Điều kiện cần và đủ để chuyển sang chế độ điều hành chính sách lãi suất mới - Lãi suất cơ bản

Lời mở đầu 1

Phần I: lý luận chung về lãi suất 3

I. lãi suất – khái niệm và bản chất 3

1. Các lý thuyết kinh tế về bản chất của lãi suất. 3

1.1. Lý thuyết của J.M.KEYNES về lãi suất. 3

1.2. Lý thuyết của C. Mac về lãi suất. 3

2. Phân loại lãi suất. 4

2.1 Lãi suất hoàn vốn. 5

2.2 Lãi suất danh nghĩa. 5

2.3 Lãi suất thực. 5

3. Phân biệt lãi suất với một số phạm trù kinh tế khác. 5

3.1 Phân biệt lãi suất với giá cả. 6

3.2 Phân biệt gúa cả với lợi tức. 6

II. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất. 6

1. Lượng tiền cung ứng. 7

2. Sự thay đổi của thu nhập. 7

3. Sự thay đổi của mức giá. 7

4. Mức lạm phát dự tính. 7

5. Tỷ giá hối đoái. 8

6. Khả năng sinh lời của các cơ hội đầu tư. 8

Phần II: quá trình điều hành Lãi suất 9

I. Quá trình diều hành lãi suất trong thời gian qua. 9

1. Giai đoạn 1988-1992- Là thời kỳ lãi suất âm. 9

2. Giai đoạn cuối năm 1992 - Chuyển từ lãi suất âm sang lãi suất dương. 10

3. Giai đoạn vừa qui định các mức lãi suất tiền gửi và cho vay cụ thể, vừa cho vay theo lãi suất thõa thuận. 11

4. Từ ngày 01-01-96 là giai đoạn thực hiện chính sách trần lãi suất. 11

4.1. Những ưu điểm của chính sách lãi suất trần. 12

4.2. Những mặt hạn chế của chính sách lãi suất trần. 13

5. Các mục tiêu hướng tới. 13

II. tổng quan về lãi suất cơ bản. 15

1. Lịch sử của khái niệm lãi suất cơ bản. 15

2. Các quan điểm và khái niệm về lãi suất cơ bản. 15

3. Bản chất và chức năng của lãi suất cơ bản. 17

4. Đặc thù của lãi suất cơ bản. 18

III. Cơ sở xác định và định hướng điều hành lãi suất cơ bản. 19

1. Lộ trình và bước đi tới chế độ lãi suất cơ bản. 19

2. Cơ sở xác định lãi suất cơ bản. 21

3. Điều kiện cần và đủ để chuyển sang chế độ điều hành chính sách lãi suất mới- Lãi suất cơ bản. 22

