Chương 1
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐẾ TÀI
1.3. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Chương 2
KHÁI QUÁT VỀ CHẤT THẢI SINH HOẠT VÀ SỰ PHÁT SINH KHÍ METHANE
2.1. CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
2.1.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
2.1.2. Thành phần và tính chất của chất thải rắn sinh hoạt
2.1.3. Tác động của chất thải rắn sinh hoạt đối với môi trường và con người
2.2. KHÍ METHANE (CH4)
2.2.1. Quá trình hình thành và phát sinh khí methane từ các bãi chôn lấp
2.2.2. Tác hại của khí methane
Chương 3
KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ SỰ PHÁT SINH RÁC THẢI
3.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐỊA HÌNH CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.2. TÓM LƯỢC VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KHÍ HẬU
3.3. CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI SỰ SINH RÁC
3.3.1. Về giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng
3.3.2. Kinh tế Vĩ mô
3.2.3. Vấn đề y tế giáo dục
3.2.4. Vấn đề mội trường đô thị
Chương 4
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA BAN ĐẦU VỀ RÁC THẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÁC BÃI CHÔN LẤP
4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BAN ĐẦU VỀ CÁC YẾU TỐ GÂY PHÁT CHẤT THẢI RẮN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA BAN ĐẦU VỀ CHẤT THẢI RẮN Ở TP.HCM
Chương 5
TÍNH TOÁN LƯỢNG KHÍ METHANE THOÁT RA TỪ CÁC BÃI CHÔN LẤP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
5.1. GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH
5.1.1. Bãi đổ bỏ chất thải rắn (SWDS)
5.1.2. Khả năng phân hủy chất hữu cơ có chứa carbon (DOC)
5.1.3. Xác định thành phần vật lý của rác thải sinh hoạt ở TP. Hồ Chí Minh
5.1.4. Công thức tính toán khí methane thoát ra từ bãi chôn lấp
5.2. TÍNH TOÁN LƯỢNG KHÍ METHANE THOÁT RA TỪ CÁC BÃI CHÔN LẤP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
5.2.1. Tính toán giá trị phần trăm DOC
5.2.2. Tính toán khí methane thoát ra từ bãi chôn lấp
5.3. DỰ BÁO VỀ TẢI LƯỢNG KHÍ METHANE TỪ CÁC BÃI CHÔN LẤP RÁC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020
5.3.1. Cơ sở để dự báo về sự phát sinh rác từ nay đến năm 2020
5.3.2. Dự báo về sự gia tăng dân số
5.3.3. Dự báo về tải lượng rác thải, một trong những yếu tố cần thiết để dự báo về tải lượng khí methane thải ra từ các bãi chôn lấp rác
5.3.4. Dự báo về tải lượng tải lượng khí methane thải ra từ các bãi chôn lấp rác
Chương 6
CHƯƠNG 6: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TẬN THU LƯỢNG KHÍ METHANE VÀ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CHO CÁC BÃI CHÔN LẤP HIỆN TẠI
6.1. ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG TẬN THU KHÍ METHANE
6.2. ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG HỆ THỐNG THU HỒI KHÍ METHANE THỤ ĐỘNG
6.3. ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG HỆ THỐNG THU HỒI KHÍ METHANE CHỦ ĐỘNG
6.4. ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG DỤNG KHÍ METHANE ĐƯỢC THU HỒI
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3332 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Bước đầu tính toán tải lượng khí methane thoát ra từ các bãi chôn lấp ở thành phố Hồ Chí Minh- Xác định giải pháp thu hồi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hệ thống đường sông từ thành phố Hồ Chí Mình có thể giao thương được với các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ và sang cả Campuchia cũng rất thuận lợi.
