Penicillin được lấy từmột sốnấm sợi Penicillum rotatumvà
Penicillum crysogenum. Có nhiều loại penicillin (F, G, X, K), trong đó
penicillin G là tốt nhất. Các dạng penicillin vềthực chất khác nhau ởcấu
trúc nhóm bên còn nhóm chức tác dụng diệt khuẩn đều là vòng beta-lactam. Các dạng khác nhau có tính chất vật lý, hóa học khác nhau, do đó
tính diệt khuẩn, tính tiện dụng, bảo quản và khảnăng duy trì nồng độ điều
trịtrong cơthểkhác nhau. Ởliều thấp penicillin kìm hãm vi khuẩn, liều
cao làm dung giải vi khuẩn. Tác dụng tốt đối với các vi khuẩn Gram dương
(liên cầu khuẩn, tụcầu khuẩn, vi khuẩn uốn ván, đóng dấu lợn, nhiệt
thán,.). Tuy nhiên chất kháng sinh này có tác dụng yếu đối với vi khuẩn
tụhuyết trùng và không có tác dụng đối với vi khuẩn lao, sẩy thai truyền
nhiễm (các Brucella), phó thương hàn và các virut. Khi tiêm vào bắp thịt,
penicillin G thấm rất nhanh vào máu, duy trì lâu được hàng giờtrong các
tổchức, tuy nhiên khó thấm vào các khớp, màng phổi, màng tim, phúc
mạc, không thấm vào dịch não - tủy, hầu hết bài tiết qua thận. Trong khi
đó, penicillin V nhờtính thấm tốt qua niêm mạc ruột và đềkháng với axit
dạdày nên có thể
29 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2980 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Điều trị bệnh truyền nhiễm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác
chất kháng sinh diệt khuẩn vào kỳ đầu của bệnh, sau đó sử dụng các chất
kháng sinh chế khuẩn. Các thuốc kháng sinh diệt khuẩn như penicillin và
10
dẫn xuất, oxacyclin, ampicillin, carbenicillin, xeporin, gentamycin,
ristomycin,... Các thuốc kháng sinh chế khuẩn bao gồm erythromycin,
oleandomycin, lincomycin, furidin, tetracyclin, morfocyclin, levomycetin
(chloramphenicol),...
Phân loại theo cơ chế tác động: nghĩa là xác định chính xác phần
gen chịu tác động hoặc khâu nào đó trong quá trình chuyển hóa của tế bào
vi khuẩn chịu tác động. Theo cách này có thể chia các chất kháng sinh
thành 4 nhóm:
- Các chất kháng sinh kìm hãm tổng hợp vách tế bào vi khuẩn:
penicillin, bacitracin, vancomycin,...
- Các chất kháng sinh làm tăng thẩm thấu màng tế bào chất:
streptomycin, polymyxin,... Hai nhóm trên có hiệu quả diệt khuẩn.
- Các chất kháng sinh kìm hãm tổng hợp protein: chủ yếu gồm các
chất kháng sinh tác động lên ribosom (chủ yếu) hoặc kìm hãm sự tổng hợp
ARN. Thuộc nhóm này có chloramphenicol, streptomycin, kanamycin,
tetracyclin,...
- Các chất kháng sinh tác động lên di truyền: là những chất có tính
ái lực cao đối với ADN hai sợi và ngăn trở quá trình tách đôi của chuỗi
xoắn kép hoặc phong tỏa hệ thống enzym tham gia quá trình tổng hợp
ADN. Ví dụ, actinomycin, novobiocin,... Hai nhóm sau có hiệu quả chế
khuẩn.
Phân loại theo họ: Cách sắp xếp này được coi là hợp lý hơn cả. Các
chất kháng sinh tùy thuộc chủ yếu vào bản chất hóa học được chia thành
các họ khác nhau.
- Họ aminosid: gồm streptomycin, kanamycin, gentamycin,
neomycin, framycetin, paromycin.
- Họ tetracyclin: gồm tetracyclin, oxytetracyclin, chlortetracyclin,
domycyclin, dimethylchlortetracyclin,...
- Nhóm các chloramphenicol: chloramphenicol (chlorocid,
levomycetin), thiamphenicol, synthomycin, eulevomycin,... được sản xuất
chủ yếu bằng con đường hóa tổng hợp, ngày nay chloramphenicol cấm
dùng trong thủy sản và thú y vì vấn đề dư lượng kháng sinh gây hại cho
sức khỏe người tiêu dùng (tuy vẫn sử dụng trong nhân y).
- Các sulfamid: là họ gồm nhiều hợp chất khác nhau, những chất
ban đầu có hoạt phổ rộng nhưng càng ngày càng phát hiện ra những chất
có hoạt phổ hẹp.
