Đồ án Bước đầu nghiên cứu tình hình ô nhiễm nước mặt tại một số sông chính trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp - Đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm

MỤC LỤC

Chương 1: TỔNG QUAN 1

1.1 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3

1.2 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 3

1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

1.5.1 Phương pháp luận 4

1.5.2 Phương pháp triển khai đề tài 5

1.5 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI 7

Chương 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP 8

2.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 8

2.1.1 Vị trí địa lý 8

2.1.2 Đặc điểm địa hình - thổ nhưỡng 8

2.1.2.1 Địa hình 8

2.1.2.2 Thổ nhưỡng 10

2.1.3 Điều kiện khí tượng thủy văn 11

2.1.3.1Khí hậu 11

2.1.4 Tài nguyên thiên nhiên 15

2.1.4.1 Tài nguyên đất 15

2.1.4.2 Tài nguyên rừng 17

2.1.4.3 Tài nguyên khoáng sản 17

2.1.4.4 Tài nguyên nước 19

2.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ – XÃ HỘI 20

2.2.1 Tình hình phát triển kinh tế 20

2.2.2 Cơ cấu và tổ chức hành chính 22

2.2.3 Đặc điểm dân cư 22

2.2.3.1 Dân số 22

2.2.3.2 Lao động 23

2.2.3.3 Dân số lao động 24

2.2.4 Văn hóa – giáo dục – y tế 25

2.2.4.1 Văn hóa 25

2.2.4.2 Giáo dục 26

2.2.4.3 Y tế 26

2.2.5 Cơ sở hạ tầng 26

Chương 3: ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ VỀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG BỨC XÚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP

29

3.1 ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ VỀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NỀN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 29

3.1.1 Môi trường không khí 29

3.1.2 Môi trường nước 31

3.1.2.1 Nước thải 31

3.1.2.2 Nước mặt 33

3.1.2.3 Nước ngầm 37

3.5.3 Môi trường đất 40

3.2 CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG BỨC XÚC TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP 41

3.2.1 Nước sạch và vệ sinh môi trường 41

3.2.2 Ô nhiễm môi truờng do rác thải 42

3.2.3 Ô nhiễm môi trường ở khu sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các cụm, tuyến dân cư 43

3.2.3.1 Ô nhiễm môi trường ở các cơ sở công nghiệp 43

3.2.3.2 Ở các cơ sở tiểu thủ công nghiệp 44

3.2.3.3 Ô nhiễm môi trường ở các làng nghề truyền thống, các cụm, tuyến dân cư 45

3.2.4 Ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp 47

3.2.5 Ô nhiễm môi trường ở các điểm nóng trên địa bàn tỉnh 49

3.2.6 Các vấn đề kinh tế xã hội 51

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TẠI MỘT SỐ SÔNG CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP 54

4.1 TỔNG QUAN VỀ NGUỒN NƯỚC MẶT TỈNH ĐỒNG THÁP 54

4.2 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG TỈNH ĐỒNG THÁP 56

4.2.1 Diễn biến giá trị pH 59

4.2.2 Nhu cầu oxy sinh hóa 63

4.2.3 Nhu cầu oxy hòa tan (DO) 66

4.2.4 Chỉ số vi sinh (Colifom) 69

4.3 CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC MẶT 71

4.3.1 Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên 72

4.3.2 Các yếu tố nhân tạo 73

4.3.2.1 Ô nhiễm do chất thải sinh hoạt 73

4.3.2.2 Ô nhiễm do chất thải công nghiệp 78

4.3.2.3 Ô nhiễm do chất thải nông nghiệp 79

4.3.2.4 Ô nhiễm do chất thải bệnh viện 80

4.4 KHẢ NĂNG PHÁT SINH BỆNH TẬT DO NGUỒN NƯỚC BỊ Ô NHIỄM

81

Chương 5: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT NGUỒN NƯỚC MẶT TẠI CÁC SÔNG CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP 83

5.1 CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC TỈNH ĐỒNG THÁP 83

5.1.1 Các biện pháp giám sát và khống chế ô nhiễm nguồn nước 83

5.1.1.1 Giám sát chất lượng nguồn nước 83

5.1.1.2 Các dự án thủy lợi và phát triển nông thôn 83

5.1.1.3 Khống chế ô nhiễm do chất thải 84

5.1.2 Quy hoạch công tác bảo vệ môi trường 87

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ ĐƯỢC ĐỀ XUẤT 88

5.2.1 Các giải pháp công trình 88

5.2.1.1 Thu gom và xử lý nước thải 88

5.2.1.2 Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm do rác thải sinh hoạt 93

