Đồ án Bước đầu ứng dụng mô hình phân chia lợi ích trong khai thác lưu vực sông – áp dụng cho lưu vực sông Đồng Nai

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG v

DANH MỤC HÌNH vi

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục tiêu của đề tài. 3

3. Nội dung nghiên cứu 3

4. Phạm vi, giới hạn luận văn. 3

5. Phương pháp nghiên cứu. 4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 6

1.1. Vị trí địa lí. 6

1.2. Điều kiện tự nhiên. 10

1.3. Kinh tế - xã hội. 12

1.4. Hiện trạng môi trường và thông tin chất lượng nước lưu vực sông Đồng Nai. 15

1.4.1. Tổng quan lưu vực hệ thống sông Đồng Nai. 15

1.4.2. Diễn biến chất lượng nước sông Đồng Nai những năm gần đây 16

1.5. Nguồn tác động đến chất lượng nước LVHTS Đồng Nai. 19

1.5.1. Hoạt động của các KCN và KCX. 19

1.5.2. Nước thải công nghiệp 20

1.5.3. Hoạt động khai thác khoáng sản 21

1.5.4. Nước thải sinh hoạt. 22

1.5.5. Nước thải y tế. 22

1.5.6. Hoạt động nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. 23

1.5.7. Hoạt động giao thông vận tải thủy. 24

1.6. Hiện trạng công tác quản lý chất lượng nước tại lưu vực hệ thống sông Đồng Nai. 24

1.6.1. Công tác ngăn ngừa, kiểm soát ô nhiễm chất lượng nước. 24

1.6.2. Công tác kiểm tra, thanh tra. 26

1.6.3. Công tác quy hoạch LVS Đồng Nai 27

1.6.4. Công tác quan trắc, thông tin môi trường. 28

1.6.5. Công tác xây dựng nguồn nhân lực 30

1.6.6. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý chất lượng nước. 31

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN 32

2.1. Cơ sở pháp lý liên quan 32

2.2. Tổng quan quản lý chất lượng nước trên thế giới 36

2.2.1. Hệ thống quản lý thông tin nước mặt LVS Michigan MiSWIMS (Michigan Surface Water Information Management System) (Mỹ). 38

2.2.2. Hệ thống quản lý tổng hợp thông tin CLN IWIM (Integrated Water Information Management System) (Anh) 39

2.2.3. Hệ thống quản lý thông tin CLN WIMS (Water Information Management System) (Úc) 40

2.2.4. Mô hình quản lý lưu vực sông Hoàng Hà - MCCRB (Model of collective cooperation and reallocation of benefits) (Trung Quốc). 41

2.3. Tổng quan nghiên cứu trong nước. 43

2.4. Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại lưu vực sông Đồng Nai. 44

2.4.1. Hiện trạng ứng dụng CNTT trong quản lý và chia sẻ thông tin CLN tại lưu vực sông Đồng Nai 44

2.4.2. Sự cần thiết xây dựng mô hình quản lý và chia sẻ thông tin CLN LVHTS Đồng Nai. 46

2.5. Tổng quan về mô hình MCCRB (model of collective cooperation and reallocation of benefits). 48

2.5.1. Cơ sở mô hình MCCRB. 48

2.5.2. Giả thuyết về việc quản lý lưu vực sông. 48

2.6. Tổng quan mô hình Mike 11. 49

2.6.1. Giới thiệu về mike 11 49

2.6.2. Khả năng ứng dụng. 51

2.6.3. Mô đun thủy động lực học (Hydrodynamics – module HD) 51

2.6.4. Mô đun truyền tải khuếch tán 52

2.6.5. Ưu nhược điểm mô hình Mike 11. 52

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 54

3.1. Mô tả kịch bản 54

3.2.Tính toán theo mô hình MCCRB và mô phỏng bằng phần mềm Mike 11 55

3.3. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng nước trên lưu vực sông Đồng Nai. 62