Với những điều kiện về khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng, thủy chế… như được đề cập trên, nếu xét về khía cạnh phát triển thì nó tạo thuận lợi cho sự tăng trưởng kinh tế, gia tăng các hoạt động giao thương và phát triển đô thị. Tuy nhiên, xét về khía cạnh môi trường thì nó cũng là một trong những yếu tố làm gia tăng sự phát sinh rác thải với quy mô khó kiểm soát được. Ngoài ra, các yếu tố tự nhiên kể trên cũng góp phần đẩy nhanh tốc độ phân hủy các chất hữu cơ, mặt khác làm cho tốc độ hình thành các sản phẩm khí ô nhiễm và nước rò rỉ trong các bãi chôn lấp tăng theo và tạo ra môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn lây bệnh phát triển.
3.3. CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI SỰ SINH RÁC
3.3.1. Về giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng
3.3.1.1. Giao thông vận tải
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm thương mại và là đầu mối giao thông quan trọng của Nam bộ và của cả nước. Từ thành phố Hồ Chí Minh, mạng lưới giao thông lan tỏa đi khắp nơi, mối quan hệ với các vùng phụ cận được nối bằng hệ thống đường quốc lộ, đường liên tỉnh lộ đến các nơi từ miền Tây ra miền Trung và miền Bắc nước ta. Các trục giao thông chính trong nội thành của thành phố có chiều dài khoảng 1.500 km. Mạng lưới giao thông đường bộ nhìn chung đã và đang xuống cấp trầm trọng một phần là do sự quá tải về lượng xe cộ và một phần là do các trục giao thông này không được chỉnh trang và nâng cấp kịp thời.
Trong thời gian sắp tới, thành phố hồ chí minh đặt trọng tâm vào việc phát triển mạng lưới giao thông, theo đề án điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2020 được chính phủ phê duyệt nhằm giải quyết các vấn đề tắc nghẽn giao thông đô thị.
Về giao thông đường bộ, phấn đấu từ nay đến năm 2010 mật độ đường đạt 22-24% quỹ đất đô thị. Trong đo khu vực nội thành đạt 16-20% quỹ đất. Tích cực xây dựng và hoàn thành các tuyến đường vành đai 1, vành đai 2, xây dựng đường cao tốc của thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương – Cần Thơ. Tiếp tục nâng cấp mở rộng và xây dựng mới một số trục đường chính đô thị như đường song hành Hà Nội, Đại Lộ Đông Tây, đường Trường Chinh,… xây dựng và hoàn chỉnh một số cầu, đồng thời xây dựng đường hàm vượt sông Sài Gòn, kết nối trung tâm hiện hữu và trung tâm mới Thủ Thiêm.
Đường sắt, ngoài hệ thống đường sắt quốc gia, quy hoạch hoàn chỉnh hệ thống đường sắt đô thị bao gồm tầu điện ngầm (Metro) và xe điện trên mặt đất hoặc đường sắt trên cao(Monorail).
Đường sông, đầu tư nâng cấp các cảng sông, phấn đấu đến năm 2010 đạt khối lượng hàng hoá từ 3,2 triệu tấn đến 3,9 triệu tấn.
Đường biển, phấn đấu từ nay đến năm 2010 hệ thống cảng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh sẽ có tổng công suất từ 49 triệu tấn đến 55 triệu tấn. Xây dựng kế hoạch di dời các cảng: Tân Cảng, Sài Gòn, Khánh Hội đồng thời tiến hành cụ thể hoá quy hoạch xây dựng cụm cảng biển tại Cát Lái, Hiệp Phước.
Hàng không, theo định hướng phát triển, thành phố sẽ thực hiện việc nâng cấp, mở rộng và hoàn thiện sân bay tân sơn nhất để đạt công suất noun tiếp 8 triệu hành khách/năm.
3.3.1.2. Nguồn điện
Nguồn điện thắp sáng cho thành phố được cấp từ các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, theo công suất thiết kế khoảng 1.098,7 MW chưa kể nguồn điện từ đường dây 500 KV đưa điện về thành phố hàng năm từ 1,5 tỷ KWh đến 2 tỷ KWh.
