MỤC LỤC
Trang
Chương 1: Giới thiệu chung6
1.1. Lý do chọn đềtài 6
1.2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 7
1.3. Bốcục của đồán 7
Chương 2: Tổng quan lý thuyết10
2.1. Lịch sửvềlý thuyết quản trịchiến lược 10
2.2. Một sốkhái niệm cơbản vềquản trịchiến lược: 10
2.3. Tầm quan trọng của Quản trịchiến lược 12
2.4. Quy trình quản trịchiến lược 12
2.5 Giới thiệu mô hình căn bản của Quản trịchiến lược 13
2.6 Giới thiệu 5 nhiệm vụcơbản phải thực hiện trong quản trị chiến lược 14
2.7. Các công cụchính sửdụng đểnghiên cứu quản trịchiến lược 16
2.8. Một sốcông cụhỗtrợ đểphân tích quản trịchiến lược 18
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu21
3.1. Hướng tiếp cận 21
3.2. Quy trình nghiên cứu 21
Chương 4: Thực trạng chiến lược kinh doanh viễn thông của
Công ty Điện lực Bắc Kạn.24
4.1 Giới thiệu Công ty Điện lực Bắc Kạn 24
4.2 Hiện trạng chiến lược kinh doanh viễn thông của Công ty
Điện lực Bắc Kạn 25
Chương 5: Đánh giá chiến lược kinh doanh hiện thời của Công
ty Điện lực Bắc Kạn.44
5.1 Hoạt động kinh doanh 44
5.2 Hiệu quảkinh doanh 44
5.3 Đổi mới, cải tiến 44
5.4 Xác định khách hàng mục tiêu 44
5.5 Vềmặt nội tại công ty 45
5.6 Vềmặt tài chính 45
5.7 Khảnăng học và phát triển 45
Chương 6: Kết luận và một sốgiải pháp46
6.1. Những đềxuất cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh
của Công ty điện lực Bắc Kạn 46
6.2. Kết luận 48
Tài liệu tham khảo50
Phụlục 1:Kết quảkinh doanh viễn thông của Công ty Điện lực Bắc Kạn. 51
Phụlục 2:Bảng so sánh kết quảkinh doanh giữa Công ty Điện lực
Bắc Kạn với các đối thủcạnh tranh từnăm 2008-2010 52
Phụlục 3:Phiếu phỏng vấn hoạt động kinh doanh viễn thông của
Công ty Điện lực Bắc Kạn 53
Phụlục 4:Phiếu phỏng vấn hoạt động kinh doanh viễn thông của
Công ty Điện lực Bắc Kạn 58
63 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1937 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Chiến lược phát triển kinh doanh viễn thông của Công ty Điện lực Bắc Kạn giai đoạn 2008 – 2010 và đề xuất giai đoạn 2011- 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thông cho tất cả các đối
tượng khách hàng trên toàn tỉnh, gồm các sản phẩm dịch vụ như :
- Dịch vụ điện thoại cố định không dây : E - COM.
- Dịch vụ điện thoại di động nội tỉnh : E - phone.
- Dịch vụ điện thoại di động toàn quốc : E - mobile.
- Dịch vụ điện thoại đường dài giá rẻ : VoIP 179.
- Dịch vụ thuê kênh riêng : E - Line.
- Dịch vụ truyền hình cáp.
- Dịch vụ Internet.
Hiện tại, Công ty đang sử dụng công nghệ CDMA cho dịch vụ điện thoại
thế hệ 3G và công nghệ WCDMA (Wideband code Division Multiple Acoess)
cho dịch vụ điện thoại thế hệ 3G.
4.2.2 Giá trị cốt lõi
- Chất lượng - tín nhiệm : Công ty Điện lực Bắc Kạn tôn vinh giá trị này
với mục tiêu xây dựng niềm tin, sự tín nhiệm bằng chất lượng sản phẩm và dịch
vụ, sự trung thực và tinh thần trách nhiệm. Luôn đảm bảo chất lượng là mục
tiêu hàng đầu, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
- Tận tâm - Trí tuệ : Với đội ngũ cán bộ công nhân viên gồm hơn 500
người xây dựng phong cách của CBCNV Công ty Điện lực Bắc Kạn là tận tâm,
có tinh thần trách nhiệm cao. Các thành viên luôn mang hết sức lực và trí tuệ để
thực hiện công việc hiệu quả, hết lòng phục vụ để đem lại sự hài lòng cho
khách hàng và vì hạnh phúc của nhân dân.
