Dọc tuyến hành lang QL51, sẽ phát triển hàng loạt các KCN gắn với các đô thị mới: KCN Tam Phước (Sông Buông) gắn với đô thị mới ở phía Nam KCN, tại đây còn là đất trống, dân số tương lai sẽ là 5,0 - 7,0 vạn người; KCN An Phước sẽ kết hợp với thị trấn Long Thành và khu đô thị mới Tam Phước, dự báo dân số đô thị Long Thành 10,0 vạn người; Tp mới Nhơn trạch (Đồng Nai) nằm ở giao điểm của 2 hành lang (hành lang QL51 nối Biên Hòa - Vũng Tàu và hành lang Tp HCM - Vũng Tàu), dự kiến đây sẽ là Tp phức hợp CN, nghiên cứu công nghệ - đào tạo - du lịch - thương mại. nơi đây tập trung chủ yếu là công nghiệp chế tạo, lắp ráp ô tô, cơ khí, công nghiệp kĩ thuật cao, dệt, nhuộm, điện, điện tử, VLXD cao cấp. tại đây cũng dự kiến bố trí một trung tâm đào tạo – nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ gắn liền với hoạt động công nghiệp có kĩ thuật cao; Ở khu vực P.Nam QL51 hiện nay đang trống vắng các đô thị lớn, việc hình thành các KCN ở đây sẽ gắn liền với việc xây dựng các đô thị mới như Nhơn Trạch, Phú Mỹ, hình thành 2 đô thị Nhơn Trạch và Phú Mỹ sẽ góp phần giải tỏa cho Tp HCM và cung cấp lao động cho các KCN. Tại đây, tuyến đường cao tốc từ Tp HCM - Thủ Thiêm - Nhơn Trạch nối QL51 đang được hình thành.
111 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3599 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam 3 (các vùng kinh tế), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông nghiệp – công nghiệp - đô thị. Các cụm công nghiệp: Lam Sơn, Mục Sơn, Thạch Thành, Nghĩa Đàn, Đô Lương, Con Cuông, Hướng Hóa, Lao Bảo.
- Không gian hành lang vùng cao biên giới: mô hình là khai thác tài nguyên rừng - thương mại – BVMT - QP.
- Hình thái các trục kinh tế gồm: trục QL1 ven biển; đường HCM; đường 8, 9, 12.
- Hình thành các trục công nghiệp –Đô thị hóa mạnh: Thanh Hóa-Sầm Sơn; Vinh-Cửa Lò; Huế-Chân Mây.
▪ Định hướng phát triển đô thị: Đẩy mạnh tốc độ ĐTH', gắn phát triển CN với phát triển đô thị, tạo dựng đô thị hạt nhân. Gắn phát triển đô thị công nghiệp với phát triển hạ tầng đô thị, tổ chức lại các điểm dân cư dọc các tuyến huyết mạch. Tỉ lệ dân đô thị sẽ đạt 21 - 27% (2010). Dân số đô thị sẽ là 2.650 - 3.450 ngàn người. Có 2 đô thị loại 2 và 1 đô thị loại 3, còn lại là loại 4 và 5. Có 28 đô thị mới, tổng đất đai đô thị ~ 300 km2.
▪ Khu vực kinh tế trọng điểm:
- Khu vực Nam Thanh Hoá - Bắc Nghệ An: cảng biển nước sâu Nghi Sơn (cảng thương mại), công nghiệp VLXD, cơ khí, CB’và lọc hóa dầu. Đất công nghiệp 1.500 - 2.500 ha, dân số đô thị 10 - 15 vạn người.
- Khu vực Thạch Khê - Vũng Áng: cảng biển nước sâu Vũng Áng (cảng thương mại quốc tế); công nghiệp khai khoáng, luyện cán thép, cơ khí, chế biến. Đất công nghiệp 2.000 - 2.500 ha, dân số đô thị 20 - 25 vạn người.
- Khu vực Bạch Mã - Cảnh Dương - Chân Mây - Lăng Cô: cảng biển nước sâu Chân Mây (cảng thương mại quốc tế), công nghiệp nhẹ, CB'... Khu thương mại tự do, khu du lịch. Đất công nghiệp ~ 1.500 - 2.500 ha, dân số đô thị 10 - 15 vạn người.
