Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trường khu vực nghiên cứu

Những tác động do khai thác nói chung và khai thác khoảng sản nói riêng có tác động tới môi trường là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên mức độ và quy mô của sự tác động phụ thuộc vào loại khoáng sản, quy mô và công nghệ khai thác và đặc biệt là ý thức của con người trong khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Khu vực mỏ đá Kiện Khê có quy mô khá lớn với diện tích chiếm dụng cho các hoạt động khai thác chế biến đá và diện tích bị ảnh hưởng lớn hàng ngàn ha.

Các hoạt động này đã gây ô nhiễm môi trường không khí khu vực do bụi, tiếng ồn, khí thải. .và suy thoái môi trường sinh thái cảnh quan đồng thời tạo ra một số vấn đề tiêu cực đối với môi trường kinh tế xã hội ở địa phương.

 

doc61 trang | Chia sẻ: Huong.duong | Lượt xem: 1374 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trường khu vực nghiên cứu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ê trong bảng sau: Bảng 2.5. sản lượng trung bình của các cơ sở trong khu vực Tên cơ sở Sản phẩm Đá dằm Đá hộc Tổng Tấn % Tấn % Tấn % Công ty. đá vôi Kiện Khê 23750 20 95000 80 118,750 100 Xí nghiệp xây lắp - SXVLXD 18409 20 73636 80 92.045 100 Xí nghiệp đá Phủ Lý 6131,25 15 34743,75 85 40.875 100 Nhân dân địa phương 432000 60 288000 40 720.00 100 Tổng 480290,2 491379,75 971.670 100 Lực lượng lao động khai thác đá trong khu vực được thống kê trong bảng sau: Bảng 2.6. Lực lượng lao động khai thác trong khu vực nghiên cứu Cơ sở sản xuất Số người Lao động trực tiếp Lao động gián tiếp Công ty đá vôi Kiện Khê 117 80% 20% Xí nghiệp Xây Lắp - SXVLXD 124 85% 15% Xí nghiệp đá Phủ Lý 314 85% - Khai thác tự do -1000 -100% - Tổng 1555 - Trong khu vực có lực lượng lao động lớn cùng với hệ thống dây chuyền sản xuất liên hợp hàng năm đã tạo ra một khối lkượng sản phẩm khổng lồ. Vì vậy, mức độ tác động của hoạt động khai thác và chế biến đá tới môi trường kinh tế - xã hội, môi trường sinh thái cảnh quan, cũng như môi trường lao động là rất lớn. Chương 3 Đánh giá tác động môi trường của các hoạt động khai thác và chế biến đá Hoạt động khai thác và chế biến đá trên quy mô lớn ở khu mỏ đá vôi đã ảnh hưởng sâu sắc đến môi trường vật lý, môi trường sinh thái và môi trường kinh tế xã hội của khu vực. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác đá bao gồm: chất thải rắn, bụi và khí thải công nghiệp 3.1. các lại chất thải và khả năng gây ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường trong khai thác và nghiền sàng đá nêu trong bảng 3.1. Bảng 3.1 Các nguồn ô nhiễm môi trường do khai thác đá. TT Loại chất thải Nguồn phát sinh Đặc điểm và mức độ gây ô nhiễm (1) (2) (3) (4) 1 Bụi Khoan lỗ mìn Phạm vi phát tán hẹp, gây ô nhiễm môi trường lao động Nổ mìn phá đá Không liên tục (2 - 3 ngày 1 lần). Nồng độ bụi lớn, khả năng phát tán rộng, xa Bốc xúc đá thô Mức độ tác động không lớn, bụi thô lắng ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động Nghiền sàng Lương bụi rất lớn, có khả năng phát tán nhanh theo chiều gió. Mức độ tác động lớn, liên tục theo thời gian Vận chuyển Bụi cuốn theo do xe. Mức độ tác động lớn diện tích phát tán rộng 1 2 3 4 2 Tiếng ồn rung Khoan đá, nổ mìn Tác động