Đồ án Chế tạo đĩa băng tải truyền động hộp giảm tốc trục vít mini trên trung tâm gia công HAAS

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 7

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 8

1.1 Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài của đề tài 8

1.2 Giới thiệu chung về các phần mềm gia công cơ khí 8

1.2.1 Phần mềm MasterCam 9

1.2.2 Phần mềm Catia 9

1.2.3 Phần mềm Solidworks 10

1.2.4 Phần mềm Pro/ Engineer 10

1.3 So sánh giữa các phần mềm gia công cơ khí 11

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÁY CNC 13

2.1 Cụm trục chính 14

2.2 Hệ điều khiển 14

2.3 Bàn máy 15

2.4 Trục vít me 15

2.5 Ổ tích dụng cụ 16

2.6 Cơ cấu thay dao tự động 17

CHƯƠNG III: GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM MASTERCAM 18

3.1 Một số lệnh cơ bản 20

3.1.1 Lệnh New 20

3.1.2 Lệnh Open 21

3.1.3 Lệnh Save 21

3.1.4 Lệnh Properties 22

3.2 MasterCam Design - thiết kế chung 22

3.2.1 Sketcher - các lệnh vẽ cơ bản 22

3.2.2 Xform - lệnh hỗ trợ vẽ 27

3.2.3 Surface - lệnh tạo bề mặt 31

3.2.4 Solids - lệnh vẽ khối đặc 33

3.2.5 Ứng dụng các lệnh vẽ trong MasterCam để thiết kế chi tiết 38

3.3 MasterCam Mill - Gia công phay 42

3.3.1 Lệnh Face - Gia công bề mặt 42

3.3.2 Lệnh Pocket - Phay hốc 46

3.3.3 Lệnh Contour - Gia công biên dạng 49

3.3.4 Lệnh Drill - Khoan lỗ 51

3.3.5 Lệnh Surface Rough - Gia công bề mặt thô 53

3.3.6 Lệnh Surface Finish - Gia công bề mặt tinh 56

3.3.7 Xuất File NC chương trình gia công 57

CHƯƠNG IV: TRUNG TÂM GIA CÔNG HAAS MINI MILL 58

4.1 Tổng quan về máy Haas 58

4.2 Bảng điều khiển 61

4.2.1 Vùng khởi động máy 62

4.2.2 Vùng hiển thị 63

4.2.3 Vùng phím bấm 64

4.3 Vận hành máy Haas 73

4.3.1 Khởi động máy Haas 73

4.3.2 Đặt tọa độ làm việc và bù chiều dài dao. 74

4.4 Bảo dưỡng máy 77

4.4.1 Các yêu cầu về vận hành máy 77

4.4.2 Nội dung bảo dưỡng 78

CHƯƠNG V: GIA CÔNG TRÊN TRUNG TÂM HAAS 79

5.1 Bài tập số 1 79

5.1.1 Chi tiết 79

5.1.2 Chương trình gia công 81

5.2 Bài tập số 2 84

5.2.1 Chi tiết 84

5.2.2 Gia công chi tiết 85

CHƯƠNG VI: THIẾT KẾ VÀ GIA CÔNG ĐĨA BĂNG TẢI TRUYỀN ĐỘNG HỘP GIẢM TỐC TRỤC VÍT MINI 88

6.1 Thông số thiết kế của đĩa băng tải 88

6.2 Thiết kế và lập trình gia công đĩa băng tải sử dụng MasterCam 89

6.2.1 Thiết kế đĩa băng tải 89

6.2.2 Lập trình gia công đĩa băng tải bằng MasterCam 92

6.3 Gia công đĩa băng tải trên trung tâm gia công Haas 97

6.3.1 Chuẩn bị phôi, dụng cụ và gá lắp phôi 97

6.3.2 Đặt gốc phôi, chọn gốc chương trình và bù chiều dài dao 98

KẾT LUẬN 103

TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

PHỤ LỤC 105

Phụ lục A - Bảng mã G Code. 105

Phụ lục B - Bảng mã M Code. 107

Phụ lục C - Chương trình NC gia công bài tập 2. 108

Phụ lục D - Chương trình gia công đĩa băng tải. 112

 