b. DH Nam Trung Bộ
● Định hướng chung: Lấy công nghiệp làm trọng tâm, đẩy mạnh nền kinh tế của vùng theo hướng xắp xếp lại cơ cấu ngành nhằm phát triển các nhóm ngành chủ đạo có lợi thế về nguồn nguyên liệu gắn với cảng nước sâu; Hình thành các KCNTT, trước hết là dải Liên Chiểu - Đà Nẵng, Dung Quất và Nha Trang - Diên Khánh - Cam Ranh. Hướng mạnh vào CNCB' SP xuất khẩu. Coi trọng đầu tư theo chiều sâu, ưu tiên qui mô vừa và nhỏ kết hợp với qui mô lớn có trọng điểm thu hút nhiều lao động. Tập trung phát triển kinh tế biển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển nuôi trông thủy sản, chú trọng các đặc sản. Xây dựng và khai thác các cảng nước sâu để phát triển vận tải, dịch vụ cảng gắn với việc hình thành các KCNTT Liên Chiểu - Đà Nẵng - Dung Quất và Văn Phong - Nha Trang - Cam Ranh. Phát triển du lịch quốc tế và nội địa với nhiều hình thức. Phát triển nông - lâm theo hướng bảo vệ MTST, giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, phát triển một số cây CN dài và ngắn ngày; phát triển chăn nuôi đại gia súc gắn với CNCB', coi trọng bảo vệ và phát triển vốn rừng gắn với giữ gìn cảnh quan và MTST. Chú ý phát triển CSHT kĩ thuật và xã hội, bảo vệ sức khỏe, chống ô nhiễm môi trường (nhất là ở các KCN, du lịch, dịch vụ), cải thiện điều kiện sống và hạ thấp tỉ lệ tăng dân số với mức 0,1%/năm. Phát triển KT-XH gắn với an ninh quốc phòng.
▪ Về công nghiệp: Phát triển nhanh công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp lọc - hóa dầu, khai thác khoáng sản (sa khoáng nặng, đá ốp lát, cát thủy tinh, nước khoáng...). Phát triển CNCB' nông - lâm, nâng cao năng lực đánh bắt hải sản và CNCB' thủy hải sản (nhất là CB' xuất khẩu). Đầu tư cho công nghiệp cơ khí (nhất là cơ khí sửa chữa và đóng tàu thuyền). Phát triển ngành công nghiệp dệt, da, may phục vụ đời sống và xuất khẩu. Từng bước đầu tư tập trung dứt điểm vào các KCN với công nghệ tiên tiến nhằm đạt hiệu quả cao. Phát triển các ngành và các KCN nhằm tạo động lực cho toàn vùng để có thể tiến kịp với sự phát triển chung của cả nước.
▪ Về nông nghiệp: phấn đấu giữ mức tăng trưởng ổn định trên cơ sở chuyển mạnh cơ cấu theo hướng thâm canh, tăng vụ tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa; Khai thác tốt năng lực của các công trình thủy lợi hiện có và xây dựng các công trình mới để thâm canh kết hợp với mở rộng diện tích, từng bước thực hiện an toàn về lương thực và góp phần vào xuất khẩu; chú trọng phòng chống thiên tai bão lụt; phát triển cây công nghiệp ngắn ngày (mía, lạc, thuốc lá), cây công nghiệp dài ngày (điều, dừa, cao su, ca cao, hồ tiêu) tạo nguồn nguyên liệu cho CNCB'; kết hợp giữa nông - lâm tạo môi trường phát triển bền vững, chú trọng trồng cây ăn quả phục vụ đời sống tạo cảnh quan môi trường cho du lịch. Phát triển chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa (chăn nuôi bò thịt, bò sữa, đàn lợn và gia cầm). Phấn đấu năm 2010, tỉ trọng chăn nuôi đạt 40 - 50% giá trị sản lượng trong nông nghiệp.
▪ Về lâm nghiệp: bảo vệ 897.000 ha rừng tự nhiên hiện có; Quản lý - chăm sóc 71.700 ha rừng trồng; Trồng mới trên diện tích ~1,0 triệu ha ĐTĐNT để đưa đất sử dụng trong lâm nghiệp lên ~2,1 triệu ha. Nâng độ che phủ lên 62-68% (2010)
▪ Về thủy - hải sản: nâng cao năng lực đánh bắt xa bờ, chú trọng nuôi trồng thủy sản, tạo điều kiện cho ngành giữ vững vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn.
▪ Phát triển CSHT: XD hệ thống GT (đường bộ, sắt, thủy và hàng không) thỏa mãn nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách, tạo môi trường thuận lọi cho đầu tư, thúc đấy sản xuất hàng hóa phát triển và đưa văn minh đô thị vào nông thôn. Tập trung xây dựng có trọng điểm vào một số cảng nước sâu, phát huy thế mạnh vận tải biển, đặc biệt là nối cảng với đường xuyên Á, với đường hàng hải quốc tế. Từng bước XD và hoàn thiện hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất và dân sinh. Đẩy nhanh xây dựng CSHT đô thị, trước hết là đô thị hạt nhân, trong đó chú trọng đến cấp-thoát nước, điện, GTVT nội thị, CSHT XH, vệ sinh MT và tăng cường quản lý đô thị.
