Đồ án Các giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Nam Trung Hà

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU . .06

Phần 1 : Cơ sở phương pháp luận về hoạt động tiêu thụ .08

I. Bản chất của tiêu thụ sản phẩm và vai trò của nó đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .08

 I.1. Khái quát về tiêu thụ sản phẩm .08

 I.2. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .08

II. Nội dung công tác tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp .09

 II.1. Nghiên cứu thị trường .09

 II.1.1. Thu thập thông tin về thị trường 09

 II.1.2. Xử lý thông tin 11

 II.1.3. Đưa ra quyết định . .11

 II.2. Phân khúc thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu .11

 II.2.1. Phân khúc thị trường 11

 II.2.2. Lựa chọn thị trường muc tiêu . .12

 II.3. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm . . 13

 II.3.1. Nội dung kế hoạch tiêu thụ sản phẩm . .13

 II.3.2. Những căn cứ để lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm . . . .13

 II.3.3. Quá trình lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của doanh ngiệp. .14

 II.4. Chiếm lược Marketing – mix hỗ trợ tiêu thụ . . . 14

 II.4.1. Chính sách sản phẩm . . . . . .14

II.4.2. Chính sách giá . .16

II.4.3. Chính sách phân phối . .17

II.4.4. Chính sách khuyếch trương .20

 II.5. Tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm . .21

 II.6. Chính sách xúc tiến bán hàng .21

 II.7. Phân tích và đánh giá công tác tiêu thụ sản phẩm .22

III. Các nguyên nhân ảnh hưởng tới công tác tiêu thụ sản phẩm.23

 III.1. Những nguyên nhân thuộc về doanh nghiệp. . . . . .23

 III.2. Những nguyên nhân thuộc về khách hàng . . . .24

 III.3. Những nguyên nhân thuộc về đối thủ cạnh tranh . . .24

IV. Một số chỉ tiêu đánh giá họat động tiêu thụ của doanh nghiệp. .25

 IV.1. Đánh giá chung về tình hình tiêu thụ sản phẩm .25

 IV.2. Các chỉ tiêu kết quả . .26

 IV.2.1. Bằng thức đo hiện vật . .26

 IV.2.2. Bằng thước đo giá trị . .26

 IV.3. Chỉ tiêu hiệu quả tiêu thụ . .26

 IV.3.1. Hệ số tiêu thụ sản phẩm mua vào . .26

 IV.3.2. Vòng quay vốn lưu động . .26

Phần 2 : Phân tích thực trạng công tác tiêu thụ của công ty Cổ Phần Nam Trung Hà 27

I. Giới thiệu chung về doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp . 27

 I.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty . . 28

 I.2. Tình hình tài chính của công ty . 30

 I.2.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 30

 I.2.2. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn .31

II. Phân tích tình hình tiêu thụ và các hoạt động Marketing hỗ trợ tiêu thụ của công ty Cổ Phần Nam Trung Hà 32

 II.1. Nghiên cứu thị trường . .32

 II.2. Chính sách sản Phẩm . .32

 II.2.1. Giới thiệu các loại sản phẩm của công ty .32

 II.2.2. Chính sách sản phẩm của công ty Cổ Phần Nam Trung Hà. 33

 II.3. Kết quả tiêu thụ của công ty Cổ Phần Nam Trung Hà trong những năm gần đây 35

 II.3.1. Kết quả tiêu thụ của công ty Cổ Phần Nam Trung Hà theo sản phẩm tiêu thụ . .35

 II.3.2. Kết quả tiêu thụ của công ty Cổ Phần Nam Trung Hà theo thị trường tiêu thụ . 36

 II.4. Chính sách giá mà công ty đang sử dụng . 37

 II.5. Hệ thống phân phối sản phẩm . .39

 II.6. Các hình thức xúc tiến bán hàng . .41

 II.7. Đối thủ cạnh tranh 42

III. Đánh giá hoạt động tiêu thụ của công ty Cổ Phần Nam Trung Hà.43

 III.1. Các chỉ tiêu đánh giá .43

 III.1.1. Khối lượng hàng hoá tiêu thụ .43

 III.1.2. Vòng quay hàng tồn kho .43

 III.1.3. Kỳ thu nợ bình quân .44

 III.1.4. Vòng quay vốn lưu động .44

 III.1.5. Vòng quay vốn kinh doanh .44

 III.1.6. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần 45

 III.2. Nhận xét chung về hoạt động tiêu thụ của công ty Cổ Pần Nam Trung Hà .45

Phần 3 : Các giải pháp Marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty Cổ Phần Nam Trung Hà .47

 

