• Đẩy mạnh công tác kế toán, đảm bảo hạch toán chính xác, kịp thời mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cung cấp kịp thời thông tin quản trị điều hành, kiểm tra thường xuyên việc chấp hành chế độ kế toán và kế hoạch chi tiêu nội bộ.
• Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ không ngừng được tăng cường, phát huy vai trò kiểm tra tại chỗ.
• Công tác kho quỹ phải đảm bảo cung ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu giao dịch tiền mặt hàng ngày và nhu cầu đột xuất, đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định về an toàn kho quỹ, công tác giao nhận, vận chuyển tiền nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu thu chi tiền mặt tại đơn vị cho khách hàng.
35 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1307 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Định hướng và chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hạn mức được giao họăc trình duyệt các khoản cho vay, bảo lãnh, tài trợ thương mại.
Quản lý hậu giải ngân: giám sát liên tục khách hàng vay về tình hình sử dụng vốn vay, thực hiện cho vay thu nợ theo quy định, xử lý gia hạn nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, chuyển nợ quá hạn, thực hịên các biện pháp thu nợ.
Đề xuất hạn mức tín dụng đối với từng khách hàng.
Chăm sóc toàn diện khách hàng, tiếp nhận yêu cầu về tất cả các dịch vụ ngân hàng của khách hàng nhằm đáp ứng tối ưu nhu cầu của khách hàng.
Cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng cho phòng Thẩm định và Quản lý tín dụng, tham gia xây dựng chính sách tín dụng.
Lập các báo cáo tín dụng theo quy định.
Bộ phận tác nghiệp: nhiệm vụ chủ yếu của nhân viên tác nghiệp là quản lý các khoản vay
Xem xét các chứng từ pháp lý về mở tài khoản của khách hàng và mở tài khoản tiền vay.
Nắm được các dữ liệu về khoản cho vay và hạn mức.
Thiết lập các thông tin khách hàng
Nhập dữ liệu về các khoản cho vay vào hệ thống chương trình phần mềm ứng dụng, chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của các giao dịch được nhập vào hệ thống chương trình ứng dụng của ngân hàng
Xem xét định kỳ và áp dụng các quy trình hướng dẫn nội bộ về Quản trị tác nghịêp các khoản cho vay.
Thực hiện việc lưu giữ các hồ sơ tín dụng.
Chuẩn bị các số liệu thống kê, các báo cáo về các khoản cho vay phục vụ cho mục đích quản lý nội bộ của Chi nhánh, của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
3.1.2. Tín dụng cá nhân:
Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ như Tín dụng doanh nghiệp đối với đối tượng khách hàng là cá nhân (bao gồm cho vay cầm cố, chiết khấu sổ tiết kiệm, chứng từ có giá. . . ).
3.2. Dịch vụ khách hàng
3.2.1. Thanh toán quốc tế
Trên cơ sở các hạn mức, khoản vay, bảo lãnh, L/C đã được phê duyệt, thực hiện các tác nghiệp trong tài trợ thương mai phục vụ các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu cho khách hàng.
Mở các L/C có ký quỹ 100% vốn của khách hàng.
Thực hiện nhiệm vụ đối ngoại với các ngân hàng nước ngoài.
Đầu mối trong việc cung cấp dịch vụ thông tin đối ngoại.
Lập báo cáo hoạt động nghiệp vụ theo quy định.
Thực hiện công tác tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng.
3.2.2. Dịch vụ khách hàng
Chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với khách hàng (Gồm cả khách hàng doanh nghiệp, các tổ chức khác và khách hàng cá nhân)
Dịch vụ khách hàng cá nhân
Thực hiện việc giải ngân vốn vay trên cơ sở hồ sơ giải ngân được duyệt.
Mở tài khoản tiền gửi, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới.
Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội, ngoại tệ của khách hàng.
Thực hiện các giao dịch thu đổi và mua, bán ngoại tệ giao ngay đối với khách hàng cá nhân theo thẩm quyền được Giám đốc giao.
Thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyểt tiền, bán thẻ ATM, thẻ tín dụng . . cho khách hàng.
Tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng.
Duy trì và kiểm soát các giao dịch đối với khách hàng.
Thực hiện công tác tiếp các sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng.
Dịch vụ Khách hàng doanh nghiệp
Chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với khách hàng là các doanh nghiệp, tổ chức khác.
Thực hiện việc giải ngân vốn vay cho khách hàng vay là tổ chức trên cơ sở hồ sơ giải ngân được duyệt.
Mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới.
Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiên bằng đồng nội, ngoại tệ của khách hàng.
Thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền cho khách hàng.
Thực hiện các giao dịch mua ngoại tệ giao ngay đối với khách hàng doanh nghiệp theo quy định và chính sách kinh doanh ngoại tệ của Giám đốc.
Tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng.
Duy trì và kiểm soát các giao dịch đối với các khách hàng.
Thực hiện công tác tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng.
3.2.3. Tiền tệ - Kho quỹ
Thực hiện các nghiệp vụ tiền tệ, kho quỹ: Quản lý quỹ nghiệp vụ của chi nhánh; thu – chi tiền mặt, quản lý vàng bạc, kim loại quý, đá quý, quản lý chứng chỉ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, thực hiện xuất - nhập tiền mặt để đảm bảo thanh khoản tiền mặt cho chi nhánh, thực hiện các dịch vụ tiền tệ, kho quỹ cho khách hàng. . .
3.3. Hỗ trợ kinh doanh
3.3.1. Thẩm định - Quản lý tín dụng
Thu thập, cung cấp thông tin và đánh giá các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
Thẩm định các dự án cho vay, bảo lãnh (trung, dài hạn) và các khoản tín dụng ngắn hạn vượt mức phán quyết của Trưởng phòng tín dụng, tham gia ý kiến về quyết định cấp tín dụng đối với các dự án trung, dài hạn và các khỏan tín dụng ngắn hạn vượt mức phán quyết của Trưởng phòng tín dụng.
Thẩm định các đề xuất về hạn mức tín dụng và giới hạn cho vay đối với từng khách hàng.
Thẩm định đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay.
Thư ký Hội đồng tín dụng, Hội đồng xử lý rủi ro. . . của chi nhánh.
Giám sát chất lượng khách hàng xếp loại rủi ro tín dụng của khách hàng vay và đánh giá phân loại, xếp hạng khách hàng doanh nghiệp.
Định kỳ kiểm soát Phòng tín dụng trong việc giải ngân vốn vay và kiểm tra, theo dõi sử dụng vốn vay của khách hàng.
Quản lý, kiểm soát hạn mức tín dụng cho từng khách hàng và của toàn bộ Chi nhánh.
Kiểm soát, giám sát các khoản vượt hạn mức, việc trả nợ, giá trị các tài sản đảm bảo và các khoản vay đã đến hạn, hết hạn.
Theo dõi tổng hợp hoạt động tín dụng tại Chi nhánh.
Phân tích hoạt động các ngành kinh tế, cung cấp các thông tin liên quan quan đến hoạt động tín dụng, đầu mối tham mưu xây dựng các chính sách tín dụng.
Quản lý danh mục tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, đầu mối trực tiệp quản lý và báo cáo, tham mưu xử lý nợ xấu.
Giám sát sự tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước, quy định và chính sách của Ngân hang Đầu tư và Phát triển Việt Nam về tín dụng và các quy định, chính sách liên quan đến tín dụng ở các phòng tín dụng.
Đầu mối tổng hợp và thực hiện các loại báo cáo tín dụng.
3.3.2. Kế hoạch - Nguồn vốn
Kế hoạch Tổng hợp
Tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, phân tích môi trường kinh doanh; xây dựng chiến lược kinh doanh, các chính sách kinh doanh, chính sách marketing, chính sách khách hàng, chính sách lãi suất, chính sác huy động vốn. . .
Lập, theo dõi, kiểm tra tiến độc thực hiện kế hoạch kinh doanh (5 năm, 3 năm và hàng năm), xây dựng chương trình hành động (năm, quý, tháng) để thực hiện kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh.
