• Cấu tạo của van giới hạn áp suất thì cũng tương tự như van tiết lưu nhiệt. Van được lắp thêm một màn ngăn, ở giữa 2 màn ngăn người ta đặt vào một cartridge bên trong chứa đầy khí không ngưng. Van sẽ hoạt động như van tiết lưu nhiệt bình thường khi áp suất bay hơi nhỏ hơn áp suất của khí trong cartridge. Tuy nhiên khi áp suất bay hơi lớn hơn áp suất trong cartridge thì cartridge xẹp xuống để giới hạn dòng tác nhân lạnh. Khi áp suất trong bình bay hơi giảm xuống dưới áp suất của cartridge, cartridge giản nở lại trạng thái bình thường có tác dụng như 1 thanh liên kết và van hoạt động như van tiết lưu nhiệt.
• Ap suất bay hơi lớn nhất gọi là áp suất hoạt động của van. Nó phụ thuộc vào áp suất của khí trong cartridge.
46 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3332 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Điều khiển lưu lượng tác nhân lạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐIỀU KHIỂN LƯU LƯỢNG TÁC NHÂN LẠNH Có 6 loại van cơ bản dùng để điều khiển lưu lượng tác nhân lạnh trong hệ thống lạnh: Van tiết lưu tay Van tiết lưu tự động Van tiết lưu nhiệt Ống mao dẫn Van phao áp suất thấp Van phao áp suất cao 17.1 CÁC LOẠI VAN VÀ CHỨC NĂNG Với bất kỳ loại nào thì chức năng của mỗi van điều khiển lưu lượng tác nhân lạnh gồm 2 phần: Điều khiển lượng tác nhân lạnh lỏng đi vào thiết bị bay hơi với một tỷ lệ tương ứng với lượng tác nhân lạnh hoá hơi ở đầu ra của thiết bị bay hơi Duy trì sự chênh lệch áp suất giữa phía áp suất cao và áp suất thấp của hệ thống theo một tỉ lệ nhất định để tác nhân lạnh có thể bay hơi dưới áp suất yêu cầu trong thiết bị bay hơi. CÁC LOẠI VAN VÀ CHỨC NĂNG Van tiết lưu tay là van được điều khiển bằng tay khi vận hành. Lượng tác nhân lạnh lỏng đi qua van phụ thuộc vào độ chênh lệch áp suất ở đầu vào và ra của van tiết lưu và độ mở của van. Aùp suất sau khi qua van tiết lưu sẽ không đổi (đẳng áp) trong suốt quá trình bay hơi. Van tiết lưu tay Nhược điểm chính của van tiết lưu tay là việc điều chỉnh tải không thuận tiện do mỗi lần tải thay đổi thì van phải được điều chỉnh lại bằng tay cho phù hợp. Ngoài ra để bảo vệ máy nén van phải được đóng mở bằng tay khi máy nén bắt đầu hoạt động hay ngưng hoạt động. Van tiết lưu tay chỉ thích hợp cho những hệ thống lớn có người vận hành và tải thường không thay đổi nhiều. Hiện nay, việc sử dụng van tiết lưu tay chỉ để điều khiển phụ như lắp đặt ở đường bypass. Nó cũng thường xuyên được sử dụng để điều khiển lưu lượng dầu hồi về máy nén. Van tiết lưu tay Sơ đồ nguyên lý của van tiết lưu tự động được trình bày trong hình 17-2. Van bao gồm 4 bộ phận chính đó là kim van, đế van, màng giản nở và lò xo có thể điều chỉnh được lực căng. Tại ngỏ vào của van có một màng lọc để lọc các chất dơ từ hệ thống đường ống để tránh cho van không bị nghẹt. Cấu tạo của 1 van tiết lưu tự động điển hình được trình bày trong hình 17.3. Van tiết lưu tự động Chức năng của van tiết lưu tự động là duy trì áp suất không đổi trong thiết bị bay hơi bằng cách tăng hoặc giảm lượng tác nhân