Giải pháp lập phòng Marketing riêng biệt với phòng Kinh Doanh .47

 

 

 

doc69 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1339 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Các giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Nam Trung Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh. Đây là hoạt động mang tính nghệ thuật nhằm tác động tới tâm lý của người mua với mục tiêu bán được nhiều hàng nhất, hiệu quả nhất. Việc tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm bao gồm các hoạt động sau: - Trước hết, doanh nghiệp cần chuẩn bị tốt các sản phẩm của mình định tiêu thụ như: Bảo đảm sản phẩm phải đạt yêu cầu về chất lượng, đóng bao gói và sắp xếp sản phẩm cho đồng bộ. Trong quá trình tiêu thụ, doanh nghiệp cần chú ý đến việc bảo quản, giữ gìn sản phẩm trong kho, tránh để bị hư hỏng, mất phẩm chất. - Tổ chức các hoạt động trong quan hệ với trung gian ở các kênh phân phối, các hoạt động chủ yếu bao gồm: Xác định cam kết giữa bên bán và bên mua, điều kiện về giá cả, phương thức thanh toán, giao nhận hàng, ký kết các hợp đồng. Riêng đối với các đại lý, doanh nghiệp phải có các điều kiện ràng buộc chặt chẽ cụ thể và có khả năng kiểm soát được họ. Đối với các đại lý đặc quyền thì hợp đồng kinh kế tế giữa doanh nghiệp với các đại lý đặc quyền là cực kỳ quan trọng. Trong các hợp đồng kinh tế với đại lý, doanh nghiệp cần chú ý đến các vấn đề sau: + Ghi rõ tên hàng, số lượng, chất lượng và giá cả sản phẩm, + Vùng lãnh thổ địa lý mà đại lý có quyền bán, + Thoả thuận lượng hàng hoá dự trữ, + Trách nhiệm quảng cáo và xúc tiến bán hàng, + Ghi rõ giới hạn các mặt hàng khác ngoài hợp đồng, + Các khoản thưởng phạt, + Thời hạn hiệu lực và cam kết dự phòng để tiếp tục hợp đồng mới,... II.6.Chính sách xúc tiến bán hàng: - Triển lãm và hội chợ thương mại: Đây là hình thức để doanh nghiệp giới thiệu với khách hàng và các doanh nghiệp khách những thông tin về sản phẩm cũng như những thông tin về doanh nghiệp. Đó là nơi trưng bày giới thiệu sản phẩm của nhiều doanh nghiệp và là nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua. Mục đích của triển lãm và hội chợ là trưng bày, giới thiệu các sản phẩm, ký kết hợp đồng mua bán, tìm kiếm các thông tin, các mặt hàng mới, thị trường mới và quảng cáo, quảng bá sản phẩm. - Tổ chức chào hàng: Chào hàng là hoạt động nhằm mục đích tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm thị trường. Các nhân viên thực hiện nhiệm vụ chào hàng cần phải biết rõ về sản phẩm của mình như giá trị sử dụng, cách sử dụng sản phẩm, hiểu rõ về thị trường, biết nghệ thuật trình bày và giới thiệu sản phẩm, phân biệt được sản phẩm của mình với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, giải đáp được những thắc mắc của khách hàng nhằm gây được tình cảm và sự tín nhiệm của khách hàng. - Tổ chức bán thử: Nhằm để biết được quy mô, nhu cầu, cường độ bán hàng, phản ứng của khách hàng về giá cả và chất lượng của sản phẩm,... Thông qua việc bán thử để hoàn thiện phương thức bán hàng và làm căn cứ quyết định trưng bày và bán sản phẩm trên thị trường. Tuy nhiên, tuỳ vào từng loại sản phẩm cụ thể mà có quyết định bán thử hay không. - Tổ chức bán hàng: Đây là khâu cuối cùng trong quá trình kinh doanh. Hoạt động bán hàng là hoạt động có tính nghệ thuật, tác động đến tâm lý của người mua nhằm mục tiêu là bán được nhiều hàng hoá nhất. Quá trình bán hàng gồm nhiều giai đoạn có quan hệ mật thiết với nhau theo quy luật của nền kinh tế thị trường, quá trình bán hàng gắn liền với quá trình mua, hoạt động hai chiều đổi hàng thành tiền và tiền thành hàng, trong đó khách hàng được coi là trung tâm. Do vậy, doanh nghiệp phải đặc biệt quan tâm đến quá trình tác động