MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN 2
1.1. Bệnh cây và những đặc điểm sinh học của nấm gây bệnh cây 2
1.1.1. Giới thiệu về bệnh cây 2
1.1.1.1. Khái niệm 2
1.1.1.2. Phân loại 2
1.1.1.3. Các giai đoạn phát triển bệnh 2
1.1.1.4. Bệnh truyền nhiễm và những điều kiện
cơ bản quy định sự phát sinh bệnh 3
1.1.2. Nấm gây bệnh hại cây trồng 4
1.1.2.1. Đặc điểm chung của nấm 4
1.1.2.2. Hình thái sợi nấm 4
1.1.2.3. Biến thái của nấm 6
1.1.2.4. Dinh dưỡng ký sinh và trao đổi chất của nấm 6
1.1.2.5. Chu ký phát triển của nấm 8
1.1.2.6. Quá trình xâm nhiễm và lan truyền của nấm 10
1.1.2.7. Cấu trúc vách tế bào nấm bệnh 11
1.1.3. Đặc điểm sinh học của một số loài nấm bệnh 12
1.1.3.1. Nấm Fusarium sp 12
1.1.3.2. Nấm Phytophthora sp. 14
1.2. Giới thiệu về nấm Trichoderma sp. 15
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu về nấm Trichoderma 15
1.2.2. Tiềm năng sử dụng nấm Trichoderma trong đất 16
1.2.3. Đặc điểm của nấm Trichoderma sp. 17
1.2.3.1. Vị trí phân loại 17
1.2.3.2. Hình thái, sự sinh trưởng và
sự hình thành bào tử của nấm Trichoderma sp. 18
1.2.3.3. Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến nấm Trichoderma sp. 19
1.2.3.4. Khả năng đối kháng nấm gây bệnh cây 19
1.2.3.5. Cơ chế đối kháng nấm gây bệnh cây của nấm Trichoderma 20
1.3. Một số ứng dụng của nấm Trichoderma 22
1.3.1. Lĩnh vực bảo vệ thực vật 22
1.3.1.1. Bón vào đất 23
1.3.1.2. Xử lý hát giống 23
1.3.2. Lương thực và ngành dệt 24
1.3.3. Chất kiểm soát sinh học 24
1.3.4. Kích thích sự tăng trưởng của cây trồng 24
1.3.5. Nguồn gen để sử dụng trong chuyển gen 24
1.3.6. Lĩnh vực xử lý môi trường 25
1.4. Tìm hiểu về chế phẩm nấm 25
1.4.1. Các phương pháp lên men tạo chế phẩm sinh học 25
1.4.1.1. Phương pháp lên men xốp tạo chế phẩm nấm Trichoderma 25
1.4.1.2. Phương pháp lên men bề mặt không vô trùng tạo chế phẩm nấm 27
1.4.2. Một số chế phẩm nấm Trichoderma
đã được sản xuất và ứng dụng trên thế giới và ở Việt Nam 28
1.4.2.1. Trên thế giới 28
1.4.2.2. Ở trong nước 30
PHẦN 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1. Vật liệu 31
2.1.1. Các chủng vi sinh vật dùng trong nghiên cứu 31
2.1.1.1. Các chủng nấm Trichoderma sp. 31
2.1.1.2. Các chủng nấm gây bệnh hại cây trồng 31
2.1.2. Dụng cụ và thiết bị 31
2.1.2.1. Dụng cụ 31
2.1.2.2. Thiết bị 31
2.1.3. Môi trường nuôi cấy 31
2.1.3.1. Môi trường PGA 31
2.1.3.2. Khoáng Crapek 32
2.1.3.3. Môi trường lên men xốp 32
2.2. Phương pháp nghiên cứu 33
2.2.1. Quan sát hình thái nấm 33
2.2.1.1. Quan sát hình thái đại thể 33
2.2.1.2. Quan sát hình thái vi thể 33
2.2.2. Phương pháp đối kháng trực tiếp 33
2.2.2.1. Nguyên tắc 33
2.2.2.2. Cách tiến hành 34
2.2.2.3. Thí nghiệm 34
2.2.2.4. Bố trí thí nghiệm 34
2.2.3. Phương pháp lên men xốp tạo chế phẩm Trichoderma 35
2.2.3.1. Mục đích 35
2.2.3.2. Tiến hành thực nghiệm trên môi trường lên men xốp 35
2.2.3.3. Cách tiến hành 36
2.2.4. Phương pháp đếm số lượng bào tử trên 1 gam chế phẩm 36
2.2.4.1. Nguyên tắc 36
2.2.4.2. Cách tiến hành 36
2.2.4.3. Đọc và tính toán kết quả 37
PHẦN 3: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN 38
3.1. Hình thái nấm Trichoderma sp. 38
3.2. Khả năng đối kháng trực tiếp của nấm Trichoderma sp. 38
3.2.1. Khả năng đối kháng của nấm Trichoderma
chủng T40 với nấm Phytophthora sp. 38
3.2.2. Khả năng đối kháng của nấm Trichoderma
(T40) với nấm Fusarium sp. 40
3.2.3. Khả năng đối kháng của nấm Trichoderma
chủng T14 với nấm Phytophthora sp. 42
3.2.4. Khả năng đối kháng của nấm Trichoderma (T14) nấm Fusarium sp. 44
3.3. Kết quả lên men xốp 46
3.3.1. Số lượng bào tử của các chủng thu nhận được
sau 8 – 10 ngày nuôi cấy bằng phương pháp lên men xốp 46
3.3.2. Tỷ lệ sống sót của bào tử sau khi sấy 47
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48
4.1. Kết luận 48
4.2. Kiến nghị 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
49 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2587 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Bước đầu khảo sát khả năng nhân sinh khối và đánh giá hiệu quả phòng trừ nấm bệnh cùa một số chủng nấm Trichoderma sp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giống kháng bệnh không có nghĩa là có khả năng kháng với tất cả các chủng của một dạng loài nào đó. Hiện chưa có thuốc trừ nấm hữu hiệu để phòng trừ các bệnh do nấm Fusarium sp. gây nên, có thể sử dụng nấm đối kháng làm tác nhân phòng trừ nấm bệnh.
