Đồ án Chống gian lận xuất xứ hàng hóa ở Việt Nam - Cần giải pháp mạnh

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

Tính cấp thiết của đề tài. 1

Mục đích nghiên cứu của đề tài. 1

Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. 2

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài nghiên cứu. 3

Kết cấu của đề tài. 3

Chương 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT XỨ HÀNG HOÁ VÀ CHỐNG GIAN LẬN XUẤT XỨ HÀNG HOÁ 4

1.1. Xuất xứ hàng hoá và xác định xuất xứ hàng hoá. 4

1.1.1. Xuất xứ hàng hoá. 4

1.1.2. Xác định xuất xứ hàng hoá và sự cần thiết xác định xuất xứ hàng hoá nhập khẩu. 4

I.1.2.1. Xuất xứ hàng hóa đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát hoạt động ngoại thương 5

I.1.2.2. Tạo thuận lợi cho hàng xuất khẩu được thừa hưởng ưu đãi và quyền lợi của nước xuất khẩu tại nước nhập khẩu 5

I.1.2.3. Xuất xứ hàng hóa được sử dụng kết hợp với mã số thuế để xác định mức thuế suất của thuế nhập khẩu 5

I.1.2.4. Khẳng định uy tín, trách nhiệm của hàng hóa đối với thị trường, khách hàng và vị trí của nước xuất trong thương mại quốc tế 6

I.1.2.5. Vai trò của xuất xứ hàng hóa trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng và bảo vệ môi trường 6

I.1.2.6. Vai trò của xuất xứ hàng hóa trong việc thống kê ngoại thương 7

1.1.3. Các quy tắc xác định xuất xứ hàng hoá. 8

1.1.3.1. Quy tắc xuất xứ phổ biến. 8

1.1.3.1.1. Xuất xứ thuần túy ( Wholly obtained - WO ) 8

1.1.3.1.2. Xuất xứ không thuần túy(not whollyobtained) 9

1.1.3.1.3. Xuất xứ cộng gộp (Accumulation) 9

1.1.3.1.4. Quy tắc vận tải trực tiếp (Direct consignment) 9

1.1.3.2. Quy tắc xuất xứ sản phẩm cụ thể. 10

1.1.3.2.1. Quy tắc chuyển đổi mã số HS 10

1.1.3.2.2. Quy tắc tỉ lệ phần trăm 11

1.1.3.2.3.Quy tắc công đoạn sản xuất, gia công chế biến 13

1.2. Gian lận xuất xứ hàng hóa và chống gian lận xuất xứ hàng hóa. 13

1.2.1. Gian lận xuất xứ hàng hóa. 13

1.2.1.1. Các hình thức gian lận xuất xứ hàng hóa. 14

1.2.1.2. Các dấu hiệu phát hiện gian lận thương mại qua xuất xứ. 14

1.2.2. Chống gian lận xuất xứ hàng hóa. 16

1.2.2.2. Các biện pháp cơ bản hạn chế gian lận xuất xứ hàng hóa. 17

HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 18

2.1. Các quy định pháp lý về chống gian lận xuất xứ hàng hoá ở Việt Nam. 18

2.2. Thực trạng việc chống gian lận xuất xứ hàng hóa ở Việt Nam hiện nay. 19

2.2.1. Thuận lợi và khó khăn. 21

2.2.1.1. Thuận lợi: 21

2.2.1.2. Khó khăn: 24

2.2.2. Tình hình gian lận thương mại qua xuất xứ và kết quả đạt được. 29

2.2.3. Những hạn chế và nguyên nhân. 32

Chương 3: 33

MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHỐNG GIAN LẬN XUẤT XỨ HÀNG HOÁ Ở VIỆT NAM 33

3.1. Xu hướng phát triển của hoạt động thương mại và quan điểm, định hướng công tác chống gian lận thương mại. 33

3.1.1. Xu hướng phát triển 33

3.1.2. Quan điểm, định hướng công tác chống gian lận và kết quả đạt được: 34

3.1.2.1. Công tác chống gian lận và những kết quả đạt được 34

3.1.2.2. Định hướng cho công tác chống gian lận trong những năm tới 36

3.2. Một số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường công tác chống gian lận thương mại qua xuất xứ hàng hóa. 38