vào tâm lý khách hàng được trải qua 4 giai đoạn sau đây: Sơ đồ quá trình tác động vào tâm lý khách hàng. Quyết định mua Nguyện vọng mua Sự quan tâm Sự chú ý Quá trình này chỉ diễn ra một chiều, do vậy tác động của doanh nghiệp đến khách hàng cũng phải theo trình tự đó. Hoạt động xúc tiến bán hàng của doanh nghiệp có thể khái quát thành các bước chủ yếu sau: Giao hàng và thanh toán Tiếp xúc với khách hàng Nghiên cứu tâm lý khách hàng Bảo hành sản phẩm Thu thập thông tin phản hồi Xử lý ý kiến khách hàng Kết thúc bán hàng II.7. Phân tích và đánh giá công tác tiêu thụ sản phẩm. Đánh giá công tác tiêu thụ sản phẩm có đạt hiệu quả hay không là khâu cuối cùng của công tác tiêu thụ sản phẩm. Nó giúp cho doanh nghiệp thấy được những mặt được cũng như những mặt yếu kém còn tồn tại. Từ đó doanh nghiệp có kế hoạch phát huy những điểm mạnh và khắc phục những yếu kém trong chu kỳ kinh doanh tiếp theo. Công tác tiêu thụ sản phẩm là khâu có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sự thành bại của doanh nghiệp. Do vậy, đánh giá kết quả của công tác tiêu thụ là việc hết sức cần thiết. Doanh nghiệp có thể sử dụng các chỉ tiêu kế hoạch hoặc kết quả kỳ trước làm thước đo so sánh để thấy được mức độ hoàn thành kế hoạch hay mức độ phát triển của kỳ hiện tại. Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh. Thông qua tiêu thụ, doanh nghiệp thực hiện được giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm, thu hồi được vốn bỏ ra, góp phần tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn và thoả mãn được phần nào nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Sản phẩm chỉ được coi là đã tiêu thụ khi và chỉ khi doanh nghiệp đã thu được tiền hay khách hàng chấp nhận trả tiền. Thường xuyên phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá giúp cho doanh nghiệp biết được những nguyên nhân, tồn tại ảnh hưởng đến việc tiêu thụ, qua đó có biện phấp thích hợp để thúc đẩy quá trình tiêu thụ. Nhiệm vụ của việc phân tích tiêu thụ bao gồm: - Đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá về mặt số lượng, chất lượng, chủng loại mặt hàng và thời hạn tiêu thụ. - Xác định nguyên nhân, ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ. III. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm. Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm, trong đó có một số nguyên nhân nhân ảnh chủ yếu sau: III.1.Những nguyên nhân thuộc về bản thân doanh nghiệp: Hàng hoá tiêu thụ trong kỳ chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân như số lượng, chất lượng sản phẩm hàng hoá và việc tổ chức công tác tiêu thụ. - Số lượng sản phẩm, hàng hoá: Doanh nghiệp muốn đạt được khối lượng tiêu thụ cao thì trước hết phải có đủ sản phẩm hàng hoá để tiêu thụ. Khối lượng SP, HH bán ra = Số lượng SP, HH tồn kho đầu kỳ + Số lượng SP,HH mua vào hoặc SX trong kỳ - Số lượng SP tồn kho cuối kỳ Qua mối liên hệ trên, ta thấy rõ khối lượng sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ trong kỳ phụ thuộc vào số lượng sản phẩm, hàng hoá tồn kho đầu kỳ, mua vao trong kỳ và số lượng sản phẩm tồn kho cuối kỳ. Do vậy, khi phân tích các nguyên nhân phải xem xét, so sánh số tồn kho đầu và cuối kỳ với lượng dự trữ cần thiết thường xuyên, dự trữ thời vụ và lượng dự trữ bảo hiểm. Có thể tính ra hệ số quay vòng hàng tồn kho (hệ số quay kho). Hệ số quay kho = Giá thành (giá vốn) SP, HH tiêu thụ Giá trị hàng tồn kho Thời gian 1 vòng quay = Thời gian theo năm (360 ngày) Hệ số quay kho Hệ số quay kho càng cao (nhanh), chứng tỏ hoạt động của doanh nghiệp lành mạnh, làm ăn phát đạt. Ngược lại, vận tốc quay chậm thì chứng tỏ doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá chậm, sản phẩm tồn nhiều. Lượng