Như ta đã biết, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải nói chung, hệ thống giao thông đường bộ nói riêng là mạnh máu của nền kinh tế. Do vậy trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, ở bất kỳ quốc gia nào dù là nước phát triển hay đang phát triển, mối quan tâm hàng đầu của họ cũng là hệ thống giao thông vận tải. Ở nước ta cũng vậy, muốn nền kinh tế tăng trưởng ổn định thì hệ thống giao thông vận tải phải luôn đi trước một bước, tạo tiền đề cho các thành phần kinh tế khác phát triển.
Ngày nay, khi đất nước đang trên đà hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới thì việc phát triển, củng cố mạng lưới giao thông vận tải nói chung, giao thông đường bộ nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của đất nước cũng như trong công cuộc bảo vệ an ninh quốc phòng. Vốn NSNN đầu tư cho giao thông đường bộ trong thời gian qua tuy đã có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, đòi hỏi của ngành, do đó cần phải định hướng huy động và sử dụng hợp lý, xác đáng nguồn vốn đầu tư cho giao thông đường bộ. Tuy nhiên, do kiến thức thực tế và thời gian thực tập có hạn nên đề tài không thể tránh khỏi những sót, cũng như không thể làm sáng tỏ mọi vấn đề. Vì vậy, với đề tài “Định hướng huy động và sử dụng vốn đầu tư NSNN cho giao thông đường bộ ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010” mà em đã mạnh dạn chọn, em hy vọng sẽ đóng góp một số ý kiến nhằm phát triển giao thông đường bộ và thực hiện tốt các mục tiêu, phương hướng đã đề ra.
74 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1236 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Định hướng huy động và sử dụng vốn đầu tư ngân sách nhà nước cho giao thông đường bộ ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chiếm: 21%.
+ Đường rất xấu chiếm: 24%.
bảng 3: Tổng hợp hiện trạng về cầu, đường bộ việt nam tính đến 1999. - Nguồn: Bộ Tài chính
Phà (bến)
40
75
30
145
Cấu và phân loại kết cấu
Tạm
220/5.887
629/13.743
849/19.630
Bán vĩnh cửu
(l đan BT +
l liên hợp)
820/30.024
1.117/2732
1.937/5750
Vĩnh cửu (BTCT +dàn thép + vòm )
2.533/72097
1.897/37842
4430/109939
Tổng số cái/m
3573/108008
3640/79.279
7213/187287
Đường và kết cấu mặt
Đường đất
%
11,48
28,00
41,63
58,07
48,23
Km
1.715
4.885
15.362
76.686
98.649
Cấp phối
%
28.34
49.31
48.59
39.72
40.68
Km
4.233
8.605
17932
52446
83.216
Đá nhựa
%
33.32
20.40
9.64
61..2
2.21
8.30
Km
4.976
3.586
3.558
1.965
2.291
16.981
Bêtông nhựa
%
26.36
2.22
0.14
38.80
2.75
Km
3.938
387
53
1.246
5.264
Bêtông ximăng
%
0.50
0.07
0.04
Km
73
12
85
Tổng chiều
dài
Km
15.258
16403,5
36.905
3.211
132.054
207.254
Hệ
thống đường
Quốc
lộ
Tỉnh lộ
Huyện lộ
Đường
đô thị
Đường
xã
Cộng
St
t
1
2
3
4
5
6
2- Hiện trạng về vận tải.
- Khối lượng vận chuyển:
Khối lượng hàng hoá, hành khách vận chuyển bằng đường bộ giai đoạn 1991-1999 chiếm tỷ trọng cao, trên 60% tấn vận chuyển hàng hoá, và xấp xỉ 80% về hành khách vận chuyển so với các phương tiện vận tải khác.
Tốc độ tăng trưởng vận chuyển hàng hoá, hành khách đường bộ giai đoạn 1991-1999:
+ Hàng hoá: 11,88%/ năm.
+ Hành khách: 7,5%/ năm.
So với tốc độ tăng trưởng GDP:
Tỷ lệ (trung bình) giữa tốc độ tăng trưởng khối lượng vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường bộ và tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1991-1999:
Khi GDP tăng 1% thì:
+ Hàng hoá tăng: 1,50%
+ Hành khách tăng: 1,11%
- Phương tiện vận tải cơ giới đường bộ:
Bảng 4: Số lượng, tăng trưởng và cơ cấu phương tiện vận tải đường bộ.
