Đồ án Cải thiện chất lượng dịch vụ Vận tải hành khách công cộng trên tuyến xe buýt số 33

MỤC LỤC

 

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VTHKCC VÀ VTHKCC BẰNG XE BUÝT .4

1.1. Tổng quan về vận tải hành khách công cộng và vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt4

1.1.1. Tổng quan về VTHKCC . 4

1.1.2. Tổng quan về VTHKCC bằng xe buýt 7

1.2. Tổng quan về chất lượng dịch vụ VTHKCC .11

1.2.1. Khái niệm về chất lượng, dịch vụ và chỉ tiêu nói chung 11

1.2.2. Khái niệm về dịch vụ vận tải, chất lượng dịch vụ VTHKCC, chỉ tiêu chất lượng dịch vụ VTHKCC .11

1.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chẩt lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt .12

1.3.1. Khái niệm về hệ thống chỉ tiêu . 12

1.3.2. Hệ thống các chỉ tiêu .12

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng .18

1.4.1. Cơ sở hạ tầng .18

1.4.2. Về chất lượng phương tiện vận tải .20

1.4.3. Chất lượng phục vụ .20

1.4.4. Công tác tổ chức điều hành .21

1.4.5. Các yếu tố khác .21

CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VTHKCC TRÊN TUYẾN 33 23

2.1. Hiện trạng của mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội .23

2.2. Tổng quan về xí nghiệp xe buýt 10 – 10 .25

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển xí nghiệp buýt 10-10.25

2.2.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của xí nghiệp xe buýt 10-10 .26

2.2.3. Tình hình lao động và phương tiện của xí nghiệp.27

2.2.4. Quy mô xưởng sửa chữa của xí nghiệp.29

2.2.5. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.30

2.2.6. Điều kiện khai thác vận tải của xí nghiệp.31

2.2.7. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty.32

2.3. Hiện trạng VTHKCC trên tuyến 33 (Bxe Mỹ Đình – CV nước Hồ Tây) .33

2.3.1. Giới thiệu về tuyến .33

2.3.2. Tình hình tổ chức quản lý và điều hành trên tuyến .34

2.3.3. Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật trên tuyến .37

2.3.4. Tình hình phương tiện trên tuyến .49

2.3.5. Kết quả sản xuất kinh doanh trên tuyến .51

2.4. Phân tích đánh giá về chất lượng dịch vụ VTHKCC trên tuyến 54

2.4.1. Đánh giá về khả năng tiếp cận 54

2.4.2. Đánh giá chỉ tiêu về không gian và thời gian 55

2.4.3. Đánh giá về độ an toàn và tiêu hao nhiên liệu 56

2.4.4. Đánh giá về độ thoải mái và tiện nghi 57

2.4.5. Đánh giá qua các chỉ tiêu khác .58

2.5. Nhận xét về chất lượng dịch vụ VTHKCC ở trên tuyến 33 (Bến xe Mỹ Đình – Công viên Hồ Tây) 58

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VTHKCC TRÊN TUYẾN 33 (BẾN XE MỸ ĐÌNH – CÔNG VIÊN NƯỚC) 61

3.1. Cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các phương án 61

3.1.1. Định hướng phát triển VTHKCC bằng xe buýt của thành phố Hà Nội đến năm 2010 và năm 2020.61

3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của xí nghiệp xe buýt 10 -10 .64

3.1.3. Thực trạng của tuyến 33 .64

3.2. Đề xuất các phương án nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên tuyến 33 65

3.2.1. Đề xuất về vấn đề cải thiện chất lượng phương tiện .65

3.2.2. Đề xuất về con người .67

3.2.3. Đề xuất về vấn đề tổ chức quản lý .69

3.2.4. Đề xuất về cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng .70

3.3. Đánh giá hiệu quả của các đề xuất .78

3.3.1. Hiệu quả với đề xuất về cải thiện chất lượng phương tiện 78

3.3.2. Hiệu quả đối với đề xuất về con người .78

3.3.3. Hiệu quả đối với đề xuất về tổ chức quản lý .79

3.3.4. Hiệu quả đối với đề xuất về cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng trên tuyến .79

KẾT LUẬN .80

TÀI LIỆU THAM KHẢO .81

 