sản phẩm, hàng hoá tồn kho đầu kỳ hay cuối kỳ phản ánh tình hình tiêu thụ, nó cho biết khả năng và xu thế tiêu thụ của mỗi loại sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp. Từ đó, quyết định mức sản xuất (đối với đơn vị sản xuất) hoặc mua vào (đối với đơn vị thương mại) trong kỳ. - Chất lượng sản phẩm, hàng hoá: Chất lượng của sản phẩm hàng hoá là tổng hợp các tính chất của sản phẩm hàng hoá mà do đó, sản phẩm hàng hoá đó có công dụng tiêu nhất định. Chất lượng sản phẩm hàng hoá là điều kiện sống còn của doanh nghiệp. Để có thể đứng vững và vươn lên trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp cần phải không ngừng tìm mọi biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm. Khi phân tích, đánh giá chất lượng sản phẩm phải đặt trong mối quan hệ với chi phí bỏ ra, với nhu cầu đa dạng hoá sản phẩm, với giá bán sản phẩm,... - Tổ chức công tác tiêu thụ: Tổ chức công tác tiêu thụ bao gồm hàng loạt những công việc khác nhau: Từ việc quảng cáo, chào hàng, giới thiệu sản phẩm đến việc tổ chưc smạng lưới tiêu thụ, ký kết hợp đồng tiêu thụ, vận chuyển, điều tr nghiên cứu nhu cầu khách hàng,... cuối cùng là nhanh chóng thu hồi tiền hàng đã bán ra. Đay chính là những biện pháp chủ yếu của doanh nghiệp nhằm thúc đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, việc xác định gia sbán của sản phẩm hàng hoá cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu thụ sản phẩm. Trong điều kiện bình thường, giá cả của sản phẩm hàng hoá tỷ lệ nghịch với số lượng sản phẩm hàng hoá bán ra. III.2. Các nguyên nhân thuộc về khách hàng: Trong nền kinh tế thị trường , khách hàng được coi là “thượng đế”. Nhu cầu (tự nhiên hay mong muốn), mức tiêu thụ, thói quen, tập tính sinh hoạt, phong tục tập quán,... của người têu dùng là những nguyên nhân tác động trực tiếp đến số lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ. Trong đó, thu nhập của người tiêu dùng có tính quyết định lượng hàng mua. Thông thường thu nhập của người tiêu dùng tăng lên thì nhu cầu mua sắm, tiêu dùng cũng tăng lên. III.3. Các nguyên nhân thuộc về đối thủ cạnh tranh. Hiểu được khách hàng của mình không thôi vẫn chưa đủ mà doanh nghiệp cần hiểu được các đối thủ cạnh tranh của mình. Những đối thủ cạnh tranh được hiểu là một nhóm những doanh nghiệp chào bán một hay một lớp sản phẩm có thể thay thế hoàn toàn nhau được. Chúng ta có thể phân ra làm bốn mức độ cạnh tranh căn cứ vào mức độ thay thế của sản phẩm: Cạnh tranh nhãn hiệu. Cạnh tranh ngành. Cạnh tranh công dụng. Cạnh tranh chung. Hiểu được các đối thủ cạnh tranh của mình là điều kiện cực kỳ quan trọng để có thể thiết lập kế hoạch marketing có hiệu quả. Doanh nghiệp phải thường xuyên so sánh các sản phẩm của mình, giá cả, các kênh và hoạt động khuyến mãi của mình đối với các đối thủ cạnh tranh. Nhờ vậy mà doanh nghiệp có thể phát hiện được những lĩnh vực mà mình có ưu thế cạnh tranh hay bị bất lợi trong cạnh tranh. Từ đó có thể đưa ra được những chính sách tiêu thụ có hiệu quả cũng như đứng trước các cuộc tấn công của các đối thủ cạnh tranh. Như vậy, doanh nghiệp cần phải phát hiện ra được các đối thủ cạnh tranh của mình, chiến lược marketing của họ, xác định được các mục tiêu, đánh giá được mặt mạnh, mặt yếu của đối thủ cạnh tranh. Từ đó doanh nghiệp có thể hoàn thiện được chiến lược của mình để dành ưu thế trước những hạn chế của đối thủ cạnh tranh, đồng thời tránh thâm nhập vào những nơi mà đối thủ mạnh. Mặc dù vậy, nhưng doanh ghiệp phải bảo đảm cân đối những vấn đề khách hàng và đối thủ cạnh tranh, định hướng theo thị trường thực sự. Về cơ bản, trên đây là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình kinh doanh nói chung và tiêu thụ sản