5.2.1.3 Các biện pháp trong nông nghiệp 96

5.2.1.4 Tăng cường quá trình tự làm sạch nguồn nước 97

5.2.2 Giải pháp phi công trình 98

Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 100

6.1 KẾT LUẬN 100

6.2 KIẾN NGHỊ 101

 

 

 

 

 

 

 

 

doc103 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4461 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Bước đầu nghiên cứu tình hình ô nhiễm nước mặt tại một số sông chính trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp - Đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồn, nước thải, mùi hôi. Ô nhiễm môi trường ở các cơ sở tiểu thủ công nghiệp tập trung chủ yếu ở 3 loại hình sau đây: Lò gạch: toàn tỉnh có khoảng 265 cơ sở sản xuất gạch, tập trung nhiều nhất ở huyện Châu Thành, Thị xã Sa Đéc và một số huyện như: Lai Vung, Lấp Vò, Cao Lãnh. Nguồn ô nhiễm chính của lò gạch là khói chứa HF và bụi. Nhà máy chế biến lương thực, chủ yếu là xay xát: toàn tỉnh có khoảng 2.136 cơ sở chế biến lương thực phân bố khắp nơi trong tỉnh, nguồn ô nhiễm chính của loại hình này là bụi và tiếng ồn. Nồng độ bụi có nơi vượt tiêu chuẩn cho phép 7-8 lần. Đặc biệt là những cơ sở xay xát nhỏ lẻ này hoạt động theo thời vụ, không theo giờ giấc nên ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của dân cư xung quanh. Giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ: Toàn tỉnh có 210 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ. Tuy nhiên, trong những năm qua do dịch cúm gia cầm bùng phát, ngành thú y đã đẩy mạnh công tác thanh tra kiểm tra cũng như giáo dục tuyên truyền nên đã hạn chế số lượng các cơ sở giết mổ lậu không hợp vệ sinh. Hiện UBND tỉnh đã yêu cầu mỗi huyện, thị phải khẩn trương tiến hành xây dựng lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Gia công cơ khí: toàn tỉnh có khoảng 988 cơ sở gia công cơ khí, phân bố chủ yếu ở các thị xã, thị trấn, thị tứ trong tỉnh. Nguồn gây ô nhiễm chủ yếu tại các cơ sở này là độ ồn, từ 70 - 75 dBA, cá biệt có lúc lên đến 85 dBA, vượt tiêu chuẩn cho phép 15 - 20 dBA. Kết qủa thu thập được cho thấy tình hình ô nhiễm do nước thải, khí thải, mùi hôi, chất thải rắn ...tại hầu hết các cơ sở tiểu thủ công nghiệp là rất nghiêm trọng. Trong thời gian qua, một số cơ sở đã áp dụng các hình thức xử lý đơn giản như: xây tường cách âm, lắp đặt các thiết bị giảm thanh hoặc có hệ thống bao che kín để giảm ồn, bụi (đối với cơ sở xay xát, cơ khí); một số cơ sở sản xuất gạch xử lý bụi bằng cách nâng cao ống khói. Tuy nhiên, các biện pháp này cũng chưa được các chủ cơ sở áp dụng thường xuyên, do vậy chưa khắc phục được tình trạng ô nhiễm. Xử lý ô nhiễm khói lò gạch hiện đang là vấn đề bức xúc của tỉnh. Hiện nay, chưa có công nghệ phù hợp với địa phương để xử lý ô nhiễm do khói lò gạch gây nên (một số công nghệ đã được giới thiệu ở tỉnh nhưng do giá thành cao, vận hành tương đối phức tạp nên chưa được các chủ cơ sở sản xuất áp dụng). Mặt khác, đa số các cơ sở sản xuất gạch lại nằm xen kẽ trong khu dân cư, ít vốn đầu tư, tận dụng nguyên liệu tại chỗ của địa phương (đất ruộng, trấu) để sản xuất, nên rất khó di dời ra khỏi khu dân cư. 3.2.3.3 Ô nhiễm môi trường ở các làng nghề truyền thống, các cụm, tuyến dân cư Trong tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống như dệt chiếu, trồng hoa kiểng, đan lờ, lợp, làm nem ... Tuy nhiên, làng nghề làm bột chăn nuôi heo là gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất do phân heo thải ra. Trong tỉnh hiện có 4 nơi có nghề làm bột chăn nuôi heo: Tân Quy Tây, Tân Phú Đông (Thị xã Sa Đéc), Tân Bình, Tân Phú Trung (huyện Châu Thành), nhiều nhất là khu vực Tân Phú Đông - thị xã Sa Đéc. Chỉ riêng xã này đã nuôi số heo bằng 10% tổng số heo trong toàn tỉnh (khoảng 40.000 con), lượng phân cần phải xử lý là 70 tấn/ngày, trong khi tổng số hầm Biogas hiện có là 316 hầm, hiện mới chỉ giải quyết được khoảng 20% lượng phân thải ra (khoảng 7000 - 8000 con/năm). Tình trạng chung hiện nay của các hộ làm bột nuôi heo là số hầm Biogas đang trong tình trạng quá tải, và trong điều kiện các hộ chưa đủ mặt bằng đất để đưa chất thải từ hầm Biogas qua xử lý sinh học trước khi thoát ra hệ thống kênh rạch công cộng. Ở các cụm, tuyến dân cư tập trung thì ô nhiễm môi trường do chất thải sinh hoạt là chính, bao gồm rác thải, nước thải. Theo số liệu báo cáo của Sở Xây Dựng, trong tỉnh có 205 cụm, tuyến dân cư (tương ứng với số nền đã qui hoạch là 48.181 nền), hiện đã có 21.383 hộ đã vào ở. Trong số 205 cụm tuyến dân cư đã quy hoạch, hiện có 124 cụm, tuyến dân cư có hệ thống cấp nước, 102 cụm tuyến dân cư có hệ thống thoát nước; 196 cụm tuyến dân cư có điện và 138 cụm tuyến dân cư có đường. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ dân có nước sạch và cầu tiêu hợp vệ sinh tại các cụm, tuyến dân cư còn thấp, một số cụm, tuyến dân cư không có hệ thống thu gom, xử lý chất thải, hệ thống cấp thoát nước cũng không đáp ứng nhu cầu. Toàn tỉnh hiện có 62 cụm dân cư mới được xây dựng. Đây là các cụm dân cư tránh lũ, phân bố chủ yếu ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh. Do đầu tư chưa đủ, lại xây dựng không đồng bộ cho nên đã làm phát sinh nhiều vấn đề môi trường phải khẩn trương giải quyết. Chưa có các giải pháp xử lý chất thải, chưa dựng đủ các cơ sở hạ tầng thiết yếu như cấp thoát nước, điện, các biện pháp phòng cháy, chữa cháy, chưa thực hiện được các biện pháp phòng chóng sạt lỡ vào mùa lũ. Thực ra, các khu này có l2 khu đô thị nhỏ. Người dân chưa quen với cách sinh hoạt trong điều kiện mới cho nên gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, hầu hết dân cư mới vào khu này đều là dân nghèo, cho nên không thể đầu tư ngay cho cuộc sống mới. Kết quả là mặc dù có thuận lợi hơn, không phải chạy theo lũ nhưng cuộc sống vẫn còn quá thiếu thốn, đòi hỏi phải có những chính sách, giải pháp thiết thực mới giải quyết được. Ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp Hiện nay, nông dân sử dụng quá nhiều phân bón - thuốc trừ sâu đã phần nào gây ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt, làm cho đất thoái hóa, giảm độ phì nhiêu. Các dạng thoái hóa đất chủ yếu xảy ra trong tỉnh là: giảm độ phì và mất cân bằng dinh dưỡng, đất bị chua hóa, phèn hóa, đất ngập úng, sạt lỡ, đất bị ô nhiễm. Tiến trình thoái hóa đất nhanh nhất xảy ra ở vùng sản xuất liên tiếp 3 vụ lúa, do đất bị ngập nước liên tục nên sản sinh ra nhiều chất độc đối với cây trồng (H2S, Fe2+, Al3+...). Đất canh tác 3 vụ lúa/ năm sau một