MỞ ĐẦU.1
1. Tính cấp thiết của đề tài .1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.3
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.6
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án.9
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án.9
7. Cơ cấu của luận án .9
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DỊCH VỤ
CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGưỜI SỬ DỤNG MA TÚY .10
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu của nước ngoài .10
1.1.1 Một số nghiên cứu về ma túy, người sử dụng ma túy.10
1.1.2. Một số nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội đối với người sử dụng
ma túy .12
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước .18
1.2.1. Một số nghiên cứu về ma túy, người sử dụng ma túy.18
1.2.2. Một số nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội đối với người sử
dụng ma túy .20
Tiểu kết chương 1.27
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ
HỘI ĐỐI VỚI NGưỜI SỬ DỤNG MA TÚY .28
2.1 Lý luận chung về ma túy và người sử dụng ma túy.28
2.1.1 Khái niệm ma túy và tác hại của ma túy .28
2.1.2 Khái niệm, đặc điểm của người sử dụng ma túy.29
2.2 Lý luận chung về dịch vụ Công tác xã hội với người sử dụng ma túy .35
2.2.1 Khái niệm dịch vụ Công tác xã hội với người sử dụng ma túy.35
2.2.2 Các loại hình dịch vụ Công tác xã hội với người sử dụng ma túy .37
2.2.3 Quy trình cung cấp dịch vụ Công tác xã hội đối với người sử dụng
ma túy .50
202 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 445 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với người sử dụng ma túy từ thực tiễn các trung tâm chữa bệnh - Giáo dục - Lao động - Xã hội thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ang tính đặc thù, Cơ sở luôn không ngừng cố gắng vượt mọi
khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị cấp trên giao phó và được Sở Lao
động Thương binh và xã hội, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hà Nội đánh giá
cao, được nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đến thăm và học hỏi
mô hình hoạt động kiểu mẫu.
3.1.1.2 Trung tâm Chữa bệnh- Giáo dục – Lao động xã hội số 05, Xuân Phương,
Từ Liêm, Hà Nội. (Cơ sở cai nghiện số 05, Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội)
- Quá trình hình thành Cơ sở: Hiện nay Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục –
Lao động xã hội số 5, Hà nội có tên là Cơ sở Cai nghiện ma túy số 5 Hà Nội, được
thành lập theo Quyết định số 6129/QĐ- UBND ngày 31/8/2017 của UBND thành phố
Hà Nội. Cơ sở nằm trên địa bàn Ngõ 614 đường Phúc Diễn, xã Xuân Phương, phường
13 xã Xuân Phương – Từ Liêm – Hà Nội. Trước những năm 2017, Trung tâm Chữa
bệnh - Giáo dục - Lao động Xã hội số V Hà Nội được thành lập ngày 9 tháng 5 năm
2007 theo Quyết định số 1794/QĐ-UBND gày 24/8/2007 của Ủy ban Nhân dân
Thành phố Hà Nội.
- Vị trí, chức năng:
Vị trí: Cơ sở Cai nghiện ma túy số 5 Hà Nội ( sau đây gọi tắt là Cơ Sở) là đơn
vị sự nghiệp trực thuộc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội , hoạt động có thu theo
cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, có tư cách pháp
nhân, có con dấu, có tài khoản và trụ sở riêng. Cơ sở chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ
chức, biên chế và công tác của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; đồng thời chịu
sự chỉ đạo, kiểm tra, hưỡng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội.
82
Chức năng: Tổ chức thực hiện việc chữa bệnh, cai nghiện; giáo dục phục hồi
hành vi, nhân cách; dạy nghề, lao động sản xuất; tái hòa nhập cộng đồng cho người
nghiện ma túy có nhu cầu được cai nghiện tự nguyện.
- Bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ nhân viên
Ban giám đốc, Các phòng ban bao gồm: (1) Phòng Điều trị nội trú: (2) Phòng Điều trị
ngoại trú; (3) Phòng Công tác cộng đồng; (4) Phòng Kế toán hành chính quản trị; (5)
Phòng Bảo vệ. Đồng thời có 8 khu vực: (1) Khu bếp; (2) Xưởng gỗ; (3) Khu chăn nuôi;
(4) Khu trồng trọt; (5) Khu nhà ở (các phòng ở, phòng sinh hoạt chung); (6) Xưởng cơ
khí; (7) Xưởng giấy; (8) Khu vực thăm hỏi (dành cho người thân, gia đình bệnh nhân. Đội
ngũ nhân viên nam chiếm tỷ lệ cao: 87,5%, còn lại 12,5% là nữ. Tỷ lệ cán bộ tốt nghiệp
đại học chuyên ngành Công tác xã hội, chiếm (31,25%), xếp thứ 2 là ngành tâm lý học
(21,8%).
