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan.
- Hình thức: Nhóm cặp, toàn lớp.
- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thuyết giảng tích cực.
- Phương pháp dạy học: Trực quan, thảo luận nhóm, vấn đáp – tìm tòi.
- Hình thức: Cá nhân, nhóm, toàn lớp
Vận dụng
- Quan sát H51.2 SGK Cho biết vì sao cùng vĩ độ nhưng miền ven biển của bán đảo Xcan-đi-na-vi có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn Aixơlen.
- Quan sát các đường thẳng nhiệt tháng giêng, nhận xét về nhiệt độ của châu Âu vào mùa đông.
- Nêu tên các kiểu khí hậu ở châu Âu. So sánh diện tích các vùng có các kiểu khí hậu.
- Tuy cùng vĩ độ nhưng nhiệt độ ven biển vùng bán đảo Xcan-đi-na-vi ấm và mưa nhiều hơn Aixơlen. Nhờ ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương chảy ven bờ biển bán đảo đã sưởi ấm cho các lãnh thổ ven biển, làm tăng độ bốc hơi của vùng biển tạo điều kiện cho mưa nhiều ở khu vực này.
- Trị số đường thẳng nhiệt tháng giêng
+Vùng Tây Âu 0oC.
+Vùng đồng bằng Đông Âu (-10oC)
+Vùng núi Uran (-20oC) (ranh giới tự nhiên Âu - Á, vị trí nắm sâu lục địa)
- Nhận xét
+ Số liệu biến thiên nhiệt độ về mùa đông cho thấy càng đi về phía đông nhiệt độ hạ dần, từ 0oC đến - 10oC đến -20oC.
+ Mức độ chênh lệch nhiệt độ giữa phía tây châu lục và phía đông châu lục rất lớn về mùa đông phần tây ấm, càng vào sâu phía đông càng rất lạnh.
- Ôn đới lục địa
- Ôn đới hải dương
- Khí hậu địa trung hải
- Khí hậu hàn đới
- Phương pháp: Vấn đáp- tìm tòi, thuyết giảng tích cực, trực quan, đàm thoại-gợi mở.
- Hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm cặp, toàn lớp.
C. CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH.
Bài tập 2 Phân tích một số biểu đồ khí hậu châu Âu và xác định kiểu thảm thực vật tương ứng.
Đặc điểm khí hậu
Biểu đồ trạm A
Biểu đồ trạm B
Biểu đồ trạm C
1. Nhiệt độ
- Nhiệt độ tháng 1
- Nhiệt độ tháng 7
- Biên độ nhiệt
-3oC
20oC
23oC
7oC
20oC
13oC
5 oC
17 oC
12 oC
Nhận xét chung nhiệt độ
Mùa đông lạnh, mùa hè nóng
Mùa đông ấm, mùa hè nóng
Mùa đông ấm, mùa hé mát
2. Lượng mưa
- Các tháng mưa nhiều
- Các tháng mưa ít
- Nhận xét chung chế độ mưa
5 - 8
9 - 4 (năm sau)
- Lượng mưa ít (400mm/năm)
- Mưa nhiều vào mùa hè
9 - 1 (năm sau)
2 - 8
- Lượng mưa khá (600mm/năm)
- Mưa nhiều vào mùa thu, đông
8 - 5 (năm sau)
6, 7
- Lượng mưa lớn (>1000mm/năm)
- Mưa quanh năm
3. Kiểu khí hậu (căn cứ diễn biến nhiệt độ và lượng mưa)
Ôn đới lục địa
Địa trung hải
Ôn đới hải dương
4. Kiểu thảm thực vật tương ứng
D
(Cây lá kim)
F
(Cây bụi, cây lá cứng)
E
(Cây lá rộng)
D. TỔ CHỨC DẠY HỌC
I. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ
1. Kiến thức
- Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Âu trên bản đồ.
- Trình bày một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của châu Âu.
- Giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của châu Âu
- Biết được các kiểu môi trường tự nhiên ở châu Âu, phân bố và các đặc điểm chính của các môi trường đó
- Biết được đặc điểm khí hậu, sự phân hoá của khí hậu châu Âu.
- Giải thích được mối quan hệ giữa khí hậu và thực vật.
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng sử dụng, đọc, phân tích bản đồ, lược đồ để khắc sâu kiến thức và thấy mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên của châu Âu.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích biểu đồ khí hậu, lược đồ phân bố khí hậu.