thời gian bắt đầu xuất hiện triệu chứng thiếu các nguyên tố vi lượng như kẽm, đồng, molipđen. Theo số liệu của Trường Đại học Cần Thơ, nông dân thường phun xịt hóa chất và thuốc BVTV trên các loại hoa màu như: rau cải, dưa leo… gấp từ 5 - 10 lần cho phép. Ô nhiễm môi trường trong các vùng nông thôn hiện nay chủ yếu là: Rác thải chưa được thu gom và xử lý hợp vệ sinh. Chất thải nông nghiệp, dư lượng thuốc BVTV, các chai, lọ, bao bì đựng thuốc trừ sâu sau khi sử dụng chưa được thu gom hợp lý. Chất thải của thủy cầm do nuôi vịt chạy đồng. Mặc du,ø đây là mô hình có hiệu quả, tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên, nhưng chất thải do nuôi vịt làm ô nhiễm nặng nguồn nước sinh hoạt, nhất là vào mùa nước kiệt và trong những năm qua dịch cúm gia cầm liên tục xảy ra, do vậy hình thức nuôi vịt đàn đang là mối nguy hại đe dọa ô nhiễm nguồn nước mặt và lây lan dịch bệnh cần phải sớm có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Nước thải của các cơ sở giết mổ gia súc nhỏ lẽ ở các địa phương và các chợ. Nhất là trong điều kiện hiện nay dịch cúm gia cầm đang có nguy cơ bùng phát trở lại thì việc ô nhiễm môi trường do chôn lấp, tiêu hủy gia cầm bị bệnh, giết mổ gia cầm tràn lan ở các chợ thị xã, thị trấn, thị tứ là rất khó kiểm soát. Chất thải do chăn nuôi vịt đàn thì phân tán, chất thải do chăn nuôi heo tập trung kết hợp sản xuất bột lọc là quan trọng nhất. Chỉ tính riêng xã Tân Phú Đông đã có 40000 đầu heo (2002). Nếu tính bình quân mỗi con heo thải mỗi ngày 0,5 kg thì lượng phân thải ra hằng ngày là 20 tấn, một phần lượng phân này cho vào 320 hầm biogas, số còn lại thải ra môi trường mà không xử lý. Biogas chỉ giải quyết về năng lượng chứ không xử lý được triệt để nguồn ô nhiễm, đó là chưa kể đến các chất ô nhiễm đồng hành trong quá trình sản xuất bột lọc và chăn nuôi heo như nước thải do sản xuất bột lọc, nước thải chăn nuôi,… Ô nhiễm nước còn gây ô nhiễm không khí, mùi hôi thối và còn là nơi lây lan dịch bệnh nguy hiểm; đây cũng là một trong những vấn đề môi trường bức xúc của tỉnh mặc dù không phải là phổ biến mà chỉ hiện diện ở vài địa phương trong tỉnh. Ngoài ra, trong lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản là loại hình sản xuất đang phát triển mạnh mẽ trong tỉnh nhưng chưa có giải pháp xử lý nguồn nước thích hợp đã góp phần gây ô nhiễm nguồn nước mặt, vì vậy rất cần quan tâm và có các giải pháp xử lý kịp thời. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt ở các sông, rạch cho thấy, ở một số nơi nguồn nước bị nhiễm vi khuẩn rất cao, từ 1.500 - 24.000 MPN/100ml, các chỉ tiêu khác như BOD5, COD, SS cũng vượt tiêu chuẩn cho phép 5 - 10 lần. Ô nhiễm môi trường ở các điểm nóng trên địa bàn tỉnh Theo quyết định 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính Phủ thì trong tỉnh Đồng Tháp có 4 điểm nóng về ô nhiễm môi trường cần phải giải quyết dứt điểm đến năm 2007, các điểm nóng đó là: Ô nhiễm môi trường ở làng nghề làm bột nuôi heo xã Tân Phú Đông, thị xã Sa Đéc Ô nhiễm môi trường ở công ty chế biến thủy sản đông lạnh Vĩnh Hoàn; Ô nhiễm môi trường bãi rác Quảng Khánh, Thị xã Cao Lãnh; Ô nhiễm môi trường cụm Lò gạch xã An Hiệp, huyện Châu Thành. Tình hình xử lý ô nhiễm môi trường ở 4 điểm