Đồ án Áp dụng sản xuất sạch hơn cho xí nghiệp chế biến thủy hải sản Hai Thanh

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 1

1.1. GIỚI THIỆU 1

1.2. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG 2

1.2.1. Mục tiêu 2

1.2.2. Nội dung 2

1.3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 3

1.4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI 4

1.4.1. Phạm vi nghiên cứu 4

1.4.2. Đối tượng nghiên cứu 4

1.4.3. Thời gian nghiên cứu 4

1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

1.5.1. Phương pháp luận 4

1.5.2. Phương pháp nghiên cứu 5

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN 7

2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH SXSH 7

2.2. ĐỊNH NGHĨA VỀ SXSH 9

2.3. SO SÁNH GIỮA EOP VÀ SXSH 9

2.4. CÁC GIẢI PHÁP SXSH 9

2.5. LỢI ÍCH CỦA SXSH 11

2.6. THUAN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA VIỆC ÁP DỤNG SXSH 11

2.6.1. Các đối tượng có thể áp dụng SXSH 11

2.6.2. Thuận lợi 12

2.6.3. Khó khăn

doc96 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1505 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Áp dụng sản xuất sạch hơn cho xí nghiệp chế biến thủy hải sản Hai Thanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hẳng đứng. Trong các tấm block này có gas NH3 chạy bên trong làm đông nước trên bề mặt của các tấm block. Sau đó, các tấm đá này rơi xuống được một hệ thống ống tròn có các răng cưa nhọn xoay tròn đều nhờ bánh răng nghiền đá ra thành từng mảnh nhỏ vụn. Vì khoảng cách giữa các răng cưa còn lớn nên mảnh đá vẩy vẫn chưa được nhuyễn. Nước dư rơi từ vòi phun được đưa về hệ thống thu gom được chuyển về thùng inox có chứa nước đã được làm lạnh một phần trong đó. Sau đó, lại được bơm tuần hoàn lên máy đá vẩy để tiếp tục chu trình hoạt động. Hệ thống tủ cấp đông Cấu tạo Tủ đông tiếp xúc có cấu tạo là hình hộp chữ nhật, vỏ tủ hai mặt bọc inox cách nhiệt kỹ. Dàn bay hơi là các tấm block làm bằng hợp kim nhôm không rỉ và có độ co giãn về nhiệt thấp. Các tấm block có hình hộp chữ nhật chiều cao khoảng vài mm, ở giữa rỗng để chứa môi chất. Tùy theo mỗi tủ có số tấm block khác nhau. Các tấm block có thể nâng lên hay hạ xuống nhờ thủy lực. Trên tủ đông có đặt bình chứa tuần hoàn để cấp dịch lỏng vào các tấm block. Nguyên lý hoạt động Môi chất lỏng từ bình chứa cao áp tiết lưu vào bình chứa nằm trên tủ và ống từ bình này đi xuống ống góp lỏng theo các ống cao su đi vào ngập đầy không gian rỗng của các tấm block. Ở đây môi chất lỏng trao đổi nhiệt với sản phẩm được đặt trên các tấm block làm đông sản phẩm. Môi chất sôi và bay hơi trong tấm block, hơi môi chất đi vào ống góp hơi đi trở lại bình chứa. Hơi ẩm được tách lỏng, hơi khô được hút vào máy nén đưa ra dàn ngưng làm mát, ngưng tụ lại rồi tiếp tục quay trở lại với chu trình. Hệ thống kho trữ đông Cấu tạo Cũng có hình dạng là hình