Định nghĩa thông tin và dịch vụ dicom

Chương I

Tổng quan DICOM

I.1. Giới thiệu Chuẩn DICOM 6

I.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 6

I.1.2. Phạm vi và trường ứng dụng 8

I.1.3. Mục tiêu 9

I.1.4. Xu hướng hiện tại 9

I.2. Các thành phần DICOM 11

I.2.1. Cấu trúc tài liệu: 11

I.2.2. Tổng quan nội dung các phần DICOM 11

I.3. Thích nghi DICOM: 21

I.4. DICOM trong hệ thống thông tin y tế: 23

I.4.1. DICOM với PACS, HIS, RIS: 23

I.4.2. Quan hệ DICOM với các Chuẩn thông tin khác: 24

 

Chương II

ĐỊNH NGHĨA THÔNG TIN VÀ DỊCH VỤ DICOM

II.1. Tổng quan: 26

II.2. Định nghĩa thông tin DICOM: 29

II.2.1. Mô hình E-R: 29

II.2.2. Mô hình DICOM Thế giới Thực: 29

II.2.3. Mô hình thông tin DICOM 31

II2.3.1. Thuộc tính 32

II.2.3.2. Dịch vụ truyền tin trực tuyến và lưu trữ trung gian 33

II.2.3.3. Nhóm Dịch vụ DIMSE 33

II.2.3.4. Lớp Cặp Đối tượng-Dịch vụ (SOP) 33

II.2.3.5. Thoả thuận Liên kết 34

II.2.3.6. Định nghĩa Lớp Dịch vụ 35

II.2.3.7. Định nghĩa Đối tượng Thông tin 35

II.2.3.7.1. Định nghĩa Đối tượng Thông tin Thường 35

II.2.3.7.2. Định nghĩa Đối tượng Thông tin Phức 40

II.2.4. Sự mở rộng Mô hình DICOM Thế giới thực 45

II.3. Các lớp dịch vụ DICOM 48

II.3.1. Lớp Dịch vụ Xác minh 50

II.3.2. Lớp Dịch vụ Lưu trữ 50

II.3.3. Lớp Dịch vụ Chất vấn/Truy vấn 51

II.3.4. Lớp Dịch vụ Thông báo Nội dung Nghiên cứu 54

II.3.5. Lớp Dịch vụ Quản lí Bệnh nhân 54

II.3.6. Lớp Dịch vụ Quản lí Nghiên cứu 55

II.3.7. Lớp Dịch vụ Quản lí Kết quả 57

II.3.8. Lớp Dịch vụ Quản lí In 58

II.3.9. Lớp Dịch vụ Lưu trữ Trung gian 58

II.3.10. Lớp Dịch vụ Giao Lưu trữ 59

II.3.11. Lớp Dịch vụ Quản lí Danh sách Công việc Căn bản 60

II.3.12. Lớp Dịch vụ Quản lí Hàng đợi 61

II.3.13 Lớp SOP Lưu trữ Trạng thái Hiển thị Softcopy Mức Xám 61

 

Chương III

MẪ HOÁ VÀ CẤU TRÚC DỮ LIỆU

III.1. Mã hoá giá trị 64

III.1.1. Các Bộ Kí tự 64

III.1.2. Giá trị Thể hiện VR 65

III.2. Bộ Dữ liệu 68

III.2.1. Khái niệm 68

III.2.2. Thành phần Dữ liệu 68

III.2.3. Thứ tự byte kiểu Little Endian và Big Edian 71

III.2.4. Các loại thành phần dữ liệu 72

III.2.5. Cách sắp xếp các Bộ Dữ liệu 73

III.2.6. Thành phần Dữ liệu Riêng 76

III.3. Mã hoá dữ liệu Điểm ảnh, Overlay, và Dạng sóng 76

III.3.1. Dữ liệu Điểm ảnh, Overlay, và các Thành phần dữ liệu liên quan 76

III.3.1.1. Mã hoá dữ liệu Điểm ảnh 76

III.3.1.2. Mã hoá Dữ liệu Overlay 78

III.3.2. Mã hoá dạng nguyên gốc và nén 79

III.3.3. Dữ liệu Dạng sóng 80

III.4. Định danh Duy nhất (UID) 80

III.4.1. Khái niệm UID 80

III.4.2. UID do DICOM định nghĩa 80

III.4.3. UID định nghĩa riêng 81

III.5. Cú pháp Chuyển đổi 81

 