nóng trong tỉnh hiện nay như sau: Tới thời điểm hiện nay thì việc xử lý ô nhiễm môi trường ở công ty chế biến thủy sản đông lạnh Vĩnh Hoàn đã cơ bản được giải quyết, công ty đã triển khai xây dựng hòan thiện hệ thống xử lý nước thải mới với công suất 1.100 m3/ngày đêm, đang dần daàn đi vào hoạt động ổn định và Sở TN& MT đã hướng dẫn công ty làm hồ sơ gởi Bộ TN&MT đề nghị loại ra khỏi danh sách các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng. Việc xử lý ô nhiễm môi trường bãi rác Quảng Khánh, Thị xã Cao Lãnh: Hiện nay công ty cấp thoát nước và môi trường đô thị đang phối hợp với Sở Xây dựng và đơn vị tư vấn tiến hành lập dự án đầu tư xây dựng bãi rác mới tại xã Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh với diện tích 20 ha, phục vụ cho Thị xã Cao Lãnh và huyện Cao Lãnh và một phần huyện Tháp Mười. Dự kiến bãi rác Quảng Khánh sẽ đóng cửa trong năm nay, đồng thời với xây dựng và vận hành bãi rác mới. Đáng quan tâm nhất là 02 điểm nóng sau: 1. Ô nhiễm môi trường ở làng nghề làm bột nuôi heo xã Tân Phú Đông, TXSĐ Khu vực này có mặt bằng hẹp, cơ sở hạ tầng kém, dân số lại đông gây khó khăn cho việc thi công hệ thống xử lý do phải thiết kế lắp đặt các đường ống. Mặt khác, đa số các hộ dân nơi đây nghèo nên rất khó huy động vốn đối ứng cho công tác đầu tư xử lý ô nhiễm. Để giải quyết tình trạng ô nhiễm ở khu vực này, Sở Tài nguyên và Môi trường đã xin chủ trương Uỷ Ban nhân dân tỉnh phối hợp với Trung tâm Kỹ thuật Môi trường - TP.HCM (thuộc Công ty Đo đạc Địa chính Công trình - Bộ TN&MT) khảo sát và xây dựng dự án xử lý ô nhiễm môi trường cho làng nghề này Tuy nhiên, để xử lý triệt để nguồn ô nhiễm theo đúng thời gian qui định của Thủ tướng Chính phủ và nếu có kinh phí kịp thời thì rất cần có sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể cùng với nhân dân địa phương để tiến hành các giai đoạn thực hiện việc xây dựng và lắp đặt, vận hành công trình xử lý ô nhiễm. 2. Xử lý ô nhiễm môi trường Cụm Lò gạch xã An Hiệp, Châu Thành: Khu này hiện có 50 cơ sở sản xuất gạch ngói với khoảng 200 lò nung sản xuất theo công nghệ truyền thống. Căn cứ vào kết quả đo đạc thì nồng độ các chất gây ô nhiễm do đốt lò gạch tại khu vực này đôi khi gây khói, bụi ảnh hưởng đến sinh hoạt của dân cư và cây trái xung quanh. Vấn đề cần quan tâm giải quyết hiện nay ở khu lò gạch An Hiệp là: Nâng cao hiệu quả và hiệu suất nung gạch thông qua các biện pháp cải tiến công nghệ. Di dời các cơ sở sản xuất gạch bên ngoài vào khu cụm công nghiệp tập trung. Tuy nhiên, để giải quyết được vấn đề trên, trong thời gian tới rất cần có sự nỗ lực của chính quyền địa phương, của các ngành, các cấp. Các vấn đề kinh tế xã hội Vấn đề mất đất canh tác nông nghiệp dù được điều chỉnh như thế nào đi nữa nhưng cuối cùng đều dẫn đến kết quả là một bộ phận nông dân không còn đất sản xuất, phải chuyển sang lĩnh vực khác mà chủ yếu là công nhân nông nghiệp hoặc nhiều nghề tự do khác trước khi có một số nào đó có thể được vào làm trong các xí nghiệp công nghiệp. Tuy nhiên, không phải có ngay việc làm mà phải chờ một thời gian khá dài để các xí nghiệp hình thành và đi vào hoạt động. Môi trường kinh tế, xã hội của một bộ phận dân cư này bị thay đổi. Trong thời gian chờ đợi, cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn về vật chất, tinh thần đòi hỏi nhà nước phải có những giải pháp hỗ trợ, những chính sách để giúp họ tạm ổn định cuộc sống đễ chờ kiếm được việc làm mới. Nếu không sẽ dẫn đến những hậu quả xấu về kinh tế, xã hội sau này. Bên cạnh đó, vấn đề lũ lụt cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân nơi đây, nhất là cư dân sống trong vùng lũ. Hàng năm, nước sông Mê Kông tràn về gây ngập lụt kéo dài trên một vùng đất rộng lớn 75 triệu ha đất đai hai nước Camphuchia và Việt Nam. Trong đó, phần ngập ở Việt Nam là 1,9 triệu ha Lũ kéo dài khoảng 6 tháng từ tháng 6 - 11 hàng năm, chậm hơn một tháng so với lũ ở thượng nguồn, lũ lên và xuống với cường suất nhỏ. Lũ cũng có mặt lợi và mặt hại đối với kinh tế - xã hội - môi trường của tỉnh. Lũ lớn ngập sâu kéo dài, thời gian lũ đến lũ rút không ổn định gây thiệt hại về nhiều mặt: Gây thiệt hại về tính mạng và tài sản của người dân Làm gián đoạn các hoạt động kinh tế - xã hội, khó khăn và tốn kém trong xây dựng và duy trì bảo dưỡng hạ tầng cơ sở nhất là khi bị lũ tàn phá, mức độ khai phá và sử dụng không cao. Ngập lụt còn gây khó khăn không nhỏ trong việc cấp nước sạch và vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, các bệnh ngoài da, phụ khoa, đường ruột. Lũ lụt là một hiện tượng của thiên nhiên, nó có thể gây ra những tác hại vô cùng to lớn cho kinh tế, xã hội và môi trường. Nhưng đồng thời nó cũng là tác động của tự nhiên để duy trì các quá trình bồi đắp sự phì nhiêu mầu mỡ cho vùng châu thổ, tạo lập sự cân bằng sinh thái. Đồng Tháp và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long hầu như năm nào cũng bị lũ lụt, nhất là đối với các tỉnh ở đầu nguồn như Đồng Tháp, Long An, An Giang. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, hàng năm lưu lượng đỉnh lũ tràn vào đồng bằng sông Cửu Long thường vào khoảng 50.000 - 60.000 m3/s. Năm cao nhất khoảng 70.000 m3/s mang theo một lượng lớn phù sa, lượng phù sa này khi tràn vào đồng đã không ngừng bồi đắp dưỡng chất cho các vùng đất ven sông và đồng ruộng. Dòng chảy, phù sa và ngập lụt cần thiết cho việc cải thiện chất lượng nước, chất lượng đất và vệ sinh đồng ruộng, điều hòa thời tiết và bổ sung nước ngầm. Lũ mang lại nguồn lợi thủy sản, vì môi trường nước lũ có nguồn thức ăn dồi dào và nhiều giống loài thủy sản phong phú. Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TẠI MỘT SỐ SÔNG CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP TỔNG QUAN VỀ NGUỒN NƯỚC MẶT TỈNH ĐỒNG THÁP Tỉnh có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, nhiều ao hồ. Sông chính là sông Tiền (một nhánh sông của Mê Kông) chảy qua tỉnh với chiều dài 132 km, dọc theo hai bờ sông Tiền là hệ thống kênh rạch dọc ngang. Với địa thế đặc biệt thuận lợi, chiếm trọn vùng thượng nguồn của sông Tiền, đây là một trong 2 nhánh chính của một trong số 11 con sông lớn nhất thế giới: sông Mê Kông có chiều dài 4.300 km, bắt nguồn từ Cao nguyên Tây Tạng của Trung Quốc và cuối nguồn đổ ra biển Đông với lưu lượng nước trung bình hàng năm khoảng 400 tỉ m3 và phù sa khoảng 100 triệu tấn. Dọc 2 bên bờ sông Tiền là hệ thống kênh rạch được cấu tạo theo kiểu xương cá và trụ cột là con sông Tiền chảy từ đầu