Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 1996 - 2000 đạt 9,5%, năm 2002 là 8,3%.
Thu nhập bình quân đầu người: 2.987.000 đồng/người/năm.
Tóm tắt cơ cấu ngành:
+ Công nghiệp - XDCB: 23,6%.
+ Nông- lâm nghiệp: 40%.
+ Thương mại - dịch vụ: 36,4%.
Một số sản phẩm chủ yếu:
+ Sản phẩm công nghiệp: Ðá 332,1 nghìn m3; muối 4 nghìn tấn; thuỷ sản đông lạnh
867 tấn; nước mắm 1.109 nghìn lít; bia 1.374 nghìn lít; quần áo 1.037 nghìn chiếc;
gỗ xẻ 18 nghìn m3; phân lân 68,8 nghìn tấn; xi măng 162,1 nghìn tấn; lúa 190,9
nghìn tấn; ngô 10,4 nghìn tấn; mía 50 nghìn tấn; lạc 4,7 nghìn tấn; thuốc lá 100
nghìn tấn; chè 297 tấn; cao su 1.620 tấn; hồ tiêu 84 tấn; thịt lơn hơi xuất chuồng 18,4
nghìn tấn.
+ Thuỷ sản: Cá biển đánh bắt: 12.216 tấn, cá nuôi: 970 tấn.
+ Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: Cao su, sản phẩm mây, mực khô.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2700 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Địa lí tỉnh Quảng Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Địa lí tỉnh Quảng
Bình
TỈNH QUẢNG BÌNH
I. MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN
1. Khái quát điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Tỉnh Quảng Bình nằm ở toạ độ địa lý 16056' đến 18005' vĩ độ Bắc và từ
105037' đến 107010' kinh độ Ðông, cách thủ đô Hà Nội 500 km về phía Nam. Diện
tích tự nhiên toàn tỉnh là 8.052 km2, chiếm 2,45% tổng diện tích tự nhiên cả nước.
Các đường giao thông quan trọng như đường quốc lộ 1 A, quốc lộ 15A, quốc lộ 12 A,
đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc - Nam; tỉnh lộ 20, 16, 10, 14... Cửa khẩu quốc tế
Cha Lo và một số cửa khẩu khác nối liền với nước Cộng hoà dân chủ Nhân dân Lào.
Hệ thống sông ngòi chính gồm có 5 con sông chính là sông Ròn, sông Ganh, sông
Lý Hoà, sông Nhật Lệ, sông Dinh.
Ðịa hình: Hẹp và dốc từ Tây sang Ðông. Diện tích đồi núi chiếm 85% diện tích toàn
tỉnh. Ðiểm cao nhất cao 2.017m (đỉnh Phu Co Phi-Giăng Màn), điểm thấp nhất vùng
đầm phá của huyện Quảng Ninh và Lệ Thuỷ với độ cao trung bình cao 400m so với
mặt nước biển.
Khí hậu: Nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi khí hậu của phía Bắc
và phía Nam, được chia ra 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa tập trung vào từ tháng 9 đến tháng
3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.000- 2.300 mm/năm.Tần suất lũ lụt,
lũ quét thường xảy ra, có hiện tượng gió lốc xảy ra một vài nơi. Mùa khô từ tháng 4 đến
tháng 8 với nhiệt độ trung bình hàng năm từ 240C - 250C; nhiệt độ cao nhất là 390C -
400C (vào tháng 7), thấp nhất là 10oC (vào tháng 1). Tần suất sương muối chỉ có ở
vùng cao, nhưng ít xảy ra.
2. Dân số - Dân tộc
Dân số - Dân tộc: Theo kết quả điều tra 1/4/1999, tỉnh Quảng Bình có 797.176
người. Dân cư phân bố không đều, có 87,3% dân số sống ở nông thôn, còn lại 12,7%
dân số sống ở thành thị. Số người trong độ tuổi lao động xã hội toàn tỉnh năm 2002 là
425.171 người, chiếm 52,51% dân số, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 66,18%,
lao động công nghiệp chiếm 10,4%.
Trên địa bàn tỉnh có 26 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh có 782.313 người, chiếm
91,1%. Các dân tộc thiểu số như dân tộc Bru-Vân Kiều có 10.996 người, chiếm
1.38%; dân tộc Chứt (Sách, Mày, Rục, A Rem, Mã Liềng) có 3.815 người, chiếm
0,5%; các dân tộc khác như: Thổ, Thái, Ca Rai, Mường, Pa Co, Lào có 52 người
chiếm 0,006% dân số toàn tỉnh.