▪ Về phát triển du lịch - dịch vụ: Hình thành 3 trung tâm du lịch: Tp Đà Nẵng và phụ cận; Qui Nhơn và phụ cận; Tp Nha Trang và Văn Phong - Đại Lãnh. Đồng thời XD các khu du lịch khác như Quảng Ngãi và phụ cận, TX Tuy Hòa - Sông Cầu - Suối Trai (Phú Yên) và một số nơi ở N.Thuận và B.Thuận. Xây dựng trung tâm thương mại vùng ở Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang. Phát triển các loại hình dịch vụ khác như dịch vụ cảng biển, hàng không, viễn thông quốc tế, tài chính, ngân hàng
▪ Chú trọng việc bảo vệ MTST trong quá trình phát triển KT - XH. Phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ phải có biện pháp chống ô nhiễm MT tự nhiên, môi trường sống. Thực hiện có hiệu quả chương trình xóa đói - giảm nghèo, hỗ trợ đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, khắc phục tình trạng chênh lệch giữa các vùng lãnh thổ.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Phân tích các nguồn lực chính để phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Duyên hải miền Trung.
1. Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ
3. Phân tích các thế mạnh trong việc hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư và khả năng khai thác của vùng Bắc Trung Bộ
4. Tại sao nói việc phát triển cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ ?
5. Vấn đề lương thực, thực phẩm của vùng Duyên hải miền Trung cần được giải quyết bằng cách nào. Khả năng giải quyết vấn đề này ?
6. Tại sao việc tăng cường kết cấu hạ tầng giao thông vận tải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng Duyên hải miền Trung?
7. Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ
8. Phân tích những thế mạnh và hạn chế chủ yếu của các đồng bằng Duyên hải miền Trung. Phương hướng khai thác và sử dụng hợp lý ở các vùng này.
9. Tại sao việc hình thành cơ cấu công nghiệp ở Duyên hải miền Trung phải gắn với việc xây dựng CSHT và CSVC-KT. Hãy nêu phương hướng giải quyết
4. TÂY NGUYÊN
4.1. Vị trí địa lý
Phạm vi lãnh thổ bao gồm 5 tỉnh (Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng). Diện tích 54.640,0 km2 (16,50% DT tự nhiên cả nước). Dân số (2008) là 5,0 triệu người (5,70% dân số cả nước). Mật độ 92 người/km2. Nằm ở phía Tây nước ta, Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng cả về KT, CT, QP đối với cả nước và khu vực Đông Dương; là mái nhà của cả bán đảo và là cầu nối với các nước Lào và CPC. Đây là đầu nguồn của hầu hết các con sông ở miền Trung và Đông Nam Bộ. MTST ở Tây Nguyên không chỉ tác động đến đời sống, sản xuất của nhân dân trong vùng, mà còn tác động đến hàng triệu dân của các vùng lân cận và cả Lào, Đông Bắc Cămpuchia đang làm ăn, sinh sống ở khu vực biên giới.
4.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
4.2.1. Địa hình
Nét đặc trưng của địa hình là những cao nguyên lượn sóng ở độ cao 600 - 800 m/mực nước biển. Nằm ở phía tây của dãy Trường Sơn, bề mặt địa hình dốc và thoải dần từ đông - tây (thuộc chiều đón gió Tây và Tây Nam). Sườn Đông dốc đứng ngăn chặn gió Đông Nam thổi vào. Địa hình cũng bị chia cắt phức tạp, có tính phân bậc rõ ràng. Các bậc cao ở phía đông, thấp về phía tây. Các dạng địa hình chủ yếu:
▪ Địa hình cao nguyên: đây là dạng địa hình đặc trưng nhất, tạo nên bề mặt chủ yếu của vùng. Có thể phân ra các bậc địa hình chính sau:
- Bậc địa hình ở độ cao 100 - 300 m: chủ yếu ở khu vực Cheo Reo-Phú Túc, Ea Súp và một số khu vực dọc biên giới Việt Nam - Cămpuchia.
- Bậc địa hình ở độ cao 300 - 500 m: chủ yếu ở khu vực dọc sông Đăk Pôkô, xung quanh TX Kon Tum, An Khê và thung lũng Lắc.