4. Phương án điều hành lãi suất cơ bản. 23

IV. Kiến nghị về mức lãi suất hiện nay. 27

Lời kết

doc32 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1156 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Điều kiện cần và đủ để chuyển sang chế độ điều hành chính sách lãi suất mới - Lãi suất cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o hiệu quả và hiệu lực kinh doanh thì chính phủ đã ban hành nghị định 53/HĐBT và hai pháp lệnh về ngân hàng để tách hệ thống ngân hàng một cấp thành hai cấp, từng bước chuyển hoạt động ngân hàng sang cơ chế thị trường. Tuy nhiên trong giai đoạn này lạm phát đang ở mức cao nên chính sách lãi suất chưa thực hiện được lãi suất dương mà vẫn theo lãi suất âm. Ngân hàng nhà nước (NHNN) chỉ qui định lãi suất tiền gửi và tiền vay để các ngân hàng thương mại (NHTM) thực hiện. Ta thấy lãi suất âm có các đặc điểm như sau: + Lãi suất tiền gửi thấp hơn mức lạm phát. + Lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất huy động. Xuất phát từ những đặc điểm này, nó đã gây ra cho hệ thống lãi suất âm này rất nhiều tiêu cực, cụ thể: + Khả năng huy động vốn đi đôi với yêu cầu rút bớt tiền trong lưu thông đã gây áp lực lên giá cả hàng hoá. + Nhu cầu vay vốn phát triển lên không thực chất, tạo lợi nhuận giả tạo cho ngân hàng. + Ngân hàng bao cấp qua lãi suất cho khách hàng tạo lỗ không đáng có cho ngân hàng, làm cho ngân hàng không thể kinh doanh tiền tệ một cách bình thường theo cơ chế thị trường. 2. Giai đoạn cuối năm 1992 - Chuyển từ lãi suất âm sang lãi suất dương. Khi mà lạm phát đã đươc kìm chế và đã bị đẩy lùi tương đối thấp thì mới có điều kiện thực hiện lãi suất dương, tức là lãi suất cho vay cao hơn lãi suất huy động và lãi suất tiền gửi cao hơn lạm phát. Tháng 10/1992 NHNN bắt đầu từng bước thực hiện lãi suất dương và đến tháng 3/1993 thì thực hiện lãi suất dương hoàn toàn, nhưng NHNN vẫn qui định các mức lãi suất tiền gửi, tiền lãi cho vay cụ thể và có sự phân biệt giữa các thành phần kinh tế như: cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước thấp hơn doanh nghiệp ngoài quốc doanh, lãi suất cho vay ngắn hạn cao hơn lãi suất cho vay trung và dài hạn, lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao hơn lãi tiền gửi các tổ chức kinh tế. Từ đó gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp. 3. Giai đoạn vừa qui định các mức lãi suất tiền gửi và cho vay cụ thể, vừa cho vay theo lãi suất thõa thuận. Ngày 01/10/1993 NHNN qui định các mức lãi suất tiền gửi và cho vay cụ thể. Theo đó NHNN cho phép các tổ chức tín dụng(TCTD) cho vay theo lãi suất thõa thuận vượt mức cho vay cụ thể (Quyết Định 184/QĐ ngày 28/09/93): + Lãi suất cho vay đối với dóanh nghiệp nhà nước là 1,8%/tháng, lãi suất cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cao nhất là 2,1%/tháng. + Lãi suất cho vay thõa thuận giữa ngân hàng và khách hàng: Nếu vốn huy động tiền tiết kiệm và tiền gửi theo các mức lãi suất qui định mà không đủ để cho vay thì các tổ chức tín dụng được phép phát hành kỳ phiếu với lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm cùng kỳ hạn tối đa là 0,2%/tháng và cho vay với mức lãi suất cao hơn mức 2,1%/tháng trên cơ sở thõa thuận với khách hàng theo phương châm: ngân hàng kinh doanh được và người vay chấp nhận được. Cơ chế lãi suất cho vay thõa thuận có người gọi đó là ” Tự do hoá lãi suất một nữa” Trong lãi suất thõa thuận, mức chênh lệch giữa sàn (tiền gửi) và trần (cho vay) rất lớn khoảng từ 0,7%-1,0%/tháng, làm cho các ngân hàng thương mại có mức lợi nhuận quá cao trong khi doanh nghiệp và hộ nông dân (chiếm khoảng 30-60% tổng dư nợ) gặp nhiều khó khăn. Từ thực tế này, tại kỳ họp lần thứ 8, Quốc hội khoá IX (08/95) đã đi đến thống nhất cùng với việc bỏ thuế doanh thu trong hoạt động tín dụng ngân hàng, đã yêu cầu ngân hàng tiết kiệm chi phí hoạt động và khống chế mức chênh lêch giữa lãi suất huy đọng vốn và lãi suất cho vay bình quân là 0,35%/tháng. Đây là duyên cớ đẻ ra đời cơ chế lãi suất trần hoàn toàn và bãi bỏ lãi suất cho vay thõa thuận từ ngày 01/01/96. 