Xây dựng và đề xuất các hạn mức phán quyết trong hoạt động nghiệp vụ tại Chi nhánh.
Đầu mối tổng hợp, phân tích, báo cáo, đề xuất về các thông tin phản hồi của khách hàng.
Tổng hợp báo cáo, cung cấp thông tin kinh tế, phòng ngừa rủi ro.
Quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh cuả Chi nhánh, các hệ số NIM, ROA... trên cơ sở đó xây dựng chính sách giá cả cho các sản phẩm dịch vụ.
Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.
Nguồn vốn kinh doanh
Tổ chức quản lý hoạt động huy động vốn, cân đối vốn và các quan hệ vốn của Chi nhánh.
Nghiên cứu phát triển, lựa chọn, ứng dụng sản phẩm mới về huy động vốn.
Thu thập thông tin, báo cáo đề xuất phản hồi về chính sách, sản phẩm, biện pháp huy động vốn.
Tham mưu, giúp Giám đốc chỉ đạo công tác huy động vốn tại chi nhánh.
Thực hiện các giao dịch muabán ngoại tệ với khách hàng doanh nghiệp gồm:giao ngay, kỳ hạn, quyền chọn, SWAP theo quyết định và kế hoạch kinh doanh ngoại tệ của giám đốc.
Giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo hoạt động kinh doanh đối với các đơn vị thành viên.
Pháp chế, chế độ
Hướng dẫn, phổ biến, lưu trữ các văn bản pháp luật chế độ.
Tham mưu tư vấn cho Giám đốc những vấn đề về pháp lý để chi nhánh họat động đúng pháp luật.
Tham mưu tư vấn cho Giám đốc, các phòng nghiệp vụ về việc soạn thảo, đàm phán, ký kết hợp dồng, những vấn đề giải quyết tố tụng trực tiếp bảo đảm quyền lợi hợp pháp của chi nhánh.
Nhiệm vụ khác
Thư ký ban giám đốc, thư ký Hội đồng khoa học.
Thư ký hội đồng quản lý tài sản Nợ - Có của chi nhánh.
3.4. Quản lý nội bộ
3.4.1. Tài chính-kế toán
Thực hiện công tác tài chính, kế toán cho toàn bộ hoạt động của chi nhánh (không trực tiếp làm nhiệm vụ kế toán khách hàng và tiết kiệm) bao gồm:
Tổ chức, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán và chế độ báo cáo kế toán của các phòng và các đơn vị trực thuộc.
Hậu kiểm (đối chiếu, kiểm soát)các chứng từ thanh toán của các phòng tại chi nhánh.
Lập và phân tích các báo cáo tài chính, kế toán (bảng cân đối tài sản, báo cáo lưu chuyển tiền tệ. . . . )
Tham mưu cho giám đốc về thực hiện chế độ tài chính, kế toán.
Thực hiện kế toán chi tiêu nội bộ.
Thực hiện nộp thuế, trích lập và quản lý sử dụng các quỹ.
Phân tích và đánh giá tài chính, hiệu quả kinh doanh cuả các phòng, đơn vị trực thuộc và toàn chi nhánh.
Cung cấp thông tin về tình hình tài chính và các chỉ tiêu thanh khoản của chi nhánh.
3.4.2. Điện toán
Quản lý mạng, quản trị hệ thống phân quyền truy cập, kiểm soát theo quyết định của giám đốc, quản lý hệ thống máy móc thiết bị tin học tại chi nhánh, đảm bảo an toàn thông suốt mọi hoạt động.
Hướng dẫn đào tạo hỗ trợ các đơn vị trực thuộc vận hành hệ thống tin học phục vụ kinh doanh.
3.4.3. Tổ chức-Hành chính
Tổ chức cán bộ
Tham mưu cho giám đốc và hướng dẫn cán bộ thực hiện các chế độ chính sách của pháp luật về trách nhiệm và quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động.
Phối hợp với các phòng nghiệp vụ để xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới, thành lập, giải thể các đơn vị trực thuộc chi nhánh.
Lập kế họach và tổ chức tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu tuyển dụng.