3.2.1. Các giải pháp vĩ mô 38

3.2.2. Các giải pháp vi mô. 40

3.2.2.1. Xây dựng đội ngũ Hải quan trong sạch, vững mạnh. 40

3.2.2.2. Chú trọng công tác tình báo hải quan. 40

3.2.2.3. Nâng cao hiệu quả kiểm tra xuất xứ trong quá trình thông quan và kiểm tra sau thông quan. 40

3.2.2.5. Trang thiết bị, máy móc là điều kiện cần thiết. 43

3.2.2.6. Xây dựng mối quan hệ phối hợp, hợp tác trong và ngòai nước. 43

 

 

doc46 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5207 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Chống gian lận xuất xứ hàng hóa ở Việt Nam - Cần giải pháp mạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xứ hàng hóa để chủ động phòng, chống gian lận xuất xứ hàng hóa phối hợp với các cơ quan hữu quan bảo vệ bí mật về người cung cấp thông tin các vụ gian lận xuất xứ hàng hóa theo quy định của pháp luật. 1.2.2.2. Các biện pháp cơ bản hạn chế gian lận xuất xứ hàng hóa. Để làm tốt công tác kiểm tra xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu, Hải quan cần thực hiện tốt các biện pháp sau: Một là, phối hợp với các Bộ ngành sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực xác định, kiểm tra, xác minh và chống gian lận xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu cho phù hợp với Hiệp định về quy tắc xuất xứ và quy định về xuất xứ của công ước Kyoto sửa đổi, xây dựng và ban hành các văn bản liên quan đến cấp và kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ điện tử (e-C/O). Hai là, xây dựng cơ sở dữ liệu cho việc kiểm tra, xác minh và chống gian lận xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu, áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro. Ba là, đào tạo đội ngũ cán bộ, xay dựng mạng lưới tình báo để kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu. Bốn là, xây dựng quy trình xác định, xác minh (việc sử dụng các quy tắc xác định xuất xứ của chương trình hài hòa, xây dựng các quy tắc của Việt Nam ), kiểm tra (các bước tiến hành kiểm tra xuất xứ trước, trong và sau thông quan) xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu phù hợp với các điều khoản của Hiệp định về quy tắc xuất xứ và quy định về xuất xứ của Công ước Kyoto. Năm là, hợp tác Hải quan – Hải quan trong lĩnh vực thống nhất chương trình hài hòa quy tắc xuất xứ không ưu đãi, thống nhất các quy tắc ưu đãi mà các bên tham gia và phối hợp kiểm tra, xác minh chống gian lận về xuất xứ hàng hóa. Hợp tác Hải quan với các Bộ Ngành trong công tác xây dựng quy tắc xuất xứ, xác định xuất xứ hàng hóa và trong việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa. Hải quan hướng dẫn quy trình xác định, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp, tuyên truyền phổ biến pháp luật, vận động hướng doanh nghiệp tới sự tuân thủ, tự nguyện trong công tác khai báo xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu. Chương 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHỐNG GIAN LẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY  2.1. Các quy định pháp lý về chống gian lận xuất xứ hàng hoá ở Việt Nam.  Từ khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, Việt Nam đã cam kết thực hiện các quy định của WTO bao gồm cả Hiệp định Quy tắc xuất xứ, các quy tắc trong chương trình hài hòa quy tắc xuất xứ, chương trình ưu đãi phổ cập chung của EU, của Mỹ và Nhật Bản, các Quy tắc xuất xứ của ASEAN và với một số nước châu Á. Đây là cơ sở quan trọng để Việt Nam xây dựng hệ thống pháp luật và các quy tắc xuất xứ phục vụ công tác xác định, kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa. Hiện nay, hệ thống pháp luật của Việt Nam như Luật hải quan 2001, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hải