Địa lí tỉnh Sóc Trăng

Tài nguyên đất: Sóc Trăng có 40 đơn vị đất tập trung vào 3 nhóm chính: nhóm đất phù sa, nhóm đất phèn và nhóm đất giồng. Hiện đất sử dụng cho nông nghiệp chiếm 77,28%, đất lâm nghiệp 4,36%, đất chuyên dùng và các loại đất khác 18,36%.

Tài nguyên nước: Sông Hậu và một hệ thống kênh rạch chằng chịt là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho toàn tỉnh. Lưu lượng nước sông Hậu vào khoảng 7000 - 8000 m3/giây trong mùa mưa, giảm xuống còn 2000 - 3000 m3/giây trong mùa khô. Ngoài ra tỉnh còn có lượng nước ngầm phong phú. Nước ngầm mạch sâu từ 100m đến 180m, chất lượng nước tốt, có thể sử dụng cho sinh hoạt. Nước ngầm mạch nông từ 5m - 30m lưu lượng phụ thuộc vào nguồn nước mưa, nước bị nhiễm mặn vào mùa khô.

 

docx8 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9337 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Địa lí tỉnh Sóc Trăng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Địa lí tỉnh Sóc Trăng - Địa lý tỉnh Sóc Trăng Diện tích : 3.223,3 km2 (năm 2003) Dân số : 1.272,2 nghìn người (năm 2005) Tỉnh lị : thị xã Sóc Trăng Mã điện thoại : 079 Biển số xe : 83 Vị trí địa lý: Sóc Trăng thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, giáp tỉnh Cần Thơ ở phía Bắc và Tây Bắc, giáp Bạc Liêu ở phía Tây Nam, giáp Trà Vinh ở phía Đông Bắc và giáp biển Đông ở phía Nam.  Diện tích tự nhiên của tỉnh là 3.223,3 km2 gồm 8 huyện và 1 thị xã với 105 xã, phường, thị trấn. Thị xã Sóc Trăng là trung tâm hành chính của tỉnh. Dân số toàn tỉnh có 1.272,2 nghìn người (số liệu năm 2005). Dân số phân bổ không đều, tập trung đông ở vùng ven sông Hậu và các giồng đất cao, nơi có điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế. Đơn vị hành chính gồm: thị xã Sóc Trăng, các huyện Kế Sách, Long Phú, Cù Lao Dung, Mỹ Tú, Thạnh Trị, Ngã Năm, Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu. Dân tộc: Người Kinh chiếm tỷ lệ khoảng 65,28%, ngoài ra còn có nhiều dân tộc khác cùng chung sống, trong đó người Khmer chiếm 28,85%, người Hoa chiếm 5,86%. Thêm vào đó còn có người Nùng, Thái, Chăm... nên đời sống và sinh hoạt văn hóa của người dân Sóc Trăng rất đa dạng và phong phú. Địa hình: Diện tích tự nhiên của tỉnh là 322.330,36 ha. Địa hình tương đối bằng phẳng với độ cao trung bình từ 0,5m tới 1m so với mực nước biển. Tổng quát, tỉnh Sóc Trăng có dạng lòng chảo, hướng dốc chính từ sông Hậu thấp dần vào phía trong, từ biển Đông và từ kênh Quản Lộ thấp dần vào đất liền. Nam Huyện Mỹ Tú và Nam Huyện Thạnh Trị là vùng trũng dưới dạng lòng chảo nên khó thoát nước, bị ngập úng, kéo dài. Các Huyện Long Phú, Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu và Thị xã Sóc Trăng không bị ngập lũ và không úng lâu Khí hậu: Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu Sóc Trăng chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 270C. Độ ẩm trung bình khoảng 83%. Lượng mưa trung bình 1.840 mm, tổng số giờ nắng bình quân 2.372 giờ/năm.  