Tham mưu cho Giám đốc việc tổ chức, sắp xếp, bố trí nhân sự phù hợp với tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn của cán bộ và yêu cầu hoạt động của Chi nhánh.
Quản lý, theo dõi, bảo mật hồ sơ lý lịch, nhận xét cán bộ nhân viên.
Quản lý, thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm của cán bộ nhân viên.
Tổ chức quản lý lao động, ngày công lao động, thực hiện nội qui cơ quan.
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo của Chi nhánh; bố trí cán bộ nhân viên tham dự các khóa đào tạo theo qui định.
Hành chính-Quản trị
Thực hiện công tác quản lý hành chính (quản lý con dấu, văn thư, in ấn, lưu trữ, bảo mật, . . . )
Thực hiện công tác hậu cần cho Chi nhánh nhu: lễ tân, vận tải, quản lý phương tiện, tài sản. . . phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Thực hiện công tác bảo vệ an ninh an toàn cho con người, tài sản, tiền bạc của Chi nhánh và khách hàng đến giao dịch tại Chi nhánh.
3.4.4. Kiểm tra - Kiểm toán nội bộ
Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm toán nội bộ tại trụ sở Chi nhánh và tất cả các đơn vị trực thuộc Chi nhánh
Kiểm tra việc thực hiện các quy chế, chế độ tại Chi nhánh.
Thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ tại Chi nhánh theo quy chế hoạt động Kiểm tra - kiểm toán nội bộ (bao gồm ở cả các Phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm).
Tư vấn cho Giám đốc những vấn đề có liên quan đến hoạt động của Chi nhánh, giúp Chi nhánh hoạt động đúng pháp luật và có hiệu quả cao.
Hướng dẫn đôn đốc việc tuân thủ pháp luật và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong Chi nhánh.
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ khác của bộ phận kiểm tra nội bộ theo qui định chung về kiểm tra, kiểm toán nội bộ của NHĐT&PTVN.
II - Khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam
Nhìn lại chặng đường một năm qua, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có nhiều thuận lợi cơ bản nhưng cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, trong đó các diễn biến phức tạp về chính trị, kinh tế và xã hội trên thế giới đã có những tác động nhất định đến tình hình kinh tế-tài chính và thị trường tiền tệ trong nước. Tuy nhiên, năm 2003, kinh tế Việt Nam vẫn đạt được những kết quả toàn diện: GDP tăng trưởng 7,24%, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu đều đạt kế hoạch đề ra. Trong bối cảnh đó, ngành Ngân hàng Việt Nam cũng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, thực hiện tốt chính sách tiền tệ quốc gia, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.
Với sự hợp tác hiệu quả và toàn diện của bạn hàng, cùng nỗ lực của tập thể Ban lãnh đạo và cán bộ, NHĐT&PTVN đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Thứ nhất, NHĐT&PTVN đã hoàn thành kế họach kinh doanh trên các chỉ tiêu chính. Tổng tài sản đạt trên 90000 tỷ VND, huy động vốn đạt trên 70000 tỷ VND, tổng dư nợ (kể cả dư nợ ủy thác) đạt 61361 tỷ VND, trích đủ dự phòng theo quy định và kinh doanh có lãi theo chuẩn mực kế toán quốc tế.
Thứ hai, tiếp tục thực hiện Cơ cấu lại Ngân hàng theo lộ trình đề ra. Theo đó hoàn thành dự án hỗ trợ kỹ thuật giai đoạn I do Quỹ ASEM tài trợ thông qua WB, nhằm tập trung đổi mới mô hình tổ chức và nâng cao năng lực quản trị điều hành, tiến dần theo thông lệ quốc tế, tiếp tục xử lý nợ tồn đọng, nâng cao năng lực tài chính, chú trọng quản lý rủi ro, củng cố hoạt động kiểm toán nội bộ, hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng, hoàn thiện hệ thống quy trình nghiệp vụ, phát triển nguồn nhân lực và không ngừng mở rộng mạng lưới một cách hợp lý.