phẩm nói riêng của doanh nghiệp. Ngoài ra, còn có những yếu tố khác tác động gián tiếp đến quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp như: Đường lối chính sách của Nhà nước, sự phát triển của cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, bưu điện,... Trong sự tác động của nhiều nhân tố đến quá trình tiêu thụ của doanh nghiệp như vậy, đã đặt ra nhiệm vụ cho doanh nghiệp là phải tính toán đầy đủ tác động của từng nhân tố, cũng như phải tìm ra cách giải quyết tối ưu. Có như vậy doanh nghiệp mới đẩy mạnh được tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. IV. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tiêu thụ của doanh nghiêp. IV.1. Đánh giá chung tình hình tiêu thụ. Để đánh giá tình hình tiêu thụ về mặt khối lượng theo từng loại sản phẩm, hàng hoá, có thể dùng thước đo hiện vật và sử dụng công thức: Tỷ lệ % thực hiện kế = Số lượng SP từng loại tiêu thụ kỳ thực tế hoạch tiêu thụ từng loại SP Số lượng SP từng loại tiêu thụ kỳ kế hoạch Tuy nhiên, muốn đánh giá chung tình hình tiêu thụ của toàn bộ sản phẩm hàng hoá tiêu thụ, ta phải sử dụng thước đo giá trị bằng chỉ tiêu sau: Itt/kh = ồ Qtti ´ Poi ´ 100 ồ Qkhi ´ Poi Trong đó: Itt/kh: Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch tiêu thụ Qtti: Khối lượng sản phẩm i tiêu thụ thực tế trong kỳ Qkhi: Khối lượng sản phẩm i tiêu thụ kế hoạch trong kỳ Poi: Giá bán sản phẩm i Ngoài việc đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm về mặt khối lượng thì doanh nghiệp cũng cần phải đánh giá việc tiêu thụ sản phẩm qua các chủng loại mặt hàng. Phân tích tình hình tiêu thụ mặt hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp biết được mặt hàng nào bán được, thị trường nào đang cần mặt hàng này, với số lượng bao nhiêu, mặt hàng nào không bán được,... qua đó doanh nghiệp sẽ có hướng sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. Trong công tác tiêu thụ sản phẩm, việc đánh giá được tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch tiêu thụ cũng như chủng loại mặt hàng tiêu thụ là rất quan trọng, nhưng việc xem xét đến kỳ hạn tiêu thụ của sản phẩm cũng phải được doanh nghiệp qun tâm đến. Việc giao kịp thời và nhanh chóng sản phẩm cho khách hàng là biện pháp để bảo đảm chất lượng của sản phẩm, thu hồi vốn nhanh cũng là tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng và cho cả doanh nghiệp thực hiện được các kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đề ra. Khi phân tích kỳ hạn tiêu thụ, cần tính ra và so sánh sản phẩm, hàng hoá đã chuyển giao từng thàng, từng quý của từng sản phẩm với hợp đồng đã ký kết. Cần liên hệ với tình hình sản xuất kinh doanh để bảo đảm tính nhịp nhàng giữa sản xuất và tiêu thụ, sao cho sản xuất đến đâu thì tiêu thụ ngay đến đó, tránh ứ đọng sản phẩm. Mặt khách doanh nghiệp cũng không được gây khó khăn cho khách hàng như giao không đủ hàng,.. và doanh nghiệp cũng phải tôn trọng các hợp đồng đã ký kết và thoả thuận với khách hàng. IV.2.Các chỉ tiêu kết quả Kết quả của công tác tiêu thụ sản phẩm được phản ánh thông qua các chỉ tiêu hiện vật và giá trị: IV.2.1.Bằng thước đo hiện vật: Thước đo hiện vật biểu hiện cụ thể số lượng sản phẩm được tiêu thụ trong kỳ, số lượng sản phẩm trong kỳ được thể hiện qua các đơn vị đo lường như: chiếc, bộ, kg,..., sản phẩm đã được bán. Khối lượng tiêu thụ của từng loại sản phẩm được tính như sau: Qi = Qđk + Qsx – Qck Trong đó: Qi: Số lượng sản phẩm loại i được tiêu thụ Qđk: Số lượng sản phẩm loại i tồn đầu kỳ Qsx: Số lượng sản phẩm loại i sản xuất trong kỳ Qck: Số lượng sản phẩm loại i tồn cuối kỳ IV.2.2. Bằng thước đo giá trị: Đó là lượng sản phẩm tiêu thụ được biểu hiện bằng doanh thu tiêu thụ DTi = Qi ´ Pi Trong