4. Từ ngày 01-01-96 là giai đoạn thực hiện chính sách trần lãi suất. Trên cơ sở nghị quyết của quốc hội về việc bỏ thuế doanh thu trong hoạt động tín dụng, cùng với việc yêu cầu ngân hàng giảm chi phí để hạ lãi suất cho vay và khống chế chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động ở mức 0,35%/tháng nên NHNN đã quyết định điều hành chính sách lãi suất theo trần lãi suất nhằm khống chế lãi suất cho vay tối đa và các NHTM chỉ được hưởng chênh lệch 0,35%/tháng bao gồm cả chi phí, thuế, lợi nhuận thay cho việc quyết định các mức lãi suất cho vay thõa thuận. Trần lãi suất cho vay được qui định ở nhiều mức khác nhau do căn cứ vào đặc điểm có nhiều loại hình TCTD hoạt động khác nhau nên quyết định nhiều mức trần lãi suất cho vay khác nhau. Ban đầu có 4 trần lãi suất: +Trần lãi suất cho vay ngắn hạn (áp dụng cho khu vực thành thị ). +Trần lãi suất cho vay trung và dài hạn (Cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn). +Trần lãi suất áp dụng cho các TCTD cho vay trên địa bàn nông thôn (cao hơn lãi suất cho vay ngắn – trung – dài hạn ). +Trần lãi suất cho vay của Qũi Tín Dụng Nhân Dân đối với mọi thành viên (Cao hơn 3 trần lãi suất trên ). Giữa các loại lãi suất này lúc đầu có sự chênh lệch khá xa, nhưng sau nay cứ mỗi lần điều chỉnh đã rút ngắn dần khoảng cách và chỉ còn chênh lệch rất ít. Cụ thể là từ ngày 21/01/98 đến nay, tại kỳ họp lần thứ 2, Quốc hội khoá IX (12/97) quốc hội đã cho phép bỏ mức chênh lệch 0,35%/tháng, đồng thời để thu hẹp sự cách biệt giữa lãi suất cho vay giữa thành thị và nông thôn, NHNN đã qui định các mức lãi suất mới “Rút từ 4 trần xuống còn 3 trần” và không còn qui định mức chênh lệch 0,35%/tháng nữa. 4.1. Những ưu điểm của chính sách lãi suất trần. + Điều hành lãi suất theo trần là NHNN quản lý lãi suất cho vay tối đa, từng bước tự do hoá lãi suất theo định hướng của nghị quyết TW 4. Trong phạm vi trần lãi suất đã qui định, các tổ chức tín dụng đã tự do ấn định các mức lãi suất cho vay và tiền gửi cụ thể một cách linh hoạt, phù hợp với tình hình cung-cầu về vốn, chính sách khách hàng và cạnh tranh của từng TCTD và phù hợp với đặc điểm, chi phí hoạt động của ngân hàng giữa các vùng khác nhau. + Điều hành chính sách lãi suất theo trần khuyến khích các TCTD trong việc cạnh tranh lành mạnh và tăng cường vai trò tự chủ trong kinh doanh tiền tệ, chủ động trong việc điều hòa quan hệ cung-cầu trên thị trường về vốn kinh doanh bằng công cụ lãi suất một cách linh hoạt nhạy bén theo cơ chế thị trường. + Việc qui định cho vay theo trần lãi suất tạo ra mặt bằng chung về lãi suất trong phạm vi cả nước, xoá bỏ tình trạng cho vay theo lãi suất thõa thuận, vượt xa các mức lãi suất do NHNN qui dịnh trước đó. + Các tổ chức tín dụng không cho vay với lãi suất vượt trần, bảo vệ lợi ích của người vay, tạo mặt bằng về phân phối lợi nhuận giữ các thành phần kinh tế và người gửi tiền. + Đảm bảo được vai trò quản lý nhà nước của NHNN về lãi suất và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách lãi suất của NHNN. 4.2. Những mặt hạn chế của chính sách lãi suất trần. Bên cạnh những ưu điểm của chính sách lãi suất trần, thì chúng ta cũng phải nhìn thẳng vào vấn đề để tìm ra những khuyết tật của nó để từ đó tìm ra giải pháp đúng đắn nhằm ngày càng hoàn thiện chính sách lãi suất để nó ngày càng có hiệu lực mạnh hơn. + Quản lý lãi suất trần