Năm
Tổng số
( Chiếc )
So sánh gia tăng
(%)
Ô tô
So sánh
gia tăng
(%)
Môtô
So sánh
gia tăng
(%)
1995
3919935
+15,4
340779
+8,8
3578156
+16,1
1996
4595250
+17,3
386976
+13,5
4208274
+17,6
1997
5244987
+14,1
417768
+7,9
4827219
+14,7
1998
5643000
+7,6
443000
+6,0
5200000
+7,7
1999
6051000
+7,2
465000
+5,0
5585000
+7,4
Nguồn: Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Đường bộ Việt Nam đến 2020
(Bộ Giao thông vận tải)
- Tải trọng phương tiện:
Tải trọng bình quân phương tiện đường bộ (theo số liệu khảo sát):
+ Xe tải: 5,74 T/ xe.
+ Xe khách: 19,1 ghế/xe.
- Thời hạn sử dụng xe:
Theo khảo sát, phương tiện cơ giới đường bộ hiện đang lưu hành có tới 70% có tuổi đời 18- 20 năm thậm chí nhiều xe còn có tuổi đời còn cao hơn, nhất là khu vực phía Nam. Khoảng 50% số xe đã qua thời kỳ cải tạo thay thế, hoán cải lại không còn giữ nguyên tình trạng nguyên thuỷ.
- Sở hữu và tổ chức vận tải.
Theo số liệu thống kê, sở hữu phương tiện kinh doanh vận tải đường bộ:
+ Sở hữu nhà nước: 11%
+ Sở hữu tư nhân: 89%
Các loại hình doanh nghiệp thuộc sở hữu tập thể và tư nhân:
+ Hợp tác xã: 52,3%
+ Hộ và nhóm kinh doanh: 28,3%
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn: 5,8%
+ Công ty liên doanh nước ngoài: 1,2%
+ Doanh nghiệp tư nhân: 0,7%
+ Công ty cổ phần: 0,7%
- Tai nạn giao thông đường bộ.
Một số nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông:
Lỗi do người tham gia giao thông: 78,2%
Trong đó:
Chạy quá tốc độ: 32,90%.
Tránh vượt sai qui định: 32,25%.
Do say rượu, bia: 8,40%.
Do mệt mỏi, xử lý kém: 2,20%.
Tai nạn giao thông đường bộ phân theo mạng lưới đường:
TNGT xảy ra trên quốc lộ: 56,50%
TNGT xảy ra trên tỉnh lộ: 16,50%
TNGT xảy ra trên nội thành nội thị: 27,80%
Tai nạn xảy ra trên đường nông thôn: 3,60%
3- Hiện trạng phân bố đường bộ theo vùng:
* Vùng Bắc Bộ: Là vùng kinh tế được chú trọng phát triển của đất nước, là trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước. Tuy nhiên, mạng lưới đường bộ chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của vùng; Đường bộ dẫn đến các vùng xa xôi hẻo lánh rất thưa thớt, các trục quốc lộ nối các trung tâm của vùng còn xấu, chưa đảm bảo giao lưu thuận lợi với các vùng khác.
* Vùng duyên hải Miền Trung: Có hai trục quan trọng là đường 1A và 14A, có các quốc lộ thông với Lào và Campuchia, đồng thời là cửa ngõ cho Lào thông ra biển Đông. Tuy vậy, mạng lưới giao thông đường bộ trong vùng còn nhiều hạn chế: Quốc lộ 1 phải vượt qua đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cả... những đoạn đường vượt đèo chưa được cải thiện, hạn chế năng lực lưu thông qua các tuyến đường; Quốc lộ 1A nhiều đoạn cần phải khôi phục.
* Vùng Tây Nguyên: Mạng lưới đường bộ bị chia cắt bởi nhiều núi non hiểm trở, giao thông không thuận tiện. Các tuyến đường trong vùng còn rất thưa thớt, nhiều đường chỉ thông xe vào mùa khô, đường vào các xã còn thiếu. Các tỉnh Tây Nguyên giao lưu với các tỉnh ngoài vùng bằng quốc lộ 14B, QL 24, QL 25, QL 19, QL 26, QL 20; các quốc lộ này cũng đang xuống cấp.