Tổng diện tích của cơ sở cai nghiện số 05, Hà Nội là 3,5 ha được chia thành nhiều
khu sinh hoạt, ăn uống ngủ nghỉ, khu điều trị, khu vui chơi, giải trí, khu lao động trị liệu,
trồng trọt, chăn nuôi và khu nghề nghiệp... Khả năng tiếp nhận: Ban đầu, Trung tâm tiếp
nhận 200 NSDMT từ các Trung tâm khác chuyển về. Những năm gần đây có những lúc,
Trung tâm đón nhận đến 600- 650 NSDMT thường xuyên chữa trị, học tập, rèn luyện.
Ngoài ra còn có NSDMT đến tham gia dịch vụ điều trị tự nguyện. Hiện nay, số NSDMT
tham gia điều trị tự nguyện lên đến 110 người.
3.1.2. Khái quát về khách thể nghiên cứu định lượng
3.1.2.1 Đặc điểm nhân khẩu học của người sử dụng ma túy tại Cơ sở cai nghiện
Đặc điểm nhân khẩu học của NSDMT tại Trung tâm chữa bệnh – giáo dục – lao
động – xã hội được thể hiện cụ thể qua bảng thống kê ở bảng 3.1. Số liệu trong
Bảng 3.1 cho thấy, trong số 368 NSDMT được hỏi đều nam giới, trình độ văn hóa học hết
phổ thông trung học chiếm 52,2%, trung học cơ sở chiếm 36,1% và đều làm thuê, tự do
chiếm 70,9%, số NSDMT không có việc làm ổn định chiếm 11,1%, số người làm nghề
kinh doanh chiếm 13,9%, mức sống, điều kiện kinh tế bình thường và rất khó khăn. Số
NSDMT chưa kết hôn chiến 20,4%, đã kết hôn chiếm 75,5% và đã ly hôn chiếm 4,1%.
Nhiều người trong số họ nghiện nặng và nghiện lâu năm, số người cai nghiện lần đầu
chiếm 52,2%, cai lần hai chiếm 31,3% và cai lần ba là 16,6%. Như vậy, số người tái
nghiện tương đối cao.(Luận cứ chứng minh giả thuyết 1)
83
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp khách thể nghiên cứu định lượng
STT Đặc điểm Tiêu chí Số lƣợng Tỷ lệ %
1 Địa bàn nghiên cứu Cơ sở cai nghiện số 01 214 58.15
Cơ sở cai nghiện số 05 154 41.85
Tổng 368 100
2 Độ tuổi 16-25 tuổi 69 18,8
26-40 tuổi 188 51.1
41-60 tuổi 83 22,6
Missing 28 7,6
Tổng 368 100
3 Giới tính Nam 368 100
Nữ 0 0
Tổng 368 100
4 Trình độ văn hóa Không biết chữ 0 0
Tiểu học 7 19
Trung học cơ sở 133 36,1
Phổ thông trung học 192 52,2
Trung cấp 10 2,7
Đại học 26 7,1
Sau đại học 0 0
Tổng 368 100
5 Nghề nghiệp Không có việc làm ổn định 41 11,1
Làm thuê, tự do 261 70,9
Công nhân viên chức, Người lao động 15 4,1
Kinh doanh 51 13,9
Tổng 368 100
6 Mức sống, điều kiện
kinh tế
Khá giả, rất có kiều kiện 15 4,1
Bình thường 235 63,9
Rất khó khăn (nghèo, cận nghèo) 118 32,1
Tổng 368 100
7 Tình trạng hôn nhân Chưa kết hôn 75 20,4
Đã kết hôn(Đang có vợ/chồng) 278 75,5
Đã ly hôn/góa bụa 15 4,1
Tổng 368 100
8 Tình trạng nghiện ma túy Lần đầu 192 52,2
Lần thứ 2 115 31,3
Lần thứ 3 61 16,5
Tổng 368 100
(Kết quả khảo sát của đề tài)
Nói chung, sau khi vào CSCN, các NSDMT được đón tiếp và cắt cơn cai
nghiện. Sau giai đoạn cắt cơn cai nghiện, sức khỏe của họ có sự thay đổi tích cực hơn.
(Kết quả thể hiện ở Bảng 3.25 Phụ lục đính kèm). Hầu hết các NSDMT ở đây mỗi
người đều đang cố gắng nỗ lực không ngừng, cùng hỗ trợ lẫn nhau cai nghiện thành
công và đoạn tuyệt được với những cám dỗ mà ma túy đem lại với quyết tâm cao nhất,
họ cùng nhau rèn luyện để có những thói quen lành mạnh để tránh khỏi sự cám dỗ của
ma túy sau khi về cộng đồng, quyết tâm làm lại cuộc đời, xây dựng lại hình ảnh bản
thân, cùng nhau hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.