- Phân tích tranh ảnh để nắm được các đặc điểm các môi trường và mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành phần tự nhiên của từng môi trường.
- Rèn kỹ năng phân tích biểu đồ khí hậu. Kỹ năng so sánh các yếu tố khí hậu, diện tích của các vùng lãnh thổ có các kiểu khí hậu khác nhau ở châu Âu. Xác định được thảm thực vật tương ứng với các kiểu khí hậu.
3. Thái độ
- Yêu thích môn học và ham học hỏi
- Biết yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường tránh gây hại tới môi trường làm biến đổi khí hậu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bản đồ khí hậu và bản đồ tự nhiên châu Âu.
- Tài liệu, tranh ảnh, về các môi trường tự nhiên châu Âu.
- Lược đồ khí hậu châu Âu.
- Tài liệu, tranh ảnh về thảm thực vật đặc trưng ở các kiểu khí hậu châu Âu.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Vấn đáp
Giảng giải
Nêu- giải quyết vấn đề
Quan sát- nhận xét
Hợp tác nhóm
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ngày soạn:
Ngày giảng:
TIẾT 56
THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU
* Khởi động/mở bài (2 phút)
- Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh
- Cách tiến hành: Châu Âu tuy không phải là cái nôi nguyên thuỷ của nền văn minh nhân loại, nhưng châu Âu là xứ sở và cội nguồn của sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật. Do đó hầu hết các quốc gia ở châu Âu có nền kinh tế phát triển đạt tới trình độ cao của thế giới. Tìm hiểu "thiên nhiên châu Âu" là bài mở đầu cho việc tìm hiểu một châu lục có đặc điểm thiên nhiên và sự khai thác thiên nhiên rất hiệu quả của mỗi quốc gia trong châu lục.
HĐI (16’) Vị trí, địa hình
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV Giới thiệu khái quát vị trí, giới hạn châu Âu trên bản đồ tự nhiên.
Câu hỏi
- Châu Âu nằm trong giới hạn nào?
- Tiếp giáp châu nào và đại dương nào?
(3 đại dương - Đại Tây Dương phía tây
- Địa Trung Hải phía nam
- Bắc Băng Dương phía bắc
- Dựa vào lược đồ 51.1 SGK cho biết bờ biển châu Âu có đặc điểm gì khác biệt với các châu lục đã học?
Câu hỏi
- Xác định H51.1 SGK hoặc lên bảng xác định trên bản đồ.
- Các bán đảo Xcan-đi-na-vi, I-bê-rích, I-ta-li-a, Ban-căng.
GV Yêu cầu thảo luận nhóm nội dung sau
(Dựa vào H51.1 SGK) Nêu đặc điểm địa hình châu Âu
- Phân bố?
- Hình dạng?
- Tên địa hình chủ yếu?
- Lớp chia 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận một dạng địa hình.
- HS báo cáo, chia sẻ, GV chuẩn xác kiến thức theo bảng sau
1. Vị trí, địa hình
- Diện tích trên 10 triệu km2.
- Nằm từ vĩ độ 36oB - 70oB
- Phía tây ngăn cách với châu Á bởi dãy Uran. 3 phía còn lại giáp biển và đại dương.
- Bờ biển bị cắt xẻ mạnh, biển ăn sâu vào nội địa tạo nhiều bán đảo.
Đặc điểm
Núi trẻ
Đồng bằng
Núi già
Phân bố
- Phía nam châu lục
- Phía tây và Trung Âu
- Trên dải từ tây sang đông, chiếm 2/3 diện tích châu lục
- Vùng trung tâm
- Phía bắc châu lục
Hình dạng
Đỉnh nhọn, cao, sườn dốc
- Tương đối phẳng
Đỉnh tròn, thấp, sườn thoải
Tên địa hình
- Dãy An-pơ, Apennin, Cacpat, Ban căng, Pirênê
- Đồng bằng Đông Âu, Pháp, hạ lưu sông Đa-nuýp, Bắc Âu
- Uran
- Xcan-đi-na-vi
- Hec-xi-ni
HĐII (20’) Khí hậu, sông ngòi, thảm thực vật
Mục tiêu Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên của các đảo và quần đảo, lục địa Ô-xtrây-li-a
Đồ dùng Bản đồ tự nhiên châu Âu.