Nấm Phytophthora sp.
Đặc điểm sinh học của nấm Phytophthora sp.
Sợi nấm Phytophthora sp. có cấu tạo đơn bào, hình thành vòi hút hình trụ hoặc hình cầu trong quá trình ký sinh trong tế bào cây. Sinh sản vô tính của nấm tạo ra cành bào tử phân sinh và bào tử phân sinh lộ ra trên bề mặt vết bệnh, đặc biệt là ở mặt dưới lá bệnh. Cành bào tử không màu, phân nhiều nhánh so le với nhau, trên mỗi nhánh có nhiều vết lồi lõm. Bào từ phân sinh hình trứng hoặc hình quả chanh yên có núm nhỏ ở phía đỉnh bào tử. Kích thước trung bình của bào tử phân sinh là 22 – 32 x 16 – 24 µm. Bào tử phân sinh có hai kiểu nẩy mầm, nẩy mầm gián tiếp khi nhiệt độ môi trường trong khoảng 12 – 180C, thích hợp là 14 – 180C và nảy mầm trực tiếp thích hợp ở 20 – 240C.
Hình 1.3: Bào tử nấm Phytophthora sp.
Sinh sản hữu tính tạo ra bào tử trứng, nhưng chỉ xảy ra trong điều kiện rất lạnh và kéo dài. Ở các nước có điều kiện nhiệt đới nóng ẩm chưa tìm thấy giai đoạn hữu tính trong chu kỳ phát triển của nấm. Nấm Phytophthora sp. có khả năng hình thành nhiều chủng khác nhau.
Nấm Phytophthora sp. là nguyên nhân gây rất nhiều bệnh trên cây ăn quả, rau màu, và cây công nghiệp ở Việt Nam. Các bệnh bao gồm thối rễ, thối thân và quả sầu riêng; thối rễ ớt; thối nõn dừa; thối gốc (héo nhanh) hồ tiêu; mốc sương cà chua, khoai tây; thối rễ, thân và quả đu đủ; tàn lụi cao su và các cây trồng khác.
Triệu chứng bệnh
Cây bị bệnh chết dần từ ngọn cây và có thể có triệu chứng thối rễ và nứt ở phần thân gần mặt đất. Các cây rau bị thối rễ, như ớt, trở nên còi cọc và héo. Cây thường chết nhanh sau khi các triệu chứng héo trầm trọng xảy ra.
Cơ chế xâm nhiễm
Cách thức xâm nhiễm tùy thuộc từng loài. Tuy nhiên, bào tử trứng, bọc bào tử động và du động bào tử tạo điều kiện cho việc xâm nhiễm vào các bộ phận khác của cây. Mưa tạt phân tán bào tử lên bộ lá của cây vì vậy quá trình xâm nhiễm có thể bắt đầu từ thân, lá và quả, tùy thuộc loài Phytophthora sp. và ký chủ. Côn trùng bò hoặc bay cũng có thể mang nấm từ đất tới các bộ phận phía trên của cây.
Phòng trừ
Để phòng trừ thành công các bệnh do nấm Phytophthora sp. thường phải có sự kết hợp các biện pháp phòng trừ khác nhau: thoáng nước tốt, dùng giống sạch bệnh, ngăn chặn Phytophthora sp., tiêm phosphonate vào cây, nhúng rễ cây con vào thuốc trước khi trồng để giảm số cây con chết, sử dụng nấm đối kháng.
GIỚI THIỆU VỀ NẤM ĐỐI KHÁNG Trichoderma sp.
Lịch sử nghiên cứu nấm Trichoderma sp.
Lịch sử nghiên cứu về Trichoderma sp. đã được phát hiện ra gần 200 năm trước nhưng không được chú ý đến cho đến khi Thế Chiến lần thứ II xảy ra... Trichoderma sp. được phát hiện ra và hiện nay loài đó được biết là Trichoderma viride.