Theo nhu cầu, điện nhận từ lưới ước tính khoảng 12,3 tỷ kwh vào năm 2005 và 20,6tỷ kwh vào năm 2010. Từ đây đến năm 2025 nghiên cứu xây dựng và điều chỉnh các lưới điện sau:
Lưới 500KV: phục vụ phụ tải phía tây bắc thành phố, ngoài việc triển khai xây dựng trạm Nhà Bè và đường dây 500KV Phú Mỹ – Nhà Bè – Phú Lâm, đường dây 500KV Plaiku-tân định –phú lâm cần điều chỉnh bổ sung thay thế các trạm Cát Lái và Bình Chiểu.
Lưới 220KV: Quy hoạch bổ sung và điều chỉnh một số trạm 220KV như Bắc Thu Ûđức, Nam Sài Gòn, Nam Sài Gòn 2, Thủ Thiêm, Bình Phước, Cầu Bông; xem xét các Trạm Hoả Xa, Bình Chiểu và Vĩnh Lộc.
Lưới 110KV: Xem xét việc thực hiện theo quy hoạch và nghiên cứu điều chỉnh những trạm khó thực hiện như Tân Hưng, Sài Gòn, Công viên 23/9.
Theo tổng sơ đồ phát triển điện lực Miền Nam do nguồn vốn đầu tư phát triển nguồn năng lượng còn hạn chế, giai đoạn 2001-2005 tăng 11% năm. Tuy tốc độ tăng cao hơn so với quy hoạch ở các giai đoạn tương ứng là 12,2% và 10,6% nhưng nguồn điện nhận được ở năm 2010 mới đạt 86% so với quy hoạch đề ra. Phấn đấu nâng công suất cực đại của lưới lên 2400MW vào năm 2005 và 4200MW vào năm 2010. giảm tổn thất điện lưới xuống còn 10% vào năm 2005và 8% vào năm 2010.
3.3.1.3. Cấp thoát nước
Nước cấp sử dụng cho sinh hoạt của thành phố chủ yếu từ hai nguồn: từ nhà máy nước Thủ Đức và nước ngầm của nhà máy nước ngầm Hóc Môn. Ngoài ra, một số hộ dân và nhà máy còn sử dụng nước giếng khoan.
Điều không thể chấp nhận được là đa phần các hộ dân và các nhà máy đều xả nước thải chưa hề qua xử lý (cho dù là xử lý sơ bộ) ra kênh rạch. Chính vì vậy, hầu hết các kênh rạch ở thành phố đều đang bị ô nhiễm hữu cơ rất nặng.
3.3.1.4. Thông tin liên lạc
Hệ thống đường dây điện thoại, hệ thống truyền và nhận tín hiệu kỹ thuật số, các phương tiện truyền dẫn Internet, thông tin đại chúng… nhằm phục vụ cho nhu cầu giao tiếp thông tin trong nước và quốc tế phát triển rất tốt.
Từ nay đến năm 2010 xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới bưu chính 3 cấp, phát triển các dịch vụ bưu chính viễn thông. Phấn đấu đến năm 2005 đạt bình quân đầu 28,4 máy /100 dân, năm 2010 đạt 35,9 máy/100 dân. Phát triển mạnh dịch vụ Internet, ước tính đến năm 2005 có khoảng 160 ngàn số thuê bao và năm 2010 sẽ có 300 ngàn số thuê bao.
3.3.2. Kinh tế Vĩ mô
Điểm lại tình hình năm 2005 trên lĩnh vực kinh tế (chưa có số liệu năm 2006), thành phố đã đạt và hoàn thành vượt kế hoạch đề ra. Tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn thành phố tăng 12,2%. Phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao đã tạo ra mức đóng góp GDP lớn cho cả nước. Tỷ trọng GDP của thành phố chiếm 1/3 GDP của cả nước.
