Lời nói đầu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Chương i. Những vấn đề cơ bản của thị trường chứng khoán . . . .
I .Khái niệm và vai trò của thị trường chứng khoán . . . . . . . . . . . .
1.1 Chứng khoán là gì ? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
1.2 Thị trường chứng khoán là gì ? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
1.2.1 Thị trường sơ cấp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
1.2.2 Thị trường thứ cấp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
1.3 Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán. . . . . . . . . . .
1.4 Đối tượng của thị trường chứng khoán. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
1.5 Những ưu điểm và nhược điểm của thị trường chứng khoán. . . .
1.6 Chức năng của thị trường chứng khoán . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
II Kinh doanh chứng khoán. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2.1 Các loại hình kinh doanh chứng khoán. . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2.1.1 Kinh doanh chứng khoán trên thị trường sơ cấp. . . . . . . . .
2.1.2 Kinh doanh chứng khoán trên thị trường thứ cấp . . . . . . .
2.2 Công ty chứng khoán. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
III Thị trường chứng khoán một số nước. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
3.1 Thị trường chứng khoán Italia. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
3.2 Thị trường chứng khoán Hàn quốc. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
3.2.1 Giai đoạn chuẩn bị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
3.2.2 Giai đoạn cất cánh. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
3.2.3 Giai đoạn củng cố. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
3.2.4 Giai đoạn đại chúng hoá và quốc tế hoá. . . . . . . . . . . . . .
Chương II Thị trường chứng khoán Việt Nam . . . . . . . . . . . . . . . .
I Điều kiện để thành lập thị trường chứng khoán tại Việt Nam. . . .
1.1 Điều kiện kinh tế. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
1.2 Điều kiện phát lý. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
1.3 Điều kiện kỹ thuật và tổ chức. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
1.4 Điều kiện con người. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
II Cơ cấu tổ chức của thị trường chứng khoán ở Việt Nam . . . . . .
1.1 Uỷ ban chứng khoán nhà nước . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
1.2 Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. . . . . . . . . .
1.3 Trung tâm lưu giũa chứng khoán và thanh toán lưu trữ. . . . . . .
1.4 Kiểm toán độc lập. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
1.5 Trung tâm phân tích chứng khoán. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
III Thực trạng của thị trường chứng khoán Việt Nam và phương hướng hoạt động . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
35 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1294 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Điều kiện để thành lập thị trường chứng khoán tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủ tới các công ty, từ các nhà đầu tư tới công chúng đều phải quan tâm theo dõi.
II . Kinh doanh chứng khoán
2.1 Các loại hình hoạt động kinh doanh chứng khoán
2.1.1 Kinh doanh chứng khoán trên thị trường sơ cấp:
Bảo lãnh phát hành chứng khoán :là một hoạt động hỗ trợ cho công ty phát hành hoặc chủ sở hữu chứng khoán trong việc phân phối chứng khoán thông qua thoả thuận mua chứng khoán để bán lại .
Hoại động bảo lãnh phái hành về cơ bản gồm có các hoạt động sau:
-Nghiên cứu và tư vấn cho các công ty phát hành chứng khoán phương thức phát hành ( phát hành riêng lẻ hay phát hành ra công chúng ), cơ cấu phát hành, đặt giá chứng khoán
Hoàn tất các thủ tục pháp lý cho đợt phát hành
Thoả thuân hợp tác với các nhà bảo lãnh phát hành khác, và các công ty chứng khoán khác ,thực hiên công tác tiếp thị , phân phố chứng khoán
Quản lý phân phối và thanh toán chứng khoán
Thực hiện các công việc hỗ trợ cho thị trường và các dịch vụ sau khi phát hành
2.1.2 Kinh doanh chứng khoán trên thị truờng thứ cấp:
Môi giới chứng khoán : là hoạt động trung gian hoặc đại diện mua hoặc đại diện bán chứng khoán cho khách hàngđể hưỏng hoa hồng.