Thứ ba, thực hiện đúng lộ trình dự án Hiện đại hóa bằng việc triển khai thành công giai đoạn 1 tại 7 chi nhánh, tạo điều kiện cho việc triển khai nhân rộng để vận hành đồng bộ và an toàn hệ thống trong các năm tới, tiếp tục triển khai hệ thống ATM giai đoạn II, chính thức gia nhập Tổ chức thẻ quốc tế Visa để phục vụ khách hàng tốt hơn, tiếp tục phát huy thế mạnh trong lĩnh vực đầu tư phát triển trên cơ sở hiệu quả, an toàn và chọn lọc. Bên cạnh đó, NHĐT&PTVN cũng đã xây dựng và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 cho thêm 70 chi nhánh và 2 công ty, đưa tổng số lên trên 100 đơn vị áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO này. Đi đôi với các hoạt động nêu trên, kết quả kiểm toán năm thứ 7 liên tiếp theo chuẩn mực kế toán quốc tế cho thấy hiệu quả kinh doanh của NHĐT&PTVN ngày càng được nâng cao, liên tục có lãi.
Thứ tư, năm 2003 cũng là năm đạt được nhiều kết quả trong hợp tác kinh doanh. Tăng thêm 15% số lượng khách hàng, theo hướng tăng tỷ trọng khách hàng doanh nghiệp ở khu vực tư nhân (lên 30%) và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tiếp tục duy trì, phát triển quan hệ bạn hàng truyền thống với các Tổng công ty mạnh. NHĐT&PTVN cũng thực hiện tốt vai trò Ngân hàng bán buôn đối với các dự án tài chính nông thôn do Ngân hàng thế giới tài trợ, đại lý giải ngân nhiều nguồn vốn ODA quan trọng khác. Đặc biệt, quan hệ hợp tác với các Ngân hàng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, các ngân hàng liên doanh. . . đã đạt được nhiều kết quả tốt, nhất là trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ và kinh doanh. Doanh số kinh doanh ngoại tệ, thanh toán chuyển tiền, tài trợ thương mại với các ngân hàng nước ngoài tăng từ 30-35% so với năm trước.
Bảng 1: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu trong 3 năm 2001-2003
Nguồn: Báo cáo thường niên 2003 – NHĐT&PTVN
Đơn vị: tỷ VND
VAS
IFRS
Tính đến 31/12
2003
2003
2002
2001
Tổng tài sản
87430
85851
70801
59948
Lợi nhuận trước thuế
523
151
273
186
Tổng nguồn vốn
5504
3083
1658
479
Vốn huy động từ dân cư và các TCKT
60024
59909
46114
39051
Tổng dư nợ cho vay ròng
61361
59173
52520
42606
VAS: số liệu đã kiểm toán theo các chuẩn mực kế toán Vịêt Nam
IFRS: số liệu đã kiểm toán theo các chuẩn mực kế toán quốc tế
1.Hoạt động nguồn vốn
Nguồn vốn huy động tăng trưởng liên tục ngay từ những tháng đầu năm do mở rộng và phát triển mạng lưới huy động vốn cùng với việc triển khai nhiều hình thức huy động vốn như chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá, tiết kiệm có quà tặng, tiết kiệm gửi góp và các biện pháp khuyến mại hấp dẫn, lãi suất được điều chỉnh linh hoạt.
Bảng2: Bảng huy động vốn 2 năm 2002 – 2003 theo loại hình huy động (VAS)
Nguồn: Báo cáo thường niên 2003 – NHĐT&PTVN
Đơn vị : Triệu VND
Chỉ tiêu
2003
2002
Tổng vốn huy động, trong đó:
71983
58988
Tiền gửi
69%
61%
Tiền vay
12%
12%
Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi
19%
26%
Cơ chế điều hành vốn được tập trung hóa toàn ngành. Việc quản lý Tài sản Nợ - Có đã bước đầu được xem xét và thực hiện phân tích, đánh giá theo hướng thông lệ. Công tác quản lý rủi ro chính trong hoạt động nguồn vốn như rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối được đánh giá để có bịên pháp bảo đảm an toàn.