11
- Các nitrofuran: furagin, furazolidon,... Các chất này gần đây bị
cấm sử dụng trong thú y vì dư lượng của chúng trong thực phẩm gây tác
hại đối với sức khỏe người tiêu dùng.
- Họ beta-lactam gồm một số nhóm, như sau:
Nhóm penicillin G (benzylpenicillin) và các phân tử gần gũi là
những chất có tác dụng lên vi khuẩn Gram dương và dễ bị phân hủy bởi
enzym penicillinaza do các vi khuẩn tiết ra.
Nhóm methicillin - oxacillin và dẫn xuất là những chất có cấu trúc
phân tử gần giống các penicillin nêu trên nhưng không bị penicillinaza
phân hủy.
Ampicillin là dẫn xuất penicillin có hoạt phổ rộng, tác động lên tất
cả các vi khuẩn Gram dương. Cũng giống penicillin chất kháng sinh này
cũng bị một số penicllinaza phân hủy.
Cephalosporin có chung ba nhóm nhân beta-lactam, có hoạt phổ
rộng như penicillin nhưng ít nhạy cảm với các penicillinaza.
- Các dẫn xuất của axit izonicotinic: izoniazid (rimifon),
etionamid,... Hoạt phổ hẹp (hoạt phổ chọn lọc) và có tác động lên các
Mycobacterium.
- Họ các macrolid có tác động lên các vi khuẩn Gram dương và một
số vi khuẩn Gram âm thuộc họ Parvobacteriaceae (họ cũ, gồm
Pasteurella, Brucella, Bordetella, Francisella, Malleomyces
(Burkholderia)). Họ này gồm erythromycin, oleandomycin, spiramycin,
lincomycin, katazamycin,...
- Họ các synergistin gồm pristinamycin, verginiamycin,...
- Họ các polymyxin gồm các chất có cấu trúc hóa học là polypeptid
vòng, thường chỉ tác động lên vi khuẩn Gram âm: colistin, polymyxin,...
- Nhóm các chất tác động lên vi khuẩn Gram dương có bản chất
hóa học khác nhau: bacitracin, novobiocin, axit furidic, vancomycin,
rifamycin SV,...
- Nhóm các chất kháng sinh chỉ tác động lên vi khuẩn Gram âm:
axit nalidixic,...
- Các chất kháng sinh chống nấm: gồm nhiều loại, có bản chất hóa
học khác nhau (xem kháng sinh chống nấm), thường dùng nistatin,
griseofulvin, các azol.
3.2. Hoạt phổ của các loại chất kháng sinh
12
Tác động của các thuốc kháng sinh có tính chọn lọc hay có tính đặc
hiệu, cũng nhờ vậy mà chúng có tính độc thấp đối với động vật trong khi
tác động mạnh đến những loại vi sinh vật nhất định. Thuốc kháng sinh có
tính đặc hiệu nghĩa là nó có tác dụng ngăn cản sự sinh sản hoặc tiêu diệt vi
khuẩn nhóm này mà không có tác dụng đối với vi khuẩn nhóm khác. Tính
đặc hiệu của một thuốc kháng sinh càng cao thì hoạt phổ của nó càng hẹp.
Hoạt phổ của một chất kháng sinh được hiểu là tỷ lệ giữa các vi khuẩn mẫn
cảm với chất kháng sinh đó so với toàn bộ giới vi khuẩn hay vi sinh vật.
Các kháng sinh hoạt phổ rộng có tác dụng đối với cả vi khuẩn Gram âm
lẫn vi khuẩn Gram dương, trong khi các kháng sinh có hoạt phổ hẹp chỉ tác
động lên một số ít nhóm vi khuẩn. Chất kháng sinh có hoạt phổ càng rộng
thì thường có độc tính càng cao đối với động vật do tính chọn lọc thấp.
Nhờ độc tính chọn lọc thuốc kháng sinh có tính độc đối với vi khuẩn (vi
sinh vật) mà không có tính độc đối với động vật và đây là điểm khác biệt
cơ bản với các chất sát trùng (có tính độc với cả hai phía và tác động toàn
bộ). Bảng dưới đây nêu hoạt phổ của một số kháng sinh đối với các vi
khuẩn mầm bệnh cảm nhiễm tiêu biểu ở gia súc, gia cầm.
13
Bảng: Hoạt phổ của một số kháng sinh chủ yếu đối với một số vi khuẩn mầm bệnh tiêu biểu ở gia súc, gia cầm
Mầm bệnh
Hóa dược
S
t
a
p
h
y
l
o
c
o
c
c
u
s
S
t
r
e
p
t
o
c
o
c
c
u
s
E
r
y
s
i
p
e
l
o
t
h
r
i
x
C
o
r
y
n
e
b
a
c
t
e
r
i
u
m
C
l
o
s
t
r
i
d
i
u
m
t
e
t
a
n
i
B
a
c
i
l
l
u
s
a
n
t
h
r
a
c
i
s
P
a
s
t
e
u
r
e
l
l
a
B
o
r
d
e
t
e
l
l
a
A
c
t
i
n
o
b
a
c
i
l
l
u
s
H
a
e
m
o
p
h
i
l
u
s
E
s
c
h
e
r
i
c
h
i
a
c
o
l
i
S
a
l
m
o
n
e
l
l
a
K
l
e
b
s
i
e
l
l
a
P
r
o
t
e
u
s
P
s
e
u
d
o
m
o
n
a
s
p
y
o
g
e
n
e
s
L
e
p
t
o
s
p
i
r
a
S
e
r
p
u
l
i
n
a
N
ấ
m
M
y
c
o
p
l
a
s
m
a
R
i
c
k
e
t
t
s
i
a
C
h
l
a
m
y
d
i
a
Các chất kháng sinh (nghĩa hẹp)
Nhóm penicillin
Penicillin G 2 2 2 2 2 2 1 1 1 2
Benzyl penicillin procain 2 2 2 2 2 2 1 1 2
Dichloxysacillin 1 1 1
Nafcillin 1 1 1
Ampicillin 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 2 1 2
Amoxicillin 1 1 1 1 1 1
Mesilinam 1 2
Aspoxicillin 1 1
Nhóm cephalosporin
Cephalonium 1 1 1 1 1 2
Cephazolin 1 1 1 1 1 2
Cefloxim 1 1 1 1 1 2
Linkomycin 1 1
14
Colistin 1 1 2 1 1 2
Nhóm aminoglycosid(e)
Streptomycin 1 1 1 1 1 1 1 1 2
Dihydrostreptomycin 1 1 1 1 1 1 1 1 2
Kanamycin 1 1 1 1 1 2 1 2 2 1
Fladiomycin 1 1 1 1 1 1
Gentamycin 1 2 1 1 1 2
Spectinomyci n 1 1 1
Aplamyc in 1
Nhóm macrolid(e)
Erythromycin 1 1 1 1 1 1 1 2 1 1
Oleandomycin 1 1 1 1 1 1 1 2 1 1
Kitasamycin 1 1 1 1 1 1 1 2 1 1
Mypolamycin 1 1 1 1 1 1 1 2 1 1
Spiramycin 1 1 1 1 1 1 1 2 1 1
Tylosin 1 1 1 1 1 1 1 2 1 1
Zusamycin 1 1 1 1 1 1 1 2 1 1
Tirmycosi n 1 1 1
Chloramphenicol 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 1 1 1 1
Nhóm tetracyclin
Tetracyclin 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 2
Oxytetracyclin 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 2
Chlortetracyclin 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 2
Doxicyclin 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 2
Terdecamycin 2 1
Phosphomycin 1 1 1 1 1
15
Tiamulin 1 1 1 1 1 2 2
Vicosamycin 1 1
Các chất kháng sinh chống nấm
Siccanin 1
Nanaomycin 1
Các chất hóa trị liệu tổng hợp
Nhóm nitrofuran
Furazolido n 1 1
Diflazo n 1 1
Nhóm sulfamid(e)
Sulfothiazin 1 1 1 1 1
Sulfamethoxin 1 1 1 1 1
Nhóm neoquinolon(e)
Ofloxacin 1 1 1 1 1 1 1
Enrofloxacin 1 1 1 1 1 1 1
Danofloxacin 1 1 1 1 1 1 1
Venofloxacin 1 1 1 1 1 1 1
Orbifloxacin 1 1 1 1 1 1 1
Các thuốc hóa trị liệu tổng hợp khác
Carbado x 1 1 2
Axit oxolinic 1 1 1 1 1 1 1
Thiamphenicol 1 1 1 1 1 1 1 1
Florphenico l 1
Ghi chú: Các số 1 và 2 chỉ mức độ tác dụng của các chất kháng sinh với mầm bệnh tương ứng; 1, tác dụng tốt; 2, tác dụng rất tốt,
là kháng sinh cần chọn thứ nhất trong điều trị bệnh tương ứng.
16
4. Ứng dụng khả năng kháng khuẩn của các chất kháng sinh
4.1. Các thuốc kháng sinh thông dụng
Thuốc kháng sinh có nhiều loại. Dưới đây trình bày một số chất
kháng sinh thông dụng.