hộp chữ nhật, kho lạnh được lưu giữ nhờ vào giàn bay hơi kho lạnh gồm: quạt, vỏ thép bọc dàn bay hơi, dàn ống bay hơi có cánh tỏa nhiệt, khay hứng nước đá, lưới bảo vệ. Nguyên lý hoạt động Môi chất lỏng NH3 sau khi đi qua gia tiết lưu đi vào ống góp lỏng sau đó đi vào các nhánh ống xoắn nhỏ trao đổi nhiệt. Ở đây nó trao đổi nhiệt với không khí được quạt gió hút qua giàn bay hơi. Môi chất lỏng NH3 nhận nhiệt, sôi và bay hơi vào trong ống xoắn hơi đi vào trong ống góp hơi và được máy nén hút về. Còn không khí sau khi truyền nhiệt cho môi chất hạ nhiệt độ xuống, khi đi ra khỏi dàn là không khí lạnh được quạt thổi vào giữ lạnh cho sản phẩm. Khi cần xả đá thì van tiết lưu điện từ cấp dịch lỏng sẽ đóng lại và đưa gas nóng vào dàn bay hơi để xả tuyết cho dàn bay hơi. Lượng tuyết bám dưới dàn và ở máng chứa sẽ được hệ thống dây điện trở nung nóng tan chảy. Lượng nước ở máng chứa sẽ thoát ra ngoài xả vào cống của xí nghiệp. Hệ thống giải nhiệt Cấu tạo Gồm vỏ, khối đệm, bơm, vòi phun, quạt, cửa gió vào. Nguyên lý hoạt động Nước nóng ra từ bình ngưng được phun đều lên tấm đệm. Nhờ khối đệm này nước chảy theo các đường zic zắc với thời gian lưu lại khá lâu. Trong khối đệm không khí được hút từ dưới lên nhờ quạt do đó diện tích tiếp xúc giữa không khí và nước tăng lên gấp hai lần dẫn đến quá trình trao đổi nhiệt được tăng cường. Nước bay hơi vào không khí. Quá trình bay hơi được gắn liền với quá trình thu nhiệt của môi trường, do đó nhiệt độ của môi trường giảm xuống. Ngoài nhiệt của nước, dòng nhiệt này yếu hay mạnh tùy thuộc vào trạng thái không khí vào tháp và trạng thái phun nước. Đây là quá trình mà trao đổi nhiệt diễn ra càng mạnh, hiệu quả trao đổi nhiệt càng lớn, năng suất giải nhiệt của tháp càng tăng. 4.3. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN CỦA XÍ NGHIỆP 4.3.1. Quy trình chế biến bạch tuộc tươi đông lạnh Muối nước đá 1 Muối nước đá 2 Rửa lần 2 Nguyên liệu đầu vào Sơ chế Rửa lần 1 Cấp đông Bảo quản Tách khuôn Nước sạch Nước đá Clorin Muối Đóng gói Phân cỡ Cân Xếp khuôn Đầu vào Đầu ra Nước thải Nước thải CTR: rác, nội tạng Nước sạch Nước sạch Nước sạch Nước đá Clorin Muối Nước sạch Nước sạch Nước sạch Điện năng Điện Bao bì, thùng Điện năng Nước thải Chất thải rắn Nước thải Nước sạch Nước thải Tổn thất điện năng Nước thải Bào bì, thùng hỏng Hình 4.1. Sơ đồ quy trình chế biến bạch tuộc đông lạnh Thuyết minh qui trình công nghệ chế biến bạch tuộc đông lạnh Sơ chế: Nguyên liệu sau khi tiếp nhận tiến hành cân khối lượng đầu vào, sau đó sẽ chuyển sang công đoạn muối nước đá (muối nước đá 1) để bảo quản nguyên liệu và cho vận chuyển ngay vào khu vực sơ chế. Tại đây nguyên liệu bạch tuộc sẽ được làm sạch (tách nội tạng, mắt, lột da,) sau đó được cho vào các thùng nhựa để tiến hành công đoạn rửa 1. Bạch tuộc sau khi rửa sạch sẽ được cho ngay vào các thùng muối nước đá