Việc triển khai dự án hiện đại hóa đã giúp cho hoạt động kinh doanh tiền tệ được xử lý tự động từ bộ phận giao dịch đến bộ phận hỗ trợ xử lý sau giao dịch.
Cùng với hệ thống cơ chế, chính sách ngày càng đầy đủ và đồng bộ của Ngân hàng Nhà nước, NHĐT&PTVN đã chủ động tiên phong triển khai các sản phẩm phái sinh trên thị trường ngoại hối để phục vụ khách hàng. NHĐT&PTVN là Ngân hàng thương mại quốc doanh đầu tiên và là ngân hàng thương mại thứ hai tại Việt Nam được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh quyền chọn tỷ giá ngoại tệ, hoán đổi lãi suất.
Tốc độ tăng trưởng huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế (VAS)
Biểu đồ1: Vốn huy động
Nguồn: Báo cáo thường niên 2003 – NHĐT&PTVN
Đơn vị : tỷ VND
39049
46189
60024
0
20000
40000
60000
80000
2001
2002
2003
Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn
Nguồn: Báo cáo thường niên 2003 – NHĐT&PTVN
2001
2002
2003
1.Cơ cấu vốn theo nguồn (%)
Vốn huy động
61
63
65
Vốn vay
25
22
18
Vốn khác
14
15
17
2.Cơ cấu vốn huy động VND – USD (%)
68 - 32
73 - 27
78 - 22
3.Cơ cấu vốn theo kỳ hạn (ngắn hạn – trung, dài hạn) (%)
55 - 45
56 - 44
58 - 42
Biểu đồ 2: Cơ cấu nguồn vốn qua 3 năm 2001, 2002, 2003
14%
25%
61%
63%
22%
15%
65%
17%
18%
2001 2002 2003
2.Hoạt động kinh doanh tiền tệ
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tiếp tục chú trọng vào các hoạt động mang tính chất thương mại trên cơ sở nhu cầu khách hàng. Doanh số mua bán ngoại tệ của toàn hệ thống năm 2003 đạt 7,62 tỷ USD, bằng 152% so với năm 2002 và bằng 121% kế hoạch đề ra và chênh lệch giá mua, bán đạt 51,68 tỷ VND bằng 109,9% so với năm 2002.
Biểu đồ 3:Doanh số
Nguồn: Báo cáo thường niên 2003 – NHĐT&PTVN
Đơn vị: Triệu USD
3700
5000
7620
0
2000
4000
6000
8000
2001
2002
2003
3.Hoạt động tín dụng
Năm 2003 đã đánh dấu một năm nhiều kết quả đáng ghi nhận trong hoạt động tín dụng- nghiệp vụ cốt lõi của NHĐT&PTVN, đóng góp quan trọng vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, kế hoạch kinh doanh năm 2003 của toàn hệ thống và các chi tiêu theo Đề án cơ cấu lại của Ngân hàng. Tổng dư nợ cho vay ròng theo VAS đến ngày 31/12/2003 đạt 61.361 tỷ VND, tăng trưởng 11% so với năm 2002. Tốc độ tăng trưởng này nằm trong khả năng nguồn vốn và kiểm soát của NHĐT&PTVN nhằm thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về việc kiểm soát tăng trưởng và kiểm soát rủi ro tín dụng, phù hợp với cam kết với Ngân hàng Thế giới và thông lệ. Điều này giúp NHĐT&PTVN hạn chế được rủi ro, tăng cường hiệu quả hoạt động chung về tín dụng, nâng cao khả năng cạnh tranh, đảm bảo an toàn hệ thống, phát triển bền vững và từng bước nâng cao sức mạnh, vị thế, hình ảnh của NHĐT&PTVN trong hoạt động tín dụng theo Đề án Cơ cấu lại.
Ngân hàng đã và đang thực hiện chuyển dịch cơ cấu dư nợ theo hướng mục tiêu, hoạt động tín dụng từng bước hướng tới các sản phẩm, khách hàng có sức cạnh tranh, có thị trường ổn định.