* Vùng Nam Bộ: Đông Nam Bộ có mạng lưới đường bộ phát triển, vận tải đường bộ thuận tiện hơn so với vùng Tây Nam Bộ. Khác với Đông Nam Bộ, phía tây có mạng lưới sông ngòi dày đặc, đường bộ kém phát triển do địa chất yếu, phải vượt qua nhiều kênh rạch. Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông liên kết với tất cả các thành phố, thị xã trong vùng, mạng lưới đường bộ ở đây khá phát triển. Mạng lưới đường bộ đi sâu vào khu vực tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau- Đồng Tháp Mười còn thưa thớt, chưa đáp ứng được nhu cầu khai thác tiềm năng kinh tế, đặc biệt là kinh tế nuôi trồng thuỷ sản.
II- Thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư Ngân sách Nhà nước cho giao thông đường bộ giai đoạn 1995-2000:
1. Thực trạng đầu tư NSNN cho giao thông đường bộ.
Nhà nước đã có chủ trương tập trung đầu tư cho giao thông vận tải, thời kỳ 1995-2000 vốn đầu tư cho ngành giao thông vận tải chủ yếu từ NSNN thể hiện ở tỷ trọng chi đầu tư cho GTVT trong tổng số chi đầu tư XDCB hàng năm ngày một cao hơn (chiếm 23%- 27% tổng số chi đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN ), trong đó phần lớn là tập trung đầu tư cho giao thông đường bộ (chiếm khoảng 75%)...
Bảng 5: Tỷ lệ đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông
so với tổng đầu tư toàn xã hội và GDP (đơn vị: Tỷ đồng)
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
GDP
250000
283000
314000
330000
366000
430000
Tổng đầu tư toàn xã hội
68000
79000
97000
97000
104000
120000
% đầu tư toàn xã hội so với GDP
27,2%
27,9%
30,9%
29,3%
28,4%
27,9%
Đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông
4578,3
5261
7529,1
7588,5
9541,2
10000
% đầu tư cho GT so với tổng đầu tư
6,73%
6,66%
7,76%
7,82%
9,17%
8,33%
% đầu tư cho giao thông so với GDP
1,83%
1,85%
2,39%
2,29%
2,6%
2,32%
(Nguồn: Bộ Tài Chính)
Từ bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông vận tải trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng mạnh, từ 6,73% năm 1995 lên đến 8,33% năm 2000, riêng năm 1999 là 9,17%. Năm 1995 tỷ trọng đầu tư cho giao thông trong GDP là 1,83%, đến năm 2000 tỷ trọng này đã tăng lên đến 2,32%, thậm chí năm 1999 là 2,6%. Sự gia tăng mạnh của vốn đầu tư cho giao thông trong giai đoạn này phản ánh luồng vốn ODA vào Việt Nam đã tăng lên và ưu tiên của nhiều nhà tài trợ cho cải tạo cơ sở hạ tầng giao thông. Điều đó cũng nói lên Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, chú trọng đến việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho CNXH, tạo tiền đề cho công cuộc đổi mới, thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Bảng 6: Tỷ lệ vốn đầu tư cho giao thông vận tải
so với tổng vốn đầu tư từ NSNN.
Đơn vị: Tỷ đồng.
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Vốn đầu tư từ NSNN
22963
30413
40700
46000
55760
61210
Vốn đầu tư cho GTVT
4578,3
5261,0
7529,1
7588,3
9541,2
10000
% đầu tư cho GTVT so với vốn đầu tư từ NSNN
19,9%
17,3%
18,5%
16,5%
17,1%
16,3%
Đầu tư cho GT đường bộ
3342,2
3945,7
6023,3
6222,6
8014,6
8500
% so với vốn đầu tư cho GT
73%
75%
80%
82%
84%
85%
% so với vốn đầu tư từ NSNN
14,5%
13%
14,8%
13,5%
14,4%
13,9%
( Nguồn số liệu: Bộ Tài chính)
Hàng năm NSNN dành một khoản vốn đầu tư không nhỏ cho cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ( chiếm từ 16- 20% so với tổng vốn đầu tư của NSNN). Vốn đầu tư cho giao thông tăng dần về lượng tuyệt đối qua các năm ( 4578,3 tỷ đồng năm 1995 lên đến 10000 tỷ đồng năm 2000) nhưng tỷ trọng vốn đầu tư cho giao thông trong NSNN có chiều hướng giảm là do sự gia tăng mạnh của vốn ODA. Liên quan đến phân bổ chi theo phân ngành trong giao thông, Chính phủ đã thực hiện một chiến lược thống nhất ưu tiên cho cải tạo và hiện đại hoá mạng lưới đường bộ chính của đất nước. Ta có thể thấy vốn dành cho phát triển giao thông đường bộ ngày một tăng cả về lượng tuyệt đối (tăng rất mạnh từ 3342,2 tỷ đồng năm 1995 lên 8500 tỷ đồng năm 2000) và tỷ trọng (chiếm tỷ trọng ngày càng cao: 73% năm 1995 đến năm 2000 đã tăng lên đến 85%) so với tổng vốn đầu tư dành cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông. Điều này phản ánh sự gia tăng thực hiện những chương trình đầu tư đường bộ lớn ở cấp quốc gia.