quan 2005, các văn bản quy phạm pháp luật chẳng hạn như Nghị định 154/2005/NĐ-CP; nghị định 19/2006/NĐ-CP; thông tư 112/2005/TT-BTC; thông tư 07/2006/TT-BTM; thông tư 45/2005/TT-BTC; thông tư 14/2006/TT-BTC; thông tư 45/2007/TT-BTC; quyết định 865/2004/QĐ-BTM; quyết định 12/2007/QĐ-BTM; quyết định 09/2006/QĐ-BTC… là cơ sỡ pháp lý cơ bản phục vụ công tác xác định, kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật này quy định về vai trò, trách nhiệm của các Bộ ngành trong công tác xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến xuất xứ hàng hóa. Các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam quy định vai trò, trách nhiệm của Hải quan trong công tác kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu; vai trò trách nhiệm của doanh nghiệp trong công tác xác định, khai báo xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu. Quy định về công tác quản lý và thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ, điều kiện để khu vực được hưởng ưu đãi đặc biệt về thuế quan….Về cơ bản hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam đã cụ thể hóa các quy định quốc tế về xuất xứ hàng hóa của Hiệp định Quy tắc xuất xứ và Phụ lục K của công ước Kyoto sửa đổi phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam. 2.2. Thực trạng việc chống gian lận xuất xứ hàng hóa ở Việt Nam hiện nay. Việc các C/O (giấy chứng nhận nguồn gốc) giả đang gây ra những hậu quả rất xấu cho chính các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tìm kiếm thị trường làm ăn, ký kết các hợp đồng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh đất nước. Theo báo cáo tình hình khiếu nại của hải quan nước ngoài năm 2008 do phòng C/O thuộc Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) thống kê: số thư khiếu nại tăng 72,58% so với năm 2007, số lượng thư C/O bị khiếu nại năm 2008 là 107. Số lượng thư khiếu nại tăng chủ yếu tập trung vào C/O giả. Trong tổng số 107 thư khiếu nại có 467 C/O giả tập trung chủ yếu ở mặt hàng dệt may, 36 C/O sửa chữa chứng từ bao gồm sửa chữa trên hoá đơn thương mại, tờ khai hải quan hàng hoá. Số lượng thư khiếu nại chủ yếu tập trung vào các nước Slovakia, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ... Năm 2008 số C/O giả ở thị trường Slovakia là 453 trong khi đó, năm 2007 mới chỉ ở mức 17, năm 2006 là 40; Ba Lan năm 2008 là 16, năm 2007 là 70. Những con số thống kê này chỉ dừng lại ở tháng 10-2008, bộ C/O giả năm 2008 tăng 80% so với năm 2007. Một vấn đề khác được nhiều đại biểu đề cập tại hội thảo chính là những phương thức gian lận thương mại đang diễn ra rất phổ biến trong hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là nhập khẩu. Đặc biệt có 4 hình thức gian lận phổ biến trong hoạt động thương mại: hình thức đao giá, để gian lận về giá tính thuế; hình thức gian lận thông qua khai báo mã số hàng hoá để trốn thuế; khai gian lận về số lượng hàng hoá thực tế so với tờ khai hải quan và hợp đồng thương mại; gian lận về xuất xứ hàng hoá để hưởng các ưu đãi thuế quan. Với hình thức gian lận ngày càng tinh vi, các sản phẩm bị gian lận thương mại ngày càng phong phú. Có đến 87 bộ C/O giả hàng dệt may sang Hoa Kỳ. Có 3 loại sản phẩm chính vi phạm gian lận thương mại nhiều nhất: Hàng dệt may xuất sang EU, Hoa Kỳ; hàng nông sản xuất khẩu sang Đài Loan và một số sản phẩm khác như mật ong, thuỷ sản, cà phê, vòng khuyên kim loại, bóng đèn điện chiếu sáng năng lượng. Các hình thức gian lận thương mại đã làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp nói chung và nhà nước Việt Nam. Làm giả C/0 đã làm thất thu một khoản thuế rất lớn của nhà nước; tác động xấu đến sản xuất trong nước lừa dối người