Chứng minh giả thuyết 1: Tình hình người sử dụng ma túy hiện nay tại
Việt Nam ngày càng có diễn biến phức tạp và sử dụng đa dạng các loại ma túy
tổng hợp do nhiều yếu tố tác động.
84
Kết quả nghiên cứu:
Luận cứ 1: Tình hình NSDMT hiện nay tại Việt Nam ngày càng có diễn biến
phức tạp, NSDMT sử dụng đa dạng các loại ma túy nhất là ma túy tổng hợp
(Methamphetamine) đã được phân tích lồng ghép ngay từ phần mở đầu với một
trong các lý do nghiên cứu và được phân tích trong chương 2, Cơ sở lý luận về dịch
vụ CTXH đối với NSDMT theo Báo cáo của Bộ Công An và các Bộ ngành liên
quan: Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội, Bộ Y tế. Theo Bộ Công An Việt Nam
thì tội phạm liên quan đến ma túy có diễn biến phức tạp, tính đến ngày 30/04/2020,
các lực lượng trên toàn quốc đã bắt giữ 10.351 vụ/14.730 đối tượng, thu giữ 3.582 kg
Heroin, 1.863 kg và 900.365 viên MTTH, 113kg cần sa, 3,1 kg thuốc phiện, 6,6 cỏ mỹ
và nhiều phương tiện, tài sản, vật chứng liên quan khác.[1, 9]. Đáng lưu ý, nhiều vụ
giết người với hành vi gây án dã man, tàn bạo (giết nhiều người, giết người vứt xác,
chặt xác, đốt xác, giết phụ nữ và trẻ em...) vì lý do ma túy. [1]”
Luận cứ 2: Theo báo cáo của Cục trưởng Cục phòng, chống tệ nạn xã hội trong Hội
thảo “Chia sẻ kinh nghiệm trong phòng chống tệ nạn xã hội và định hướng công tác điều trị
cai nghiện trong tình mới” ngày 31/5/2019 tại Hà Nội, khẳng định “người nghiện sử dụng
đồng thời nhiều loại ma túy ngày càng phổ biến; trong đó, tình trạng sử dụng ma túy tổng
hợp (ATS) chiếm khoảng 70-75% tổng số người nghiện ma túy”. Hơn nữa, “trong 6 tháng
đầu năm 2020, toàn quốc có 234.620 người nghiện có hồ sơ quản lýTỷ lệ người sử dụng
MTTH chiếm khoảng 70-80% trong số người nghiện, đặc biệt các tỉnh Miền Trung và miền
Nam, tỷ lệ sử dụng MTTH lên đến 80-95% trong tổng số người nghiện” (Bộ Công An,
(2020), Báo cáo Tình hình kết quả công tác phòng, chống ma túy 6 tháng đầu năm và
phương hướng công tác trọng tâm 6 tháng cuối năm 2020, số 613/BC-BCA)
Luận cứ 3: Không những thế, hiện nay, các cơ sở cai nghiện (CSCN) đang trong
tình trạng quá tải, số lượng người nghiện ngày càng tăng “ tổng số người đang được
điều trị cai nghiện tại các cơ sở là 36.368 người, tăng 6,8% so với năm 2017
(33.895/36.368)” [18]. Tình trạng nghiện không ổn định, nghiện lâu năm và nghiện
đồng thời nhiều loại ma túy tổng hợp phức tạp. Đội ngũ nhân viên còn chưa chuyên
nghiệp, cơ sở trang thiết bị xuống cấp, không hiện đại...[18].
Luận cứ 4:Từ thực trạng khách thể nghiên cứu tại Hai cơ sở ta thấy, số
NSDMT vào Cơ sở hàng năm tăng lên nhất là số người có nguyện vọng tự cai
nghiện. “Khả năng tiếp nhận: Ban đầu, Trung tâm tiếp nhận 200 NSDMT từ các Trung
tâm khác chuyển về. Những năm gần đây có những lúc, Trung tâm đón nhận đến 600- 650
NSDMT thường xuyên chữa trị, học tập, rèn luyện. Ngoài ra còn có NSDMT đến tham gia
85
dịch vụ điều trị tự nguyện. Hiện nay, số NSDMT tham gia điều trị tự nguyện lên đến 110
người. Tỷ lệ người cai nghiện lần 2, lần 3 cũng tương đối cao chiếm 47,8%, số
người sử dụng ma túy tổng hợp chiếm 89,5%”.