- Hợp tác - chia sẻ : Công ty Điện lực Bắc Kạn là đơn vị thuộc tập đoàn
lớn, hoạt động trong nhiều lĩnh vực trên phạm vi rộng và có tính hệ thống cao.
Do đó, Công ty Điện lực Bắc Kạn luôn coi trọng sự hợp tác và hài hoà, tôn vinh
những giá trị này với sự hợp tác trên tinh thần trung thực, công bằng, sẵn sàng
chia sẻ, gắn bó chặt chẽ để giải quyết mọi vấn đề của hệ thống, cùng nhau phát
Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 27
triển, cùng nhau hành động vì sự thành công, tiến bộ của Công ty Điện lực Bắc
Kạn, của mỗi thành viên trong hệ thống và các đối tác.
- Sáng tạo - hiệu quả : Sáng tạo là đòn bẩy phát triển của Công ty Điện lực
Bắc Kạn. Là môi trường thuận lợi để mọi người phát huy được sức sáng tạo,
đổi mới công nghệ, quy trình quản lý để đem lại hiệu quả cao nhất, góp phần
đưa EVN lên vị trí dẫn đầu trong nước và trong khu vực về lĩnh vực năng
lượng và viễn thông.
4.2.3 Phân tích ngành.
* Phân tích môi trường vĩ mô :
Để xác định vị trí cạnh tranh của Công ty Điện lực Bắc Kạn trong lĩnh vực
kinh doanh viễn thông, các lực lượng, các đối thủ cạnh tranh của Công ty.
Chúng ta sẽ phân tích trong môi trường vĩ mô để xác định được những thay đổi
của môi trường có thể tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Công ty
và nhận định được những cơ hội của công ty trong tương lai cũng như những
thách thức mà công ty phải đối mặt.
Để xác định được những yếu tố của môi trường vĩ mô và cấp độ ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Ta sử dụng mô hình PEST để
phân tích.
- Môi trường chính trị, luật pháp (P)
Chính trị Việt Nam luôn luôn giữ được ổn định, tạo niềm tin cho các
doanh nghiệp trong và ngoài nước yên tâm đầu tư, hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Việt Nam hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới tạo cơ hội bình đẳng
cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư ở Việt Nam, tạo áp lực mạnh mẽ cho
các doanh nghiệp trong nước.
Việt Nam đang tập trung xây dựng luật vì vậy luật pháp hiện nay của Việt
Nam còn thiếu và chưa hoàn thiện, còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến việc hành
nghề của các doanh nghiệp
Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 28
-Môi trường kinh tế (E)
Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm từ 5% -:-
8%/năm. Tuy nhiên cuối năm 2009 đầu năm 2010 phát triển chậm do khủng
hoảng kinh tế toàn cầu, dự kiến tăng trưởng kinh tế năm 2010 của Việt Nam từ
5% -:- 6%. Ngoài ra, môi trường bị ảnh hưởng, dịch bệnh tăng cao, thiên tai
lớn, do đó ảnh hưởng lớn đến xản xuất kinh doanh của nhiều nghành đã làm
ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của công ty điện lực Bắc Kạn.
- Môi trường xã hội – dân số (S)
Nguồn nhân lực trẻ, dồi dào
Chất lượng cuộc sống người dân được nâng cao, nhu cầu sản phẩm nhiều
và đa dạng mẫu mã, ảnh hưởng tốt đến dịch vụ viễn thông, cụ thể số lượng,
chủng loại được tăng lên.
Chất lượng thợ lành nghề ngày càng được nâng cao, đáp ứng tốc độ phát
triển của ngành.
- Môi trường công nghệ (T)
Việc ứng dụng công nghệ mới, là nâng cao hiệu quả kinh doanh là xu hướng
chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực kinh doanh viễn thông ngày càng cao.
Thiết bị và công nghệ ngày càng hiện đại, giúp nâng cao năng lực, tăng
năng suất, giảm giá thành, tạo sức cạnh tranh trong kinh doanh cho công ty
điện lực Bắc Kạn.
- Môi trường quốc tế
Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu làm
ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam và trong đó có các doanh nghiệp kinh
doanh viễn thông.