Hơn 150 năm sau, Trichoderma sp. chỉ là đối tượng của vài nhà phân loại nấm học nhưng không hấp dẫn được mối quan tâm của các ngành khoa học khác. Tình hình thay đổi trong Thế Chiến lần thứ II, khi quân đội Mỹ cảnh báo về hiện tượng các trang bị quân sự bị mục ở xứ nhiệt đới, đặc biệt là ở Nam Thái Bình Dương. Chương trình điều tra của quân đội Mỹ chỉ ra rằng Trichoderma "viride" mã số QM 6a là loài nấm phân hủy cellulose ở khu vực này. Sự nhầm lẫn này kéo dài suốt 20 năm cho đến khi chủng Trichoderma QM 6a này được nhận diện và đặt tên lại là Trichoderma reesei để tỏ lòng tôn kính người đã khám phá ra loài này là Elwyn T. Reese, tác giả làm việc tại Viện nghiên cứu Natick với sự cộng tác của Mary Mandels đã nghiên cứu nhiều đề tài về sinh tổng hợp, cơ chế phân hủy cellulose và các hợp chất polysaccharides khác của chủng Trichoderma reesei này và các thể đột biến trên chủng đó. Nhờ những công trình đó mà nhiều phòng thí nghiệm khác ở Mỹ, Châu Âu và Châu Á tiếp tục nghiên cứu và khám phá ra hệ thống phân giải cellulose của Trichoderma sp. vào cuối thập niên 60.
Cùng thời điểm đó, Rifai và Webster ở Anh lần đầu tiên phân loại và mô tả được 9 loài Trichoderma. Việc nuôi cấy dể dàng và không tốn kém các chủng Trichoderma đã lôi kéo các nhà nghiên cứu đi vào các hướng nghiên cứu cơ bản về Trichoderma hơn là ứng dụng về phân giải cellulose của chúng. Một phát hiện quan trọng trong nghiên cứu về Trichoderma sp. là khả năng kích thích tăng trưởng cho cây trồng và khả năng đối kháng với các loài nấm bệnh giúp Trichoderma sp. được dùng như là tác nhân kiểm soát sinh học trong nông nghiệp. Ngày nay, lĩnh vực này đã trở thành hướng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới.
Tiềm năng sử dụng nấm Trichoderma sp. trong đất
Trichoderma sp. có khả năng tái tạo quân thể, được xem là một hiện tượng phòng trừ sinh học vẫn chưa được giải thích về cơ chế. Theo Bliss (1959) Trichoderma sp. có khả năng thiết lập quần thể và tái hoạt động rất nhanh trên đất đã được xử lý khử trùng xông hơi bằng cacbon disulfide để diệt nấm Armillaria mellea trên cây cam, quýt, nhưng không công bố những bằng chứng quần thể nấm Trichoderma sp. phòng bệnh. Ohr và cộng tác viên (1973), cung cấp bằng chứng thuyết phục nhất quần thể Trichoderma sp. trong đất có khả năng phòng trừ nấm Armillaria mellea trên đất đã được xử lý xông hơi bằng methyl bromide.
Khả năng phòng trừ bệnh của nấm Trichoderma sp. tăng lên trong môi trường đất của acid. Theo Cook và Baker, 1983, khi bón thêm sulfur vào đất để duy trì pH < 3,9 nhằm hạn chế sự phát triển của nấm Phytophthora sp. gây bệnh thối rễ và ngọn dưa, đồng thời lại làm tăng quần thể Trichoderma sp.
Khả năng thứ hai là kháng nấm: đánh giá khả năng kháng nấm Rhizoctonia solani của chủng nấm T. hamatum phân lập từ đất vườn ươm ở California, Chet và Baker (1980) cho biết, và T. harziannum được phân lập từ đất tại Mexico có khả năng ngăn chặn nhiều loại nấm đất (Lumsden, 1977) nấm R. solani không bị tiêu diệt bởi nhiệt độ và tia phóng xạ gamma nhưng bị diệt trên trên môi trường chứa nấm T. harziannum (Nelson và ctv., 1983), đây là vai trò chính của Trichoderma sp. trong việc phòng trừ sinh học.
Trichoderma sp. có khả năng khống chế các loại nấm gây bệnh trong đất như R. solani, Phythium spp. theo Baker (1974, 1980), Barnett và ctv (1974), Cook và Baker (1983).
Đặc điểm của nấm Trichoderma sp.
Vị trí phân loại
Trichoderma sp. là loại nấm phổ biến trong tự nhiên, tuy nhiên hệ thống phân loại của chúng chưa rõ ràng và khá phức tạp, do đó có nhiều ý kiến khác nhau đưa ra khi phân loại giống nấm này.