đó: DTi: Doanh thu tiêu thụ của sản phẩm i trong kỳ Qi: Khối lượng sản phẩm i được tiêu thụ trong kỳ Pi: Giá bán của một đơn vị sản phẩm i. IV.3. Các chỉ tiêu hiệu quả tiêu thụ: IV.3.1. Hệ số tiêu thụ sản phẩm mua vào. H = Doanh thu bán hàng Giá trị sản lượng sản phẩm mua vào IV.3.2. Vòng quay vốn lưu động. n = Doanh thu bán hàng Vốn lưu động Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Số vòng quay của vốn lưu động càng lớn có nghĩa doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh, thu hồi được vốn kinh doanh nhanh Khi phân tích các chỉ tiêu, chúng ta cần so sánh thực tế với kế hoạch nhằm đánh giá cả tình hình thực hiện kế hoạch của các chỉ tiêu. Ngoài ra, chúng ta còn có thể so sánh tình hình tiêu thụ thực tế với những kỳ kinh doanh trước để thấy được tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp qua các thời kỳ, các năm. Phần 2 phân tích thực trạng công tác tiêu thụ I. Giới thiệu chung về doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp I.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Nói về lịch sử công ty Cổ Phần Nam Trung Hà thì : từ năm 1999 đổ về trước đó tiền thân của công ty chỉ là một đại lí nhỏ của công ty Supor, một công ty sản xuất đồ gia dụng cao cấp của Trung Quốc. Sau một thời gian dài làm ăn có hiệu quả và với số vốn qua nhiều năm kinh doanh có được, hai mẹ con bà Nguễn Thị Giang đã thành lập công ty riêng, tách khỏi công ty sản xuất đồ gia dụng Supor. Và trở thành nhà phân phối độc quyền về hàng gia dụng tại Việt Nam của công ty Supor. Khởi đầu, trung tâm giao dịch chính của công ty nằm ở Lạng Sơn, đây là quê của bà giám đốc Nguyễn Thị Giang và phó giám đốc Nguyễn Thị Thu Trang. Công ty làm ăn với quy mô nhỏ nhập đồ gia dụng từ công ty Supor Trung Quốc (Nồi cơm điện, bàn là, máy xay sinh tố, quạt điện và bình đun nước ) và bán buôn đi các tỉnh khác. Nhưng thị trường chủ yếu vẫn là ở Hà Nội. Năm 2000 với sự nhạy bén và nền kinh tế mở, Bà Nguyễn Thi Giang và con gái là bà Nguyễn Thị Thu Trang đã quyết định thành lập công ty cổ phần Nam Trung Hà cùng với một cổ đông là ông Nguyễn Thế Minh. Giấy chứng nhận đăng ký số : 0103001701 (Ngày 02 tháng 01 năm 2001 đăng ký thay đổi lần thứ hai ngày 31 tháng 03 năm 2001) và mở rộng thị trường ra các tỉnh. Đặt chụ sở chính của công ty tại Hà Nội. Công ty cổ phần Nam Trung Hà có tên giao dịch là Nam Trung Ha JOINT STOCK COMPANY, viết tắt là N.T.H.,J.S.C Công ty được thành lập với số vốn khởi điểm là 3 tỷ 8 trăm triệu (Việt Nam đồng) và 3 thành viên chính là bà Nguyễn Thị Giang (giám đốc) với số vốn 2tỷ đồng cùng con gái là bà Nguyễn Thị Thu Trang (phó giám đốc) với số vốn là 1tỷ đồng và ông Nguyễn Thế Minh với số vốn khởi điểm là 800triệu đồng. Khởi đầu với 28 nhân viên ( tính cả nhân viên giao nhận hàng và lái xe chở hàng ) công ty cổ phần Nam Trunng Hà đã chính thức bắt đầu đi vào hoạt đông từ đó. Địa chỉ trụ sở chính của công ty tại D38, tổ 71, phường Phúc Xá, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Số điện thoại liên hệ 04.7168875 Fax : 04.7168876 Hiện nay công ty Cổ Phần Nam Trung Hà có ba cổ đông chính mỗi cổ đông lắm giữ một vị trí rất quan trọng trong công ty. Công ty thực hiện chế độ hoạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, có tư các pháp nhân đầy đủ, có tài khoản nghân hàng. Ba cổ đông chính là nơi cung cấp vốn chủ yếu của công ty. Công ty đã bắt kịp với những phương thức kinh doanh phù hợp với điều kiện thị trường, công tác nghiên cứu thị trường đặc biệt được coi trọng. Công ty luôn cố gắng tận dụng mọi thời cơ, tìm các đối tác làm ăn mới, khai thác triệt để và mở rộng thị trường. Đặc biệt là thị trường tại các tỉnh phía nam. Hiện nay công ty đang có một chi nhánh nằm ở 115 đường Nguyễn Thông quận 3 Thành Phố Hồ Chí Minh.Với chính sách sử dụng và khai thác hợp lý thận trọng vốn nên hiện nay công ty Nam Trung Hà là công ty đứng đầu về doanh thu trong toàn ngành. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty : phân thành các phòng ban quản lý và phòng ban nghiệp vụ kinh doanh. Đứng đầu là giám đốc công ty do hội đồng cổ đông bầu. Giám đốc phụ trách chung công việc của công ty, còn phó giám đốc nằm trong hội đồng quản trị của công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc về những bộ phận chức năng cụ thể như : tổ chức cán bộ, kinh doanh, hành chính văn phòng. Bộ máy quản lý của công ty bao gồm có phòng ban chức năng : - Phòng kế toán : có nhiệm vụ tổ chức công tác hoạch toán kế toán doanh nghiệp từ khâu thu nhập chứng cứ ban đầu, xử lý số liệu kế toán, qua đó các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh vào sổ kế toán. Tính và trả lương, thưởng, BHXH cho toàn bộ nhân viên trong công ty. Định kỳ xác định kết quả kinh doanh và lập báo cáo kinh tế, báo cáo thống kê tình hình hoạt đông kinh doanh của toàn công ty theo chế độ quy định. - Phòng xuất nhập khẩu : Chịu trách nhiệm về toàn bộ hàng hoá nhập khẩu của công ty trước giám đốc và phó giám đốc. - Phòng kinh doanh : Chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh của công ty như : hoạt độnh maketing, tình hình lao động tiền lương, tài sản cố định - Phòng bảo hành : Chịu trách nhiệm bảo hành mọi mọi hàng hoá của công ty, quản lý toàn bộ hàng hoá trong kho của công ty dưới sự chỉ đạo của giám đốc phó giám đốc. Sơ đồ 1: Bộ máy quản lý của công ty Cổ Phần Nam Trung Hà Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng Kế Toán Hành Chính Phòng Kinh Doanh Phòng Xuất Nhập Khẩu Phòng Bảo hàng Các Đại Lý Các Siêu Thị Công tác quản lý nghiệp vụ chuyên môn của công ty Chức năng của các phòng ban, bộ phận nghiệp vụ chuyên môn : Tham mưu và tư vấn cho giám đốc về quá trình thực hiện nhiệm vụ và kết quả công tác quản lý nghiệp vụ chuyên môn. Trực tiếp làm nhiệm vụ chuyên môn và tổ chức quản lý nghiệp vụ được giao. Trực tiếp hướng dẫn và kiểm tra nghiệp vụ đối với các đơn vị thành viên, tổ chức phối hợp công tác nghiệp vụ trong nội bộ công ty. Quan hệ với các cơ quan chuyên ngành, các đối tượng ngoài doanh nghiệp. Nhiệm vụ của các phòng ban bộ phận nghiệp vụ Lập dự án kế hoạch năm, quý, tháng về công tác nghiệp vụ chuyên môn, được giao trình cấp trên hoặc giám đốc phê duyệt . Tiến hành thực thi công tác nghiệp vụ cụ thể theo chức năng nhiệm vụ cụ thể được giao. Tổ chức theo dõi và xác định hiệu quả kinh doanh của cơ sở và toàn công ty thuộc phần việc hoặc bộ phận mình quản lý. Ngiên cứu và thực hiện chế độ chính sách, luật lệ của nhà nước, các quy định của cấp trên. Tổ chức và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong phòng hoặc bộ phận cơ sở. Thực hiên đúng các quy định về thủ tục hành chính, lưu tài liệu nghiệp vụ. Giữ bí mật về nguồn hàng, cũng như các mối hàng quan trong có tính quyết định của công ty. Cung cấp tài liệu hồ sơ nghiệp vụ của công ty cho các cơ quan khác thì phải được sự cho phép của giám đốc công ty. I.2. Tình hình tài chính của công ty. I.2.