Hơn nữa, kết quả kiểm định giữa tình trạng diễn biến phức tạp và sử dụng
nhiều loại ma túy tổng hợp với các yếu tố tác động như giới tính, tuổi, nghề nghiệp,
gia đình, trường học, nơi ở, bối cảnh phát triển xã hội cho thấy có mối quan hệ
thuận chiều, giá trị sig = 0,03 < 0,05, chấp nhận giả thuyết H1.
Như vậy, từ những kết quả nghiên cứu ta có thể khẳng định: Tình hình người
sử dụng ma túy hiện nay tại Việt Nam ngày càng có diễn biến phức tạp và sử dụng
đa dạng các loại ma túy tổng hợp do nhiều yếu tố tác động. Giả thuyết 1 là hợp lý.
3.1.2.2 Nhận thức của người sử dụng ma túy về Dịch vụ công tác xã hội.
Nhận thức của NSDMT về Dịch vụ CTXH thể hiện qua mức độ hiểu biết về dịch
vụ CTXH cũng như tầm quan trọng của các loại hình dịch vụ CTXH đối với NSDMT.
Kết quả khảo sát thể hiện cụ thể dưới đây:
Mức độ hiểu biết của NSDMT về dịch vụ CTXH đối với người nghiện ma túy được thể
hiện qua biểu đồ 3.1dưới đây:
Biểu đồ 3.1 Hiểu biết về dịch vụ CTXH của người sử dụng ma túy
Qua biểu đồ 3.1, hầu hết NSDMT không hiểu rõ về dịch vụ CTXH với người
nghiện ma túy, tỷ lệ chiếm đến 49,46%. Tuy nhiên cũng có NSDMT hiểu rõ một phần
và hiểu hoàn toàn về dịch vụ CTXH với người nghiện ma túy, tỷ lệ này chiếm 42,39%;
mức hiểu rõ hoàn toàn được NSDMT khảo sát trả lời chiếm 8,15%. (Luận cứ 1 chứng
mình cho giả thuyết 2.)
Khi được hỏi anh/chị hiểu như thế nào về dịch vụ CTXH với người nghiện ma
túy, một số NSDMT có ý kiến trả lời gần giống nhau: có NSDMT nói không rõ lắm,
49,46%
42,39%
8,15%
Tỷ lệ %
Không rõ
Hiểu rõ một phần
Hoàn toàn hiểu rõ
Chú thích
biểu đồ:
86
NSDMT T.M.T, 35 tuổi, Nam Định; H.X.T, 34 tuổi, Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
cho rằng: “là dịch vụ cung cấp cho người nghiện ma túy và y tế cộng đồng tạo việc làm và
phòng chống tái nghiện”. Một số người có cách hiểu rõ hơn về dịch vụ CTXH với người
nghiện ma túy: Anh N. T.T, 45 tuổi, Phú Thọ: “là dịch vụ cung cấp cho người nghiện ma
túy về y tế, cộng đồng tạo việc làm và phòng chống tái nghiện”. Hay anh T.M.T, 41 tuổi,
Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội: “Dịch vụ CTXH là dịch vụ cung cấp cho người nghiện các
thông tin về y tế, đào tạo việc làm, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng”. Anh N.T.Đ, 25 tuổi,
Hà Nam cho rằng: “Dịch vụ CTXH với người nghiện là những hoạt động mang lại những
lợi ích và thỏa mãn nhu cầu, đảm bảo sức khỏe thể chất, việc làm và nghỉ ngơi”. Nhiều
NSDMT cũng đồng quan điểm như trên. Như vậy, NSDMT đã phần nào hiểu được dịch
vụ CTXH là những hoạt động mang lại những lợi ích và thỏa mãn những nhu cầu, đảm
bảo sức khỏe thế chất, tinh thần, giúp người nghiện ma túy cai nghiện, phòng tránh tái
nghiện và hỗ trợ việc làm cũng như giúp họ tái hòa nhập cộng đồng tốt hơn. So với khái
niệm dịch vụ CTXH trong phần lý luận về dịch vụ CTXH với người NSDMT thì
NSDMT đã hiểu được phần nào về nội hàm của khái niệm.