docx41 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 2743 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Cải thiện chất lượng dịch vụ Vận tải hành khách công cộng trên tuyến xe buýt số 33, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
do xí nghiệp mới thành lập, mạng lưới xe buýt chưa nhiều cộng với thói quen của người dân chưa cao trong việc sử dụng vận tải hành khách công cộng là phương tiện chủ yếu đi lại của mình cho nên lượng vận chuyển hành khách còn rất hạn chế. Thế nhưng trong một vài năm trở lại đây được sự quan tâm của nhà nước, Chính phủ trong việc phát triển đầu tư mạng lưới vận tải hành khách công cộng nên có sự gia tăng đáng kể khối lượng hành khách vận chuyển. Tuy nhiên mạng lưới xe buýt ở Hà Nội phát triển mạnh mẽ đồng nghĩa với việc số lượng xe gia tăng vì vậy chi phí vận hành mạng lưới xe buýt là khá lớn mà doanh thu, thu lại từ việc bán vé không đủ bù lại các khoản chi phí cho nên xí nghiệp luôn ở tình trạng lỗ. Hàng năm thành phố phải chi một khoản ngân sách để bù đắp khoản lỗ cho xí nghiệp phục vụ trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng. Trong mấy năm trở lại đây nhu cầu đi lại của người dân ngày càng lớn và xe buýt - từ một phương tiện không được chú ý trở thành một người bạn đồng hành không thể thiếu của nhiều người. Năng lực vận chuyển hành khách của xe buýt không ngừng được nâng cao đây cũng là lý do mà khối lượng vận chuyển hành khách trong mấy năm gần đây tăng lên đáng kể. 2.2.7. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty Trước mắt, trong năm 2009, Xí nghiệp xe bus 10 - 10 chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải nhằm giữ vững khách hàng hiện có và thu hút thị trường hành khách tiềm năng Mục tiêu: + Khắc phục những tồn tại, phát huy thuận lợi của năm 2008, giữ vững đối tượng hành khách hiện có, phát triển các đối tượng khách hàng tiềm năng. + Khắc phục tình trạng kỹ thuật, nâng cao chất lượng đoàn phương tiện. + Hợp lý hóa một số khoản mục chi phí nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cố gắng vượt các chỉ tiêu kế hoạch. + Ổn định, nâng cao thu nhập cho người lao động, phát huy phong trào thi đua, đoàn kết nhằm tạo tâm lý ổn định, yên tâm cho người lao động. + Duy trì và ổn định thị trường kinh doanh của Công ty. Định hướng: + Giữ vững đối tượng hành khách hiện có và thu hút khách hàng tiềm năng. + Hợp lý hóa trong công tác tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động trên tuyến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. + Giữ vững luồng tuyến hiện có và tiến hành đổi mới phương tiện đã cũ, chất lượng kém của công ty. + Tham gia đấu thầu thêm một số tuyến buýt xã hội hoá mới. + Tham gia liên doanh để mở rộng xưởng bảo dưỡng sửa chữa. 2.3. Hiện trạng VTHKCC trên tuyến 33 (Bxe Mỹ Đình – CV nước Hồ Tây) 2.3.1. Giới thiệu về tuyến a, Giới thiệu chung: Tuyến 33 cũng như các tuyến buýt khác cũng phục vụ nhu cầu đi lại là chủ yếu nhưng nhìn chung là nhu cầu đi lại trên tuyến chưa được đông bởi vì có những điểm dừng đỗ lượng hành khách chưa được nhiều, ngoài ra tuyến này còn có ý nghĩa phục vụ cho nhu cầu về du lịch. Tuyến 33 chủ yếu phục vụ cho nhu cầu chuyển tuyến của hành khách là chủ yếu nghĩa là hành khách đi trên tuyến này để tới điểm dừng đỗ khác để bắt xe buýt khác. b, Các thông số về tuyến: 1. Cự ly tuyến 17,1 km. 2. Cự ly hoạt động 16,9 km 3. Đầu A: Bến xe Mỹ Đình 4. Đầu B: Công viên nước Hồ Tây 5. Mác xe Daewoo BS090 60 chỗ 6. Số xe kế hoạch 12 xe 7. Số xe vận doanh 9 xe 8. Lượt xe chạy 124 lượt xe/ngày 9. Giờ mở bến 5:00 10. Giờ đóng bến 21:00 11. T/g hoạt động trong ngày 16 giờ/ngày 12. Tần suất chạy xe 15/20 