Có thể nói thành phố là hạt nhân trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và trung tâm đối với vùng Nam Bộ. Với mức đóng góp GDP là 66,1% trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam va đạt mức 30% trong tổng GDP của vùng Nam Bộ.
Kinh tế thành phố có sự chuyển dịch mạnh mẽ với mức tăng trưởng của các thành phần như sau:
Năng suất lao động bình quân toàn nền kinh tế thành phố đạt 63,63 triệu đồng/ người /năm
Năng suất lao động công nghiệp xây dựng đạt 67,05 triệu đồng/ người /năm (bằng 105,4% năng suất lao động bình quân toàn nền kinh tế)
Năng suất lao động dịch vụ đạt 66,12 triệu đồng/người/năm (bằng 103,12%)
Năng suất lao động nông nghiệp đạt 13,66 triệu đồng/người/năm(bằng 21,5%)
Thành phố là nơi thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh mẽ nhất cả nước, kể cả khi luật đầu tư được ban hành. Số dự án đầu tư của thành phố chiếm 1/3 tổng số dự án đầu tư nước ngoài trên cả nước. Năm 2005, tổng dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng khá cao so với năm 2004. Có 258 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép với tổng số vốn là 577 triệu USD, tăng 4,5% về số dự án và 43,7% về vốn đầu tư. Có 145 dự án tăng vốn với số điều chỉnh tăng 330 triệu USD. Tính chung tổng số vốn đầu tư kể cả tăng vốn là 970 triệu USD, tăng 7,7%. bên cạnh đó, có 5 dự án đầu tư ra nước ngoài có tổng số vốn là 29,1 triệu USD.
Thành phố luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu ngân sách của nhà nước, mặc dù gặp nhiều khó khăn. Song tổng thu ngân sách của thành phố vẫn không ngừng tăng. Năm 2005, tổng ngân sách trên địa bàn 58.850,32 tỷ đồng, tăng 22,21% so với năm 2004 đạt 108,27% dự án cả năm.
Có thể nói về kinh tế thành phố đang phát triển đồng đều và khá nhanh nhất là hiện tại khi Việt Nam gia nhập WTO. Kinh tế thành phố còn phát triển mạnh hơn nữa.
3.3.3. Vấn đề y tế, giáo dục
Thành Phố Hồ Chí Minh ngày càng khảng định vai trò trung tâm giáo dục- đào tạo chất lượng cao của mình. Về công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực đã phát triển theo chiều hướng ngày càng gia tăng, số lượng đã đào tạo thường năm sau cao hơn năm trước; loại hình đã tạo cũng đa dạng, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư. Số lượng trường đại học cao đăûng tăng nhanh theo đà phát triển kinh tế.
Từ năm 1995, thành phố đã đạt tiêu chuẩn xoá mù chữ và phổ cập tiểu học; 100% số xã có trường tiểu học và 80% số xã có trường trung học cơ sở. Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao. Năm 2002, Sở Giáo Dục và Đạo Tạo Thành Phố Hồ Chí Minh đã đón nhận cờ lưu niệm và quyết định công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở do bộ giáo dục đào tạo trao tặng và trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước đạt được chuẩn này. Trong năm 2005, ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục củng cố thành quả phổ cập tiểu học và trung học ( quận 1, quận 3, quận Bình Thạnh), nâng số các quận đạt phổ cập trung học là 5 quận. Kỳ thi tốt nghiệp các cấp được tổ chức an toàn và đạt kết quả tốt( trong đó, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 99,3%; trung học phổ thông 90,3%).
Ngành giáo dục tăng cường đầu tư xây dựng trường lớp tổng số vốn đầu tư là 1.021 tỷ cho năm học mới. Có 928 phòng học mới được đưa vào sử dụng. Chương trình đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ đã tuyển chọn được 264 ứng viên; đã đưa đi học được 194 ứng viên, các ứng viên còn lại đang hoàn tất thủ tục và bồi dưỡng ngoại ngữ. Đã có 20 thạc sĩ, tiến sĩ tốt nghiệp về công tác ở thành phố.