Tư doanh chứng khoán :là hoạt động mua bán chứng khoán cho chính mình
Tư vấn đầu tư chứng khoán : là các hoạt động tư vấn liên quan đến chứng khoán ; hoặc công bố hoặc phát hành các báo cáo phân tích có liên quan đến chứng khoán
Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán : là hoạt động quản lý vốn của khách hàng thông qua việc mua , bán và giữ các xhứng khoán vì quyền lợi của khách hàng theo hợp đồng bằng văn bản với khách hàng
2.2 Công ty chứng khoán
2.2.1 Mô hình công ty chứng khoán
Trên thế giới , thông thường các doanh nghiệp được kinh doanh chứng khoán là công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần
Hiện nay trên thế giới có hai mô hình công ty chứng khoán sau:
a. Công ty chuyên doanh chứng khoán
Mô hình này được áp dụng ở nhiều nước ,trong đó đáng chú ý la Mỹ Nhật ,Canada ,Hàn Quốc.
Ưu điểm của mô hình này là :
-Hàn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng;
-Tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển
Tuy nhiên trong thời gian gần dây, ở các nước áp dụng mô hình nàyđã có xu hướng giảm dần hạn chế về kinh doanh chứng khoán đối với ngân hàng thương mại và từng bước mở rông quyền của ngân hàng thương mại tham gia vào thị trường chứng khoán .
b. Công ty đa năng kinh doanh tiền tệ và chứng khoán .
Mô hình nay chia làm hai loại
-Loại đa năng mội phần :các ngân hàng muốn kinh doanh chứng khoán phải lập công ty con hoạt động độc lập ;
-Loại đa năng hoàn toàn : các ngân hàng thương mại được phép kinh doanh chứng khoán , kinh doanh bảo hiểm cùng vơi kinh doanh tiền tệ;
Mô hình đa nang hoàn toàn được áp dung ở châu Âu ,Anh , úc
Ưu điêm của mô hinh này là
Ngân hàng có thể kết hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh nhờ đó giảm bớt rủi ro cho hoạt đôjng kinh doanh chung và có khả năng chịu đựng các biến động của thị trường chứng khoán ; ở các nước bắt đầu xây dựng thị trường chứng khoán ,các ngân hàng có thế mạnh về mặt cán bộ có chuyên môn cũng như cơ sở vật chất để thực hiện kinh doanh chứng khoán
Mô hình nay cũng có hạn chế nhất định sau:
-Thị trường cổ phiếu không phát triển vì lợi ích chủ yếu của hệ thống ngân hàng là dùng vốn huy động được để cho vay lấy lãi.
-Trong trường hợp có biến động trên thị trường chứng khoán ,thì các biến cố nay có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tiền tệ của hệ thống ngân hàng nếu không tách bạch giữa hai loại hình kinh doanh này
IIi. Thị trường chứng khoán một số nước.
3.1. Thị trường chứng khoán Italia:
Thị trường trái phiếu của Italia là một trong những thị trường lớn nhất ở Châu Âu và là thị trường lớn thứ hai thế giới. Thâm hụt lớn từ các lĩnh vực công cộng đã dẫn tới sự tăng trưởng nhanh của thị trường trái phiếu hiện nay nợ của chính phủ chiếm trên 85% tổng khối lượng các công cụ nợ được giao dịch. Điểm đáng chú ý của thị trường trái phiếu Italia là chỉ có một khối lượng nhỏ các công cụ nợ của công ty được phát hành và giao dịch tại đây. Năm 1993 các đợt phát hành nợ mới của các công ty phi tài chính chỉ chiếm chưa đến 2% khối lượng thị trường. Trước đây các quy định mang tính bắt buộc đã hạn chế sự tăng trưởng của thị trường này và sự thiếu vắng của các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm cũng cần sự phát triển năng động của thị trường thứ cấp. Bộ luật ngân hàng mới có hiệu lực từ đầu năm 1994 đã hầu như loại trừ các thúê đánh vào việc chuyển nhượng các công cụ nợ của công ty. Các công ty có tỷ suất lợi nhuận cao, có một ngân hàng bảo đảm được pháp luật phát hành các thương phiếu ngắn hạn và các chứng chỉ đầu tư những cải cách này không ảnh hưởng trực tiếp đến sự thịnh vượng của thị trường trái phiếu tư nhân. Tuy nhiên, các cải cách này diễn ra đúng vào giai đoạn có tỷ lệ lãi suất cao đã làm hạn chế các đợt phát hành vay vốn mới của các thành phần tư nhân.
