Câu 1: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có.làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành. của các cá nhân tổ chức:
A. ý nghĩa- hành vi đúng đắn. B. ý nghĩa - hành vi hợp pháp.
C. mục đích- hành vi đúng đắn. D. mục đích- hành vi hợp pháp.
Câu 2: Người điều khiển xe máy, xe đạp điện tự giác đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây:
A.Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 3: Chủ thể áp dụng pháp luật là ai?
A. Cá nhân, tổ chức có thẩm quyền B. Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền
C. Các cán bộ nhà nước có thẩm quyền D. Những người có địa vị trong xã hội
Câu 4 : Quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng chỉ phát sinh và được pháp luật bảo vệ khi được UBND cấp giấy đăng kí kết hôn là hình thức nào của thực hiện pháp luật?
A.Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 5. Phát hiện một cơ sơ tổ chức đánh bạc, V đã báo với cơ quan có chức năng để kiểm tra và kịp thời ngăn chặn. V đã thực hiện hình thức
A. áp dụng pháp luật. B. tuân thủ pháp luật.
C. sử dụng pháp luật. D. thi hành pháp luật.
6 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 648 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục công dân lớp 11 - Tiết 4 - Bài 2: Thực hiện pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ THỌ
TRƯỜNG THPT THANH THỦY
GIÁO ÁN
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 12
Họ tên GV: Trần Thị Thanh Dung
Tổ : Văn - GDCD
Năm học: 2018 – 2019
Ngày soạn : 23.9.2018
TIẾT 4 BÀI 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức
- Giúp cho học sinh hiểu được khái niệm thực hiện pháp luật, các hình thức thực hiện pháp luật.
- Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: Các hình thức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
2. Kĩ năng
Giúp học sinh biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi.
3. Thái độ
Nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật, đồng thời phê phán những hành vi làm trái quy định pháp luật.
4. Các năng lực hướng tới :
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực giải quyết các tình huống thực tiễn.
- Năng lực nhận thức và điều chỉnh hành vi
II. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC.
1. Hình thức:
- Lên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
2. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm.
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Xử lí tình huống.
3. Kĩ thuật dạy học:
- Đặt câu hỏi.
- Kĩ thuật tia chớp.
- Kĩ thuật trình bày một phút.
- Kĩ thuật khăn phủ bàn.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1.Giáo viên:
- Giáo án, SGK, SGV, các tài liệu tham khảo, sách Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn GDCD THPT.
- Bảng biểu, bút dạ, giấy A0, máy chiếu.
2. Học sinh:
- Vở ghi chép, SGK , tài liệu tham khảo.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
Lớp
Ngày dạy
Sĩ Số
HS Vắng
Ghi chú(ghi nội dung dừng lại ở từng tiết , ở mỗi lớp)
12A6
2. Kiểm tra bài cũ: ( Lồng ghép trong bài giảng )
3. Bài mới:
3.1: Hoạt động khởi động:
- Giáo viên cho học sinh xem một đoạn clip ngắn : Tình hình vi phạm luật an toàn giao thông của học sinh hiện nay
-GV đặt câu hỏi: Trong đoạn clip đó đề cập đến nội dung gì?
- HS trả lời : Nội dung đề cập đến tình hình vi phạm Luật Giao thông của một số học sinh hiện nay.
- GV đvđ: Pháp luật là hệ thống các quy tắc sử xự chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh quyền lực của nhà nước. Vậy để cho những quy định của pháp luật có tính thực thi trong đời sống, nhà nước cần làm gì và công dân thực hiện bằng cách thức như thế nào? Hôm nay cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu Bài 2. Thực hiện pháp luật
Bài được chia thành 3 tiết với 2 nội dung cơ bản:
1. Khái niệm, các hình thức, các giai đoạn thực hiện pháp luật.
2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
Trong Tiết 1 chúng ta cùng tìm hiểu nội dung mục 1.
3.2 Hoạt động hình thành kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN/ HỌC SINH
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
HĐ1: Tìm hiểu khái niệm thực hiện pháp luật.