Theo Rifai (1996), H.Barnett và Barry Bhunter (1972), Trichoderma sp. thuộc loại nấm toàn Deuteromycetes (Fungi Inperfect). Nhóm nấm bất toàn là những nấm sinh sản bằng bào tử bởi những giá bào tử có hình dạng khác nhau xếp thành chuỗi (đính bào tử) ở đầu ngọn có cuống bào tử, thứ tự phân loại như sau:
Ngành: Ascomycota
Lớp: Deuteromycetes
Bộ: Moniliaceae
Họ: Moniliaceae
Hai nhà khoa học Brazil là Esposito và Manuela da silva cho biết Trichoedrma họ Hypocreaceea, lớp nấm túi Ascomycetes, cũng theo hai tác giả này, những loài Trichoderma được phân thành 5 nhóm: Trichoderma, Longibrachiatum, Satunisporum, Pachibarium, Hypocrenum.
Hình thái, sự sinh trưởng và sự hình thành bào tử của nấm Trichoderma
Đặc điểm hình thái: Trichoderma sp. là một loại nấm đất, phát triển tốt trên các loại đất giàu dinh dưỡng hoặc trên tàn dư thực vật. Đặc điểm hình thái của nấm này là cành bào tử không màu, sợi nấm không màu, có vách ngăn, có khả năng phân nhánh nhiều và cho lượng bào tử rất lớn. Bào tử thường có màu xanh, đơn bào hình trứng, tròn, elip hoặc hình oval tùy theo từng loài. Bào tử đính ở đỉnh của cành.
Hình 1.4: Nấm Trichoderma sp.
Sự sinh trưởng của Trichoderma: là loại nấm hoại sinh trong đất nên Trichoderma sp. có khả năng sử dụng nguồn hỗn hợp cacbon và nitrogen. Nguồn cacbon và năng lượng Trichoderma sp. sử dụng được là đường đơn và đường đa, cùng với hỗn hợp purines, pyrimidines acid amin, tannins, aldehydes và acid hữu cơ. Đặc biệt là acid béo, methanol methylamine, formate và NH3 là nguồn đạm bắt buộc phải có trong môi trường nuôi cấy Trichoderma sp. Môi trường có nhiều dinh dưỡng muối, các nguồn sulfur và các hỗn hợp như vitamin cũng có ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng của Trichoderma sp. Nhưng muối sodium chloride sẽ làm giảm sinh trưởng và phát triển của một số loài nấm Trichoderma sp. Do đó trong muôi trường nuôi cấy không được có mặt của muối này. Nồng độ CO2 trong môi trường nuôi cấy cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của nấm Trichoderma sp. Tuy nhiên ảnh hưởng của CO2 đến sinh trưởng và sản xuất của Trichoderma sp. phụ thuộc vào nồng độ pH của môi trường trong đất. Nồng độ CO2 10% không ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của Trichoderma sp. Tốc độ mọc nhanh của Trichoderma sp. ở nồng độ CO2 cao trong môi trường kiềm. Điều này có thể giải thích vì sao Trichoderma sp. thường sống trong môi trường đất phèn, ẩm ướt, ít hiện diện trên đất kiềm. Vì thế CO2 có ảnh hưởng đến sinh trưởng của Trichoderma sp. tại độ pH có giá trị cao.
Sự hình thành bào tử trên môi trường: phần lớn các loại Trichoderma sp. có cảm quang, dễ nảy mầm ở nhiều điều kiện môi trường tự nhiên và nhân tạo dưới điều kiện tối sáng lẫn lộn, hay bào tử có thể xuất hiện trong điều kiện sáng. Nhiều tác giả công bố, Trichoderma sp. không hình thành bào tử ở bước sóng dưới 254 nm hoặc trên 1.100 nm và hình thành nhiều bào tử ở bước sóng 380 – 440 nm. Các hỗn hợp như azaguanie, 5 – fluororacil, actiomycin D, cycloheximide, phennethyl alcohol và ethidium bromide ngăn cản sự hình thành các bào tử hậu, làm tăng khả năng phòng trừ sinh học của các loài nấm T. hamatum, T. viride, T. virens.
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến nấm Trichoderma sp.
Nhiệt độ: Trichoderma sp. có thể phát triển trong khoảng nhiệt độ khá rộng từ 15 đến 350C; trong đó, ở nhiệt độ từ 15 đến 200C Trichoderma sp. chậm hình thành bào tử. Nhiệt độ 25 – 300C là khoảng nhiệt độ tối ưu để Trichoderma sp. sinh trưởng và phát triển nhanh, lượng bào tử nhiều và thời gian sinh sản bào tử sớm. Ở 350C Trichoderma sp. phát triển kém, khả năng sinh bào tử yếu.
Ánh sáng: với cường độ chiếu sáng liên tục, nấm phát triển nhanh, nhưng mật độ bào tử ít. Tối liên tục sợi nấm phát triển chậm, mật độ thưa, sợi nấm chưa hình thành xong sau đó bào tử hình thành theo từng đợt rất rõ. Sáng tối xen kẽ sợi nấm hình thành nhiều (chỉ sau 2 ngày), mật độ dày, sau đó xuất hiện nhiều bào tử.