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Bảng 1: Kết quả hoạt động sản kinh doanh năm 2002 – 2003 Chỉ tiêu Năm So sánh 2002/2003 2002 2003 Tương đối Tuyệt đối% Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 5.034.765 5.861.246 826.481 16,415 Các khoản giảm trừ 10.856 15.324 4.468 41,156 + Chiết khấu thơng mại + Giảm giá + Hàng bán bị trả lại 10.856 15.324 4.468 41,156 + Thuế TTĐB, Thuế XNK, Thuế GTGT 1. Doanh thu thuần về BH và CCDV 5.023.909 5.845.922 822.013 16,362 2. Giá vốn hàng bán 2.988.656 3.542.158 553.502 18,52 3. Lợi nhuận gộp về BH và C/c DV 2.035.253 2.303.764 291.000 14,457 4. Doanh thu hoạt động tài chính 5. Chi phí tài chính - Trong đó : Lãi vay phải trả 6. Chi phí bán hàng 1.498.534 1.609.688 111.154 7,142 7. Chi phí quản lý Doanh nghiệp 511.800 617.856 106.056 21,218 8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 24.919 76.220 51.301 205,871 9. Thu nhập khác 14.000 14.324 324 2,314 10. Chi phí khác 22.067 25.143 3.076 13,939 11. Lợi nhuận khác -8.067 -10.819 -2.752 -34,114 12. Tổng lợi nhuận trớc thuế 16.852 65.401 48.549 288.090 13. Thuế thu nhập DNghịêp phải nộp 5.224 20.927 15.703 300,593 14. Lợi nhuận sau thuế ( 60=50-51) 11.628 44.474 32.846 282,473 Tỷ suất LN trước thuế/DT 0,335% 1,118% Tỷ suất LN sau thuế/DT 0,231% 0,760% (Nguồn báo cáo năm 2002 & 2003) Qua bảng trên chúng ta nhận thấy, hoạt động kinh doanh của công ty đã có lãi hơn hơn rất nhiều, năm 2003 cao hơn so với năm 2002 là 32.846 nghìn đồng, tăng 282,473%. Mặc dù lợi nhuận của công ty năm 2003 đã có tăng hơn so với năm 2002 nhưng tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần đạt rất thấp, chỉ có 0,335% năm 2002 và năm 2003 tỷ suất này là 1,118%; còn tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần cũng đạt rất thấp, chỉ có 0,231% năm 2002 và năm 2003 là 0,760%. Năm 2002 cứ 1.000 đồng doanh thu thuần thì chỉ làm được có 2,31 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2003 thì cần 1.000 đồng doanh thu thuần mới làm ra được 7,6 đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy có thể nói công ty hoạt động rất kém hiệu quả, mặc dù doanh thu hàng năm đều tăng, năm 2003 doanh thu thuần tăng so với năm 2002 là 822.013 nghìn đồng hay 16,362%. Còn giá vốn hàng bán năm 2003 tăng so với năm 2002 là 553.502 nghìn đồng, chi phí QLDN tăng là 106.056 nghìn đồng có tỷ trọng là 21,218% và chi phí bán hàng tăng 111.154 nghìn đồng và tỷ trọng tăng 7,142% năm 2003 so với năm 2002. Tuy vậy hiệu quả kinh doanh của công ty lại rất cao, điều này cho thấy những năm gần đây công ty đã dần có thị phần trên thị trường, và hàng hóa của công ty đã dần được chấp nhân. I.2.2. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn. Bảng 2: Kết cấu nguồn vốn và tài sản năm 2002 – 2003 Đvt: nghìn đồng 2002 2003 So Sánh Số Tiền Tỷ Trọng Số Tiền Tỷ Trọng Tuyệt đối Tương đối TSLĐ 4.623.753 89,534% 5.462.307 92,093% 838.554 18,135% TSCĐ 539.994 10,457% 469.037 7,907% -70.957 -0,131% Tông TS 5.163.747 100% 5.931.344 100% 767.597 14,865% Nợ phải trả 1.539.125 29,806% 1.967.192 33,166% 428.067 27,812% NVôn CSH 3.624.622 70,194% 3.964.152 66,834% 339.530 9,367% Tổng DT 5.163.747 100% 5.931.344 100% 767.579 14,865% Doanh Thu 5.023.909 5.845.922 822.013 16,362% Lợi Nhuận 11.628 44.474 32.846 282,473% (nguồn báo cáo năm 2002 & 2003) Qua bảng trên ta thấy, doanh thu của công ty năm 2003 đã tăng so với năm 2002 là 822.013nghìn đồng hay 16,362% lợi nhuận cũng tăng 32.846nghìn đồng hay 282,473%. Trong khi đó vốn kinh doanh của công ty chỉ tăng 767.597nghìn đồng hay 14,865% mức tăng thấp hơn so với tỷ lệ tăng của doanh thu và lợi nhuận. Tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty năm 2003 tăng so với năm 2002 là 767.597nghìn đồng hay 14,865% tỷ lệ tăng này khá cao chứng tỏ thị phần của công ty ngày càng lớn mạnh trong thị trường trong nước. Xét về cơ cấu vốn, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty mặc dù có tăng 339.530nghìn đồng nhưng tỷ trọng trong tổng nguồn vốn lại giảm từ 70,194% năm 2002 xuống còn 66,834% năm 2003 và ngược lại nợ phải trả của công ty lại tăng lên cả về số lượng (tăng 428.06

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT13.doc
Tài liệu liên quan