Theo thống kê, số giáo viên và học sinh phổ thông của thành phố chỉ chiếm một tỷ lệ vừa phải của cả nước thì số giáo viên và sinh viên đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật của thành phố ngày càng chiếm một tỷ lệ rất cao, điều này chứng tỏ thành phố là một trung tâm giáo dục – đào tạo chất lượng cao của cả nước và đã thu hút được một số lượng lớn sinh viên từ mọi miền đất nước về mỗi năm.
Thành phố Hồ Chí Minh có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật vừa đông về số lượng (hàng chục ngàn người), vừa được đào tạo rất đa dạng từ các nguồn khác nhau, có đủ trình độ để tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới.
Thành Phố Hồ Chí Minh cũng là trung tâm y tế lớn nhất nước ta với số lượng cở sở y tế được trang bị ngày càng hiện đại cũng như đội ngũ cán bộ y tế có trình độ cao nhiều nhất nước.
Năm 2005, ngành y tế tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại để tăng năng lực khám chữa bệnh (Khu xạ trị gia tốc bệnh viện Ung Biếu, khu kỹ thuật cao của bệnh viện bình dân, v.v…). đã tăng 770 giường bệnh nội trú cho các cơ sở khám chữa bệnh (trong đó: 515giường do nhà nước đầu tư, 265 giường do các cơ sở ngoài công lập đầu tư). Nhiều thiết bị y tế kỹ thuật cao được đưa vào điều trị để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Đã thực hiện được kỹ thuật ghép tạng (ghép gan). Phát triển chương trình chuẩn đoán điều trị từ xa với các tỉnh bạn. Cùng với sự gia tăng của số bệnh viện cũng như số giường bệnh, đội ngũ cán bộ y tế cung tăng lên nhanh chóng cả về chất lẫn về lượng.
Các chương trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng được tiếp tục thực hiện; công tác khám chữa bệnh được triển khai mạnh mẽ, bệnh sốt xuất huyết giảm 50%; bệnh thương hàn giảm 59%; bệnh Rubella có 1.191 người mắc tập trung tại huyện Củ Chi, đã được khống chế.
Như vậy qua hơn 31 năm xây dựng và phát triển thành phố đã không ngừng nỗ lực phấn đấu hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như đào tạo và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ y tế và đã gặt hái được những thành quả trong công tac khám chữa bệnh, phòng bệnh và chăm lo sức khoẻ nhân dân, nổi bật nhất là điều trị vô sinh và ghép máu cuống rốn điều trị ung thư. Các thành quả trên đã khảng định vai trò ngày càng quan trọng của trung tâm y tế lớn bậc nhất nước của thành phố.
Ngoài ra, việc cải tạo, nâng cấp và hoàn chỉnh các bệnh viện và các trung tâm y tế hiện có theo hướng đổi mới, hiện đại hóa các cơ sở vật chất và trang thiết bị, di dời hoặc chuyển đổi các cơ sở y tế gây ô nhiễm môi trường đô thị cũng đang được chính quyền thành phố quan tâm. Hiện tại, thành phố đang có chủ trương xây dựng mới một số bệnh viện với các trang thiết bị hiện đại, bệnh viện quốc tế, bệnh viện cho một số bệnh lây lan tại các quận mới và các huyện ngoại thành với quy mô trên 500 giường bệnh để phục vụ cho nhân dân thành phố, các tỉnh lân cận và cả nước.