- Bậc địa hình ở độ cao 500 - 800 m: bao gồm các cao nguyên đất đỏ ba dan như cao nguyên Plâycu (là 1 trong 2 cao nguyên rộng lớn nhất), bề mặt khá bằng phẳng, có hướng nghiêng dần về phía nam có độ cao 400 m, còn ở phía bắc và đông bắc độ cao 750 - 800 m). Cao nguyên Buôn Ma Thuột (là cao nguyên rộng lớn nhất, chiều dài bắc nam lên tới 90 km và chiều Đông Tây 70 km). Cao nguyên Lang Biang và Di Linh (Lâm Đồng) là 2 cao nguyên có khí hậu ôn hòa quanh năm. Dạng địa hình cao nguyên rất thuận lợi cho phát triển nông - lâm với qui mô lớn (đây cũng là những vùng chuyên canh cây CN lớn của vùng). Khả năng mở rộng diện tích đất nông - lâm còn rất lớn. Bô xít tập trung chủ yếu ở khu vực này. Khó khăn chính là thiếu nước trong mùa khô và mực nước ngầm sâu, vì vậy chỉ thích hợp với cây lâu năm và chịu hạn.
▪ Địa hình vùng núi: Tây Nguyên cũng có những dãy núi khá đồ sộ như:
- Dãy Ngọc Linh: là dãy núi đồ sộ nhất ở Bắc Tây Nguyên, kéo dài từ bắc - tây bắc xuống nam - đông nam gần 200 km. Ở phía bắc có đỉnh Ngọc Linh cao nhất (2.598 m), phía tây có đỉnh Ngọc Lum heo (2.023 m), S.Pôkô ngăn cách đỉnh này với dãy Ngọc Bin San (1.939 m). Nối tiếp về P.Nam - Đông Nam là dãy Ngọc Krinh (2.066 m), dãy này bị S.Đăk Acoi xẻ dọc, S.Đăk Bla và Đăk Pơné cắt ngang. P.Nam Đăk Bla: dãy Ngọc Krinh có các đỉnh Kon Kakinh (1.748 m), Kon Bôrôa (1.532 m), Kon Xa Krông (1.330 m) và Chư Rpan địa hình thấp nhất tại đèo Măng Giang (830 m) có QL 19 từ Qui Nhơn - Plâycu qua đèo này. Phía tây dãy Ngọc Krinh là núi Ngọc Boc (1.757 m) và núi Chư Hereng (1.152 m); dãy Ngọc Linh được tạo thành bởi đá granit và đá phiến mica, một số khối như Kone Krông được tạo thành bởi đá riolit.
- Dãy núi An khê: dài 175 km (phía nam sông Trà Khúc đến thung lũng sông Ba), chiều rộng 30 – 40 km. Đây là một dãy núi khá đồ sộ, tạo nên ranh giới tự nhiên giữa Đông và Tây Trường Sơn.
- Dãy Chư Dju: rộng 30 km, dài 100 km từ phía nam cao nguyên Plâycu đến phía bắc khối núi Vọng Phu.
- Dãy núi vọng Phu: rộng 30 km, dài 60 km, chạy theo hướng đông bắc-tây nam, được cấu tạo bởi đá granit. Đỉnh cao nhất là Vọng Phu (2.051 m), hạ thấp dần về phía đông bắc đến đèo Cả chỉ còn 700 m.
- Dãy Tây Khánh Hòa: nằm ở P.Nam dãy Vọng Phu tạo nên ranh giới giữa sườn đông của Tây Nguyên, Krông Pach và cao nguyên Đà Lạt; còn sông Cay tạo nên giới hạn tự nhiên của dãy núi về phía đông.
Ngoài ra, còn có các dãy núi ở phía Tây Bắc cao nguyên Đà Lạt như dãy Chư Yasin, dãy Đan Sơna - Ta Đung.
▪ Địa hình thung lũng chiếm diện tích nhỏ. Gồm: cánh đồng An Khê là kiểu thung lũng giữa núi bị san bằng và mở rộng; thung lũng Sa Thầy và bình nguyên Ea Súp là một đồng bằng bóc mòn; vùng trũng Cheo Reo - Phú Túc; vùng trũng Krông Pach - Lắc ở phía nam cao nguyên Buôn Ma Thuột vốn là thung lũng bóc mòn với nhiều núi sót đã biến thành một cánh đồng tích tụ với đầm lầy và hồ Lắk rộng > 800 ha được tạo nên do lớp badan đệ tứ lấp mất dòng chảy của sông Krông Ana. Địa hình thung lũng chủ yếu phát triển cây LT-TP và nuôi cá nước ngọt.