phút /chuyến 2.3.2. Tình hình tổ chức quản lý và điều hành trên tuyến a, Lộ trình tuyến * Mỹ Đình – Công viên nước Hồ Tây: BX Mỹ Đình - Phạm Hùng - Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh - Huỳnh Thúc Kháng - Láng Hạ - Giảng Võ - Giang Văn Minh - Kim Mã - Nguyễn Thái Học - Hoàng Diệu - Nguyễn Biểu - Trấn Vũ - Thanh Niên - Nghi Tàm  - Âu Cơ - Công viên nước Hồ Tây. * Công viên nước Hồ Tây – Bến xe Mỹ Đình: Công Viên Nước Hồ Tây - Lạc Long Quân - Âu Cơ - Yên Phụ (Đường trong) - Thanh Niên - Thụy Khuê - Mai Xuân Thưởng - Hoàng Hoa Thám - Phan Đình Phùng - Hoàng Diệu - Lê Hồng Phong - Ông ích Khiêm - Sơn Tây - Kim Mã - Giảng Võ - Láng Hạ - Huỳnh Thúc Kháng - Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng - Phạm Hùng - BX Mỹ Đình. Hình 2.2. Lộ trình hoạt động của tuyến ( Nguồn: Trung tâm quản lý điều hành giao thông đô thị) Từ lộ trình chạy xe của tuyến 33 ta thấy: trên lộ trình của mình, tuyến 33 đi qua một số trục đường chính (Trần Duy Hưng, Nguyễn Chí Thanh), các đường vành đai (Nghi Tàm, Phạm Hùng) và đi qua 1 số đường trung tâm thành phố (Nguyễn Thái Học, Hoàng Diệu …). Tuyến 33 đi qua một phần trung tâm của thành phố làm nhiệm vụ chuyên chở hành khách chủ yếu là học sinh sinh viên đồng thời còn giữ nhiệm vụ trung chuyển hành khách giữa bến xe Mỹ Đình và bến xe Kim Mã, cũng là phục vụ nhu cầu trung chuyển hành khách trong trung tâm thành phố với phía ngoại thành. Ngoài chức năng chính là phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách thì còn phục vụ cho nhu cầu du lịch của thành phố với trung tâm giải trí của thành phố là công nước Hồ Tây. b, Thời gian biểu chạy xe Tần suất chạy xe của tuyến: Tuyến số 33 có 9 xe vận doanh trên tổng số 12 xe kế hoạch tương ứng với 124 lượt xe/ngày vào những ngày bình thường từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Thời gian mở tuyến ở điểm đầu bến là 5h và giờ đóng bến là 21:00h. Tần suất chạy xe trong giờ bình thường là 15 phút/lượt, riêng trước 6h00 và sau 19h00 là 20 phút/lượt. Riêng ngày chủ nhật là 120 lượt xe/ngày. Theo thời gian biểu chạy xe (thống kê tại bảng phụ lục) thì ta thấy tuyến hoạt động với công suất rất bình thường. Vì là tần suất một chuyến thường là 15 - 20 phút/chuyến do đó có thể phản ánh được lượng hành khách đi trên tuyến là không nhiều. Biểu đồ chạy xe là như thế là khá hợp lý tuy nhiên nhiều khi việc thực hiện vẫn khó khăn vì thỉnh thoảng khi gặp tắc đường thì thời gian có thể tăng (hay tắc nghẽn ở đoạn qua bến xe Kim Mã, Giảng Võ vào giờ cao điểm). Đối với tuyến thời gian đóng mở tuyến như trên là hợp lý bởi vì phục vụ lượng hành khách không lớn và nhiều đoạn thậm chí xe chạy không có khách (những đoạn về công viên nước Hồ Tây), những điểm đông thì cũng chỉ có những đoạn khi chạy trên đường Phạm Hùng vì khi đó hành khách đi để chuyển tiếp sang xe khác hay ở đoạn Kim Mã khi hành khách xuống để vào bến hoặc qua đoạn kí túc xá Giao Thông khi sinh viên bắt xe buýt đến điểm tiếp theo ở đường Huỳnh Thúc Kháng để bắt xe buýt khác tới trường. c, Vận tốc chạy xe Hiện nay vận tốc kỹ thuật trên tuyến là : Vt = 25 Km/h. Đây là vận tốc kỹ thuật phổ biến đối với xe buýt hoạt động trong thành phố Hà Nội. Với điều kiện trên tuyến có những đoạn đường lưu lượng hành khách không lớn vận tốc phương tiện có thể tăng do đó chúng ta có thể tăng vận tốc kỹ thuật phương tiện để rút ngắn thời gian chuyến đi của hành khách, thời gian một chuyến xe. d, Thái độ phục vụ của nhân viên lái phụ xe Đa số các lái phụ xe đều thực hiện đúng qui định của xí nghiệp và những quy định chung của Tổng công ty Vận tải Hà Nội. Các lái phụ xe có thái độ rất nhiệt tình giúp đỡ những người