Ngân hàng từng bước xây dựng các chuẩn mực tiến dần theo thông lệ quốc tế như: Thực hiện cam kết với WB – IMF cũng như yêu cầu của đề án tái cơ cấu, NHĐT&PTVN đã xây dựng và đang trong quá trình hoàn thiện Sổ tay tín dụng bao gồm chính sách tín dụng, qui định các giới hạn an toàn, cơ cấu tín dụng, các định hướng tăng trưởng tín dụng theo nhóm khách hàng, theo vùng, theo ngành sản phẩm và chính sách khách hàng trên cơ sở đánh giá và phân loại khách hàng. Đồng thời tổ chức về công tác tín dụng từ hội sở chính tới chi nhánh được chuyển đổi theo dự án hỗ trợ kỹ thuật của WB. Các chính sách trên sẽ sớm giúp hoạt động tín dụng của NHĐT&PTVN đáp ứng được thông lệ quốc tế.
Biểu đồ 4: Cơ cấu tín dụng qua các năm 2001 – 2003 (%)
Nguồn: Báo cáo thường niên 2003 – NHĐT&PTVN
hang, dai003 Trung,dài hạn
47%
48,50%
51,50%
49%
51%
Ngắn hạn
53%
Biểu đồ 5: Tỉ lệ cho vay ngoài quốc doanh trên tổng dư nợ ròng (%)
Nguồn: Báo cáo thường niên 2003 – NHĐT&PTVN
20%
25%
30%
0
10
20
30
2001
2002
2003
4.Hoạt động dịch vụ
Hoạt động dịch vụ năm 2003 tăng so với các năm trước cả về qui mô và chất lượng.
Dịch vụ thanh toán trong nước
Trong năm 2003, NHĐT&PTVN triển khai đồng thời cả hai hệ thống thanh toán bao gồm hệ thống thanh toán tập trung cũ và hệ thống thanh toán theo chương trình hiện đại hóa ngân hàng. Đến thời điểm 31/12/2003, 16 chi nhánh trọng điểm đã triển khai thành công phân hệ chuyển tiền theo chương trình hiện đại hóa, ngoài ra còn phát triển thêm các dịch vụ mới với các ngân hàng nước ngoài như Citibank, HSBC, tiếp tục duy trì và triển khai home banking giữa chi nhánh và khách hàng.
Tiếp tục triển khai hệ thông thanh toán điện tử liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước tại các chi nhánh.
Tiếp tục cung cấp dụch vụ quản lý vốn tập trung cho Bảo Việt tại 15 chi nhánh.
Hoạt động thẻ
NHĐT&PTVN đã triển khai thêm 33 máy ATM trên 6 địa bàn tỉnh, thành phố, nâng số máy ATM lên 45 máy. Trung tâm thẻ được kết nối với tất cả các chi nhánh cung cấp dịch vụ ATM trong toàn hệ thống. Số thẻ ATM phát hành năm 2003 là 14.450 thẻ. Doanh số thanh toán đạt 192,5 tỷ VND. Thu phí dịch vụ đạt 160 triệu VND.
Dịch vụ thanh toán quốc tế
Với sự cố gắng nỗ lực không ngừng của toàn hệ thống, hoạt động thanh toán quốc tế tăng trưởng đều đặn qua các năm. Đến cuối năm 2003, hơn 50 chi nhánh thực hiện thanh toán quốc tế trực tiếp. Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế năm 2003 đạt 3.8 tỷ USD, tăng 12% so vơi năm 2002, phí dịch vụ đạt 56 tỷ VND, tăng 27% so với năm 2002 vượt 5% so với kế hoạch.
Ngoài các sản phẩm thanh toán truyền thống, NHĐT&PTVN còn mở rộng các dịch vụ như thanh toán biên mậu, thanh toán CAD (Cash Against Document), mua bán thanh toán séc du dịch, phát hành séc thanh toán ngân hàng (Bank Drafts), đại lý thanh toán thẻ Visa, Master, kiều hối...