4.2.2. Khí hậu
Do chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa Tây Nam, vì vậy vào mùa hè - thu mưa nhiều, khá đều đặn, thời tiết dễ chịu. Ngược lại, mùa đông - xuân hầu như không có mưa, khô hạn gay gắt do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc ở Đông Trường Sơn. Là vùng có nền nhiệt cao, nhiệt độ trung bình 200C, có sự chênh lệch giữa ngày và đêm. Những nơi có lượng mưa lớn là vùng núi trung bình Ngọc Linh (2.500 - 3.000 mm) và vùng tây nam cao nguyên Plâycu (Đức Cơ) 2.600 - 2.800 mm. Nơi ít mưa nhất là thung lũng Cheo Reo - Phú Túc (< 1.200 mm) tiếp đến là vùng trũng An Khê, Krông Buk (~1.400 mm)
4.2.3. Sông ngòi
Tây Nguyên có 4 hệ thống sông chính: Thượng Xêsan (DT lưu vực 11.450 km2); Thượng Srêpôk (11.721 km2); Ba nhánh sông chính (Krông Ana, Krông Knô, Ea H'leo); Thượng S.Ba (11.410 km2), thượng S.Đồng Nai (22.000 km2). Tổng lưu lượng nước 50 tỉ m3, năm ít nhất cũng 30 tỉ m3. Chế độ dòng chảy chịu tác động của khí hậu (mưa lớn - dòng chảy khá và ngược lại). Khó khăn lớn nhất của vùng là thiếu nước trong khô. Nếu giải quyết tốt nhu cầu về nước, thì chế độ nhiệt của Tây Nguyên là tiềm năng rất quan trọng, cùng với tài nguyên đất sẽ tạo ra năng suất sinh học cao và nền SX NN đa dạng.
4.2.4. Đất đai
Đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp 1.597,1 ngàn ha (28,4%). Trong đó, cây ngắn ngày 522,7 ngàn ha, cây lâu năm 665,2 ngàn ha, đồng cỏ chăn nuôi 4,3 ngàn ha, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 10,1 ngàn ha. Như vậy, tiềm năng đất nông nghiệp rất lớn.
Bảng 6.10. Cơ cấu sử dụng đất của vùng Tây Nguyên tại thời điểm 01/01/2008
Diện tích
(1000 ha)
Chia ra (%)
Nông
nghiệp
Lâm
nghiệp
Đất
CD
Đất ở
Chưa sử dụng
Cả nước
33114.6
28.45
44.74
4.69
1.87
20.24
Tây Nguyên
5463.9
29.78
57.15
2.60
0.80
9.68
Kon Tum
969.0
14.29
69.65
1.04
0.52
14.50
Gia Lai
1553.7
32.76
55.62
3.11
0.87
7.65
Đắk Lắk
1312.5
36.36
45.61
3.74
1.07
13.22
Đắk Nông
651.5
35.07
55.66
2.47
0.60
6.20
Lâm Đồng
977.2
28.01
63.68
1.87
0.72
5.72
Đất lâm nghiệp của vùng 3122,5 ngàn ha, trong đó đất có rừng là 2928,7 ngàn ha (rừng tự nhiên 2731,4 ngàn ha, rừng trồng 197,3 ngàn ha), độ che phủ rừng 53,6%. Như vậy, vùng còn 193,8 ngàn ha ĐTĐNT và đang bị thoái hóa nghiêm trọng (riêng đất bằng là 38,9 ngàn ha). Đất đang bị thoái hóa lại ở mức độ khác nhau, đất ba dan bị thoái hóa 71,7% (thoái hóa nặng 21%, thoái hóa nhẹ và TB 50,7%), đây là vấn đề cần phải giải quyết bằng cách kết hợp các biện pháp sinh học, kĩ thuật, đầu tư đồng bộ để cải tạo, phục hồi độ phì cho đất.
Tốt nhất trong các loại đất là: Đất đỏ ba dan (1,4 triệu ha) thích hợp cho phát triển các cây CN (cà phê, cao su, điều, chè, dâu tằm) và các cây ăn quả; Tập trung ở các cao nguyên Buôn Ma Thuột, Đắc Nông, Plâycu, Kon Hà Nừng, Di Linh, Đức Trọng. Đất đỏ - vàng phát triển trên đá macma a xit (1,8 triệu ha), tuy kém phì nhiêu so với đất đỏ ba dan, nhưng tơi, xốp, giữ ẩm tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng. Ngoài ra, còn có đất phù sa sông suối ở các vùng trũng, diện tích nhỏ (130 ngàn ha) thích hợp cho cây LT - TP, rau đậu... (nhất là cây lúa nước).
4.2.5. Sinh vật. Thực vật ở đây rất phong phú về chủng loại, giàu có về sinh khối.
- Về cây trồng, có nhiều loại đặc sản có giá trị kinh tế (cây công nghiệp, ăn quả, dược liệu, rau cao cấp, cây cảnh). Đã thống kê có ~ 300 loài ( trong đó 3/4 là nhập nội từ các vùng khí hậu khác nhau trên thế giới), đặc biệt là cây đặc sản phát triển trên vùng núi cao từ 1.300 - 1.500m là một trong những tiềm năng nông nghiệp lớn của vùng.