- Cơ hội (Opportunities). (0) :
Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển kéo theo kinh tế - xã hội của
tỉnh Bắc Kạn cũng mạnh trong mấy năm gần đây.
Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 29
GDP của tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2005 - 2010 bình quân đạt 11,2%/năm
(nguồn : báo cáo chính trị đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X). Kế hoạch phát triển
kinh tế giai đoạn 2010 - 2015 bình quân là 15%/năm (Nguồn : Nghị quyết đại
hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X).
Do kinh tế - xã hội của tỉnh liên tục phát triển mà thu nhập của người dân
ngày càng cao và đời sống ngày càng được cải thiện, dẫn đến nhu cầu về các
dịch vụ viễn thông ngày càng cao, nhất là các vùng nông thôn có số lượng dân
số đông đúc. Đây là cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh viễn thông
và đối với Công ty Điện lực Bắc Kạn.
- Thách thức (Theats). (T) :
Trong lĩnh vực kinh doanh viễn thông là lĩnh vực có sự hấp dẫn cao nên sẽ
có nhiều doanh nghiệp sẽ tham gia và có nhiều doanh nghiệp có tiềm lực kinh
tế mạnh để đầu tư hạ tầng cũng như tuyển dụng đội ngũ lao động có trình độ để
tham gia kinh doanh. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại của Công ty Điện lực Bắc
Kạn cũng có đủ tiềm lực để mở rộng thị trường. Đây là một thách thức lớn nhất
đối với Công ty Điện lực Bắc Kạn.
Cơ hội Thách thức
Dự báo về tăng trưởng dài hạn của
tỉnh, của nhà nước và đời sống, thu
nhập của nhân dân ngày càng cao và
nhu cầu sử dụng các dịch vụ viễn
thông ngày càng lớn.
Sự cạnh tranh gay gắt từ các DN
chuẩn bị ra đời.
Năng lực quản lý và trình độ chuyên
môn đòi hỏi ngày càng cao.
Thị trường khu vực còn rất tiềm
năng
Cần tập trung nhiều vốn cho đầu tư
mở rộng.
Hợp tác với các doanh nghiệp
khác để mở rộng thị trường.
Sự cạnh tranh ngày càng cao từ các
đơn vị trong cùng lĩnh vực kinh doanh
trong địa bàn.
Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 30
* Sự cạnh tranh của đối thủ tiềm ẩn.
Công ty điện lực Bắc Kạn có hệ thống lưới điện rất lớn được xây dựng
rộng khắp trên toàn tỉnh, tài sản lưới điện này có thể sử dụng chung cho việc
kinh doanh viễn thông. Đối với một doanh nghiệp muốn tham gia vào lĩnh vực
kinh doanh viễn thông thì bước đầu phải đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật tương đối
lớn. Mặt khác, muốn tạo ra một sản phẩm khác biệt và lôi kéo được khách hàng
từ các doanh nghiệp đi trước là điều vô cùng khó khăn; Chi phí chuyển đổi nhà
cung cấp của người mua là rất lớn; Triển khai và tiếp cận được kênh phân phối
rộng khắp trên toàn tỉnh cũng là điều không dễ dàng; Chính sách của chính phủ
quy định về lĩnh vực kinh doanh viễn thông cũng cvô cùng khắt khe, vì nó liên
quan đến An ninh Quốc Gia. V ậy, với các tiêu chí này, rào cản gia nhập ngành
không phải là thấp vì vậy trong tương lai không có nhiều đối thủ cạnh tranh
tiềm năng.
* Đe dọa của đối thủ trong ngành.