Thủy văn: Hệ thống kênh rạch của tỉnh chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều ngày lên xuống 2 lần, mực triều dao động trung bình từ 0,4 m đến 1 m. Về mùa mưa một phần các Huyện Mỹ Tú, Thạnh Trị bị ngập úng. Về mùa khô các Huyện Thạnh Trị, Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên, một phần Huyện Long Phú, Mỹ Tú nguồn nước mặt bị nhiễm mặn gây khó khăn cho sản xuất và đời sống. Tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên đất: Sóc Trăng có 40 đơn vị đất tập trung vào 3 nhóm chính: nhóm đất phù sa, nhóm đất phèn và nhóm đất giồng. Hiện đất sử dụng cho nông nghiệp chiếm 77,28%, đất lâm nghiệp 4,36%, đất chuyên dùng và các loại đất khác 18,36%.  Tài nguyên nước: Sông Hậu và một hệ thống kênh rạch chằng chịt là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho toàn tỉnh. Lưu lượng nước sông Hậu vào khoảng 7000 - 8000 m3/giây trong mùa mưa, giảm xuống còn 2000 - 3000 m3/giây trong mùa khô. Ngoài ra tỉnh còn có lượng nước ngầm phong phú. Nước ngầm mạch sâu từ 100m đến 180m, chất lượng nước tốt, có thể sử dụng cho sinh hoạt. Nước ngầm mạch nông từ 5m - 30m lưu lượng phụ thuộc vào nguồn nước mưa, nước bị nhiễm mặn vào mùa khô. Tài nguyên biển: Sóc Trăng có 72 km bờ biển với 3 cửa sông lớn Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh hình thành lưu vực rộng lớn thuận lợi cho giao thông, nuôi trồng thủy hải sản, làm muối... Đặc biệt, Sóc Trăng còn có dải cù lao thuộc huyện Kế Sách và Long Phú chạy dài ra tận cửa biển với nhiều cây trái nhiệt đới, không khí trong lành như cồn Mỹ Phước, cù lao Dung... là địa điểm lý tưởng để phát triển loại hình du lịch sinh thái. Tài nguyên rừng: Sóc Trăng có diện tích rừng 16.015 ha với các loại cây chính : tràm, bần, giá, vẹt, dừa nước phân bố ở 2 huyện Vĩnh Châu và Long Phú. Rừng của Sóc Trăng thuộc hệ rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm ở khu vực đất nhiễm phèn.  Tài nguyên khoáng sản: Những kết quả thăm dò bước đầu cho thấy có triển vọng về khai thác dầu và khí đốt tại vùng thềm lục địa ngoài khơi gần Sóc Trăng. TƯ LIỆU THAM KHẢO VỀ SÓC TRĂNG Sóc Trăng là tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam. Sóc Trăng có phần đất liền nằm từ 9°14'-9°56' vĩ độ bắc và 105°34'-106°18' kinh độ đông, phía bắc và tây bắc giáp Hậu Giang, phía nam và tây nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía đông bắc giáp Trà Vinh, phía đông và đông nam giáp biển 72 km. Tỉnh lỵ của Sóc Trăng hiện nay là thành phố Sóc Trăng, cách Thành phố Hồ Chí Minh 231 km. Đất đai Tổng diện tích: 322.330 ha Đất ở: 4.725 ha Đất nông nghiệp: 263.831 ha Đất lâm nghiệp: 9.287 ha Đất chuyên dùng: 19.611 ha Đất chưa sử dụng: 24.876 ha Sóc Trăng là vùng đất trẻ, được hình thành qua nhiều năm lấn biển nên địa hình bao gồm phần đất bằng, xen kẽ là những vùng trũng và các giồng cát với cao trìnhphổ biến ở mức 0,5-1,0 m so với mặt biển, nghiêng từ tây bắc xuống đông nam và có hai tiểu vùng địa hình chính: vùng ven sông Hậu với độ cao 1,0-1,2 m, bao gồm vùng đất bằng và những giồng cát hình cánh cung tiếp nối nhau chạy sâu vào giữa tỉnh; vùng trũng phía nam tỉnh với độ cao 0-0,5 m, thường bị ngập úng dài ngày trong mùa lũ. Ngoài ra, Sóc Trăng còn có những khu vực nằm giữa các giồng cát, không hình thành vùng tập trung với độ cao trung bình 0,5-1,0 m. Sông Trên địa bàn Sóc Trăng có hai sông lớn là sông Hậu và sông Mỹ Thanh, đổ ra biển qua cửa Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh. Hành chính Tỉnh Sóc Trăng trong thời Pháp thuộc là một phần của