Tỉnh (huyện Hồng Ngự nơi giáp với biên giới Campuchia) với chiều dài 132 km. Ngoài ra, còn có sông Sở Thượng là nhánh sông Tông - Lê - Prreat chảy song song với sông Tiền, bắt nguồn từ Ba - Năm (Campuchia) và đổ vào sông Tiền ở thị trấn Hồng Ngự: Sông Sở Hạ, chảy từ Tân Thành (huyện Tân Hồng) dọc theo biên giới Việt Nam - Campuchia đến ngã ba rạch Hồng Ngự. Đây là 2 con sông quan trọng quyết định đến chế độ nước ở các huyện phía Bắc của Tỉnh. Hay nói cách khác, nước mặt là nguồn nước có trữ lượng lớn và phân bố rộng khắp trên các địa phương của Tỉnh, được hình thành trên cơ sở lượng nước mưa trên châu thổ Mê Kông và nước biển theo dòng triều vào nước mặt chảy trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Nguồn nước ngọt có chất lượng tốt, tập trung chủ yếu dọc theo sông Tiền và sông Hậu. Đây là nguồn nước quan trọng phục vụ cho sinh hoạt (có ưu điểm là nước ngọt và không bị nhiễm mặn). Vào mùa lũ, lượng nước tăng đột ngột và cuốn theo một lượng lớn phù sa và rữa trôi các chất trên đồng ruộng, mặt đất gây ra ô nhiễm nguồn nước. Nhìn chung, nguồn nước mặt của tỉnh khá dồi dào, ngay cả vào mùa kiệt lượng nước mặt vẫn đáp ứng đủ nhu cầu thiết yếu của nhân dân. Tuy nhiên, chất lượng nước mặt dùng để cấp nước cho nhân dân hiện đang là vấn đề bức xúc vì tuyệt đại đa số nhân dân dùng nước mặt. Phần lớn dân cư đô thị được cấp nước máy vệ sinh; số còn lại sống ở ngoại ô và nông thôn đều dùng nước mặt lóng phèn. Đa phần các đô thị được xây dựng dọc theo các bờ sông, trao đổi nước với sông Tiền thuận lợi cho nên có nước ngọt quanh năm. Ngoài nguồn nước mặt do sông Mê kông đổ về có chất lượng tốt, các nguồn nước còn lại thì có chất lượng kém, không sử dụng được cho sinh hoạt và ăn uống. Ở các thị trấn vùng sâu Đồng Tháp Mười chịu ảnh hưởng của nước phèn vào những tháng đầu mùa mưa. Theo một cuộc khảo sát do Sở khoa học, công nghệ và Môi trường (nay là Sở Khoa học và Công nghệ) thực hiện vào cuối năm 2004 tại Đồng Tháp, toàn tỉnh có gần 230.000 hộ sử dụng nguồn nước mặt, chiếm tỷ lệ gần 90%. Sông rạch dù bị ô nhiễm nhưng vẫn đang là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho người dân nơi đây. Chính vì vậy, tỷ lệ dân sống trong vùng tiếp cận được nước sạch chỉ đạt khoảng 40%. Cách phổ biến của người dân nông thôn là lấy nước sông rạch lên lóng phèn để sử dụng. Có nơi còn dùng lá đu đủ, lá mồng tơi để làm sạch nước. Những biện pháp này làm nước có độ trong khi nhìn bằng mắt thường nhưng không xử lý được yếu tố vi sinh vốn là nguyên nhân gây ra một số bệnh đường ruột. Theo Vụ Y tế dự phòng, 6 tháng đầu năm 2006, ĐBSCL có trên 121.000 trường hợp tiêu chảy, tăng 12,5% so với năm trước. Bên cạnh đó, trong những năm qua do thâm canh tăng vụ, nông dân sử dụng phổ biến các loại phân bón hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp cho nên vấn đề ô nhiễm nguồn nước mặt do phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật vào mùa khô là không thể xem nhẹ. Theo kết quả điều tra thì mỗi vụ canh tác nông dân đã sử dụng 3 kg thuốc bảo vệ thực vật, 500 kg phân hóa học các loại cho một ha đất trồng. Cho nên kết quả phân tích nước mặt ở xã Hòa Mỹ (Tháp Mười) ghi nhận có sự hiện diện của thuốc trừ sâu trong nước mặt là tất yếu. Mặc