Đó là các doanh nghiệp có năng lực mạnh trong lĩnh vực kinh doanh các
dịch vụ viễn thông. Hiện tại khu vực tỉnh Bắc Kạn có 02 đối thủ cạnh tranh lớn
đối với Công ty Điện lực Bắc Kạn đó là viễn thông Bắc Kạn trực thuộc tập
đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) và chi nhánh Viettel Bắc Kạn thuộc tập
đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel). Hai doanh nghiệp này có lĩnh vực kinh
doanh giống như Công ty Điện lực Bắc Kạn trong lĩnh vực viễn thông, nhưng
họ có bề dầy kinh nghiệm hàng mấy chục năm, có đội ngũ cán bộ công nhân
viên lành nghề được đào tạo cơ bản, có cơ sở hạ tầng rất tốt và rộng lớn và tiền
lực về tài chính cũng rất mạnh. Trong khi đó, Công ty Điện lực Bắc Kạn mới
tham gia kinh doanh các dịch vụ viễn thông trong vòng 03 năm nay, hạ tầng kỹ
thuật thì thấp kém vẫn đang trong giai đoạn đầu tư mở rộng, đội ngũ CBCNV
phần lớn là chuyển từ lĩnh vực quản lý kinh doanh điện năng sang nên rất lúng
túng khi tiếp cận với lĩnh vực kinh doanh mới. Đây là 02 đối thủ cạnh tranh lớn
và là thế lực mạnh nhất trong 5 hế lực cạnh tranh.
Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 31
* Đe dọa của khách hàng.
Khách hàng có nhiều sự lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của các nhà cung cấp
vì trên địa bàn tỉnh có 03 doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm dịch vụ giống
nhau. Do đó, sức ép từ phía khách hàng đối với Công ty Điện lực Bắc Kạn
cũng rất lớn.Vì sản phẩm dịch vụ của công ty điện lực chưa tiện ích và mẫu mã
cũng kém so với 02 đối thủ cạnh tranh; Các đối thủ cạnh tranh luôn có những
trương trình khuyến mãi hấp dẫn hơn. Từ những vấn đề đó mà nó gây sức ép
rất lớn cho công ty điện lực trong trước mắt.
* Đe dọa của các nhà cung ứng.
Vì kinh doanh các sản phẩm dịch vụ giống nhau, các nhà cung ứng thiết bị
sẽ tập trung mục tiêu vào các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh và hiệu
quả kinh doanh cao, có xu hướng phát triển bền vững, đó là khách hàng tiềm
năng của các nhà cung ứng thiết bị. Đối với Công ty Điện lực Bắc Kạn, do mới
tham gia vào lĩnh vực kinh doanh viễn thông trong 3 năm nên chưa thể có thế
mạnh so với viễn thông Bắc Kạn và Viettel Bắc Kạn. Hiện tại Công ty Điện lực
Bắc Kạn sử dụng công nghệ CDMA cho điện thoại thế hệ 2G, trong khi đó
VNPT và Viettel sử dụng công nghệ GSM cho điện thoại thế hệ 2G và cả 3
doanh nghiệp (Công ty Điện lực Bắc Kạn, Viễn thông Bắc Kạn, Viettel Bắc
Kạn) đều sử dụng công nghệ WCDMA cho điện thoại thế hệ 3G. Do đó, số nhà
cung cấp thiết bị cho công nghệ CDMA cũng rất ít.
* Sự cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế.
Hiện tại, trên khu vực tỉnh Bắc Kạn cả 3 doanh nghiệp tham gia kinh
doanh các dịch vụ viễn thông đều có các sản phẩm dịch vụ giống nhau, do đó
chưa doanh nghiệp nào có các sản phẩm mới để thay thế và cạnh tranh với
Công ty Điện lực Bắc Kạn mà chủ yếu cạnh tranh bằng các chương trình
khuyến mãi.
BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ KINH DOANH
GIỮA CÔNG TY ĐIỆN LỰC BẮC KẠN VỚI CÁC ĐỐI THỦ
CẠNH TRANH TỪ NĂM 2008 - 2010
Chỉ tiêu
Năm
Đơn vị
Công ty
ĐLBK
Viễn thông
Bắc Kạn
Viettel
Bắc Kạn
Năm 2008
- Trạm BTS
- Khách hàng
- Doanh thu
Trạm
Thuê bao
Triệu đồng
20
14,789
6,386
118
28,995
20,550
103
129,828
87,691
Năm 2009
- Trạm BTS
- Khách hàng
- Doanh thu
Trạm
Thuê bao
Triệu đồng
20
19,693
10,977
174
34,475
23,191
160
212,343
126,734
Năm 2010
- Trạm BTS
- Khách hàng
- Doanh thu
Trạm
Thuê bao
Triệu đồng
50
21,500
11,200
272
36,298
24,887
295
311,822
146,860
Nguồn: Báo cáo thường niên của 3 công ty
Từ bảng so sánh, chúng ta có thể thấy được, trong lĩnh vực kinh doanh
viễn thông, Công ty Điện lực Bắc Kạn mới chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ (tính
theo số lượng khách hàng)
2008: 8.5%
2009: 7,4% `
2010: 5,8%
Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 32
Sơ đồ 5 thế lực cạnh tranh
CẠNH TRANH CỦA ĐỐI THỦ TRONG NGÀNH
• Năng lực ngày càng mạnh
• Cạnh tranh: giá, chất lượng, đa dạng sản phẩm
• Cải tiến, quảng cáo, tiếp thị, dịch vụ khách
hàng
CẠNH TRANH NHÀ
CUNG CẤP
• Số nhà cung cấp
lớn
• Cạnh tranh giá
tiến độ, chất
lượng giao hàng,
điều kiện thanh
toán
• Liên doanh –
Liên kết đấu giá
cung ứng
CẠNH TRANH
CỦA KHÁCH
HÀNG
• Khách hàng
có nhiều lựa
chọn sản
phẩm.