 

doc113 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1824 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Chế tạo đĩa băng tải truyền động hộp giảm tốc trục vít mini trên trung tâm gia công HAAS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiểu máy gia công là máy phay: Main menu → Machine type → Mill → Default (mặc định máy phay 3 trục). 3.3.1 Lệnh Face - Gia công bề mặt Lệnh Face tạo ra các đường chạy dao thực hiện cắt các phần kim loại theo bề mặt. Ứng dụng để gia công bên trên bề mặt các chi tiết (mặt đầu). Hình 3.46: Gia công mặt đầu. Thao tác: Chọn máy gia công → gọi lệnh → chọn chuỗi biên dạng bao bề mặt cần phay → OK. Sau khi chọn lệnh xuất hiện bảng thoại Facing: Hình 3.47: Bảng thoại Facing. Toolpath parameters: các thông số đường chạy dao. Chọn dao chuẩn từ thư viện của MasterCam bằng cách nhấn vào Select library tool. Ngoài ra chúng ta cúng có thể tạo một dao mới bằng cách kích vào phần trắng phía trên của bảng thoại → nhấn phím chuột phải xuất hiện trình đơn chọn dao → Create new tool để chọn dao mới. Sau khi chọn Create New tool xuất hiện bảng thiết lập thông số: Hình 3.48: Bảng thiết lập thông số của dao. Trong đó: Endmill Flat: dao phay mặt đầu. Type: lựa chọn kiểu dao. Parameters: các thông số công nghệ. Từ bảng thiết lập thông số của dao ta có thể thiết lập các thông số của dao phay như: đường kính dao, độ dài đường rãnh dao, chiều dài đầu kẹp dao… Facing Parameters: Các thông số bề mặt gia công. Hình 3.49: Các thông số bề mặt gia công. Trong đó: Clearance: lượng rút dao về khi kết thúc gia công bề mặt. Retract: lượng rút dao giữa các lần đi dao. Feed Plane: khoảng cách từ đỉnh dao tới bề mặt phôi, dao di chuyển với tốc độ gia công. Top of stock: bề mặt phôi. Depth: chiều sâu phay. Z stock to leave: lượng dư để lại sau khi gia công theo phương Z Depth cuts: chia chiều sâu phay thành nhiều lần. 3.3.2 Lệnh Pocket - Phay hốc Lệnh Pocket dùng để phay các hốc trên chi tiết. Hình 3.50: Phay hốc sử dụng lệnh Pocket. Thao tác: Gọi lệnh → chọn biên dạng cần phay hốc → OK. Khi đó xuất hiện bảng thoại Pocket (Standard): Toolpath Parameter: Các thông số của đường chạy dao. Pocketing Parameter: Các thông số hốc. Trong đó: Pocket type: Kiểu hốc. Bao gồm các kiểu Standard: Kiểu hốc kín. Facing: Phay bề mặt theo biên dạng hốc. Insland Facing: Phay bề mặt theo biên dạng hốc có đảo giữa. Remachining: Phay lại một hốc đã có. Open: Hốc có biên hở. Hình 3.51: Bảng thoại Pocket Parameter. Roughing/finishing parameter: các thông số phay thô/phay tinh hốc. Hình 3.52: Bảng thoại Roughing/Finishing parameter. Trong đó: Rough: Phay thô. Cutting method: Chọn phương pháp phay. Stepover percentage: Khoảng cách đường tâm dao tính theo % đường kính dao. Stepover distance: Giá trị quy đổi ra đơn vị dài. Roughing angle: Góc đường đi dao so với phương ngang. Lead in/out: Chế độ vào ra dao. Entry helix: Vào dao theo đường xoắn ốc. Finish: Phay tinh. Cutter compensation: Tính toán bù dao. Entry Helix: Minimum radius: bán kính cung nhỏ nhất. Maximum radius: bán kính cung lớn nhất. Z, XY clearance: khoảng cách mũi dao so với phôi theo các phương trước khi gia công. Plunge angle: góc đi xuống. Hình 3.53: Thông số vào ra dao. 3.3.3 Lệnh Contour - Gia công biên dạng Hình 3.54: Phay biên dạng ngôi sao sử dụng lệnh Contour. Thao tác: Gọi lệnh → chọn chuỗi biên dạng → OK. Xuất hiện bảng thoại Contour (2D): Toolpath Parameters: Các thông số của đường chạy dao. Contour Parameters: Các thông số biên dạng. Trong đó: - Compensation type: Kiểu bù dao. Computer: Bù dao trong máy tính. Control: Bù dao trong hệ diều khiển. Wear: Bù do sự mòn dao. - Compensation Direction: Hướng bù dao Left: Bù bên trái dao. Right: Bù bên phải dao. - Contour Type: Kiểu biên dạng. 3D: Biên dạng 3D. 2D: Biên dạng 2D. 2D chamfer: Vát cạnh. Ramp: Tạo biên dốc. Remaching: Làm tinh biên dạng đã phay trước đó. X,Y,Z clearance: Lượng dư sau khi gia công theo các phương. Hình 3.55: Bảng thoại Contour Parameter. Multi Passes: Tạo nhiều đường phay từ biên phôi vào biên dạng. Roughing: phay thô Number: số lần Spacing: khoảng cách các lần, tính theo tâm dao. Finishing passes: phay tinh Number: số lần Spacing: khoảng cách các lần, tính theo tâm dao. Hình 3.56: Bảng thoại Multi Passes. Depth cuts: Chia chiều sâu phay thành nhiều lần. Max rough step: chiều sâu phay thô lớn nhất. Finish cuts: số lần phay tinh. Finish step: chiều sâu phay tinh. Hình 3.57: Bảng thoại Depth cuts. 3.3.4 Lệnh Drill - Khoan lỗ Dùng để khoan các lỗ trên bề mặt chi tiết gia công một cách nhanh chóng. Hình 3.58: Sử dụng lệnh Drill để khoan chi tiết. Thao tác: Gọi lệnh → nhập tọa độ điểm cần khoan, có các phương pháp nhập điểm sau: Manual: nhập điểm thông thường Automatic: nhập điểm tự động Entities: các điểm điều khiển của một đối tượng Window points: theo cửa sổ. Mask on Arc: tâm cung tròn. Last: theo điểm trước đó. Hình 3.59: Các cách lựa chọn điểm khoan. Sau khi chọn xong điểm → OK. Xuất hiện bảng thoại: Hình 3.60: Bảng thoại Dill/Couterbore. Toolpath Parameter: Các thông số của đường chạy dao. Simple dill – no peck: các thông số khoan. Depth: chiều sâu khoan. Tip comp: khoan thủng. Cycle: kiểu chu trình khoan. Dwell: thời gian dừng. 3.3.5 Lệnh Surface Rough - Gia công bề mặt thô Thao tác: Toolpaths → Surface → chọn phương pháp gia công thô → chọn bề mặt gia công. Các phương pháp gia công thô: Parallel: Dao dịch chuyển song song. Radial: Dao dịch chuyển hướng kính. Project: Sử dụng phương pháp chiếu để tạo đường di chuyển dao. Flowline: Dao di chuyển theo đường sinh. Contour: Dao di chuyển theo biên dạng bề mặt. Pocket: Dạng hốc. Plunge: Dịch chuyển ăn sâu theo phương Z. Parallel → chọn dạng bề mặt gia công: Boss: Bề mặt lồi. Cavity: Bề mặt lõm. Unspecified: Bề mặt bất kỳ. Sau khi chọn bề mặt gia công xuất hiện bảng thoại: Hình 3.61: Bảng thoại Surface Rough Parallel. Trong đó: Toolpath Parameters: Các thông số của đường chạy dao. Surface Parameters: Các thông số bề mặt. Rough Parallel Parameters: Các thông số phay thô. Hình 3.62: Bảng các thông số phay thô. Total tolerance: dung sai Max stepover: khoảng cách lớn nhất giữa các đường ăn dao. Max stepdown: lượng phay sâu lớn nhất của một lần phay. Maching angle: góc đường dịch chuyển so với phương ngang. Plunge control: điều khiển di chuyển dao ăn sâu theo phương Z. Radial → chọn dạng bề mặt gia công: Boss: bề mặt lồi. Cavity: bề mặt lõm. Unspecified: bề mặt bất kỳ. Sau khi chọn bề mặt gia công xuất hiện bảng thoại: Toolpath Parameters: Các thông số của đường chạy dao. Surface Parameters: Các thông số bề mặt. Rough Radial Parameters: Các thông số phay thô. Hình 3.63: Các thông số công nghệ của phay Radial Max angle increment: góc tương đối giữa các đường tâm dao. Start angle: góc bắt đầu. Start offset distance: khoảng bù ban đầu. Sweep angle: góc quét. Starting point: điểm bắt đầu gia công. Profect → chọn dạng bề mặt gia công: Boss: bề mặt lồi. Cavity: bề mặt lõm. Unspecified: bề mặt bất kỳ. Sau khi chọn bề mặt gia công xuất hiện bảng thoại: Toolpath Parameters: Các thông số của đường chạy dao. Surface Parameters: Các thông số bề mặt. Rough Radial Parameters: Các thông số phay thô. Hình 3.64: Các thông số công nghệ của phay Project. Project type: kiểu chiếu. NCI: sử dụng thao tác gốc đã có. Curves: sử dụng các đường cong để chiếu. Point: sử dụng hệ thống các điểm để chiếu. 