2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phân bổ cho giao thông đường bộ.
Thời kỳ 1995-2000 vốn đầu tư cho ngành giao thông đường bộ chủ yếu đầu tư từ hai nguồn cơ bản là vốn trong nước và vốn ODA đầu tư theo quan điểm: Vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng. Đặc điểm của ngành giao thông là một ngành thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội và có thời gian hoàn vốn lâu, nhiều công trình không thể tính một cách cụ thể hiệu quả. Do vậy vốn từ Ngân sách trong nước sử dụng cho việc xây dựng và bảo trì các công trình phục vụ cho nhu cầu kinh tế xã hội chung, các công trình có thời gian hoàn vốn lâu hơn và khó tính được hiệu quả cụ thể. Vốn ODA ( ta gọi là vốn từ Ngân sách từ nguồn vay ODA ) đầu tư vào các công trình giao thông quan trọng, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, có khả năng thu hồi toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư.
Bảng 7: Cơ cấu vốn đầu tư cho giao thông đường bộ.
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
Vốn NSNN
44,8%
38,6%
40,9%
23,4%
23,0%
Vốn Khác
55,2%
61,4%
59,1%
76,6%
77,0%
( Nguồn: Bộ Tài Chính)
Qua bảng số liệu trên ta thấy vốn đầu tư cho phát triển giao thông đường bộ từ NSNN có sự thay đổi về cơ cấu: vốn NSNN giảm dần, vốn khác tăng dần ( từ 55,2% năm 1996 tăng lên 77% năm 2000). Đó là do sự gia tăng mạnh của luồng vốn ODA. Tuy nhiên vốn NSNN vẫn đóng vai trò quyết định, vốn ngoài nước đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các tuyến quốc lộ và một số tuyến tỉnh lộ.
Bảng 8: Chi của TW và địa phương cho giao thông.
1993
1994
1997
1998
Tỷ trọng chi ngân sách địa phương trong tổng chi cho giao thông ( % ).
Tỷ trọng chi ngân sách TW trong tổng chi cho giao thông ( % ).
44
56
64
36
59
41
60
40
Nguồn: Đánh giá chi tiêu công 2000.
Tỷ lệ chi cho giao thông giữa TW và địa phương chuyển dịch theo hướng có lợi cho địa phương, từ tỷ lệ 64/36 năm 1994 sang 60/40 năm 1998. Điều này cho thấy chi đầu tư và chi thường xuyên của địa phương tăng nhanh hơn. Hơn một nửa chi đầu tư cho giao thông trong giai đoạn 1997- 1998 của TW là dùng vốn ODA, còn chi của địa phương thì chủ yếu lấy vốn của Nhà nước và đóng góp của dân, tuy nhiên số liệu chi cho giao thông không bao gồm phần đóng góp này. Gần đây, viện trợ ODA cho địa phương đã được dùng cho những dự án lớn nhóm A trong đó sửa chữa cơ sở hạ tầng giao thông chiếm vai trò lớn hoặc thậm chí là chủ đạo.
3. Cơ cấu vốn NSNN cho giao thông đường bộ phân theo mục đích sử dụng:
Bảng 9: Vốn NSNN cho giao thông đường bộ phân theo mục đích sử dụng.
1994
1997
1998
số lượng
(tỷ đồng)
tỉ trọng
(%)
số lượng
(tỷ đồng)
tỉ trọng
(%)
số lượng
(tỷ đồng)
tỉ trọng
(%)
Tổng số
Trong đó:
Chi cho đầu tư
Chi thường xuyên
2969
2456
513
100
82,7
17,3
6023,3
5300,3
723
100
88
12
6222,6
5469,6
753
100
87,9
12,1
Nguồn: Đánh giá chi tiêu công 2000.