lạnh đi vào thiết bị bay hơi ứng với sự thay đổi của tải. Việc duy trì áp suất không đổi trong thiết bị bay hơi là kết quả của 2 lực tác dụng ngược chiều nhau trong van là áp suất trong thiết bị bay hơi và áp lực của lò xo. Áp suất bay hơi tác động lên màn giản nở theo chiều đóng van, ngược lại lực lò xo tác động lên màng giản nở theo chiều mở van. Khi máy nén hoạt động, van sẽ duy trì áp suất trong thiết bị bay hơi cân bằng với lực tác dụng của lò xo. Giá trị áp suất bay hơi được điều chỉnh bằng cách thay đổi lực tác dụng của lò xo thông qua vis điều chỉnh Khi hệ thống vận hành thì van sẽ hoạt động tự động để điều chỉnh lưu lượng tác nhân lạnh vào thiết bị bay hơi ở áp suất bay hơi không đổi bất chấp sự thay đổi của tải trong thiết bị bay hơi. Ví dụ, giả thiết rằng độ căng của lò xo được điều chỉnh để duy trì áp suất không đổi trong bình bay hơi là 10 psi. Sau thời gian hoạt động, nếu áp suất bay hơi thấp hơn 10 psi, lực lò xo sẽ lớn hơn áp suất bay hơi và van sẽ di chuyển theo hướng mở ra, vì vậy sẽ tăng lưu lượng tác nhân lạnh vào bình bay hơi và lượng tác nhân lạnh trong bình bay hơi sẽ nhiều hơn. Khi lượng tác nhân lạnh nhiều hơn thì sự bay hơi sẽ gia tăng và áp suất bay hơi sẽ tăng đến khi cân bằng với áp lực tác dụng bởi lò xo. Khi áp suất trong bình bay hơi vượt quá giá trị 10 psi thì van sẽ di chuyển theo chiều hướng đóng lại, vì vậy lưu lượng tác nhân lạnh vào bình bay hơi sẽ giảm xuống Đặc điểm quan trong cần lưu ý đối với van tiết lưu tự động là van sẽ đóng kín khi máy nén ngừng hoạt động và nó vẫn đóng cho đến khi máy nén hoạt động trở lại. Khi đó sự bay hơi vẫn diễn ra trong bình bay hơi một thời gian nữa khi máy nén đã ngưng hoạt động. Kết quả là hơi sau khi bay hơi không được hút về máy nén do đó áp suất trong bình bay hơi sẽ tăng lên. Do đó, trong suốt quá trình máy nén ngưng hoạt động áp suất trong bình bay hơi luôn vượt quá áp suất lò xo cho nên nó đẩy màn ngăn lên làm cho van đóng kín lại. Khi máy nén hoạt động trở lại thì hơi trong bình bay hơi sẽ được hút về máy nén làm cho áp suất trong bình bay hơi thấp hơn áp lực lò xo và van sẽ mở ra và tác nhân lạnh sẽ đi vào bình bay hơi và sự cân bằng áp suất sẽ được tái lập lại. Nhược điểm của van tiết lưu tự động là hiệu quả làm việc của nó kém hơn các loại van tiết lưu khác Trong khi van tiết lưu tự động làm nhiệm vụ là duy trì áp suất không đổi trong bình bay hơi thì chức năng của van tiết lưu nhiệt là duy trì độ quá nhiệt không đổi tại ngỏ ra của bình bay hơi. Hiệu suất cao Thích ứng với nhiều loại tác nhân lạnh Hiện nay được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống lạnh. Van tiết lưu nhiệt thích hợp để điều khiển cho những hệ thống lạnh với bất kỳ chế độ tải nào và mức độ thay đổi tải thường xuyên Van tiết lưu nhiệt Sự hoạt động tự động của van tiết lưu nhiệt là kết quả của 3 lực tác dụng qua lại lẫn nhau: áp suất bay hơi, áp lực lò xo và áp lực gây ra của hơi bão hòa ẩm trong bầu cảm biến Khi tác nhân lạnh đi trong bình bay hơi thì sẽ có sự giảm áp suất do ma