Định hướng cơ bản nhằm phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam

 

 

I. LỜI NÓI ĐẦU 1

II. NỘI DUNG 2

1. Thanh toán tiền tệ 2

1.1. Thanh toán tiền mặt 2

1.2. Thanh toán không dùng tiền mặt 2

A. Thanh toán ngay . 5

1. Hình thức thanh toán bằng séc 5

1.1. Khái niệm 5

1.2. Vai trò kinh tế của séc : 6

1.3. Quy trình thanh toán séc 8

2. Hình thức thanh toán bằng lệnh chuyển khoản. 9

2.1. Lệnh chuyển khoản 9

2.2. Hình thức thanh toán bằng thư tín dụng 11

2.3. Hình thức thanh toán bằng uỷ nhiệm thu 13

3.Hình thức thanh toán bằng thẻ. 14

B. Thanh toán trả chậm 17

1.Hình thức thanh toán bằng thương phiếu 17

1.1.Hình thức thanh toán bằng hối phiếu 18

1.2.Hình thức thanh toán bằng lệnh phiếu 20

1.3.Hình thức thanh toánbằng biên lai- kỳ hoá phiếu 21

2. Hình thức thanh toán bằng các giá khoán động sản. 22

III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT. 23

1. Đặc điểm nổi bật về thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam hiện nay. 23

2.Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế về thanh toán không dùng tiền mặt. 24