là cách quản lý ”cứng” trong nền kinh tế thị trường, chưa phát huy hết mặt tích cực và nhạy cảm của nó. Lợi dụng mức khống chế “cứng”, nhiều TCTD cho vay ngay theo mức tối đa, đụng trần lãi suất để đạt lợi nhuận cao. Nó ít linh hoạt, không phân biệt được các mức lãi suất khác nhau giữa các vùng có điều kiện thuận lợi-khó khăn. + Việc qui định chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động là 0,35%/tháng trong thời kỳ đầu đã tạo gò bó, cứng nhắc, làm triệt tiêu tính cạnh tranh, tính chủ động trong hoạt động kinh doanh của các TCTD. 5. Các mục tiêu hướng tới. Qua hơn 10 năm không ngừngđổi mới chính sách lãi suất tương ứng với thực trạng của nền kinh tế nước ta trong các giai đoạn khác nhau nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Như chúng ta đã phân tích, thì hơn 10 năm đổi mới chính sách lãi suất chúng ta đã gặt hái được những thành công nhất định nhưng bên cạnh đó còn có những hạn chế để phục vụ cho cuộc đổi mới nền kinh tế nhất là trong giai đoạn hiện nay. Do đó, cần có một lãi suất mới để: + Làm tăng mặt bằng lãi suất, tạo điều kiện cho các TCTD huy động vốn trong nước lẫn ngoài nước với hiệu quả cao nhất để đảm bảo vốn cho tăng trưởng kinh tế, ổn định giá trị đối nội, đối ngoại của đồng Việt Nam. + Tạo điều kiện cho các TCTD và khách hàng gửi và vay vốn có thể thõa thuận để lựa chọn lãi suất cố định hoặc lãi suất có điều chỉnh để có lợi cho các bên, khuyến khích các TCTD huy động cả cho vay vốn trung và dài hạn..Riêng lãi suất cho vay bằng ngoai tệ tuy đã tiếp cận dần với thông lệ quốc tế nhưng nên thấp hơn mặt bằng trên thị trường quốc tế để phù hợp với quan hệ cung-cầu vốn ngoai tệ ở thị trường trong nước hiện nay, có lợi cho cả doanh nghiệp và NHTM, tạo điều kiện để NHTM cho vay bằng ngoại tệ, hạn chế việc rút vốn ngoại tệ ở nước ngoài. + Tạo ra những điều kiện linh hoạt cho các TCTD khi áp dụng lãi suất phù hợp với đặc điểm của từng vùng với mức độ rủi ro theo thời hạn cho vay và đối tượng khách hàng vay nhưng phải làm sao để NHNN vẫn kiểm soát được lãi suất để tránh việc các TCTD tăng lãi suất cho vay quá mức làm ảnh hưởng đến đầu tư của nền kinh tế, thúc đẩy phân bổ tín dụng linh hoạt giữa các thành phần kinh tế, giữa khu vực thành thị và nông thôn, phù hợp với sự phát triển không đều của thị trường tài chính ở nước ta hiện nay. + Làm cho mối quan hệ giữa lãi suất VND-Tỷ giá- lãi suất ngoại tệ linh hoạt hơn, phản ánh chính xác hơn cung-cầu về vốn, ngoại tệ, từ đó tạo cơ sở cho NHNN khi cần thiết có thể can thiệp để ổn định thị trường. Nhìn thấy được những mặt hạn chế của các chính sách lãi suất trong hơn 10 năm đổi mới chính sách lãi suất, vì vậy trong giai đoạn mới thực tiễn đặt ra là phải tìm ra một chính sách lãi suất mới để có thể điều hành tốt chính sách lãi suất, góp phần thực hiện thành công chính sách tiền tệ. Việc tìm kiếm một mức lãi suất hợp lý trong việc điều hành chính sách lãi suất sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế, phù hợp với trình độ công nghệ ngân hàng, phù hợp với tinh thần của luật NHNN và phù hợp với điều kiện thực tiễn của nền kinh tế cũng như đặc thù của hệ thống tài chính ở nước ta hiện nay là vấn đề cam go được đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách tiền tệ của NHTƯ. Qua nhiều cuộc tranh luận nên áp dụng chính sách lãi suất nào trong giai đoạn hiện nay thi cuối cùng đến ngày 05/08/2000 chúng ta đã thi hành một chính sách lãi suất mới đó là “ lãi suất cơ bản”_Như vậy lãi suất cơ bản là gì ?, vai trò của nó như thế nào ?, việc điều hành nó được tiến hành ra sao ?,... Đó chính là những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm ! II. tổng quan về lãi suất cơ bản. 1. Lịch sử của khái niệm lãi