Trình độ dân trí: Tính đến hết năm 2002 đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 119.866
học sinh của 7 huyện, thị, thành phố với số 154 xã, phường, thị trấn. Tỷ lệ người biết
chữ chiếm 90%. Số học sinh phổ thông niên học 2002-2003 có 210.885 học sinh; số
giáo viên phổ thông là 9.707 người. Số thày thuốc có 1.703 người, bình quân y, bác sĩ
trên 1 vạn dân là 2,13 người.
3. Tài nguyên thiên nhiên
3.1. Tài nguyên đất
Tỉnh Quảng Bình có 805.186 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Diện tích đất nông
nghiệp là 63.546 ha, chiếm 7,89%; diện tích đất lâm nghiệp là 491.262 ha, chiếm
61%; diện tích đất chuyên dùng là 19.936 ha, chiếm 2,47%; diện tích đất ở là 4.145
ha, chiếm 0,82%; diện tích đất chưa sử dụng là 226.297 ha, chiếm 28,1%.
Trong đất nông nghiệp: Diện tích đất trồng cây hàng năm là 45.165 ha, chiếm 71,05%,
diện tích đất gieo trồng được 2 vụ là 38.851 ha; diện tích đất trồng cây lâu năm là
6.039 ha, chiếm 9,5%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 922 ha, chiếm
1,4%.
Diện tích đất trống, đồi trọc cần phủ xanh 146.386 ha, bãi bồi có thể sử dụng 18.156
ha, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 1.413 ha.
3.2. Tài nguyên rừng
Ðến năm 2002, toàn tỉnh có 502.249 ha rừng, trong đó: Rừng tự nhiên là 451.667 ha,
rừng trồng 50.582 ha. Rừng Quảng Bình có nhiều loại gỗ quý như lim, gụ, mun,
thông... với trữ lượng gỗ lớn, khoảng 31 triệu m3. Về động vật có 493 loài, có nhiều
loài thú quý hiếm như voọc, gấu, hổ, sao la, gà lôi đuôi trắng, trĩ...
Các khu bảo tồn thiên nhiên: Tỉnh có vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bảng.
3.3. Tài nguyên biển
Tỉnh Quảng Bình có 116,04 km bờ biển, với 5 cửa sông, có cảng Nhật Lệ, cảng
Gianh, vịnh Hòn La. Bờ biển có nhiều thắng cảnh đẹp, cùng với thềm lục địa rộng gấp
2,6 lần diện tích đất liền tạo cho tỉnh Quảng Bình có một ngư trường rộng lớn với trữ
lượng khoảng 10 vạn tấn cá, toàn bờ biển có khoảng 1.650 loài cá, trong đó có nhiều
loại quý hiếm như tôm hùm, tôm sú, mực ống, mực nang, san hô...
Mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: Với 5 cửa sông, tỉnh Quảng Bình có khả năng nuôi
trồng thuỷ sản khá lớn. Tổng diện tích nuôi khoảng 15.000 ha, thuận lợi cho nuôi cá,
tôm, cua.
3.4. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản có 2 loại: khoáng sản kim loại và phi kim loại.
- Khoáng sản kim loại như quặng sắt, chì, kẽm có trữ lượng 500.000 tấn trên diện tích
59 km2. Vàng phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh. Vàng sa khoáng ở thượng nguồn sông
Gianh, sông Long Ðại; vàng gốc ở Kim Thuỷ, Lâm Thuỷ huyện Lệ Thuỷ trữ lượng 9,7
tấn, vùng xung quanh hành chục tấn. Chì, kẽm có trữ lượng 100.000 tấn ở ven biển.
- Than bùn có trữ lượng 903.000 tấn, đang khai thác để sản xuất phân bón vi sinh.
Phốt pho rích trữ lượng 150.000 tấn; đá vôi trữ lượng 1.400 triệu tấn; nước khoáng có
4 điểm, hiện đang khai thác nước khoáng Bảng (huyện Lệ Thuỷ), nguồn nước nóng có
giá trị cao.
3.5. Tài nguyên du lịch
Cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử ở Quảng Bình không có tính chất đa dạng như
ở các vùng khác trong nước, song lại có tính độc đáo về mặt nhân văn lịch sử và vẻ
đẹp tự nhiên, hoang sơ nổi tiếng như đèo Ngang, cửa biển Nhật Lệ, vườn quốc gia
Phong Nha - Kẻ Bảng.