Penicillin được lấy từ một số nấm sợi Penicillum rotatum và
Penicillum crysogenum. Có nhiều loại penicillin (F, G, X, K), trong đó
penicillin G là tốt nhất. Các dạng penicillin về thực chất khác nhau ở cấu
trúc nhóm bên còn nhóm chức tác dụng diệt khuẩn đều là vòng beta-
lactam. Các dạng khác nhau có tính chất vật lý, hóa học khác nhau, do đó
tính diệt khuẩn, tính tiện dụng, bảo quản và khả năng duy trì nồng độ điều
trị trong cơ thể khác nhau. Ở liều thấp penicillin kìm hãm vi khuẩn, liều
cao làm dung giải vi khuẩn. Tác dụng tốt đối với các vi khuẩn Gram dương
(liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, vi khuẩn uốn ván, đóng dấu lợn, nhiệt
thán,...). Tuy nhiên chất kháng sinh này có tác dụng yếu đối với vi khuẩn
tụ huyết trùng và không có tác dụng đối với vi khuẩn lao, sẩy thai truyền
nhiễm (các Brucella), phó thương hàn và các virut. Khi tiêm vào bắp thịt,
penicillin G thấm rất nhanh vào máu, duy trì lâu được hàng giờ trong các
tổ chức, tuy nhiên khó thấm vào các khớp, màng phổi, màng tim, phúc
mạc, không thấm vào dịch não - tủy, hầu hết bài tiết qua thận. Trong khi
đó, penicillin V nhờ tính thấm tốt qua niêm mạc ruột và đề kháng với axit
dạ dày nên có thể áp dụng cho người và động vật dạ dày đơn qua đường
miệng (cho uống).
Penicillin gây rối loạn sự quá trình tổng hợp peptidoglycan của
vách tế bào vi khuẩn nên làm cho tế bào vi khuẩn bị vỡ trong quá trình tế
bào tăng trưởng thể tích. Vì vậy, các penicillin có tác dụng tốt đối với vi
khuẩn đang phát triển mạnh (thường trong bệnh cấp tính) nhưng tác dụng
rất hạn chế đối với vi khuẩn phát triển chậm (trong bệnh mãn tính). Các
thuốc kháng sinh làm chậm quá trình tăng trưởng của vi khuẩn (như nhóm
tetracyclin,...) có tác động làm giảm hiệu quả điều trị của penicillin.
Penicillin thường gây hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc, còn ở
người có thể gây dị ứng nặng.
Streptomycin: được chiết xuất từ vi khuẩn dạng sợi Streptomyces
griseus. Chất kháng sinh này có tác dụng rộng rãi đối với vi khuẩn Gram
âm (tụ huyết trùng, Brucella, các trực khuẩn đường ruột,...), các vi khuẩn
gram dương (tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn,...), vi khuẩn lao và xạ khuẩn.
Chất kháng sinh này có thể dùng tiêm hoặc cho uống do thuốc ít bị phá
hủy ở ruột và thải trừ ra ngoài theo phân, còn nếu tiêm bắp thịt thuốc vào
17
máu rất nhanh, thấm dễ dàng vào các tổ chức, thấm cả vào bào thai, thấm
không đều vào dịch não - tủy, màng phổi, phúc mạc. Streptomycin thải trừ
ra ngoài chậm hơn penicillin, chủ yếu bài tiết qua thận, một phần nhỏ theo
mật bài tiết ra ngoài.
Streptomycin cũng dễ gây hiện tượng vi trùng kháng thuốc, nên khi
dùng phải phối hợp các loại kháng sinh khác. Kháng sinh này cũng gây
nên hiện tượng dị ứng, làm tổn thương dây thần kinh số VIII (phổ biến
nhất ở người, gây điếc), dễ gây ngộ độc nặng và có khi làm chết gia cầm.
Nhóm tetracyclin: Nhóm này gồm có ba chất thường dùng là
chlortetracyclin, tetracyclin, oxytetracyclin, có tính chất dược lý giống
nhau. Chúng có tác dụng đối với nhiều loài mầm bệnh: vi khuẩn gram
dương, vi khuẩn gram âm, trực khuẩn lao, Rickettsia và Chlamydia, cũng
như một số virut có kích thước lớn,... Ngoài tác dụng chữa bệnh nhóm
kháng sinh này trước đây còn được dùng bổ sung vào thức ăn để phòng
bệnh và kích thích sinh trưởng gia súc non.