Chi thường xuyên của Bộ Giao thông vận tải cho đường quốc lộ năm 1998 là 698 tỷ đồng. Trong đó bao gồm 568 tỷ đồng cho duy tu thường xuyên và khoảng 130 tỷ đồng cho bảo dưỡng định kỳ (sửa chữa lớn). Giả sử con số ước tính cho bảo dưỡng định kỳ là tương đối chính xác, thì chi tiêu đáp ứng được khoảng 62- 67% yêu cầu bảo dưỡng hàng năm đối với đường quốc lộ.
Tuy nhiên do thiếu những thông tin đầy đủ nên khó ước tính chi thường xuyên của các địa phương. Theo Bộ Tài chính, khoảng 333 tỷ đồng đã được các địa phương chi trong năm 1998 cho sửa chữa vừa và nhỏ của đường địa phương (tức cấp tỉnh, huyện, xã và thôn). Ước tính toàn bộ số phân bổ được chi cho bảo dưỡng mạng lưới đường liên tỉnh.
Có khoảng 36.000 km đường cấp huyện và 47.000 km đường cấp xã. Các xã quản lý ngân sách đường cấp xã và thôn. Các nguồn kinh phí là lấy từ bản thân xã, lao động nghĩa vụ, đóng góp của dân và trợ cấp từ các cấp trên xuống xã. Tổng ngân sách hàng năm cho đường cấp huyện và xã được ước tính là khoảng 750 tỷ đồng một năm. Từ 5-10% trong số này là do tỉnh tài trợ, 50-60% do huyện tài trợ và 40-50% do xã tài trợ. Các điều tra gần đây cho thấy rằng khoảng 15% đường cấp huyện và cấp xã (12.500 km) là trong tình trạng có thể bảo trì được nhưng không được bảo trì thường xuyên, tức là chưa thực hiện bảo trì theo kế hoạch. Hiện tại, ngân sách hàng năm được chi cho sữa chữa những đường bị hỏng, cải tạo những đường hỏng nghiêm trọng, còn những đường trong tình trạng tốt hoặc tương đối tốt về cơ bản bị để cho xuống cấp đến khi nào cần sửa chữa. Chiến lược này là kém hiệu quả đối với mạng lưới đường nông thôn cũng như đối với đường quốc lộ hay tỉnh lộ. Một chiến lược hiệu quả hơn là ưu tiên tài trợ cho những đường còn có thể bảo trì được (khoảng 24.000 km sau khi thực hiện các dự án bằng vốn tài trợ nước ngoài) và dành phần vốn do địa phương quản lý còn lại cho sửa chữa, cải tạo và nâng cấp những đường còn lại ở nông thôn, điều này có thể tăng dần mạng lưới đường có thể bảo trì được.
4. Cơ cấu vốn NSNN đầu tư cho quốc lộ theo kế hoạch 1996- 2000:
Bảng 10: Tỉ trọng vốn NSNN đầu tư cho quốc lộ ( kế hoạch 1996- 2000)
Đơn vị: Tỷ đồng.
Thời kỳ
Kinh phí đầu tư
Đầu ra
Km
Tổng số
NSNN
ODA
Tỉ trọng
NSNN/Tổng KPĐT
Quốc lộ 1
Đèo Hải Vân
Quốc lộ 5
Quốc lộ 10
Quốc lộ 18
Quốc lộ 22
Quốc lộ khác
96- 00
98- 02
95- 99
98- 03
95- 05
97- 01
8783
2121
2862
2750
6676
1584
611
1369
200
887
412
1139
484
611
7413
1921
1975
2338
5537
1100
15,6%
9,4%
31%
15%
17,1%
30,5%
100%
1620
8,5
106
156
401
148
Nguồn: Đánh giá chi tiêu công 2000.