tiêu dùng; cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp làm ăn không chân chính, cạnh tranh trực tiếp với hàng xuất khẩu Việt Nam. Để kịp thời ngăn chặn những tình huống gian lận trong thương mại góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, kết hợp với Cục phòng chống buôn lậu Tổng Cục hải quan, tham khảo ý kiến các doanh nghiệp đã thực hiện những biện pháp để ngăn chặn: - Hoàn thiện văn bản pháp luật để có cơ sở pháp lý đầy đủ, ban hành các chế tài xử phạt và xử lý nghiêm khắc về mặt hình sự đối với các hành vi gian lận thương mại giúp cho lực lượng kiểm soát triển khai thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. - Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan giữa doanh nghiệp với Bộ Công thương, Bộ Khoa học Công nghệ, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam. - Tăng cường công tác thu thập phân tích thông tin nhằm kịp thời phát hiện và triển khai thực hiện các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn tình trạng và những đối tượng, doanh nghiệp có dấu hiệu gian lận trong C/O. - Đẩy mạnh công tác kiểm tra sau thông quan để phát hiện và xử lý các hành vi gian lận C/O. - Tăng cường phối hợp trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý và thực thi pháp luật để kịp thời điều tra, xác minh, phát hiện các hành vi gian lận về C/O. Đồng thời tăng cường hơn nữa trong việc hợp tác các cơ quan quản lý Việt Nam với các tổ chức, cơ quan quản lý cấp C/O của các nước xuất khẩu. Năm 2008, đã đạt được những kết quả tích cực trong việc phòng chống gian lận thương mại. Lượng C/O giả từ các thị trường lớn như Ba Lan, Đài Loan đã được hạn chế. Hải quan nước ngoài đánh giá cao về việc hợp tác chống gian lận thương mại. Bộ C/O giả ở thị trường Ba Lan đã giảm từ 70 bộ (năm 2007) xuống 16 (năm 2008). Bộ C/O giả ở thị trường Đức giảm từ 3 bộ (năm 2007) xuống 2 bộ (năm 2008). Khi Việt Nam càng ngày càng gia nhập sâu và hoà vào nền kinh tế thế giới, tuân thủ các cam kết khi hội nhập kinh tế, tình hình gian lận thương mại cần phải được ngăn chặn triệt để.  2.2.1. Thuận lợi và khó khăn. 2.2.1.1. Thuận lợi: Một là, có sự quan tâm của Nhà nước. Thứ nhất, nhà nước đã có những chính sách nhằm xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, phát triển Hải quan Việt Nam. Thứ hai, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về Hải quan. Thứ ba, hướng dẫn, thực hiện và tuyên truyền pháp luật hải quan; Thứ tư, đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ công chức hải quan Thứ năm, tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, phương pháp quản lý hải quan hiện đại; Thứ sáu, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hải quan. Hai là, xây dựng được đội ngũ cán bộ, công nhân viên đạt chất lượng khá, số lượng tăng lên nhiều so với những năm trước. Tháng 8/1994 thủ tướng chính phủ ra chỉ thị về tăng cường xây dựng lực lượng Hải quan, trong đó yêu cầu “ Tổng cục Hải quan cần có chương trình và biện pháp cấp bách nhằm đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, nhân vien Hải quan hiện có theo hình thức thích hợp để số cán bộ này vừa đảm đương được nhiệm vụ vừa có thể tham gia các lớp về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, về đổi mới Nghiệp vụ Hải quan…” Tháng 9/1995, thủ tướng chính phủ quyết định nâng cấp trường Hải quan Việt Nam thành trường Cao đẳng Hải quan, nằm trong hệ thống chung các trường đại học, cao đẳng của Nhà nước. trường có nhiệm vụ “ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngành Hải quan ở trình độ cao đẳng, nghiên cứu khoa học về các vấn đề liên quan đến công tác Hải quan”. Biên chế của ngành cũng được tăng lên đáng kể, từ 4.380 