không biết đường và đặc biệt là các cụ già, phụ nữ có thai, các em nhỏ .... Tuy nhiên tình trạng lái xe dừng xe tại các điểm đỗ không sát vỉa hè rất phổ biến gây khó khăn cho việc lên xuống và gây cản trở các phương tiện khác tham gia giao thông. Tình trạng lái xe phóng nhanh vượt ẩu trên đường gây nguy hiểm cho các phương tiện khác tham gia giao thông và gây ấn tượng không tốt về xe buýt với người dân. Nói chung khi đi trên xe 33 ít có hiện tượng bỏ bến, không đón khách của lái xe kể cả vào giờ cao điểm một phần vì lưu lượng không đông như các tuyến khác và cũng một phần do ý thức của lái phụ xe. Tuy nhiên vẫn có những hiện trạng xảy ra thường xuyên như là khi chạy trên đường lái phụ xe vẫn có trường hợp dừng đỗ xuống không đúng điểm đỗ để mua nước hay là rút tiền… và còn nhiều việc khác. Toàn bộ công nhân lái xe và nhân viên bán vé của Transerco đều được trang bị đồng phục gắn thương hiệu Transerco - HaNoi Bus và đeo thẻ nhân viên trong khi làm việc. Thông qua biểu mẫu điều tra 10 hành khách đi trên 2 chiều: chiều đi và chiều về vào ngày 12 - 3 – 2009 qua hình thức hỏi trực tiếp về chất lượng phục vụ trên tuyến (thống kê tại bảng phụ lục) ta có kết quả như sau: Bảng 2.7. Thái độ phục vụ của nhân viên lái xe và lái xe an toàn Thái độ phục vụ của lái xe Thái độ phục vụ của lái phụ xe Rất tốt Tốt Bình Thường Kém Đánh giá (%) 20% 43% 34% 3% Lái xe an toàn Về lái xe an toàn An toàn Xa vỉa hè Tạt vào Lách ra Đánh giá (%) 70% 5% 15% 10% (Khảo sát thực tế) Như đánh giá của hành khách qua khảo sát thực tế ta có thể thấy rằng thái độ phục vụ của nhân viên lái phụ xe được đánh giá là khá tốt, song vẫn có hành khách chưa thực sự cảm thấy thoải mái khi sử dụng dịch vụ. Do vậy vẫn cần tiếp tục nâng cao ý thức, trách nhiệm của lực lượng này để cho hành khách thật sự thấy thoải mái khi tiếp cận dịch vụ cũng như khi sử dụng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt. e, Giá vé trên tuyến Cũng như tất cả các tuyến buýt khác thuộc Hà Nội Transerco, giá vé áp dụng trên tuyến 33 theo quy định chung. Hiện tại giá vé đang áp dụng đối với hình thức vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt như sau: - Vé lượt: 3000 đ/lượt - Vé tháng: + Vé 1 tuyến: Vé ưu tiên: 25.000 đ/tháng + Vé không ưu tiên: 50.000 đ/tháng + Vé liên tuyến: Vé ưu tiên : 50.000 đ/tháng + Vé không ưu tiên: 80.000 đ/tháng Mức giá vé trên áp dụng bắt đầu từ 1/4/2005. Tuy nhiên hiện nay mức giá vé trên không còn phù hợp do chi phí xăng dầu tăng cao, thu nhập của người dân cũng tăng lên so với trước đây, do đó cần phải xem xét về vấn đề tăng giá hoặc xem xét các phương án trợ giá của nhà nước. Hiện nay có hai hình thức bán vé chủ yếu là bán vé trực tiếp trên xe (đối với vé lượt) và bán vé tại các địa điểm bán vé (đối với vé tháng). Hình thức bán vé hiện nay còn chưa đa dạng, ít linh hoạt. 2.3.3. Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật trên tuyến. a, Hiện trạng về đường giao thông trên tuyến - Đường Phạm Hùng và đường Trần Duy Hưng + Đường Phạm Hùng là đường hai chiều, chiều rộng lòng đường lớn có dải phân cách giữa tuy nhiên có hơi ít hệ thống đèn tín hiệu + Đường Trần Duy Hưng là đường hai chiều, lòng đường rộng có dải phân cách giữa hệ thống đèn tín hiệu khá tốt Hình 2.3: Đường Phạm Hùng và đường Trần Duy Hưng - Đường Nguyễn Chí Thanh và đường Huỳnh Thúc Kháng + Đường Nguyễn Chí Thanh là đường hai chiều, lòng đường khá rộng, hệ thống đèn tín hiệu tốt tuy nhiên có vài đoạn lòng đường đã giảm chất lượng + Đường Huỳnh Thúc Kháng là đường hai chiều lòng đường cũng khá rộng có dải phân cách hệ thống tín hiệu hoạt động khá tốt, tuy nhiên có nhiều đoạn hai bên vỉa hè đã