Chương IV

TRUYỀN TIN TRONG DICOM

IV.1. Mô hình tổng quát truyền tin DICOM 83

IV.2. Trao đổi thông tin thông qua mạng vật lý 83

IV.2.1. DICOM và Mô hình tham chiếu cơ bản OSI 83

IV.2.2 Cấu trúc Tầng ứng dụng DICOM 84

IV.2.3. Cấu trúc bản tin DICOM 85

IV2.3.1. Bộ Lệnh 86

IV.2.3.2. Thành phần Lệnh 86

IV.2.4. Dịch vụ DICOM 87

IV.2.4.1. Các loại dịch vụ 88

IV.2.4.2. Tương tác DIMSE-service-user 88

IV.2.4.3. Chế độ dịch vụ 89

IV.2.3.4. Các dịch vụ Liên kết 89

IV.2.3.5. Các dịch vụ DIMSE 90

IV.2.3.5.1. Dịch vụ DIMSE-C 90

IV.2.3.5.2. Các dịch vụ DIMSE-N 91

IV.3. Trao đổi thông tin thông qua phương tiện trung gian 92

IV.3.1. Mô hình Lưu trữ Trung gian DICOM 92

IV.3.1.1. Lớp Trung gian Vật Lí 93

IV.3.1.2. Lớp Khuôn dạng Trung gian 93

IV.3.1.3. Lớp Khuôn dạng Dữ liệu DICOM 93

IV.3.2. Khuôn dạng file DICOM 94

a. Thông tin Đầu File DICOM 95

b. Bộ Dữ liệu 95

c. Hỗ trợ Thông tin Quản lí File 96

d. Khuôn dạng File DICOM An toàn 96

IV.3.3. Các Dịch vụ File DICOM 96

IV.3.3.1. Bộ File 96

IV.3.3.2. Các Chỉ số File 97

IV.2.3.3. Các Dịch vụ và Chức năng Quản lí File 97

IV.2.3.4. Truy nhập Nội dung File 98

IV.3.3.5. Bộ Kí tự 98

IV.3.3.6. Chỉ số File DICOMDIR 99

 

doc99 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1743 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Định nghĩa thông tin và dịch vụ dicom, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ang phổ cộng hưởng từ (MR) được tạo ra từ một thiết bị quang phổ cộng hưởng từ. Thực thể Thông tin Dữ liệu thô IE Dữ liệu thô (Raw Data IE) định nghĩa các Thuộc tính miêu tả một bộ số liệu có thể được sử dụng cho xử lí sâu hơn tạo ra số liệu hình ảnh hay số liệu khác. c. Bảng Modun và Bảng Macro Nhóm Chức năng Phần này định nghĩa duới dạng bảng các Modun cấu tạo lên IOD. Với mỗi Modun trong bản, các thông tin sau được định rõ: Tên của Modun hay Nhóm Chức năng Tham chiếu đến các phần định nghĩa Modun hay Nhóm Chức năng Sử dụng Modun hay Nhóm Chức năng, có thể là: - Bắt buộc - Có điều kiện - Người sử dụng tuỳ chọn II.2.4. Sự mở rộng Mô hình DICOM Thế giới thực Sự mở rộng Mô hình DICOM Thế giới thực được thực hiện để phù hợp với mục đích của Lớp Dịch vụ Quản lí Danh sách công việc Cơ bản (Basic Worklist Management Service Class) và các Lớp SOP Bước Thủ tục Thiết bị ( Modality Procedure Step SOP Class). Kế hoạch Thủ tục Mã Giao thức Bước Thủ tục được Lịch trình Bước Thủ tục Thực hiện Thể thức Thiết bị Series Tạo bởi Xác định Gồm Dẫn tới Mô tả Dẫn tới Xác định Thuộc vể Khám Khoảng Dịch vụ Yêu cầu Dịch vụ Hình ảnh Thủ tục được Yêu cầu Loại Thủ tục có Được thực hiện theo Xảy ra khi có Làlà ngữ cảnh có có Gồm Xác định Bệnh nhân Hình II.2.3.1: Mô hình DICOM Thế giới thực với mục đích giao diện Hệ thống Thông tin-Thiết bị Các định nghĩa mở rộng của Mô hình DICOM Thế giới thực bao gồm: Bệnh Nhân Một bệnh nhân (bệnh nhân) là một người được nhận vào, hay được đăng kí để nhận vào các dịch vụ y tế. Khoảng Dịch Vụ Một Khoảng Dịch vụ (Service Episode) là tập hợp các sự kiện, được thu nhận trong một khoảng thời gian bắt đầu-kết thúc. Xác định thời gian bắt đầu, kết thúc, các sự kiện thu nhận là hoàn toàn tuỳ chọn. Khoảng Dịch vụ là một bối cảnh trong đó sự xử lí và quản lí các tình trạng y tế của bệnh nhân được thực hiện Yêu cầu Dịch vụ Hình ảnh Một Yêu cầu Dịch vụ Hình ảnh (Imaging Service Request) là một bộ của một hay nhiều Thủ tục được Yêu cầu (Requested Procedure) được lựa chọn từ danh sách các Loại Thủ tục ( Procedure Type). Một Yêu cầu Dịch vụ Hình ảnh được đưa ra với một yêu cầu dịch vụ hình ảnh và một sự cung cấp dịch vụ hình ảnh được xác nhận trong một ngữ cảnh của Khoảng Dịch vụ. Loại Thủ tục Một Loại Thủ tục (Procedure Type) xác định một lớp các thủ tục. Trong ngữ cảnh dịch vụ thu nhận hình ảnh, một Loại Thủ tục là một lựa chọn trong một bộ các thủ tục thu nhận hình ảnh có thể được yêu cầu hay báo cáo bởi các phương tiện thu nhận hình ảnh . Một Loại Thủ tục cụ thể có một tên và một hay nhiều nhận diện khác. Một Loại Thủ tục liên quan tới một hay nhiều Kế hoạch Thủ tục (Procedure Plan). Thủ tục được Yêu cầu Một Thủ tục được Yêu cầu (Requested Procedure) là một thủ tục cụ thể trong Loại Thủ tục được đưa ra. Một Thủ tục được Yêu cầu cụ thể bao gồm mọi thành phần của thông tin được xác định bởi một Kế hoạch Thủ tục cụ thể được lựa chọn cho Thủ tục được Yêu cầu bởi đối tượng cung cấp dịch vụ hình ảnh. Kế hoạch Thủ tục này được định nghĩa bởi đối tượng cung cấp dịch vụ hình ảnh trên cơ sở các khuôn dạng Kế hoạch Thủ tục liên quan với Loại Thủ tục đang xét. Một Yêu cầu Dịch vụ Hình ảnh có thể bao gồm các yêu cầu cho nhiều Thủ tục được Yêu cầu khác nhau. Bước Thủ Tục được Đặt lịch Một Bước Thủ Tục được Đặt lịch (Scheduled Procedure Step) là một đơn vị dịch vụ được đặt lịch được định nghĩa tuỳ chọn xác định bởi Kế hoạch Thủ tục cho một Thủ tục được Yêu cầu. Kế hoạch Thủ tục Một Kế hoạch Thủ tục (Procedure Plan) là sự định nghĩa bộ các Giao thức được dùng để thực hiện các Bước Thủ tục được Đặt lịch của một Thủ tục được Đặt lịch. Mỗi Bước Thủ tục được Đặt lịch được tạo ra theo một Giao thức đơn (được xác định bởi một hay nhiều Mã Giao thức -Protocol Code). Các Giao thức thực sự thực hiện trong một Bước Thủ tục có thể khác những trường hợp được đưa ra trong Kế hoạch Thủ tục liên quan. Giao thức Một Giao thức (Protocol) là sự định rõ các hoạt động được qui định bởi một Kế hoạc Thủ tục để thực hiện một