Chlortetracyclin (oreomycin, biomycin) được sản xuất từ vi khuẩn
dạng sợi Streptomyces aureofaciens, có tác dụng kháng khuẩn đối với
nhiều loại vi khuẩn Gram dương và Gram âm, với một số virut có kích
thước lớn (nhóm virut đậu), rickettsia, chlamydia và nhiều loại nguyên
trùng (Coccidia hay Eimeria). Khi uống, ở ruột thuốc không bị phá hủy, dễ
hấp thụ và phân phối đều trong cơ thể. Đậm độ thuốc trong vẫn cao sau khi
uống 8 giờ. Thuốc này dùng chữa các bệnh nhiệt thán, ung khí thán, nhất là
các bệnh viêm phổi, bệnh bạch lỵ, phó thương hàn, tụ huyết trùng, bệnh
cầu trùng ở gà và các động vật khác, có tác dụng cả đối với cả những bệnh
mà mầm bệnh đã kháng penicillin và streptomycin.
Oxytetracyclin (teramycin, tetran) được sản xuất từ vi khuẩn dạng
sợi Streptomyces grimosus, có tác dụng kháng khuẩn rộng tương tự
chlortetracyclin, nhưng ít độc và có tác dụng kéo dài hơn.
Tetracyclin (ambromycin, achromycin, tetracin, mediacyclin,...) là
chất kháng sinh giữ được đậm độ trong máu lâu hơn các loại kháng sinh
cùng nhóm, hoạt phổ rộng, kìm hãm vi khuẩn (chế khuẩn), với nhiều cầu
trùng, các vi khuẩn Gram dương và Gram âm, xoắn khuẩn, rickettsia và
một số virut lớn nhưng hiện nay đã xuất hiện nhiều chủng kháng thuốc.
Thuốc được chỉ định điều trị các bệnh cảm nhiễm Pasteurella,
Haemophilus, Rickettsia, Chlamydia, Mycoplasma, Brucella, lậu cầu, xoắn
khuẩn, phẩy khuẩn tả (ở người),... các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp,
sinh dục, tiết niệu, mắt, tai - mũi - họng. Kháng sinh này có tác dụng kích
thích sinh trưởng gia súc non cho nên trước đây thường được phối chế vào
thức ăn gia súc, nhưng cũng vì vậy mà dẫn đến hiện tượng phát sinh nhiều
chủng kháng thuốc, đồng thời dư lượng kháng sinh trong sản phẩm động
vật gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
Các loại sulfamid được dùng hiện nay ở nước ta là sulfathiazol,
sulfadiazin, sulfamerazin, sulfadimethoxin,... Chúng có tác dụng kìm hãm
sự phát triển của vi khuẩn do làm rối loạn trao đổi chất của tế bào vi
khuẩn, tác dụng mạnh đối với các loại cầu khuẩn, một số vi khuẩn Gram
âm, một số virut và các vi khuẩn đường ruột. Đại đa số sulfamid được hấp
thụ tốt qua ruột. Tiêm bắp thịt, thuốc thấm nhanh vào máu, khuyếch tán
vào khắp cơ thể, dịch thể và thải ra ngoài chủ yếu qua thận nhanh chóng.
Dùng sulfamid cũng có thể gây tai biến, vi khuẩn có thể quen thuốc và
kháng thuốc, nên phải dùng liều lượng cao ngay từ đầu, tránh ngừng dùng
quá sớm, cho uống nhiều nước khi dùng hoặc uống natri bicarbonat
(NaHCO3) để tránh sulfamid kết tủa trong thận. Cần phối hợp nhiều loại
sulfamid với chất kháng sinh khác (penicillin, streptomycin).
4.2. Phối hợp thuốc
18
Hiệu quả phối hợp một số thuốc kháng sinh thông dụng được trình
bày ở bảng sau.
Chất kháng sinh thường được sử dụng đơn độc nhưng nhiều khi
cần phối hợp hai thuốc trong việc điều trị bệnh cảm nhiễm. Mục đích của
việc phối hợp thuốc là để 1) tăng cường năng lực diệt khuẩn, 2) mở rộng
hoạt phổ kháng khuẩn, 3) ức chế xuất hiện vi khuẩn kháng thuốc và 4)
giảm tác dụng phụ bất lợi đối với cơ thể,... Hiệu quả tác dụng tăng cường
diệt khuẩn thường thấy khi phối hợp trimethoprim (hay thuốc cùng nhóm)
với thuốc sulfamid, đặc biệt trong điều trị bệnh tiêu chảy ở lợn, tác dụng
tăng cường diệt khuẩn và mở rộng hoạt phổ kháng khuẩn thu được nhờ
phối hợp penicillin G với streptomycin. Phối hợp thuốc mở rộng hoạt phổ
kháng khuẩn có ý nghĩa lớn khi chưa kịp phân lập và đồng định (giám biệt)
mầm bệnh, khi cảm nhiễm vi khuẩn hỗn hợp như bệnh đường hô hấp hay
viêm vú,... Cần lưu ý rằng phối hợp thuốc chứ không phải pha trộn thuốc,
mặc dù trong nhiều trường hợp có thể pha trộn các thuốc kháng sinh với
thuốc kháng sinh khác cũng như các thuốc kháng sinh với các thuốc khác.