Nhận thức về dịch vụ CTXH với người sử dụng ma túy của NSDMT
Để tìm hiểu nhận thức của NSDMT về dịch vụ CTXH với NSDMT, NCS đã
đưa ra một số khái niệm về dịch vụ CTXH với NSDMT và NSDMT trả lời theo các
mức độ “Đồng ý”, “phân vân” và “Không đồng ý”. Kết quả khảo sát thu được trong
bảng số liệu 3.2 dưới đây:
Bảng 3.2. Hiểu biết của NSDMT về dịch vụ CTXH với người sử dụng ma túy(N=368)
STT Nội dung về dịch vụ
Các mức độ
Đồng ý Phân vân
Không
đồng ý
(f) (%) (f) (%) (f) (%)
1 Dịch vụ CTXH là các hoạt động dịch vụ cung cấp những nhu
cầu cho các đối tượng nhằm đáp ứng những nhu cầu tối thiểu
của cuộc sống 224 60,9 120 32,6 24 6,5
2 Dịch vụ CTXH là hoạt động cung cấp, đáp ứng nhu cầu cho các cá
nhân, nhóm người nhất định nhằm bảo đảm các giá trị và chuẩn
mực xã hội. 237 64,4 111 30,2 20 5,4
3 Dịch vụ CTXH là những hoạt động chuyên nghiệp cụ thể được
cung cấp nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người nhằm phòng ngừa,
can thiệp, phục hồi và phát triển thúc đẩy sự phát triển, ổn định và
đảm bảo nền an sinh xã hội. Dịch vụ CTXH đáp ứng các nhu cầu
cơ bản cho từng nhóm người đặc biệt là nhóm yếu thế khuyết tật,
nghèo, ma túy, mại dâm, HIV/AIDS 304 82,6 49 13,3 15 4,1
4 Dịch vụ CTXH đối với người sử dụng ma túy là những hoạt
động mang lại lợi ích và thỏa mãn nhu cầu đảm bảo sức khỏe,
thể chất, việc làm và nghỉ ngơi 245 66,6 84 22,8 39 10,6
(Kết quả khảo sát của đề
tài)
87
Hầu hết NSDMT đều đồng ý với những khái niệm về dịch vụ CTXH với
NSDMT. Tuy nhiên, cũng có những NSDMT trả lời ở mức độ “Phân vân” và “Không
đồng ý”. Không có sự khác nhau nhiều giữa hai CSCN số 1 và số 05, hệ số tương quan
r = 0,987. Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy: Đa phần NSDMT còn thiếu hiểu biết và
chưa rõ về dịch vụ CTXH đối với người nghiện ma túy. Anh V. V. T, 43 tuổi, Ba Vì, Hà
Nội cho rằng: “Thực tế, tôi còn thiếu hiểu biết về dịch vụ CTXH đối với người nghiện
ma túy, còn chưa rõ lắm, nhưng tôi nghĩ là cần tư vấn về vấn đề chống tái nghiện ma
túy và xử lý khi bị sốc ma túy”. Anh N.T.H, 28 tuổi, ở Thạch Thất, Hà Nội cũng khẳng
định: “Tôi chưa hiểu rõ lắm về dịch vụ CTXH đối với người nghiện ma túy, nhưng nó là
dịch vụ mang lại lợi ích tốt nhất cho NSDMT nhằm phòng chống sử dụng và tái nghiện.
Theo tôi cần cung cấp những dịch vụ như y tế, tư vấn- tham vấn, giáo dục việc làm cho
người nghiện ma túy để giúp bản thân người nghiện tự tin, có việc làm ổn định, được sự
giúp đỡ từ gia đình và tránh xa ma túy”. Như vậy, đa phần NSDMT cũng có sự nhận
thức nhất định trong khi trả lời câu hỏi. Điều này chứng tỏ họ thực sự chưa hoàn toàn
nhận thức sâu sắc về dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ CTXH đối với người nghiện ma túy.
Nhận thức về tầm quan trọng của dịch vụ CTXH đối với người sử dụng ma túy
Hầu như NSDMT đều nhận thức được tầm quan trọng của dịch vụ và các hoạt động
tại Trung tâm, họ có mong muốn được sử dụng dịch vụ và có ý chí, quyết tâm làm tốt các
hoạt động trong thời gian cai nghiện. NSDMT N.Đ.T, 29 tuổi tại Cơ sở cai nghiện số 1 nói:
“Tôi thấy cai nghiện ma túy là vô cùng quan trọng và cần thiết, tôi đang rất mong muốn và
hào hứng thể hiện quyết tâm cai nghiện để trở về với gia đình với vợ và con, một ngày lao
động trị liệu 4 tiếng, là hơi ít, hiện tôi đang làm mộc, tôi có mong muốn nâng số giờ lao
động lên nhiều hơn nữa để không còn phải nghĩ đến ma túy nữa”. NSDMT khác cũng chia
sẻ vào đây nơi ăn chốn ở, vui chơi đều đem đến cho họ niềm vui, họ tìm thấy ý nghĩa của
cuộc sống. Họ đều hy vọng sau khi rời khỏi Cơ sở họ không còn phải mang nặng thân mình
là một người nghiện ma túy nữa.