người năm 1993, lên tới 7.242 người năm 2002, bình quân hàng năm tăng 330 người (khoảng 8%). Chất lượng cán bộ, công chức hải quan cũng được chú trọng thể hiện qua việc triển khai các hoạt động đào tạo, nâng cao nhận thức về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng thời kì, về vị trí, vai trò, trách nhiệm của hải quan trong sự phát triển của đất nước. Đồng thời ban hành quy chế dân chủ nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức; đề ra 10 giải pháp xây dựng lực lượng hải quan trong sạch, vững mạnh; kết hợp tăng cường chế độ kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý những sai phạm. Đáng chú ý là tháng 6/2004, Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan ký ban hành Quyết định số 517/QĐ/TCHQ/TCCB về việc áp dụng một số giải pháp để ngăn chặn và chấm dứt tệ phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực trong cán bộ công chức Hải quan; tháng 12/2004 ký Quyết định số 1395/TCHQ/QĐ/TCCB ban hành “ 10 điều kỷ cương của công chức Hải quan Việt Nam” và tổ chức quán triệt, triển khai trong toàn Ngành. Ba là, cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư khá cơ bản. Tại các cảng biển quốc tế, cảng hàng không sân bay quốc tế, các cửa khẩu đường sắt, đường bộ quốc tế và các khu công nghiệp trọng điểm có lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và khách hàng xuất nhập cảnh lớn được đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại. Hệ thống làm việc đạt tiêu chuẩn được quy hoạch hợp lý, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, đồng bộ với hệ thống công nghệ thông tin trong một quy trình thủ tục hải quan thống nhất tại các cảng biển, sân bay quốc tế, cửa khẩu đường bộ quốc tế lớn trong đó ưu tiên đầu tư các trang thiết bị kỹ thuật cao (tàu cao tốc, máy soi, camera giám sát, cân ô tô…), để nâng cao khả năng kiểm tra, giám sát cho cơ quan hải quan. Trong sự thành công của việc triển khai mô hình hải quan điện tử, hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin là một yếu tố có ảnh hưởng quyết định vì nó luôn luôn được ưu tiên hàng đầu. triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hải quan được tiến hành một cách đồng bộ, tương thích với quy trình hải quan điện tử, phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện hải quan điện tử. Bốn là, sự phối hợp giữa Hải quan các nước trong khu vực và trên thế giới. Cuối năm 2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), chính thức tham gia quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ thương mại mở rộng tới nhiều quốc gia thuộc châu Á, châu Âu, châu Phi và châu Mỹ la tinh. Việt Nam đã ký kết và tham gia nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương, tham gia vào khu vực mậu dịch tự do AFTA, được hưởng các chế dộ ưu đãi của các quốc gia khác và ngược lại Việt Nam cũng dành cho nhiều nước được hưởng ưu đãi tối huệ quốc MFN. Việt Nam đã học tập được những kinh nghiệm của các nước phát triển trong công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, quy tắc xuất xứ, các biện pháp kiểm tra xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế và Việt Nam. 2.2.1.2. Khó khăn: Một là, khung pháp lý cho hoạt động chống gian lận thương mại qua xuất xứ hàng hoá còn hạn chế. Việt Nam đã phát triển kinh tế thị trường nhưng lại thiếu những thể chế hỗ trợ đi kèm. Đó là trừng phạt những hành vi gian dối, gian lận thương mại. Nguyên tắc cơ bản nhất về xử phạt của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới là khi doanh nghiệp vi phạm, gây ra tổn thất thế nào sẽ bị trừng phạt mức tương ứng. Ở Việt Nam, những hành vi kinh doanh gian lận lại bị phạt rất nhẹ. Ví dụ trường hợp trộn bột đá