Quảng Bình là vùng đất văn vật, có di chỉ văn hoá Bàu Tró, các di chỉ thuộc nền văn
hoá Hoà Bình và Ðông Sơn, nhiều di tích lịch sử như Quảng Bình Quan, Luỹ Thầy,
Rào Sen, thành Nhà Ngo, thành quách của Trịnh - Nguyễn, nhiều địa danh nổi tiếng
trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược như Cự Nẫm, Cảnh Dương, Cha Lo,
Cổng Trời, Xuân Sơn, Long Ðại, đường Hồ Chí Minh... Ngoài ra, tỉnh còn khai thác
du lịch ra nước ngoài qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo trên quốc lộ 12A đến Lào và Thái
Lan.
4. Cơ sở hạ tầng có đến năm 2002
4.1. Mạng lưới giao thông bộ: Toàn tỉnh hiện có 2.567 km đường giao thông, trong
đó: Ðường do Trung ương quản lý là 122 km, chiếm 5%; đường do tỉnh quản lý là 662
km, chiếm 26%; đường do huyện, xã quản lý là 1.783 km, chiếm 69%.
Chất lượng đường bộ: Ðường cấp phối, đường đá dăm chiếm 13,3%; đường nhựa
chiếm 17,2% và đường đất chiếm 69,5%. Hiện còn 7 xã chưa có đường ô tô đến trung
tâm.
4.2. Mạng lưới bưu chính viễn thông: Số lượng bưu cục và điểm bưu điện văn hoá
xã toàn tỉnh 85. Số máy điện thoại cố định là 15.800 cái, số máy điện thoại di động
993 cái.
4.3. Mạng lưới điện quốc gia: Tất cả các huyện trong tỉnh đều có mạng lưới điện hoà
mạng; đã có 148/154 xã, phường có điện lưới quốc gia. Tỷ lệ số hộ được sử dụng điện
đạt 70%.
4.4. Hệ thống cấp nước sinh hoạt: Tỷ lệ người được sử dụng nước sạch là 60%.
5. Kinh tế - Xã hội năm 2002
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 1996 - 2000 đạt 9,5%, năm 2002 là 8,3%.
Thu nhập bình quân đầu người: 2.987.000 đồng/người/năm.
Tóm tắt cơ cấu ngành:
+ Công nghiệp - XDCB: 23,6%.
+ Nông- lâm nghiệp: 40%.
+ Thương mại - dịch vụ: 36,4%.
Một số sản phẩm chủ yếu:
+ Sản phẩm công nghiệp: Ðá 332,1 nghìn m3; muối 4 nghìn tấn; thuỷ sản đông lạnh
867 tấn; nước mắm 1.109 nghìn lít; bia 1.374 nghìn lít; quần áo 1.037 nghìn chiếc;
gỗ xẻ 18 nghìn m3; phân lân 68,8 nghìn tấn; xi măng 162,1 nghìn tấn; lúa 190,9
nghìn tấn; ngô 10,4 nghìn tấn; mía 50 nghìn tấn; lạc 4,7 nghìn tấn; thuốc lá 100
nghìn tấn; chè 297 tấn; cao su 1.620 tấn; hồ tiêu 84 tấn; thịt lơn hơi xuất chuồng 18,4
nghìn tấn.
+ Thuỷ sản: Cá biển đánh bắt: 12.216 tấn, cá nuôi: 970 tấn...
+ Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: Cao su, sản phẩm mây, mực khô...
II. MỘT SỐ THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN
TỘC VÀ MIỀN NÚI
1. Kết quả phân định 3 khu vực
Huyện Lệ Thuỷ:
- Khu vực II (MN): Xã Trường Thuỷ, Văn Thuỷ, Thái Thuỷ.
- Khu vực III (VC): Xã Kim Thuỷ, Ngân Thuỷ.
Huyện Bố Trạch:
- Khu vực II (MN): Xã Sơn Lộc, Phú Ðịnh, Liên Trạch, Lâm Trạch, Phú Trạch, Hưng
Trạch, Xuân Trạch, Sơn Trạch.
- Khu vực III (VC): Xã Tân Trạch, Thượng Trạch.
Huyện Quảng Ninh:
Khu vực III (VC): Xã Trường Sơn, Trường Xuân.
Huyện Quảng Trạch:
- Khu vực II (MN): Xã Quảng Liên, Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Sơn, Cảnh Hoá,
Quảng Trạch, Quảng Tiến.