3.3.1. Giải pháp pháp lý 62

3.3.2. Xây dựng mạng lưới quan trắc và thu thập thông tin 62

3.3.3. Giải pháp quản lý 62

3.3.4. Đa dạng hóa các nguồn tài chính cho bảo vệ môi trường nước 63

3.3.5. Nâng cao nhận thức cộng đồng 63

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65

1. Kết luận 65

2. Kiến nghị 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

PHỤ LỤC 69

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

docx75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1694 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Bước đầu ứng dụng mô hình phân chia lợi ích trong khai thác lưu vực sông – áp dụng cho lưu vực sông Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giấy phép xả nước thải vào nguồn nước cấp được còn rất ít so với số lượng các đối tượng phải xin cấp phép. Tính đến cuối tháng 6 năm 2006, có rất ít giấy phép được cấp trong tổng số khoảng hàng trăm các CSSX kinh doanh thuộc diện phải xin cấp phép xả nước thải, cho thấy công tác này cần triển khai chặt chẽ hơn nữa trong thời gian tới. 1.6.1.3. Tình hình áp dụng các công cụ kinh tế Công cụ kinh tế như phí, thuế, quỹ…đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ CLN LVS. Công cụ kinh tế giúp các tổ chức và cá nhân lựa chọn cách ứng xử hiệu quả trong khai thác, sử dụng và bảo vệ CLN, mà cụ thể là trong thủy nông, cấp thoát nước đô thị và khắc phục ô nhiễm nguồn nước, bao gồm: định giá dịch vụ nước, tự chủ tài chính của doanh nghiệp, thuế TNN và các thuế khác, chính sách huy động vốn đầu tư phát triển, thu phí BVMT đối với các hộ dân, CSSX kinh doanh… trên LVS. Tại LVHTS Đồng Nai, các công cụ kinh tế cũng được áp dụng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự suy giảm CLN, cụ thể là tiến hành thu phí nước thải. Đồng thời, Quỹ BVMT Việt Nam ra đời với mục đích hỗ trợ tài chính trong lĩnh BVMT trên phạm vi cả nước mà không vì mục đích lợi nhuận. Mặc dù số dự án lập hồ sơ vay vốn và số dự án được chấp thuận cho vay vốn tại các tỉnh, TP thuộc LVHTS Đồng Nai còn rất ít song đây là dấu hiệu đáng mừng, tạo đà cho việc phát triển và áp dụng các công cụ kinh tế khác trong BVMT tại LVS. 1.6.2. Công tác kiểm tra, thanh tra Kiểm tra, thanh tra (định kỳ và đột xuất) về hoạt động BVMT của các CSSX, kinh doanh, dịch vụ và KCN có nước thải công nghiệp gây nguy cơ ô nhiễm nước sông là việc làm hết sức cấp thiết nhằm bảo vệ CLN các LVS. Tại LVHTS Đồng Nai, công tác thanh kiểm tra bao gồm: thanh kiểm tra về TNN, kiểm tra các hoạt động BVMT sau phê duyệt báo cáo ĐTM, các chương trình thanh kiểm tra các cấp,... Gần đây nhất, từ tháng 9/2008, Bộ TN&MT đã tiến hành tổng kiểm tra các cơ sở thuộc LVHTS Đồng Nai, phát hiện và xử lý theo pháp luật các đối tượng vi phạm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến CLN. Ngoài ra, thực hiện ý kiến chỉ đạo của TTCP về việc xử lý ô nhiễm môi trường sông Thị Vải thuộc địa bàn các tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Đồng Nai, Bộ TN&MT đã phối hợp với UBND hai tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai tổ chức kiểm tra các CSSX, kinh doanh và KCN đang hoạt động trên sông Thị Vải. Qua kết quả kiểm tra tại chỗ và kết quả phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải của 77 cơ sở và KCN cho thấy hầu hết các cơ sở sau khi được thẩm định Báo cáo ĐTM hoặc Bản đăng ký đạt TCMT đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nội dung đã được phê duyệt hoặc xác nhận; có 49/77 cơ sở đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng chỉ có 12 cơ sở xử lý đạt TCVN (chiếm 15,6%); 28/77 cơ sở sản xuất và KCN vi phạm các quy định về xả nước thải vượt TCVN gây ô nhiễm môi trường nước sông Thị Vải, một số cơ sở và KCN có tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải lớn; 8/12 KCN chưa xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung đáp ứng yêu cầu xử lý nước thải của các dự án trong KCN, nước thải có nhiều chỉ tiêu ô nhiễm vượt TCVN. 1.6.3. Công tác quy hoạch LVS Đồng Nai Quy hoạch tài nguyên nước LVS Ngày 13/02/2006, Bộ TN&MT đã có các Quyết định phê duyệt đề cương và tổng dự toán dự án Quy hoạch TNN LVS Đồng Nai, Vùng cực Nam Trung Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Mục tiêu của ác dự án quy hoạch là: + Xây dựng khuôn khổ chung cho công tác bảo vệ, khai thác, phát triển và sử dụng TNN; phòng chống, giảm thiểu tác hại do nước gây ra và BVMT có liên quan đến TNN LVS (vùng lãnh thổ), bao gồm xác định các mục tiêu, các vấn đề ưu tiên và giải pháp tổng thể cho việc thực hiện các mục tiêu đạt ra của quy hoạch; + Xác định các quy tắc, các họat động cần thực hiện để quản lý sử dụng tổng hợp và bền vững TNN LVS, bao gồm: chia sẻ, khai thác, sử dụng và phát triển TNN; Bảo vệ TNN và các hệ sinh thái dưới nước; Phòng, chống và giảm thiểu tác hại do nước gây ra. Phân vùng khai thác, sử dụng TNN và xả nước thải Việc quy hoạch phân vùng khai thác, sử dụng TNN và xả nước thải vào nguồn nước là hết sức quan trọng. Khi chưa có các quy hoạch này, sẽ xảy ra tình trạng nước thải được xả vào đoạn sông phía trên nhưng phía dưới lại lấy nước dùng cho sinh hoạt. Vì vậy, tuy chưa có quy hoạch đầy đủ về khai thác, sử dụng và bảo vệ TNN, nhưng một số địa phương đã có quy định về phân vùng khai thác, sử dụng TNN và xả nước thải vào nguồn nước như: Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu. Đây cũng là một căn cứ tốt cho việc cấp phép xả nước thải vào nguồn nước. Tuy nhiên, để thực hiện tốt việc quản lý tổng hợp LVS nhằm tránh những xung đột, mâu thuẫn giữa các địa phương, giữa các vùng thượng, trung và hạ lưu các con sông, việc phân vùng khai thác sử dụng TNN và xả nước thải vào nguồn nước cần được thực hiện, góp phần bảo vệ CLN chung cho toàn lưu vực. Quy hoạch của các ngành khai thác sử dụng nước Trong các quy hoạch của ngành khai thác, sử dụng nước, quy hoạch thủy lợi và thủy điện là hai ngành có tác động lớn làm thay đổi nguồn nước do các hồ, đập, công trình thủy lợi, thủy điện điều tiết lại dòng chảy. Cho đến nay, đã có khá nhiều quy hoạch thủy lợi và thủy điện trên LVS như: Quy hoạch thủy lợi LVS Đồng Nai; Quy hoạch lũ sông Đồng Nai; Quy hoạch bậc thang thủy điện trên HTS Đồng Nai. Điều này cũng góp phần tác động đến CLN chung của lưu vực. 1.6.4. Công tác quan trắc, thông tin môi trường Tại LVS, nhiều chương trình quan trắc CLN mặt phục vụ cho các mục tiêu khác nhau đã được thực hiện. Việc quan trắc CLN mặt ngày càng được tổ chức một cách hệ thống hơn, thu được nhiều số liệu quan trọng theo không gian và thời gian đối với từng lưu vực. 1.6.4.1. Về mạng lưới quan trắc Hoạt động quan trắc CLN các LVS ở cấp trung ương hiện nay chủ yếu do một số đơn vị trong Bộ TN&MT và một số bộ/ngành khác tham gia: Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, mạng lưới quan trắc nước dưới đất do Cục Địa chất và Khoáng sản quản lý. Trong đó, quan trọng nhất là Hệ thống quan trắc môi trường Quốc gia do Cục BVMT quản lý. Bên cạnh đó, các Bộ, ngành khác cũng tiến hành quan trắc nước mặt LVS, phục vụ các yêu cầu của Bộ, ngành mình. Chẳng hạn Bộ Thuỷ sản quan trắc CLN nuôi trồng thuỷ sản, Bộ Y tế giám sát CLN đảm bảo điều kiện vệ sinh, Bộ NN&PTNT quan trắc CLN nước phục vụ nông nghiệp... Ngoài các trạm quan trắc môi trường quốc gia, nhiều tỉnh/thành trong các LVHTS cũng đã thành lập Trung tâm Quan trắc nhằm theo dõi, giám sát diễn biết CLN nói chung, phục vụ công tác quản lý bảo vệ CLN của địa phương như: TP. HCM, Đồng Nai và Bình Dương… Một số hạn chế trong hoạt động quan trắc CLN mặt thể hiện như sau: - Kinh phí đầu tư và nguồn lực cán bộ cho công tác quan trắc môi trường nước còn hạn chế do đó tần