xuống cấp nhiều Hình 2.4: Đường Nguyễn Chí Thanh và đường Huỳnh Thúc Kháng - Đường Láng Hạ: Đường láng Hạ là đường hai chiều hệ thống đèn tín hiệu khá tốt, đường có dải phân cách chất lượng đường ở vài chỗ dưới lòng đường giảm tạo nên ổ gà. - Đường Giảng Võ và đường Giang Văn Minh + Đường Giảng Võ là đường hai chiều chất lượng đường tốt hệ thống tín hiệu tốt, tuy nhiên ở chiều về thì đoạn qua bến xe Kim Mã hay ách tắc + Đường Giang Văn Minh nhỏ chất lượng đường xuống cấp đặc biệt đoạn gần ngã tư ra đường Kim Mã Hình 2.5: Đường Giảng Võ và đường Giang Văn Minh - Đường Kim Mã Và Nguyễn Thái Học Nói chung là đoạn đường khá tốt cả hai đoạn là đường một chiều tuy nhiên lưu lượng tham gia giao thông tại đây lớn và hay ách tắc vào giờ cao điểm Hình 2.6: Đường Kim Mã và đường Nguyễn Thái Học - Đường Hoàng Diệu và đường Thanh Niên + Đường Hoàng Diệu có chất lượng đường khá tốt đường hai chiều có hệ thống đèn tín hiệu khá tốt đường có dải phân cách + Đường Thanh Niên nói chung là đường đẹp đường hai chiều chất lượng đường còn tốt Hình 2.7: Đường Hoàng Diệu và đường Thanh Niên - Đường Nguyễn Biểu: Nói chung đường là nhỏ nhưng xe hoạt động hai chiều hay ách tắc bởi vì trên đường này hay có hiện tượng lấn chiếm vỉa hè và lòng đường. - Đường Nghi Tàm và đường Âu Cơ + Đường Nghi Tàm là đường hai chiều có dải phân cách có hệ thống đèn tín hiệu khá tốt tuy nhiên vỉa hè hơi hẹp khó bố trí nhà chờ + Đường Âu Cơ nói chung đường khá rộng lưu lượng tại đây không lớn khi về bến xe thường chạy với vận tốc cao hơn bình thường. Đường hai chiều, có dải phân cách giữa, vỉa hè hẹp hơi khó bố trí nhà chờ. Hình 2.8: Đường Nghi Tàm và đường Âu Cơ - Đường Lạc Long Quân Đường này xe chỉ chạy đoạn khoảng 200m nói chung là chất lượng đoạn này tốt - Đường Yên Phụ (đường trong) và đường Phan Đình Phùng + Đoạn đường này chỉ có xe 33 chạy qua đoạn đường nói chung là hơi nhỏ, chạy hai chiều tại đây có nhiều hoạt động kinh doanh nên vào giờ cao điểm có thể tắc nghẽn + Đường Phan Đình Phùng là đường một chiều chất lượng đường rất tốt trên đường này xe 33 đi qua nhưng không có điểm dừng, đường có dải phân cách giữa, hai bên vỉa hè có bố trí nhiều cây xanh và nơi đây có nhiều những cơ quan quân sự. Hình 2.9: Đường Yên Phụ và đường Phan Đình Phùng - Đường Ông Ích Khiêm và Sơn Tây Đường này hơi nhỏ hoạt động kinh doanh nhiều vào giờ cao điểm hay gây cản trở tới giao thông trên đường. Hình 2.10: Đường Ông Ích Khiêm và đường Sơn Tây * Những tồn tại về chất lượng công trình trên tuyến 33 như: + Hệ thống công trình nhiều đoạn xuống cấp mà chưa được sửa chữa: nhiều đoạn trên đường Lạc Long Quân, Âu Cơ.. có nhiều ổ gà, chất lượng đường xuống cấp nhiều. Đường Giang Văn Minh chất lượng đường còn xuống cấp hơn ảnh hưởng tới đi lại. + Hệ thống vỉa hè thì ngày càng xuống cấp ngay cả các đường chính chất lượng vỉa hè còn xuống cấp trầm trọng do đó cần phải có những biện pháp để sửa chữa Hình 2.11: Hầm sang đường đường Phạm Hùng và vỉa hè đường Nguyễn Chí Thanh + Ở một số đoạn đường chất lượng đường chưa tốt, khổ đường hẹp chưa đảm bảo được khả năng thông qua của xe buýt dẫn đến việc ép xe buýt với khổ xe tiêu chuẩn như hiện nay đi qua những đoạn đường đó làm ảnh hưởng tới dòng giao thông (đoạn qua phố Sơn Tây, Yên Phụ…) + Ngoài ra có thể kể tới hệ thống thoát nước ở một số đoạn còn kém ví dụ như đoạn Láng Hạ, Thành Công, Sơn Tây, Huỳnh Thúc Kháng…ngoài một phần là đường trũng hơn so với các con đường khác nhưng khi nước ở nhiều đoạn đã thoát thì nơi này phải khá lâu mới thoát hết Hình 2.12: Hình ảnh tại đường Láng Hạ và đường Huỳnh Thúc Kháng Ở một số đoạn khi đi trên đường môi trường chưa đảm bảo ô nhiễm