3.3.6 Lệnh Surface Finish - Gia công bề mặt tinh Lệnh Surface Finish sử dụng giống như lệnh Lệnh Surface Rough. Lệnh Surface Finish được sử dụng để gia công các bề mặt tinh. 3.3.7 Xuất File NC chương trình gia công Sau khi đã lập trình và mô phỏng quá trình gia công xong, tiến hành xuất File NC. Tại thanh Operations Manager chọn Toolpaths → nhấn Post Selected Operations: Hình 3.65: Xuất File NC. Xuất hiện bảng thoại Post processing: Hình 3.66: Bảng thoại Post processing. Cuối cùng đặt tên cho chương trình và chọn đường dẫn tới thư mục cần lưu chương trình. CHƯƠNG IV: TRUNG TÂM GIA CÔNG HAAS MINI MILL 4.1 Tổng quan về máy Haas Hình 4.1: Công ty liên hợp tự động hóa Haas. Máy phay CNC Hass Mini Mill do công ty liên hợp tự động hóa Hass, trụ sở tại Oxnard, bang California - Hoa Kỳ nghiên cứu và chế tạo thành công. Công ty tự động hóa Haas có hơn 1 triệu foot vuông nhà xưởng ở Oxnard, bang Califorlia, đó là minh chứng rõ ràng cho sự tận tụy của Haas đến khách hàng. Đây là xưởng sản xuất lớn nhất Hoa Kỳ, bao gồm các máy móc hiện đại nhất thế giới hiện nay. Haas là nhà sản xuất máy công cụ lớn nhất Hoa Kỳ, sản phẩm xuất xưởng nhiều hơn bất cứ hãng máy nào khác. Haas đã đầu tư rộng rãi và hầu khắp, những thiết bị sản xuất hàng đầu, những hệ thống sản xuất linh hoạt tới những dây truyền sản xuất hoàn hảo, những máy CNC chính xác hơn bao giờ hết. Sử dụng rộng rãi các hệ thống cấp phôi tự động cho phép giảm sức ép cho dây chuyền sản xuất, tăng năng suất và năng lực sản xuất. Hiện nay, hơn 1300máy CNC được Haas xuất xưởng hàng tháng. Hình 4.2: Trung tâm gia công Haas Mini Mills. Trong đó: A-Chiều rộng lớn nhất: 1981mm B-Chiều rộng lớn nhất: 1731mm C-Chiều rộng mở cửa: 610mm D-Chiều cao lớn nhất khi hoạt động: 2489 mm E-Chiều cao mở cửa: 884 mm F-Chiều rộng mở cửa: 864 mm G-Chiều rộng nhỏ nhất: 1524 mm. Hình 4.2: Kích thước của máy Bảng thông số chính của máy: Hành trình Hành trình theo trục X 406mm Hành trình theo trục Y 305mm Hành trình theo trục Z 254mm Trục chính Số vòng quay cực đại 6000 v/p Momen xoắn cực đại 45Nm Công suất cắt cực đại 5.6 KW Lượng ăn dao cực đại 12.7 m/phút Ổ tích dụng cụ Khả năng chứa dụng cụ 10 dụng cụ Đường kính tối đa của dụng cụ 89mm Khối lượng tối đa của dụng cụ 5,4kg Thời gia thay đổi dụng cụ 3.6s Đặc tính chung Độ chính xác vị trí 0.005mm Độ chính xác lặp lại 0.003mm Áp suất cần thiết 6.9bar Dung tích nước làm mát 91L Khối lượng toàn bộ của máy 1542kg Bảng 4.1: Các thông số chính của máy 4.2 Bảng điều khiển Hình 4.3: Bảng điều khiển. Bảng điều khiển của máy có chức năng điều khiển mọi hoạt động của máy trong quá trình làm việc. Bảng điều khiển của máy được phân thành 3 vùng: vùng hiển thị CRT, vùng phím số, vùng khởi động máy. Hình 4.4: Các vùng làm việc của bảng điều khiển. 1: Vùng khởi động máy. 2: Vùng hiển thị CRT. 3: Vùng phím bấm . 4.2.1 Vùng khởi động máy Vùng khởi động máy bao gồm các phím chức năng bật tắt On/Off, nạp bộ đếm giờ, núm điều chỉnh và các nút Emergency Stop-dừng khẩn cấp, Cycle Start - bắt đầu chương trình, Feed Hold-duy trì lượng ăn dao. Power on: Khởi động máy. Power Off: Tắt máy. Spindle Load: Tốc độ quay của trục chính. Emergency Stop: Dừng khẩn cấp. Handle: Núm điều chỉnh bằng tay. Cycle Start: Bắt đầu chương trình. Feed Hold: Dừng tạm thời, vẫn duy trì lượng ăn dao. Hình 4.5: Vùng khởi động máy. Nút Emergency Stop ngay lập tức dừng tất cả các