suất quan trắc thưa, thông số quan trắc hạn chế và số lượng điểm quan trắc ít so với yêu cầu thực tế. - Các hoạt động quan trắc CLN chưa liên tục. Do đó khó phát hiện và cảnh báo kịp thời các vấn đề ô nhiễm khi mới xuất hiện hoặc đang tiềm tàng. - Một số địa phương đã trang bị được các thiết bị quan trắc và phân tích môi trường, tuy nhiên chưa chú trọng đến phát triển dài hạn cũng như vấn đề đào tạo nguồn nhân lực. - Hoạt động bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng (QA/QC) trong hoạt động quan trắc môi trường còn yếu làm ảnh hưởng đến chất lượng và tính thống nhất của số liệu. 1.6.4.2. Hệ thống thông tin (HTTT) và cơ sở dữ liệu (CSDL) Hiện tại, chưa có HTTT môi trường LVHTS cả ở mức quốc gia cũng như ở mức lưu vực, cũng như chưa có chuẩn thống nhất cho HTTT và cơ chế cập nhật thông tin môi trường (TTMT) các LVS trong cả nước. Trong năm 2006, Cục BVMT phối hợp với các tỉnh trong lưu vực tiến hành xây dựng và cập nhật thông tin cho trang thông tin điện tử về môi trường LVS. Một số địa phương trên các LVS đã tiến hành xây dựng CSDL môi trường tại địa phương mình. Tuy nhiên, chưa có các CSDL ở cấp lưu vực hoặc tiểu lưu vực. Việc trao đổi, chia sẻ số liệu, TTMT giữa các tỉnh trong lưu vực và giữa các lưu vực với nhau cũng còn nhiều hạn chế. Nghị định số 162/2003/NĐ-CP ngày 19/12/2003 của Chính phủ về việc Ban hành Quy chế thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước, là văn bản cung cấp cơ sở pháp lý cho việc phát triển các mô hình quản lý dữ liệu về TNN cùng với việc xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc quản lý số liệu. Tuy nhiên, đến nay Quy chế vẫn chưa được thực thi một cách hiệu quả. 1.6.5. Công tác xây dựng nguồn nhân lực 1.6.5.1. Đội ngũ cán bộ Đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực BVMT LVS bao gồm: cán bộ quản lý (QLMT LVS, kiểm soát ô nhiễm LVS, quản lý TNN mặt, thanh tra môi trường) và cán bộ quan trắc môi trường (nước mặt lục địa, nước biển ven bờ) đang rất thiếu hụt về số lượng. Bộ máy quản lý nhà nước về BVMT nói chung và bảo vệ CLN LVS nói riêng tuy đã được tăng cường, nhưng còn thiếu về số lượng (đặc biệt ở cấp địa phương) và hạn chế về năng lực. Trong số 12 tỉnh, thành phố trên LVHTS Đồng Nai, TP.HCM là địa phương có điều kiện tốt nhất về nguồn nhân lực cho công tác QLMT, đặc biệt là quản lý CLN. Tại Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi Cục BVMT TP đã được tăng cường về nhân sự và cơ sở vật chất để thực hiện các hoạt động tác nghiệp như: quan trắc môi trường, thu phí nước thải, tư vấn cho các tổ chức và doanh nghiệp về quản lý CLN,… Tại 24 quận/huyện của TP cũng đều có Phòng TNMT với biên chế trung bình khoảng 3-4 người. Ngoài ra, Ban quản lý KCN/KCX của thành phố (HEPZA) với phòng môi trường chuyên đảm trách công tác QLMT chung và quản lý CLN tại các KCN, KCX của TP. 1.6.5.2. Năng lực đội ngũ cán bộ Các cán bộ hiện tại đang làm việc trong lĩnh vực BVMT phần lớn đều không được đào tạo chuyên ngành về môi trường và TNN, lại phải kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực nên kiến thức về bảo vệ CLN LVS thường không sâu. Trung bình mỗi tỉnh có khoảng 5-7 cán bộ QLMT cấp tỉnh (riêng các tỉnh có trạm quan trắc môi trường như Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bà Rịa -Vũng Tàu, thì số lượng có nhiều hơn). Số lượng cán bộ QLMT cấp huyện, xã còn rất hạn chế và nhiều huyện vẫn chưa hoàn thiện Phòng TNMT. Trong khi đó, nhu cầu QLMT tại các địa phương đòi hỏi phải giải quyết một khối lượng lớn các công việc có liên quan, từ việc xây dựng chính sách, chiến lược BVMT của địa phương, xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm cho đến thực thi các hoạt động cụ thể như: thẩm định báo cáo ĐTM, kiểm soát ô nhiễm, thu phí nước thải, thanh tra môi trường, giải quyết sự cố môi trường, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại về môi trường,… Do vậy, nhân sự tập trung cho QLMT tại LVS là rất thấp. Ngoài ra, những kỹ năng truyền thống cũng như trình độ hiện tại của đội ngũ cán bộ hiện nay đã bắt đầu bộc lộ việc không phù hợp với điều kiện mới, đặc biệt trong lĩnh vực đa ngành và tổng hợp như BVMT LVS. 1.6.6. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý chất lượng nước Thực tế những năm qua cho thấy, thành công của các hoạt động bảo vệ CLN phụ thuộc rất nhiều vào sự tham gia của cộng đồng. Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam trong thời gian qua đã chỉ cho thấy rằng: cộng đồng có vai trò và tầm ảnh hưởng rất quan trọng đối với công tác quản lý và BVMT nói chung. Các mô hình quản lý và bảo vệ CLN LVS thành công trên thế giới đều có sự tham gia tích cực từ phía cộng đồng. Khái niệm “cộng đồng” được hiểu ở đây bao hàm tất cả các thành phần và các tổ chức trong xã hội, từ các cơ quan quản lý cao nhất cho đến dân cư trong vùng. Tuy nhiên, sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ CLN LVS hiện vẫn còn nhiều hạn chế: - Tiềm năng của cộng đồng vẫn chưa được phát huy đầy đủ, sự tham gia của cộng đồng vào các quá trình ra quyết định, hoạch định chính sách và các hoạt động bảo vệ CLN vẫn còn nhiều hạn chế. - Trách nhiệm bảo vệ CLN LVHTS và tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp cũng như cộng đồng chưa cao. - Nhận thức của cộng đồng dân cư với công tác bảo vệ CLN LVS còn là vấn đề cần được quan tâm. Vấn đề này sẽ còn tồn tại cho đến khi chuyển biến được tư tưởng cố hữu vốn không quen coi việc BVMT là trách nhiệm của bản thân của cộng đồng. CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1. Cơ sở pháp lý liên quan Ở cấp quốc gia, Cục BVMT - Bộ TN&MT đóng vai trò chủ đạo trong công tác quản lý CLN tại LVS. Bên cạnh đó, tùy theo chức năng, các Bộ ngành khác có sự phối hợp thực hiện công tác quản lý CLN, như Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế,... Trong thời gian qua, Bộ TN&MT đã đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện thể chế về quản lý TNN, trình Chính phủ ban hành nhiều Nghị định hướng dẫn thi hành Luật TNN, trình TTCP quyết định phê duyệt Chiến lược TNN quốc gia đến năm 2020; xúc tiến xây dựng quy hoạch một số LVS qua đó tăng cường đáng kể công tác quản lý TNN. Tuy nhiên, việc quy định quản lý LVS còn có sự chồng chéo, thể hiện ở Nghị định 91/2003/NĐ-CP giao Bộ TN&MT quản lý TNN trong khi Nghị định 86/2004/NĐ-CP lại giao Bộ NN&PTNT quản lý vật thể chứa nước (LVS), gây khó khăn cho việc quản lý thống nhất TNN. Các quyết định gần đây của TTCP đã phân định rõ vai trò của các cơ quan liên quan trong một số công việc cụ thể. Tại Quyết định số 123/2006/QĐ-TTg ngày 03/6/2006, TTCP đã giao cho Bộ TN&MT chức năng lập quy hoạch về sử dụng, quản lý tổng hợp và bảo vệ TNN ở các LVS chính và giao Bộ NN&PTNT thực hiện chức năng rà soát, sửa đổi, bổ sung quy hoạch phát triển hệ thống tưới tiêu, rừng và nông nghiệp đặc biệt cho các mục đích sử dụng nước trong tưới tiêu, cấp nước, phát triển thủy điện và nuôi trồng thủy sản. Trong thời gian qua, nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan được ban hành đã góp phần luật hoá công tác bảo vệ nguồn nước các LVS. Trong đó có thể kể ra các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng như: Luật BVMT (2005), Luật TNN (1998), Luật Đất đai (2003), Hệ thống TCVN - Các tiêu chuẩn CLN sông, hồ (ban hành năm 1995, sửa đổi năm 2001 và 2005), và hàng loạt các văn bản dưới luật khác. Trên cơ sở Luật TNN, Hội đồng Quốc gia về TNN đã được thành lập theo quyết định số 67/2000/QĐ-TTg ngày 15/6/2000. Theo chức năng của mình cùng với các uỷ viên là đại diện các Bộ ngành liên quan, Hội đồng này sẽ giúp tiến tới quản lý TNN một các tổng hợp. Đồng