sát, do đó nhiệt độ bão hòa ở ngỏ ra của bình bay hơi sẽ thấp hơn nhiêt độ ở ngỏ vào. Trường hợp này sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sự hoạt động của van do đó cần thiết phải có độ quá nhiệt cao ở đường hút để cho van đạt đến trạng thái cân bằng. Van tiết lưu nhiệt cân bằng ngoài Van giới hạn áp suất Chức năng của van tiết lưu nhiệt là giữ cho thiết bị bay hơi lúc nào cũng ngập lỏng ở bất kỳ điều kiện nhiệt độ và áp suất bay hơi nào. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm của nó thì vẫn có một số nhược điểm cần phải khắc phục. Mặc dù ưu điểm của nó là đảm bảo cho thiết bị bay hơi làm việc hiệu quả ở bất kỳ điều kiện tải nào nhưng bất lợi của nó là kéo theo máy nén làm việc quá tải. Van giới hạn áp suất Nhược điểm khác của van tiết lưu nhiệt là độ mở của van lớn làm cho bình bay hơi ngập lỏng quá mức khi máy nén bắt đầu khởi động. Do đó tác nhân lạnh lỏng sẽ tràn vào đường hút của máy nén làm hư máy nén. Ngập lỏng quá mức khi khởi động là do khi máy nén khởi động, áp suất bay hơi giảm nhanh chóng trong khi nhiệt độ của bầu cảm biến vẫn còn cao nên van sẽ không được cân bằng trong suốt khoảng thời gian này Van giới hạn áp suất Những nhược điểm của van tiết lưu nhiệt có thể được khắc phục bởi van giới hạn áp suất. Thiết bị giới hạn áp suất của van kích hoạt khi áp suất trong thiết bị bay hơi tăng cao hơn giá trị hoạt động cho phép của van để máy nén không bị quá tải cũng như ngập lỏng khi khởi động Cấu tạo của van giới hạn áp suất thì cũng tương tự như van tiết lưu nhiệt. Van được lắp thêm một màn ngăn, ở giữa 2 màn ngăn người ta đặt vào một cartridge bên trong chứa đầy khí không ngưng. Van sẽ hoạt động như van tiết lưu nhiệt bình thường khi áp suất bay hơi nhỏ hơn áp suất của khí trong cartridge. Tuy nhiên khi áp suất bay hơi lớn hơn áp suất trong cartridge thì cartridge xẹp xuống để giới hạn dòng tác nhân lạnh. Khi áp suất trong bình bay hơi giảm xuống dưới áp suất của cartridge, cartridge giản nở lại trạng thái bình thường có tác dụng như 1 thanh liên kết và van hoạt động như van tiết lưu nhiệt. Aùp suất bay hơi lớn nhất gọi là áp suất hoạt động của van. Nó phụ thuộc vào áp suất của khí trong cartridge. Hoạt động của van giới hạn áp suất (hình 17.11) loại lò xo thì cũng tương tự như loại cartridge, lò xo được đặt giữa 2 màn ngăn. Khi áp suất của bình bay hơi thấp thì lò xo giản ra. Khi áp suất bình bay hơi vượt quá giá trị mà đã được cài đặt trước của lò xo thì lò xo sẽ bị nén lại và tác nhân lạnh sẽ được tiết lưu vào bình bay hơi cho đến khi áp suất trong bình bay hơi giảm xuống dưới áp lực của lò xo. Aùp suất hoạt động lớn nhất của van phụ thuộc vào độ cứng của lò xo. Chức năng còn lại của van giới hạn áp suất là ngăn ngừa khả năng tác nhân lạnh lỏng bị hút vào máy nén khi máy nén khởi động. Thực sự thì áp suất trong bình bay hơi phải nhỏ hơn áp suất hoạt động lớn nhất của van trước khi van có thể mở ra ngăn cản van mở ra hoàn toàn để cho phép hơi hút làm lạnh bầu điều khiển hạ áp suất của bầu trước khi van