Bảng 3.3. Nhận thức về tầm quan trọng của các loại hình dịch vụ CTXH (N=368).
STT Các loại dịch vụ
Các mức độ quan trọng
Sig
Cr,
Alpha
CSCN 05
(N=154)
CSCN
01(N=214)
Tổng N= 368
Std,D
Std,D
TB Std,D
1 Hỗ trợ chăm sóc y tế 1,45 0,512 1,43 0,532 1,44 5 0,523 0,597 0,746
2 Hỗ trợ pháp lý 1,68 0,557 1,82 0,703 1,76 2 0,649 0,040 0,746
3 Tham vấn cá nhân/gia đình
và nhóm
1,78 0,608 1,78 0,667 1,78
1
0,642 0,986 0,706
4 Hỗ trợ học nghề, tìm việc làm 1,65 0,571 1,57 0,559 1,58 4 0,566 0,051 0,746
5 Giáo dục truyền thông 1,67 0,561 1,78 0,644 1,70 3 0,610 0,352 0,747
Điểm M chung 1.65
(Kết quả khảo sát của đề tài)
X X X
88
Qua số liệu ở bảng 3.3 ta thấy đa phần NSDMT cho rằng các dịch vụ CTXH là “Rất
quan trọng” và “Quan trọng”, tuy nhiên vẫn còn có nhiều NSDMT cho là “Không quan
trọng”, điểm trung bình chung là thấp 1,65. (Luận cứ 2 chứng minh cho giả thuyết 2.)
Vì thực tiễn còn nhiều NSDMT mơ hồ, chưa hiểu rõ về dịch vụ CTXH. Trong
đó, “dịch vụ hỗ trợ chăm sóc y tế” được NSDMT xếp thứ 5, “dịch vụ tham vấn” xếp
thứ 1. So sánh giữa hai Cơ sở không có sự khác nhiều, hệ số tương quan là r= 0,998; có
sự khác nhau ở dịch vụ hỗ trợ pháp lý và dịch vụ hỗ trợ học nghề, tìm việc làm với chỉ
số sig 0,7 là chỉ số chấp nhận được. Hệ số
Cronbach’s Alpha được sử dụng để kiểm định độ tin cậy bên trong, bản chất của công cụ sử
dụng. Theo Rubin và Babbi (2005) hệ số Alpha từ 0,9 trở lên thì độ tin cậy thật tuyệt vời; từ
0,80 đến 0,90 được xem là tốt, dưới mức độ được xem là tương đối chấp nhận đối với
những công cụ ngắn gọn, George and Mallery (2003) cho rằng các quy tắc giải thích hệ số
Cronbach’s Alpha như sau: > 0,9 là rất đáng tin, rất tuyệt vời; > 0,8 là đáng tin, tốt; > 0,7 là
chấp nhận; > 0,6 là còn nghi ngờ; > 5 là yếu khó tin cậy; < 0,5 là không chấp nhận được
(Trích theo Van.T Nguyen[145.p48].
Nhìn chung, hầu hết NSDMT tại Cơ sở cai nghiện đều có hiểu biết và nhận thức về
các loại hình và tầm quan trọng của dịch vụ CTXH với NSDMT ở mức độ rất quan trọng
và cần thiết. Họ được tiếp cận và sử dụng dịch vụ CTXH thì mới có hiệu quả cao trong
quá trình cai nghiện ma túy. Đây là căn cứ thực tế để đề xuất những giải pháp nhằm nâng
cao nhận thức đầy đủ cho NSDMT về dịch vụ CTXH đối với NSDMT tại CSCN nói
riêng và trên cả nước nói chung,
3.1.2.3. Nhu cầu sử dụng dịch vụ Công tác xã hội với người đối với người sử
dụng ma túy tại Cơ sở cai nghiện,
Hầu như NSDMT tại CSCN có nhu cầu sử dụng dịch vụ CTXH nhằm thỏa mãn
những mong muốn thiết thực của bản thân về sức khỏe thể chất, tinh thần, hòa nhập
cộng đồng cũng như việc làm sau khi cai nghiện.