thời Hội đồng sẽ tư vấn cho Chính phủ về các vấn đề chính sách, chiến lược và thông qua quy hoạch LVHTS và các dự án lớn về phát triển nguồn nước, giải quyết tranh chấp về nước, quản lý CLN và các khía cạnh Quốc tế về TNN. Ở cấp độ liên vùng, dưới sự chỉ đạo của TTCP và Bộ TN&MT, Ủy ban sông Đồng Nai được thành lập theo thỏa thuận của 12 tỉnh, TP trong lưu vực theo QĐ số 157/2008/QĐ-TTCP. Tuy nhiên, trên thực tế, Ủy ban này vẫn hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Ở các địa phương, từ năm 2003, các Sở TN&MT được thành lập và đều có Chi cục BVMT (trước kia là Phòng QLMT). Liên quan đến quản lý và bảo vệ CLN LVS, Luật BVMT 2005 đã đưa ra các điều khoản quy định việc quản lý và bảo vệ CLN sông. Nội dung về BVMT nước sông theo Luật BVMT 2005: Mục 2, Chương VII gồm các Điều cụ thể là: - Điều 59 quy định các nguyên tắc BVMT nước sông: (1) BVMT nước sông là một trong những nội dung cơ bản của quy hoạch khai thác, sử dụng và quản lý TNN trong LVS. (2) Các địa phương trên LVS phải cùng chịu trách nhiệm BVMT nước trong LVS; chủ động hợp tác khai thác nguồn lợi do TNN trong LVS mang lại và bảo đảm lợi ích cho cộng đồng dân cư. - Điều 60 quy định về kiểm soát, xử lý ô nhiễm, suy thoái môi trường nước trong LVS. - Điều 61 quy định về trách nhiệm của UBND cấp tỉnh đối với BVMT nước trong LVS. - Điều 62 quy định về tổ chức BVMT nước của LVS. Các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường liên quan đến bảo vệ CLN sông, hồ cho các mục đích sử dụng nước được ban hành lần đầu tiên vào năm 1995, sửa đổi năm 2001 và 2005. Năm 2008, Bộ TN&MT đã ký quyết định ban hành một số quy chuẩn đối với nước mặt và nước thải . Tuy nhiên, các quy chuẩn liên quan đến trầm tích đáy và bùn thải vẫn chưa được xây dựng và ban hành. Luật Tài nguyên Nước (1998) có các quy định liên quan đến nước mặt, nước mưa, nước dưới đất và nước biển. Luật này nghiêm cấm thải các chất thải độc hại, nước thải chưa qua xử lý hoặc nước thải đã qua xử lý nhưng chưa đạt TCCP cho phép vào nguồn nước. Việc cấp phép xả thải phải căn cứ vào khả năng chịu tải của nguồn tiếp nhận. Nước thải phải được xử lý đạt TCCP trước khi xả thải. Song, việc áp dụng và thực thi Luật BVMT, Luật TNN và Hệ thống Tiêu chuẩn/Quy chuẩn Việt Nam về môi trường nhằm mục tiêu kiểm soát ô nhiễm và quản lý CLN vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Tại LVHTS Đồng Nai, sự phối hợp trong BVMT cũng như công tác quản lý CLN được thể hiện qua các cột mốc sau: - Tháng 11 năm 2001, đại diện của 12 UBND các tỉnh, TP trong lưu vực đã thoả thuận và thành lập Uỷ ban BVMT LVS Đồng Nai. - Ngày 28/12/2001, tại TP.HCM đã tổ chức Hội nghị Chủ tịch UBND các tỉnh/TP trên lưu vực để thảo luận về hợp tác giữa các địa phương trong việc quản lý nguồn nước toàn LVS. - Ngày 21/3/2002, Chính phủ có công văn số 291/CP-KG, giao UBND TP.HCM chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh trong lưu vực xây dựng đề án BVMT LVHTS Đồng Nai. - Tháng 5/2004, Bộ TN&MT đã phối hợp với các địa phương thuộc lưu vực và các cơ quan khoa học họp bàn triển khai Chương trình BVMT LVHTS Đồng Nai. - Ngày 31/5/2005, Bộ TN&MT và UBND TP.HCM đã phối hợp với các địa phương thuộc lưu vực tổ chức Hội nghị bàn tròn đánh giá tình hình thực hiện cam kết hợp tác BVMT LVHTS Đồng Nai. - Ngày 25/12/2005, Bộ TN&MT cùng các tỉnh trong lưu vực đã đồng thuận cam kết gồm 8 điểm về các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường trên LVS. - Ngày 3/12/2007, TTCP đã ra quyết định 187/2007/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Đề án BVMT LVHTS Đồng Nai đến năm 2020”. Đây là một trong những quyết định đánh dấu mức độ cấp bách trong vấn đề ngăn chặn suy thoái và cải thiện môi trường tại lưu vực này. Ngày 01/12/2008, TTCP ký quyết định số 157/2008/QĐ-TTg thành lập Ủy ban BVMT LVHTS Đồng Nai (gọi tắt là Ủy ban sông Đồng Nai) quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ủy ban này. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các cơ quan Bộ, ngành và địa phương để giải quyết các vấn đề về môi trường chung cũng như bảo vệ CLN còn yếu. Giữa các địa phương trong cùng lưu vực chưa tìm được tiếng nói chung, chưa thống nhất và hợp tác chặt chẽ trong công tác bảo vệ CLN lưu vực. Quan niệm về trách nhiệm của địa phương, các ngành về bảo vệ CLN LVS là chưa đầy đủ. Nhiều địa phương quan niệm không đúng về mục đích bảo vệ CLN LVS, về vai trò và trách nhiệm của địa phương trong tổ chức BVMT chung trên lưu vực. Bảng 21 Trách nhiệm có liên quan đến tài nguyên nước của một số cơ quan Bộ TT Cơ quan Trách nhiệm liên quan đến tài nguyên nước 1 Bộ TN và MT Quản lý tài nguyên nước, CLN. Lập quy hoạch về sử dụng, quản lý tổng hợp và bảo vệ TNN ở các LVHTS chính. 2 Bộ NN và PTNT Tưới tiêu, phòng chống lụt bão, cấp nước sinh hoạt nông thôn, quản lý các công trình thủy lợi và đê điều. 3 Bộ KHĐT Hướng dẫn và kiểm tra các Bộ ngành về việc lập và thực hiện chiến lược phát triển KTXH. 4 Bộ Công nghiệp Phát triển thủy điện thông qua Tổng Công ty điện lực Việt Nam. 5 Bộ KHCN Thẩm định dự thảo và công bố các tiêu chuẩn CLN do Bộ TN&MT xây dựng. 6 Bộ Xây dựng Quản lý các công trình công cộng đô thị; Thiết kế và xây dựng các công trình cấp thoát nước đô thị 7 Bộ GTVT Quản lý và phát triển giao thông đường thủy; Quản lý công trình thủy và hệ thống cảng. 8 Bộ Thủy sản Quản lý nước dùng cho nuôi trồng và chế biến thủy sản. 9 Bộ Y tế Quản lý CLN uống; Chịu trách nhiệm thiết lập và giám sát các tiêu chuẩn CLN. 10 Bộ Tài chánh Xây dựng các chính sách về thuế và phí đối với tài nguyên nước (Nguồn: Bộ Tài nguyên Môi trường năm 2006) [1] 2.2. Tổng quan quản lý chất lượng nước trên thế giới Quản lý CLN là một vấn đề không chỉ liên quan đến tính không gian mà còn bao hàm cả tính thời gian. Các đánh giá CLN của một lưu vực phải dựa trên diễn biến chất lượng tại các nhánh lưu vực từ thượng lưu đến hạ lưu (tính không gian) theo các mốc thời gian nhất định (tính thời gian). Như vậy, một lượng số liệu khổng lồ cần được lưu trữ, phục vụ công tác phân tích, đánh giá. Một yêu cầu được đặt ra là quản lý số liệu một cách có hệ thống, dễ truy cập và sử dụng trong mọi trường hợp cần thiết. GIS chính là một công cụ hỗ trợ các tính năng trên. Dữ liệu không chỉ được lưu trữ thuần túy trong hệ thống mà còn được gắn liền với vị trí không gian đã thực hiện thu thập.[10][11] Một lợi thế rất quan trọng của GIS là khả năng tích hợp các mô hình tính toán để mô tả CLN cũng như đưa ra các dự báo về ô nhiễm. Hầu hết các mô hình được sử dụng hiện nay đều có thể tích hợp vào GIS như MIKE, QUAL2K, WQI… Tuy nhiên, tính năng quan trọng nhất của GIS vẫn là khả năng hiển thị kết quả phân tích, xử lý số liệu ở dạng bản đồ hoặc biểu đồ. Chính khả năng này đem tới cho người dùng một cái nhìn trực quan, cụ thể, qua đó hỗ trợ hiệu quả cho quá trình ra quyết định. Đối với hệ CSDL, đặc biệt là CSDL không gian, đóng vai trò rất quan trọng trong việc lưu giữ một lượng lớn dữ liệu không gian và phi không gian. CSDL GIS chuyên dụng có thể cung cấp chức năng quản lý bản đồ và xử lý số liệu khá mạnh, như truy cập dữ liệu hiệu quả, truy vấn không gian linh hoạt và hiển thị dữ liệu không gian. Tuy nhiên để thực hiện những chức năng này đòi hỏi chi phí lớn và máy tính có cấu hình cao cũng như chuyên môn cao. Hơn nữa, GIS truyền thống không được tạo ra cho những người dùng không có chuyên môn, giới hạn việc phổ biến ra cộng đồng. Chính những điều trên gây ra những bất cập trong việc sử dụng và phổ biến GIS. Sự ra đời của internet vào thập niên 90 đã tạo nên sự thay đổi mang tính cách mạng trong việc truy cập và phổ biến dữ liệu. Việc truy