Khả năng đối kháng nấm gây bệnh cây
Nấm đối kháng là những thành viên phổ biến của hệ vi sinh vật đất. Chúng thường tiết ra các enzyme, kháng sinh gây độc cho nấm gây bệnh hoặc cạnh tranh điều kiện sống với nấm gây bệnh. Nấm đối kháng có thể kìm hãm sự sinh trưởng và sự phát triển của nấm gây bệnh, giúp cây hồi phục, sinh trưởng và phát triển. Một số loài nấm đối kháng đã được tìm thấy trong đất là: Penicillium axalicum, P. frequetans, P. vermiculata, P. nigricans, P. chergsogetum đối kháng với nấm Pythium sp., Rhizioctonia solani, sclerotium cepivorum, verticillium alboatrum.
Trichoderma sp. cũng là một trong những loài nấm có khả năng ức chế một số nấm gây bệnh khác như: Sclerotium rolfsii, Phytophthora sp., Fusarium sp., Pythium sp., Rhizoctonia sp. gây bệnh trên nhiều loại cây trồng như: các cây họ đậu, cây ăn trái, hòa thảo, cây công nghiệp và cây hoa kiểng.
Cơ chế đối kháng nấm gây bệnh cây của nấm Trichoderma sp.
Cơ chế giao thoa sợi nấm:
Sự đối kháng của nấm Trichoderma sp. thông qua nhiều cơ chế. Weidling (1932) đã mô tả hiện tượng nấm Trichoderma sp. ký sinh nấm gây bệnh và đặt tên cho hiện tượng đó là “giao thoa sợ nấm”. hiện tượng giao thoa gồm 3 giai đoạn như sau:
(1) Sợi nấm Trichoderma sp. vây quanh sợi nấm gây bệnh.
(2) Sau sự vây quanh, sợi nấm Trichoderma sp. thắt chặt lấy các sợi nấm gây bệnh.
Hình 1.5: Nấm Trichoderma sp. quấn lấy sợi nấm gây bệnh.
(3 ) Cuối cùng là sợi nấm Trichoderma sp. đâm xuyên làm thủng lớp tế bào của nấm gây bệnh dẫn đến sự gây bệnh làm cho chất nguyên sinh trong nấm gây bệnh bi phân hủy và dẫn đến nấm bệnh chết.
Hình 1.6: Cơ chế hoạt động của nấm Trichoderma sp.
Sau này quan sát dưới kính hiểm vi, hiện tượng ký sinh của nấm Trichoderma sp. được mô tả như sau: tại những điểm nấm Trichoderma sp. tiếp xúc với nấm gây bệnh dã làm cho nấm gây bệnh teo lại và chết. Ngược lại ở những điểm không có sự tiếp xúc của nấm Trichoderma sp. với nấm gây bệnh vẫn chết thì các nhà nghiên cứu cho là tác động của chất kháng sinh từ nấm Trichoderma sp. sinh ra gây độc cho nấm gây bệnh.
Cơ chế kháng sinh: nấm Trichoderma sp. có khả năng sinh ra một số kháng sinh. Khả năng sinh ra chất kháng sinh của các loài, các chủng không giống nhau. Chúng gồm:
Gliotoxin: là chất kháng sinh được R.Weindling và O. Emerson mô tả năm 1936 do nấm Trichoderma lignorum tạo thành. Trichoderma sinh kháng sinh Gliotoxin với điều kiện hàm lượng oxy phải cao. Chất Gliotoxin được tích luỹ nhiều trong dịch môi trường. Sự tích luỹ tối đa chất Gliotoxin thường ở giai đoạn phát triển sớm của nấm Trichoderma. Chất Gliotoxin có phổ tác động rộng lên nhiều vi sinh vật: vi khuẩn, nấm (Ascochyta, pisi; Botrytis, R.solani).
Viridin: là chất kháng sinh thứ hai do nấm Trichoderma sp. tạo thành trong hoạt động sống của chúng.Chất kháng sinh này được phát hiện vào năm 1945. Viridin độc hơn rất nhiều so với Gliotoxin và có hoạt tính chống nấm cao.
Ngoài ra, một số chất kháng sinh khác do nấm Trichoderma sp. sinh ra như: chất kháng sinh U – 21693 được Meyer phát hiện năm 1996. Năm 1975, ở Nhật Bản, các tác giả Atsushi, Shunsuke đã phát hiện được 2 chất kháng sinh: Trichodermin và Dermadin có trong dịch nuôi cấy loài T.koningii và T.aureoviride. Nấm Trichoderma còn có khả năng sinh ra một số chất kháng sinh dễ bay hơi có hoạt tính sinh lý cao. Theo Hutchinson (1973) thì thành phần chính của những chất này là khí Cacbonic (CO2) và ethanol (Seiketov, 1982).
Tác động của enzyme: nhiều loài Trichoderma sp. có khả năng sinh ra enzyme phân giải (như enzyme laminarinaza, chitinaza,…) (Score et al., 1994). Khi phát triển ở trên thành tế bào nấm vật chủ thì nấm Trichoderma sp. có thể tiết ra những loại enzyme gây suy biến thành tế bào của nấm gây bệnh cho cây như enzyme β -(1-3)-glucanase và chitinase.