chủ yếu tới người lao động trực tiếp(công nhân khoan) 3 Khí thải Hoạt động của các động cơ, ô tô VT Tác động lớn ở khai trường và dọc theo đường giao thông 4 Chất thải Rắn CN Độg cơ chạy xăng dầu, ô tô VT Mức độ tác động nhẹ tới môi trường khôngkhí do nồng độ thấp không gian phát tán rộng 5 Chất thải SH Đất phủ, đá thải Gây ô nhiễm đất xung quanh khai trường, trên bến bãi và sân công nghiệp mức độ nhẹ do được xử lý liên tục (làm đất san nền) Rác thải, nước thải Mức độ tác động nhẹ do thải phân tán,khối lượng ít Qua bảng trên, có thể thấy nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí trong khai thác đá chủ yếu là do bụi phát sinh từ các hoạt động khai thác, nghiền sàng và vận chuyển gây ra. 3.1.2. tải lượng chất thải Khối lượng chất thải của toàn khu vực được tính dựa trên sản lượng hàng năm của khu vực (bảng 2.5) và hệ số ô nhiễm tương ứng (theo WHO) 1. Chất thải rắn: - Chất thải công nghiệp Chất thải rắn công nghiệp trong khai thác và gia công đá bao gồm: + Đất, đá phong hoá, đá kẹp, đá loại. Tỷ lệ chất thải này phụ thuộc vào điều kiện địa chất của đất đa và loại sản phẩm. Theo số liệu thống kê của xí nghiệp chiếm khoảng 10% tổng sản lượng đá khai thác. + Đá mạt: dạng thải đá mạt chiếm 10% sản lượng đá đưa vào nghiền sàng. + Chất thải rắn công nghiệp hàng năm của các cơ sở thống kê ở bảng 3.2. Bảng 3.2. Chất thải rắn công nghiệp hàng năm của các cơ sở trong khu vực nghiên cứu Tên cơ sở sản xuất Sản lượng trung bình (m3/năm) Tải lượng chất thải rắn (m3/năm) Tỷ lệ chất thải Xí nghiệp xây lắp SXKD - VLXD Đá thải: 9204,5 0,1 92045 Đá mạt: 18409 0,2 Tổng: 27613,5 XN đá Phủ Lý 40875 Đá thải: 4087,5 0,1 Đá mạt: 8175 0,2 Tổng: 12262,5 Công ty đá vôi Kiện Khê 118750 Đá thải: 11875 0,1 Đá mạt: 23750 0,2 Tổng: 35625 Nhân dân địa phương Biện pháp xử lý chất thải rắn hiện nay là: Đất đá phong hoá, đá kẹp bán làm vật liệu san nền, còn đát mạt sử dụng làm vật liệu đúc gạch khôngnung, cát xây dựng.. Vì vậy tác động do đất đá thải tới môi trường không đáng kể. - Chất thải rắn sinh hoạt Chất thải sinh hoạt không tập trung ở khu vực trụ sở của các cơ sở khai thác, rác thải được thu gom và định kỳ đưa đi chôn lấp hoặc đốt, còn nước t hải, chất thải lỏng cũng được thu gom xử lý sau đó cho ngấm tự nhiên xuống đất hoặc thải ra chỗ trũng như ao hồ hoặc sông Đáy. Cho nên tác động của chúng tới môi trường khu vực là không đáng kể. 2. Tải lượng bụi Kết quả tính tải lượng bụi do khai thác và vận chuyển đá của khu vực nêu ở bảng 3.3. Hệ số ô nhiễm lấy t heo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới ( WHO) khối lượng khai thác hàng năm tính trung bình 5 năm trở lại đây Bảng 3.3. Tải lượng bụi do khai thác và vận chuyển đá TT Các dạng hoạt động Khối lượng Hệ số ô nhiễm Tải lượng bụi 1 Khoan, nổ mìn 971670 0,4 388668 2 Bốc xếp và vận chuyển 1166004 0,17 198220,68 3 Nghiền sàng 971670 0,46 446968,2 4 1033856,88 (ghi chú:) Trường hợp có tưới ẩm thường xuyên, hệ số ô nhiễm giảm một nữa 3. Khí thải: Các chất ô nhiễm trong khí thải sinh ra do vận hành các thiết bị khai thác, vận chuyển đất đá gồm bụi khói, SO2, NO2, CO2, CO, Tải lượng các chất ô nhiễm trong khi thải được tính toán như sau: Lượng đá dăm và đá hộc của 3 doanh nghiệp là: 251670 (m3/năm). Lượng đá do nhân