bởi khói bụi, bụi bẩn (trên đoạn đường Phạm Hùng đang tiến hành xây dựng nhiều công trình làm đường bẩn đặc biệt là khi mưa) b, Hệ thống điểm dừng đỗ dọc đường. - Điểm đầu cuối của hành trình + Điểm đầu (Bến xe Mỹ Đình) Bến xe Mỹ Đình là một bến xe hiện đại nhất Hà Nội, mỗi ngày có thể đón 500 đến 600 lượt xe, với khoảng 10.000 lượt khách. Nằm bên đường Vành đai 3, bến xe có một vị trí thích hợp để thu hút khách. Bến Mỹ Đình được xây dựng với quy mô bến xe loại 1, công suất chứa 500 - 600 xe/ngày, tổng vốn đầu tư gần 30 tỷ đồng. Nhiều hạng mục được lắp đặt trang thiết bị hiện đại như nhà hành khách, quầy bán vé, cầu rửa xe... Bên ngoài và trong bến đều có cây xanh, thảm cỏ, bồn hoa. Hình 2.13: Bến xe khách Mỹ Đình Theo phương án phân luồng mới, bến Mỹ Đình sẽ tiếp nhận các tuyến xe đi phía Tây, Tây Bắc, phía Bắc và phía Đông Bắc và một số tuyến đi phía Nam với số lượng trên 200 xe qua bến/ngày đêm. Với xe từ phía Tây, Tây Bắc vào bến này sẽ phải qua cầu Thăng Long - đường Phạm Văn Đồng - Phạm Hùng và ngược lại. Các xe từ phía Bắc, Đông Bắc sẽ qua cầu Thăng Long - Phạm Hùng hoặc qua cầu Chương Dương, đường Trần Quang Khải, Nguyễn Tam Chinh, Văn Điển, đường 70, Hà Đông, Nguyễn Trãi, Phạm Hùng tới bến xe và ngược lại. Các xe từ phía Nam theo quốc lộ 1 - đường 70 - Hà Đông - Phạm Hùng và ngược lại. + Điểm cuối (Công viên nước Hồ Tây) Công viên Hồ Tây thành lập ngày 19 tháng 5 năm 2000 với mục đích đưa đến cho các khách hàng một nơi nghỉ ngơi giải trí lý tưởng và sân chơi văn hoá lành mạnh của người dân thủ đô và các tỉnh miền Bắc. Điểm cuối của tuyến 33 nằm đối diện với cổng của Công viên nước Hồ Tây. Đây chỉ đơn giản là một điểm dừng bình thường, không có nhà chờ, không có các dịch vụ phục vụ cho hành khách như thông tin tuyến, hệ thống thông báo…Do đó cần phải có những biện pháp để cải thiện chất lượng của điểm cuối của tuyến (làm hệ thống nhà chờ tiêu chuẩn) Hình 2.14: Công viên nước Hồ Tây - Hệ thống điểm dừng đỗ: Hiện nay, toàn mạng lưới tuyến có khoảng cách trung bình giữa các điểm dừng đỗ là khá tốt và nằm trong khoảng 500 - 520m, đảm bảo cự ly đi bộ bình quân của hành khách. Tuy nhiên, trên tuyến 33, ở một số đoạn đường thì khoảng cách giữa các điểm đỗ còn khá xa như ở trên đường Âu Cơ, Nghi Tàm. Lý do đưa ra ở đây là do mật độ dân cư tập trung hai bên đường còn thưa thớt, tuy nhiên trong những năm gần đây, do vùng dân cư phát triển mạnh nên đặt ra yêu cầu cần phải xem xét lại vị trí đặt các điểm dừng đỗ và nhà chờ trên tuyến 33. Toàn mạng lưới tuyến 33 có tất cả 64 điểm dừng ở chiều đi và chiều về và tất cả đều có biển báo rõ ràng, tại một số điểm dừng có được thiết kế nhà chờ. Số nhà chờ trên tuyến tâp trung tại rải rác trên khắp tuyến, hầu hết được đặt trước các địa điểm quan trọng như trường học, ký túc xá, bệnh viện và đã đáp ứng khá tốt vai trò của mình. Trên tuyến không có làn đường dành riêng cho xe buýt, một số ít điểm dừng trên tuyến có nhà chờ còn lại tất cả các điểm khác đều là sử dụng tạm thời phần lòng đường, đất lưu không hay đất trong phạm vi quy hoạch mở rộng đường. Do đó, vào giờ cao điểm khi tập trung đông hành khách đợi lên xe thì hành khách hầu hết phải đứng lấn xuống phần đường dành cho xe cơ giới và gây ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến. Bảng 2.8. DANH SÁCH VỊ TRÍ ĐIỂM DỪNG XE BUÝT Tuyến 33: BX Mỹ Đình - CV Hồ Tây TT CHIỀU ĐI: BX MỸ ĐÌNH - CV HỒ TÂY CHIỀU VỀ: CV HỒ TÂY - BX MỸ ĐÌNH Đầu A: BX Mỹ Đình Tuyến đi qua Đầu B: CV Hồ Tây Tuyến đi qua 1 Gần ngã 4 Phạm Hùng - Đình Thôn 5,16,29,30,33,34,39,44,46 Đối diện Công viên Nước Hồ Tây 33 2 Khu đô thị mới Mỹ Đình - Phạm Hùng 5,29,33,39,44 523 Âu cơ (Qua