CẠNH TRANH CỦA ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TIỀM NĂNG
• Các doanh nghiệp chuẩn bị ra đời
• Các doanh nghiệp ngoài ngành
• Các doanh nghiệp mở rộng quy mô
CẠNH TRANH CỦA CÁC SẢN PHẨM THAY THẾ
• Gần như không có sản phẩm thay thế
- Sự hấp dẫn của ngành.
Trong xu thế của nền kinh tế hội nhập mang tính toàn cầu đòi hỏi các
doanh nghiệp phải luôn có sáng tạo và năng động mới có thể hoà nhập và phát
triển bền vững. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải luôn cải tiến về mọi mặt và
trang bị các thiết bị tiên tiến và một yếu tố vô cùng quan trọng là nắm bắt các
thông tin kịp thời.
Vậy, với thời đại hiện nay, khoa học công nghệ và công nghệ thông tin
phát triển mạnh mẽ, do đó lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ viễn thông có mức
độ hấp dẫn cao đối với các doanh nghiệp.
Đối với khu vực tỉnh Bắc kạn là một tỉnh mới được tái lập, hạ tầng kỹ
thuật vẫn đang trong thời kỳ xây dựng, là tỉnh có nhiều tiềm năng về chế biến
lâm sản, là tỉnh có trữ lượng khoáng sản lớn và hiện tại đang có nhiều cơ sở
công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản đang được xây dựng. Chắc chắn
trong tương lai gần sẽ có nhiều lao động từ nơi khác đến làm việc tại các doanh
nghiệp trong tỉnh và thu nhập của nhân dân cũng sẽ tăng cao, từ đó nhu cầu về
các dịch vụ viễn thông cũng sẽ tăng lên. Do đó lĩnh vực kinh doanh viễn thông
tại tỉnh trong tương lai là tương đối hấp dẫn.
Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 33
Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 34
4.2.4 Vị thế cạnh tranh (định vị).
Bảng so sánh các nhân tố giữa công ty điện lực Bắc Kạn với VNPT Bắc
Kạn và Việttel Bắc Kạn:
STT Các nhân tố thành công quan trọng Điểm bình quân của Công ty Điện lực Bắc Kạn
1 Thương hiệu Chưa xây dựng được vì mới tham gia nghành (điểm yếu)
2 Chất lượng sản phẩm Chưa tốt, chưa tiện ích (điểm yếu)
3 Khả năng cạnh tranh bằng giá không có cạnh tranh (điểm mạnh)
4 Thị phần Rất nhỏ, mới chiếm 6% (điểm yếu)
5 Vị thế tài chính (năng lực vốn, khả năng huy động vốn, chỉ số tài chính) Chưa đáp ứng được (điểm Yếu)
6 (năng lực vốn, khả năng huy động vốn, chỉ số tài chính) -
7
Tính đa dạng sản phẩm
(nhiều sp/dịch vụ liên quan và hỗ trợ
nhau)
Ngang bằng với 2 DN (điểm mạnh)
8 (nhiều sản phẩm/dịch vụ liên quan và hỗ trợ nhau) -
9 Hệ thống quản lý (chiến lược, cơ cấu tổ chức, quy trình)
Chưa phù hợp, chưa rõ ràng (điểm
yếu)
10 (chiến lược, cơ cấu tổ chức, quy trình, ) -
11 Chất lượng đội ngũ quản lý (số lượng, trình độ, kinh nghiệm) Yếu và thiếu (điểm yếu)
12 Kỹ năng nhân viên, tay nghề công nhân Chưa đáp ứng được (điểm yếu)
13 Mạng lưới phân phối (độ phủ) Còn mỏng (điểm yếu)
14 Năng lực và chất lượng marketing và truyền thông Còn rất kém (điểm yếu)
15 Quan hệ khách hàng chủ chốt Còn kém (điểm yếu)
16
Hệ thống cung ứng (nguồn cung, khả năng
kiểm soát chất lượng nguyên liệu, tiến độ,
chi phí, quan hệ với nhà cung cấp)
Chưa đạt, thiếu kiểm soát (điểm
yếu)
17 Công nghệ sản xuất Ngang bằng (điểm mạnh)
18 Hệ thống CNTT Ngang bằng (điểm mạnh)
19 Khả năng thích ứng/đổi mới Còn yếu (điểm yếu)
Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 35
4.2.5 Tổng hợp phân tích SWOT
Trong công cụ SWOT là một công cụ định tính hữu hiệu trong việc giúp
nhận diện và phân tích cơ hội, nguy cơ thách thức cũng như những điểm mạnh,
điểm yếu của ngành nhằm dự báo và đưa ra chiến lược kinh doanh trong tương
lai.