- Khu vực III (VC): Xã Quảng Hợp.
Huyện Minh Hoá:
- Khu vực II (MN): Xã Qui Hoá, Minh Hoá, Trung Hoá.
- Khu vực III (VC): Xã Hồng Hoá, Hoá Hợp, Xuân Hoá, Yên Hoá, Hoá Tiến, Hoá Phúc,
Hoá Thanh, Hoá Sơn, Tân Hoá, Thượng Hoá, Dân Hoá.
Huyện Tuyên Hoá:
- Khu vực II (MN): Xã Văn Hoá, Tiến Hoá, Mai Hoá, Phong Hoá, Ðức Hoá, Thạch Hoá,
Châu Hoá, Lê Hoá, Ðồng Hoá.
- Khu vực III (VC): Xã Cao Quảng, Ngư Hoá, Lâm Hoá, Hương Hoá, Thanh Hoá, Kim
Hoá, Thuận Hoá.
2. Danh sách các xã thuộc Chương trình 135
- Huyện Lệ Thuỷ: Xã ÐBKK: Kim Thuỷ, Ngân Thuỷ, Văn Thuỷ, Thái Thuỷ, Lâm Thuỷ.
- Huyện Bố Trạch: Xã ÐBKK: Tân Trạch, Thượng Trạch, Xuân Trạch, Lâm Trạch.
- Huyện Quảng Ninh: Xã ÐBKK: Trường Xuân, Trường Sơn.
- Huyện Quảng Trạch: Xã ÐBKK: Quảng Hợp, Quảng Thạch.
- Huyện Minh Hoá: Xã ÐBKK: Hồng Hoá, Hoá Hợp, Xuân Hoá, Yên Hoá, Hoá Tiến,
Hoá Phúc, Hoá Thanh, Hoá Sơn, Tân Hoá, Thượng Hoá, Dân Hoá, Minh Hoá, Trung
Hoá, Quy Hoá.
- Huyện Tuyên Hoá: Xã ÐBKK: Cao Quảng, Ngư Hoá, Lâm Hoá, Hương Hoá, Thanh
Hoá, Kim Hoá, Thuận Hoá, Ðồng Hoá, Sơn Hoá, Lê Hoá.
3. Một số vấn đề dân tộc và tôn giáo
a. Tình hình dân tộc và tôn giáo: Các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình có dân số ít,
nhưng có đến 15 tộc người; có tộc người có dân số rất ít như dân tộc A-rem và dân tộc
Rục. Các dân tộc thiểu số phân bố chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Ðồng
bào dân tộc thiểu số có trình độ dân trí thấp, đời sống vật chất và tinh thần hết sức thấp
kém, có 80% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện đói nghèo.
Quảng Bình có 2 tôn giáo chính: Công giáo và Phật giáo, chiếm 10,7 % dân số. Công
giáo: Toàn tỉnh có 85.227 giáo dân, trong đó Hạt Bình Chính có 83.143 giáo dân, Hạt
Tam Toà cũ có 2.084 giáo dân; Phật giáo: không có ban trị sự phật giáo, không có
người xuất tu, chỉ có hơn 400 người thường đến cầu nguyện tại một số chùa ở địa
phương theo truyền thống chứ không theo sự chỉ đạo, quản lý của tổ chức Phật giáo
nào.
Trong mấy năm gần đây có một số tổ chức tôn giáo hoạt động ở các xã miền núi, vùng
cao trong tỉnh dưới tên gọi là Hiểu và Thương với hình thức từ thiện như quyên tiền
xây nhà trẻ, hỗ trợ tiền lương cho giáo viên mầm non. Nhưng hiện nay địa phương đã
cấm các tổ chức này hoạt động. Tình hình tôn giáo và hoạt động tôn giáo ở Quảng
Bình nói chung diễn ra bình thường, đảm bảo chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà
Nước. Tuy vậy, cũng nổi lên một số vấn đề như giáo dân có nhu cầu xây dựng thêm
nhà thờ, đòi lại đất cũ mà Nhà nước đang quản lý, sử dụng, xin lập họ đạo, xin thêm
linh mục; tình trạng xây, sửa, cơi nới nhà thờ, khuôn viên quá mức cho phép, nhiều
hoạt động nhằm phô trương thanh thế tôn giáo; các hoạt động giao lưu nhằm truyền
đạo ở các địa bàn dọc đường Hồ Chí Minh, các xã phía Bắc của tỉnh và ngay ở thị xã
Ðồng Hới còn diễn ra dưới nhiều hình thức tinh vi.