- Thực vật rừng có nhiều loài. Đã thống kê được trên 3.000 loài thực vật bậc cao (trong đó, > 600 loài cây gỗ có chiều cao 12m). Có nhiều loài đặc hữu thuộc loại quí của TG như thông nước (Glypostrobas), thông 5 lá (Pinus dalatensis), thông đỏ. Ngoài ra, đã phát hiện được 2 loài thực vật mới của hệ thực vật Việt Nam ở Vườn QG Yok Đôn là cây Quao xẻ và Gạo lông đen. Về cây thuốc: có 300 - 400 loài, hầu hết là thuốc quí như sâm bổ chính, thiên niên động, sa nhân, địa liên, thiên niên kiên, hà thủ ô trắng... Một số cây thuốc được trồng như actisô, xuyên khung, canhkina, gừng, nghệ, dương qui, bạch chỉ, đỗ trọng, hoa hòe....
- Về động vật: đây là kho chứa nhiều nguồn gien quí hiếm của thiên nhiên vùng nhiệt đới. Là vùng có tính đa dạng sinh học rất cao ở Việt Nam, có vai trò trong việc bảo tồn nguồn gien tự nhiên ở vùng ĐNÁ. Nhưng hiện nay do sự khai thác không hợp lý, làm cho tài nguyên sinh vật của vùng bị suy giảm rất nhiều. Có những loài quí hiếm đã bị tuyệt chủng, hoặc phải di chuyển sang vùng khác ngoài biên giới nước ta. Việc bảo vệ, giữ gìn, phát triển tài nguyên sinh vật là một trong những hướng đầu tư phải được ưu tiên.
4.2.6. Khoáng sản
Tây Nguyên có các loại khoáng sản chủ yếu sau: Bô xít có trữ lượng khá lớn (quặng nguyên ~ 3,05 tỉ tấn, quặng tinh ~ 1,5 tỉ tấn), phân bố ở Đắc Nông và Konplon - An Khê (thuộc Gia Lai - Kon Tum) và Lâm Đồng. Vàng có 21 điểm, trữ lượng ~ 8,82 tấn vàng gốc, phân bố ở Kon Tum, Gia Lai. Đá quí có ở Đắcmin, Chưsê Plâycu, Đăcme, Đăkhia với các loại đá ngọc, xanh lục, xanh nhạt, opan xanh, đen, opan đa màu, nâu, trắng, đục, vàng, phớt nâu, đá ngọc ... hiện nay chưa đánh giá được trữ lượng. Về VLXD, đã phát hiện các mỏ sét gạch ngói, cao lanh gốm sứ, fenpat sứ gốm, đá và cát xây dựng, ... đây là cơ sở cung cấp cho các xí nghiệp xi măng và vôi dính kết ở Chusê (Gia Lai), Bản Đôn (Đắc Lắc).
Ngoài ra, Tây Nguyên còn có đá granit để SX đá ốp lát, điatonit và puzlan sản xuất gạch không nung, bentonit sử dụng làm chất cải tạo đất, phân bón và nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp như rượu, dầu, bia, giấy. Than bùn và than nâu phân bố ở Biển Hồ, làng Bua, làng Vệ (Gia lai), Chư Đăng (Đắc Lắc); Trữ lượng 3 - 4 triệu tấn, chủ yếu làm phân bón và một phần làm nhiên liệu... Than nâu đã phát hiện ở ùng Krông Pach, Krông Ana (Đắc Lắc) và PôCô, sông Ba. Các mỏ thường lộ thiên, độ sâu < 10m, dễ khai thác, chất lượng khá tốt, nhiệt lượng cao.
4.3. Tài nguyên nhân văn
Tây Nguyên có 37 dân tộc (người Việt 60%). Mật độ 92 ng/km2. Tốc độ tăng dân số còn cao (chủ yếu là gia tăng cơ học). Tỉ lệ dân thành thị (2008) 27,90%. Dân cư phân bố không đều, tập trung ở các TX, thị trấn, ven các trục GT (Tp Buôn Ma Thuột 1.500 ng/km2, Tp Plâycu 2.200 ng/km2, TX Kon Tum 1.400ng/km2). Một số huyện vùng cao, mật độ chỉ 12 - 13ng/km2. Kết cấu dân tộc gần đây có thay đổi (ngoài dân bản địa: Xêđăng, Bana, Êđê, Giarai, Cơho, Mạ, M'nông...), Tây Nguyên đã tiếp nhận số lượng khá lớn dân cư từ Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ đến khai thác kinh tế. Ở đây cũng xuất hiện một số dân tộc ở TDMN'PB' di cư vào. Một số dân tộc còn sống du canh, du cư, phát nương, làm rẫy đã gây tổn thất lớn cho nguồn tài nguyên rừng ở đây.