Cách tiến hành
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Câu hỏi Quan sát H51.2 SGK cho biết châu Âu có các kiểu khí hậu nào? Nêu đặc điểm các kiểu khí hậu chính?
(- Ven biển Tây Âu và phía bắc Tây Âu có khí hậu ôn đới hải dương.
- Ven biển Địa Trung Hải ® Khí hậu địa trung hải
- Vùng Trung và Tây Âu, phía đông dãy Xcanđinavi, khí hậu ôn đới lục địa.)
* Dựa vào hình 51.1; H51.2 giải thích vì sao phía tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn phía đông?
(- Dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương ảnh hưởng lớn tới khí hậu bờ tây.
- Gió Tây ôn đới đưa hơi ấm, ẩm vào sâu đất liền.
- Vào sâu phía đông ảnh hưởng của biển và gió Tây ôn đới yếu dần.
Câu hỏi
- Dựa vào H51.1 kết hợp SGK nêu nhận xét về
- Mật độ sông ngòi châu Âu?
- Kể tên các sông lớn của châu Âu?
- Sông lớn đổ vào biển và đại dương nào? (Xác định trên bản đồ H51.1 SGK)
Câu hỏi
- Sự phân bố thực vật thay đổi theo yếu tố nào của tự nhiên?
- Mối quan hệ của khí hậu và sự phân bố thực vật thể hiện như thế nào?
GV Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo nội dung
- Vị trí khu vực
- Kiểu khí hậu
- Phân bố thực vật
- HS báo cáo kết quả, chia sẻ, GV chuẩn xác kiến thức theo bảng
2. Khí hậu, sông ngòi, thảm thực vật
a) Khí hậu
- Đại bộ phận lãnh thổ có khí hậu ôn đới.
- Phía Bắc có một diện tích nhỏ có khí hậu ôn đới.
- Phía Nam có khí hậu địa trung hải.
- Châu Âu nằm trong vùng hoạt động của gió Tây ôn đới.
- Phía Tây có dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương phân hoá sâu sắc khí hậu phía tây ấm áp mưa nhiều hơn phía đông châu lục.
b) Sông ngòi
- Mật độ sông ngòi dày đặc
- Các công lớn Đa-nuýp, Rainơ, Vonga.
c) Thực vật
- Sự phân bố thực vật thay đổi theo nhiệt độ và lượng mưa.
- Các kiểu chính của thực vật.
Vị trí khu vực
Kiểu khí hậu
Đặc điểm phân bố thực vật
- Ven biển Tây Âu
- Vùng nội địa
- Ven biển địa trung hải
- Phía Đông Nam châu Âu
- Ôn đới hải dương
- Ôn đới lục địa
- Địa trung hai
- Cận nhiệt, ôn đới, thảo nguyên
- Rừng cây lá rộng (dẻ, sồi...)
- Rừng lá kim (thông, tùng...)
- Rừng cây bụi gai
- Thảo nguyên
4. Tổng kết (7’)
Phiếu kiểm tra trắc nghiệm
Đánh dấu (x) vào câu đúng nhất.
Câu 1 Đại bộ phận lãnh thổ châu Âu có khí hậu ôn hoà vì
Vị trí địa lý phần lớn nằm trong đới khí hậu ôn hoà c
Bờ biển bị cắt xẻ nhiều, ảnh hưởng của biển vào sâu đất liền c
Châu Âu 3 mặt giáp biển và đại dương c
Phía Tây có dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương c
Châu Âu có diện tích nhỏ không có nơi nào quá xa biển c
Tất cả các đáp án trên c
Câu 2 Đáp án nào sau đây không phải đặc điểm vị trí địa lý châu Âu
Nằm phía bắc của Địa Trung Hải c
Nằm phía đông của Đại Tây Dương c
Nằm phía tây của lục địa Á - Âu c
Nằm phía bắc của Bắc Băng Dương c
Câu 3 Dạng địa hình chiếm diện tích lớn châu lục là
Núi trẻ c c) Đồng bằng c
Núi già c d) Sơn nguyên c
Câu 4 Đồng bằng nào lớn nhất châu Âu
Bắc Âu c c) Bắc Pháp c
Đông Âu c d) Trung lưu sông Đa-nuýp c
Câu 5 Các biển ven bờ của châu Âu theo thứ tự từ bắc - tây - nam là
Biển Caxpi, Biển Đen, Biển Trắng, Biển Baren, Ban Tích, Măng Sơ
Địa Trung Hải c
Biển Ban Tích - Biển Bắc - Măng Sơ, Biển Đen, Baren, Địa Trung Hải c
Biển Trắng, Baren, Ban Tích, Biển Bắc, Măng Sơ, Địa Trung Hải,
Biển Đen Caxpi c
Địa Trung Hải, Măng Sơ, Ban Tích, Baren, Biển Trắng, Biển Đen, Caxpi c
Câu 6 Phía tây châu Âu có khí hậu ấm, nhiều mưa hơn phía đông vì
Ven biển phía tây có dòng biển nóng chảy ven bờ c
Gió Tây ôn đới thường xuyên hoạt động mang hơi ấm và ẩm của
biển vào đất liền c
Bờ biển bị cắt xẻ mạnh, ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền c
Tất cả các đáp án trên
Ngày giảng:
Tiết 57
THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU
(Tiếp theo)
* Khởi động/mở bài (2 phút)
- Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh
- Cách tiến hành:
HĐIII: Các môi trường tự nhiên ở châu Âu.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
? Châu Âu có các kiểu khí hậu nào? Nêu đặc điểm.