Kết quả phỏng vấn sâu một số NSDMT M.T.H, 32 tuổi cho rằng: “Sức khỏe
của tôi không được tốt, mỗi khi thay đổi thời tiết thường mệt mỏi, khó chịu nhất là còn
bị xoang mũi nên tôi muốn cơ sở tổ chức khám sức khỏe nhiều hơn nữa để giúp tôi
cũng như NSDMT khác được điều trị kịp thời hơn”. Như vậy, tại cơ sở đã có những
hoạt động chăm sóc sức khỏe, y tế cho NSDMT hay nói cách khác là Cơ sở đã quan
tâm và cung cấp dịch vụ hỗ trợ chăm sóc y tế cho NSDMT tại CSCN. Bên cạnh đó,
CSCN còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ y tế như: cắt cơn cai nghiện, lao động trị liệu
cho NSDMT, khám và xét nghiệm HIV/AIDS, xét nghiệm viêm gan B,C thông qua
việc kết hợp với cơ sở y tế Quận Từ Liêm, Hà Nội. Trong 110 NSDMT cai nghiện tự
nguyện được trả lời phiếu sàng lọc các loại đồ uống có cồn (ASSIT), năm 2018 thì hầu
89
hết NSDMT đều được khám sàng lọc, xét nghiệm HIV/AIDS và kết quả là 100%
NSDMT có kết quả âm tính với HIV/AIDS.
Kết quả khảo sát về nhu cầu sử dụng dịch vụ CTXH đối với NSDMT tại Cơ sở
thể hiện trong số liệu Bảng 3.4 dưới đây:
Bảng 3.4 Nhu cầu sử dụng dịch vụ CTXH của NSDMT tại Cơ sở
STT Các loại dịch vụ
Các mức độ nhu cầu
Sig
Cr,
Alpha
CSCN 05
(N=154)
CSCN
01(N=214)
Tổng N= 368
Std,D
Std,D
TB Std,D
1 Hỗ trợ chăm sóc y tế 2,01 0,566 1,97 0,667 1,98 5 0,626 0,554 0.764
2 Hỗ trợ pháp lý 2,34 0,670 2,67 0,528 2,53 1 0,612 0,000 0,721
3 Tham vấn cá nhân/gia đình và
nhóm
2,19 0,658 2,61 0,544 2,43
2
0,627 0,000 0,727
4 Hỗ trợ học nghề, tìm việc làm 2,33 0,606 2,51 0,611 2,39 4 0,614 0,006 0,729
5 Giáo dục truyền thông 2,16 0,550 2,25 0,726 2,42 3 0,624 0,110 0,778
Điểm M chung 2,35
(Kết quả khảo sát của đề tài)
Qua bảng số liệu trên đây, ta thấy hầu hết NSDMT tại cơ sở cai nghiện có nhu
cầu sử dụng dịch vụ CTXH ở mức độ rất cao/rất mong muốn sử dụng và cao/mong
muốn sử dụng ở mức trung bình, điểm trung bình chung = 2,35. (Luận cứ 3, chứng
mình giả thuyết 2). Trong đó “Dịch vụ hỗ trợ học nghề, tìm việc làm” được NSDM
xếp thứ bậc 1, “Dịch vụ hỗ trợ chăm sóc y tế”, được NSDMT xếp thứ bậc 5. “Dịch vụ tư
vấn, tham vấn”, NSDMT có nhu cầu mong muốn sử dụng xếp thứ bậc 2, nhu cầu về dịch
vụ CTXH với NSDMT giữa hai Cơ sở gần như tương đồng với hệ số tương quan r =
0,9996, có sự khác nhau ở dịch vụ “Hỗ trợ học nghề, tìm việc làm, tham vấn và hỗ trợ
pháp lý”, chỉ số sig < 0,05. Chỉ số Cr, Alpha = 0,785 là chấp nhận được.
*Chứng minh giả thuyết nghiên cứu (Giả thuyết 2): Công tác xã hội có vai trò
quan trọng trong việc hỗ trợ người sử dụng ma túy cai nghiện và dự phòng tái
nghiện. Người sử dụng ma túy tại Cơ sở cai nghiện hiện nay có nhu cầu, mong
muốn được sử dụng dịch vụ Công tác xã hội. Tuy nhiên, nhận thức của họ về dịch
vụ Công tác xã hội còn hạn chế do nhiều yếu tố tác động.
Kết quả nghiên cứu:
Luận cứ 1: Kết quả khảo sát về mức độ hiểu biết về dịch vụ CTXH của NSDMT
còn mờ nhạt, chưa rõ ràng “tỷ lệ này chiếm đến 49,46%; hiểu rõ một phần, tỷ lệ này
chiếm 42,39% .
Luận cứ 2: Đa phần NSDMT cho rằng các dịch vụ CTXH là “Rất quan trọng” và
“Quan trọng”, tuy nhiên vẫn còn có nhiều NSDMT cho là “Không quan trọng”, điểm
trung bình chung là thấp 1,65.