3. Định hướng cơ bản nhằm phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam. 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc28 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1192 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Định hướng cơ bản nhằm phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ự kim phải đủ để trả hết số tiền ghi trên séc. Nếu cần người phát hành séc có nhiệm vụ dẫn chứng về sự hiện hữu của dự kim, và không còn được sử dụng dự kim khi đã trao cho người thụ hưởng. Nếu nhiều séc cùng phát hành mà tổng ngạch số vượt quá dự kim, dự kim này phải dùng thanh toán cho tuần tự trình lãnh , nếu các séc cùng trình lãnh một lượt, phải theo nhật ký phát hành, phải căn cứ vào số thứ tự in trên tờ séc, bắt đầu bằng số nhỏ nhất. 1.2. Vai trò kinh tế của séc : Về mặt kinh tế séc có ba công dụng: - Là một công cụ rút tiền, nghĩa là khách hàng phải có mở một tài khoản tại ngân hàng, séc này gọi là séc rút tiền. - Là một công cụ cho trả, nó cho phép thanh toán một món nợ ở xa và có vai trò tiền tệ nhưng thuận lợi hơn tiền mặt vì an toàn hơn và tự nó có thể là một chứng từ giả tiền. - Là một công cụ thanh toán bù trừ không phải dùng tiền giấy, giúp thanh toán tiền bạc không nặng nề và lưu hành tiền tệ gọn gàng, dễ kiểm soát. Séc bản thân nó không phải là tiền, nhưng nó là một trái quyền đòi tiền trong ngân hàng và thường được chấp nhân như một phương tiện thanh toán. -Như vậy , có ba người liên hệ đến tờ séc: + Người phát hành: là người có tiền gửi tại ngân hàng, là chủ tài khoản hoặc được chủ tài khoản uỷ quyền . +Ngân hàng là nơi mở tài khoản và giữ tiền của người phát séc. +Người thụ hưởng: là người có tên trên séc để lãnh tiền hoặc là người được chuyển nhượng quyền sử dụng séc. a.Sơ đồ vận hành séc qua một ngân hàng: Người phát hành Người thụ hưởng Ngân hàng thụ lệnh (3) (2) (1) (1): Người phát hành ký phát séc và giao cho người thụ hưởng. (2): Người thụ hưởng xuất trình giấy tờ cho ngân hàng thực hiện để đòi trả tiền. (3): Ngân hàng thực hiện gửi giấy báo về tình trạng tài khoản cho người phát hành. Ngân hàng bên bán Ngân hàng bên mua Người bán Người mua (1) (2) (3) (6) (7) (4) (5) b.Lưu thông séc qua 2 ngân hàng: Bán giao hàng cho người nua Mua phát hành séc trao cho người bán. Người bán nộp séc vào ngân hàng để nhờ thu hộ trên séc. Ngân hàng bên bán thu hộ qua ngân hàng bên mua Ngân hàng trả tiền cho người hưởng lợi qua ngân hàng bên bán. Thanh toán tiền cho người bán. Ngân hàng quyết toán séc với người mua . Điều kiện áp dụng Việc phát hành séc tạo mối liên quan pháp lý đối với ba người : người phát hành séc , người thụ hưởng và người thừa phó ; một người có thể vừa là người phát hành séc và người thụ hưởng; hoặc vừa là người thụ hưởng vừa là người thừa phó ; nhưng không thể là người phát séc đồng thời là người thừa phó trừ phi là của chính ngân hàng phát hành ra để lánh tại một chi nhánh của mình. Người phát hành séc cần phát hành séc một cách hợp lý ( điều kiện về hình thức), có đủ dự kim và dự kim luôn sẵn sàng dành cho việc chi trả và sau cùng là có năng lực pháp lý theo luật định như khi làm thủ tục mở tài khoản tại ngân hàng. Người thừa phó séc phải được pháp luật cho phép; ngân hàng hay tổ chức tín dụng theo quy định của pháp lệnh về ngân hàng. Người thụ hưởng là người được ghi tên nhận tiền trên séc, hoặc là người được nhượng quyền thụ hưởng séc, hoặc là người cầm séc trong trường hợp séc vô danh. Người thụ hưởng phải có năng lực pháp lý về dân sự khi nhận đủ số tiền được ghi trả trên séc. 1.3. Quy trình thanh toán séc Ngay khi được xuất trình, nếu có dự kim, séc hợp lệ phải được chi trả ( bằng