Bảng 7: kết quả điều tra về giáo dục , y tế
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
Học sinh mẫu giáo (1000người)
128,9
127,1
128,6
147,8
159,7
Học sinh phổ thông
(1000 người)
870,8
877,7
882,7
882,0
890,2
Sinh viên cao đẳng và đại học (1000 người)
267,5
292,8
295,4
297,1
299,2
Học sinh tố nghiệp (1000 người)
Đại học và cao đảêng
44,2
49,3
54,7
56,3
57,011
Số giường bệnh (giường)
17.342
17.418
17.418
19,290
19,442
Cán bộ y tế
Số bác sĩ, nha sĩ (người)
4.577
4.581
4.600
5.710
5,762
Số dược sĩ cao cấp (người)
775
781
785
803
808
Nguồn: Cục thống kê thành phố Hồ Chi Minh 2005
3.3.4.Vấn đề môi trường đô thị
Với tốc độ phát triển kinh tế liên tục tăng trưởng từ 8-11% trong những năm gần đây, kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh luôn dẫn đầu và xứng dáng là “đầu tầu” khu vực kinh tế trọng điểm phía nam. Nhưng Thành Phố Hồ Chí Minh cũng đang phải gánh vác nặng nề một lượng chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt sinh ra từ sự tăng trưởng kinh tế đó.
Với hơn 800 nhà máy nằm trong 15 khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động (theo thống kê tháng 6/2005 của phòng quản lý chất thải rắn); gần 35000 cơ sở sản xuất lớn, vừa và nhỏ nằm phân tán khắp thành phố (cục thống kê thành phố năm 2004), mỗi ngày thành phố tiếp nhận khoảng 1.000-1.500 tấn chất thải rắn công nghiệp, trong đó có khoảng từ 120-150 tấn chất thải nguy hại. Thành phố còn phải tiếp nhận và xử lý mỗi ngày từ 7-9tấn chất thải y tế. Đó là chưa kể chất thải từ các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tầu … đưa về thành phố để xử lý do các địa phương này chưa đủ năng lực để giải quyết; chưa kể tới lượng chấùt thải nguy hại phát sinh từ các hoạt động thương mại dịch vụ cho tới nay vẫn chưa xác định được.
Nếu không quản lý chặt chẽ, lượng chất thải nguy hại trên sẽ là nguy cơ tiềm tàn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhưng cho đến thời điểm này thành phố vẫn chưa có một hệ nhà máy đáp ứng được yêu cầu xử lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại đang đổ xuống từng ngày, từng giờ. Trong số khoảng 20 doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực này, chỉ có 5 doanh nghiệp có nhà máy xử lý chất thải là Công Ty cp Môi trường Việt – Úc, Công Ty TTHH Môi Trường Xanh, công ty TNHH Thành Lập, Công Ty TNHH Thảo Thuận, Công Ty TNHH Tân Đức Thảo) với công nghệ chủ yếu là “đất thiêu huỷ” và xử lý nước thải. Một số doanh nghiệp có nhà máy chưng cất dung môi, tái sinh dầu nhớt. Còn lại là các doanh nghiệp thu gom chất thải từ nơi sản xuất chuyển tới nhà máy xử lý hoặc cơ sở tái chế.