Cơ chế cạnh tranh: nấm Trichoderma sp. có thể biểu hiện tính đối kháng thông qua việc cạnh tranh với nguồn gây bệnh cây về dinh dưỡng, nơi cư trú. Nấm Trichoderma sp. thường định cư trước so với các nguồn gây bệnh cây. Do đó, chúng chiếm các chỗ định cư cũng như dinh dưỡng của nguồn gây bệnh (Green et al., 1996; Martin et al., 1985).
Hầu hết các cơ chế nêu trên về tính đối kháng của nấm Trichoderma sp. được quan sát trong điều kiện phòng thí nghiệm. Tại Viện Bảo Vệ Thực Vật đã có các thí nghiệm về tính đối kháng của nấm Trichoderma sp. (khả năng ký sinh, khả năng sinh các chất kháng sinh). Cơ chế tác động của nấm đối kháng Trichoderma sp. trong điều kiện phòng thí nghiệm ở Việt Nam là rất có triển vọng cho việc nhân sinh khối nguồn nấm tạo ra chế phẩm sử dụng phòng trừ bệnh hại cây trồng (Viện Bảo Vệ Thực Vật, 2007).
MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA NẤM Trichoderma sp.
Lĩnh vực bảo vệ thực vật
Trichoderma sp. có hiệu quả nhất trong việc phòng trừ bệnh chết cây non, tạo sinh khối trong đất và hệ rễ ngăn cản sự phát triển của nấm gây hại cây trồng bằng cách cạnh tranh, ký sinh trên nấm hoặc kháng sinh học. Ngoài ra, chúng còn gây ảnh hưởng mạnh đến vi khuẩn (Hadar và ctv, 1984) và các loại nấm khác trong đất.
Bón vào đất
Đối với những bệnh hại do nấm, những bệnh liên quan dến các bộ phận nằm trong đất (thân ngầm và rễ) rất khó xử lý bằng phương pháp hóa học truyền thống. Trichoderma sp. là loại vi sinh vật đối kháng mạnh với nấm gây bệnh trong đất và được nhiều nghiên cứu ứng dụng như là một yếu tố kiểm soát sinh học. Cơ chế này chủ yếu nhờ vào độc tố (Trichodermin, viridian) do nấm tiết ra và ký sinh trực tiếp trong nấm bệnh.
Phòng trừ bệnh chết ỉu trên cây họ đậu do nấm Rhizoctonia solani và Pythium sp. gây ra. T. lignorum được bón vào trong các hốc cây con (7 – 8 tỷ bào tử/g chế phẩm) cho thấy bệnh thối rễ giảm 2 – 3 lần và năng xuất tăng lên rõ rệt.
Xử lý hạt giống
Sử dụng Trichoderma sp. trong việc xử lý hạt giống có liên quan đến khả năng xâm nhập của nấm Trichoderma sp. vào trong đất. Phương pháp này cần một số lượng lớn bào tử nấm để áp dụng. Tuy nhiên, đây là một phương pháp rất có ý nghĩa trong việc phòng trừ nấm bệnh ở giai đoạn từ khi gieo hạt đến giai đoạn cây con. Khả năng phòng trừ sinh học của nấm T. hamatum có hiệu quả trên hạt giống đậu hà lan và củ cải đường, làm giảm bệnh rạp cây con do nấm R.solani và Pythium.ssp. (Haman và công tác viên năm 1980). Dòng nấm T.hazianum xử lý qua tia hồng ngoại (Papavizas và Lewis 1982) và T.viride có hiệu quả trong phòng trừ sinh học (Papavizas và Lewis, 1981). Hạt đậu nành được xử lý T.pseudokoningii và hạt bắp được xử lý T.harzianum có hiệu quả ngăn chăn mần bệnh và làm tăng năng suất trong việc phòng trừ nấm Rhizoctonia sp. Dùng T.harzianum xử lý hạt bông cho hiệu quả cao trong phòng trừ nấm R. solani tại Israel.
Hiệu quả thành công trong việc dùng Trichoderma sp. xử lý hạt giống ảnh hưởng nhiều từ yếu tố phân lập (Papavizas và Lewis, 1981) tuổi của hạt giống gieo trồng (Kommedahi và Windels, 1981), nhiệt độ của đất (Harman và cộng tác viên, 1981), loại đất và vi sinh vật hiện diện trong đất (Hadar và cộng tác viên,1981), dinh dưỡng trong quá trình cấy nấm (Harman và ctv, 1981), mật độ nấm khi cấy vào đất (Nelson, 1975), tiềm năng gây bệnh hại cây trồng (Kommedahi và Windels,1981).
Lương thực và ngành dệt
Trichoderma sp. là những nhà máy sản xuất nhiều enzyme ngoại bào tử có hiệu quả. Chúng được thương mại hóa trong việc sản xuất các cellulase và các enzyme khác phân hủy polysaccharide phức tạp. Nhờ vậy chúng được sử dụng trong thực phẩm và ngành dệt.