tiền mặt hoặc ghi Có vào tài khoản của khách hàng thụ hưởng) , trừ phi có phản kháng do người phát hành hoặc người cầm séc trong trường hợp thất lạc hay mất cắp. Séc cần được trình lãnh trong thời hạn luật định ( thông thường từ 8 dến 18 ngày, tuỳ nơi trả tiền là tại cùng địa phương hay khác địa phương) và tại địa diểm được chỉ định là nơi trả tiền séc. Trước khi chi trả, cần xem séc có hợp thức, dự kim có đủ, căn cước và tư cách của người nhận tiền ( nếu là tiền mặt) có đúng không. Về mặt pháp lý, sự trả tiền hợp lệ sẽ giải kết ngân hàng thực hiện đối với người phát hành séc và người phát hành séc đối với người thụ hưởng. Séc có thể được người thụ hưởng yêu cầu ngân hàng chi trả một phần của mệnh giá khi có dự kim nhỏ hơn ngạch của séc, nhưng bắt buộc phải lập chứng từ cự tuyệt về phần chưa trả của séc. 2. Hình thức thanh toán bằng lệnh chuyển khoản. 2.1. Lệnh chuyển khoản a. Khái niệm Lệnh chuyển khoản là ra lệnh cho ngân hàng trích một số tiền nhất định trong một tài khoản của mình để chuyển vào một tài khoản khác của một người thứ ba hay của chính mình tại cùng ngân hàng hay tại ngân hàng khác. Lệnh chuyển khoản hay séc chuyển khoản là phương tiện trả tiền rất thuận lợi: tránh việc lưu hành tiền tệ, như vậy nghiệp vụ được an toàn hơn, không tốn kém vì được miễn thuế tem. Đối với ngân hàng chuyển khoản là một nghiệp vụ mà ngân hàng thừa lệnh của khách hàng có tài khoản tại ngân hàng mình trích một số tiền tại tài khoản của khách hàng đó để trả vào tài khoản của người thứ ba. Chuyển khoản giúp cho thanh toán thuận lợi và chắc chắn, không cần phảI chuyển vận tốn nhiều công sức và bất trắc trong chuyên trở tiền mặt b. Điều kiện áp dụng -Muốn chuyển khoản cần có lệnh chuyển khoản rồi mới thực hiện nghiệp vụ chuyển khoản. -Lệnh chuyển khoản thường được ngân hàng giao cho chủ tài khoản để tiện việc sử dụng, nhưng cũng có thể lập dưới hình thức một chứng phiếu giap dịch được ( hình thức vô danh hay hình thức chiếu lệnh) -Khi phát hành lệnh chuyển khoản mà tài khoản có đủ dự kim, ngân hàng không thể từ chối thi hành, nếu lệnh chuyển khoản được xét là hợp lệ và thành thật. Giao lệnh chuyển khoản mới chỉ là người ra lệnh ưng thuận trả tiệnm còn sự ưng thuận của ngân hàng và của người thụ hưởng nữa thì lệnh chuyển khoản mới có giá trị giải ngân. -Muốn chuyển khoản , cần có lệnh của chủ tài khoản phát ra cho ngân hàng và ngân hàng sẽ ghi Nợ vào tài khoản của người ra lệnh, nếu thấy có đủ dự kim, đồng thời ghi Có số tiền chuyển khoản vào tài sản người thụ hưởng. -Về nhật ký chuyển khoản, trường hợp có liên hệ đến một ngân hàng chung, chuyển khoản được coi là thực hiện vào lúc ngân hàng ghi Nợ tàI khoản người ra lệnh và và ghi Có tài khoản của người thụ hưởng. Trường hợp nghiệp vụ chuyển khoản liên quan đến nhiều ngân hàng khác nhau, việc chuyển khoản được coi là được thực hiện vào lúc có sự ưng thuận của ngân hàng của người thụ hưởng, tức là lúc ghi Có vào tài khoản của thụ hưởng mở tại ngân hàng của người này. Có hai loại chuyển khoản: chuyển khoản trực tiếp và chuyển khoản gián tiếp Chuyển khoản trực tiếp Nếu người ra lệnh và người thụ hưởng đều có tài khoản tại cùng ngân hàng, có hai trường hợp có thể xảy ra: + Chuyển khoản giữa hai tài khoản của cùng một khách hàng mở tại ngân hàng. + Chuyển khoản giữa hai tài khoản của hai khách hàng khác nhau mở tại cùng một ngân hàng. Chuyển khoản gián tiếp Là trường hợp người ra lệnh có tài khoản ở ngân hàng này và người thụ hưởng có tài khoản mở tại ngân hàng khác. Có hai trường hợp có thể xảy ra: + Chuyển khoản giữa hai tài khoản của cùng một khách hàng mở tại hai ngân hàng khác nhau + Chuyển khoản giữa