Bước Thủ tục cụ thể. Một Bước Thủ tục được Đặt lịch chứa chỉ một Giao thức có thể được mang một hay vài Mã Giao thức. Mã hay các mã định ra một Giao thức cụ thể có thể được lựa chọn từ một bộ các Giao thức. Nhiều Giao thức không được phép tồn tại trong một Bước Thủ tục được Đặt lịch. Bước Thủ tục Thiết bị được Thực hiện Một Bước Thủ tục Thiết bị được Thực hiện (Modality Performed Procedure Step) là một đơn vị dịch vụ được định nghĩa tuỳ ý mà được thực hiện (chứ không chỉ là được đặt lịch). Một cách logic, nó tương ứng với một Bước Thủ tục được Đặt lịch, nhưng các điều kiện thực tế có thể dẫn tới đối tượng nào được thực hiện chưa chắc tương ứng một cách chính xác với cái gì được yêu cầu hay đặt lịch Nó bao gồm thông tin mô tả loại dịch vụ thực sự được thực hiện. Những thông tin này được thể hiện bởi Giao thức Thực hiện (Performed Protocol) được định nghĩa bởi một hay nhiều Mã Giao thức. Một Bước Thủ tục được Thực hiện chứa thông tin về trạng thái của nó (ví dụ: trong tiến trình, bị gián đoạn hay hoàn thành) Một Bước Thủ tục Thiết bị được Thực hiện là một Bước Thủ tục được Thực hiện là kết quả từ việc thu nhận hình ảnh của bệnh nhân hoặc đối tượng của thu nhận hình ảnh khác trên một Thiết bị. Nó chứa thông tin miêu tả sự thực hiện một bước thủ tục hình ảnh, bao gồm dữ liệu về sự thực hiện thủ tục của chính bản thân nó, giá trị liều lượng chiếu xạ mà bệnh nhân phải chịu nếu chiếu xạ ion hoá được sự dụng, dữ liệu để lên hoá đơn và quản lí vật tư. Bước Thủ tục được Đặt lịch Mục đích Chung Một Bước Thủ tục được Đặt lịch Mục đích Chung (General Purpose Schedule Step) là một đơn vị dịch vụ lịch trình tuỳ ý, được xác định bởi các Kế hoạch Dịch vụ của một hay vài các Thủ tục được Yêu cầu. Một Bước Thủ tục được Đặt lịch Mục đích Chung qui định một Mục công việc (Workitem) miêu tả các bước thủ tục được thực hiện. Một Bước Thủ tục được Đặt lịch Mục đích Chung bao gồm các ứng dụng, nhân thân, vị trí, và thời gian (bắt đầu, kết thúc, khoảng thời gian). Bước Thủ tục được Thực hiện Mục đích Chung Một Bước Thủ tục được Thực hiện Mục đích Chung là một đơn vị dịch vụ định nghĩa tuỳ ý được thực hiện thực sự (chứ không chỉ lên lịch trình). Thường thì nó tương ứng với một Bước Thủ tục được Đặt lịch Mục đích chung, nhưng các điều kiện thực tế có thể dẫn tới tình trạng những công việc được thực hiện chưa chắc đã tương ứng với những điều được yêu cầu hay lên lịch. Nó chứa thông tin miêu tả loại thủ tục thực sự được thực hiện. Bước Thủ tục được Thực hiện Mục đích Chung chứa thông tin về trạng thái của nó. Nó chứa thông tin miêu tả sự thực hiện Bước Thủ tục Mục đích Chung của một thủ tục. Bước Thủ tục được Thực hiện Mục đích Chung chứa các tham chiếu tới không hoặc nhiều SOP Phức cụ thể được tạo ra như thành phần của bước thủ tục. Mục Công việc Một Mục Công việc (Workitem) là một trong các nhiệm vụ (task) được qui định bởi một Kế hoạch Thủ tục để thực hiện một Thủ tục được Yêu cầu cụ thể. Mỗi Bước Thủ tục được Đặt lịch Mục đích Chung sẽ mang chỉ một Mục Công việc. Mã xác định một Mục Công việc cụ thể sẽ được lựa chọn từ bộ các loại Mục Công việc. II.3. Các lớp dịch vụ DICOM Khái niệm Với DICOM, thiết kế hướng đối tượng đưa ra các mô tả không chỉ là thông tin mà còn là làm gì với thông tin đó, và bằng cách nào máy tính có thể truy nhập được thông tin của các Đối tượng. DICOM đưa ra các Dịch vụ xử lí thông tin bằng một bộ các thành phần dịch vụ gọi là Thành phần Dịch vụ Bản tin DICOM (DIMSE). Các DIMSE-N được sử dụng đối với Đối tượng Thông tin Thường. Các DIMSE-C được sử dụng cho các Đối tượng Thông tin Phức. Các DIMSE rơi vào một trong hai dạng: -Dạng Thao tác (operation) (ví dụ: “STORE” sẽ lưu trữ dữ liệu ) -Dạng Thông báo (notification) (ví dụ:”EVENT REPORT” sẽ thông báo với thiết bị những gì đã diễn ra). Các DIMSE cơ sở này được dùng để để tạo lên các dịch vụ yêu cầu trong hệ thống thu nhận và truyền hình ảnh. Một số dịch vụ, như Lưu trữ chỉ cần một DIMSE tương ứng là STORE. Trong khi đó, một số dịch vụ khác, như Truy vấn-Chất vấn lại đòi hỏi nhiều hơn một DIMSE để thực hiện, đó là FIND, GET, MOVE. Do tính chất hướng đối tượng của DICOM, các dịch vụ thuộc vào các Lớp (class). Đó là do một dịch vụ có thể được