19
Bảng: Tương tác của một số thuốc kháng sinh khi sử dụng phối hợp để điều trị bệnh cảm nhiễm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19
C
hất kháng sinh
N
hóm
penicillin
O
xacillin
A
m
picillin
C
ephalosporin
Erythrom
ycin
Lincom
ycin
N
ovobiocin
Fusadin natri
R
istom
ycin
R
ifam
ycin
N
hóm
streptom
ycin
M
onom
ycin
K
anam
ycin
G
entam
ycin sulfat(e)
Levom
ycetin*
Tetracyclin
C
ác sulfam
id(e)
N
ístatin
Polym
yxin
1 x
2 2 + x
3 2 + + x2
4 2+ 2+ 2+ x
5 ± ± ± ± x
6 ± ± ± ± 2+ x
7 ± ± ± ± 2+ 2+ x
8 ± ± ± ± 2+ 2+ 2+ x
9 ± ± ± ± 2+ 2+ 2+ 2+ x
10 ± ± ± ± 2+ 2+ 2+ 2+ 2+ x
11 3+ 3+ 3+ 3+ ± ± ± ± + + x
12 3+ 3+ 3+ 3+ ± ± ± ± + + - x
13 3+ 3+ 3+ 3+ ± ± ± ± + + - - x
20
14 3+ 3+ 3+ 3+ ± ± ± ± + + - - - x
15 ± ± ± ± 3+ 2+ 2+ 2+ - 2+ + + + + x
16 ± ± ± ± 3+ 2+ 3+ 2+ 2+ 2+ + + + + 2+ x
17 2+ 2+ 2+ 2+ 3+ 3+ 3+ 3+ - + + + + + - 3+ x
18 2+ 2+ 2+ 2+ 2+ 2+ 2+ 2+ 2+ 2+ 2+ 2+ 2+ 2+ 2+ 2+ 2+ x
19 2+ 2+ 2+ 2+ + + + 2+ + + - - - - + + - 3+ x
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19
N
hóm
penicillin
O
xacillin
A
m
picillin
C
ephalosporin
Erythrom
ycin
Lincom
ycin
N
ovobiocin
Fusadin natri
R
istom
ycin
R
ifam
ycin
N
hóm
streptom
ycin
M
onom
ycin
K
anam
ycin
G
entam
ycin sulfat(e)
Levom
ycetin*
Tetracyclin
C
ác sulfam
id(e)
N
ístatin
Polym
yxin
Ghi chú: 3+, tác dụng hợp đồng; 2+,tác dụng cộng; +, phối hợp không phát huy tác dụng; ±, đôi khi biểu hiện đối kháng; -, đối
kháng; gạch chân, phối hợp không hợp lý đôi khi tăng tính độc của thuốc; x, phối hợp gây độc; *chloramphenicol là thuốc kháng
sinh đã bị cấm dùng trong thú y và thủy sản nhưng vẫn dùng trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn ở người.
21
5. Ứng dụng các đặc tính dược lý của chất kháng sinh
Khi cần sử dụng thuốc kháng sinh có hai điểm cần lưu ý là cần chọn những thuốc
có tính chất dược lý thích hợp dễ xâm nhập vào tổ chức ổ bệnh (bệnh sào) và với một liều
lượng quy định cần đưa thuốc vào cơ thể với một khoảng cách nhất định và thời điểm
nhất định.
5.1. Đường đưa vào cơ thể
Tùy theo mục đích điều trị và đặc tính dược lý của thuốc mà đưa thuốc theo
đường miệng (đưa thuốc từng lần hoặc đưa thuốc liên tục nhờ bổ sung vào thức ăn, nước
uống), theo đường tiêm (trong cơ, dưới da, trong tĩnh mạch, trong phúc mạc), tiêm vào
bầu vú và bơm vào tử cung và âm đạo. Trong trường hợp không thể điều trị cá thể thường
sử dụng biện pháp đưa thuốc liên tục qua miệng theo thức ăn, nước uống với mục đích
điều trị, trừ khử và dự phòng. Các biện pháp đưa thuốc khác ứng dụng trong các trường
hợp điều trị cá thể.