ngã 3 Lạc Long Quân) 31,33,55,58 3 Khu đô thị mới Mễ Trì Hạ - Phạm Hùng 5,29,33,39,44,50 Đình Nhật Tân - Âu Cơ 31,33,55,58 4 Đối diện Doanh trại bộ chỉ huy quân sự HN - Phạm Hùng 5,29,33,39,44,50 Số 325 Âu Cơ 31,33,55,58 5 Ngã 4 Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến (Trung tâm Hội nghị Quốc Gia) 5,29,33,39,44,50 251-253 Âu Cơ 31,33,55,58 6 Đối diện 220 Trần Duy Hưng (Cách Ngã 3 Hoàng Minh Giám) 05,29,33,39,44,50 215 Âu Cơ (Đối diện Chợ đồ cũ Quảng An) 31,33,41,55,58 7 Đối diện 144 Trần Duy Hưng (Cạnh Ngã 3 Hoàng Đạo Thúy) 33, 50 111 Âu cơ 31,33,41,55,58 8 17 Trần Duy Hưng 33, 50 33 Âu Cơ 31,33,41,55,58 9 Ký Túc Xá ĐH Giao thông Vận tải - 99 Nguyễn Chí Thanh 18,27,33,50 192 Yên Phụ 33 10 57A Huỳnh Thúc Kháng 9,26,33,35 50-52 Yên Phụ 33 11 101B1 Huỳnh Thúc Kháng - Cạnh Đài Truyền hình Hà Nội 9,26,33,35 Chùa Trấn Quốc - Thanh Niên 33,50 12 27 Láng Hạ - Đối diện Công viên Indira Gandi 12,22,33 Đối diện chùa Quán Thánh - Thanh Niên 33,50 13 Đối diện Ngõ 8 Láng Hạ (Khách sạn Fortuna) 12,22,33 Ngã 3 Hoàng Diệu - Hoàng Văn Thụ 22,33,45,50 14 187 Giảng Võ 12,22,23,30,33 34 - 36 Hoàng Diệu 22,33,45,50 15 125-127 Giảng Võ 12,22,23,30,33 18 Lê Hồng Phong 9,18,33 16 Bến xe Kim Mã (Gần Giảng Võ) 22,33,34,38 Bến xe Kim Mã (Gần Giảng Võ) 22,33,34,38 17 147 Nguyễn Thái Học 18,22,25,32,33,34,50 Bộ y tế - Giảng Võ 12,22,23,33 18 Đối diện 48 Hoàng Diệu 22,33,50 Siêu thị Hapro Mart – 144 D2 Giảng Võ 12,22,23,33 19 Đối diện Tượng Đài Bắc Sơn - Hoàng Diệu 22,33,45,50 Trụ sở Vietnamnet - 6 Láng Hạ 12,22,33 20 Đối diện đường Hoàng Văn Thụ - Hoàng Diệu 22,33,45,50 Công viên Indira Gandi - Láng Hạ 12,22,33 21 19 Nguyễn Biểu 33,45,50 Đối diện Đài Truyền hình Hà Nội - Huỳnh Thúc Kháng 9,26,33,35 22 Đối diện số 10 Trấn Vũ 33 115M2 Huỳnh Thúc Kháng 9,26,33,35 23 Hồ Trúc Bạch - Đối diện 28C Thanh Niên 33,50 76 Nguyễn Chí Thanh - Đối diện ĐH NT Quân đội 18,27,33,50 24 Số 112-114 Nghi Tàm 31,33,41,55,58 16-18 Trần Duy Hưng 33,50 25 Số 254 Nghi Tàm 31,33,41,55,58 144-146 Trần Duy Hưng 33, 50 26 Số 48-50 Âu Cơ 31,33,41,55,58 220 Trần Duy Hưng - Cạnh Siêu thị Big C 33,44,50 27 Số 136 Âu Cơ 31,33,41,55,58 Ngã 4 Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến (Đối diện Trung tâm Hội nghị Quốc Gia) 5,29,33,39,44,50 28 Chợ đồ cũ Quảng An - Âu Cơ 31,33,41,55,58 Doanh trịa Bộ chỉ huy Quân sự TP Hà Nội – P.Hùng 5,29,33,39,44,50 29 236 Âu Cơ 31,33,55,58 Khu tái định cư Nam Trung Yên - Phạm Hùng 5,29,33,39,44,50 30 Số 286 Âu Cơ 31,33,55,58 Đối diện Khu đô thị Mỹ Đình - Phạm Hùng 5,29,33,39,44 31 Đối diện 415 Âu Cơ 31,33,55,58 Qua ngã 4 Phạm Hùng - Đình Thôn 5,16,29,30,33,34,39,44,46 32 Đối diện Công viên Nước Hồ Tây 33 Đối diện Bến xe khách Mỹ Đình - Phạm Hùng 5,16,29,30,33,34,39,44,46 Đầu B: CV Hồ Tây Đầu A :BX Mỹ Đình Tổng số điểm dừng 32 Tổng số điểm dừng 32 (nguồn: www.transeco.com.vn ) c, Hệ thống nhà chờ trên tuyến. Trên hành trình của tuyến (chiều đi và chiều về) có 64 điểm dừng đỗ trong đó 27 điểm dừng đỗ có nhà chờ (42,18%) còn lại là 37 điểm không có nhà chờ (57,82%) (thống kê ở bảng phụ lục). - Chiều đi (Bến xe Mỹ Đình - Công viên nước) Có tổng số 32 điểm dừng trong đó có 15 điểm dừng có hệ thống nhà chờ có mái che mưa nắng và bản đồ mạng lưới tuyến (tỉ lệ 47 %), còn lại 17 điểm dừng chỉ có biển báo không có mái che mưa nắng cho hành khách trong quá trình chờ xe buýt, không có thông tin gì về tuyến ngoài hành trình rút ngắn của tuyến (tỉ lệ 53 %) . Hình 2.15: Điểm dừng tại gần ngã 4 Phạm Hùng Hình 2.16: Điểm dừng tại đối diện 220 Hình 2.17: Điểm dừng tại KTX ĐHGTVT Trần Duy Hưng Hình 2.18: Nhà chờ tại: 57A Hình 2.19: Điểm dừng tại 101B1 Huỳnh Thúc Kháng