Thị trường cổ phiếu - trái ngược với thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu Italia ở trong tình trạng kém phát triển , với khối lượng vốn trên thị trường tính theo % trên GDP vào loại thấp nhất ở Châu âu (xem bảng). Mặc dù các đợt tự nhân hoá gần đây đã thu hút một số lượng lớn các cổ đông nhỏ, các thành phần kinh tế hộ gia đình vẫn chỉ quen với các hình thức tiết kiệm qua ngân hàng nên tổng khối lượng cổ phiếu họ nắm giữ vẫn còn thấp.
Các nhà đầu tư chuyên nghiệp cũng chỉ chiếm tỷ lệ thấp, một phần do chưa có một hệ thống cơ sở pháp lý nhằm khuyến khích hoạt động của họ. Mãi đến gần đây các ngân hàng mới được phép sở hữu một phần vốn trong các công ty phi tài chính. Điều quan trọng nhất là việc giới hạn sự tham gia của các nhà đầu tư chuyên nghiệp s ẽ ảnh hưởng tới cơ cấu sở hữu của công ty. Cũng như nhiều thị trường vốn ở Châu âu, chi phí giao dịch ở thị trường vốn Italia đã giảm một cách đáng kể trong một thập kỷ qua chủ yếu nhờ vào các tiến bộ kỹ thuật trong việc công khai thông tin công ty trong hệ thống giao dịch. Ngoài ra nhờ vào các cách quy chế mạnh mẽ bao gồm cả tự do hoá quyền được làm thành viên của sở giao dịch, giảm thuế giao dịch, tự do hoá việc thu hoa hồng môi giới. Những cải cách này đã được nhiều nước thực hiện nhằm tăng khả năng cạnh tranh của các thị trường chứng khoán xuất phát từ tự do hoá các luồng vốn ở Châu âu.
Bảng số 1: Thị trường chứng khoán Châu Âu các chỉ số về quy mô và vòng quay của đồng vốn năm 1994.
Nước
Tổng giá trị vốn hoá trên thị trường ( triệu USD)
Vốn trên thị trường tính theo % GDP
Quy mô trung bình của 1 công ty (triệu USD)
Tỷ lệ quay vòng (%)
Anh
12102.45
118,1
585
78,1
Đức
4705.19
23,0
1128
97,8
Pháp
4512.63
34,0
983
133,88
Thụy Sĩ
2840.92
108,9
1199
0,1
Hà Lan
283251
85,9
894
73,5
Italia
1801.35
17,7
808
72,3
Tây Ban Nha
1548.58
32,1
409
44,1
Thụy Điển
1309.39
66,6
1149
70,5
Bỉ
841.03
36,9
543
15,6
(Nguồn: Công ty tài chính quốc tế, các TTCK đang nổi lên 1995 - các số liệu tổng quát)
Cải cách ở Italia bắt đầu thực hiện từ những năm 90, khá muộn so với các nước Pháp, Đức Tây Ban Nha và Anh. Tuy nhiên sau khi luật về các công ty giao dịch chứng khoán (SIMs) ra đời vào tháng 1/1991, việc thể nghiệm các giao dịch khối lượng lớn vào tháng 11/1991 và gần đây việc nới lỏng quyền sở hữu của các ngân hàng đối với các công ty thành viên thị trường chứng khoán Italia đã bắt đầu theo kịp với các thị trường khác ở châu âu.
3.2. Thị trường chứng khoán Hàn Quốc
Quá trình phát triển của thị trường chứng khoán Hàn Quốc có thể chia thành 4 giai đoạn:
3.2.1 Giai đoạn chuẩn bị (năm 1956 - 1967)
Thị trường chứng khoán chính thức đầu tiên ở Hàn Quốc bắt đầu hoạt động với sự thành lập của sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc vào ngày 3.3.1956. Tuy nhiên vào thời điểm này GNP/đầu người của Hàn Quốc chưa đến 100 USD; vì vậy nhìn chung công chúng không có đủ tiền để đầu tư vào thị trường chứng khoán. Hơn nữa lúc này cũng rất ít các công ty có được sự tín nhiệm cao để có thể chào bán, chứng khoán của mình ra công chúng. Sở giao dịch chứng khoán hoạt động giống một thị trường trái phiếu giúp chính phủ huy động vốn hơn là một thị trường cổ phiếu . Mặc dù chính phủ có chủ trương thiết lập các cơ sở pháp lý cho thị trường chứng khoán thông qua việc ban hành luật chứng khoán và giao dịch chứng khoán năm 1962, hệ thống giám sát thị trường vẫn còn rất yếu, chưa thể ngăn ngừa được sự đầu cơ giá rất mạnh trên thị trường. Kết quả là thị trường đã bị đổ vỡ vào tháng 5 - 1965
3.2.2. Giai đoạn cất cánh (1968 - 1976)
Giai đoạn này, được xem là giai đoạn cất cánh của thị trường chứng khoán Hàn Quốc, bởi vì ngày từ năm 1967 chính phủ đã cố gắng thu hút các nguồn vốn cho các kế hoạch phát triển kinh tế lần thứ hai và thứ ba thông qua việc huy động các nguồn vốn trong nước hơn là dựa vào khoản vay nước ngoài. Với chính sách này chức năng của thị trường chứng khoán đã được nhận thức lại.