- GV Cho HS hoạt động nhóm. Thảo luận nội dung
+ Phân tích H52.1-3 SGK cho biết đặc điểm của từng kiểu khí hậu( to, R, Tính chất chung, Phân bố).
- Chia 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận một kiểu KH.
- Đại diện nhóm BCKQ, nhóm khác NXBS và chia sẻ.
- GV chuẩn xác lại kiến thức theo bảng sau
1. Các môi trường tự nhiên ở châu Âu.
a) Đặc điểm khí hậu
Biểu đồ khí hậu
Ôn đới hải dương
Ôn đới lục địa
Địa trung hải
1. Nhiệt độ
- Mùa hè Tháng 7
- Mùa đông Tháng 1
- Biểu nhiệt độ
18oC
8oC
10oC
20oC
-12oC
32oC
25oC
10oC
15oC
2. Lượng mưa
- Mùa mưa (tháng)
- Tháng cao nhất
Tháng 10-1 (năm sau)
Tháng 11 100mm
Tháng 5-10
Tháng 7 70mm
Tháng 10-3 (năm sau)
Tháng 1 120mm
- Mùa mưa ít nhất (tháng)
- Tháng thấp nhất
Tháng 2 - 9
Tháng 5 50mm
Tháng 11-4 (năm sau)
Tháng 2 20mm
Tháng 4 - 9
Tháng 7 15mm
Lượng mưa cả năm
820mm
443mm
711mm
3. Tính chất chung
- Hè mát, đông không lạnh lắm, nhiệt độ thường trên 0oC. Mưa quanh năm.
- ẩm, ấm
- Đông lạnh, khô, có tuyết rơi (vùng sâu lục địa).
- Hè nóng, có mưa
- Mùa đông không lạnh, mưa nhiều.
- Mùa hè nóng, khô.
4. Phân bố
- Ven biển Tây Âu.
Khu vực Đông Âu.
Nam Âu - Ven Địa trung hải
- GV (nhấn mạnh) vai trò rất lớn của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới hải dương.
- GV Yêu cầu thảo luận nhóm theo nội dung
+ Đặc điểm sông ngòi
+ Đặc điểm TV của ba mt tự nhiên ở châu Âu.
- GV Chuẩn xác KT theo bảng sau
b) Đặc điểm sông ngòi, thực vật.
Các yếu tố tự nhiên
Ôn đới hải dương
Ôn đới lục địa
Địa trung hải
Sông ngòi
- Nhiều nước quanh năm
- Không đóng băng.
- Nhiều nước mùa xuân, hè (băng, tuyết tan).
- Mùa đông đóng băng
- Ngắn, dốc, nhiều nước mùa thu, đông.
Thực vật
Rừng lá rộng phát triển (sồi, dẻ...)
- Thay đổi từ Bắc - Nam.
- Rừng lá kim và thảo nguyên chiếm phần lớn diện tích.
- Rừng thưa.
- Cây lá cứng và bụi gai phát triển quanh năm.
- GV (giới thiệu) TN châu Âu ngoài 3 mt vừa tìm hiểu còn có mt núi cao. Điển hình là vùng núi Anpơ nơi đón gió Tây ôn đới mang hơi nước, nước ẩm, ấm của Đại Tây Dương thổi vào nền có mưa nhiều. Lượng mưa và độ cao ảnh hưởng sâu sắc tới sự hình thành các vành đai TV ở môi trường vùng núi cao.