b. Tình hình thiên tai, hoả hoạn: Các sự cố môi trường thường xảy ra như hạn hán,
lũ lụt, động đất, trượt lở, ô nhiễm khai thác khoáng sản, nứt đất, cháy rừng: Trong 10
năm trở lại đây ở Quảng Bình thường xảy ra lũ lụt và hạn hán, nước cho sản xuất và
sinh hoạt ở nhiều vùng dân cư thiếu trầm trọng.
c. Tình hình di cư tự do: Chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa
sống du canh du cư. Hiện nay có hơn 2.500 hộ đồng bào dân tộc thiểu số sống du
canh du cư hoặc định cư du canh.
d. Tình hình đời sống: Tỷ lệ đói nghèo toàn tỉnh năm 2002 là 25,8%, trong đó tỷ lệ
đói nghèo ở các xã ÐBKK thuộc Chương trình 135 là 60%; phân hoá giàu nghèo có xu
hướng gia tăng, đặc biệt là sự chênh lệch mức sống giữa vùng sâu, vùng xa với vùng
đồng bằng, giữa thành thị và nông thôn. Thu nhập bình quân đầu người một tháng là
220.000 đồng.
III. TÓM TẮT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2001 - 2005
1. Mục tiêu tổng quát
Ðẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, huy động và khai thác tốt nguồn nội lực, tích
cực thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn lực từ bên ngoài, nâng cao nhịp độ và chất
lượng tăng trưởng trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng vùng đảm bảo cho nền kinh
tế - xã hội phát triển mạnh mẽ.
Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng, hiệu quả, khả
năng hội nhập của nền kinh tế, tạo sự chuyển biến tiến bộ các lĩnh vực khoa học công
nghệ, giáo dục - đào tạo, giải quyết việc làm; cơ bản xoá đói, giảm mạnh nghèo, ổn
định và nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, củng cố vững chắc
quốc phòng - an ninh.
2. Các mục tiêu cụ thể
- Phấn đấu đưa tổng sản phẩm nội tỉnh (GDP) tăng bình quân hàng năm 7,5-8%,
trong đó: Nông - lâm - ngư nghiệp tăng 4,5 - 5%; công nghiệp - xây dựng tăng 12,5 -
13%; thương mại - dịch vụ tăng 7 - 7,5%.
- Sản lượng lương thực đạt 24-25 vạn tấn.
- Kim ngạch xuất khẩu đạt 28-30 triệu USD.
- Cơ cấu ngành trong GDP : Nông - lâm - ngư nghiệp 32%, công nghiệp - xây dựng
29%, các ngành dịch vụ 39%.
- Cơ bản xoá hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn 8 - 9%.
- Tạo việc làm, giải quyết việc làm hàng năm cho 1,5 - 1,6 vạn lao động.
- 100% số xã, phường được dùng điện; 85% số xã, phường, thị trấn phổ cập trung học
cơ sở; 80% dân số nông thôn, miền núi được dùng nước sạch.
- Phấn đấu đến năm 2005 có 65% gia đình và 40% làng, thôn, bản đạt chuẩn văn hoá;
có 85% số xã , phường, thị trấn được phủ sóng truyền hình.
PHONG NHA - KẺ
BÀNG
Giấu mình trong núi đá vôi được che chở bởi những cánh rừng nhiệt đới, Phong Nha
giờ đây đã trở nên nổi tiếng bởi sự hào phóng của tạo hoá đã ban tặng cho vùng đất
này một hệ thống hang động thật lộng lẫy với con sông ngầm được xác định là dài nhất
thế giới.
Ðộng nằm ở vùng núi đá vôi Kẻ Bàng, cách thị xã Ðồng Hới 50 km về phía tây bắc. Từ
Ðồng Hới, đi ô tô đến xã Sơn Trạch, sau đó đi thuyền trên sông Son, khoảng 30 phút
thì đến động. Chỉ cách đây vài năm, đây còn là một con đường đất đỏ, mưa thì lầy lội,
nắng thì bụi bẩn. Nơi mà một thời bom đạn chiến tranh đã không chừa một tấc đất,
một nhành cây, một ngọn cỏ. Nhưng giờ đây, chính con đường này đã thổi một luồng
sinh khí mới cho bộ mặt của cả vùng núi hoang sơ này.