Chất kiểm soát sinh học
Hiện nay loài nấm này được sử dụng một cách hợp pháp cũng như không được đăng ký trong việc kiểm soát trên thực vật. Các chế phẩm Trichoderma sp. được sản xuất và sử dụng như là chất soát sinh học một các hiệu quả. Hình thức sử dụng dưới dạng chế phẩm riêng biệt hoặc được phối trộn vào phân hữu cơ để bón cho cây trồng vừa cung cấp dinh dưỡng vừa tăng khả năng kháng bệnh cho cây.
Kích thích sự tăng trưởng của cây trồng
Nhưng lợi ích mà loại nấm này mang lại đã được biết đến từ nhiều năm qua. Bao gồm kích thích sự tăng trưởng và phát triển của thực vật do việc kích thích sự hình thành nhiều hơn và sự phát triển mạnh hơn của bộ rễ thông thường. Những cơ chế giải thích cho hiện tượng này chỉ mới được hiểu rõ hơn trong thời gian gần đây. Hiện nay, một giống Trichoderma sp. phát hiện chúng có khả năng gia tăng số lượng rễ mọc sâu (sâu hơn 1m dưới mặt đất). Những rễ sâu này giúp các loài cây như bắp, cây cảnh có khả năng chống chịu được hạn hán.
Một số loài nấm Trichoderma sp. có khả năng kích thích sự nảy mầm và ra hoa. Nhiều công trình nghiên cứu chứng minh rằng T.harzianum và T. konigii kích thích sự nẩy mầm và sinh trưởng của cây.
Nguồn gen để sử dụng trong chuyển gen
Nhiều vi sinh vật có khả năng kiểm soát sinh học đều có chứa 1 số lượng lớn gen mã hóa các sản phẩm có hoạt tính cần thiết sử dụng trong kiểm soát sinh học. Nhiều gen có nguồn gốc từ Trichoderma sp. đã tạo dòng và có tiềm năng ứng dụng rất lớn trong chuyển gen để tạo cây có khả năng kháng lại nhiều loại bệnh. Chưa có gen nào được thương mại hóa, tuy nhiên có một số gen đang được nghiên cứu và phát triển.
Lĩnh vực xử lý môi trường
T.hazianum có khả năng phân hủy các chất ô nhiễm trong đất rừng. Sự tồn tại của các hợp chất chloroguaiacol, các hợp chất halogen thấm nước (AOX) trong chất thải nhà máy sản xuất bột giấy ở hồ Bonney, vùng đông nam nước Úc và các sản phẩm phân giải của T.hazianum đã được nhiều nhà khoa học Van Leeuwen cùng công tác viên nghiên cứu.
Chất tẩy trắng chlor của nhà máy sử dụng sulfite hóa bột giấy được tháo ra hồ một cách gián tiếp đã làm xuất hiện các hợp chất chlorophennol trong nước và cặn bẩn. hợp chất chlorophennol rất độc. T.hazianum có khả năng làm giảm bớt sự tập trung của các hợp chất tự do 2,4,6- tricholorophenol; 4,5 – di chlorophenol và cả AOX trong môi trường chứa muối khoáng. Loại nấm này cũng có khả năng đề halogen hóa tertra chloroguaiacol tự do trong môi trường khoáng mặn.
T.hazianum đã chứng tỏ khả năng phân giải hiệu quả của chủng trên ciliatin, glycophosphat và amino methyphosphonic acid (3 - methoxyphenyl). T.hazianum (khoa sinh lý Trường Đại học california) có thể phân giải DDT, endosufan, pentachloronotrobenzen và pentachcholorophennol. Nấm này phân giải endosufan trong điều kiện dinh dưỡng khác nhau trong suốt quá trình sinh sống của nó.
KHẢ NĂNG TẠO CHẾ PHẨM CỦA NẤM Trichoderma sp.
Phương pháp lên men xốp tạo chế phẩm nấm Trichoderma sp.
Hiện nay trên thế giới có nhiều phương pháp lên men tạo chế phẩm sinh học để trừ nấm bệnh, sâu hại cây trồng trong nông nghiệp. Người ta đã xây dựng những quy trình để thu nhận sản phẩm lên men khá hoàn chỉnh và được áp dụng vào thực tế sản xuất lớn ở quy mô công nghiệp. Tuy nhiên, quy trình lên men vẫn đang còn nằm trong giai đoạn tim kiếm một phương pháp thích hợp, chọn lựa điều kiện và môi trường nuôi cấy tối ưu để đạt số lượng bào tử gồm chất khô cao, giá thành sản phẩm rẻ, đồng thời sản phẩm tạo ra rễ bảo quản, giữ được hoạt tính lâu bền ở nhiệt độ bình thường.