Yù thức rõ mối nguy cơ này, đầu năm 2004, Thành Phố Hồ Chí Minh đã giao cho Sở Tài Nguyên và Môi Trường lập “quy hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải công nghiệp – chất thải nguy hại toàn thành phố đến năm 2020”, nhưng cho đến nay mọi việc vẫn chưa được triển khai, do năng lực còn hạn chế, thủ tục về vốn đầu tư và nguồn vốn vẫn chưa được duyệt. Giải quyết bài toán khó khăn này, được sự chỉ đạo của sở, phòng Tài Nguyên và Môi Trường đã chủ động kêu gọi các chuyên gia về lĩnh vực môi trường từ các sở, ban, ngành, các trường đại học các trung tâm, Viện nghiên cứu toàn thành phố góp công, góp sức. Mới đây hơn 20 chuyên gia đã có mặt trong cuộc hội thảo (7/10/2005) do phòng quản lý chất thải rắn chủ trì để bàn về việc xây dựng dự án quy hoạch tổng thể. Mục tiêu của dự án là thu gom 90% chất thải công nghiệp vào năm 2010; tăng cương áp dụng công nghệ kỹ thuật trong sản xuất để giảm thiểu chất thải; ưu tiên cho công tác tái sinh, tái chế, tái sử dụng; xử lý 60% chất thải nguy hại bằng công nghệ an toàn vệ sinh; xây dựng và vận hành khu xử lý chất thải công nghiệp – chất thải nguy hại. Đến năm 2020 thu gom được 100% chất thải nguy hại và hình thành ngành công nghiệp tái sinh tái chế 30%; cơ bản xử lý được 100% chất thải nguy hại và hình thành ngành công nghiệp tái sinh, tái chế. Riêng đối với hệ thống xử lý, được thực hiện theo tiến trình cụ thể từ hệ thống tồn trữ, hệ thống thu gom - vận chuyển, hệ thống tái sinh tái chế và tuần hoàn chất thải, hệ thống chôn lấp và hệ thống khu liên hiệp xử lý chất thải.
Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều ý kiến về những khó khăn hiện tại làm hạn chế tính khả thi của quy hoạch tổng thể; nhấn mạnh việc xác định chính xác số liệu về nguồn thải, khối lượng chất thải phát sinh là điều hết sức quan trọng và có ý nghĩa cốt lõi của quy hoạch. Nên công tác điều tra, khảo sát đánh giá lại toàn bộ hệ thống quản lý chất thải hiện nay, xác định số lượng nguồn thải, thành phần và khối lượng chất thải cần phải đặc biệt quan tâm. Giáo sư –tiến sĩ Hoàng Anh Tuấn. Chủ tịch Hiệp Hội Liên Hiệp Khoa Học Kỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh cho rằng quy hoạch tổng thể cần phải có “tầm nhìn sâu rộng cả về thời gian và không gian” mới có thể đưa ra chương trình hành động hiện thực cho từng giai đoạn. Theo giáo sư vào nhưng năm 2010 chất thải công nghiệp của thành phố sẽ có xu hướng giảm, do chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn này chú trọng vào thương mai, dịch vụ, du lịch; đồng thời các tỉnh lân cân cũng có khả năng tự giải quyết chất thải tại chỗ …
Tuy “nhìn” thấy rất nhiều khó khăn, nhưng các nhà quản lý các nhà khoa học đếu nhất trí rằng, cuối năm 2005 sẽ hoàn tất báo cao khả thi dự án quy hoạch tổng thể. Bởi nền kinh tế tăng trưởng cung như các công dân của thành phố không thể “sống chung” an toàn với chất thải rắn, đặc biệt và chất thải nguy hại mại được. Nhất là khi quy chế quản lý chất thải nguy hại của chính phủ ban hành ngày 16/7/2005 đã có hiệu lực.
Bên cạnh đó thành phố còn phải đối mặt với một lượng lớn rác thải sinh hoạt rất lớn. Hiện tại, tải lượng thải của rác thải sinh hoạt đô thị ở TP.HCM đã vượt quá 6000 tấn/ngày (khoảng 6200 tấn) mà phương pháp duy nhất để xử lý chất thải hiện tại vẫn là chôn lấp. Sau gần 20 năm vận hành các bãi chôn lấp, nhiều nhược điểm đã được bộc lộ; đặc biệt là khi khối lượng chất thải rắn tăng lên quá mức chịu tải của môi trường như hiện nay thì nhiều sự cố môi trường đã xảy ra như mùi hôi gây ảnh hưởng trên phạm vi rộng lớn từ các bãi chôn lấp, sự cố về nước rò rỉ có độ ô nhiễm rất cao, ruồi nhặng và các loại côn trùng gây bệnh… Bên cạnh đó, khi các bãi chôn lấp bị đầy thì thành phố lại phải đối mặt với việc tìm kiếm các địa điểm mới để xây dựng các bãi chôn lấp mới trong điều kiện đất đai ngày càng thiếu thốn và đắt đỏ như hiện nay. Như vậy, trong khi các nguồn ô nhiễm cũ (từ các bãi chôn lấp cũ) chưa được giải quyết triệt để thì các vấn đề khó khăn mới lại phát sinh. Mặt khác, các bãi chôn lấp cũ không những chiếm diện tích lớn và phải bỏ hoang hàng chục năm (do không thể sử dụng được cho đến khi chất thải rắn phân hủy hết) mà còn tiếp tục là các điểm gây ô nhiễm lâu dài, rất tốn kém do phải thường xuyên quan trắc và duy tu.