hai tài khoản của hai khách hàng mở tại hai ngân hàng khác nhau. c. Quy trình thanh toán Ơ ngân hàng quốc doanh Việt Nam hiện nay, lệnh chuyển khoản đang được áp dụng là uỷ nhiệm chi: Sơ đồ thanh toán uỷ nhiệm chi Trường hợp chủ tài khoản và người thụ hưởng mở tài khoản tại một ngân hàng: Chủ tài khoản Người thụ hưởng Ngân hàng (1) (2) (3) (4) Trường hợp chủ tài khoản và người thụ hưởng mở tài khoản tại hai ngân hàng: Người mua Người bán Ngân hàng phục vụ người mua Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng (1) (2) (3) (4) (5) (1): Người thụ hưởng giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho chủ tài khoản ( người mua) theo hợp đồng ký kết (2): Chủ tài khoản lập uỷ nhiệm chi gửi ngân hàng (3): Ngân hàng sau khi kiểm tra tính hợp lệ của uỷ nhiệm chi và số dư tài khoản đơn vị mua, ghi giảm tài khoản đơn vị mua và báo cho người mua biết. (4): Ngân hàng ghi tăng tài khoản người thụ hưởng và báo cho người thụ hưởng ( nếu chủ tài khoản và người thụ hưởn mở tài khoản tại một ngân hàng) Ngân hàng bên chủ tài khoản ( bên mua) báo có về ngân hàng phục vụ người thụ hưởng ( ngân hàng bên bán), nếu cả hai mở tài khoản tại hai ngân hàng khác nhau. (5): Ngân hàng bên bán ghi tăng tài khoản người bán và báo cho họ biết. 2.2. Hình thức thanh toán bằng thư tín dụng a. Khái niệm Hình thức thanh toán bằng thư tín dụng là hình thức thanh toán sử dụng chứng từ do ngân hàng phát hành yêu cầu một chi nhánh của mình hay một “ ngân hàng giao dịch” xuất trả một số tiền hay chấp thuận một khoản tín dụng cho người thụ hưởng có tên trong thư tín dụng. Thư tín dụng có nhiều công dụng, như để cam kết trả các hối phiếu cho những người sẽ được khách hàng chỉ định trình lãnh, để dùng trang trảI các chi phí du lịch và mua sắm ở nước ngoài. b. Sơ đồ quy trình nghiệp vụ thư tín dụng thương mại: Đơn vị bán Đơn vị mua Ngân hàng mở thư tín dụng Ngân hàng thanh toán (1) (8) (2) (7) (3) (5) (6) (4) (1): Bên mua lập giấy mở thư tín dụng gửi vào ngân hàng bên mua. (2): Ngân hàng bên mua gửi giấy mở thư tín dụng cho ngân hàng bên bán (3): Ngân hàng bên bán gửi thư tín dụng cho bên bán biết. (4): Sau khi kiểm tra thư tín dụng hợp lệ bên bán giao hàng hoá cho bên mua. (5): Ngay sau đó, bên bán lập hoá đơn giao hàng gửi ngân hàng bên bán. (6): Ngân hàng bên bán sau khi kiểm tra hoá đơn giao hàng phù hợp với giấy mở thư tín dụng sẽ ghi tăng tàI khoản người bán và báo Có cho người bán biết. (7): Ngân hàng bên bán Nợ ngân hàng bên mua. (8): Ngân hàng bên mua hoàn tất thư tín dụng và báo cho bên mua biết. c. Thư tín dụng thường có hai mục đích: Thông thường thư tín dụng do khách hàng nhờ ngân hàng của mình cấp cho một người thứ ba để người này cấp cho khách hàng một dịch vụ hay một thương vụ. Đây là một phương thức thường được dùng trong tín dụng nhập khẩu. Thư tín dụng cũng có thể được cấp cho một khách hàng để giúp người này nhận tiền hay được hưởng một khoản tín dụng ở một nơI khác mà ngân hàng có một chi nhánh hay một “ ngân hàng giao dịch”. Đây là hình thức thư tín dụng mà khách hàng sẽ dùng để mua hàng hoá ở nươch ngoàI hay cho một khách du lịch để sử dụng trong cuộc hành trinh. Nhưng thông thường thì người thu hưởng muốn lãnh tiền tại nhiều nơI do đó mà người ta cần một loại “ thư chung”.Loại thư chung này có dạng như một thư tín dụng thông tri bảo lãnh cho người cầm thư đối với các ngân hàng giao dịch và các chi nhành mà khách hàng đI qua. Hệ thống này giúp cho người thụ hưởng nhiều thuận lợi nhưng cũng đồng thời có nhiều rui ro cho chính người thụ hưởng cũng như ngân hàng trong trường hợp thư tín dụng lọt vào tay kẻ xấu. Vì lý do đó mà trong trường hợp khách hàng