GV Chuyển giao nhiệm vụ cho HS
GV yêu cầu HS đọc hai tình huống ở trong SGK, sau đó hướng dẫn học sinh khai thác vấn đề bằng cách đưa ra các câu hỏi.
? Trong VD 1 chi tiết nào trong tình huống thể hiện hành động thực hiện pháp luật giao thông đường bộ một cách có ý thức, có mục đích? Sự tự giác đó đã đem lại tác dụng như thế nào?
? Trong VD 2 để xử lí 3 thanh niên vi phạm, cảnh sát giao thông đã làm gì?( áp dụng pháp luật, xử phạt hành chính) Mục đích của việc xử phạt đó để làm gì?
HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trao đổi và thực hiện nhiệm vụ được giao.
Hs: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.
-Cá nhân báo cáo kết quả trước lớp.
- Các bạn trong lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung ý kiến.
Gv: Nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
Từ những câu trả lời của HS, GV tổng kết và đi đến kết luận :
Cả 2 ví dụ trên đều là những hành vi hợp phù hợp với quy định của pháp luật( hành vi hợp pháp) để đảm bào trật tự, an toàn giao thông, để PL Giao thông đường bộ được thực hiện trong cuộc sống.
HĐ2 : Tìm hiểu các hình thức thực hiện pháp luật.
-Giáo viên sử dụng phương pháp vấn đáp, đàm thoại, kĩ thuật tia chớp và trình bày một phút để học sinh tìm hiểu ba hình thức đầu tiên của pháp luật.
GV Chuyển giao nhiệm vụ cho HS
- HS chuẩn bị bài , đọc sách giáo khoa và tìm hiểu 3 hình thức đầu tiên dựa trên các câu hỏi gợi ý sau ?
- Chủ thể của Sử dụng pháp luật là ai? Nội dung? lấy VD ?
- Chủ thể của Thi hành pháp luật là ai? Nội dung ? lấy VD ?
- Chủ thể của Tuân thủ pháp luật là ai? Nội dung ? lấy VD?
HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trao đổi và thực hiện nhiệm vụ được giao.
Hs: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.
-Cá nhân báo cáo kết quả trước lớp.
- Các bạn trong lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung ý kiến.
Gv: Nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
- Nhấn mạnh những nội dung trọng tâm.
GV cho HS tìm hiểu hình thức thứ 4 : áp dụng pháp luật bằng phương pháp thảo luận nhóm
GV chia lớp thành 4 nhóm. Thời gian thảo luận 4 phút
GV Chuyển giao nhiệm vụ cho HS
1.Chủ thể của Áp dụng pháp luật là ai? Nội dung, lấy VD?
2. So sánh điểm khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật ?
HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm tiến hành thảo luận, cử nhóm trưởng, thư kí ghi biên bản của nhóm.
Hs: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.
-Các nhóm cử đại diện nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
- Các bạn trong lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung ý kiến.
Gv: Nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
GV: Nhận xét kết luận ( sử dụng bảng phần pabol để kết luận)
HĐ3 : Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: Các hình thức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
GV Chuyển giao nhiệm vụ cho HS :
HS trao đổi theo hình thức cặp đôi theo câu hỏi sau :
Câu hỏi : Trong các hình thức thực hiện pháp luật, những việc làm dưới đây là biểu hiện của hình thức nào ?
1. Cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thu gom và xử lí chất thải theo tiêu chuẩn môi trường.
2.Trồng lại rừng vào thời vụ trồng rừng ngay sau khi khai thác.
3. Không tư tiện chặt cây, phá rừng.
4. Không khai thác, đánh bắt cá ở sông, biển bằng các phương tiện, công cụ có tính hủy diệt( mìn, chất nổ....)
5. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ra quyết định xử phạt Công ty Formosa Hà Tĩnh vì không phân định và chuyển giao chất thải nguy hại
HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trao đổi và thực hiện nhiệm vụ được giao.
Hs: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.
-Cá nhân báo cáo kết quả trước lớp.
- Các bạn trong lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung ý kiến.
Gv: Nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
GV: Nhận xét kết luận ( sử dụng bảng phần pabol để kết luận)
- GV : Kết luận chung.