vào kẹo có thể đem đến lợi nhuận tiền tỉ nhưng chỉ bị phạt vài chục triệu đồng. Vì biện pháp chế tài không đủ răn đe nên những doanh nghiệp chỉ chạy theo lợi nhuận sẽ tính toán. Họ chấp nhận bị phạt. Tình trạng doanh nghiệp kinh doanh gian dối không phải bây giờ mới có mà từ lâu rồi và sẽ tiếp diễn. Vì thế biện pháp trừng phạt của Nhà nước phải nghiêm minh. Hệ thống pháp luật của chúng ta cũng thiếu. Phần lớn chỉ phạt hành chính, sau đó nếu mức độ nghiêm trọng mới chuyển sang hình sự. Ở các nước họ có ủy ban điều tra. Khi xảy ra sự việc, các ủy ban này sẽ vào cuộc. Nhiệm vụ của các ủy ban này là xác định có vi phạm hay không, mức độ vi phạm đến đâu, hệ quả của nó ra sao. Sau đó là khởi kiện ra tòa hoặc điều trần trước quốc hội...  Để Hội Bảo vệ người tiêu dùng làm việc hiệu quả, không nên “nhà nước hóa” mà phải xem là “khu vực dân sự” để đại diện cho lợi ích người tiêu dùng. Chúng ta có cơ quan quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm với các chức năng, nhiệm vụ nhưng không rõ về trách nhiệm. Khi sự việc xảy ra, nếu họ không nhảy vào thì họ cũng chẳng sao cả, chẳng phải chịu trách nhiệm gì cả. Vấn đề là phải có cách nhìn đúng về khu vực dân sự, khi nó phát triển lên thì sẽ làm thay Nhà nước một số việc. Nhà nước lùi lại làm những công việc vĩ mô, chiến lược. Hai là, bản chất việc xác định xuất xứ hàng hoá và kiểm tra xuất xứ hàng hoá cũng có những khó khăn nhất định. Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại Trung ương (BCĐ 127), tại Hội nghị triển khai công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, hàng gian, hàng giả trong những tháng cuối năm 2009, tổ chức tại TP. Vũng Tàu vào ngày 22-7 vừa qua, 6 tháng đầu năm 2009, các lực lượng chức năng trong cả nước đã kiểm tra, xử lý hơn 78.300 vụ vi phạm pháp luật như buôn bán hàng cấm, hàng giả, trốn lậu thuế và gian lận thương mại…, tổng số tiền phạt gần 1.140 tỷ đồng. Con số nêu trên không phải là nhỏ, nhưng cũng tại hội nghị này, BCĐ 127 cho rằng, các lực lượng chức năng làm công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, hàng gian, hàng giả cũng mới dừng lại ở chỗ giải quyết những vấn đề nổi cộm trên khâu lưu thông, chưa triển khai được việc kiểm tra kỹ lưỡng, một cách căn cơ để xử lý bản chất vi phạm của doanh nghiệp làm ăn gian dối. Lý do được đưa ra để giải thích cho tồn tại này là, lực lượng làm công tác phòng chống buôn lậu, hàng gian, hàng giả còn quá ít, chưa đủ sức chủ động, nhạy bén trong việc nắm tình hình thị trường để phát hiện, đề xuất giải pháp xử lý kịp thời; công tác dự báo chưa mang tính dài hạn; hiệu quả đấu tranh phòng, chống buôn lậu ở một số đơn vị chưa cao, chưa tương xứng với khả năng, nhất là đấu tranh với các đường dây tổ chức buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại có quy mô lớn, xuyên quốc gia. Sự phối hợp giữa các ngành chức năng, giữa trung ương và địa phương, giữa các địa phương với nhau theo tuyến, theo cụm chưa chặt chẽ, còn mang tính cục bộ…Ví dụ như khi hàng loạt các sản phẩm sữa trên thị trường có hàm lượng đạm thấp hơn với mức công bố của doanh nghiệp và thấp hơn với hàm lượng cho phép được bày bán tràn lan thì các cơ quan chức năng đùn đẩy trách nhiệm kiểm soát thị trường mặt hàng này cho nhau. Ngành y tế cho rằng, lực lượng kiểm soát của ngành quá mỏng, không đủ để kiểm soát thị trường, đề nghị Quản lý thị trường làm nhiệm vụ chủ chốt trong việc kiểm soát, trong khi Quản lý thị trường thì chỉ có chức năng kiểm tra hóa đơn, chứng từ và nhãn hàng hóa chứ không có chức năng kiểm định chất lượng sản phẩm, thế là trách nhiệm không biết thuộc về ai… Buôn lậu và gian lận thương mại luôn luôn diễn biến phức tạp. Các đối tượng buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng gian, hàng giả hoạt động với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, thường xuyên thay đổi địa bàn hoạt động và tập trung vào các mặt hàng nhạy cảm, có lợi nhuận lớn, trong khi đó phương tiện nghiệp vụ của các lực lượng chức năng phòng chống buôn lậu, hàng gian, hàng giả thì lại vừa thiếu vừa lạc hậu; chất lượng và số lượng của các lực lượng chức năng chống buôn lậu, gian lận thương mại, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. Chúng ta không thể đưa ra kết luận điều tra mà chỉ dựa trên kinh nghiệm và quan sát trực quan. Phải trang bị cho lực lượng chức năng chống buôn lậu, hàng gian, hàng giả các phương tiện kiểm định nhanh chất lượng hàng hóa để có thể áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời. Kinh phí cho các lực lượng chức năng trong công tác điều tra, mua tin, giám định sản phẩm cũng như đấu tranh chống buôn lậu, hàng gian, hàng giả cũng cần được tăng cường nhiều hơn, và điều quan trọng nữa là, chúng ta sớm hoàn thiện các văn bản pháp luật để các lực lượng thi hành nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại có đầy đủ công cụ pháp lý, chủ động triển khai công tác; tránh tình trạng lúng túng, không biết xử lý ra sao khi phát hiện, thu giữ được tang vật vi phạm như hiện nay. Công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại được Chính phủ coi là nhiệm vụ quan trọng và giao cho nhiều ngành, nhiều lực lượng tổ chức thực hiện, vì vậy, ngoài việc tăng cường lực lượng biên chế và phương tiện phục vụ công tác, rất cần sự phối hợp đồng bộ, liên minh chặt chẽ giữa các ngành, các cấp liên quan để kiểm soát thị trường, tránh tình trạng khi thì chồng chéo, khi thì bỏ hổng. Có như vậy công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, hàng gian, hàng giả mới được tăng cường mạnh mẽ và triển khai có hiệu quả. Ba là, hàng hoá nhập khẩu với chủng loại đa dạng và phong phú, trong khi đó, công chức hải quan chỉ được đào tạo những kiến thức nghiệp vụ về hàng hoá tổng thể, không thể bao quát hết từng loại hàng hoá. Gian lận trong dán nhãn hàng hóa là hành vi vi phạm về sản xuất, kinh doanh. Với thủ đoạn “thay tên đổi họ” các sản phẩm nhập khẩu, nhiều mặt hàng bị đánh tráo nhãn mác. Hành vi này tuy không mới, nhưng nhiều người tiêu dùng vẫn bị đánh lừa... Gần đây, hàng loạt các sản phẩm trong nước bị phát hiện dùng bao bì, vỏ nhãn giả. Tại TP. Hồ Chí Minh, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) phát hiện một điểm làm giả thuốc tây với số lượng lớn tại quận Tân Phú. Khi cơ quan chức năng có mặt, một số công nhân của cơ sở này đang lột các nhãn thuốc có nguồn gốc tại Việt Nam để dán nhãn mác của Pháp lên bao bì.   Tương tự hành vi gian dối về nhãn mác, tại Thanh Hóa, Công an đã bắt quả tang gần 1.000 bao phân đạm xuất xứ từ Trung Quốc được các nhân viên Xí nghiệp Thiên Nông đóng vào bao bì phân Đạm Phú Mỹ để lừa nông dân. Tại Đà Nẵng, chỉ trong vòng nửa tháng ra quân đợt cao điểm (từ đầu tháng 6 đến nay), QLTT thành phố đã kiểm tra 112 vụ, xử lý 34 vụ vi phạm với số tiền phạt gần 20 triệu đồng. Đáng chú ý, tình hình vi phạm trong buôn bán hàng Trung Quốc như quần áo, đồ chơi trẻ em có dấu hiệu tăng lên, vi phạm phổ biến vẫn là nhãn mác. Trong số hàng chục điểm kinh doanh vi phạm tại các chợ, cửa hàng bán lẻ tại các quận nội thành cho thấy, các hộ kinh doanh luôn tìm cách đối phó với cơ quan chức năng. Cụ thể, với các sản phẩm quần áo của Trung Quốc, người bán in thêm nhãn “Made in Vietnam”. Cơ quan chức năng còn phát hiện tại nơi bán hàng, nhiều hộ còn có sẵn cả bọc ni-lông nhãn mác hàng Việt Nam nhưng không chứng minh được nguồn gốc. Điều này