mở ra. Van nhiều ngỏ phân phối tác nhân lạnh. Khi bình bay hơi có hơn một mạch tác nhân lạnh, tác nhân lạnh từ van tiết lưu sẽ được phân phối đến các mạch khác thông qua bộ phân phối tác nhân lạnh. Trong một vài trường hợp bộ phân phối tác nhân lạnh là bộ phân không thể thiếu của hệ thống. Trong một vài trường hợp khác thì nó có thể là các đơn vị riêng lẻ. Trong trường hợp tác nhân lạnh được phân phối từ bộ phân phối thì việc thiết kế phải được đặc biệt chú ý để việc phân phối từ van đến các nhánh của các bình bay hơi đồng đều. Bốn dạng khác nhau của van phân phối tác nhân lạnh được dùng hiện nay đó là: (1) loại venturi, (2) loại giảm áp suất, (3) loại ly tâm và (4) loại ống góp. Loại phân phối venturi được trình bày trên hình 17.18. Loại này sử dụng nguyên lý venturi, tỷ lệ tối đa của áp suất đạt được và nó phụ thuộc vào biên dạng của của dòng cho việc phân phối đồng đều hỗn hợp lỏng, hơi tác nhân lạnh đến mỗi mạch khác nhau. Loại phân phối này cho phép mức độ hỗn loạn tối thiểu và tổn thất áp suất tối thiểu của dòng. Loại giảm áp suất và các chi tiết của nó được trình bày trên hình 17.19. Tác nhân lạnh sau khi đi qua van giãn nở sẽ đi vào bộ phận phân phối và đi qua vòi. Và từ đây tác nhân lạnh sẽ đi đến các thiết bị bay hơi. Loại phân phối ly tâm được trình bày trên hình 17.20. Loại này nó phụ thuộc vào vận tốc của ngỏ vào để tạo nên hiệu ứng xoáy và duy trì tính đồng nhất của hỗn hợp lỏng và khí và được phân phối đồng đều đến các ống dẫn đến các thiết bị bay hơi. Loại ống góp thì được trình bày trên hình 17.21. Loại phân phối này nó phụ thuộc vào mức tăng và giảm của vận tốc đầu vào để bảo đảm rằng việc phân phối tác nhân lạnh đồng đều đến các mạch của thiết bị bay hơi. Vị trí đặt van tiết lưu và bầu cảm biến Để cho hiệu suất hệ thống tốt nhất, van tiết lưu nhiệt phải được đặt càng gần thiết bị bay hơi càng tốt. Nếu thiết bị phân phối tác nhân lạnh được sử dụng mà không phải là dạng ống góp phân phối thì van nên đặt càng gần bộ phân phối càng tốt Trong một vài trường hợp, cần thiết phải đặt bầu điều khiển bên trong đường hút như trên hình 17.27. Như là một nguyên tắc chung, bầu điều khiển đặt bên trong ống nên được sử dụng khi đòi hỏi độ quá nhiệt thấp hoặc khi bầu dể bị ảnh hưởng bởi nhiệt từ môi trường bên ngoài nóng hơn. Nó cũng được lắp đặt khi đường hút quá ngắn hoặc khi kích thước của đường ống hút lớn hơn 2,25 in. Điều khiển mức lỏng bình bay hơi Dạng điều khiển này thường được dùng cho loại phao. Van phao là dạng van bao gồm phần nổi gọi là phao và một cơ cấu đóng mở hoạt động nhờ tác động của phao. Khi mức lỏng trong bình chứa thay đổi thì phao sẽ tác động để mở van theo hướng đóng hoặc mở tuỳ theo mức lỏng trong bình chứa thấp hay cao. Bình chứa này có thể đặt ở vị trí áp suất thấp hoặc cao của hệ thống. Khi phao ở vị trí áp suất cao của hệ thống thì phao điều khiển được gọi là phao áp suất cao. Khi phao ở vị trí áp suất thấp của hệ thống thì phao điều khiển được gọi là phao áp suất thấp. Phao điều khiển áp suất thấp Phao điều