dù đã được nước lũ cuốn trôi nhưng nếu sử dụng nguồn nước này cho sinh hoạt vào mùa khô thì rất nguy hiểm vì tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh rất cao. Kết quả phân tích về chất lượng nước mặt ở một số nơi trong tỉnh (phụ lục) cho thấy nước mặt ở một số sông chính trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đều có dấu hiệu bị ô nhiễm hữu cơ và vi sinh, chỉ số ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm hóa học (BOD5, COD), vi sinh luôn cao hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn quy định về chất lượng nước mặt trong cả mùa mưa và mùa khô. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG TỈNH ĐỒNG THÁP Vị trí khảo sát chất lượng nước mặt : 15 điểm 1-Nước kinh chợ Tân Hồng (đối diện chợ TT Sa Rài) 2-Nước sông Tiền chợ Hồng Ngự (đối diện chợ cũ TT Hồng Ngự) 3-Nước sông Sở Thượng ngay UB xã Tân Hội (đối diện UB) 4-Ngã năm Tràm Chim (TT ngã 5 Tràm Chim) 5-Ngã tư chợ Mỹ An (ngã 4 sông chợ Mỹ An) 6-Ngã tư Trường Xuân (ngã 4 sông xã Trường Xuân giáp Long An) 7-Nước sông Cao Lãnh ngay cầu đúc TX (cách cầu Đúc 10m, Phường 2) Bảng 4.1: Kết quả phân tích nước mặt vào mùa khô Địa điểm Tháng Chỉ tiêu pH SS BOD5 COD DO Coliform 1 7,9 31 18 28 4,5 24000 5 8,3 29 25 36 5,3 11000 2 2 7,9 15 25 37 4,8 24000 5 8,7 23 27 37 7,5 4600 3 2 7,7 8 25 34 4,4 24000 5 8,2 20 20 30 6,6 4600 4 2 7,5 40 24 32 4,3 24000 5 8,2 20 20 30 6,6 4600 5 2 7,5 38 29 38 4,9 11000 5 7,0 50 40 50 4,6 24000 6 2 6,6 71 33 46 6,6 2100 5 6,8 52 39 48 6,2 24000 7 2 7,7 83 34 45 5,9 4600 5 7,7 47 42 50 5,9 11000 8 2 8,5 36 22 33 6,2 11000 5 7,1 30 29 88 5,9 11000 9 2 7,8 58 27 35 4,8 24000 5 7,8 71 39 49 5,4 24000 10 2 8 54 30 38 4,4 24000 5 7,3 68 31 45 4,8 11000 11 2 7,6 75 31 42 4,2 24000 5 7,0 74 37 50 5,4 24000 12 2 7,1 127 28 36 3,1 11000 5 6,8 80 38 49 6,0 11000 13 2 8 56 20 30 5,1 24000 5 7,2 86 28 37 5,1 4600 14 2 7,1 63 29 39 3,1 24000 5 7,8 92 30 42 5,6 24000 15 2 6,9 212 28 39 3,7 24000 5 7,1 143 31 43 3,5 24000 TCVN 5942 - 1995 - A 6 - 8,5 20 <4 <10 6 5000 TCVN 5942 - 1995 - B 5,5 - 9 80 <25 <35 2 10.000 Bảng 4.2: Kết quả phân tích nước mặt vào mùa mưa Địa điểm Tháng Chỉ tiêu pH SS BOD5 COD DO Coliform 1 8 6,7 90 15 22 4,6 11000 11 6,3 76 10 16 5,4 11000 2 8 8,2 40 37 48 5,2 24000 11 8,2 73 40 55 5,9 11000 3 8 6,5 98 20 28 4,8 24000 11 6,1 68 17 30 5,2 24000 4 8 6,7 88 19 39 5,1 11000 11 6,3 96 25 47 4,8 11000 5 8 6,6 86 14 28 3,8 24000 11 6,1 37 28 45 3,5 11000 6 8 6,6 78 13 27 4,3 24000 11 6,3 64 30,6 50 4,1 11000 7 8 6,2 90 18 32 5,0 24000 11 6,2 39 32,8 54 3,5 11000 8 8 6,3 100 12 28 4,7 24000 11 6,4 8,6 15 3,4 5,7 24000 9 8 6,7 132 22 48 4,7 24000 11 6,2 116 23 47 2,1 24000 10 8 6,7 80 18 38 4,3 24000 11 5,9 68 21 48 3,9 24000 11 8 6,7 132 22 48 4,7 24000 11 6,2 116 23 47 5,1 24000 12 8 6,0 6,8 16 30 4,2 24000 11 6,6 81 22 43 5,3 24000 13 8 6,1 190 12 22 5 11000 11 6,4 110 13 29 4,3 24000 14 8 6,5 60 16 31 4,8 11000 11 6,8 65 27 52 5,1 24000 15 8 6,2 70 14 32 4,7 24000 11 6,1 94 26 51 3,9 24000 TCVN 5942 - 1995 - A 6 - 8,5 20 <4 <10 6 5000 TCVN 5942 - 1995 - B 5,5 - 9 80 &

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclancuoicung.doc
  • docMLUC.doc
  • docnhiem_vu.doc
  • doctailieuthamkhao.doc