để bảo quản (muối nước đá 2). Dưới đáy các thùng này được lót một lớp đá khoảng 20 cm, rồi đến lớp bạch tuộc với độ dày khoảng 10 – 20 cm, sau đó cho nước muối, clorine và 1 lớp đá vẩy khoảng 3cm vào thùng. Cứ cho theo tỷ lệ như vậy đến khi đầy thùng. Ở lớp trên cùng của thùng muối nguyên liệu sẽ được phủ tiếp một lớp đá vẩy dày 3cm. Phân loại: Công đoạn này nhằm phân cỡ sản phẩm và loại bỏ những con bạch tuộc không đủ tiêu chuẩn ra khỏi lô hàng. Thời gian phân cỡ không quá 45 phút để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Sau khi phân loại, bạch tuộc sẽ được rửa lại lần nữa (rửa 2). Xếp khuôn - cấp đông: Sau khi rửa, bạch tuộc được để cho ráo nước rồi đem cân để xác định trọng, sau đó chuyển sang công đoạn xếp khuôn để cho vào tủ cấp đông, thời gian cấp đông khoảng 2 giờ, nhiệt độ trong tủ cấp đông phải đạt -40oC. Nhiệt độ sản phẩm sau khi cấp đông phải đạt nhiệt độ -180C. Tách khuôn - mạ băng: Sau quá trình cấp đông, bạch tuộc được lấy ra khỏi tủ cấp đông để tiến hành tách khuôn, mạ băng và cho đóng gói thành phẩm. Sau khi đóng gói sản phẩm được vận chuyển đến kho đông lạnh và được bảo quản ở nhiệt độ -180C. 4.3.2. Quy trình chế biến mực fillet đông lạnh Đầu vào Định hình Rửa lần 3 Phân loại, cỡ Sơ chế/Rửa 1 Nguyên liệu Rửa lần 2 Rửa lần 4 Cân, Xếp khuôn Bao gói Cấp đông Tách khuôn, mạ băng Bảo quản Đầu ra Nước sạch Clorin Muối Nước sạch Nước đá Nước sạch Nước sạch Điện năng Nước Nước sạch Điện năng Điện năng Bao bì, thùng Nước thải Chất thải rắn: rác, rong Nước thải Chất thải rắn: nội tạng Nước thải Nước thải Nước thải Tổn thất điện Nước thải Bao bì, thùng hỏng Hình 4.2. Sơ đồ quy trình chế biến mực fillet đông lạnh Thuyết minh qui trình chế biến mực Fillet đông lạnh Sơ chế : Nguyên liệu chế biến mực Fillet đông lạnh bao gồm: Mực nang, mực ống Nguyên liệu mực sau khi tiếp nhận sẽ tiến hành tách phần thân và đầu, lột bỏ da, tách nội tạng, sau đó cho qua công đoạn rửa (rửa 1). Mực được rửa trong thau nước sạch có chứa nước đá. Định hình: Mực được định hình theo nhiều kiểu khác nhau: hình răng lượt, hình caro, Sau khi định hình mực được cho rửa tiếp qua 2 thùng (rửa 2). Thùng thứ nhất có pha clorine nồng độ 100 ppm. Thùng thứ hai là nước sạch chứa đá, nhiệt độ nước trong thùng khoảng 70C. Phân loại (Phân cỡ): Sau khi rửa sạch, mực được bảo quản trong các thùng nhựa ở nhiệt độ -40C, sau đó tiến hành phân cỡ để tạo sản phẩm đồng nhất về kích thích và định giá cho sản phẩm, đồng thời để loại bỏ sản phẩm không đạt yêu cầu ra khỏi lô hàng. Sau quá trình phân loại mực được rửa lại một lần nữa bằng nước sạch (rửa 3) trước khi cho vào cấp đông. Cấp đông: Mực được xếp khuôn trước khi cho vào tủ cấp đông, nhằm tạo vẽ thẩm mỹ cho khối mực đồng thời làm giảm sự mất nước trong quá trình làm lạnh. Thời gian cấp đông là 4h. Nhiệt độ trong tủ cấp đông phải đạt -400C. Nhiệt