có thể xác định trước các nơI mà mình sẽ dùng cần tiền, ngân hàng sẽ cấp cho người thụ hưởng một thư tín dụng có xác nhận hoặc báo trước. Như vậy thư tín dụng sẽ được xác nhận bằng một giấy báo tiền gửi cho một chi nhánh nơI mà khách hàng được phép lĩnh tiền. Giấy báo có thể kèm theo các chi tiết vè họ tên người thụ hưởng, số hiệu và số tiền của thư tín dụng, thời hạn hiệu lực và mẫu chữ ký của khách hàng. Vì vậy, việc tạo lập cũng như việc thanh toán thư tín dụng cần hết sức cẩn trọng, như chỉ dành đối với khách hàng được sự tín nhiệm của ngân hàngm in ấn bắng một loại giấy tờ đặc biệt, số tiền và các chữ được ghi khắc theo một lỹ thuật tinh vi, việc lãnh tiền đòi hỏi phảI xuất trình một thẻ chứng nhận về chữ kýmẫu để khi trả tiền dễ dàng kiểm soát tính xác thưch của văn kiện, tư cách của người hưởng, số tiền phải xuất trả. 2.3. Hình thức thanh toán bằng uỷ nhiệm thu Khái niệm Uỷ nhiệm thu là nghiệp vụ thu tiền, mà trong đó người bán uỷ thác cho người cho ngân hàng thu một khoản tiền của người mua theo hợp động người mua và người bán ký. Hình thức thanh toán bằng Uỷ nhiệm thu là một chứng từ do khách hàng lập để yêu cầu ngân hàng thu một khoản tiền ở người mua trong trường hợp bên mua và bên bán có tài khoản ở hai ngân hàng khác nhau. Sơ đồ thanh toán uỷ nhiệm thu ở Việt Nam Trường hợp 2 bên mua ,bán có tài khoản ở một ngân hàng: Ngân hàng Đơn vị bán ( người thụ hưởng) Đơn vị mua (người trả tiền) (1) (2) (4) (3) (1): Đơn vị bán giao hàng cho người mua (2): Đơn vị bán lập uỷ nhiệm thu kèm theo các hoá đơn chứng từ gửi dến ngân hàng nhờ thu hộ. (3): Ngân hàng ghi nợ tài khoản đơn vị mua và báo nợ cho bên mua biết. (4): Ngân hàng ghi Có và báo Có cho bên bán biết. Trường hợp 2 bên mua , bán có tài khoản ở hai ngân hàng khác nhau: Đơn vị bán (người thụ hưởng) Đơn vị mua (người trả tiền) Ngân hàng bên bán Ngân hàng bên mua (1) (2) (7) (3) (6) (4) (5) (1): Đơn vị bán giao hàng cho người mua (2): Đơn vị bán lập uỷ nhiệm thu kèm theo cá hoá đơn chứng từ gưỉ đến ngân hàng nhờ thu hộ (3): Ngân hàng gửi uỷ nhiệm thu và hoá đơn chứng từ về ngân hàng bên mua. (4): Ngân hàng bên mua báo cho ngươig mua biết bên bán có giấy đòi tiền. (5): Bên mua chấp nhận hay từ chối báo cho ngân hàng biết (6): Ngân hàng bên mua báo Có cho ngân hàng bên bán (7): Ngân hàng bên bán ghi Có vào tài khoản cho đơn vị bán và báo Có cho họ biết Đây là thể thức hết sức phức tạp, chậm chạp, rườm rà, không phù hợp với hoạt động của ngân hàng trong kinh tế thị trường chỉ phù hợp với kho bạc Nhà Nước hoặc thủ tục áp dụng trong việc mua bán với nước ngoài. Việc thanh toán uỷ nhiệm thu được thực hiện khi hai bên mua và bán đã ký kết hợp đồng và quy định việc thanh toán theo hình thức này. Người bán khi nhận được giấy báo của ngân hàng để thanh toán tiền , tiến hành xem xét giấy nhờ thu và các chứng từ kèm theo, trên cơ sở đó mà đồng ý hoặc từ chối việc thanh toán. Nếu toàn bộ chứng từ phù hợpvới hợp đồng đã ký thì tiến hành chấp nhận. Trong trường hợp chứng từ thanh toán gửi đến không phù hợp với hợp đồng đã ký, thì có quyền từ chối. 3.Hình thức thanh toán bằng thẻ. a. Khái niệm Hình thức thanh toán bằng thẻ là hình thức thanh toán sử dụng thẻ thanh toán do ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng sử dụng để trả tiền hàng hoá , dịch vụ , các khoản thanh toán khác và rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý thanh toán hay các quầy trả tiền tự động. Các chủ thể có liên quan dến việc phát hành và sử dụng thẻ: Ngân hàng phát hành thẻ: là ngân hàng thiết kế các tiêu chuẩn kỹ thuật, mật mã, ký hiệu... cho các thẻ thanh toán được đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng thẻ. Sau đó cung cấp hoặc bán cho khách hàng và chịu trách nhiệm thanh toán số tiền mà khách hàng trả cho người bán bằng thẻ thanh toán. Ngân hàng đại lý thanh toán thẻ: ngân hàng đại lý có nhiệm vụ trả tiền cho cơ sở tiếp nhận thẻ khi nhận được biên lai thanh toán, trả tiền mặt theo yêu cầu của chủ sở hữu thẻ , nhận chuyển tiếp số tiền thanh toán bằng thẻ đến bên bán. Cơ sở tiếp nhận thẻ: là các đơn vị bán hàng cung ứng dịch vụ như cửa hàng, khách sạn... được trang bị kỹ thuật để nhận thẻ thanh toán tiền hàng, dịch vụ, trả nợ thay tiền mặt, khi thanh toán tiền các cơ sở tiếp nhận thẻ sử dụng máy đọc do ngân hàng đại lý trang bị để kiểm tra thẻ và biên lai thanh toán. Chủ sở hữu thẻ: là các công ty, doanh nghiệp ,tổ chức , cá nhân có nhu cầu sử dụng thẻ thanh toán và được ngân hàng phát hành thẻ chấp nhận cho sử dụng các loại thẻ nói trên, chủ sở hữu thẻ phảI trả phí cho ngân hàng phát hành thẻ. Điều kiện áp dụng Thẻ thanh toán gồm các loại: thẻ ghi nợ: áp dụng đối với những khách hàng có quan hệ tín dung thanh toán thường xuyên, có tín nhiệm với ngân hàng, do giám đốc ngân hàng phát hành thẻ xem xét quyết định. Mỗi thẻ có ghi hạn mức thanh toán tối đa do ngân hàng phát hành thẻ quy định, khách hàng chỉ được thanh toán trong phạm vị hạn mức thanh toán của thẻ. Thẻ ký quỹ thanh toán: áp dụng rộng rãI cho mọi khách hàng muốn sử dụng loại thẻ này, khách hàng phảI lưu ký tiền vào một tàI khoản riêng tại ngân hàng và được sử dụng thẻ có giá trị thanh toán bằng số tiền ký quỹ trong thẻ đã lưu ký. Thẻ tín dụng: áp dụng đối với khách hàng có đủ diều kiện được ngân hàng đồng ý cho vay tiền. Khách hàng chỉ được thanh toán số tiền trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được ngân hàng chấp nhận bằng văn bản. Thẻ thanh toán là một hình thức thanh toán hiện đại nhưng để sử dụng thẻ ngoài việc mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng và lưu ký vào đó một số tiền tương đối lớn. Khi muốn thanh toán phải đưa thẻ vào một thiết bị chuyên dụng chỉ có ở điểm giao dịch có quan hệ đặt máy để thanh toán cho ngân hàng. Thêm vào đó, sau một thời gian sử dụng nhất định, khách hàng phải mang thẻ đến ngân hàng để làm thủ tục cập nhật lại số dư mới và làm thủ tục gia hạn lại thẻ. Cả người tiếp nhận thanh toán bằng thẻ và người sử dụng thể đều phải trả phí cho ngân hàng phát hành thẻ. Quy trình thanh toán sơ đồ thanh toán bằng thẻ thanh toán: Ngân hàng đại lý Ngân hàng phát hành (6) (7) ATM (1a) (1b) (8) (5) (4) Cơ sở tiếp nhận thẻ Người sử dụng thẻ (3) (3) (2) 1a- Các đơn vị, cá nhân dến ngân hàng phát hành xin được sử dụng thẻ ( ký quỹ hoặc vay) 1b- Ngân hàng phát hành cung cấp thẻ cho người sử dụng và thông báo cho ngân hàng đại lý và cơ sở tiếp nhận thanh toán thẻ. 2- Người sử dụng thẻ mua hàng hoá, dịch vụ và giao thẻ cho cơ sở tiếp nhận. 3- Rút tiền hoặc ở ATM hoặc ở ngân hàng đại lý. 4- Trong vòng 10 ngày, cơ sở tiếp nhận nộp biên lai vào ngân hàng đại lý để lấy tiền. 5- Trong vòng 1 ngày, ngân hàng đại lý trả tiền cho cơ sở tiếp nhận. 6- Ngân hàng đại lý chuyển biên lai để thanh toán, lập bảng kê cho ngân hàng phát hành 7- Ngân hàng phát hành thẻ hoàn trả lại số tiền mà ngân hàng đại lý đã thanh toán. người sử dụng thẻ muốn sử dụng nữa hoặc hết số tiền trên thẻ thì ngân hàng phát hành hoàn tất quá trình sử dụng thẻ. Ưu nhược điểm của việc phát hành và thanh toán thẻ thanh toán Ưu điểm: Tạo điều kiệncho hoạtđộng tín dụng Ngân hàng tăng lên nhiều, vốn tín dụng lớn, việc cho vay này ít rủi ro . Việc thanh toán bằng thẻ thanh toán rất an toàn, chính xác và tiết kiệm nhiều thời gian qua đó tạolập niềm tin của người