suất cơ bản. Khái niệm lãi suất cơ bản xuất hiện khoảng 60 năm trước đây, nhiều ngân hàng lớn trên thế giới đã thiết lập một phương pháp xác định lãi suất cho vay với tên gọi là ”Lãi suất cơ bản” (Base rate) _ là mức lãi suất ngân hàng cho vay ngắn hạn đối với các khách hàng có uy tín tín dụng tốt nhất. Còn theo định nghĩa của từ điển bách khoa Tài chính-Ngân hàng của Charless J. Woelfel năm 1994, thì lãi suất cơ bản (Prime rate) là lãi suất đầu tư với mức rủi ro gần như bằng không. Theo đó lãi suất trái phiếu của chính phủ được xem như là lãi suất cơ bản, trong đó đã bao gồm mức lợi nhuận mong muốn của ngân hàng và kể cả chi phí hoạt động và quản lý ngân hàng. 2. Các quan điểm và khái niệm về lãi suất cơ bản. Trong thời gian vừa qua ở nước ta đã có nhiều quan điểm phân tán về lãi suất cơ bản. Có quan diểm cho rằng lãi suất cơ bản có thể là: lãi suất sàn (tiền gửi), lãi suất trần (cho vay), hoặc là lãi suất tái cấp vốn, hoặc có thể là một mức lãi suất cụ thể cộng với một biên độ giao động cho phép,... Tuy nhiên qua tham khảo một số từ điển thuật ngữ chuyên ngành xuất bản ở trong nước và một số tài liệu nước ngoài thì có thể thấy rằng hầu như đã có sự thống nhất về mặt khái niệm chung, cụ thể là: +Theo từ điển kinh tế của Phạm Đăng Bình & Nguyễn Văn Lập (Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội), thì cho rằng lãi suất cơ bản là “lãi suất được các NHTM áp dụng với khoản tiền vayngắn hạn cho những công ty đi vay thuộc loại rủi ro hạng nhất”. +Theo thuật ngữ Tài Chính-Tín Dụng của viện nghiên cứu tài chính xuất bản năm 1996 thì cho rằng lãi suất cơ bản là “lãi suất do một ngân hàng nào đó ấn định để trên cơ sở đó tính lãi của nhiều loại tín dụng khác nhau. Ví Dụ, lãi suất của dụng không có bảo đảm là lãi suất cơ bản giao động trong mức từ (-1,2%-> +1,2%) Về lý thuyết thì mỗi ngân hàng tự do ấn định lãi suất cơ bản của mình. Nhưng trên thực tế, lại có một sự nhất trí nào đó giữa các ngân hàng do có sự thương lượng chặt chẽ giữa các ngân hàng mạnh. +Theo Colin D. Caampbell, Rose Mary G. campbell và Ewin D. Dolan -đồng tác giả của cuốn sách:”Tiền tệ Ngân hàng và Chính sách Tiền Tệ” thì họ cho rằng lãi suất cơ bản là “ lãi suất công bố của các ngân hàng thương mại lớn áp dụng với các khoản vay ngắ hạn cho những khách hàng tín nhiệm nhất (lãi suất đối với các khoản vay tốt nhất thì có mức độ rủi ro tối thiểu) Tuy vậy, lãi suất cơ bản không nên xem là lãi suất tối thiểu, mà là mức lãi suất khởi điểm bởi vì các NHTM thường cấp các khoản tín dụng, đặc biệt là các khoản vay ngắn hạn với mức lãi suất thấp hơn lãi suất cơ bản. Khi một ngân hàng lớn thay đổi mức lãi suất cơ bản của mình thì các ngân hàng khác cũng sẽ thay đổi theo. Mặc dù về bản chất mức lãi suất cơ bản của các ngân hàng lớn không nhất thiết như nhau. Còn phần lớn các Ngân Hàng nhỏ thường xác định mức luất suất cho vay của họ theo sự biến động của lãi suất cơ bản. +Theo Stuart I. Green baun & Anjan V. Thakor: ”Contemporary Financial Intermidiation”, The Dryden Press,USA,1995 thì cho rằng lãi suất cơ bản là “lãi suất do ngân hàng thông báo áp dụng cho những khoản vay ngắn, trung và dài hạn đối với những khách hàng có độ tín nhiệm bậc nhất, thường là những tập đoàn, công ty co thứ hạng tín dụng cao nhất”. Đối với chúng ta, tại điều 18 luật ngân hành nhà nước qui định:”NHNN xác định và công bố lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn”. Và tại khoản 12, điều 9 luật NHNN Việt Nam đã giải thích:”lãi suất cơ bản do NHNN công bố làm cơ sở cho các TCTD ấn định mức lãi suất kinh doanh”. Như vậy ta có thể đưa ra một định nghĩa về lãi suất cơ bản theo tinh thần của NHNN Việt Nam như sau: “Lãi suất cơ bản là mức lãi suất do NHNN