độ trung bình sản phẩm sau khi đông đạt nhiệt độ -180C. Tách khuôn/mạ băng: Sau 4h cấp đông sản phẩm được đem ra khỏi tủ để tiến hành tách khuôn. Sau đó khuôn được chuyển tới bàn tách khuôn. Ở đầu bàn tách khuôn có 2 bể, mỗi bể có thể tích 30L. Khuôn được nhúng vào bể thứ nhất để tách bánh mực ra khỏi khuôn, sau đó bánh mực này tiếp tục được nhúng vào bể thứ hai để mạ băng. Sau khi mạ băng mực được đóng gói và vận chuyển vào kho để bảo quản lạnh, nhiệt độ trong kho phải đạt -180C. 4.4. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CỦA XÍ NGHIỆP 4.4.1. Nhiệt độ Nhiệt độ các khu vực làm việc có máy điều hòa là từ 24 - 250C. Hiện nay nhiều phòng chế biến trong xí nghiệp chưa có điều hòa. 4.4.2. Tiếng ồn Tiếng ồn chủ yếu phát sinh: Ở khu vực hệ thống máy lạnh trung tâm và khu vực làm việc của bộ phận cơ điện. Nhưng khu vực này tách riêng với các khu vực chế biến nên không gây ảnh hưởng đến công nhân sản xuất. Từ các phương tiện vận chuyển hàng hóa của xí nghiệp: Nguồn ồn này không đáng kể do lưu lượng xe ra vào không nhiều và xe chở hàng không đi sâu vào khu vực xí nghiệp. 4.4.3. Nước thải Trong xí nghiệp chế biến thủy hải sản, bên cạnh năng lượng, nước là nguồn tài nguyên thứ hai được sử dụng rất nhiều hầu hết các công đoạn sản xuất đều cần tới nước và kết quả tạo ra nhiều nước thải gây ảnh hưởng đến môi trường. Có 2 loại nước thải: - Nước thải sản xuất: Phát sinh từ các phân xưởng chế biến với thành phần chủ yếu các chất hữu cơ, dầu, bột chiên, BOD, COD, TSS, chlorine dư Lưu lượng và chất lượng của nước thải phụ thuộc nhiều thành phẩm, nguyên liệu chế biến, quy trình chế biến, công đoạn chế biến Theo kết quả phân tích nước thải xí nghiệp ngày 13/09/2007 thì chỉ số COD: 1655(mg/l), TSS: 208 (mg/l). Kết quả cho thấy nước thải thủy sản có hàm lượng chất hữu cơ tương đối cao. - Nước thải sinh hoạt: Chủ yếu phát sinh từ quá trình vệ sinh của công nhân viên và từ nhà ăn với các thành phần chủ yếu chứa các cặn bã, chất hữu cơ dễ thối rửa. Nước thải sinh hoạt và nước mưa thoát chung một đường ống và không có xử lý. Hiện nay nhà máy có hệ thống xử lý nước thải sản xuất với công suất 400 m3/ngày, nước thải trong ngành chế biến thủy sản chủ yếu là nước thải có chứa chất hữu cơ nên xử lý bằng vi sinh sẽ đạt hiệu quả cao, nước thải mà nhà máy xử lý đạt tiêu chuẩn đầu ra loại B. Sau khi xử lý xong sẽ thải vào cống thoát nước không sử dụng lại cho mục đích nào khác. 4.4.4. Khí thải Chủ yếu là mùi hôi của thủy sản từ các khu vực sơ chế nguyên liệu, mùi chlorine từ các khu vệ sinh và rửa dụng cụ. Tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe công nhân nhưng dễ gây cảm giác khó chịu và có thể làm việc kém hiệu quả. Hiện nay tại các phân xưởng sản xuất công nhân được trang bị khẩu trang nhằm bảo vệ sức khỏe công nhân. Mùi hôi bốc lên từ khu vực chứa phế phẩm của nhà máy và từ hệ thống xử lý nước thải nhất là vào mùa nắng vì khu vực đó ít người làm việc nên ít ảnh hưởng đến con người nhưng làm ô nhiễm không khí xung quanh khu vực nhà máy. Khí thải phát sinh từ lò hơi không đáng kể do toàn bộ xí nghiệp chỉ có một lò hơi và được đốt bằng gas. 4.4.5. Chất thải rắn CTR chủ yếu phát sinh từ hai nguồn chính: - Chất thải rắn sinh hoạt: Phát sinh từ nhà ăn, các văn phòng làm việc. - Chất thải rắn sản xuất: Chủ yếu phát sinh từ công đoạn sơ chế nguyên liệu và phân xưởng chế biến thực phẩm. Hầu hết chất thải rắn bao gồm: Vỏ tôm, nội tạng mực, nội tạng bạch tuộc, xương cá bơn, vỏ hành, vỏ khoai tây, bột chiên, khoai tây sợi Loại chất thải giàu chất hữu cơ từ nguồn nguyên liệu thủy hải sản được thu gom và bán cho các cơ sở chăn nuôi gia súc. Còn các phế phẩm khác (khoai tây sợi, bột chiên,) bán cho cơ sở có nhu cầu cần thu mua. Các loại chất thải rắn khác không tận dụng được sẽ có xe của Công ty Dịch vụ Công Ích Nhà Bè đến chở mỗi ngày vào buổi chiều. CHƯƠNG V ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN CHO XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN HAI THANH 5.1. ĐỘI SẢN XUẤT SẠCH HƠN Thực tế xí nghiệp không có thành lập đội SXSH chuyên biệt mà tất cả bộ phận nào có liên quan đến chương trình này đều phải tham gia. Sau đây là một số cấp có liên quan. Bảng 5.1. Các bộ phận tham gia vào đội SXSH STT Bộ phận tham gia Họ và tên Chức vụ Vai trò 1 Cấp lãnh đạo Nguyễn Hoàng Vũ Phó Giám Đốc Phê duyệt và xem xét các đề xuất. 2 Phòng kỹ thuật Trương Văn Tơ Trưởng phòng cơ điện Nhập số liệu và giám sát điện, nước trên toàn nhà máy. Trần Hải Vương Nhân viên phòng cơ điện Theo dõi điện các chỉ số điện, nước. Vũ Trung Kiên 3 Quản lý phân xưởng sản xuất Bùi Thị Hồng Phượng Tổ trưởng PX. 1+2 Theo dõi định mức nước tại PX, cung cấp số liệu sản xuất lên phòng điều hành. Nguyễn Thị Hạnh Trưởng PX. 3 Nguyễn Thị Kim Thanh Trưởng PX. CBTP 4 Phòng điều hành sản xuất Huỳnh Thị Như Thùy Nhân viên QA Cung cấp số liệu cho phòng kỹ thuật. 5 Bộ phận bên ngoài xí nghiệp Nhóm tư vấn SXSH Trung tâm SXSH- Chi Cục BVMT Tp.HCM Thiết lập và trao đổi thực hiện SXSH. Sự tượng quan trong mối quan hệ của đội SXSH được thể hiện theo sơ đồ sau: Chuyên gia tư vấn SXSH Cấp lãnh đạo (Phó giám đốc) Trưởng phòng kỹ thuật ( Bộ phận cơ điện) Khảo sát thực tế và lập kế hoạch triển khai SXSH Xác định trọng tâm kiểm toán SXSH Trao đổi các thông tin và các yêu cầu trong áp dụng SXSH Phê duyệt, xem xét các đề xuất giải pháp SXSH Trình bày kết quả giám sát khi áp dụng SXSH Trợ giúp thực hiện các giải pháp trong quá trình SXSH Cung cấp thông tin và kết quả giám sát khi áp dụng SXSH Tổ trưởng PX. 1+2 Trưởng PX. 3 Trưởng PX. CBTP Trưởng PX. Lầu Nhân viên QA Cung cấp lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất Cung cấp số liệu tiêu thụ điện cho từng bộ phận Hình 5.1. Sơ đồ quan