dân đối với hẹ thống Ngân hàng. Đồng thời, Nhag Nước kiểm soát được các giao dịch thanh toán của dân cư ,của cả nền kinh tế, là tiền đề cho việc tính toán lượng cung ứng tiền tệ và điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả hơn. Hạn chế được các hoạt động kinh tế ngầm, giảm thiểu tiêu cực, tăng cường tính chủ đạo của Nhà nước trong điều tiết nền kinh tế. Việc áp dụng công nghệ hiện đại cho việc phát hành và thanh toán thẻ thanh toán tạo điều kiện cho việc hội nhập nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới. Nhược điểm: Khi sử dụng thẻ thanh toán chủ thẻ phải trả thêm một khoản phí Vốn đầu tư cho công nghệ này cao. B. Thanh toán trả chậm Thanh toán trả chậm là các sự thanh toán mà sự chi trả không có hiệu lực chấp hành tức thời và dứt khoát, mà chỉ có hiệu lực chi trả sau một thời gian thoả thuận giữa người chủ nợ và người mắc nợ. Đây là chứng phiếu sử dụng như những công cụ thanh toán toán trong nghiệp vụ tín dụng rất hữu hiệu. Các công cụ thanh toán chậm trả gồm: Các thương phiếu như hối phiếu, lệnh phiếu, biên lai được sử dụng rộng rãi trong các nghiệp vụ kinh doanh. Các giá khoán động sản dùng trong các nghiệp vụ tài chính. 1.Hình thức thanh toán bằng thương phiếu Khái niệm Hình thức thanh toán bằng thương phiếu là hình thức thanh toán sử dụng một chứng từ thể hiện một món nợ thương mại ngắn hạn, có thể chuyển nhượng được, thương phiếu cũng là một công cụ thanh toán món nợ ấy. -Thương phiếu có nhiều loại: + Hối phiếu là loại thương phiếu có tính chất thương mại với mọi người có liên hệ với nó. + Lệnh phiếu là thương phiếu chỉ có tính chất thương mại nếu do nhà doanh nghiệp đó phát hành + Là loại thương phiếu lấy hàng hoá cầm cố ra bảo đảm. + Séc cũng có tính chất thương phiếu chỉ khi nào nó được dùng làm phương tiện thanh toán giữa các nhà kinh doanh trong giao dịch sản xuất –kinh doanh với nhau. Công cụ này đã được trình bày ở trên. Hiện nay, ngoại trừ séc là một phương tiện thanh toán , các loại thương phiếu thường được dùng vừa để làm công cụ thanh toán nhưng chủ yếu trở thành những công cụ tín dụng đặc biệt nhờ kỹ thuật chiết khấu áp dụng tại các ngân hàng thương mại. -Những lợi ích khi sử dụng thương phiếu: + Đối với thương trường: khuyến khích tiêu thụ, làm tăng sức mua, tránh ứ đọng vốn kinh doanh. + Đối với các nhà doanh nghiệp: tiện dụng trong việc cấp tín dụng thương mại bằng phương pháp chiết khấu. + Đối với ngân hàng nhận chiết khấu: ít rủi ro vì có nhiều bảo đảm và có thể tái chiết khấu 1.1.Hình thức thanh toán bằng hối phiếu Khái niệm Hình thức thanh toán bằng hối phiếu là hình thức dùng một văn bản, chứng từ do chủ nợ tạo lập để ra lệnh cho người thiếu nợ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba hoặc theo lệnh của người này khi món tiền đến hạn. Đặc trưng Hối phiếu là một trái quyền có giá trị bằng tiền ứng dụng trong một nghiệp vụ thương mại nhất định, khác với giấy bạc cũng là một trái quyền nhưng không biểu thị một nghiệp vụ nào cả. Do đó , hối phiếu được coi là một công cụ thanh toán đặc biệt. Sự đặc trưng của hối phiếu: Hối phiếu giúp cho nhà doanh nghiệp đã ưng thuận một tín dụng có phương cách giản dị để sử dụng được ngay số tiền đã xuất ra cho vay. Số nợ ghi trong hối phiếu có thể được chuyển nhượng với thể thức dễ dàng với sự đảm bảo rất vững chắc về pháp lý. Chủ nợ có thể sử dụng được số nợ đã cho vay nhưng chưa đòi được vì chưa đáo hạn, để trả những số nợ của chính mình còn thiếu .Chủ nợ có thể đem hối phiếu đến ngân hàng để đổi lấy tiền mặt ngay được, bằng cách chiết khấu cho ngân hàng. Khác với séc, dự kim không cần phải có ngay lúc lập hối phiếu; điều cần thiết là