Có thể phân tích các yếu tố của ma trận SWOT như sau:
- Điểm mạnh (Strengths):(S) : Là những năng lực giúp doanh nghiệp hay
ngành có khả năng thực hiện tốt những điểm cần thúc đẩy.
- Điểm yếu (Weaknesses). (W): Là những điểm cần khắc phục vì chúng
ngăn cản doanh nghiệp hay ngành đạt hiệu quả tốt khi thực hiện công việc.
- Cơ hội (Opportunities). (O): Là xu hướng, động lực, sự kiện, ý tưởng
mà doanh nghiệp hay ngành có thể tận dụng.
- Thách thức (Theats). (T): Là những sự kiện hay sức ép có thể xảy ra
nằm ngoài tầm kiểm soát mà doanh nghiệp hay ngành cần tính đến hay cần
quyết định cách giới hạn ảnh hưởng.
Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 36
Dùng mô hình phân tích SWOT để đánh giá công ty điện lực Bắc Kạn:
Bảng phân tích SWOT
Điểm mạnh Điểm yếu
Ngành điện có truyền thống đoàn kết,
có đội ngũ lao động đóng trên mọi địa
bàn và tâm huyết với nghề nghiệp; Có
khả năng thích ứng với mọi lĩnh vực
kinh doanh.
Đã tạo được uy tín và niềm tin với
khách hàng.
Năng lực quản lý phi tập trung,
còn phụ thuộc nhiều
MarKeting còn yếu, chăm sóc
khách hàng chưa tốt, quản trị yếu.
Là đơn vị tập trung sâu trong 2
lĩnh vực là điện và viễn thông.
Có kinh nghiệm lâu năm trong sản
xuất và kinh doanh.
Chưa tập trung đầy đủ vào các
lĩnh vực mang lại giá trị gia tăng
cao nhất, như đầu tư công nghệ,
lao động lành nghề để nâng cao
hiệu quả kinh doanh.
Kết hợp chặt chẽ với lĩnh vực kinh
doanh ngành khác có liên quan đến
sản xuất khác.
Nhu cầu vốn lớn
Đơn vị dẫn đầu trong tỉnh về tiềm
năng cũng như tiềm lực.
Lao động chuyên sâu cho hoạt
động kinh doanh chưa cao, ảnh
hưởng bởi thị trường lao động
chưa chất lượng.
Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 37
4.2.6. Chương trình hành động chiến lược (Stratergic Agenda).
4.2.6.1. Hiệu quả hoạt động (Operational Effectiveness).
Trong những năm qua hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ của công
ty tốt, doanh thu và lợi nhuận của các năm sau cao hơn năm trước, đồng thời
các chỉ số đều đạt yêu cầu.