Với thực trạng như hiện nay về phát triển kinh tế và hệ thống quản lý rác đô thị, dự tính trong vòng 5-10 năm tơí việc chôn lấp vệ sinh vẫn là phương pháp chính yếu để giải quyết vấn đề chất thải rắn của thành phố. Theo các số liệu hiện trạng và dự báo về rác thải thì hiện nay toàn bộ chất thải rắn còn lại của thành phố Hồ Chí Minh được đưa lên hai bãi chôn lấp đó là Gò Cát rộng 25ha và Phước Hiệp rộng 43ha. Đó là công nghệ hiện có của thành phố Hồ chí Minh để xử lý rác, còn sắp tới có hàng loạt dự án đầu tư xử lý rác để sản xuất phân hữu cơ, ngoài ra còn dự án sử dụng rác thực phẩm, chất hữu cơ dễ phân huỷ để thu khí phát điện. Dự kiến phải sang 2007 mới có thể thực hiện được. Vì vậy, việc tìm kiếm các giải pháp để giảm thiểu và khống chế ô nhiễm môi trường và tái sử dụng các bãi chôn lấp cũ là điều cần thiết cho thành phố Hồ Chí Minh trong mối quan hệ với phát triển bền vững. Hiện tại, công ty môi trường đô thị của thành phố Hồ Chí Minh đã được hỗ trợ một nguồn kinh phí lên tới trên 1100 tỷ đồng cho 11 dự án về thu gom, vận chuyển, chôn lấp và xử lý chất thải rắn sinh hoạt .
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA BAN ĐẦU VỀ RÁC THẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÁC BÃI CHÔN LẤP
4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BAN ĐẦU VỀ CÁC YẾU TỐ GÂY PHÁT CHẤT THẢI RẮN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Cũng như các đô thị khác trên thế giới, các yếu tố gây ảnh hưởng đến sự phát sinh chất thải rắn ở TP.HCM cũng bao gồm: yếu tố kinh tế vĩ mô, sự gia tăng dân số và đô thị hóa, công nghiệp hóa, trình độ tiêu thụ sản phẩm của xã hội và những yếu tố khác.
4.1.1. Kết quả điều tra về các yếu tố thuộc kinh tế vĩ mô
Kết quả điều tra về tăng trưởng GDP trong những năm gần đây cho thấy TP.HCM có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất so với cả nước. Hiện nay thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 20% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), gần 30% tổng thu ngân sách nhà nước, 35% khối lượng tiền tệ lưu thông toàn quốc, 30% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước; 40% tổng kinh ngạch xuất khẩu của cả nước, trên 1/3 tổng mức hàng hoá bán ra và 35% số dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
Cũng do kinh tế phát triển nhanh nên đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp dân cư trên địa bàn thành phố được cải thiện rõ rệt. Mức tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ của dân hàng năm tăng trên dưới 10%. Số hộ nghèo khó ngày một giảm.
Bảng 8: tổng hợp một số chỉ tiêu phát triển kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh (năm 2001-2005)
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng sản phẩm –GDB
Giá thực tế (tỷ đồng)
ˆ4.852
96.403
113.291
137.087
169.559
Giá so sánh năm 1994 (ty