tỉnh Bạc Liêu. Năm 1956, dưới thời Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam, Sóc Trăng được lập thành tỉnh riêng lấy tên là tỉnh Ba Xuyên, còn tỉnh lỵ có tên là Khánh Hưng. Tháng 2/1976, tỉnh mới Hậu Giang được thành lập từ hai tỉnh Sóc Trăng và Cần Thơ cũ (có tên gọi là Ba Xuyên và Phong Dinh theo chính quyền Việt Nam Cộng hòa). Từ 26/12/1991, tỉnh Sóc Trăng được tái lập từ tỉnh Hậu Giang. Sóc Trăng có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm: thành phố Sóc Trăng Long Phú Cù Lao Dung Mỹ Tú Thạnh Trị Vĩnh Châu Ngã Năm Kế Sách Mỹ Xuyên Các thành phố và huyện lại được chia làm 105 xã, phường và thị trấn. Dân cư Sóc Trăng có diện tích tự nhiên 3.223,3 km². Trên địa bàn tỉnh có 26 dân tộc, chủ yếu là người Kinh, người Khmer và người Hoa. Sóc Trăng có 350.000 người Khmer, đông nhất trong số các địa phương có người Khmer sinh sống, chiếm 28,9% dân số toàn tỉnh và chiếm 32,1% tổng số người Khmer của cả nước. Nguồn gốc tên gọi Tên gọi Sóc Trăng do từ Srok Kh'leang của tiếng Khmer mà ra. Srok tức là "xứ", "cõi", Kh'leang là "kho", "vựa", "chỗ chứa bạc". Srok Kh'leang là xứ có kho chứa bạc của nhà vua. Tiếng Việt phiên âm ra là "Sốc-Kha-Lang" rồi sau đó thành Sóc Trăng. Dưới triều Minh Mạng, Sóc Trăng bị đổi là Nguyệt Giang tỉnh (chữ Sóc biến thành chữ Sông, Trăng thành Nguyệt nên Sóc Trăng biến thành Sông Trăng rồi bị đổi thành Nguyệt Giang). [2] Văn hóa Có nền văn hóa ba dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer với nhiều màu sắc hấp dẫn. Ẩm thực Bánh pía là loại đặc sản của Sóc Trăng, được xuát khẩu đến các nước trên thế giới. Lạp xưởng Bún nước lèo là đặc sản của toàn tỉnh Sóc Trăng đi đâu trong tỉnh bạn cũng sẽ gặp được những quán Bún nước lèo này, thậm chí ở một số Thành phốlớn ở Việt Nam bạn cũng có thể bắt gặp được món Bún nước lèo này. Bánh cống ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên. Đây là loại bánh làm từ thịt heo băm nhuyễn, bột sắn và hột đậu xanh, với nước nắm chua ngọt. Bò nướng ngói dặc sản của huyện Mỹ Xuyên: thịt bò được nướng trên tấm ngói, gói rau bún chấm vói nước mắm nêm pha với ít khóm. Ngoài ra con một số món như: bún xào Thạnh Trị, bún gỏi già.... Di tích Bửu Sơn tự (hay chùa Đất Sét) Đây là một am thờ đã qua nhiều đời của dòng tộc họ Ngô, có tất cả tượng Phật đến linh thú, bảo tháp, đỉnh trầm đều được làm từ đất sét. Phần lớn do ông Ngô Kim Tòng sáng tạo trong suốt 42 năm (1928-1970). Ngoài ra, trong chùa còn có 6 cây nến lớn hai cây nặng 200kg hai cây nến nhỏ nặng 100kg và 3 cái đỉnh bằng đất mõi cái cao 2m.hai cây nến nhỏ đã đốt liên tục trong 35 năm kể từ năm 1970 khi ông Ngô Kim Tòng qua đời. Sáu cây nến lớn chưa đốt, mỗi cây sẽ có thời gian cháy liên tục khoảng 70 năm. Chùa Mã Tộc (hay chùa Dơi) Chùa được xây dựng cách đây 400 năm Chùa còn có tên là chùa Dơi vì ngôi chùa này từ lâu đã là nơi trú ẩn của khoảng 1 triệu con dơi, phần lớn có sải cánh 1-1,2 m, những con lớn nhất có sải cánh lên tới 1,5 m. chúng treo mình trên những cành cây chung quanh chùa để ngủ suốt ngày,đến chiều tối mới bắt đầu lần lượt bay đi kiếm ăn ở những nơi có nhiều vường trái cây cách xa hàng chục km.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxdia_li_tinh_soc_trang_1524.docx
Tài liệu liên quan