Tổng chi đầu tư ( không kể đường sắt) của Bộ Giao thông vận tải trong 3 năm 1996- 1998 ước tính là 8,9 nghìn tỷ đồng. Trong số đó, chi đầu tư cho đường quốc lộ lên tới 6,8 nghìn tỷ đồng và 1,2 nghìn tỷ đồng cho tỉnh lộ và các đường địa phương khác. Do đó đường bộ nhận được phần lớn trong chi đầu tư của Chương trình đầu tư công cộng (CTĐTCC). Còn lại 14,1 nghìn tỷ đồng, tức là 64% trong số 22,3 nghìn tỷ đồng cho đầu tư đường bộ theo kế hoạch trong CTĐTCC được chi trong 2 năm còn lại. Nói cách khác, việc thực hiện dự án chậm hơn nhiều so với dự kiến ban đầu. Song điều đáng nghi ngại là liệu phần chi chưa thực hiện có được bù đắp trong thời gian còn lại hay không. Một số lượng lớn các dự án dùng vốn ODA (tức là tất cả các dự án đường bộ lớn) bị chậm, do những lý do không phải là thiếu vốn và khó có khả năng hoàn tất trước năm 2002. Ngược lại, chậm chễ trong thực hiện dự án nhóm A (do TW quản lý và chủ yếu dùng vốn trong nước) là do thiếu vốn trong nước. Bằng chứng cho thấy rằng việc thực hiện dự án ở các địa phương không bị chậm chễ như những dự án lớn do TW quản lý. Lý do có thể là hầu hết các dự án địa phương có qui mô nhỏ và phương pháp thực hiện mang tính phi trung lập: mỗi địa phương quản lý một danh mục dự án, không phức tạp, không bị vướng mắc bởi những thủ tục hành chính rườm rà. Tuy nhiên, các số liệu thống kê không cho phép phân tích đầy đủ về tình hình thực hiện các dự án giao thông nhóm B và C.
III- Đánh giá thành tựu và hạn chế trong đầu tư cho giao thông đường bộ:
1. Những thành tựu trong đầu tư NSNN cho giao thông đường bộ:
- Hoàn thành xây dựng mới các công trình: Trong những năm qua kết quả đầu tư XDCB đã góp phần hoàn thành, đưa vào sử dụng hàng ngàn công trình lớn nhỏ. Trong đó, có nhiều công trình lớn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 5, cầu Mỹ Thuận, đường bắc Thăng Long- Nội Bài... Những kết quả đó đã làm tăng thêm cho đất nước năng lực sản xuất mới trên nhiều lĩnh vực thuộc tất cả các ngành kinh tế xã hội. Kết quả cuối cùng của đầu tư XDCB là tài sản cố định mới tăng và năng lực sản xuất tăng thêm; Những kết quả này đóng góp trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh; Đó chính là cơ sở để phát huy tác dụng của vốn đầu tư.
- Khôi phục và cải tạo những công trình trọng điểm: Một số dự án khôi phục cải tạo quốc lộ 1, đặc biệt là toàn bộ dự án nâng cấp quốc lộ 5 nối liền thủ đô Hà Nội với thành phố cảng Hải Phòng được hoàn thành đưa vào sử dụng. Chỉ trong 3 năm trở lại đây (1998- 2000) đã khôi phục, nâng cấp được hơn 3.000 km quốc lộ, làm mới 12.500 m cầu lớn, hệ thống giao thông đô thị đã được cải tiến một bước, giao thông nông thôn đã có sự phát triển làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Đặc biệt là các công trình quốc lộ lớn có ảnh hưởng đến kinh tế- xã hội, lưu thông hàng hoá trong cả nước và quốc tế ( Quốc lộ 1A, quốc lộ 5, quốc lộ 18...).
- Giá trị tài sản cố định mới của các ngành kinh tế ngày càng tăng lên: Tài sản cố định mới tăng thêm là sản phẩm cuối cùng biểu hiện dưới dạng hiện vật. Năng lực sản xuất tăng thêm sẽ tạo ra nhiều sản phẩm cho ngành sản xuất và dịch vụ. Năm 1991 giá trị tài sản cố định mới tăng: 1806 tỷ đồng, năm 1992: 2311 tỷ đồng, năm 1993: 7739 tỷ đồng, năm 1994: 16248 tỷ đồng, năm 1995: 19764 tỷ đồng, năm 1996: 60682 tỷ đồng. Trong đó 3 ngành tăng nhiều nhất là công nghiệp chiếm 53%, giao thông vận tải chiếm 28% và ngành nông nghiệp chiếm 11% so với tổng số. Năm 1996 giá trị tài sản cố định mới tăng thêm giảm so với năm 1995 do tài sản cố định chỉ được tính khi nghiệm thu, bàn giao công trình đưa vào sử dụng nên một số ngành tuy có vốn đầu tư lớn nhưng giá trị tài sản cố định mới tăng thấp do chưa hoàn thành công trình, vốn đầu tư thực hiện còn dở dang. Nhưng 3 ngành trên vẫn là những ngành tăng nhiều nhất.