sử dụng bởi nhiều Đối tượng Thông tin khác nhau. Một điều rất quan trọng là phải biết được thiết bị là cung cấp dịch vụ (ví dụ: hệ thống file đĩa ở trạm làm việc cung cấp dịch vụ Lưu trữ hình ảnh) hay là sử dụng dịch vụ (ví dụ: máy Siêu âm sử dụng dịch vụ Lưu trữ ở trạm làm việc để lưu trữ và hiển thị hình ảnh. DICOM gọi đó là Vai trò (role) dịch vụ. Thiết bị có thể là Cung cấp Dịch vụ (service provider) hay sử dụng dịch vụ (service user), hoặc cả hai. Các Vai trò trên cần được các thiết bị trong hệ thông hiểu nếu muốn hoạt động đúng. Điều này được thực hiện thông quan Thoả thuận (negotiation) trước mỗi Liên kết (association). Các lớp dịch vụ trong DICOM Lớp Dịch vụ Xác minh Lớp Dịch vụ Lưu trữ Lớp Dịch vụ Chất vấn/ Truy vấn Lớp Dịch vụ Thông báo Nội dung Nghiên cứu Lớp Dịch vụ Quản lí Bệnh nhân Lớp Dịch vụ Quản lí Nghiên cứu Lớp Dịch vụ Quản lí Kết quả Lớp Dịch vụ Quản lí In Lớp Dịch vụ Lưu trữ Trung gian Lớp Dịch vụ Giao Lưu trữ Lớp Dịch vụ Quản lí Danh sách Công việc Lớp Dịch vụ Hàng đợi Lớp Dịch vụ Lưu trữ Trạng thái Hiển thị Softcopy Mức xám Lớp Dịch vụ Lưu trữ Báo cáo cấu trúc Các Lớp Dịch vụ Quản lí Bệnh nhân, Nghiên cứu, và Kết quả được thiết kế để hỗ trợ truyền thông giữa hệ thống PACS sử dụng DICOM và các hệ thống thông tin HIS, RIS. Khác Lớp Dịch vụ Chất vấn/ Truy vấn hình ảnh, các Lớp Dịch vụ này không phải là Dịch vụ Lớp dịch vụ hướng hình ảnh (image-oriented). Để xác định tốt vai trò của Lớp Dịch vụ Quản lí cụ thể trong mối quan hệ với các chức năng khác của hệ thống thông tin, các Lớp Dịch vụ này sử dụng mô hình chức năng. II.3.1. Lớp Dịch vụ Xác minh Lớp Dịch vụ Xác minh (Verification Service Class) định nghĩa một dịch vụ xác minh sự truyền tin tầng ứng dụng giữa các Thực thể ứng dụng DICOM. Sự xác minh này được thực hiện trên một Liên kết (Association) sử dụng dịch vụ C-ECHO DIMSE-C. II.3.2. Lớp Dịch vụ Lưu trữ Khái niệm Lớp Dịch vụ Lưu trữ (Storage Service Class) định nghĩa một lớp dịch vụ tầng ứng dụng để làm thuận tiện hoá sự truyền hình ảnh giống với như cách của ACR-NEMA 300-1988. Nó cho phép một Thực thể ứng dụng DICOM gửi hình ảnh tới một Thực thể ứng dụng DICOM khác. Định nghĩa dịch vụ Hai Thực thể ứng dụng DICOM sử dụng Lớp SOP của Lớp Dịch vụ Lưu trữ với một đóng vai trò SCU và một đóng vai trò SCP. Lớp SOP của Lớp Dịch vụ Lưu trữ được thực hiện bằng cách sử dụng dịch vụ C-STORE DIMSE-C. Để thực hiện thành công C-STORE phải có những điều sau: Cả SCU và SCP đều đáp ứng cùng một loại thông tin được lưu trữ. Thông tin được lưu trữ ở một số phương tiện. Với một số hệ thống, thông tin có thể được truy cập. Lớp Dịch vụ lưu trữ được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau: thiết bị gửi hình ảnh đến nơi lưu trữ, hay từ nơi lưu trữ tới trạm làm việc(workstation) hoặc quay lại thiết bị, hoặc từ trạm làm việc gửi hình ảnh đã được xử lí tới nơi lưu trữ.. WorkStation CT Scanner Gửi hình ảnh Minh hoạ: Một máy CT Scanner gửi hình ảnh tới một Trạm làm việc. CT có gửi hình ảnh một cách tuỳ ý: Có thể gửi tự động từng hình ảnh ngay sau khi hoàn thành Hoặc gửi sau đó một thời gian khi toàn bộ hình ảnh của quá trình quét được thu. Việc này được thực hiện khi người điều khiển nhấn nút ”Send Image” trên bảng điều khiển của máy. CT Scanner phải thiết lập phiên truyền thông hay Liên kết với Trạm hiển thị khi gửi từng ảnh. Chi tiết các vấn đề được thoả thuận vào lúc thiết lập Liên kết. II.3.3. Lớp Dịch vụ Chất vấn/Truy vấn Khái niệm Lớp Dịch vụ Chất vấn/Truy vấn (Query/Retrieve Service Class) định nghĩa một lớp dịch vụ tầng ứng dụng để làm thuận tiện hoá việc quản lí đơn giản các Đối tượng Phức Cụ thể (Composite Object Instance) theo như cách tương tự với ACR-NEMA 300-1988. Lớp dịch vụ này không chủ định cung cấp một cơ chế chất vấn cơ sở dữ liệu toàn diện như SQL mà tập trung vào chất vấn thông tin đối tượng phức hợp sử dụng một bộ các Thuộc tính Khoá (Key Attribute) chung. Mặt khác, Lớp Dịch vụ Chất vấn/Truy vấn còn cung cấp khả năng truy vấn/chuyển một bộ xác định các Đối tượng Phức Cụ thể. Khả năng truy vấn/chuyển cho phép một Thực thể ứng dụng DICOM truy vấn các Đối tượng Phức Cụ thể từ một Thực thể ứng dụng DICOM từ xa hay yêu cầu một Thực thể ứng dụng DICOM từ xa