đến ngày trả tiền, dự kim phải có sẵn trong tay người thiếu nợ để trả cho chủ nợ. Do đó , hối phiếu lúc đầu dùng để thanh toán nơi xa, và thường có sự hoán đổi giữa các loại tiền khác nhau, sau đó hối phiếu trở thành một công cụ chi phí có thể chuyển nhượng, được mọi người có liên hệ tới hối phiếu liên đới bảo đảm việc thanh toán; hiện nay hối phiếu được thông dụng như một công cụ tín dụng. c. Hối phiếu được lập chỉ có giá trị : Nếu người phát phiếu ưng thuận phát hành, chữ ký tên thể hiện sự ưng thuận. Người phát phiếu phải có năng lực pháp lý hành nghề thương mại. Người thiếu nợ phải có tư cách pháp lý của người thương gia, nếu không phải là thương gia thì phải ký tên xác nhận . Nguyên nhân phát hành hối phiếu phải hợp pháp. Hối phiêú phảI có dự kim mới có giá trị, nghĩa là vào ngày đáo hạn người phát hành hối phiếu phảI có một số tiền ít nhất bằng trị giá của hối phiếu trong tay người thiếu nợ. d. Thanh toán hối phiếu Đến kỳ hạn ấn định, hối phiếu hợp lệ được thanh toán. Tuỳ theo loại hạn kỳ mà hối phiếu được thanh toán vào những ngày khác nhau: có hối phiếu được thanh toán tức thời trong thời hạn 1 năm; có hối phiếu buộc phải xuất trình và chỉ được thanh toán sau một thời hạn nào đó; cuối cùng là loại hối phiếu chỉ được lãnh vào một kỳ cố định hay sau một thời hạn nào đó, thì phải đúng thời hạn theo quy định của nơi trả tiền. Muốn được thanh toán hối phiếu phải được xuất trình tại trụ sở của người thiếu nợ vào ngày đáo hạn hay một ngày trong hai ngày kế tiếp. Nếu qua hai ngày sau hạn kỳ, người cầm phiếu không xuất trình hối phiếu, chủ nợ có quyền ký thác số tiền đó vào quỹ uỷ thác của kho bạc Nhà nước và người cầm phiếu phải chịu mọi phí tổn nếu có. Các hoạt động chi trả được coi là hợp lệ khi trả vào lúc đáo hạn hối phiếu và không gặp phải sự phản kháng hay ngay chặn nào. Sự phản kháng việc thanh toán hối phiếu rất hạn chế: + Chỉ khi người thiếu nợ bị phá sản, sự phản kháng của người chỉ định hợp pháp để thanh toán tài sản của đương sự mới có hiệu lực. + Chỉ trong trường hợp hối phiếu bị thất lạc hay mất cắp, người sở hữu mới có thể phản kháng sự trả tiền. 1.2.Hình thức thanh toán bằng lệnh phiếu Khái niệm Hình thức thanh toán bằng lệnh phiếu là hình thức thanh toán sử dụng một chứng từ theo đó, người ký phát cam kết trả vào một kỳ hạn nhất định một số tiền xác định cho chính người thụ hưởng hay theo lệnh của người này. Lệnh phiếu là lời hứa, lời cam kết của người ký phát. Đối với lệnh phiếu, người ta không áp dụng thể thức chấp nhận bởi vì trong phương thức thanh toán này , người ký phát đồng thời là người trả tiền. Ngoài ra, nếu xét trên phạm vi sử dụng, lệnh phiếu có thể được sử dụng đối với cả hành vi thương mại và hành vi dân sự( không có tính chất thương mại). Tuy nhiên , nếu chỉ xét trong phạm vi thương mại , thì lệnh phiếu ít được sử dụng hơn hối phiếu. Ký phát một lệnh phiếu không nhất thiết là một hành vi thương mại, trừ phi nó tượng trưng cho một món nợ phát sinh từ một nghiệp vụ thương mại. Lệnh phiếu vừa là một công cụ thanh toán đồng thời là một công cụ tín dụng như hối phiếu. Hiệu lực của hối phiếu Những điều kiện để một lệnh phiếu có hiệu lực pháp lý Về hình thức: - Có chữ ký cuả người ký phát Xét về phương diện thanh toán, có hai loại lệnh phiếu: lệnh phiếu thanh toán ngay là một cam kết trả tiền khi nào người cầm phiếu yêu cầu người thiếu nợ thanh toán, lệnh phiếu có kỳ hạn là cam kết trả tiền vào một ngày nhất định hoặc một ngày có thể xác định trong tương lai. Nếu lệnh phiếu không ghi nơI phát hành và nơI trả tiền thì ffịa chỉ của người t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0732.doc
Tài liệu liên quan