Về cư trú, do nhiều nguyên nhân khác nhau, các dân tộc ở đây thường sống xen kẽ với nhau. Tuy nhiên, cũng có những địa bàn cư trú nhỏ, riêng biệt của một số dân tộc. Ví dụ: Người Bana cư trú chủ yếu ở phía nam cao nguyên Kon Tum và Plâycu (> 11,0 vạn). Người Giarai (18 vạn), tập trung chủ yếu từ phía tây TX Kon Tum kéo dài xuống Chư Páh, Chư Pông, tiếp giáp với người Xêđăng ở phía bắc và tây bắc. Người Êđê (14 vạn) chủ yếu ở Đắc Lắc.
Các dân tộc Tây Nguyên có truyền thống yêu nước và trung thành với sự nghiệp CM thể hiện trong 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ. Buôn Ma Thuột là điểm mở đầu cho chiến dịch HCM lịch sử, GP M.Nam, thống nhất đất nước. Về VH, mỗi dân tộc có một đặc trưng riêng. Nhưng nhìn chung hoạt động VH đều phản ánh đời sống sản xuất và bảo vệ Tổ quốc (các điệu đàn đá, đàn tơ rưng, múa giã gạo, hội đâm trâu đậm đà bản sắc dân tộc, phản ánh tình yêu đất nước, con người, chí khí bất khuất của những người chủ trên cao nguyên này). Sau 1975 đến nay, với chính sách phân bố lại dân cư - lao động và XD vùng kinh tế mới, Tây Nguyên đã có nhiều thay đổi. PTSX mới, thâm canh, định canh, định cư đã trở thành phổ biến. Việc tiếp nhận nền VH mới và bảo tồn những tinh hoa văn hóa bản địa cần được đặt ra trong chiến lược khai thác nguồn tài nguyên nhân văn của vùng.
4.4. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội
4.4.1. Nông nghiệp
● Thế mạnh hàng đầu là cây công nghiệp: cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, dâu tằm, bông...
Bảng 6.11. Diện tích và sản lượng cà phê (nhân) của các tỉnh ở Tây Nguyên 1995, 2000, 2005.
Diện tích (nghìn ha)
Sản lượng (nghìn tấn)
1995
2000
2005
1995
2000
2005
Cả nước
186,4
561,9
497,4
218,1
802,5
776,4
Tây Nguyên
147,3
468,6
445,4
180,4
689,9
763,6
Kon Tum
3,3
14,4
75,9
1,7
20,7
106,1
Gia Lai
18,4
81,0
10,8
8,4
116,9
14,3
Đắk Lắk
87,2
259,0
170,4
150,0
370,6
330,7
Đắk Nông
-
-
70,8
-
-
100,7
Lâm Đồng
38,4
114,2
117,5
20,3
181,7
211,8
- Cà phê: Tây Nguyên có 2 vùng cà phê lớn là vùng cà phê Buôn Ma Thuột và các huyện lân cận như Krông Pách, Đắcmin, Krông Ana, Krông Búc và vùng cà phê Gia Lai. Đây là cây chủ lực của cả nước. Diện tích cà phê tăng rất nhanh, năm 1985 có 29,0 ngàn ha, thì đến 1995 tăng lên 147,3 ngàn ha và năm 2005 tăng lên 445,4 ngàn ha. Năng suất cà phê cũng tăng nhanh, năm 1980 là 600 - 700kg/ha, năm 1994 là 1,78 tấn/ha. Nhiều hộ nông dân đạt 4 - 5 tấn/ha. Năng suất tăng nhanh là do thực hiện tốt cơ chế khoán, các hộ đã đầu tư thâm canh, chăm sóc, bảo vệ vườn cây và thực hiện tốt chế độ nước tưới cho cà phê trong mùa khô. Mặt khác, trong những năm 1991-1995, giá cà phê trên thế giới tăng đã tác động mạnh đến việc thâm canh và mở rộng diện tích. Năm 2005, Tây Nguyên chiếm 89,54% diện tích và 98,35% sản lượng cà phê cả nước.