5.2. Tính hấp thu của chất kháng sinh và nồng độ trong huyết tương
Sau khi đưa vào cơ thể tính hấp thu vào máu của chất kháng sinh và sau đó là
nồng độ của chúng trong huyết tương có sự khác biệt phụ thuộc vào loại thuốc và đường
đưa thuốc vào cơ thể. Sự tăng giảm nồng độ và thời gian duy trì thuốc sau khi đưa vào cơ
thể được coi là động thái trong cơ thể của thuốc và là một trong những chỉ tiêu quan trọng
của thuốc cần vận dụng trong quá trình điều trị. Đặc biệt, trong các trường hợp bệnh có ổ
bệnh trong cơ thể (như viêm phổi, viêm thận,...) để thực hiện trị liệu đích xác cần nắm
nồng độ của thuốc trong máu và trong tổ chức.
Nếu đưa thuốc qua đường miệng có thuốc hấp thụ, nhóm neoquinolon, nhóm
sulfamid,...) và có thuốc khó hấp thụ kém (nhóm aminoglycosid, colistin,...). Hơn nữa
trong số các thuốc dễ hấp thụ ở ống tiêu hóa nếu bổ sung thuốc vào thức ăn hay nước
uống thì nồng độ thuốc tăng dần trong tổ chức. Mặc dù nồng độ thuốc trong tổ chức tăng
chậm so với tiêm thuốc nhưng trong thời gian dùng thuốc nồng độ duy trì tương tự. Do
đó đây là phương pháp thích hợp trong trị liệu, dự phòng và trừ khử, đặc biệt trong
trường hợp dự phòng và trừ khử biện pháp cho thuốc vào nước uống tiện lợi vì cả khi
động vật biếng ăn cũng có thể tiếp thụ được thuốc. Khi ép cho động vật uống thuốc hay
cho uống từng lần, nồng độ thuốc trong máu tăng nhanh hơn so với bổ sung kéo dài vào
nước uống, duy trì một thời gian nhất định nhưng thời gian duy trì dài hay ngắn phụ
thuộc vào loại thuốc. Do đó phương pháp này thích hợp đối với trừ khử, dự phòng hoặc
trị liệu vào kỳ đầu của bệnh nhưng khi bệnh đã tiến triển thì có nhiều trường hợp không
hiệu quả.
Nếu cho uống các thuốc khó hấp thu qua đường ruột thì có thể có hiệu quả điều trị
bệnh tiêu chảy nhưng nếu mầm bệnh đã xâm nhập vào trong niêm mạc ruột hoặc trong
trường hợp các bệnh có ổ bệnh trong cơ thể (như viêm phổi) thì do không đạt nồng độ
hữu hiệu của thuốc trong tổ chức nên không thể mong có hiệu quả điều trị. Với trường
hợp trâu bò chỉ nên cho bò cái và bò trưởng thành uống thuốc thời gian ngắn, tránh cho
uống thuốc kéo dài vì thuốc ảnh hưởng xấu đến các vi sinh vật có lợi trong dạ cỏ (đặc
biệt nhóm tetracyclin).
22
Trong trường hợp tiêm thuốc, nồng độ thuốc trong máu tăng nhanh hơn cho uống.
Nếu tiêm tĩnh mạch nồng độ thuốc tăng rất nhanh nhưng thời gian duy trì nồng độ trong
máu ngắn. Do đó nên áp dụng biện pháp này khi cần điều trị cấp tốc và khi tổ chức ổ
bệnh khó thẩm thấu đối với thuốc, nhưng sau đó cần kèm phương pháp tiêm trong cơ để
duy trì nồng độ thuốc kéo dài trong tổ chức. Hơn nữa tiêm tĩnh mạch cần thực hiện chậm
rãi. Các thuốc như kanamycin và streptomycin nếu tiêm tĩnh mạch sẽ gây hại thận vì vậy
cần phải tránh.
Mặc dù nồng độ trong máu tăng chậm so với tiêm tĩnh mạch nhưng tiêm trong cơ
và dưới da duy trì nồng độ thuốc trong cơ thể kéo dài hơn. Thời gian duy trì nồng độ phụ
thuộc vào loại thuốc, penicillin G có thời gian duy trì trong máu ngắn trong khi các thuốc
nhóm tetracyclin kéo dài. Để kéo dài thời gian duy trì nồng độ trong máu người ta chế
các thuốc tiêm hấp thu chậm như penicillin G procain (hơn 24 giờ) và oxytetracyclin LA
(đến 5 ngày) là những thuốc hấp thu từ từ khi tiêm trong cơ. Trước khi tiêm những thuốc
này cần tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm trong cơ các thuốc cùng loại có tính hấp thu nhanh để
đạt nồng độ hữu hiệu nhanh chóng.