Năm 1968. luật khuyến khích phát triển thị trường vốn được ban hành. Công ty đầu tư hàn quốc được thành lập chịu trách nhiệm đối với việc phát hành chứng khoán. Nhằm thu hút sự quan tâm của công chúng vào thị trường chứng khoán, cổ tức được bảo đảm sẽ trả bằng lãi suất kỳ hạn 1 năm. Ngoài ra, các công ty niêm yết được hưởng những ưu tiên nhất định về tài chính và thuế. Bên cạnh đó luật khuyến khích phát hành công khai được ban hành năm 1972. Theo luật này, chính phủ buộc các doanh nghiệp tư nhân có khả năng phải phát hành ra công chúng và bất cứu công ty nào không phát hành công khai sẽ gặp khó khăn trong việc tìm nguồn vốn qua hệ thống ngân hàng. Kế hoạch sở hữu cổ phiếu của nhân viên cũng được đưa ra nhằm mở rộng nhu cầu về cổ phiếu. Nhờ những chính sách này mà thị trường chứng khoán đã được mở rộng rất nhanh trong giai đoạn này.
3.2.3. Giai đoạn củng cố hệ thống (1977-1985)
Uỷ ban chứng khoán và sở giao dịch chứng khoán cùng với ban giám sát chứng khoán được thành lập nhằm quản lý và giám sát thị trường một cách có hiệu quả. Sự công bằng trong giao dịch được củng cố bằng việc đưa vào thực hiện quy chế chống lại các giao dịch tay trong quyền quản lý của các cổ đông gốc nắm đa số cổ phiếu trong công ty được bảo vệ ở nhiều cấp độ bằng một số quy định về đấu thầu và không được mua nhiều hơn 10% cổ phiếu có quyền bỏ phiếu, nếu không có sự đồng ý trước của uỷ ban. Mạng lưới công khai thông tin công ty được kiểm tra lại toàn bộ. Uỷ ban chứng khoán và giao dịch chứng khoán, ban giám sát chứng khoán có thể kiểm soát tài chính và hoạt động của các công ty niêm yết khi cần phải bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư. Với những sửa đổi trên, thị trường chứng khoán Hàn quốc trở nên công bằng hơn với hệ thống quản lý và định chế thị trường có nhiều ưu điểm.
3.2.4. Giai đoạn đại chúng hoá và quốc tế hoá (1986 đến nay)
Từ năm 1986, kinh tế Hàn quốc đã tăng trưởng nhanh trong bối cảnh '' 3 thấp'': lạm phát thấp, giá dầu thấp, lãi suất thấp và đã trải qua thời kỳ đen tối của cán cân thanh toán.
Dựa trên cơ sở kinh tế tăng trưởng, nhu cầu về tài chính trực tiếp của các công ty và cả nhu cầu về đầu tư chứng khoán của công chungs đều tăng lên. Bởi vậy thị trường chứng khoán có cơ hội mở rộng cả về cung lẫn cầu. Chỉ số cổ phiếu kết hợp mới chỉ đạt 180 vào cuối năm 1985 đã tăng lên trên 1000 vào tháng năm 1989 khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày đã tăng từ 20 triệu USD năm 1985 lên 320 triệu USD năm 1989. Những đợt tăng giá cổ phiếu đã mang lại nhiều lợi nhuận cho cả các công ty dự định phát hành chứng khoán lẫn những người đầu tư chứng khoán: Nhiều công ty tư nhân đã tranh nhau phát hành công cộng vào cuối những năm 80 số lượng các công ty niêm yết đã tăng từ 342 công ty năm 1985 lên 690 công ty năm 1989. Cùng thời gian này, số lượng vốn huy động được thông qua thị trường chứng khoán trong năm 1989 đã đạt 26.000 tỷ USD trong khi năm 1985 con số này chỉ đạt 4tỷ USD và vượt xa số vốn huy động thông qua tài chính gián tiếp. Điều này cho thấy đã có sự chuyển đổi về hình thức huy động vốn của công ty từ tài chính gián teps sang tài chính trực tiếp.