- Cao su: Về mặt sinh thái, cao su thích hợp với nhiệt độ 25-300C, cần nhiều ánh sáng, không chịu được gió mạnh. Ở Tây Nguyên, cao su phân bố ở độ cao > 600m, tập trung chủ yếu ở phía tây và nam của Gia Lai và Đắc Lắc. Diện tích năm 1980 là 28,9 ngàn ha, năm 2001 là 97,2 ngàn ha (cho kinh doanh 73 ngàn ha). Bình quân mỗi năm trồng ~ 6.000 ha (chủ yếu là phát triển trong mấy năm gần đây). Do mới trồng, nên năng suất còn thấp 760kg/ha, sản lượng 68.000 tấn. Trong thời gian trên 10 năm trở lại đây, việc trồng cao su ở Tây Nguyên đã khẳng định cây cao su phát triển tốt, mô hình trồng cao su ở Đắc Lắc và Gia Lai đã hấp dẫn mạnh mẽ các tổ chức, các thành phần kinh tế và các hộ gia đình tham gia đầu tư phát triển cao su. Năm 2005, diện tích cây cao su của Tây Nguyên là 109,4 nghìn ha (chiếm 23,0% cả nước)
- Cây chè. Trong số các cây công nghiệp, thì cây chè đang gặp nhiều khó khăn do thiếu nước, nắng nóng khốc liệt, chè bị chết nhiều, chất đất ít thích hợp, thị trường tiêu thụ kém ổn định... Diện tích chè đang giảm dần ở Gia Lai và Lâm Đồng. Năm 2001 diện tích là 22.358 ha (tập trung ở Lâm Đồng (21.260ha), Biển Hồ, Bầu cạn (Gia lai). Sản lượng 128.000 tấn. Năm 2005, diện tích chè là 27,0 nghìn ha (chiếm 22,0% cả nước). Tỉnh Lâm Đồng có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước (chiếm khoảng 25%)
- Cây hồ tiêu. Là cây lấy hạt, có nhu cầu lớn trong thực phẩm. Sản lượng không cao, nhưng có giá trị XK với giá thành cao. Hồ tiêu mới phát triển lên Tây Nguyên. Năm 1985 chỉ có ~ 45 ha, đến 1994 là 1.208 ha và 2001 tăng lên 11.000 ha (Đắc Nông > 8.000 ha, Gia Lai 2.000 ha). Sản lượng 8.213 tấn (sau Đông Nam Bộ). Cây hồ tiêu đòi hỏi nhiệt độ cao ~ 250C, cần nhiều ánh sáng, thích hợp trên đất đỏ ba dan, thân mềm cần có cọc để bám dựa.
- Cây điều cũng là một trong những cây cho sản phẩm chủ lực của vùng và cả nước. Diện tích tăng khá nhanh. Năm 1990 mới có 3,8 ngàn ha, thì đến 2001 tăng lên 23,6 ngàn ha (tăng 6 lần). Sản lượng năm 2001 đạt 7.728 tấn. Phân bố ở Gia Lai (8,3 ngàn ha), Đắc Lắc (6,8 ngàn ha) và Lâm Đồng (8,3 ngàn ha).
Bảng 6.12. Diện tích gieo trồng cây CN lâu năm của Tây Nguyên và TD-MN’PB’ năm 2005.
Cả nước
Tây Nguyên
MN & TD phía Bắc
(1000 ha)
% so cả nước
(1000 ha)
% so cả nước
Cây công nghiệp lâu năm
1633,6
634,3
38,83
91,0
5,57
- Cà phê
497,4
445,4
89,55
3,3
0,66
- Chè
122,5
27,0
22,04
80,0
65,31
- Cao su
482,7
109,4
22,66
-
0,00
- Các cây khác
531,0
52,5
9,89
7,7
1,45
- Cây dâu tằm: Ở đây đã hình thành vùng trồng dâu nuôi tằm lớn nhất cả nước. Năm 2001 có ~ 5.943 ha dâu. Sản lượng > 30 ngàn tấn (chiếm > 80% sản lượng cả nước). Riêng Lâm Đồng chiếm 94% diện tích và 84% sản lượng toàn vùng. Tuy nhiên từ 1993 đến nay, diện tích không tăng mà có xu hướng giảm (ví dụ: Đắc Lắc, năm 1993 diện tích 1.400 ha thì đến 1995 giảm còn 450 ha), nguyên nhân là do giá tơ XK giảm. Tại Lâm Đồng đã XD một cụm CNCB' tơ lụa hiện đại gồm 5 nhà máy ươm tơ tự động (công suất gần 500 tấn tơ/năm), một nhà máy dệt lụa hiện đại (công suất 2 triệu mét/năm) và một dây chuyền nhuôm và in hoa.
- Cây bông vải: Bắt đầu phát triển mạnh từ năm 2000 và cho năng suất khá cao. Diện tích trồng bông (2006) là 16.600 ha (cả nước 34.800 ha). Nơi trồng nhiều nhất là Đắc Lắc, đã giải quyết một phần nguồn nguyên liệu cho CN dệt ở nước ta.
- Cây ăn quả: Cây ăn quả còn chiếm tỉ trọng nhỏ trong các cây dài ngày. Năm 1995 có ~ 14.000 ha, đến 2001 tăng lên 15.158 ha, sản lượng đạt 71,8 ngàn tấn. Các cây chủ yếu là xoài, hồng xiêm, sầu riêng, bơ, chuối... phát triển ở hầu khắp các
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dia_li_ktxh_vn_hp_iii_7357.doc