hệ các bộ phận trong đội SXSH 5.2. XÁC ĐỊNH TRỌNG TÂM KIỂM TOÁN SXSH Thông qua việc quan sát thực tế, phân tích số liệu và đánh giá nhanh về tình hình sử dụng điện, nước của xí nghiệp Hai Thanh thì khả năng tiết kiệm điện và nước rất cao, nên đề tài chọn trọng tâm kiểm toán SXSH là: 1. Giảm việc tiêu thụ năng lượng mà tập trung chủ yếu ở các hoạt động: Cấp đông, kho lạnh, và sản xuất đá vì tổng lượng điện sử dụng ở các bộ phận này chiếm 80% lượng điện sử dụng trên toàn xí nghiệp. Do đó, tiềm năng tiết kiệm năng lượng ở đây là rất lớn. 2. Giảm lượng nước sử dụng trong sản xuất, sinh hoạt và các phụ trợ khác đồng thời sẽ giảm được lượng nước thải và giảm chi phí xử lý. 5.3. THIẾT LẬP HỆ THỐNG GIÁM SÁT TIÊU THỤ NƯỚC 5.3.1. Tình hình sử dụng nước Xí nghiệp sử dụng hai nguồn nước chính đó là nước thủy cục và nước ngầm (đã qua xử lý) cho cả mục đích sản xuất và sinh hoạt. Theo đánh giá tổng quan cho thấy tổng nước sử dụng trung bình là 650 m3/ngàyđêm (trong đó nước thủy cục chiếm 50 - 55 %) tương ứng với chế biến 10 tấn SP/ ngàyđêm. Định mức tiêu thụ nước là: 65 m3/ TSP. Định mức nằm ở mức trung bình cao so với các nhà máy khác. Bảng 5.2. Phân bổ nước cho các hạng mục chính Các hạng mục chính Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 TBtháng TBngày %chiếm Nước sinh hoạt 4788 4833 3993 4538 150 23.29 Tổng tiêu thụ do chế biến 9299 8641 8758 8899 300 45.68 Tổng phụ trợ phục vụ chế biến 6558 5899 5683 6047 200 31.03 Nhận xét: 1. Theo bảng phân bổ nước các hạng mục thì phần trăm nước sinh hoạt và phụ trợ phục vụ cho chế biến chiếm khoảng 55% là khá cao. 2. Khu vực phụ trợ phục vụ chế biến tiêu thụ nước nhiều hơn mức cần thiết sử dụng thông thường khoảng 50 m3/ngày. Còn riêng nước sinh hoạt lượng nước thất thoát cũng cần quan tâm do các hoạt động không thể kiểm soát được như: Sự lãng phí trong khâu vệ sinh công nhân, tưới cây, rửa đường, hoặc rò rỉ trong đường ống. Ước tính lượng nước chưa kiểm soát được khoảng 30 – 40 m3/ngày. Vì vậy, khả năng tiết kiệm ở đây theo ước tính khoảng 10 - 15% là khả thi bằng biện pháp và giải pháp quản lý đơn giản và đưa ra định mức chuẩn. 5.3.2. Thiết lập đồng hồ đo lượng nước sử dụng Dựa trên tổng lượng nước sử dụng hàng ngày trên toàn xí nghiệp. Sau đây là sơ đồ cân bằng nước và thiết lập đồng hồ giám sát nước cho các hoạt động cụ thể như sinh hoạt và sản xuất: Sản xuất (300 m3) Phân xưởng 1 & 2 (40 m3) Phân xưởng 3 (90 m3) Nguyên liệu – Sơ chế (95 m3) Cấp đông – Bao gói (25 m3) Chế biến thực phẩm (30 m3) Phân xưởng lầu (20 m3) Phụ trợ (200 m3) Máy đá (35 m3) Giặt ủng (10 m3) Nước muối (10m3) Nước lạnh (15m3) Vệ sinh CN (50m3) Vệ sinh tay (50m3) VS bồn lọc (30m3) Sinh hoạt (150 m3) Vệ sinh khu VP (5 m3) Giặt (25 m3) Lò hơi (2 - 3 m3) Làm mát (27 m3) Nhà ăn (30 m3) Tưới cây (10 m3) Rửa đường (10 - 20 m3) Nước ngầm N1 N2 N3.1 N4 N3.2 Nn