Bảng 4:Doanh số và phí dịch vụ hoạt động TTQT
Nguồn: Báo cáo thường niên 2003 – NHĐT&PTVN
Chỉ tiêu
2003
2002
2001
Doanh số (tỷ USD)
3,8
3,4
2,8
Phí (tỷ VND)
56
44
37
Số chi nhánh hoạt động TTQT trực tiếp
52
42
39
Biểu đồ 6: Doanh số thanh toán quốc tế
0
1000
2000
3000
4000
2001
2002
2003
Doanh số hoạt động TTQT
Biểu đồ 7: Doanh số thu phí thanh toán quốc tế
0
10
20
30
40
50
60
2001
2002
2003
Doanh số thu phí
Cuối năm 2003, NHĐT&PTVN đã triển khai thành công dự án hiện đại hóa phân hệ tài trợ thương mại tại Hội sở chính và 7 chi nhánh. Một trong những điểm nổi bật của hệ thống mới là giao dịch trực tuyến và tập trung dữ liệu tại Hội sở chính. Đây là công cụ đắc lực giúp cho bộ máy quản trị điều hành tại Hội sở chính quản lý tốt hoạt động của ngân hàng và có được những thông tin cập nhật thường xuyên về tình hình hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống, hỗ trợ kịp thời trong việc đưa ra quyết định của các cấp lãnh đạo từ chi nhánh tới cấp Hội sở chính. Đồng thời, hệ thống này cung cấp thêm một loạt sản phẩm ngân hàng hiện đại để phục vụ khách hàng tốt hơn và có thể cạnh tranh được với các ngân hàng khác như: cho vay theo biên lai tín thác (Trust receipt), tín dụng trọn gói (Packing credit), tài trợ xuất khẩu (Export credit financing)...
5.Hoạt động ủy thác
Dự án tài chính nông thôn do Ngân hàng thế giới tài trợ
Dự án Tài chính nông thôn I, II được Ngân hàng thế giới (WB) và chính phủ Việt Nam đánh giá là dự án có tiến độ giải ngân nhanh và có hiệu quả nhất trong số các dự án do WB thực hiện tại Việt Nam. Dự án Tài chính nông thôn II chính thức có hiệu lực và giải ngân từ tháng 4/2003. Trên cơ sở những thắng lợi và kinh nghiệm đã thu được trong quá trình triển khai dự án I và II, NHĐT&PTVN đã bước đầu tiếp cận và đệ trình lên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép xúc tiến chuẩn bị cho dự án Tài chính nông thôn III. Đến 31/12/2003, dư nợ của dự án Tài chính nông thôn I là 1.178 tỷ VND, dư nợ của dự án Tài chính nông thôn II là 934 tỷ VND.
Dự án Tài chính nông thôn JBIC
Năm 2003, NHĐT&PTVN được Bộ Tài chính lựa chọn là ngân hàng bán buôn cho dự án Tài chính nông thôn thử nghiệm của JBIC. Dự kiến dự án sẽ có vốn tài trợ tương đương 20 triệu USD và được thực hiện tại 23 tỉnh, vùng với mục tiêu hỗ trợ Chính phủ Việt Nam từng bước xóa bỏ sự phát triển khác biệt giữa các vùng nông thôn. Kết quả lựa chọn thực hiện dự án này khẳng định sự tín nhiệm của các Bộ, ngành và các tổ chức tài trợ đối với NHĐT&PTVN về năng lực và kinh nghiệm thực hiện các dự án quốc tế.
Hoạt động cho vay ủy thác
Năm 2003, NHĐT&PTVN đã tiếp nhận thêm 31 dự án mới với tổng số vốn tăng thêm 358 triệu USD. NHĐT&PTVN đồng thời cũng được chỉ định làm ngân hang phục vụ giải ngân cho Dự án “Giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn” trị giá 190 triệu USD và tiếp nhận nguồn vốn Dự án Chương trình Tài chính ngân hàng trị giá 50 triệu USD.
Bảng 5: Thị phần thực hiện rút vốn giải ngân ODA qua NHĐT&PTVN
Nguồn: Báo cáo thường niên 2003 – NHĐT&PTVN
Đơn vị: triệu USD
Năm
Giải ngân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC118.doc