chuyển động của máy. Cycle Start sẽ khởi động một chương trình đang chạy trong MEM hoặc MDI. Feed Hold sẽ dừng tất cả các chuyển động các trục cho đến khi Cycle Start được ấn. Feed Hold sẽ không dừng trục chính, bộ phận thay dụng cụ hoặc bơm làm mát, nó chỉ dừng chuyển động của các trục phụ. Núm điều chỉnh được sử dụng để điều chỉnh một trong các trục. Khi sử dụng đơn vị hệ mét bước núm nhỏ nhất là 0.001mm và lớn nhất 1.0mm. 4.2.2 Vùng hiển thị Vùng hiển thị có chức năng hiển thị các thông số của máy như tốc độ quay của trục chính, tốc độ ăn dao, các câu lệnh của chương trình gia công hay các lỗi cảnh báo. 4.2.3 Vùng phím bấm Bàn phím của máy được dùng để nhập các số liệu, thông số cho quá trình gia công hay điều khiển quá trình gia công của máy. Bàn phím bảng điều khiển được chia ra thành 9 vùng riêng biệt. Hình 4.6: Các vùng chức năng của bàn phím. Các phím RESET : 3 phím Các phím FUNTION : 8 phím Các phím JOG : 15 phím Các phím OVERRIDE : 16 phím Các phím DISPAY : 8 phím Các phím CURSOR : 8 phím Các phím ALPHA : 30 phím Các phím MODE : 30 phím Các phím NUMERIC : 10 phím RESET KEYS: là phím nằm ở góc trái của bảng điều khiển. RESET: Dừng tất cả các chuyển động của máy và đặt con trỏ chương trình ở đỉnh của chương trình hiện hành. POWER/UP/RESET: Tự động cho giá trị ban đầu vào máy khi bật điện. Sau khi bật điện, khi phím này được ấn các trục về vị trí không và một dụng cụ được lắp vào trục chính. TOOL/CHANGER: Khôi phục lại bộ thay đổi dụng cụ để quá trình hoạt động được bình thường sau khi bộ thay dụng cụ đã bị ngắt quãng trong suốt một quá trình thay đổi dụng cụ. FUNTION KEYS: Dưới các phím xác lập là các phím chức năng. Chúng được sử dụng để chấp hành các chức năng đặc biệt đã được thực thi qua phần mềm điều khiển. Hình 4.7: Các phím Funtion. F1-F4: Được sử dụng trong soạn thảo, các đồ họa, nền soạn thảo và cho sự giúp đỡ để chấp hành các chức năng đặc biệt. TOOL/OFSET /MESURE: Được sử dụng để ghi lại các lượng bù chiều dài dụng cụ. NEXT/TOOL: Được sử dụng để lựa chọn dụng cụ tiếp theo trong quá trình cài đặt bộ phận. TOOL/RELEASE: Tháo dụng cụ từ trục chính. PART/ZERO/SET: Được sử dụng để tự động đặt các lượng bù tọa độ làm việc trong quá trình cài đặt bộ phận. JOG KEYS: Các phím điều khiển nằm ở phía dưới bên trái các phím chức năng. Các phím này lựa chọn mà với các trục núm điều chỉnh sẽ chuyển các tín hiệu tới và duy trì sự điều chỉnh được tiếp tục. Hình 4.8: Các phím JOG. JOG LOCK: Khi đã ấn trước một trong các phím phía trên, trục được di chuyển trong chuyển động tiếp theo mà không cần giữ các phím bị ấn. - CHIP/FWD: Đổi chiều quay của mũi khoan để thoát phoi từ vị trí làm việc. - CHIP/STOP: Dừng sự chuyển động của mũi khoan. - CHIP/REV: Đổi chiều quay của mũi khoan theo chiều ngược lại. Phím phải được ấn xuống trong quá trình điều khiển. OVERRIDES: Các phím dùng để tăng tốc dịch chuyển bàn dao, lượng ăn dao được lập trình và tốc độ trục chính. Hình 4.9: Các phím OVERRIDES. HANDLE/CONTROL/FEEDRATE: Cho phép núm điều chỉnh được sử dụng để điều khiển tốc độ ăn dao trong phạm vi ±1%. HANDLE/CONTROL/ SPINDLE: Cho phép núm điều chỉnh được sử dụng để điều khiển tốc độ trục chính trong phạm vi ±1%. CW: Khởi động trục chính theo chiều kim đồng hồ . STOP: Dừng trục chính. CCW: Khởi động trục chính theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. DISPLAYS: Các phím hiển thị nằm chính giữa phía trên. 8 phím này cung cấp đường vào các hiển thị khác nhau, thông tin thường dùng và các tiện ích trợ giúp cho người dùng. Một số trong các phím đó là các phím đa chức năng, chúng