Với chính sách đại chúng hoá thị trường chứng khoán . số lượng những người đầu tư trên thị trường chứng khoán đã tăng lên rất nhanh . Các công ty chứng khoán này đèu được hiện đại hoá thông qua việc mở rộng vốn cổ phiếu và tự động hoá hoạt động của mình.
Chương ii : thị trường chứng khoán việt nam
I . điều kiện để thành lập ttck ở việt nam
Ngành chứng khoán là một ngành mang tính chất tổng hợp, đánh giá sự phát triển cao nhất của nền kinh tế thị trường . Bởi vậy ,quá trình thiết lập thị trường chính khoán ở Việt Nam cũng như việc tiếp tục phát triển nó đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều chính sáchvà biệ pháp khác nhau nhằm từng bước tạo ra những điều kiện hết sức cơ bản sau đây :
Điều kiên kinh tế :
Thị trường chứng khoán với tư cách là thị trường vốn dài hạn chỉ có thể phát triển trên cơ sở mội nèn kinh tế phát triển cao ,hệ thống tiền tệ , tỷ giá ổn định và hệ thống thị trường vốn ngắn hạn đã được thiết lập hoạt động mội cách trôi chảy và có hiệu quả . Bởi vậy duy trì tốc độ tăng trưởng cao ,khống chế làm phát ở mức độ mội con số , ổn định tỷ giá và triển khai hệ thống thị trường tiền tệ , thị trường hối đoái là bước đi đầu tiên nhưng rất quan trọng trước khi triển khai thị trường chứng khoán ở Việt Nam . Hệ thống thị trường vốn ngắn đặc biệt là thị trường tín phiếu kho bạc là cơ sở để hình thành lãi suất ngắn hạn của thị trường . Lãi suất này là tiêu chuẩn cho lãi suất dài hạn đối với trái phiếu cũng như giá cả cổ phiếu trên thị trường chứng khoán . Mặt khác , phát triển thị trường vốn ngắn hạn sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho chính phủ thực hiên và điều hành chính sách tài chính và tiền tệ có hiệu quả qua đó góp phần ổn định kinh tế và duy trì mức tăng trưởng cao
Mội trong những vấn đề khác cũng rất quan trọng là vấn đề tạo hàng cho thị trường . Gắn liền với lĩnh vực này là chương trình cổ phần hoá và việc phát hành trái phiếu công ty cũng như trái phiếu chính phủ.
Để tạo môi trường thuận lợi cho quá trình cổ phần hoá chúgn ta phải :
Xây dựng cơ sở dứ liệu để phân loại các doanh nghiệp nhà nước , trên cơ sở đó có thể quản lý và áp dụng hình thức cổ phần thích hợp cho từng loại hình
Xử lý vấn đề nợ tồn đọng ,trên cơ sở đó nâng cao tài sản của doanh nghiệp ,toạ điều kiền cho quá trình cổ phần
Xây dựng hệ thống kế toán và đánh giá giá trị doanh nghiệp
1.2 Điều kiện pháp lý
Thị trường chứng khoán liên quan đến vấn để sở hữu , đến quan hệ vay mượn và đến quan hệ kinh tế của các chủ thể và toàn thể đời sống kinh tế xã hội . Bởi vậy có nhiều văn bản trực tiếp và gián tiếp liên quan đến thị trướng chúng khoán . Do nhu cầu vốn cao trong giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hoá , sẽ dẫn đấn phát triển thị trường không có tổ chức nếu như không có hệ thống pháp lý điều chỉnh kịp thời . Bởi vậy ,xây dựng hệ thống pháp lý là điều kiện rất quan trọng , tạo ra hành lang pháp lý cho thị trường phát triển và là tiền đề cho việc duy trì lòng tin và baỏ vệ các nhà đầu tư
1.3 Điều kiện kỹ thuật và tổ chức
Để giúp cho các hoạt động trên thị trườ diễn ra một các trôi chảy , công bằng và có hiệu quả , cần phải xây dựng mội hệ thống giao dịch , hệ thống xử ký dữ liệu , hệ thống thông tin và hệ thống thanh toán bù trừ , lưu giữ chứng khoán với mô hinh và mức độ tự động hoá ban đầu thích hợp . Mội mặt ,đáp ứng được yêu cầu và khối lưọng giao dịch ban đầu , mặt khác phải tính đến xu hướng mở rộng của thị trường cũng như khả năng có thể nâng cấp trên cơ sở đã có . Tránh tình trạng khi thị trường phát triển phải thay đổi mô hình hay thay dổi hệ thống gây lãng phí và khó khăn trong quá trình chuyển đổi.