cập dữ liệu trở nên đơn giản và GIS như một phương tiện phổ biến TTĐL đến hàng loạt người dùng khác nhau thông qua phần cứng và hệ điều hành. Sự phát triển của kỹ thuật web đã đưa ra một phương tiện hiệu quả và hữu hiệu trong việc phổ biến các sản phẩm dữ liệu không gian trên internet. Như vậy, bằng cách kết hợp GIS và Web, công nghệ WebGIS ra đời góp phần tăng sự đa dạng cũng như tính hiệu quả cho việc sử dụng GIS. Các ứng dụng WebGIS tạo khả năng đưa các bản đồ và dữ liệu GIS đến từng cá nhân thông qua web. Người sử dụng có thể dễ dàng truy cập vào các ứng dụng thông qua internet. Bản đồ hiển thị không chỉ ở dạng đồ họa tĩnh (như file .pdf hay .jpg) mà có thể là các ứng dụng giúp người sử dụng có thể phóng to – thu nhỏ, tắt/mở các lớp dữ liệu và hiển thị các truy vấn cơ bản. Các ứng dụng WebGIS tổng hợp sử dụng bản đồ trung tâm và công nghệ web server để quản lý các truy vấn thông tin và truyền tải dữ liệu và bản đồ đến người dùng. Trong những năm gần đây, sự phát triển của kỹ thuật web đã đưa ra một phương tiện hiệu quả và hữu hiệu trong việc phổ biến các sản phẩm dữ liệu không gian trên internet. Công nghệ GIS kết nối mạng (WebGIS) đang tập trung vào việc phát triển các chức năng web thông qua Internet. Và như vậy, WebGIS có tiềm năng lớn trong việc làm cho TTĐL hữu dụng và sẵn sàng tới số lượng lớn người dùng trên toàn thế giới thông qua phần cứng và hệ điều hành. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất của WebGIS là tạo ra một hệ thống phần mềm có thể chạy được trên bất kỳ trình duyệt web của bất kỳ máy tính nào được nối mạng Internet. Theo đó, các phần mềm GIS phải được thiết kế lại để trở thành ứng dụng WebGIS theo các kỹ thuật mạng Internet. Sau đây, luận văn sẽ trình bày một số ứng dụng trong xây dựng mô hình quản lý, chia sẻ HTTT CLN trên thế giới: 2.2.1. Hệ thống quản lý thông tin nước mặt LVS Michigan MiSWIMS (Michigan Surface Water Information Management System) (Mỹ) Ứng dụng này là 1 hệ thống trên cơ sở bản đồ tương tác cho phép người sử dụng thấy được các thông tin về nước bề mặt của Michigan. Hệ thống được phát triển bởi sự liên kết cộng tác giữa trường CNTT, trường chất lượng môi trường và trường bảo vệ tài nguyên. Người sử dụng có thể quan sát các dữ liệu về quan trắc nước bề mặt trên toàn bộ lãnh thổ của Michigan (với hơn 11.000 hồ trong nội địa và hơn 57.6 triệu km sông suối) theo 2 cách: dạng chữ hoặc dạng bản đồ. Ở dạng chữ, người sử dụng có thể dễ dàng tìm kiếm con sông bởi tên, ví trí hoặc thủy vực. Sau khi đã tìm kiếm được các thông tin cần thiết về nước bề mặt ở dạng chữ, người sử dụng có thể chuyển qua tìm kiếm ở dạng bản đồ. Ở dạng bản đồ, những thông tin về CLN nước bề mặt cần tìm sẽ được hiển thị cho người dùng ở dạng bản đồ. Người sử dụng có thể tìm kiếm thông tin nước bề mặt bởi tên, địa chỉ, khu vực, theo vĩ độ hoặc kinh độ. Các lớp hiện thị có thể bật hay tắt tùy thuộc vào sở thích của người sử dụng và có thể được sử dụng để xác định các thông tin cơ bản. Người sử dụng có thể phóng to khu vực mình quan tâm sau khi quá trình tìm kiếm kết thúc và những thông tin khi đó sẽ có được bằng cách nhận dạng các định phân đặc trưng.[10][11] Hệ thống MiSWIMS được sử dụng với các mục đích: - Nghiên cứu giám sát CLN mặt, các chất lắng hóa dưới đáy, các loài không xương sống , các động thực vật sống trong nước... - Thông tin nhằm cho phép thải nước thải vào nước mặt của Michigan. - Phân tích và báo cáo các thông tin chi tiết liên quan đến sông suối ao hồ của Michigan như tên, diện tích bề mặt, chu vi, chiều sâu tối đa, dòng chảy, nhiệt độ mặt nước. - Giúp tăng cường khả năng ra quyết định. - Đảm bảo sử dụng các dữ liệu CLN hiệu quả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBAI HOAN CHINH.docx
  • docBIA.doc
  • pptHUYNH THI MY DUNG.ppt
Tài liệu liên quan