X X X
X
90
Luận cứ 3: “Hầu hết NSDMT tại cơ sở cai nghiện có nhu cầu sử dụng dịch vụ
CTXH ở mức độ rất cao/rất mong muốn sử dụng và cao/mong muốn sử dụng ở mức
trung bình, điểm trung bình chung = 2,35, chỉ số sig < 0,05”. Đồng thời, qua
phân tích kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu, đánh giá về nhu cầu sử dụng dịch vụ
CTXH của NSDMT tại CSCN trên địa bàn Thành phố Hà Nội là rất cao, hầu như
NSDMT đều có mong muốn sử dụng dịch vụ CTXH, mặc dù mỗi dịch vụ đều có mức
độ riêng, mỗi trung tâm thì NSDMT cũng có mức độ nhu cầu khác nhau.
Luận cứ 4: Hơn nữa, kết quả kiểm định bằng chỉ số sig giữa nhận thức và nhu
cầu của NSDMT với các yếu tố tác động như có ý nghĩa về mặt thống kê, sig = 0,003
< 0,05, chấp nhận giả thuyết H2.
Như vậy, từ kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu, các luận cứ chứng mình cho giả
thuyết 2 về nhận thức, tầm quan trọng của dịch vụ CTXH và nhu cầu sử dụng dịch vụ
CTXH của NSDMT là rõ ràng, hợp lý. ( Chấp nhận giả thuyết 2). Đây cũng là kết quả
trả lời cho câu hỏi nghiên cứu số 2.
3.2. Phân tích thực trạng dịch vụ công tác xã hội với người sử dụng ma túy
tại các Trung tâm chữa bệnh-giáo dục-lao động xã hội.
Hầu hết NSDMT tại Cơ sở đều được tiếp cận với khá nhiều dịch vụ như : chăm sóc
y tế, giáo dục truyền thông, hỗ trợ việc làm và các dịch vụ tư vấn, chính sách, pháp luật,
tham vấn nhóm hay các dịch vụ khác, vui chơi, giải tríViệc tổ chức cung cấp các dịch vụ
cho NSDMT tại Cơ sở là chủ trương và định hướng của Ban lãnh đạo cũng như của đội ngũ
cán bộ Cơ sở nhằm giúp cho người cai nghiện được tiếp cận tới các dịch vụ một cách hiệu
quả không chỉ trong thời gian cai nghiện tại CSCN mà cả quãng thời gian sau khi cai nghiện
về với gia đình, tái hòa nhập cộng đồng. Thực tế, các Cơ sở cung cấp các dịch vụ này theo
quy trình dành cho người cai nghiện bắt buộc là chính. Đây là hạn chế lớn trong cung cấp
dịch vụ CTXH với người NSDMT. Hiện nay các Cơ sở đang có sự điều chỉnh phù hợp với
Nghị định 80/2018/NĐ-CP về sử đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định 147/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2003 của chính phủ quy định về điều
kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy tự
nguyện; Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2004 của chính phủ quy
định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở
chữa bệnh theo pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người
chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh.
Với N=368, kết quả thu được thể hiện qua từng dịch vụ dưới đây:
X
91
3.2.1 Dịch vụ giáo dục – truyền thông
Đánh giá về dịch vụ giáo dục – truyền thông, NCS đã tìm hiểu thông qua đánh
giá về chủ thể cung cấp dịch vụ này, nội dung và hình thức Giáo dục- truyền thông tại
các CSCN ma túy, mức độ thường xuyên tiếp cận dịch vụ của NSDMT.
*Chủ thể cung cấp dịch vụ giáo dục- truyền thông
Khi được hỏi câu hỏi “Theo anh/chị ai là người cung cấp các loại hình dịch vụ dưới
đây?”, đa phần NSDMT lựa chọn “Chuyên gia” cung cấp, tỷ lệ dao động từ 41,0% đến 57,1%.
Với dịch vụ giáo dục truyền thông, NSDMT trả lời có tỷ lệ dao động từ 8,7% đến 47,6%, trong
đó “Cán bộ quản lý đối tượng”, chiếm tỷ lệ 11,1%, “Giáo viên/nhà giáo dục, chiếm tỷ lệ 18,5%.
Nhân viên xã hội là chủ thể quan trọng trong giáo dục truyền thông nhưng không được NSDMT
lựa chọn nhiều, chiếm tỷ lệ 8,7% là thấp nhất. (Luận cứ chứng minh giả thuyết 3). Đây là thực
tiễn cho thấy các CSCN còn thiếu đội ngũ nhân viên xã hội trong hệ thống cung cấp dịch vụ
CTXH đối với NSDMT. Kết quả thể hiện trong bảng 3.5 dưới đây:
Bảng 3.5. Chủ thể cung cấp dịch vụ Công tác xã hội (N=368)
STT Các loại hình dịch vụ
Chủ thể cung cấp dị
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dich_vu_cong_tac_xa_hoi_doi_voi_nguoi_su_dung_ma_tuy_tu_thuc.pdf