? QS H52.4, cho biết trên dãy Anpơ có bao nhiêu đai thực vật.
? Mỗi đai nằm trên các độ cao bao nhiêu.
(+ Dưới 800m đồng ruộng, làng mạc
+ 800 - 1800m đai rừng hỗn giao
+ 1800 - 2200m đai rừng lá kim
+ 2200 - 3000m đai rừng đồng cỏ núi cao
+ > 3000m băng tuyết vĩnh cửu.
? Tại sai các đai thực vật phát triển khác nhau theo độ cao? (Do độ ẩm, nhiệt độ thay đổi)
c) Môi trường núi cao
- Môi trường núi cao có mưa nhiều ở các sườn đón gió phía tây.
- Thực vật thay đổi theo độ cao.
4. Tổng kết (4’)
Câu 1 Đánh dấu (x) vào ô thích hợp để xác định kiểu môi trường tương ứng với đặc điểm khí hậu, sông ngòi và thực vật
Đặc điểm tự nhiên
Ôn đới hải dương
Ôn đới lục địa
Địa trung hải
1. Rừng cây lá cứng, bụi
2. Mùa hạ nóng, khô
3. Mưa đều quanh năm
4. Rừng lá kim, thảo nguyên
5. Rừng lá rộng
6. Mùa hè nóng, khô
7. Lũ vào mùa thu, đông mưa vừa
8. Lũ vào mùa xuân, hè
Câu 2 Trong mt ôn đới lục địa ở châu Âu, TV thay đổi từ B - N theo thứ tự là
Thảo nguyên, rừng lá cứng, rừng hỗn giao, rừng lá kim c
Đồng rêu, rừng lá kim, rừng hỗn giao, lá rộng - thảo nguyên c
Rừng lá rộng, rừng lá kim, rừng hỗn giao c
Đồng rêu, rừng hỗn giao, rừng lá rộng, rừng lá kim c
Câu 3 Nước nào có hai kiểu khí hậu trên cùng một lãnh thổ ở châu Âu
Anh c c) Ba Lan c
Italia c d) Hà Lan c
Câu 4 Nước nào có kiểu khí hậu hải dương điển hình của châu Âu
Tây Ban Nha c c) Na Uy c
Anh c d) Pháp c
Câu 5 TV điển hình tiêu biểu cho vùng Đông Nam Âu và Bắc Biển Đen là
Rừng hỗn giao c c) Rừng lá kim c
Rừng cây lá cứng, cây bụi c d) Thảo nguyên c
5. Hướng dẫn học ở nhà (1’)
Chuẩn bị cho thực hành + Ôn cách phân tích biểu đồ khí hậu.
+ Ôn lại các kiểu khí hậu châu Âu.
+ Mối quan hệ giữa khí hậu và thảm thực vật.
Ngày giảng:
Tiết 58 : THỰC HÀNH
ĐỌC, PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ, BIỂU ĐỒ
NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA CHÂU ÂU
* Khởi động/mở bài (2 phút)
- Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh
- Cách tiến hành:
- Thảo luận theo nhóm, lớp chia 3 nhóm.
- GV hướng dẫn yêu cầu của bài tập, giải thích những thắc mắc của HS về những kiến thức liên quan tới yêu cầu của đề bài.
- Chia mỗi nhóm một nội dung thảo luận.
HĐIV: Bài tập 1 Nhận biết đặc điểm khí hậu châu Âu.
* Quan sát H51.2 SGK Cho biết vì sao cùng vĩ độ nhưng miền ven biển của bán đảo Xcan-đi-na-vi có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn Aixơlen.
* Quan sát các đường thẳng nhiệt tháng giêng, nhận xét về nhiệt độ của châu Âu vào mùa đông.
* Nêu tên các kiểu khí hậu ở châu Âu. So sánh diện tích các vùng có các kiểu khí hậu.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác góp ý bổ sung.
- GV chuẩn xác lại kiến thức.
* Nội dung thực hành
Bài tập 1 Nhận biết đặc điểm khí hậu châu Âu.