sẽ hiển thị các hình ảnh khác nhau khi được ấn nhiều lần. Hiển thị hiện hành luôn được hiển thị ở dòng bên trái của màn hình. Hình 4.10: Các phím chức năng Displays. PRGRM/CONVRS: Hiển thị chương trình được lựa chọn hiện thời. Cũng như đã sử dụng trong các áp dụng mã hóa mạnh. POSIT: Hiển thị vị trí các trục của máy. Ấn PAGE UP và PAGE DOWN sẽ chỉ cho người điều khiển máy, công việc và khoảng cách tới các khổ trong khổ chữ lớn. Hình 4.11: Hiển thị vị trí các trục của máy. OFFSET: Hiển thị chiều dài dụng cụ, các lượng bù tầm với và vị trí dầu làm nguội. PAGE UP sẽ hiển thị các giá trị của các lượng bù các trục công tác. Hình 4.12: Hiển thị chiều dài dụng cụ. CURNT/COMDS: Hiển thị chương trình hiện hành, các trị số của chương trình và vị trí trong suốt thời gian chạy. Hình 4.13: Hiển thị chương trình hiện hành. CURSOR KEYS: Các phím Cursor nằm giữa bảng điều khiển. Cho phép khả năng di chuyển tới các màn hình khác nhau và các phạm vi trong hệ điều khiển. Được sử dụng mở rộng cho soạn thảo các chương trình CNC. Hình 4.13: Các phím Cursor. HOME: Phím này thường di chuyển con trỏ lên trên đầu trang soạn thảo trên màn hình. Trong soạn thảo, là khối trên của chương trình. Trong đồ họa, sẽ chọn chế độ quan sát đầy đủ. : Mũi tên lên di chuyên lên trên 1 mục, khối hoặc trường. Trong đồ họa, cửa sổ phóng to sẽ được di chuyển lên trên. : Mũi tên lên di chuyển xuống dưới một mục, khối hoặc trường. Trong đồ họa cửa sổ phóng to sẽ được di chuyển xuống dưới. : Được sử dụng để lựa chọn các mục soạn thảo riêng lẻ cùng với trình soạn thảo, di chuyển con trỏ sang trái. Nó chọn số liệu tùy biến trong các trường của trang và phóng to cửa sổ sang bên trái khi ở trong đồ họa. : Được sử dụng để lựa chọn các mục soạn thảo riêng lẻ cùng với trình soạn thảo, di chuyển con trỏ sang phải. Nó chọn số liệu tùy biến trong các trường của trang và phóng to cửa sổ sang phải khi ở trong đồ họa. END: Phím này thường di chuyển con trỏ xuống dưới cùng của trang soạn thảo trên màn hình. Trong soạn thảo nó là khối cuối cùng của chương trình. PAGE/UP: Được sử dụng để thay đổi các hiển thị, các di chuyển lên một trang trong trang soạn thảo hoặc phóng to khi trong đồ họa. PAGE/DOWN: Được sử dụng để thay đổi các hiển thị, di chuyển xuống một trang trong trình soạn thảo hoặc phóng lại gần hơn khi trong đồ họa. ALPHA KEYS: Các phím alpha cho phép người sử dụng nhập 26 ký tự soạn thảo bảng chữ cái với một số tính năng đặc biệt. Hình 4.15: Các phím Alpha. SHIFT: Phím SHIFT cung cấp cách dùng các ký tự trắng trên bàn phím. Ấn phím SHIFT và sau đó ký tự trắng sẽ được đưa tới hệ điều khiển. Khi gõ văn bản, chữ hoa sẽ được mặc định. Để nhập các ký tự thường, ấn và giữ phím SHIFT trong khi ấn các ký tự thích ứng. Phím SHIFT có thể được ấn liên tục trong khi một số các phím khác được ấn. EOB: Đây là viết tắt của END-OF-BLOCK (kết thúc khối). Nó được hiển thị như một dấu chấm phẩy trên màn hình và nó biểu thị kết thúc một khối chương trình. Nó giống như khi dụng cụ cắt quay lại và sau đó gia công đường khác. MODE KEYS: Các phím MODE nằm ở phần phía trên bên phải bảng điều khiển. Các phím này thay đổi trạng thái hoạt động của dụng cụ máy CNC. Hình 4.16: Các phím Mode. EDIT : Chọn chế độ soạn thảo. INSERT: Chèn dữ liệu vào bộ nhớ đệm đầu sau khi con trỏ hiện hành định vị. Ngoài ra thường để sao chép cá khối lệnh trong chương trình. ALTER: Thay đổi mục mà con trỏ trên dữ liệu trong bộ nhớ đệm vào. Đặt một chương trình MDI trên danh sách chương trình. DELETE: Xóa mục mà con trỏ đang ở đó. UNDO: Quay ra hoặc trở về trạng thái trước đó, có