Ntc N5 N6 N8 N9 N13 N14 N15 N16 N7 N10 N11 N12 Nước thủy cục Hình 5.2. Sơ đồ cân bằng sử dụng nước trên toàn xí nghiệp Mục đích của việc lắp các đồng hồ để do lượng nước của từng bộ phận sản xuất được trình bày ở bảng dưới đây: Bảng 5.3. Danh sách các đồng hồ nước tại xí nghiệp Hai Thanh Stt Kí hiệu ĐH Mục đích đo Ghi chú 1 Nn Tổng nước ngầm Khu vực vệ sinh tay tiêu hao nhiều nước, tuy nhiên do các nhánh nước phục vụ cho hoạt động này không độc lập mà được nối từ các khu vực khác, nên khó kiểm soát. 2 Ntc Tổng nước thủy cục 3 N1 Phân xưởng 1 & 2 4 N2 Phân xưởng 3 5 N 3.1, N 3.2 Nguyên liệu – Sơ chế 6 N4 Cấp đông – Bao gói 7 N5 Chế biến thực phẩm 8 N6 Phân xưởng lầu 9 N7 Vệ sinh khu VP 10 N8 Giặt 11 N9 Nhà ăn 12 N10 Làm mát 13 N11 Tưới cây 14 N12 Rửa đường 15 N13 Giặt ủng 16 N14 Nước lạnh 17 N15 Vệ sinh CN 18 N16 VS bồn lọc Dựa vào sơ đồ thông qua đánh giá sơ bộ cho thấy một số vấn đề sau: Rửa thiết bị và dụng cụ còn mang tính thủ công (công nhân hứng vào chậu nước để dội rửa) làm tiêu tốn nhiều nước, thiết bị lâu sạch, tốn nhiều thời gian và nhân công. Khu vực chế biến thực phẩm có nhiều dụng cụ ( mâm, vượt, lưới ) khi thu gom về khu vực vệ sinh các chất thải rắn như: Bột tẩm, vụn chiên Chưa loại bỏ trước khi rửa và không quét dọn sàn nhà trước khi dội rửa dẫn đến tiêu tốn nhiều nước để dội sạch rác xuống cống và làm tăng tải lượng ô nhiễm trong nước thải cần phải xử lý. Khu vực sơ chế sử dụng các nguyên liệu như: Bạch tuộc, mực Hiện đang được sơ chế ướt. Điều này làm tăng tần suất thay nước, giảm năng suất làm việc do tốn nhiều thời gian thay nước và làm tăng tải lượng ô nhiễm trong nước thải cần phải xử lý (trong khi hệ thống xử lý nước thải của xí nghiệp đang quá tải). Ở nhánh nước sinh hoạt thất thoát có thể từ 30 - 40 m3 nước. Nguyên nhân có thể do lãng phí ở hoạt động tưới cây, rửa đường của xí nghiệp. Để đảm bảo tiêu chuẩn vi sinh, các công nhân cứ khoảng 45 phút phải vệ sinh tay một lần và sử dụng khăn để lau khô tay. Vì vậy, xí nghiệp phải tiêu tốn chi phí (năng lượng, chlorine, xà phòng,) lớn để duy trì một lượng khăn. Trong khi đó các khăn này không hoàn toàn khô để lau tay, ngược lại còn mau hỏng do thường xuyên ngâm chlorine. 5.3.3. Xác định mục tiêu tiết kiệm nước và khoán định mức chuẩn cho từng bộ phận 5.3.3.1. Xác định mục tiêu tiết kiệm nước Theo thực tế các chuyên gia đánh giá nhiều nhà máy chế biến thủy hải sản cùng chủng loại, mức dao động hiện nay từ 30 – 80 m3/TSP. Hiện nay việc tiêu thụ nước của xí nghiệp không ở mức báo động. Tuy nhiên, vẫn còn tiếp tục có khả năng tiết kiệm nước ở các bộ phận. Và mục tiêu tiết kiệm nước được đề ra như sau: Bảng 5.4. Mục tiêu tiết kiệm nước Stt Hạng mục Nền (*) Mục tiêu % giảm Biện pháp 1 Nước dùng 65 m3/TSP (khoảng 650 m3/ngày) 50 m3/TSP (đạt 500 m3/ngày) 20 -25% (150 m3/ngày) Chủ yếu tập trung vào biện pháp quản