Nếu như đấng tạo hoá đã tạo ra con người thì hình như chính tạo hoá lại chở che cho
chúng. Trải qua bao cuộc chiến, Ðộng Phong Nha vẫn còn đó, nguyên sơ như hàng
triệu năm về trước.
Những làng quê yên bình nằm xen kẽ giữa những lùm tre thấp thoáng mái nhà nâu đỏ
bên hữu ngạn sông Son. Những O thôn nữ đứng gọi đò bên bến nước, những chiếc
thuyền đưa khách ngước xuôi, chào hỏi nhau bằng ngôn ngữ của nhiều vùng làm
sống động cả bến sông. Thuyền cập bến cũng là lúc du khách bắt đầu một cuộc hành
trình khám phá một mê hồn cung giữa chốn đời thường.
Ðộng Phong Nha có rất nhiều nhánh với chiều dài lên đến khoảng trên 20 km, nhưng
hiên nay người ta mới khám phá nhánh dài nhất là một phần của con sông ngầm có
tên là Nậm Aki mà sông Son là phần lộ ra mặt đất, nó chui ngầm dưới đất ở vùng núi
Pu-Pha-Ðam cách đó hơn 20km về phía Nam. Trước cửa động, cảnh núi non sông
nước càng thêm quyến rũ, thiên nhiên hùng vĩ với vô vàn hình ảnh kỳ thú hiện ra như
khêu gợi trí tưởng tượng của con người. Người ta đã khéo đặt tên cho cảnh đẹp nơi đây
là Ðộng Phong Nha (Ðộng Răng Gió). Vào mùa nước lớn. nước sông Son dâng cao
che khuất cửa hang, thuyền du lịch không vào đây được. Tương truyền hơn một trăm
năm về trước, ông vua trẻ Hàm Nghi đã ẩn mình ở đây cùng một số cận thần và ra lời
kêu gọi Cần Vương.
Cửa động rộng khoảng 20 mét, cao 10 mét, có nhũ đá lô nhô. Bơi thuyền qua cửa
hang, động rộng như một cái bát úp trên mặt nước. Nước sông trong veo và phẳng
lặng như mặt gương, càng vào sâu ánh sáng càng nhạt dần rồi mất hẳn. Xen lẫn với
tiềng mái chèo như có tiếng chiêng "bi ...tùng ...bi" vẳng lên, người bản địa cho rằng
đó là âm nhạc trong tiệc riệu của Thần Núi vọng ra... tất cả hợp thành tiếng nhạc, lúc
âm u như tiếng chiêng, lúc bập bùng như tiến trống. Ðộng chính của động Phong Nha
gồm 14 buồng nối liền bởi một hành lang nước dài đến 1500m. Từ buồng thứ 14 ta
còn có thể theo những hành lang hẹp khác đi vào sâu hơn nữa đến những buồng
cũng to rộng không kém nhưng có phần nguy hiểm hơn, nơi mà quá trình phong hoá
đá vôi vẫn còng tiếp tục. Thuyền ngược dòng độ 800m thì đến chỗ cạn gọi là Hang
nước cạn: nước biến đi nhường chỗ cho đá cát. Nhũ đá từ trên rủ xuống, măng đá từ
dưới nhô lên tua tủa như cây rừng với những hình dáng kỳ lạ kích thích trí tưởng
tượng.
Phong Nha không giống như những điểm du lịch khác ở Việt Nam, động nằm trong
khu rừng nguyên sinh Kẻ Bảng dường như còn nguyên sơ và tinh khôi. Trong con mắt
của những vị du khách du lịch, những cư dân bản địa nơi đây mang một phong cách
rất riêng "Họ cư xử thân thiện và tình cảm mang tính cách của người nông dân thuần
kiết hơn là nhìn nhân du khách như là một cơ hội để tìm kiếm nguồn tài chính. Ðiều
này càng làm cho Phong Nha thêm hấp dẫn khách du lịch".
Tháng 4 - 1997, một cuộc hội thảo khoa học về di tích danh thắng Phong Nha - Xuân
Sơn được tổ chức tại Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu khảo sát cho biết Phong Nha
có 7 cái nhất:
1. Hang nước dài nhất
2. Cửa hang cao và rộng nhất
3. Bãi cát và đá rộng đẹp nhất
4. Hồ ngầm đẹp nhất
5. Thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất
6. Dòng sông ngầm dài nhất Việt Nam (13.969 m)
7. Hang khô rộng và đẹp nhất.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dia_li_tinh_quang_binh_8894.pdf