KẾT QUẢ KINH DOANH VIỄN THÔNG CỦA
CÔNG TY ĐIỆN LỰC BẮC KẠN TỪ 2007 - 2010
Năm Khách hàng
Doanh thu
(triệu đồng)
Chi phí
(triệu đồng)
Lãi (lỗ)
(triệu đồng)
ĐT cố định
ĐT di động
Internet
2007
Truyền hình cáp
9,333 4,500 2,273 2,227
ĐT cố định
ĐT di động
Internet
2008
Truyền hình cáp
14,789 6,386 4,613 1,773
ĐT cố định
ĐT di động
Internet
2009
Truyền hình cáp
19,693 10,977 6,244 4,733
ĐT cố định
ĐT di động
Internet
2010
Truyền hình cáp
21,500 11,200 7,334 3,866
(Nguồn : Báo cáo thường niên của Công ty Điện lực Bắc Kạn)
Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 38
4.2.6.2. Định vị khách hàng (Castomer Targeting).
Khách hàng mục tiêu của công ty chủ yếu là khách hàng sử dụng điện
thoại cố định không day (E- Com). Hiện tại khách hàng tại thị xã và các thị trấn
đều là đối tượng dành giật của các doanh nghiệp. Vì vậy, công ty điện lực Bắc
Kạn xác định mục tiêu hướng tới khách hàng ở vùng ven và tăng cường phát
triển dịch vụ điện thoại cố dịnh không dây. Những khu vực này hiện tại hai đối
thủ cạnh tranh cũng đã vươn tới nhưng vì công nghệ của họ không phù hợp, có
độ phủ sóng hẹp và chhất lượng dịch vụ không bằng công nghệ CDMA. Khu
vực này mức thu nhập của người dân không cao nên chỉ đủ điều kiện sử dụng
điện thoại cố định, nhưng kéo lại là số lượng khách hàng lớn.
4.2.6.3. Đổi mới cải tiến.
Công ty tiếp tục thực hiện đầu tư mở rộng cơ sở hạ tầng về vùng sâu vùng
xa và đầu tư hạ tầng cho dịch vụ 3G ở khu vực thành thị, tiếp tục thay thế và áp
dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
4.2.6.4. Quá trình thích ứng (Adaptive Proceses).
+. Mục tiêu chủ yếu.
Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người và thiết bị trong lao động.
Thực hiện đúng yêu cầu về chất lượng dịch vụ đã cam kết với khách hàng.
Đảm bảo đạt và vượt mức kế hoạch về các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật như;
doanh thu, lợi nhuận, thu nhập của người lao động.Tham gia công tác xã hội
được nhiều và bảo vệ môi trường.
Đảm bảo việc làm và thực hiện tốt chính sách đối với người lao động,
hoàn thành tốt các nghĩa vụ với nhà nước và cộng đồng.
+. Chiến lược phát triển trung và dài hạn.
Xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại để nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực.
Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 39
Đầu tư bổ sung và đổi mới công nghệ các máy móc, thiết bị để nâng cao
hiệu quả kinh doanh.
Nghiên cứu đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, điều hành của công ty
cho phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế, tăng tính năng động, chủ động,
sáng tạo của các thành viên.
Tăng cường vốn đầu tư hạ tầng mở rộng địa bàn kinh doanh đến vùng ven
thị xã, thị trấn và vùng nông thôn là khu vực có đông dân nhưng có thu nhập
thấp, đối tượng khách hàng ở những khu vực này rất phù hợp với dịch vụ điện
thoại cố định không dây của nghành điện (E.Com). Mặt khác cũng ưu tiên cho
đầu tư hạ tầng khu vực đô thị để mở rộng kinh doanh dịch vụ 3G và chú trọng
công tác chăm sóc khách hàng để duy trì được những khách hàng hiện tại.
Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 40
4.2.7 Mô hình Delta Project hiện tại của công ty điện lực Bắc Kạn
(Hình 9:.Mô hình Delta Project hiện tại của công ty điện lực Bắc Kạn)
Cty điện lực Bắc
Kạn Chiến lược kinh doanh
chưa rõ ràng
Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi
- Là một đơn vị thuộc tập đoàn kint tế hàng đàu trong nước và khu vực .
- Chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt.
- Giá trị cốt lõi: Con người là tài sản vô giá ; chất lượng-tín nhiệm; tận tâm-trí tuệ; sáng
tạo-hiệu quả.
Các lĩnh vực kinh doanh
Kinh doanh các dịch vụ viễn thông gồm: Điện thoại
cố định,điện thoại di động, Internet, truyền hình cáp.