Với phương pháp tiêm vào buồng vú và trong tử cung - âm đạo chủ yếu tác dụng
điều trị tại chỗ, lượng rất ít thuốc có thể được hấp thu nhưng không vượt quá mạch máu.
5.3. Di hành và phân bố ở tổ chức
Sau khi đưa vào cơ thể thuốc được hấp thu vào máu, khi đạt đến một nồng độ nào
đó thì di hành (thấm) vào tổ chức tiếp theo. Bình thường khi nồng độ thuốc trong tổ chức
tăng dần thì nồng độ của nó trong máu giảm dần rồi sau một thời gian nhất định đạt đến
mức bằng nhau. Tuy nhiên, ngay cả khi đó, ở các tổ chức (đặc biệt các tổ chức có chức
năng bài tiết như gan và thận) nồng độ thuốc tăng lên cao và có khuynh hướng tồn lưu
ngay cả khi hết thuốc trong máu.
Tính di hành vào tổ chức của các thuốc kháng sinh phụ thuộc vào loại thuốc, có
thuốc di hành tốt vào tổ chức (nhóm macrolid, nhóm tetracyclin, nhóm neoquinolon) và
các thuốc khó di hành vào tổ chức (nhóm aminoglycosid). Penicillin là thuốc trung gian
về thuộc tính di hành vào tổ chức.
Có thuốc có tính di hành mạnh đối với tổ chức nhất định, như tính di hành vào
phổi của các thuốc nhóm macrolid, nhóm tetracyclin và các sulfamid,... mạnh, ngược lại
các thuốc nhóm aminoglycosid có tính di hành vào phổi kém hơn. Các thuốc bài xuất qua
thận như penicillin và các thuốc nhóm aminoglycosid có nồng độ ở thận cao hơn nhiều so
với trong máu và các tổ chức khác.
Các thuốc có tính di hành mạnh vào tổ chức thường có hiệu quả điều trị cao đối
với cảm nhiễm toàn thân, viêm phổi, viêm thận,... nhưng có khuynh hướng tồn lưu kéo
dài trong tổ chức (như trong trường hợp tiêm các thuốc nhóm aminoglycosid, nhóm
tetracyclin, nhóm macrolid). Ngoài ra còn lưu ý thêm rằng nếu dùng liều cao các thuốc
nhóm aminoglycosid thường dẫn đến suy thận.
6. Ứng dụng lâm sàng của chất kháng sinh
6.1. Điểm chú ý với kháng sinh diệt khuẩn và kháng sinh chế khuẩn
23
Các thuốc kháng sinh (kháng khuẩn) bao gồm các thuốc diệt khuẩn (gây chết vi
khuẩn) và các thuốc chế khuẩn (ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn). Khi sử dụng nên
chú ý một số điểm sau.
Các thuốc nhóm penicillin và nhóm cephalosporin có tác dụng chỉ đối với các vi
khuẩn ở kỳ tăng trưởng (pha log). Do trong ổ bệnh thường có lẫn các tế bào vi khuẩn
mầm bệnh ở kỳ dừng phát triển nên nếu chỉ sử dụng thuốc một lần thì sau một thời gian,
khi nồng độ thuốc trong tổ chức ổ bệnh đã hết, những tế bào vi khuẩn này bắt đầu phát
triển và làm bệnh tái phát. Cho nên dù là kháng sinh diệt khuẩn cũng phải dùng nhiều lần,
đồng thời duy trì thời điểm dùng thuốc cũng như khoảng cách dùng thuốc thích hợp.
Mặt khác khi dùng thuốc kháng sinh chế khuẩn, các thuốc này do chỉ ức chế vi
khuẩn phát triển mà không làm chết vi khuẩn nên sau một thời gian khi nồng độ thuốc
hữu hiệu không còn vi khuẩn lại bắt đầu phát triển. Do đó, thuốc này cũng cần áp dụng
lại nhiều lần với thời gian và khoảng cách dùng thuốc nhất định. Khi đó, các hệ thống
miễn dịch (thực bào, bổ thể,...) sẽ tiêu diệt các vi khuẩn ở trạng thái tĩnh. Trong các
trường hợp bệnh nặng cũng như các bệnh làm suy giảm cơ năng miễn dịch, do chức năng
đề kháng giảm, cơ thể không thể có sự hiệp lực diệt khuẩn nên không thể lành bệnh.
Trong những trường hợp đó cần dùng các thuốc kháng sinh diệt khuẩ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- c5_2991.pdf