chuyển một Đối tượng Phức Cụ thể tới một Thực thể ứng dụng DICOM khác. Định nghĩa Dịch vụ Hai Thực thể ứng dụng DICOM ngang hàng thực thi một Lớp SOP của Lớp Dịch vụ Chất vấn/Truy vấn với một đóng vai trò SCU và một đóng vai trò SCP. Lớp SOP của Lớp Dịch vụ Chất vấn/Truy vấn được thực hiện sử dụng các dịch vụ DIMSE-C, C-FIND, C-MOVE, và C-GET. Cách ứng xử (behavior) giới hạn và mở rộng cho các dịch vụ DIMSE-C, C-FIND, C-MOVE, và C-GET đều đã được định rõ. Cách ứng xử giới hạn định ra mức thích nghi tối thiểu trong thực hiện để thuận tiện hoá khả năng đồng hoạt động (interoperability). Cách ứng xử mở rộng phát triển cách hoạt động giới hạn bằng cách cung cấp các đặc tính mới được Thoả thuận (Negotiation) một cách độc lập vào thời gian thiết lập Liên kết (Association). Các dịch vụ DIMSE-C, C-FIND, C-MOVE, và C-GET được miêu tả như sau: a. Dịch vụ A C-FIND mang ngữ nghĩa: - SCU yêu cầu SCP thực hiện đối sánh (match) cho mọi khoá (key) được xác định trong Nhận diện (Identifier) của yêu cầu, với thông tin mà nó sở hữu, với các mức thông tin (Ví dụ: Bệnh nhân, Series, hay Đối tượng Phức Cụ thể) được xác định trong yêu cầu. - SCP trả lời cho mỗi sự đối sánh với một Nhận diện mang giá trị mọi trường khoá (key field) và mọi Thuộc tính đã biết được yêu cầu. Mọi sự trả lời như thế đều mang trạng thái Pending. Một trạng thái của Pending chỉ ra rằng tiến trình tương hợp đó chưa hoàn thành. - Khi tiến trình đối sánh hoàn thành, một trả lời C-FIND được gửi đi với một trạng thái thành công hay không xác định. - Sự trả lời từ chối hay lỗi với yêu cầu C-FIND chỉ ra rằng SCP không có khả năng thực hiện được yêu cầu. - SCU có thể huỷ dịch vụ C-FIND bằng cách đưa ra yêu cầu C-FIND CANCEL vào mọi thời điểm trong khi thực hiện dịch vụ C-FIND. SCP sẽ ngắt mọi sự kết hợp và trả về trạng thái Cancel. b. Dịch vụ AC-MOVE mang các ngữ nghĩa sau đây: - SCU cung cấp các giá trị Khoá Duy nhất (Unique Key) để xác định một thực thể ở mức truy vấn. SCP khởi tạo thao tác thành phần (Sub-operation) C-STORE cho các SOP Cụ thể lưu trữ tương ứng được xác định bởi các giá trị Khoá Duy nhất. Những thao tác thành phần C-STORE diễn ra trên các một Liên kết khác chứ không phải là dịch vụ C-MOVE. Vai trò SCP của Lớp SOP Chất vấn/Truy vấn và vai trò SCU của Lớp SOP Lưu trữ có thể được thực hiện bởi các ứng dụng khác nhau có thể nằm trong hay không cùng một hệ thống. Cơ chế khởi tạo thao tác thành phần C-STORE nằm ngoài phạm vi của chuẩn. - SCP có thể tuỳ ý tạo ra trả lời cho C-MOVE với trạng thái tương đương Pending trong khi thực hiện thao tác thành phần C-STORE. Những trả lời C-MOVE này chỉ ra số thao tác thành phần C-STORE còn tồn tại và số thao tác thành phần C-STORE trả về giá trị thành công, cảnh báo, hay lỗi. - Khi số các thành phần thao tác thành phần C-STORE còn tồn tại tiến tới không, SCP tạo ra trả lời cuối cùng với một trạng thái tương ứng với thành công, cảnh báo, lỗi, hay từ chối. Sự trả lời này có thể chỉ ra số thao tác thành phần C-STORE trả về trạng thái thành công, cảnh báo, và lỗi. - SCU có thể huỷ dịch vụ C-MOVE bằng cách đưa ra yêu cầu C-MOVE-CANCEL vào mọi thời điểm trong khi thực hiện C-MOVE. SCP chấm dứt mọi thao tác thành phần C-STORE không hoàn thành và trả về trạng thái Cancel. c. Dịch vụ A C-GET bao hàm các ngữ nghĩa sau: -SCU cung cấp giá trị Khoá Duy nhất để định ra một thực thể ở mức truy vấn. SCP tạo ra thao tác thành phần C-STORE cho SOP Cụ thể lưu trữ tương ứng được xác định bởi các giá trị Khoá Duy nhất. Những thao tác thành phần C-STORE này thực hiện trên cùng một Liên kết như là dịch vụ C-GET và vai trò SCU/SCP sẽ bị đảo lộn đối với C-STORE. - SCP có thể tuỳ ý tạo trả lời cho C-GET với trạng thái tương ứng với Pending trong khi thực hiện thao tác thành phần C-STORE. Những trả lời C-GET chỉ ra số thao thác thành phần C-STORE đang tồn tại và số thao tác thành phần C-STORE trả về trạng thái thành công, cảnh báo, hay lỗi . - SCU có thể huỷ một dịch vụ C-GET bằng việc đưa ra một yêu cầu C-GET-CANCEL vào mọi thời điểm trong khi thực hiện C-GET. SCP chấm dứt mọi thao tác thành phần C-GET không hoàn thành và trả về trạng thái Cancel. Yêu cầu Truy vấn Gửi hình ảnh Tương khớp Chất vấn Yêu cầu Chất vấn