Đổi mới cải tiến
- Đã áp dụng công nghệ mới vào kinh doanh như: công
nghệ WCDMA, các chương trình quản lý.
- Khoa học về quản trị trong sản suất kinh doanh còn yếu.
Xác định vị trí cạnh tranh
- Thị phần còn nhỏ
- Mạng lưới cạnh tranh còn thấp, năng lực còn
yếu.
4 Quan điểm khác nhau
Tài chính, Khách hàng, Quá trình nội bộ, Học hỏi và phát triển
Xác định khách hàng mục tiêu
- Chưa xác định được khách hàng mục tiêu.
- Còn phụ thuộc quà nhiều vào công ty mẹ.
Ma trậ
Thử n
n kết h
ghi
ợp
ệ
và ma tr
m và
Hiệu quả hoạt động
- Hiệu quả kinh doanh còn thấp, chưa tương xứng với
tiềm lực của công ty và tiềm năng của thị trường..
- Chưa tăng được thị phần trên thị trường.
p
Cơ cấu ngành
- Có nhiều đối thủ cạnh tranh thực tại và tiềm năng
- Có nhiều Tổng công ty và Công ty mạnh
- Các Tập đoàn và Công ty ngoài ngành khác
hản hổi
ận hình cột
Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 41
4.2.8 Bản đồ chiến lược hiện tại của công ty điện lực Bắc Kạn
4.2 Bản đồ chiến lược
Khách hàng đa dạng,
nhiều lĩnh vực
Nâng cao sự thỏa
mãn khách hàng
Xác định khách hàng
mục tiêu chưa rõ ràng
Giải pháp giá trị khách hàng
Về
mặt
tài
chính
Về
mặt
khách
hàng
Về
mặt
nội tại
Về khả
năng học
hỏi và
phát
triển
Quy trình quản lý hoạt động
- Cấu trúc quản lý thiếu tập trung
- Còn phụ thuộc nhiều vào cty
mẹ.
Quy trình quản lý khách hàng
-Chưa xác định được khách hàng
mục tiêu, chưa tương xứng với
tiềm năng của thị trường.
Quy trình cải tiến
- Ứng dụng khoa học công nghệ vào
sản xuất.
- Khoa học trong quản lý còn yếu
Quy trình điều tiết và xã hội
- Tạo nhiều việc làm cho xã hội
- Chú trọng an toàn và sức khỏe
- Quan tâm đến môi trường
Đã xây dựng tác phong
công nghiệp và văn hóa
Doanh nghiệp
Đội ngũ lãnh đạo
năng động, có tầm
nhìn, nhưng trình độ
Làm việc theo nhóm
và khả năng tương
tác còn yếu
Nâng cao giá trị
cho chủ sở hữu
Chi phí còn cao
Doanh thu kinh doanh viễn
thông mới đạt 13% tông
doanh thu.
Đầu tư để mở rộng địa bàn
kinh doanh còn thấp và
chưa đồng bộ.
Chưa tạo ra những
nguồn thu nhập mới
Chú trọng xây dựng
thương hiệu
D
ương Q
uang Sơn Đ
ồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của C
ông ty Đ
iện lực B
ắc K
ạn
41
(Hình 10: Bản đồ chiến lược hiện tại của công ty điện lực Bắc Kạn)
Bản đồ chiến lược tập trung vào 4 viễn cảnh, tập trung vào việc phát triển
nội lực của doanh nghiệp:
- Viễn cảnh tài chính: Có 2 chiến lược cơ bản để thúc đẩy tình hình tài
chính đó là phát triển và năng suất.
+ Phát triển: Dựa trên Quyền kinh doanh và Tăng cường giá trị khách
hàng: Theo 2 yếu tố này, với việc cạnh tranh như hiện nay trên thị
trường dịch vụ viễn thông, việc công ty điện lực Bắc Kạn muốn mở
rộng khách hàng cũng như tìm thị trường mới, tạo sản phẩm mới là
hoàn toàn khó khăn. Chỉ có thể tiếp tục các mối quan hệ với khách
hàng cũ và gia tăng giá trị cho họ dựa trên các sản phẩm đã có thì có
thể có tính khả thi cao hơn. Hiện tại công ty chưa cố sản phẩm gì mới
và cũng chưa có dịch vụ gì tiện ích hơn cho khách hàng.
+ Năng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty điện lực Bắc Kạn.pdf