dân khai thác là: 720000 (m3/năm). Lượng đá mạt chiếm 20% sẽ là: (251670 + 720000) x 20%= 194334 (m3/năm). Vậy tổng lượng đá khai thác trong khu vực là: 194334 + 251670 + 720000 = 4466044 (m3). Mà thể trọng trung bình của đá là 1,6 (tấn /m3). Vậy: 1166044 x 1.6 = 186506 (tấn). Giả sử trọng tải xe là 7 tấn thi số chuyến xe phải chở trong 1 năm là: 1865606: 7 = 266515 (chuyến). Quãng đường mỗi chuyến mà xe phải chạy là 20km. Tổng quãng đường mỗi chuyến đá trong 1 năme là; 266515 x 20 = 5330300 (km). Theo WHO tải lượng các khí thải trung bình của khu vực trong 1 năm như sau: Bảng 3.4. Tải lượng khí thải trung bình của khu vực trong một năm Loại khí thải Tải lượng khí thải với 100km vận chuyển (kg) Tải lượng khí thải trung bình năm của khu vực (kg) Muội khói 0,9 4797.27 SO2 4.76 25372.228 CO 18.2 97011.46 NOx 10.3 54902.09 THC 4.2 22387.26 3.2. Mức độ tác động của sản xuất đến môi trường 3.2.1. tác động tới môi trường đất Các công trường khai thác và chế biến đá ở Kiện Khê tập trung ở khối núi đá phía Tây Nam thị xã gần Núi Bùi, Thung Mơ rộng 20 và cánh Tây của khối núi xung quanh Thung Mơ (mỏ Đồng Ao) rộng 4ha (gồm cả các khu văn phòng, trạm nghiềm sàng nhưng khu vực bị ảnh hưởng do hoạt động khai thác đá có thể rộng tới hàng ngàn ha). Những tác động chính của quá trình khai thác và nghiền sang đá đến môi trường đất là: - Làm thay đổi địa hình tự nhiên và thay đổi mặt bằng khu vực. - Chiếm dụng lâu dài diện tích núi đá, sử dụng vào mục đích sản xuất đá. - Đổ thải gây ô nhiễm môi trường đất xung quanh khai trường. Địa hình khu vực Núi Bùi trước 1956 là các khối đá vôi có độ cao vài trăm mét nổi lên giữa đồng bằng. Trên diện tích đã khai thác xong được đang sử dụng làm sân bãi và trạm nghiền sàng. Trên thực tế, một khối lương jlớn đá đã và đang được chi chuyển khỏi vị trí cân bằng tự nhiên của nó. Trong tương lai, cả một vùng rộng lớn trở thành khoảng trống. Với tốc độ khai thác hiện nay, sản lượng trung bình hàng năm của cả khu vực là 1166004 m3 và chiều cao của núi đá trung bình là 150 m thì cứ 10 năm khai thác sẽ làm biến mất 46640160m3 diện tích núi đá. Khối lượng các chất thải rắn tuy lớn nhưng được sử dụng hầu hết làm vật liêu san nền nên tác động tới môi trường đất là khống đáng kể. Những thay đổi về địa hình cảnh quan do khai thác đá ở khu vực này với sự biến mất dần của các núi đá là rất rõ rệt mặc dù chưa có những số liệu cụ thể và tất yếu ảnh hưởng tới điều kiện vi khí hậu của vùng núi Kiện Khê và các khu vực lân cận, vì cùng với nó là sự thay đổi về hướng và tốc độ gió, cơ cấu dòng chảy, điều kiện tập trung nước, độ ẩm, nhiệt độ không khí, lượng bốc hơi, lớp phủ thực vật. 3.2.2. tác động đến môi trường nước Sự vắng mặt dần của các khối đá vôi trong khu vực có ảnh hưởng tới nguồn nước trong khu vực. Khi các khối núi dần dần bị khai thác hết, nước mưa nhanh chóng chảy tràn mặt đất và thoát t heo các dòng chảy khu vực ra sông Đáy. Lượng nước cònlại trong các hồ nước (do khai thác đá tạo nên) không lớn, một phần bị bay hơi vào mùa khô cũng làm thay đổi cân bằng nước khu vực. Thêm vào đó là những biến đội về thành phần hoá học nước do tăng quá trình hoà tan các khoáng vật trong đất đá. Sự thay đổi về môi trường nước còn dẫn đến những thay đổi về hệ sinh thái khu vực. 1. Tình hình sử dụng nước của khu vực Như trong phần 2.1. đã trình bày, các nguồn nước ở khu vực mỏ đá gồm có nước mặt và nước dưới đất. Nước sử dụng chủ yếu vào các mục đích sau: - Nước mặt sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt. - Nước mưa và nước ngầm sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt Quá trình sản xuất đá sử dụng rất ít nước, và hầu như không có nước thải. 2. Tác động đến môi trường nước do quá trình khai thác đá: Các kết quả nghiên cứu từ các báo cáo đánh giá tác động đến môi trường cho thấy có những tác động chính sau đây: - Thay đổi diện tích phân bố và dòng chảy của nước mặt, nước ngầm do khai thác đá làm thay đổi địa hình và mặt bằng công nghiệp: Khu vực này trước đây là núi đá với các dòng suối nhỏ đóng vai trò thoát nước mưa ra sông Đáy Sau thời gian khai thác đá, một số khối núi bị san phẳng và đã tạo nên nhiều hố khai thác sâu, làm biến đổi địa hình, dẫn tới làm thay đổi diện tích tập trung nước, làm tăng nguồn nước mặt dự trữ, lượng bốc hơi, độ ẩm không khí và hướng dòng chảy của dòng mặt. - Làm biến đổi một số chỉ tiêu hoá - lý và vi sinh của nước mặt và nước dưới đất: việc khai thác, đập, nghiên cứu đá làm tăng khả năng hoà tan của đá vôi, có thể làm biến đổi một số chỉ tiêu về t hành phần hoá học của nước ở các hồ, suối gần khu khai thác và sản xuất (Tổng khoáng hoá, độ cứng, và anion CO3HCO3) Kết quả phân tích thành phần hoá học nước nêu trong bảng 3.5. cho thấy những tác động biến đổi thành phần hoá lý của nước do khai thác đá là không đáng kể. Bảng 3.5. Thành phần hoá học nước mặt khu vực Châu Sơn Kiện Khê. Chỉ tiêu Đơn vị tính Nước mặt khu La Mát Nước hồ khu dân KT đá Nước sông Đáy Nước ao nhà thờ La Mát (1) (2) (3) (4) (5) (6) pH mg 8,1 7,88 7,15 7,27 SS Mg 9,0 10,0 17,0 33,0 Ca++ Mg 18,35 18,35 7,82 18,34 Mn++ Mg 0,007 0,01 0,05 0,075 Na+ + K+ Mg 2,17 4,3 7,05 10,43 Fe++ Mg 0,236 0,073 0,32 0,925 Cl- Mg 4,26 6,248 7,952 7,579 HCO3 Mg 75,39 54,83 0 6,85 SO4 8,93 12,09 8,72 4,70 S kh. Hoá 248 160 191 226 Độ cứng TP 0,250 0,21 0,12 0,18 Độ cứng VV 0,110 0,08 0 0,01 Độ cứng TT 0,140 0,13 0,12 0,17 Mẫu nước do Trung tâm TCĐLCL 1 - Hà Nội phân tích. 3.2.3. Tác động tới môi trường không khí: 1. Trong khu vực khai thác đá: Trong quá trình khai thác đá, lượng bụi chủ yếu được tạo ra từ các khâu nổ mìn, bốc xúc và vận chuyển. + Bụi do khoan lỗ mìn. Khoan lỗ nổ mìn được thực hiện bằng búa khoan, tạo ra một lượng bụi phát tán ra xung quanh lỗ khoan. Do bụi đã có tỷ trọng nên thường chỉ gây tác động trong vòng bán kính 3 - 5m đối với công nhân thao tác máy. Trong trường hợp không có chụp cản bịu lắp vào cần khoan và bản thân công nhân khoan không sử dụng khẩu trang trong lúc thao tác máy trong suốt thời gian khoan, bụi có thể gây nên những tác hại đáng kể đến người công nhân. + Tác động của bụi khi nổ mìn: Bụi do nổ mìn tồn tại trong vài chục phút sau khi nổ, tuỳ thuộc vào tốc độ gió ở thời điểm nổ mìn và có thể phát tán trên một diện tích rộng. Theo kết quả đo đạc được thực hiện ngay sau khi nổ mìn (bảng 3.6) cho thấy nồng độ bụi sau nổ mìn, vượt quá TCCP nhiều lần trong khoảng 1.000m tính từ vị trí nổ mìn theo chiều gió. Bảng 3.6. kết quả đo hàm lượng bụi phát tán khi nổ mìn (Lượng