1. Giải thích sự khác biệt nhiệt độ
Tuy cùng vĩ độ nhưng nhiệt độ ven biển vùng bán đảo Xcan-đi-na-vi ấm và mưa nhiều hơn Aixơlen. Nhờ ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương chảy ven bờ biển bán đảo đã sưởi ấm cho các lãnh thổ ven biển, làm tăng độ bốc hơi của vùng biển tạo điều kiện cho mưa nhiều ở khu vực này.
2. Nhận xét đường đẳng nhiệt
a) Trị số đường thẳng nhiệt tháng giêng
- Vùng Tây Âu 0oC.
- Vùng đồng bằng Đông Âu (-10oC)
- Vùng núi Uran (-20oC) (ranh giới tự nhiên Âu - Á, vị trí nắm sâu lục địa)
b) Nhận xét
- Số liệu biến thiên nhiệt độ về mùa đông cho thấy càng đi về phía đông nhiệt độ hạ dần, từ 0oC đến - 10oC đến -20oC.
- Mức độ chênh lệch nhiệt độ giữa phía tây châu lục và phía đông châu lục rất lớn về mùa đông phần tây ấm, càng vào sâu phía đông càng rất lạnh.
3. Các kiểu khí hậu của châu Âu xếp theo thứ tự lớn đến nhỏ theo diện tích
Ôn đới lục địa
Ôn đới hải dương
Khí hậu địa trung hải
Khí hậu hàn đới
HĐV: Bài tập 2 Phân tích một số biểu đồ khí hậu châu Âu và xác định kiểu thảm thực vật tương ứng.
Đặc điểm khí hậu
Biểu đồ trạm A
Biểu đồ trạm B
Biểu đồ trạm C
1. Nhiệt độ
- Nhiệt độ tháng 1
- Nhiệt độ tháng 7
- Biên độ nhiệt
-3oC
20oC
23oC
7oC
20oC
13oC
5 oC
17 oC
12 oC
Nhận xét chung nhiệt độ
Mùa đông lạnh, mùa hè nóng
Mùa đông ấm, mùa hè nóng
Mùa đông ấm, mùa hé mát
2. Lượng mưa
- Các tháng mưa nhiều
- Các tháng mưa ít
- Nhận xét chung chế độ mưa
5 - 8
9 - 4 (năm sau)
- Lượng mưa ít (400mm/năm)
- Mưa nhiều vào mùa hè
9 - 1 (năm sau)
2 - 8
- Lượng mưa khá (600mm/năm)
- Mưa nhiều vào mùa thu, đông
8 - 5 (năm sau)
6, 7
- Lượng mưa lớn (>1000mm/năm)
- Mưa quanh năm
3. Kiểu khí hậu (căn cứ diễn biến nhiệt độ và lượng mưa)
Ôn đới lục địa
Địa trung hải
Ôn đới hải dương
4. Kiểu thảm thực vật tương ứng
D
(Cây lá kim)
F
(Cây bụi, cây lá cứng)
E
(Cây lá rộng)
5. Tổng kết ( 4’)
Phiếu học tập
Đánh dấu (x) vào câu đúng nhất
Câu 1 Nhiệt độ mùa đông (tháng lạnh nhất tháng 1) của châu Âu.
Nơi có vĩ độ thấp có nhiều độ cao hơn nơi có vĩ độ cao c
Nơi có địa hình cao nhiệt độ thấp c
Càng đi về phía đông nhiệt độ càng giảm c
Càng đi về phía tây nhiệt độ càng giảm c
Câu 2 Bán đảo Xcan-đi-na-vi cùng vĩ độ với Aixơlen nhưng lại có khí hậu ấm hơn và mưa nhiều hơn Aixơlen vì
Dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương chảy ven bờ bán đảo
Xcan-đi-na-vi làm nhiệt độ và tăng khả năng bốc hơi. c
Gió Tây ôn đới thổi từ Đại Tây Dương mang nhiều hơi nước vào
bán đảo Xcan-đi-na-vi gây mưa nhiều c
Bán đảo Xcan-đi-na-vi là một bộ phận của đất liền, Aixơlen là đảo
nhỏ trên biển c
Đảo Aixơlen nằm gần vòng cực bắc hơn c
6. Hướng dẫn học ở nhà(1’)
- Ôn lại phương pháp nhận biết đặc điểm dân số qua tháp tuổi.
- Tìm hiểu tại sao châu Âu dân số có chiều hướng già đi.
- Các chủng tộc lớn trên thế giới.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chu de dia li 7 ki 2 thien nhien chau au_12334752.doc