Phương pháp lên men xốp tạo chế phẩm nấm là phương pháp được áp dụng rộng rãi nhất vì đây là quá trình lên men đơn giản, dễ thành công hơn các quy trình khác. Trong quy trình này, các loại cơ chất dung để làm môi trường cho nấm đối kháng phát triển là cám trấu, bột gạo, bột bắp cùng với dịch dinh dưỡng để nuôi cấy nấm. Lên men xốp sẽ thu nhận được chế phẩm sinh học dạng đính bào tử (conidiospore) của các nấm đối kháng, ổn định và bền vững hơn dạng chlamydospores (bào tử chồi), vì vậy phương pháp này đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm từ lâu.
Khi nuôi nấm đối kháng trên môi trường xốp (hạt) Solivey F.F (1984), cho biết đã đạt hiệu suất bào tử so với các phương pháp lên men khác để chống sâu bệnh. Tuy nhiên, khả năng sống của bào tử trong chế phẩm phụ thuộc không chỉ vào điều kiện bảo quản mà còn phụ thuộc vào sự sấy khô và cơ chất dinh dưỡng. kết quả cho thấy các chế phẩm sinh học nấm diệt sâu Metarrhhizium anisopliae và Bauverria bassiana nếu bảo quản ở nhiệt độ từ 5 – 100C có thể giữ được hoạt tính 6 – 8 tháng. Ngược lại bảo quản ở nhiệt độ phòng thì chỉ giữ được 6 – 8 tuần. Như vậy các chế phẩm sinh học từ nấm được sản xuất ra cần phải được bảo quản trong điều kiện lạnh, nơi khô ráo và sẽ có khả năng giữ được hoạt tính của chế phẩm 6 – 8 tháng.
Người ta cũng thường áp dụng quy trình lên men xốp để tạo sinh khối, đã áp dụng trong sản xuất để diệt các loài nấm gây hại cây trồng. Bởi vì, môi trường lên men xốp cho lượng bào tử/gram chế phẩm cao, quy trình đơn giản dễ thực hiện, giá thành sản phẩm tạo ra thấp, đáp ứng được nhu cầu của người nông dân.
Để có được sản phẩm tạo ra có nhiều bào tử, các điều kiện môi trường như độ ẩm tương đối không khí Rh = 95 %; nhiệt độ đạt 30 – 32oC và thời gian nuôi cấy 5 – 8 ngày.
Thành phần các loại môi trường dùng để lên men xốp, cũng là tạo chế phẩm Trichoderma như sau:
Bột gạo + bã đậu phộng
Cám gạo + bột ngô
Cám gạo + bột ngô + bột đậu nành
Cám gạo + bột ngô + bã đậu khô
Lúa nấu chín
Gạo nấu chín
Ngoài ra, các nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Tú (1997) còn thử nghiệm trên 3 loại môi trường khác để nhân sinh khối Trichoderma đó là:
Môi trường gồm các thành phần là cám, trấu.
Môi trường than, bùn.
Môi trường bột thạch cao tẩm mật rỉ 10%.
Thí nghiệm được tiến hành trong cùng điều kiện về ẩm độ, nhiêt độ và thời gian nuôi cấy và 2 dòng Trichoderma được chọn là Trichoderma 1 và Trichoderma 2. Kết quả của thí nghiệm như sau:
Môi trường cám trấu cho sản phẩm Trichoderma có lượng bảo tử trong chế phẩm khô đạt 109 bào tử/gram, số lượng bào tử cao nhất ở nhiệt độ phòng.
Môi trường than bùn và bột thạch cao tẩm mật rỉ cho số lượng bào tử/gram chế phẩm khô thấp hơn, khoảng 107 – 108 bào tử/gram.
Tiếp tục thực nghiệm thời gian bảo quản của chế phẩm Trichoderma 1 và Trichoderma 2 đã lên men từ môi trường cám trấu sau 3 tháng bảo quản ở nhiệt độ phòng (29 – 32oC), tác giả Nguyễn Ngọc Tú (1997) cho biết số lượng số lượng bào tử tính được/ gram chất khô như sau: Trichoderma 2 còn 2,72.109 bào tử/gram so với ban đầu là 5,88.109 bào tử/gram và Trichoderma 1 còn 0,65.109 tế bào/gram so với ban đầu là 2,24.109 bào tử/gram.
Phương pháp lên men bề mặt không vô trùng tạo chế phẩm nấm
Phương pháp lên men bề mặt không vô trùng tạo chế phẩm nấm đã được thực hiện bởi Evlacchova (1968). Môi trường dinh dưỡng được nấu sôi ở 1000C, và khi nguội cho thêm chất kháng sinh Streptomycine (0,01%) để ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn trong quá trình lên men.
Tuy nhiên, để thực hiện phương pháp này có hiệu quả cần thực hiện 5 nguyên tắc chủ yếu sau:
Bào tử nấm được cấy phủ kín khắp bề mặt môi trường dịch (đã đun sôi ở 1000C/20 phút). Các bào tử nấm sau khi cấy vào môi trường chúng phát triển nhanh thành một màng mỏng khắp bề mặt môi trường, ngăn ngừa được khả năng nhiễm các vi sinh vật lạ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoaluan - p2.doc
- khoaluan - p1.docx