thuốc nổ 90kg) Khoảng cách(m) 200 300 500 1000 Hàm lượng bụi (mg/m3) >20,00 16,79 11,78 3,0 Quá trình phát tán bụi phụ thuộc vào các yếu tố sau: chiều cao nổ: lượng thuốc nổ, điều kiện về thời tiết lúc phát nổ như tốc độ gió, hướng gió. Bụi nổ mìn ở khu vực khai thác Núi Bùi có khả năng phát tán bụi rất lớn, có thể lan toả đến khu vực xung quanh đường QUảN Lí 21A theo chiều gió Đông Bắc. + Tác động của bụi do vận chuyển đất đá: Lượng xe vận chuyển trên đường rất lớn. Theo số liệu đo đếm tại hiện trường, trung bình có khoảng 192 xe tải và 45 xe công nông qua lại khu vực Kiện Khê để chuyên chở đá. Mật độ xe qua lại ở khu vực này, còn cao hơn cả trên QL 1A. Vì vậy mặc dù từ năm 1995, một số đường lớn trong khu vực và đường giao thông mỏ đã được cải tạo, nâng cấp và nhựa hoá, nhưng nồng độ bụi phát tán do giao thông vẫn cao và liên tục Các nguồn gây bụi giao thông gồm: bụi phát tán từ thùng xe chở sản phẩm, đặc biệt là các xe không được che bạt chống phát tán bụi, bụi do xe chạy cuốn theo: bụi bổ sung từ các nguồn khác do gió Trong thực tế, do hướng gió chủ đạo giữa các mùa và vận tốc gió khác nhau, đặc điểm địa hình khu vực, nên mức độ phát tán bụi theo thời gian và không gian cũng khác nhau. Về mùa khô, có hướng gió chủ đạo là ĐB - TN, vì vậy bụi do vận chuyển đá gây tác động chủ yếu tới môi trường khu vực dân cư ở Thôn La Mát, nằm cách khu vực mỏ đá 300m về phía TN. Ngược lại ,về mùa mưa, hướng gió chính theo hướng ĐN - TB, lượng mưa lớn, độ ẩm cao nên tác động của bụi đến môi trường giảm đáng kể: các khu dân cư ở phía TB nằm xa khu khai thác (cách hơn 1000m) nên tác động của bụi đến cộng đồng dân cư là không đáng kể. Các số liệu đo hàm lượng bụi ở khu vực khai thác trong bảng 3 - 9 và 3 - 10 cho thấy: Bụi chủ yếu chỉ ảnh hưởng tới những người lao động trực tiếp trong khu vực khai thác. Lượng bụi phát tán ra xung quanh khu mỏ ở khoảng cách vài trăm mét thường thấp hơn TCCP. Trên đường vận chuyển, lượng bụi do giao thông thường xuyên vượt quá TCCP vài lần. Bụi giao thông không những ảnh hưởng trong khu công nghiệp mà còn gây tác động tới dân cư trong vùng, đặc biệt là dân cư nằm sát 2 bên đường trong khoảng 300 - 500m. - Tác động của tiếng ồn. Tiếng ồn chủ yếu sinh ra do các hoạt động sau: + Hoạt động của khoan đá, nổ mìn. _ Hoạt động của các loại động cơ có công suất lớn như máy xúc, máy gạt, máy ủi.. hệ thống nghiền sàng liên hợp, các máy nghiền mini. + Bốc xúc, vận chuyển đá bằng cơ giới. + Từ các khu khai thác lân cận. Giá trị trung bình và thường xuyên về tiếng ồn trên đương vận tải khu vực từ 70 - 92 dba. Lúc nổ mìn, tiếng nổ tức thời tại khai trường đạt tới trên 100 dba. Các số đo về tiếng ồn ở khu vực khai thác đá (bảng 3 - 9) hầu hết đều nằm trong TCCP đối với môi trường công nghiệp. 