công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định mức lãi suất kinh doanh” Do đó, theo quyết định của luật NHNN về lãi suất cơ bản thì đây là một khái niệm rất rộng và rất dễ vận dụngcho sự điều hanh lãi suất của NHNN trong các giai đoạn thích hợp. Mặt khác, dựa theo định nghĩa nàu ta thấy nó có ý nghĩa trên cả hai mặt, cụ thể: +Một mặt, khẳn định rõ vai trò của nhà nước trong việc quản lý và điều hành lãi suất, không lúc nào buông lỏng sự quản lý của nhà nước mà cơ quan có thẩm quyền là NHNN. Vai trò quản lý của nhà nước về lãi suất phải được thể hiện nhằm mục tiêu: “Bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo vệ quyền lợi một cách hài hoà giữa các bên:người gửi, người vay và TCTD.Sử dụng công cụ lãi suất làm đòn bẩy để kích thích huy động vốn và điều hoà vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu, góp phần thúc đẩy ự ổn định và tăng trưởng kinh tế vừa dùng làm công cụ điều hành chính sách tiền tệ”. +Mặt khác, có rất nhiều loại lãi suất cơ bản mà NHNN công bố vừa làm phù hợp với điều kiện kinh tế của nuức ta trong từng thời kỳ vừa đảm bảo tính linh hoạt theo quan hệ cung - cầu vốn trong cơ chế thị trường và tăng tính cạnh tranh lành mạnhgiữa các TCTD. 3. Bản chất và chức năng của lãi suất cơ bản. Theo luật NHNN đã công bố tại khoản 12, điều 9 thì ta nhận thấy rằng lãi suất cơ bản có hai chức nă cơ bản sau: +Là công cụ điều hành chính sách tiền tệ. Thông qua lãi suất cơ bản NHNN tác động vào thị trường tiền tệ làm thúc đẩy hay thu hẹp tín dụng và tổng các phương tiện thanh toán, giữ mức giá tương quan cần thiết giữa tổng cung và tổng cầu tiền tệ, đảm bảo ổn định giá cả. Từ đó làm thúc đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hoá, tạo đà cho sản xuất phát triển góp phần tích cực đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. +Là giá cả sư dụng vốn trong hoạt động tín dụng, kinh doanh tiền tệ. NHNN vạch định ra mức lãi suất cơ bản làm nền tảng để thông qua đó cho phép các TCTD qui định mức lãi suất kinh doanh của mình dao động trong một biên độ nhất định (do NHNN qui định). Từ đó làm dung hoà một cách tự nhiên lợi ích của người gửi tiền người vay vốn và các TCTD. 4. Đặc thù của lãi suất cơ bản. Qua sự phân tích sơ lược về lãi suất cơ bản ta có thể rút ra một số đặc thù của lãi suất cơ bản như sau: +Lãi suất cơ bản là lãi suất được điều hành và tác động trực tiếp lên lãi suất thị trường. Dưới sự quản lý vốn của NHNN, thì lãi suất cơ bản đóng vai trò như là người dẫn đường cho các hoạt động kinh doanh tiền tệ, mức giá cả của vốn vay phải xoay quanh lãi suất cơ bản. +Lãi suất cơ bản do NHTM xác định và công bố không phải là tự hình thành trên thị trường, vì lãi suất là công cụ quan trọng trong chính sách tiền tệ, mà chính sách tiền tệ lại tác động đến hàng loạt các chính sách vĩ mô khác,tức là thông qua chính sách tiền tệ lẫi suất tác động một cách gián tiếp đến các chính sách kinh tế vĩ mô đó.Do vậy, nó phải được theo lãi suất cơ bản trên cơ sở có sự quản lý vĩ mô của nhà nước mà cơ quan có thẩm quyền trong việc điều hành này là NHNN. +Nó có ý nghĩa bắt buộc đối với các TCTD phải chấp hành vô điều kiện. Biết rằng lãi suất phải luôn luôn điều chỉnh để thích ứng với quan hệ cung-cầu trên thị trường. Cho nên các TCTD có thể cạnh tranh với nhau để thu hút khách hàng bằng cách hạ thể hạ thấp lãi suất hoặc có thể vì mục tiêu tối đa hoá lợi nhận, các TCTD đặt ra khoảng cách cao giữ lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay... Những việc làm như thế này gây ra rối loạn thị trường vốn và thị trường tiền tệ,từ đó làm ảnh hưởng chung tới quá trình phát triển kinh tế của đất nước. III. Cơ sở xác định và định hướng điều hành lãi suất cơ bản. 