lý và một số giải pháp nhỏ 2 Nước thải Thực hiện một số giải pháp đơn giản COD 1655 1000 30 – 40% TSS 208 150 20 – 25% (*): Kết quả tổng hợp của tháng 6, 7, 8/ 2007 5.3.3.2. Khoán định mức chuẩn cho các bộ phận Qua thống kê số liệu tiêu thụ nước của xí nghiệp, các chuyên gia SXSH đã đề xuất định mức chuẩn cho các bộ phận cụ thể như sau: Bảng 5.5. Bảng khoán định mức cho các bộ phận TT Khu vực Định mức Người chịu trách nhiệm 1. Khu vực chế biến 1.1 PX 1 & 2 9 (m3/TSP) Bùi Thị Hồng Phượng 1.2 PX 3 16 (m3/TSP) Phan Văn Thành 1.3 PX Lầu 20 (m3/TSP) Nguyễn Trung Hậu 1.4 Chế biến thực phẩm 28 (m3/TSP) Chu Thị Lụa 1.5 Cấp đông – Bao gói 2 (m3/TSP) - 1.6 Nguyên liệu – Sơ chế 10 (m3/TSP) Hồ Thị Hương 2. Khu vực phụ trợ phục vụ chế biến 2.1 Nhà vệ sinh công nhân = số công nhân * 45lít Trần Hải Vương Vũ Trung Kiên 2.2 Vệ sinh tay Lắp đồng hồ theo dõi thực tế trước khi xây dựng định mức chuẩn 2.3 Vệ sinh bồn lọc 3. Sinh hoạt chung trên toàn xí nghiệp 3.1 Nhà ăn = số suất ăn * 25 lít Trần Hải Vương Vũ Trung Kiên 3.2 Giặt Lắp đồng hồ theo dõi thực tế trước khi xây dựng định mức chuẩn 3.3 Làm mát 3.4 Tưới cây – Rửa đường Cơ sở khoán định mức chuẩn của các bộ phận trong khu vực chế biến được thống kê dựa vào kết quả theo dõi nước của 3 tháng 6, 7, 8 sau: Bảng 5.6. Các bảng kết quả theo dõi nước tháng 6, 7, 8/ 2007 PX 1&2 Tháng Nước (m3) TP (tấn) Định mức (m3/tấn) Tháng 6 1292 102.2 12.6418787 Tháng 7 - - - Tháng 8 1202 113.77 10.5651754 TB 11.6035270 PX 3 Tháng Nước (m3) TP (tấn) Định mức (m3/tấn) Tháng 6 2947 154.76 19.0423882 Tháng 7 2642 151.358 17.4553046 Tháng 8 2568 150.226 17.0942447 TB 17.8639792 Nguyên liệu - Sơ chế Tháng Nước (m3) TP (tấn) Định mức (m3/tấn) Tháng 6 2787 Tháng 7 2819 293.45 9.60640654 Tháng 8 2836 231.773 12.2361103 TB 10.9212584 Chế biến TP Tháng Nước (m3) TP (tấn) Định mức (m3/tấn) Tháng 6 1069 62.71 17.046723 Tháng 7 876 44.019 19.9004975 Tháng 8 786 23.9 32.8870293 TB 23.2780833 Cấp đông – Bao gói Tháng Nước (m3) TP (tấn) Định mức (m3/tấn) Tháng 6 823 319.67 2.57452998 Tháng 7 762 304.377 2.50347431 Tháng 8 713 287.896 2.47658877 TB 2.51819768 Khác Tháng Nước (m3) TP (tấn) Định mức (m3/tấn) Tháng 6 6558 319.67 20.514906 Tháng 7 5899 304.377 19.3805708 Tháng 8 5683 287.896 19.7397671 TB 19.8784146 5.3.4. Thiết lập bảng giám sát tiêu thụ nước 5.3.4.1. Các đối tượng cần giám sát Bảng 5.7. Đối tượng cần giám sát Khu vực chế biến Khu vực phụ trợ phục vụ chế biến Sinh hoạt chung trên toàn nhà máy Phân xưởng 1 và 2 Nhà vệ sinh công nhân Nhà ăn Phân xưởng 3 Nước làm đá Giặt Phân xưởng lầu Vệ sinh bồn lọc Làm mát Chế biến thực phẩm Giặt ủng Tưới cây – rửa đường Cấp đông – bao gói

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOI DUNG HOAN CHINH.doc
  • docPHU LUC 3.doc
  • docPHU LUC 2.doc
  • docBAI VA LOI MO DAU.doc
  • docTL THAM KHAO.doc
Tài liệu liên quan