WorkStation CT Scanner Minh hoạ: Chất vấn và truy vấn hình ảnh. Nguời điều khiển Trạm làm việc nhấn nút điều khiển, phần mềm trạm hiển thị sẽ tạo ra và gửi một bản tin tới máy CT Scanner chất vấn về các bản ghi ảnh có giá trị trùng khớp với các giá trị Khoá chất vấn của nó. CT Scanner sẽ gửi trả lại một danh sách các hình ảnh tương khớp. Định danh được các hình ảnh đó, người điều hành trạm hiển thị sẽ lựa chọn hình ảnh mong muốn từ danh sách hiển thị và nhân nút lệnh “Retrieve Image” trên bàn phím. Phần mềm trạm hiển thị sau đó sẽ gửi một bản tin tới máy CT Scanner, liệt kê các hình ảnh (thông qua chỉ số định danh) và yêu cầu CT Scanner gửi chúng. CT Scanner gửi các hình ảnh được yêu cầu cùng một lúc sử dụng Lớp Dịch vụ Lưu trữ DICOM II.3.4. Lớp Dịch vụ Thông báo Nội dung Nghiên cứu Lớp Dịch vụ Thông báo Nội dung Nghiên cứu (Study Content Notification Service Class) định nghĩa một lớp dịch vụ tầng ứng dụng cho phép một Thực thể ứng dụng DICOM xác minh sự tồn tại, nội dung và vị trí nguồn các hình ảnh trong Nghiên cứu với một Thực thể ứng dụng DICOM khác. Lớp Dịch vụ này cho phép Thực thể ứng dụng DICOM được thông báo (SCP): - “Xác minh” liệu nó có mọi hình ảnh hiện tại tạo Nghiên cứu (từ quan điểm SCU) và trả thông tin này cho SCU. - Được thông báo về sự “sẵn sàng” (availability) của một Nghiên cứu và thực hiện một số ứng dụng dựa trên thông tin Nội dung Nghiên cứu (Study Content). Các ứng dụng như vậy nằm ngoài phạm vi của Lớp Dịch vụ Thông báo Nội dung Nghiên cứu. II.3.5. Lớp Dịch vụ Quản lí Bệnh nhân Lớp Dịch vụ Quản lí Bệnh nhân (Patient Management Service Class) định nghĩa một lớp dịch vụ tầng ứng dụng cho việc tạo và tìm các thành phần thông tin về bệnh nhân và cuộc khám được yêu cầu để giúp cho việc quản lí các nghiên cứu về hình ảnh chiếu chụp. Mục đích của Lớp Dịch vụ Quản lí Bệnh nhân là hỗ trợ các Thực thể ứng dụng(AE) yêu cầu truy nhập thông tin liên quan tới việc tiếp nhận, cho ra viện hay chuyển bệnh nhân. Mặc dầu các Lớp Dịch vụ khác (Ví dụ như: Lưu trữ, Truy vấn,..) phần nào định rõ một vài thông tin bệnh nhân (thông qua sử dụng IOD phức), mục tiêu chính của các Lớp Dịch vụ như vậy vẫn là hình ảnh chứ không phải là bệnh nhân. Lớp Dịch vụ này có thể được phân biệt với các Lớp Dịch vụ hướng hình ảnh (image-oriented) thông qua việc nó tập trung vào thông tin bệnh nhân và các mối quan hệ. Có rất ít chức năng trùng nhau giữa các Lớp dịch vụ hướng hình ảnh và Lớp dịch vụ này và vì thế nhiều khi phải áp dụng cả Lớp Dịch vụ này và một hay nhiều Lớp Dịch vụ hướng hình ảnh để đáp ứng đầy đủ với các chức năng của ứng dụng. 3.Nhận Bệnh nhân 5.Xuất bệnh nhân 1.Tạo thông tin Bệnh nhân 4.Chuyển Bệnh nhân 2.Đăng kí cuộc khám Bệnh nhân chờ Phòng trống Thứ tự bệnh nhân Cuộc khám được đăng kí Bệnh nhân đến Phòng trống Bệnh nhân được nhận Bệnh nhân được nhận Phòng trống Bệnh nhân được xuất Bệnh nhân rời Nhận Bệnh nhân Hình III.5. Mô hình chức năng quản lí bệnh nhân II.3.6. Lớp Dịch vụ Quản lí Nghiên cứu Lớp Dịch vụ Quản lí Nghiên cứu (Study Management Service Class) định nghĩa một lớp dịch vụ tầng ứng dụng để tạo, lên lịch, thực hiện và tìm các nghiên cứu hình ảnh. Mặc dầu mục tiêu ban đầu khi thực hiện một nghiên cứu là một nhóm các hình ảnh, nhưng vẫn có rất nhiều các thông tin khác cần thiết đưa vào hình ảnh trong một văn cảnh phù hợp phục vụ cho chẩn đoán và tổng kết. Y học chuyên nghiệp không chẩn đoán dựa trên một hình ảnh mà phải từ một nhóm bao gồm cả hình ảnh lẫn thông tin nghiên cứu kết hợp với nhau. Mặc dầu các Lớp Dịch vụ khác (Ví dụ như: Lưu trữ, Chất vấn, Truy vấn,..) phần nào xác định một vài thông tin nghiên cứu (thông qua sử dụng IOD Phức hợp), mục đích ban đầu là của các Lớp Dịch vụ như vậy vẫn là hình ảnh chứ không phải là nghiên cứu. Lớp Dịch vụ này được phân biệt với các Lớp Dịch vụ hướng hình ảnh (image-oriented) thông qua việc nó tập trung vào thông tin nghiên cứu và mối quan hệ với các hình ảnh thu được. Thuật ngữ Nghiên cứu miêu tả một hay nhiều Series hình ảnh được tạo ra như là kết quả của một yêu cầu dịch vụ. Một Nghiên cứu liên quan với một hay nhiều thủ tục được yêu cầu. Series liên quan với một Nghiên cứu có thể được tạo ra từ nhiều Thiết bị. Một Thành phần Nghiên