Bên cạnh việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cho thị trường ,vấn đề phát triển các tổ chức hoạt động trên thị trường có ý nghĩa rất quan trọng . Các tổ chưc trung gian cần xây dựng và phát triển là:
Các công ty bảo lãnh và phát hành chứng khoán
Các công ty môi giới chứng khoán
Các công ty chứng khoán giao dịch cho chính mình
Các công ty tư vấn chứng khoán
Các quĩ đầu tư
Các nhân viên giao dịch và tư vấn chứng khoán .
Ngòi các tổ chức trung gian trên cần thiết phải phát triển các nhà đầu tư có tổ chức chiếm tủ trọng lớn trong việc phát triển cầu của thị trường ,đó là các quỹ bảo hiểm ,quỹ hưu trí ...nhằm hỗ trợ cho thị trường hoạt động trôi chảy.
Mội yếu tố cấn phải tính dến là việc xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn kế toán quốc tế áp dụng thống nhất trong toàn ngành , đồng thời phát triển các công ty kiểm toán trong và ngoài nước đáp ứng được yêu cầu thẩm định cả hai phía : các tỏ chức phát hành chứng khoán và các tổ chức kinh doanh chứng khoán
1.4 Điều kiền con người
Nhân tố con người chiếm vị trí đặc biệt qua trọng đối với sự thành công của thị trường chứng khoán . Vì đây là mội ngành mới , kỷ thuật phức tạp , rủi ro cao nên đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ nhanh nhạy , tinh thông nghiệp vụ và có tư cách . Đội ngũ cánbộ kém về số lượng và chất lượng sẽ tăng tính rủi ro của thị trường và dễ bị các đối tác nước ngoài thao túng . Bởi vậy việc đào tạo cán bộ cho thị trường chứng khoán phải được coi là mội chiến lược .
Ii .Cơ cấu tổ chức của thị trường chứng khoán tại Việt Nam
Thị trường chứng khoán ( TTCK) là một định chế tài chính rất phức tạp. Để TTCK hoạt động có hiệu quả đòi hỏi hệ thống hạ tầng về tài chính, tín dụng và ngân hàng phải hoàn thiện. Trước hết phải có hệ thống ngân hàng thương mại, công ty tài chính, ngân hàng đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty quản lý, quỹ đầu tư, công ty kiểm toán độc lập và hệ thống thị trường tài chính ngắn hạn hoạt động tốt và ăn khớp với nhau
Uỷ ban chứng khoán Nhà nước
Trung tâm phân tích chứng khoán
Công ty
kiểm toán
Doanh nghiệp
Chính phủ và chính quyền địa phương
Quỹ hưu
trí
Quỹ bảo hiểm
Quỹ đầu
tư
Nhà đầu tư chuyên nghiệp
Nhà đầu tư chuyên nghiệp
Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM
Công ty môi giới chứng khoán
Ngân hàng và công ty tài chính
Trung tâm lưu giữ chứng khoán và thanh toán bù trừ
Mô hình số 1: Tổ chức thị trường chứng khoán Việt Nam
1.1. Uỷ ban chứng khoán Nhà nước.
Uỷ ban chứng khoán Nhà nước là cơ quan quản lý Nhà nước về Chứng khoán và TTCK. Uỷ ban chứng khoán Nhà nước không phải là “cặp song sinh” với sở giao dịch Chứng khoán. Lịch sử phát triển thị trường Chứng khoán thế giới cho thấy sở giao dịch Chứng khoán được hình thành trên cơ sở thị trường chứng khoán phi tập trung. Thị trường chứng khoán phi tập trung được hình thành một cách tự phát khi xuất hiện cổ phiếu, trái phiếu. Sau đó Nhà nước thấy được rằng cần phải có luật pháp và cơ quan giám sát của Nhà nước về hoạt động phát hành và kinh doanh chứng khoán nhằm bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư (những người mua chứng khoán) và bảo đảm cho sự bình ổn của thị trường. Vậy là cơ quan quản lý giám sát chứng khoán của Nhà nước được thành lập.