khiển áp suất thấp hoạt động nhằm duy trì mức lỏng trong bình bay hơi không đổi bằng cách điều chỉnh lưu lượng tác nhân lạnh vào bình bay hơi phù hợp với lượng hơi hút về máy nén. Nó không chỉ duy trì mức lỏng không đổi trong bình bay hơi mà còn duy trì cho bình bay hơi luôn ngập lỏng để đáp ứng tất cả các điều kiện tải bất kể nhiệt độ và áp suất bay hơi như thế nào. Sự hoạt động của van phao có thể là liên tục hoặc gián đoạn. Khi hoạt động ở chế độ liên tục thì van phao sẽ tiết lưu tác nhân lạnh bằng điều khiển cần theo hướng đóng hoặc mở để tác nhân lạnh đi vào bình bay hơi nhiều hay ít. Khi hoạt động ở chế độ gián đoạn thì van được thiết kế sao cho nó đáp ứng được mức lỏng cao nhất và thấp nhất. Khi đó thì van sẽ đóng hoàn toàn hoặc mở hoàn toàn . Với hệ thống có phụ tải lớn thì đường pypass được trang bị cùng với van tay được lắp đặt xung quanh van phao để cung cấp tác nhân lạnh trong trường hợp van phao bị hư. Van tay được lắp đặt cả 2 phía của van phao do đó sẽ dể dàng bảo trì hệ thống lạnh. Lưu ý rằng trên hình 17.31 bơm được dùng để cung cấp tác nhân lạnh tuần hoàn trong hệ thống ống của bình bay hơi. Khi bơm bị hư thì đường bypass và van tay sẽ làm nhiệm vụ cung cấp tác nhân lạnh cho bình bay hơi. Van phao áp suất thấp có thể dùng nối tiếp hay song song với van tiết lưu nhiệt. Trong nhiều trường hợp có thể dùng 1 van phao để điều khiển lưu lượng tác nhân lạnh vào nhiều bình bay hơi khác nhau. Van phao áp suất cao. Giống như van phao áp suất thấp, van phao áp suất cao điều khiển lưu lượng tác nhân lạnh vào bình bay hơi tỷ lệ với lượng hơi tác nhân lạnh bị hút về máy nén. Tuy nhiên ngược lại với van phao áp suất thấp thì van phao áp suất cao đặt ở phía có áp suất cao của hệ thống và điều khiển lượng tác nhân lạnh vào bình bay hơi gián tiếp bằng cách duy trì mức lỏng không đổi trong bình chứa. Hoạt động của van phao áp suất cao thì đơn giản. Hơi tác nhân lạnh từ bình bay hơi được ngưng tụ lại ở dạng lỏng trong bình ngưng tụ và nó đi qua bình chứa làm cho mức lỏng trong bình chứa cao lên và làm cho phao nổi lên cao và làm cho van mở ra theo tỷ lệ lượng tác nhân lạnh lỏng rời bình chứa. Khi tác nhân lạnh hoá hơi ở bình bay hơi thì ở bình ngưng tụ thì tác nhân lạnh cũng sẽ ngưng tụ lại và van phao áp suất cao sẽ tự động điều chỉnh liên tục để cân bằng lượng hơi đi vào máy nén và lượng lòng đi ra bình chứa bất kể tải của hệ thống. Khi máy nén ngừng hoạt động thì tác nâhn lạnh lòng trong bình chứa giảm xuống và phao sẽ đóng van cho đến khi nào máy nén hoạt động trở lại Khi đó van phao áp suất cao cho phép chỉ một lượng tác nhân lạnh nhỏ và cố định để duy trì bên phía áp suất cao của hệ thống, tác nhân lạnh được nạp vào thì luôn luôn vào trong bình bay hơi và có giới hạn. Nếu tác nhân lạnh được nạp vào quá nhiều thì nó sẽ gây ra hậu quả là van mở quá rộng, tác nhân lạnh vào bình bay hơi nhiều và nó sẽ bị rút về máy nén. Hơn thế nữa, nếu hệ thống được nạp quá nhiều tác nhân lạnh, van phao sẽ không tiết lưu, tác nhân lỏng chảy qua qua máy nén. Tuy