1. Lộ trình và bước đi tới chế độ lãi suất cơ bản. Trước hết cần có những quan điể rõ ràng về lãi suất cơ bản. Lý thuyết về sự cân bằng cung – cầu trongđiều kiện có liên hệ với những yếu tố khác của thị trường cho phép định dạng lãi suất như sau: 1) lãi suất cơ bản về mặt lý thuyết là chua có sự phân biệt nào bất cứ về lượng tiền cung ứng của NHNN, hay lượng tuền gửi dùng để cho vay ra của các NHTM.Qua sự minh hoạ của biểu đồ chỉ ra tại một thời điểm Eo mà tại đó đường cung vốn(Ms) gặp đường cầu về vốn(Md),khi đó ta có lãi suất cơ bản (Lci).Có nghĩa đó là giá vốn(giá cả tín dụng) chung nhất mà bất cứ quan hệ vay mượn nào trên thị trường cũng phải tíng đến. Lci chưa có phân biệt lãi suất cho vay(Lli) hay lãi suất đi vay (Ldi).Nghĩa là việc cho vay và huy động vốn của từng ngân hàng thì còn có thể xác định được lãi suất cụ thể, còn riêng đối với toàn bộ nền kinh tế thì đạt được cân bằng Lli và Ldi(để có Lli=Ldi) là hết sức ngẫu nhiên. Điểm cân bằng cung cầu vốn của nền kinh tế chỉ có thị trường mới quyết định được. Khi thị trường tiền tệ càng phát triển càng cho phép nhanh chóng đạt đến Lci và đó là kết qủa của quá trình tự do hoá lãi suất, của sự tuyệt đối tuân thủ qui luật cung- cầu trên thị trường tiền tệ. Từ phác đồ lý thuyết như vậy, ta có thể rút ra về mặt thực tiễn: + Lli phải lớn hơn Lci và Ldi phải nhỏ hơn Lci hay Ldi < Lci < Lli, như vậy mới đả bảo cho sự vận hành bình thường các hoạt động huy động vốn, nhận tiề gửi và cho vay trong nền kinh tế. Có nghĩa, bất kỳ ngân hàng nào tìm được cơ hội trả lãi tiền gửi thấp hơn/hoặc bằng lãi suất cơ bản và cho vay cao hơn/ hoặc bằng lãi suất cơ bản thì không bao giờ bị lỗ thậm chí có lãi. +Mọi chi phí nhận tiền gửi, huy động và cho vay vốn (chi phí nghiệp của ngân hàng)đều có xu hướng để Lli và Ldi không thoát ly quá xa Lci. Nói khác đi,để cạnh tranh trên thị trường, điều tiên quyết là các ngân hàng phải luôn phấn đấu giảm chi phí nghiệp vụ. Thành thử Lci chính là lãi suất giới hạn hay còn gọi là chi phí cận biên trong hoạt động ngân hàng. +Khoảng chi phí cận biên được hợp thành từ vô số khả năng đạt được Lci (dạng biến cố ngẫu nhiên) chính là dư địa cho sự vận hành tín dụng ngân hàng. Nghĩa là luôn luôn có khoảng cách nhất định giữa cung-cầu vốn,khi đó khoảng chi phí cận biên sẽ hình thành khung lãi suất cơ bản,chứ không phải chỉ có lãi suất cơ bản được hình thành tại một điểm Eo duy nhất. E1 E0 Lli Lci Ldi Lãi suất (i) Hạn mức tín dụng Cung vốn (Ms) Trần lãi suất Sàn lãi suất Q Q1 Q0 Huy động cho vay Cầu vốn (Md) Điều đó cho thấy sự chênh lệch lãi suất (Lli-Ldi) nhất thiết phải đảm bảo bù đắp được chi phí cận biên và tránh cho hoạt động tín dụng lâm vào rủi ro về mặt nghiệp vụ. +Tổng lượng tín dụng (Qi*) là yếu tố quyết định kích cỡ chênh lệch lãi suất (Lli-Ldi)’. Luôn có một Q’ nhỏ hơn Q* (Q’<Q*) thì mới tạo ra (Lli-Ldi), nhưng Q’ là do thị trường ấn định bởi khung Lci mới tránh được sự thoát ly quá xa Q*, khiến chênh lệch (Lli-Ldi) không phả ánh đúng chi phí cận biên. 2) Như vậy dở bỏ hạn mức tín dụng là bước đi ban đầu tạo lộ trình đạt tới lãi suất cơ bản. Nói khác đi nếu chuyển sang dùng lãi suất (Lli và Ldi) để điều tiết tổng lượng tín dụng(Q) thì sẽ có nhiều khả năng hơn trong việc tìm ra điểm Eo để có Lli hoặc khung Lci. 3) Cùng với việc dỡ bỏ hạn mức tín dụng là phải đa dạng hoá tổng lượng tiền, làm phong phú chủng loại vốn “hàng hoá” đươc mua bán trên thị trường.Tương ứng với mỗi chủng loại vốn mua bán (tín dụng ghi sổ, phát hành Séc, thanh toán thư điện tử, công cụ nợ ngắn hạnh, hợp đồng vay thế chấp chiết khấu, tái chiết khấu,...)là các loại lãi suất thông thường hay lãi suất trái phiếu, tín phiếu kho bạc, lãi suất mua bán hợp đồng, lãi suất