Đặc biệt từ năm 1996 ta nhận thấy có sự chuyển biến đáng kể, đó là giá trị tài sản cố định mới tăng lên của ngành GTVT đã vượt lên đứng đầu, chiếm tỷ trọng 41% so với tổng số. Ngành nông nghiệp vẫn đứng thứ 3 nhưng tỷ trọng có tăng lên so với năm trước, chiếm 12,21%.
Sang năm 1997 ngành GTVT vẫn đứng đầu với giá trị tài sản cố định mới tăng chiếm 42,50% trong tổng số, đây là tỷ trọng cao nhất của ngành GTVT từ trước đến nay. Ngành công nghiệp tuy có giá trị tài sản cố định mới tăng lớn hơn năm 1996 nhưng tỷ trọng tăng vẫn chỉ đạt: 36,36%. Ngược lại, ngành nông nghiệp có giá trị tài sản cố định mới tăng chiếm 13,60% so với tổng số. Giá trị tài sản cố định mới của ngành giao thông vận tải có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây là do có nhiều công trình được xây dựng từ những năm trước đó đến nay mới hoàn thành, bắt đầu đưa vào sử dụng.
- Giao thông vận tải đường bộ đã phần nào đáp ứng được những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường: Mạng lưới giao thông đường bộ đã được cải thiện góp phần giải quyết nhu cầu đi lại đang tăng rất nhanh; góp phần giao lưu, thông thương hàng hoá giữa các vùng, các miền của đất nước, thúc đẩy nền kinh tế phát triển; mở mang dân trí, nâng cao đời sống nhân dân; hoà nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Cho đến nay Việt Nam có mật độ đường bộ trên 100 km vuông là 21,9 km, không phải là thấp so với các nước trong khu vực châu á- Thái Bình Dương. Trong thập niên 90, cả nước xét chọn được 43 công trình chất lượng tiêu biểu, trong đó có 16 công trình thuộc ngành giao thông ( chiếm 37,2%). Hằng năm, có thêm gần 100 xã, cụm xã có đường ô tô về trung tâm. Giao thông phát triển đến đâu, kinh tế, văn hoá, văn minh vươn tới đó, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, miền núi và miền xuôi, góp phần tích cực xoá đói giảm nghèo. Hàng loạt công trình xây dựng mới đã hoàn thành đưa vào sử dụng, tạo ra bộ mặt mới cho xã hội như đường Bắc Thăng long- Nội bài, đường Láng- Hoà lạc, Quốc Lộ 5, Quốc lộ 1 và cầu Mỹ Thuận- cây cầu văng dây hiện đại đầu tiên ở Việt Nam và lớn nhất Đông Nam á,... Đang chuẩn bị xây dựng đường Xuyên á, Xa lộ Bắc- Nam... Nhiều cầu lớn đã được xây dựng như: Bến Thuỷ, Thái Bình, Yên Bái, Lào Cai, Việt Trì, Phú Lương, Sông Gianh, Sông Hàn, Đăkrông, Sông Mã...
- Từ vị trí quan trọng và nhiệm vụ nặng nề của ngành giao thông vận tải, được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, ngành giao thông vận tải nói chung và giao thông đường bộ nói riêng đã có điều kiện, cơ hội để phát triển. Chính sách hội nhập, mở cửa, tăng cường quan hệ quốc tế của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện cho ngành giao thông đường bộ có vốn và công nghệ mới xây dựng các công trình giao thông. Nhà nước đã dành một phần vốn vay ODA đầu tư cho ngành giao thông vận tải trong những năm gần đây chiếm tỷ trọng khá lớn như năm 1996: chiếm 55,2% tổng số đến năm 2000: chiếm 77% tổng số. Bằng nguồn vốn đầu tư trong nước cùng với vốn vay ưu đãi ODA, nhiều công trình giao thông đã được khôi phục, nâng cấp.