nhiên, nếu hệ thống không được nạp tác nhân lạnh đủ thì phao sẽ không có tác động và bình bay hơi sẽ bị đói tác nhân lạnh Van phao áp suất cao có thể được sử dụng với loại dàn bay hơi khô (hình 17.33) hoặc với dàn bay hơi ngập lỏng (hình 17.34). Với dạng ngập lỏng, tác nhân lạnh lỏng được tiết lưu vào ‘surge drum’ (bình chứa hạ áp), từ đây nó đi vào bình bay hơi thông qua ống gắn ở phía đáy của bình chứa. Hơi sau khi ra khỏi bình bay hơi được dẫn về vào phía đỉnh của bình chứa hạ áp. Để tránh hiện tượng tác nhân lạnh bị hút về máy nén thì thể tích của bình chứa hạ á nên có thể tích bằng hoặc ít nhất là bằng 25% thể tích của bình bay hơi Cấu tạo của van phao áp suất cao được trình bày trên hình 17.35. Lưu ý rằng van phao mở ra khi khi mức lỏng tăng lên, phao nổi lên và kéo chốt lên tác nhân lạnh sẽ đi qua van. Ngược lại khi mức lỏng trong khoang chứa giảm xuống thì van sẽ đóng lại. Cũng cần lưu ý rằng phao phải được bố trí sao cho mặt tiếp xúc với chốt phải luôn ngập trong tác nhân lạnh lỏng để loại trừ khả năng chốt và mặt tiếp xúc bị xê dịch do tác nhân lạnh có vận tốc cao đi qua. Ngoài ra, van phao áp suất cao có lắp thêm một đường thông hơi để tránh cho khoang chứa bị phân ra bởi khí không ngưng, tạo ra áp suất cao trong khoang chứa, ngăn không cho tác nhân lạnh đi vào khoang chứa Không giống như van phao áp suất thấp, van phao áp suất cao không phụ thuộc vào mức lỏng của bình bay hơi, có thể cài đặt cả ở phía trên hoặc dưới thiết bị bay hơi. tuy nhiên, van phao nên được đặt gần bình bay hơi khi có thể và luôn luôn nằm trên đường ngang để đảm bảo cho phao tác động được và lắp ráp van dể dàng. Khi van phao đặt xa bình bay hơi, thông thường là nó duy trì áp suất cao giữa van phao và bình bay hơi để tránh sự giản nở sớm của tác nhân lỏng trước khi nó vào bình bay hơi. Trong hệ thống nhỏ, ngườita thường đặt thêm một cái van trung gian tại ngỏ vào của bình bay hơi. Trong những hệ thống lớn thì thường đặt thêm vào van pilot. Van điều khiển mức lỏng được thiết kế để sử dụng với van dẫn hướng là van phao áp suất cao được trình bày trên hình 17.40. Sự hoạt động của van phao dẫn hướng áp suất cao thì tương tự với van dẫn hướng tiết lưu nhiệt. Khi mức lỏng trong bình chứa trên đường rẽ nhánh tăng lên thì phao nổi lên và mở van ra cho phép tác nhân lạnh đi qua van tạo ra áp suất cao trong đầu ra của van phao, áp suất này tác động lên đỉnh của piston và làm cho piston di chuyển theo hướng mở van. Ngược lại khi mức lỏng trong bình chứa thấp thì phao hạ xuống, van đóng lại, áp suất đầu ra giảm, piston di chuyển theo hướng đóng van . Van điều khiển mức lỏng dùng với van dẫn hướng là van phao áp suất thấp được trình bày trên hình 17.42. Khi mức lỏng trong bình bay hơi giảm, van phao mở ra cho phép áp suất cao trong đường rẽ nhánh giảm xuống do cân bằng áp suất với bình bay hơi. Aùp suất cao của tác nhân lạnh lỏng trước van điều khiển mức lỏng sẽ tác động lên đáy của piston, piston mở ra cho phép tác nhân lạnh đi vào bình bay hơi. Khi mức lỏng trong bình bay