thể trở lại đến 9 lần soạn thảo trước đó. MEM : Chọn chế độ MEM SINGLE/BLOCK: Chỉ một khối của chương trình đang chạy được chấp hành. DRY/RUN: Được sử dụng để kiểm tra chuyển động của máy thực tế mà không có vật gia công. Các chế độ gia công của chương trình được thay thế bởi các phím tốc độ ở hàng núm điều chỉnh. OPTION/STOP: Mở các chế độ dừng lại tùy chọn. BLOCK/DELET: Khi không có lượng bù dụng cụ cắt, xóa khối sẽ tác động đến 2 dòng sau khi BLOCKDELETE được ấn. MDI/DNC : Chọn chế độ MDI hoặc DNC COOLNT: Đóng và mở nước làm mát. Quay trục chính tới một vị trí ORIENT: Xác định và sau đó khóa trục chính. SPINDLE: Có thề được sử dụng trong thời gian cài đặt để chia ra các phần. ACT/FWD: Quay mâm cặp dụng cụ đến dụng cụ tiếp theo. ACT/REV: Quay mâm cặp dụng cụ trở lại dụng cụ trước đó. HAND/JOG : Chọn chế độ điều chỉnh bằng tay: 0.001mm cho mỗi mức chia trên núm điều chỉnh, cho chạy không tải 0.1inch/phút. 0.01 mm cho mỗi mức chia trên núm điều chỉnh, cho chạy không tải 1inch/phút. 0.1 mm cho mỗi mức chia trên núm điều chỉnh, cho chạy không tải 10 inch/phút. 1 mm cho mỗi mức chia trên núm điều chỉnh, cho chạy không tải 100 inch/phút. ZERO/RET : Chọn chế độ quy không AUTO/ALL/AXES: Tìm kiếm tất cả các vị trí không của các trục. ORIGIN: Hiển thị các điểm gốc khác nhau và bộ đếm giờ. SINGL/AXIS: Tìm kiếm điểm không của máy trên trục mà được chỉ rõ trên bộ nhớ đệm đầu vào. HOME G28: Một trong các trục X, Y, Z, hoặc B có thể quay về không độc lập. Người điêu khiển nhập X, Y, Z, hoặc B sau đó ấn phím G28. Ấn phím HOME G28 mà không nhập ký tự của một trục thì sẽ quy không tất cả các trục. LIST/PROG : Lựa chọn chế độ liệt kê các chương trình và hiển thị một danh sách các chương trình trong hệ điều khiển. SELECT/PROG: Lựa chọn chương trình có sẵn trong bộ nhớ của máy. SEND/RS232: Chuyển các chương trình ra qua cổng RS-232. RECV/RS232: Nhận các chương trình ra qua cổng RS-232. ERASE/PROG: Xóa chương trình. 4.3 Vận hành máy Haas 4.3.1 Khởi động máy Haas Đầu tiên bật máy nén khí đồng thời mở van khí của máy để đảm bảo áp suất làm việc của máy là 100psi. Hình 4.17: Van và đồng hồ đo áp suất khí nén của máy. Bật nguồn bằng cách gạt cần gạt phía sau máy sang nấc ON. Hình 4.18: Cần gạt khởi động. Ấn nút POWER ON trên bảng điều khiển để thực hiện quá trình khởi động máy. Restart máy để đưa các trục của máy về điểm O bằng cách nhấn POWER UP trên bảng điều khiển. 4.3.2 Đặt tọa độ làm việc và bù chiều dài dao. a, Đặt tọa độ làm việc của máy. Đầu tiên phải gá phôi chắc chắn trên Êtô của máy. Thiết lập tọa độ làm việc của máy. Tọa độ đó được ghi vào G54 ÷ G59 hoặc G110 ÷ G129. Để đặt tọa độ làm việc ta tiến hành như sau: Đầu tiên bật chế độ điều khiển bằng tay HAND/JOG Bấm OFFSET, sử dụng các mũi tên trái, phải, lên, xuống để đưa con trỏ về tọa độ X. Giữ nguyên trục Y, quay tay quay để đưa dao tới tọa độ làm việc mới. Sau khi dao đã tới tọa độ làm việc mới nhấn PART/REZO/SET để lưu giá trị tọa độ làm việc mới của trục X. Với trục Y ta cũng thao tác tương tự. Hình 4.19: Đặt gốc làm việc tại G54. Thông thường với các phôi tròn hay vuông gốc làm việc thường được đặt tại tâm của phôi. Quá trình đặt gốc làm việc ở tâm của phôi tròn hay phôi vuông giống nhau và được thực hiện như sau: Hình 4.20: Quá trình đặt gốc làm việc tại tâm của phôi. Trước tiên khóa chuyển động của bàn máy theo phương Y. Cho bàn máy di chuyển theo phương X để mũi dao chạm tới 2 điểm X1 rồi X2 của phôi. Chú ý trong quá trình bàn máy di chuyển theo phương X thì phương Y phải được cố định. Khi đó: Xo= (X1 + X2)/2 Tương tự với trục Y. Khóa