1. Khái niệm, các hình thức thực hiện pháp luật.
a. Khái niệm thực hiện pháp luật.
- Khái niệm: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của PL đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.
- THPL là hành vi của con người, là hành vi phù hợp với những quy định của pháp luật :
+ Làm những gì pháp luật cho phép được làm.
+ Làm những gì pháp luật quy định phải làm.
+ Không làm những gì mà pháp luật cấm
b. Các hình thức thực hiện pháp luật.
- Sử dụng pháp luật: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm.
VD: Công dân có quyền bầu cử, ứng cử, quyền khiếu nại tố cáo....
- Thi hành pháp luật: là cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì pháp luật quy định phải làm
VD: Sản xuất kinh doanh thì phải nộp thuế, nam công dân đủ tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự....
- Tuân thủ pháp luật: Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.
VD: không được tự tiện phá rừng, người tham gia giao thông không vượt đèn đỏ khi có tín hiệu đèn đỏ....
- Áp dụng pháp luật: là cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào quy định của pháp luật để đưa ra quyết định phát sinh chấm dứt hoặc thay đổi các quyền nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.
+ Quyền và nghĩa vụ của công dân không tự phát sinh hay chấm dứt mà phải thông qua văn bản, quyết định áp dụng pháp luật.
+ Cơ quan nhà nước ra quyết định xử lí người vi phạm pháp luật, tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức.
*** Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: Các hình thức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường là việc cá nhân, tổ chức liên quan thực hiện đầy đủ, chủ động làm những công việc mà pháp luật quy định phải làm.
- Tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường là việc cá nhân, tổ chức không làm những việc mà pháp luật nghiêm cấm.
- Chỉ cơ quan nhà nước mới có thẩm quyền áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường.
3.3. Hoạt động luyện tập (HS quan sát câu hỏi trên máy chiếu và lựa chọn phương án trả lời đúng nhất)
Câu 1: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có........làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành........ của các cá nhân tổ chức:
A. ý nghĩa- hành vi đúng đắn. B. ý nghĩa - hành vi hợp pháp.
C. mục đích- hành vi đúng đắn. D. mục đích- hành vi hợp pháp.
Câu 2: Người điều khiển xe máy, xe đạp điện tự giác đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây:
A.Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 3: Chủ thể áp dụng pháp luật là ai?
A. Cá nhân, tổ chức có thẩm quyền B. Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền
C. Các cán bộ nhà nước có thẩm quyền D. Những người có địa vị trong xã hội
Câu 4 : Quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng chỉ phát sinh và được pháp luật bảo vệ khi được UBND cấp giấy đăng kí kết hôn là hình thức nào của thực hiện pháp luật?
A.Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 5. Phát hiện một cơ sơ tổ chức đánh bạc, V đã báo với cơ quan có chức năng để kiểm tra và kịp thời ngăn chặn. V đã thực hiện hình thức
A. áp dụng pháp luật. B. tuân thủ pháp luật.
C. sử dụng pháp luật. D. thi hành pháp luật.
3.4-Hoạt động vận dụng: GV cho học sinh xem video về vấn đề bảo vệ môi trường
- Sử dụng kĩ năng khăn phủ bàn để từ đó hiểu được các hình thực thực hiện pháp luật nói chung và thực hiện pháp luật trong bảo vệ môi trường nói riêng.
3.5- Hoạt động tìm tòi mở rộng
- GV hướng dẫn học sinh so sánh sự giống và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật.
- Tìm hiểu về các hình thức thực hiện pháp luật ở địa phương nơi cư trú.
4. Củng cố:
- Hệ thống lại kiến thức của tiết 1, nhấn mạnh những nội dung trọng tâm.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài, đọc phần tư liệu tham khảo.
- Tìm hiểu các dấu hiệu để nhận biết VPPL.
- Trách nhiệm pháp là gì? Mục đích của trách nhiệm pháp lí.
Thanh Thủy, ngày 24 tháng 9 năm 2018
Kí duyệt của nhóm chuyên môn
Hà Hương Lan
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GDCD - Trần Thanh Dung.doc