2. Tác động môi trường do quá trình nghiên sàng đá: - Tác động của bụi Công nghệ gia công đá gồm đập, xay, nghiền, sàng phân cấp, đổ đống, xúc bốc sản phẩm. Quá trình sản xuất đá đã phá vỡ cấu trúc của đá và tạo ra một lượng hạt đá nhỏ từ vài um đến dưới 1um (bụi lơ lửng) có khả năng phát tán trong khí gây ô nhiễm môi trường. Kết quả khảo sát và đo đạc thực tế về nồng độ bụi ở các khu vực đặt trại nghiền sàng đá ( bảng 3.7) cho thấy. + Khi lặng gió, lượng bụi tập trung chủ yếu ở khu vực sản xuất, gây ô nhiễm nặng diện tích có bán kính 80 - 100m2. chủ yếu tác động gây ô nhiễm môi trường lao động. Khi có gió, nhất là vào mùa khô, gió ĐB tới cấp 2 -3 lượng bụi đá này có thể phát tán ra xa theo gió tới 200 - 300 m và gây ô nhiễm khu vực đường 21A, khu văn phòng các xí nghiệp và thôn La Mát. + Cần nhấn mạnh rằng, các cơ sở chế biến đá trong vùng cùng hoạt động một lúc. Vì vậy, không khí vực này bị ô nhiễm rất nặng. - Tác động của tiếng ồn. Các động cơ, các thiết bị nghiền sàng đá, ô tô, máy xúc hoạt động trong khu vực trạm nghiền sàng đá đã gây ra mức ồn cao thường xuyên trong khu vữc. Giá trị tiếng ồn đo được thường giao động từ80 - 110 dba. ở khu vực xa đường giao thông và khu sản xuất thường ở vào khoảng 75 89 dba ( (bảng 3.7). Mức ồn cao thường xuyên có tác động tới sức khoẻ người lao động và nhân dân trong vùng với các biểu hiện sau: + Gây hiện tượng mệt mỏi, căng thẳng thần kinh, khó chịu thường xuyên đối với người lao động. + Gây mất tập trung đối với người qua đường, nên tai nạn ô tô tăng cao. Nguyên nhân gây ô nhiễm tiếng ồn chính trong khu vực này là hoạt động của quá trình nhều phương tiện giao thông như các loại xe công nông và các loại xe có trọng tải lớn, không còn đủ tiêu chuẩn vận hành. Bảng 3.7. Hàm lượng bụi và tiếng ồn ở khu vực Kiện Khê TT Vị trí đo Bụi (mg/m3) Tiếng ồn Ghi chú Ngoài đồng xã Châu Sơn 1,2 75 Cách cầu Độ Xá 200m 1,2 70 - 85 Đối diện trạm bơm Châu Sơn 1,2 85 - 92 Cổng nhà máy xi măng Kiện Khê 0,64 85 - 90 Không có xe qua Ngã ba rẽ đi Đồng Ao 0,4 75 Đối diện chợ Châu Sơn 4,68 80 - 95 Cổng trạm nghiền nhà máy XLSKD VLXD 4,5 85 - 92 Khu dân cư 0,28 - 0,3 85 - 92 Công cảng Kiện Khê Cổng cảng Kiện Khê 1,9 4 80 90 Khu vực trạm nghiền sàng đá Cách trạm 20m Cách trạm 30m Cách trạm 50m Cách trạm 100m 8,73 6,02 3,78 2,40 85 - 90 83- 87 77 - 80 72 - 75 Tây núi Bùi Cách máy nghiền 10m Cách máy nghiền 80m Cách máy nghiền 10m Cách máy nghiền 10m 5,58 3,96 2,07 7,2 85 - 90 80 - 82 80 - 82 Đông Ao Cách máy khoan 15m Lúc máy khoan không làm việc Chung toàn khu Cách máy nghiền đá 5m Cách máy nghiền đá 50m Cách máy nghiền đá 100m Cách máy nghiền đá 200m 288 0,54 1,08 8,7 6,3 4,23 2,8 80-82 75 - 85 75 - 80 75 - 80 75 - 80 75 - 80 Theo gió Theo gió - Tác động của khí thải Khí thải do khai thác và chế biến đá là các l oại khí CO, CO2, SO2.. chủ yếu do đốt cháy xăng, dầu của các động cơ, phương tiện vận tải cơ giới và một phần nhỏ do nổ mìn, chú ý rằng trong khu vực có rất nhiều xe công nông và xe chạy dầu hoạt động. Tải lượng khí thải phát tán môi trường rất lớn (bảng 3.3.) Nhưng ở hiện trường do điều kiện phát tán lớn nên nồng độ các chất độc hại đo được ở hiện trường không cao. Lượng khí thải phát tán do nổ mìn nhanh chóng phát tán vào môi trường, trong không gian rộng. Nhìn chung, lượng khí thải trong không khí ở khu vực này cao hơn các khu vực khác, nhưng còn nằm trong giới hạn cho phép đối với khu công nghiệp, chưa ảnh hưởng tới khu vực dân cư. Đối với các khu vực dân cư mới nằm sát đường, tác động của khí thải là đáng kể và không thể tránh khỏi, vì vậy địa phương cần có những điều chỉnh và quy định rõ ràng về quy hoạch đất ở trong vùng sản xuất công nghiệp này để bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân. Việc