chuyển động của bàn máy theo phương X. Cho bàn máy di chuyển theo phương Y để mũi dao chạm tới 2 điểm Y1 rồi Y2 của phôi. Chú ý trong quá trình bàn máy di chuyển theo phương Y thì phương X phải được cố định. Khi đó: Yo= (Y1 + Y2)/2 b, Bù chiều dài dao. Trên bảng điều khiển chọn chế độ Hand Jog. Nhấn 2 lần Offset. Chọn trục chuyển động là trục Z. Di chuyển mũi dao xuống chạm bề mặt phôi (thường dùng giấy mỏng để rà). Khi mũ dao vừa chạm bề mặt phôi nhấn Tool/Offset/Mesur để lưu giá trị Z của mũi dao. Với các dao khác ta cũng tiến hành tương tự. Hình 4.21: Bù chiều dài dao. 4.4 Bảo dưỡng máy 4.4.1 Các yêu cầu về vận hành máy a. Yêu cầu chung - Dải nhiệt độ chạy máy: 410°F đến 1040°F (5 ± 400°C). - Dải nhiệt độ bảo quản: - 40°F đến 1580°F (-20 ± 700°C). - Độ ẩm xung quanh: 20% ± 95% độ ẩm tương đối không đọng hơi nước. - Độ cao so với mặt biển: 0 ± 7000 FT. b. Yêu cầu về điện. - Điện áp vào là 3 pha tam giác hoặc sao, ngoài ra cần phải có tiếp đất. - Tần số: 47 ± 66 Hz. - Điện lưới dao động không lớn hơn 10%. - Sai lệch không vượt quá 10% của điện áp tổng. - Điện áp làm việc 195 ± 260 V. c. Yêu cầu về không khí. Áp suất tối thiểu tại đường vào 100psi (pound/inch2), nên cần có máy nén khí công suất 2HP, dung tích tối thiểu. 4.4.2 Nội dung bảo dưỡng Định Kỳ Nội dung bảo dưỡng Hàng ngày - Kiểm tra mức dầu làm nguội mỗi ca 8 tiếng. - Kiểm tra mức dầu trong thùng dầu bôi trơn. - Làm sạch phoi từ đường bao và khay. - Làm sạch phoi từ bộ thay dao. Hàng tuần - Làm sạch các bề mặt ngoài. - Kiểm tra sự xả tự động của bộ lọc, bộ điều chỉnh áp suất. - Kiểm tra bộ điều chỉnh khí nén tại 85 psi. - Kiểm tra sự điều chỉnh áp suất khí trục chính tại 17 psi. Hàng tháng - Kiểm tra mức dầu trong hộp số: Tháo nắp kiểm tra phía dưới đầu trục chính. Đổ từ từ thêm dầu từ đỉnh cho đến khi dầu bắt đầu nhỏ giọt từ ống tràn dầu (thăm dầu) ở đáy thùng chứa. - Bôi một lớp mỏng mỡ bên ngoài các băng dẫn của máy và các dao. Hàng sáu tháng - Thay thế dầu làm nguội và làm sạch kỹ lưỡng thùng dầu làm nguội. - Kiểm tra hiện tượng nứt, hỏng tất cả các ống mềm và đường bôi trơn. Hàng năm - Thay dầu hộp số. Xả dầu từ đáy của hộp số. Tháo nắp kiểm tra dưới đầu trục chính. Đổ thêm dầu cho đến khi dầu bắt đầu nhỏ giọt từ ống tràn dầu ở đáy thùng chứa. - Kiểm tra lọc dầu và làm sạch hết cặn ở đáy lọc dầu. - Thay thế lọc khí trên hộp điều khiển 2 năm một lần. - Kiểm tra mức dầu SMTC qua mắt thăm . CHƯƠNG V: GIA CÔNG TRÊN TRUNG TÂM HAAS 5.1 Bài tập số 1 5.1.1 Chi tiết Hình 5.1: Chi tiết gia công được lập trình bằng tay. Hình 5.2: Kích thước chi tiết gia công. Để lập trình bằng tay cho chi tiết này ta cần biết tọa độ các điểm trên chi tiết. Để thực hiện được việc này ta sử dụng AutoCad để đo và tìm tọa độ điểm. Hình 5.3: Các điểm lập trình. Tọa độ Điểm X Y Tọa độ Điểm X Y 1 -6.75 -19.09 12 -11.75 33.23 2 -33.75 -9.55 13 11.75 33.23 3 -33.75 9.55 14 38.75 23.69 4 -6.75 19.09 15 38.75 -23.69 5 6.75 19.09 16 11.75 -33.23 6 33.75 9.55 17 30.38 -6.75 7 33.75 -9.55 18 30.38 6.75 8 6.75 -19.09 19 -30.38 -6.75 9 -11.75 -33.23 20 -30.38 6.75 10 -38.75 -23.69 21 0 -13.5 11 -38.75 23.69 22 0 13.5 Bảng 5.1: Tọa độ các điểm lập trình. Phôi có kích thước 75 X 95 X 2.5 mm. Dao T3 có đường kính Ø18mm. Dao T2 có đường kính Ø10mm. Để phay hết bề mặt của phôi cần thực hiện 2 đường Contour 1 và Contour 2. Trình tự gia công như sau: Đặt gốc làm việc của máy tại tâm của phôi. Trước tiên phay mặt đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDO AN TOT NGHIEP (DAO DUY THANH ).doc
  • avimat 1.avi
  • avimat 2.avi
  • pptSlide do an tot nghiep.ppt