Việc ra đời Uỷ ban chứng khoán Nhà nước của Việt Nam hiện nay là một nhu cầu hợp lý. Bởi lẽ trên thị trường tài chính của Việt Nam hiện nay đã xuất hiện nhiều loại chứng khoán. Và điều đáng nói là có một số loại chứng khoán phát hành ra công chúng chủ yếu là do nhu cầu vốn đầu tư chưa dựa trên những căn cứ tiêu chuẩn chuẩn mực và chưa được quyết định bởi một cơ quan quản lý thống nhất. Uỷ ban chứng khoán Nhà nước Việt Nam lúc này không đơn giản chỉ là một cơ quan quản lý như các nước, mà nhiệm vụ quan trọng và nặng nề hơn của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước của Việt Nam lúc này là tổ chức và xây dựng.
Uỷ ban chứng khoán Nhà nưứoc có nhiệm vụ tổ chức đào tạo, tuyên truyền và hướng dẫn, phổ cập hoá tri thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho công chúng, trước hết là các nhà quản trị doanh nghiệp và người đầu tư. Ngoài ra Uỷ ban chứng khoán Nhà nước còn phải xây dựng được hệ thống chủ trương, chính sách, biện pháp để tạo ra được một khối lượng chứng khoán có chất lượng trong thời kỳ đầu để làm “đà” cho sự phát triển sau đó.
Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định (Nghị định 75/CP ngày 28/11/1996) thành lập Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, trực thuộc Chính phủ với cơ chế tổ chức vừa có tính độc lập, vừa có mối liên hệ “trách nhiệm” của các ngành liên quan: “Uỷ ban chứng khoán Nhà nước có chủ tịch, các phó chủ tịch và các Uỷ viên kiêm nhiệm cấp thứ trưởng các Bộ: “Tài chính Tư pháp, kế hoạch và đầu tư và Ngân hàng Nhà nước”.
Uỷ ban chứng khoán Nhà nước có văn phòng đặt tại Hà Nội và có một cơ quan đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh, nơi có sở giao dịch chứng khoán.
Chủ tịch
các phó Chủ tịch
Các uỷ viên kiêm nhiệm
1. Thứ trửơng Bộ Kế hoạch
1. Thứ trửơng Bộ tài chính
1. Phó thống đốc NHNN
1. Thứ trưởng Bộ tư pháp
Các cơ quan đại diện tại
Tp. HCM
Sở giao dịch chứng khoán
TP. HCM
Văn phòng
Vụ phát triển thị trường CK
Vụ quản lý phát hành CK
Vụ quản lý phát hành
chứng khoán
Vụ quản lý kinh doanh chứng khoán
Vụ quan hệ quốc tế
Vụ tổ chức cán bộ và
đào tạo
Thanh tra
Mô hình 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy Uỷ ban chứng khoán Nhà nước Việt Nam.
1.2. Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, thương mại lớn nhất Việt Nam và là nơi có nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường rõ nét nhất. Việc đặt sở giao dịch chứng khoán đầu tiên của Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh là hợp lý. Sau đó, tuỳ theo sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu giao dịch chứng khoán của thị trường, có thể tổ chức một sở giao dịch thứ hai tại Hà Nội hoặc cũng có thể cả nước chỉ có một sở giao dịch với hai sàn giao dịch một ở thành phố Hồ Chí Minh và một ở Hà Nội.
Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh là một định chế tài chính đặc biệt tổ chức theo nguyên tắc thành viên nhưng sở hữu thuộc về Nhà nước, do Chính phủ thành lập ra, có tư cách pháp nhân, tự chủ về tài chính, hoạt động không vì lợi nhuận của bản thân nó. Nhiệm vụ của sở là tổ chức và phục vụ cho hoạt động giao dịch, phát hành, mua bán chứng khoán và cung cấp các dịch vụ thông tin, lưu giữ chứng khoán và thanh toán bù trừ, bảo đảm trật tự, công bằng, an toàn và hiệu quả trong giao dịch mua bán chứng khoán. Thành viên của sở là các Công ty chứng khoán, công ty tài chính chứng khoán, công ty tư vấn đầu tư chứng khoán và các ngân hàng đầu tư có giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán do Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cấp và được Hội đồng quản trị sở giao dịch chứng khoán chấp thuận.
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
2 thành viên do UBCK Nhà nước bổ nhiệm
3 thành viên được bầu từ các công ty chứng khoán thành viên
2 - 3 thành viên được chỉ định từ các công ty phát hành
P. Tổng giám đốc I
P. Tổng giám đốc II
P. Tổng giám đốc III
Phòng đăng ký và phát triển chứng khoán
Phòng tổ chức môi giới chứng khoán
Phòng áp chế và tư vấn pháp luật
Phòng Quan hệ đối ngoại
Phòng Giao dịch và giám sát giao dịch
Phòng thanh toán bù trừ và lưu giữ chứng khoán
Phòng thông tin và dịch vụ thông tin
Phòng phân tích chứng khoán
Trung tâm tin học
Phòng kế toán
Văn phòng TGĐ
Phòng tổ chức cán bộ
Phòng thanh tra và giải quyết tranh chấp
Mô hình số 3: Mô hình tổ chức sở giao dịch chứng khoán.
1.3. Trung tâm lưu giữ chứng khoán và thanh toán lưu trữ.
Trung tâm lưu giữ chứng khoán thực hiện lưu giữ chứng khoán thực hiện lưu giữ chứng khoán và thanh toán chứng khoán khi ta được phát hành ra công chúng và giao dịch trên thị trường thứ cấp. Việc quản lý lưu giữ chứng khoán đó là một bước tiến quan trọng trong công nghệ chứng khoán, tiết kiệm giấy tờ, chi phí in ấn, và quan trọng hơn là khắc phục được tình trạng chứng khoán giả giao dịch trên thị trường. Trung tâm cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu chứng khoán cho sở hữu chủ và cung cấp danh sách cổ đông, danh sách trái chủ cho cơ quan phát hành khi có yêu cầu. Giấy chứng nhận quyền sở hữu chứng khoán do trung tâm cấp có giá trị pháp lý cho giao dịch mua bán chứng khoán và để thanh toán cổ tức, lợi tức... Các thành viên của trung tâm quản lý lưu giữ chứng khoán phải đóng lệ phí thành viên hàng năm và lệ phí mỗi lần cung cấp giấy xác nhận quyền sở hữu chứng khoán, giấy xác nhận cổ đông và danh sách trái chủ. Trung tâm chỉ cung cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu chứng khoán cho sở hữu chứng khoán và cấp danh sách cổ đông, danh sách trái chủ cho đơn vị phát hành thông qua các công ty chứng khoán thành viên của trung tâm. Nghĩa là trung tâm không trực tiếp quan hệ với nhà đầu tư, với đơn vị phát hành chứng khoán.
1.4. Kiểm toán độc lập.
Kiểm toán không phải là một bộ phận thuộc cơ cấu tổ chức bộ máy trực tiếp quản lý và điều hành của thị trường chứng khoán, nhưng nó không thể thiếu được hoạt động của thị trường chứng khoán.
Thị trường chứng khoán hoạt động công khai, các doanh nghiệp muốn phát hành chứng khoán đưa ra công chúng phải công khai cáo bạch thị trường, gồm báo cáo cân đối tài chính (bản tổng kết tài sản), báo cáo thu nhập (báo cáo kết quả kinh doanh) và các tài liệu báo cáo khác về công ty có liên quan đến việc phát hành chứng khoán. Các báo cáo cân đối tài chính và báo cáo thu nhập phải thực hiện thường xuyên khi phát hành chứng khoán và quá trình chứng khoán lưu thông trên thị trường theo định kỳ 3 tháng, 6 tháng và hàng năm. Các báo cáo này chỉ có giá trị khi đã có xác nhận của một tổ chức kiểm toán độc lập được Uỷ ban chứng khoán Nhà nước chỉ định.
Kiểm toán độc lập không phải là một tổ chức thuộc bộ máy của thị trường chứng khoán và nó cũng không phải
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0978.doc