khai thác và sản xuất đá trong khu vực đã gây ra những ảnh hưởng lớn tới môi trường vật lý khu vực trong đó môi trường không khí chịu tác động mạnh mẽ của bụi, tiếng ồn và khí thải, đặc biệt là đối với khu dân cư ở sát đường giao thông, khu vực khai trường, khu vực nghiền sàng đá. Các nguồn ô nhiễm này do nhiều cơ sở lớn và hơn 100 tổ hợp tư nhân cùng tham gia khai thác và vận chuyển đá gây ra. 3.3. Tác động môi trường sinh thái - cảnh quan Cũng như đối với môi trường đất, môi trường sinh thái- cảnh quan là một trong những thành phần môi trường bị tác động nặng do khai thác đá. Tuy nhiên, không thể xem xét tác động môi trường sinh thái cảnh quan do riêng đơn vị nào gây ra mà phải xem xét tổng thể do hoạt động của các đơnvị khác cùng đóng trên địa bàn. Hoạt động khai thác đá liên tục của nhiều cơ sở sản xuất đá trong nhiều năm qua đã làm thay đổi đáng kể địa hình và sinh thái cảnh quan khu vực. Có 2 khối núi đá vôi lớn đã bịn biến mất hoàn toàn. Các khối núi khác đang bị phá huỷ, với tốc độ nhanh. Ước tính trong khoảng 50 năm tới, các khối núi đá ở đây có thể bị biến động đáng kể hoặc san phẳng, và điều đó tất yếu dẫn đến những thay đổi về vị khí hậu, sinh thái - cảnh quan khu vực. Nhưng tác động của việc sản xuất đá tới môi trường sinh thái - cảnh quan bao gồm: - Phá huỷ địa hình, xâm hại cảnh quan núi đá vôi trên 1 phạm vi rộng lớn hàng ngàn ha. - Làm biến đổi hệ sinh thái núi đá vô do sự thay đổi về hình dạng địa hình, nguồn nước và điều kiện vi khí hậu của khu vực. Trên diện tích này hầu như không có hoạt động kinh tế nào khác ngoài khai thác và nghiền sàng đá. Hầu hết lớp phủ thực vật trong khu vực đang dần dần bị phá huỷ đến hết và đồng thời với nó là một hệ sinh thái và cảnh quan mới được hình thành với sự chuyển đổi từ điều kiện rừng núi sang điều kiện đồng bằng, thung lũng. Hệ động, thực vật của núi đá được thay thế bằng các sinh vật thuỷ sinh trong các hồ nước mới tạo thành. Những biến đổi này, tuy chậm chạp nhưng là nghiêm trọng và khó khắc phục. Hiện nay, đi trên QL 1A không còn nhìn thấy cảnh quan của các khối núi đá vôi với lớp phủ thực vật đặc trưng của nó, mà thay vào đó là những khoảng trống đang bị hoang hoá hoặc các sờn núi đang bị phá huỷ nham nhở với quy mô ngày càng rộng và tốc độ ngày càng nhanh. Đây là một sự đánh đổi đắt giá giữa mục tiêu kinh tế với cảnh quan môi trường. Nxx cảnh quan núi đá sẽ mất đi vĩnh viễn, không thể tái tạo. 3.4. Tác động môi trường kinh tế xã hội Một trong những tác động môi trường đáng lưu ý ở các khu vực khai thác và chế biến khoáng sản là môi trường kinh tế xã hội. Sự xuất hiện, tồn tại và phát triển các hoạt động khoáng sản dẫn tới những biến đổi đáng kể trong cơcấu kinh tế xã hội như: dân số lao động, thị trường khoáng sản, an ninh Trong đó có những tác động tích cực và tác động tiêu cực. ở khu vực Kiện Khê nói chúng và ở các mỏ đá nói riêng, thực trạng môi trường kinh tế xã hội bị tác động cụ thể như sau: 3.4.1. thay đổi cơ cấu lao động địa phương Trước khi có mỏ đá, lực lượng lao động địa phương chủ yếu làm nghề nông, thu nhập chính dựa vào sản lượng nông nghiệp hàng năm, mức sống thấp, thu nhập bình quân đầu người quy ra thóc chỉ khoảng 80 - 100kg/ tháng (theo báo cáo ĐTM ở