chiết khấu,lãi suất tái chiết khấu,...Một khi giá cả tín dụng càng phong phú thì càng nhiều cơ hội chọn lựa khi mua, bán vốn tiền tệ, khả năng mua rẻ bán đắt càng nhiều và tất yếu thị trường để đi đến mặt bằng giá cả chung-Đó chính là sự hình thành lãi suất cơ bản. 2. Cơ sở xác định lãi suất cơ bản. Trong thời gian qua, có rất nhiều loại lãi suất cơ bản mà NHNN đẵ công bố vừa phù hợp với điều kiện kinh tế, tiền tệ của nước ta trong từng thời kỳ, vừa đảm bảo linh hoạt theo cung cầu vốn trong cơ chế thị trường và tăng tính cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng.Vì vậy có nhiều cách hiểu về lãi suất cơ bản,có thể khái quát như sau: +Lấy lãi suất tiền gửi tối đa làm lãi suất cơ bản. +Lấy lãi suất cho vay tối đa làm lãi suất cơ bản. +Lấy lãi suất tái chiết khấu của NHNN đối với các tổ chức tín dụng làm lãi suất cơ bản. +Lấy lãi suất tái chiết khấu của NHNN làm lãi suất cơ bản. +Lấy lãi suất trên thị trường liên ngân hàng làm lãi suất cơ bản. +Theo tài liệu của IMF thì NHTƯ ở một số nước xác đinh lãi suất cơ bản như sau: Lấy lãi suất tiền gửi tiết kiệm làm lãi suất cơ bản, NHTƯ sẽ can thiệp vào lãi suất bằng các công cụ của chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, dù lãi suất cơ bản được hiểu như thế nào, dựa trên cơ sở nào thì khi xác định và công bố, thay đổi lãi suất thì NHNN cũng phải đều căn cứ vào các yếu tố sau: + Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế dự kiến hàng năm. + Chỉ số lạm phát dự kiến trong năm. + Lãi thực của người gửi tiền được hưởng khoảng từ 3-4%/năm nhằm bảo đảm lãi suất tiền gửi là số dương để khuyến khích người gửi tiền vào ngân hàng. + Mục tiêu chính sách tiền tệ tường thời kỳ thắt chặt hay nới lỏng tiền tệ. + Tình hình cung cầu vốn tín dụng trên thị trường. + Mối quan hệ giứ lãi suất với tỷ giá ngoại tệ. + Lãi suất thị trường đấu thầu trái phiếu kho bạc nhà nước trong các phiênđấu thầu gần nhất. + Lãi suất bình quân trên thị trường nội tệ liên ngân hàng trong thời gian gần nhất. + Thạm chí phải căn cứ vào yếu tố lãnh đạo chính trị của đảng... 3. Điều kiện cần và đủ để chuyển sang chế độ điều hành chính sách lãi suất mới- Lãi suất cơ bản. Sau nhỉều năm đổi mới các hoạt động và liên tục đổi mới cơ chế điều hành lãi suất, chúng ta đã có các điều kiện cần và đủ để NHNN và các TCTD chuyển sang giai đoạn mới của việc điều hành lãi suất và việc thực hiện chính sách lãi suất cơ bản. Những điều kện đó là: + Luật NHNN và luật các TCTD có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/1998; trong đó điều 18 luật NHNN qui định:”NHNN qui định và công bố lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn”. + Qui định trần lãi suất cho vay của NHNN đối với các TCTD đã có những dấu hiệu mang tính chất định hướng. Một số NHTM do điều kiện cụ thể của mình, đã thực hiện một số mức lãi suất cho vay dưới trần qui định của NHNN.Trong khi đó, một số NHTM cổ phần đặc biệt là các TCTD nông thôn do nhu cầu của khách hàng, của thị trường vốn ở địa phương và đã được sự chấp thuận của UBND tỉnh, đã có những vận dụng thu thêm phí ngoài mức lãi suất trần qui định. Do vậy cần phải có những biện pháp thích hợp để giải quyết triệt để vấn đề này. +Yêu cầu phải tiếp tục hoà nhập với hoạt động ngân hàng các nước trong khu vực và cộng đồng ngân hàng quốc tế, yêu cầu tự do hoá hơn nữa thị trường tiền tệ và thúc đẩy sự phát triể của thị trường vốn. +Sự thống nhất cao độ trong viêc điều hành lãi suất trong nền kinh tế của NHNN, bao gồm cả hệ thống lãi suất của các NHTM, TCTD và kho bạc nhà nước. Do đó đòi hỏi tính cấp bách, tất yếu khách quan là NHNN phải điều hành theo lãi suất cơ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0928.doc
Tài liệu liên quan