Huỳnh Thúc Kháng Hình 2.20: Điểm dừng tại 27 Láng Hạ Hình 2.21: Điểm dừng tại 187 Giảng Võ đối diện Công viên Indira Gandi Hình 2.22: Điểm dừng tại 147 Nguyễn Thái Học Hình 2.23:Điểm dừng tại 48 Hoàng Diệu - Chiều về (Công viên nước - Bến xe Mỹ Đình) Có tổng số 32 điểm dừng trong đó có 12 điểm dừng (tỉ lệ 37,5 %) có hệ thống nhà chờ có mái che phục vụ hành khách trong quá trình chờ xe buýt, còn lại là 20 điểm không có nhà chờ (tỉ lệ 62,5 %). Hình 2.24: Điểm dừng tại 33 Âu Cơ Hình 2.25: Điểm dừng tại 192 Yên Phụ Hình 2.26: Điểm dừng tại 112-114 Nghi Tàm Hình 2.27: Điểm dừng tại 34-36 Hoàng Diệu Hình 2.28: Điểm dừng tại: Bến xe Kim Mã Hình 2.29: Điểm dừng tại: siêu thị Hapro Mart Nhận xét: Trong tổng số 64 điểm dừng đỗ thì mới chỉ có 27 điểm dừng đỗ có hệ thống nhà chờ nói chung là đủ điều kiện về một điểm dừng đỗ, tỷ lệ nói chung là thấp song so với lưu lượng hành khách đi lại trên tuyến thì có thể nói là khá hợp lý vì nhiều đoạn lượng hành khách lên xuống thấp song trong tương lai nên bố trí thêm hệ thống nhà chờ tại một vài điểm dừng đỗ khác. 2.3.4. Tình hình phương tiện trên tuyến. Hình2.30: Hình ảnh xe buýt tại bến xe Mỹ Đình Phương tiện vận tải là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình vận tải, do đó chất lượng phương tiện phải luôn ở trong tình trạng tốt để hành khách cảm thấy yên tâm và thoải mái khi sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng Trên tuyến Bến xe Mỹ Đình - Công viên nước hiện có 9 xe kế hoạch và 12 xe hoạt động. Tất cả đều là loại xe DAEWOO BS090, với sức chứa 60 hành khách (trong đó có 35 chỗ đứng chiếm tỉ lệ 58% và 25 chỗ ngồi tỉ lệ 42%). Các thông số kỹ thuật đối với phương tiện trên tuyến như sau : Bảng 2.9. Các thông số kỹ thuật phương tiện Loại xe Thông số Đơn vị DaewooBS090 Chiều dài xe mm 4200 Dài toàn bộ mm 8940 Rộng toàn bộ mm 2490 Cao toàn bộ mm 3225 Bán kính quay vòng m 8.4 Sức chứa Chỗ 60 Trọng lượng xe không kg 8540 Trọng tải Ghế/Chỗ 25/60 Dung tích bình nhiên liệu Lít 200 Vận tốc tối đa Km/h 77 Thể tích xi lanh m3 8071 Hệ thống lái Trợ lực tay lái Hệ thống phanh Khí hai dòng Kiểu phanh 10,00-20-16PR Vành bánh xe 7,00T-20 Công suất điều hòa Kcal/h 21000 (Nguồn: trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị) Đây là chỉ tiêu đáp ứng những yêu cầu chung đối với xe bus tiêu chuẩn của Hà Nội. Nhìn chung chất lượng phương tiện trên tuyến tương đối tốt, trên xe có đầy đủ các thông tin về lộ trình các điểm dừng đỗ dọc đường được bố trí trên hộp điều hòa ở trước cửa xuống, có bảng nội quy đi xe buýt, trên xe có tín hiệu liên lạc giữa nhân viên lái xe và hành khách, số hiệu tuyến và đặc biệt là có đường dây nóng để hành khách kịp thời phản ánh những sai phạm của lái phụ xe đến trung tâm quản lý và điều hành xe buýt. Bên ngoài xe được sơn màu đặc trưng của ngành GTCC, màu sơn phía đuôi xe được cách điệu để hành khách dễ dàng nhận ra từ xa. Tuy nhiên vẫn có những điều cần phải khắc phục như: một vài xe chất lượng phương tiện có dấu hiệu xuống cấp như mui xe đã bị bong gỗ ra, chỗ ngồi thì bong vải bọc …ngoài ra cần phải bổ sung thêm loa thông báo khi xuống một điểm nào đó Trước kia xe 33 phục vụ cho việc đi lại cho hành khách là xe buýt nhỏ do đó khi đi trên thường gây cảm giác khó chịu, từ khi thay thế bằng xe 60 chỗ thì có thể tạo cảm giác thoải mái hơn cho hành khách và phục vụ được nhiều hơn. 2.3.5. Kết quả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxChương II.docx
  • docxChương I.docx
  • docxChương III.docx
  • docxDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.docx
  • docxKẾT LUẬN.docx
  • docxLỜI MỞ ĐẦU.docx
  • docxPHỤ LỤC.docx
  • docxTÀI LIỆU THAM KHẢO.docx