hơi tăng cao thì phao đóng lại và tác nhân lạnh bì dồn về phần trên của piston điều khiển thông qua cửa trích nằm dưới piston tạo áp suất cao trong đường rẽ nhánh sẽ tác động lên phần trên của piston điều khiển. Kết quả là áp suất cao sẽ tác động lên piston làm cho piston đi xuống và đóng van chính. Van điện từ Van điện từ được sử dụng rộng rãi với các tác nhân lạnh, nước, nước biển, ở nơi mà van dừng được bố trí để dự phòng sự vận hành tự động. Van điện từ đơn giản chỉ là một van điện tử mà bản chất của nó là một cuộn dây đồng cách điện và lõi sắt. Mặc dù có nhiều cơ cấu cơ khí nhưng van điện từ chỉ có hai loại nguyên lý hoạt động: loại tác động trực tiếp và loại dẫn hướng. Van điện từ nhỏ thường được sử dụng để điều khiển trực tiếp (hình 17.44), ngược lại van điện từ lớn được dùng để dẫn hướng (hình 17.45). Trong loại tác động trực tiếp, van chặn được gắn với cuộn dây và điều khiển trực tiếp cửa van. Trong loại van dẫn hướng, cuộn dây chỉ điều khiển cửa phụ hơn là điều khiển cửa chính. Khi cuộn dây được cấp điện, lõi bị hút về nam châm của cuộn dây và cửa phụ A sẽ mở ra. Aùp lực tác dụng lên đỉnh của piston B không còn .Vì vậy áp suất của tác nhân lạnh lỏng ở cửa vào sẽ tác động lên nắp của piston và đẩy piston lên phía trên. Van mở ra và tác nhân lạnh đi qua van. Khi ngừng cấp điện cho cuộn dây thì lõi sẽ bị rơi xuống và đóng cửa phụ. Aùp lực ngay lập tức đè lên đỉnh của piston và piston di chuyển xuống dưới đóng van lại Van điện từ phải luôn luôn được lắp đặt theo phương thẳng đứng Lựa chọn kích thước van điện từ phải dựa vào lưu lượng tác nhân lạnh đi qua van, không bao giờ lựa chọn van theo kích thước đường ống mà van được lắp đặt. Điều khiển đường hút Điều khiển đường hút gồm 2 loại chung: điều khiển áp suất bay hơi và điều khiển áp suất hút Nhiệm vụ của việc điều khiển áp suất bay hơi là để tránh cho áp suất bay hơi và nhiệt độ bay hơi bảo đảm không hụt dưới mức cho phép bất kể là áp suất ở đường hút thấp như thế nào do tác động của máy nén. Điều đó thật quan trọng để nhận thấy rằng điều khiển áp suất bay hơi không phải là duy trì áp suất không đổi trong bình bay hơi nhưng chỉ đơn thuần là giới hạn áp suất bay hơi. Điều chỉnh áp suất bay hơi có thể là tiết lưu bình thường hoặc đột ngột (mở hoàn toàn hay đóng hoàn toàn). Sự khác nhau giữa điểm đóng và điểm mở của việc điều khiển đột ngột không chỉ cho việc ngừng điều khiển nhiệt độ sản phẩm mà còn dự phòng sự đóng băng của không khí ẩm trong bình bay hơi khi nhiệt độ bên trong đủ để đóng chu trình. Loại điều chỉnh áp suất tiết lưu đột ngột trình bày trên hình 17.46 thì không bao giờ đóng hoàn toàn trong khi máy nén đang hoạt động. Khi tải của thiết bị bay hơi giảm và áp suất thiết bị bay hơi được giữ để tránh áp suất bay hơi thấp hơn áp suất nhỏ nhất khi điều khiển đột ngột. Khi tải của hệ thống tăng lên và áp suất trong thiết bị bay hơi tăng trên áp suất cài đặt, nó sẽ điều chỉnh theo hướng mở van.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao trinh dieu khien tac nhan lanh.ppt