- Từ năm 1991 việc phân bổ vốn đầu tư từ Ngân Sách Nhà nước cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đã được tăng hàng năm. Năm 1999 tổng mức đầu tư toàn xã hội là: 104.000 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông đạt: 9.541 tỷ đồng ( chiếm 9,2%) trong khi đó năm 1995 mới đạt 6,7%. Nếu tính đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông so với GDP thì năm 1999 đạt 2,6%. Trong số đó khoảng 85% dành cho xây dựng mới và phần còn lại dành cho bảo trì và nâng cấp. Riêng năm 1999 đã hoàn thành việc cải tạo nâng cấp 1617,5 km đường quốc lộ với mặt trải nhựa, bê tông nhựa đạt 101,09% so với kế hoạch (1600 km) ; xây dựng 133 cầu với chiều dài 7334 mét dài đạt 183,35% so với kế hoạch (4000 mét cầu vĩnh cửu các loại). Ngoài ra còn hàng nghìn km đường và cầu trên các tỉnh lộ, huyện lộ cũng được cải tạo, nâng cấp, hệ thống giao thông đường bộ hoàn thành đưa vào sử dụng đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng cho các vùng, miền, địa phương trong cả nước. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nhằm vào việc khôi phục, nâng cấp cải tạo cơ sở hạ tầng giao thông chủ yếu ở các vùng kinh tế quan trọng và các khu đô thị lớn, các trục giao thông có mật độ cao đã góp phần tích cực vào việc mở mang dân trí, nâng cao đời sống nhân dân, phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
- Kết quả phát triển giao thông đường bộ trong những năm qua là rất đáng kể, khối lượng và lưu lượng cũng như phương tiện vận tải đường bộ không ngừng tăng lên đã giải quyết nhu cầu đi lại, thông thương hàng hoá, phát triển kinh tế đất nước (thể hiện qua các bảng dưới đây).
Bảng 11: Phương tiện và khối lượng vận tải đường bộ.
( Nghìn cái/ nghìn tấn)
Phương tiện
1995
1996
1997
1998
Xe tải
39,1/224,5
41,5/236,9
41,5/226,4
49,4/260
Xe khách
25,6/637,2
27,5/661,5
29,2/691,7
33,3/770,8
( Nguồn: Niên giám thống kê 1999)
Bảng 12: Lưu lượng hành khách.
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
Triệu người
472,2
509,4
548
584,8
608,4
Tr người/km
12743
14278,6
15082,6
15961,5
16543,3
( Nguồn: Niên giám thống kê 1999)
Bảng 13: Lưu lượng hàng hoá.
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
Nghìn tấn
55952,1
63813
71912,4
76576,6
82112,9
Tr tấn/km
2967,8
3498,3
3824,4
4251,5
4553,2
( Nguồn: Niên giám thống kê 1999)
2. Hạn chế trong đầu tư NSNN cho giao thông đường bộ:
- Mặc dù gần đây đã có tiến bộ song năng suất của ngành giao thông vận tải vẫn thấp. Trong vận tải đường bộ, tốc độ trung bình của xe hàng là 20 đến 25 km/h và của xe khách là 30km/h. Tải trọng trung bình của xe tải là 5,7 tấn một xe, hơi tăng chút ít so với mức 5,2 tấn một xe năm 1991. Xe tải với tải trọng lớn nhất (và do đó có chi phí đơn vị thấp nhất) tập trung ở các vùng kinh tế tăng trưởng phía Bắc và phía Nam. Sản lượng trên mỗi xe cũng thấp – xe tải hoạt động 1.900 tấn-km trung bình một ngày và xe buýt trung bình là 2.200 hành khách mỗi tháng. Quãng vận chuyển trung bình cho xe tải là 53 km, có nghĩa là một xe tải trung bình trở 18 tấn trong 3 chuyến vừa đi vừa về một ngày (giả sử chuyến về là không có hàng).
- Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ nước ta nhìn chung còn yếu kém, trong đó hệ thống quốc lộ còn nhiều tuyến hẹp (chỉ một làn xe), xuống cấp lớn, còn nhiều cầu yếu do cũ kỹ, hư hỏng, xuống cấp, nhiều tuyến đường vào mùa mưa lũ bị ngập, gây ách tắc giao thông.... Trong 10 năm qua, Nhà Nước cũng đã tập trung đầu tư cho ngành giao thông vận tải, nhưng so với nhu cầu thì kết quả đạt được còn rất thấp, hệ thống giao thông vận tải Việt Nam hiện nay đang trong tình trạng không đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội.
- Chưa có chính sách huy động và sử dụng vốn đầu tư thích hợp, nên chưa phát huy hết khả năng của các nguồn vốn đầu tư trong xã hội. Vốn đầu tư từ NSNN chưa thực sự đóng vai trò vốn mồi để tạo sự đa dạng trong các nguồn vốn đầu tư cho giao thông đường bộ.
- Vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông vận tải
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0061.doc