cứu (Study Component) miêu tả một hay nhiều Series được tạo ra bởi một Thiết bị hình ảnh đơn. Các IOD Phức cũng liên hệ với về Series hình ảnh với một Nghiên cứu. Một Nghiên cứu ban đầu chỉ thể hiện một Kết hợp Series với từng Thiết bị đơn, trong khi đó, các Thành phần Nghiên cứu có thể tích luỹ Series từ nhiều nguồn khác nhau theo thời gian. Trong một môi trường hỗ trợ cả hai loại dịch vụ loại Phức và Thường, có rất nhiều mối quan hệ giữa một SOP Quản lý Nghiên cứu Cụ thể và Nghiên cứu xác định một hay nhiều SOP Phức Cụ thể. Vì một SOP Phức Cụ thể có thể mang nhiều Series được tạo ra bởi nhiều chủng loại thiết bị khác nhau nên một cách logic, nó mang nhiều Thành phần Nghiên cứu. Các Thành phần Nghiên cứu này được tìm tuỳ ý trong các SOP Phức cụ thể Nghiên cứu được đưa tới 5.Xác minh chất lượng Nghiên cứu 6.Đọc Nghiên cứu 3.Chuẩn bị cho Nghiên cứu 1.Tạo Nghiên cứu Thứ tự nghiên cứu 2.Đăng kí Nghiên cứu Phòng trống Bệnh nhân chờ Nghiên cứu được tạo Nghiên cứu được đăng kí Bệnh nhân đến 4.Thực hiện Nghiên cứu Xác minh Nghiên cứu Nghiên cứu được hoàn thành Nghiên cứu bị loại Nghiên cứu được đọc Mục đích của Lớp Dịch vụ Quản lí Nghiên cứu là hỗ trợ các Thực thể ứng dụng yêu cầu truy nhập thông tin liên quan tới lịch trình, thu nhận và chẩn đoán của các Nghiên cứu. Các ứng dụng như chuẩn bị bệnh nhân, phòng lịch trình, và thanh toán nằm ngoài phạm vi của Lớp Dịch vụ này. Hình III.6: Mô hình chức năng lớp quản lí nghiên cứu II.3.7. Lớp Dịch vụ Quản lí Kết quả Lớp Dịch vụ Quản lí Kết quả (Result Management Service Class) định nghĩa lớp dịch vụ ở tầng ứng dụng cho việc tạo ra và tìm kết quả cũng như các thông dịch (interpretion) chẩn đoán liên quan. Mặc dầu các Lớp Dịch vụ khác (Ví dụ như: Lưu trữ, Truy vấn,..) phần nào đó định rõ một vài thông tin kết quả (thông qua sử dụng IOD phức), mục đích chủ yếu của các Lớp Dịch vụ như vậy vẫn là hình ảnh chứ không phải là kết quả. Lớp Dịch vụ này có thể được phân biệt với các Lớp Dịch vụ hướng hình ảnh thông qua việc nó tập trung vào thông tin kết quả và mối liên quan với các hình ảnh thu nhận. Có rất ít chức năng trùng nhau giữa các Lớp dịch vụ hướng hình ảnh và Lớp dịch vụ này và vì thế nhiều khi phải áp dụng cả Lớp Dịch vụ này và một hay nhiều Lớp Dịch vụ hướng hình ảnh để đáp ứng đầy đủ các chức năng của ứng dụng. Mục đích của Lớp Dịch vụ Quản lí Kết quả là hỗ trợ các Thực thể ứng dụng(AE) yêu cầu truy nhập thông tin liên quan tới việc ghi (recording), bản sao, xác nhận và sửa đổi kết quả của một hay nhiều Nghiên cứu. Các ứng dụng như bảo hiểm và thanh toán nằm ngoài phạm vi của Lớp Dịch vụ này. 1. Tạo Kết quả 2.Ghi Kết quả / Sửa đổi 3. Sao Kết quả/Sửa đổi 4.Phê chuẩn Kết quả/ Sửa đổi Tương quan Nghiên cứu & Kết quả Tạo kết quả Thứ tự Kết quả Đọc Nghiên cứu Tương quan Nghiên cứu/ Kết quả Kết quả/ Bản ghi được ghi Lưu trữ âm thanh Âm thanh Kết quả/ Sửa đổi Âm thanh Kết quả/ Sửa đổi Kết quả/ Sửa đổi được sao Kết quả/ Sửa đối được phê chuần Đọc Nghiên cứu Hình III.7. Mô hình chức năng quản lí kết quả II.3.8. Lớp Dịch vụ Quản lí In Lớp Dịch vụ Quản lí In (Print Management Service Class) định nghĩa một lớp dịch vụ tầng ứng dụng để thuận tiện hóa việc in hình ảnh và dữ liệu liên quan hình ảnh trên phương tiện in cứng (Hard copy medium). Mô hình Dòng Dữ liệu Quản lí In gồm có ba quá trình chính: - Quá trình Quản lí Đợt film - Quá trình Quảnlí Hàng đợi - Quá trình in Công việc in Quản lí Hàng đợi Công việc in Quản lí Hàng đợi Quá trình in Bộ các tấm Film Quản lí Đợt Film Thông số thể hiện Thông số thể hiện Lưu ý: Chuẩn sử dụng khái niệm “film” để nói đến các loại bản iin cứng khác nhau (film chẩn đoán, giấy). Hình III.8: Mô hình dòng dữ liệu quản lí in. II.3.9. Lớp Dịch vụ Lưu trữ Trung gian Khái niệm Lớp Dịch vụ Quản lí Trung gian (Media Storage Service Class) định nghĩa một lớp dịch vụ tầng ứng dụng thuận tiện hoá việc chuyển hình ảnh một cách đơn giản giữa các Thực thể ứng dụng DICOM bằng phương tiện lưu trữ trung gian. Nó hỗ trợ: - Sự trao đổi hình ảnh và một dải rộng các thông tin liên quan. Đó được gọi là Thành phần Trao đổi (Interchange Option) của Lớp Dịch vụ Lưu trữ Trung gian. - Sự l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDAN318.doc