Châu Sơn - Kim Bảng - Hà Nam của xí nghiệp đá Phủ Lý). Trước những 1970, nhu cầu về đá chưa lớn, số lao động địa phương tham gia khai thác đá chỉ chiếm khoảng 2 - 3% lao động. Từ 1970 - 1980 trở lại đây, cùng với nhu cầu nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng, đá vối trở thành một khoáng sản thiết yếu dùng để sản xuất VLXD như: sản xuất xi măng, nung vôi, đá giao thông, đá xây dựng.. .vì vậy, thị trường đá vôi ngày càng trở nên sôi động. Thêm vào đó, chính sách mở cửa đối với các hoạt động kinh tế của Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia tích cực trong việc khai thác và chế biến đá. Số người lao động tham gia khai thác đá vôi ở địa phương ngày càng tăng, từ 10 - 20% vào cuối những năm 1970, đến nay có trên 80% số hộ gia đình địa phương có người tham gia khai thác, chế biến đá. Với đặc điểm đồng trũng, diện tích nông nghiệp chia theo đầu người không cao, mỗi năm chỉ có một vụ lúa, thu nhập thấp, nhân dân địa phương đã chuyển đổi sang nghề sản xuất đá vôi với nhiều hình thức khác nhau. Hầu hết hệ thống thiết bị của quốc doanh không thể hoạt động hết công suất thiết kế mà phải sản xuất cầm chừng theo lượng bán ra. Còn khu vực khai thác của tư nhân thì làm không kịp bán. Thực trạng này đã kéo dài từ nhiều năm nay, khiến cho một số Công ty đang đứng trước nguy cơ phải đóng cửa vì lỗ vốn. Đối với hình thức cai thầu: các cai thầu bỏ vốn, đầu tư cho một số cá nhân mua máy, thuê người làm và bán sản phẩm cho nhà thầu, trừ dần vào vốn đầu tư. Giá bán ra từ khu vực này bằng 3/4 gĩưa các xí nghiệp quốc doanh bán ra và do nhà thầu điều chỉnh. Vì vậy, các cơ sở quốc doanh luôn phải đứng trước một khó khăn lón về tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay trong vùng đá vôi Kiện Khê có tới trên 100 máy nghiền đã mini, hoạt động trung bình 15giờ/ ngày. Theo tính toán, lực lượng lao động này có khoảng hơn 1000 người, sản lượng trung bình đạt trên 2.000 tấn đá thành phẩm trong một ngày. Nghề khai thác đá từ nhiều năm nay thực sự đã góp phần nâng cao mức sống của nhân dân trong vùng. Mặc dù lao động nặng nhọc, nhưng t hu nhập bình quân đầu người có thể đạt 200 - 300 ngàn đồng/ tháng, gấp nhiều lần so với sản xuất nông nghiệp. 3.4.2. gia tăng dân số cơ học Sự có mặt của các cơ sở khai thác và chế biến đá trong khu vực trong nhiều năm nay đã góp phần làm tăng dân số của địa phương, đó là số cán bộ công nhân viên từ nơi khác đến làm việc, một số thân nhân, họ hàng của công nhân mỏ cũng di cư tới để làm nghề khai thác đá. Sau nhiều năm sinh sống ở mỏ con số này lên tới hàng ngàn người. Sự gia tăng dân số tất yếu dẫn đến những nhu cầu về y tế, giáo dục, kinh tế, xã hội mà không thể đáp ứng được trong một thời gian ngắn. 3.4.3. phát triển các ngành dịch vụ Liên quan tới sự gia tăng dân số là một loạt các ngành dịch vụ phát triển. Đó là các nghề sửa chữa máy móc, phương tiện giao thông; buôn bán nhỏ; các dịch vụ về văn hoá, sinh hoạt như băng hình, tạp hoá, may mặc, ăn uống. Các ngành dịch vụ này góp phần đáng kể vào việc nâng cao mức sống của nhân dân, giải quyết một phần nhu cầu về việc làm của người lao động. Tuy nhiên cũng cần lưu ý tới mặt trái c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5521.doc
Tài liệu liên quan