lý giải tại sao hiện nay, quần áo Trung Quốc núp bóng nhiều tên tuổi của Việt Nam chiếm số lượng lớn, khoảng 70-80% tổng lượng hàng trong nước nhưng vẫn được đón nhận, bởi nhiều người không thể phân biệt được đâu là vải Trung Quốc, đâu là vải sản xuất trong nước được may ra. Lợi dụng điều này, tiểu thương ra sức giới thiệu rằng đây là hàng của Sài Gòn, Thái Lan, Hồng Kông... Chỉ là một miếng vải rẻo được dập nhãn “Made in Vietnam” đính vào hàng của Trung Quốc, vẫn  “móc túi” được người tiêu dùng. Và để xử lý hàng Trung Quốc là chuyện không phải dễ ! Tuy nhiên, nổi lên trong đợt này là việc hộ kinh doanh gỡ bỏ nhãn có chữ Trung Quốc trên các loại quần áo rồi gắn nhãn mới in bằng chữ vi tính “Made in Vietnam” nhằm tay đổi xuất xứ của mặt hàng này đã che mắt được nhiều khách hàng và đến cả cơ quan chức năng cũng khó phân biệt đâu là hàng trong nước sản xuất và đâu là hàng Trung Quốc, trừ khi đem mẫu kiểm nghiệm. 2.2.2. Tình hình gian lận thương mại qua xuất xứ và kết quả đạt được. Lực lượng biên phòng tuần tra ngăn chặn hàng lậu. Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho biết, trong thời gian qua, hoạt động buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả và gian lận thương mại trên các tuyến biên giới tiếp tục diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng với những phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Đặc biệt, gần đây một lượng lớn hàng có xuất xứ từ Trung Quốc và Thái Lan do không xuất khẩu được sang Châu Âu, Mỹ đang được tập kết ở biên giới Việt Nam để tìm đường tuồn vào trong nước. Diễn biến phức tạp, thủ đoạn tinh vi Trên tuyến biên giới đường bộ Việt - Trung, hàng nhập lậu chủ yếu là đồ điện tử, điện gia dụng, gia cầm, gia súc, mũ bảo hiểm, điện thoại di động, sợi thuốc lá, pháo... Và hàng xuất lậu như động vật hoang dã, đồng, dầu Diezen, quặng Măng gan, quặng sắt, ngoại tệ... tập trung ở các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu. Đáng chú ý là tình trạng nhập lậu gia cầm giống, hoa quả tại tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lai Châu; hoạt động xuất lậu quặng Măng gan tại Cao Bằng. Các chủ "đầu nậu" dùng thủ đoạn xé lẻ hàng hóa, lợi dụng biên giới có nhiều đường mòn lối tắt qua lại, thuê người vận chuyển vào ban đêm, tập kết hàng vào các nhà dân, chợ, bến xe ở các xã, phường sát biên giới hoặc gần đường quốc lộ. Thậm chí các chủ hàng lậu còn khoán gọn cho người làm thuê, người vận chuyển, gắn trách nhiệm của họ bằng cách đặt cọc số tiền tương ứng với trị giá số hàng vận chuyển. Đây là một hành vi rất xảo quyệt của các chủ "đầu nậu", bởi một khi bị bắt, những người vận chuyển hàng lậu sẽ chống trả lại lực lượng quản lý rất quyết liệt. Sau khi hàng đã "tuồn" qua biên giới, các chủ hàng sử dụng các phương tiện như ô tô, mô tô phân khối lớn đưa vào nội địa tiêu thụ. Tuyến Việt - Lào nổi lên là hoạt động vận chuyển trái phép gỗ trắc từ Lào về Việt Nam, xuất lậu thuốc lá và xăng dầu sang Lào, chủ yếu qua cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh), Lao Bảo (Quảng Trị). Tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia: Hàng xuất lậu sang Campuchia chủ yếu là xăng dầu, hàng nhập lậu chủ yếu là thuốc lá, rượu ngoại, đường Thái Lan, thuốc tân dược, mỹ phẩm... trọng điểm là các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Long An, Tây Ninh, Bình Phước, Đắc Nông, Gia Lai. Trên tuyến biển nổi lên là hoạt động buôn lậu than, gia cầm, pháo Trung Quốc, sắt, thép, quặng, chì, gạch men, đồ điện tử đã qua sử dụng, đồ uống các loại, thuốc lá, rượu ngoại, xăng, dầu DO... với các địa bàn trọng điểm là vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Khánh Hòa, TP.Hồ Chí Minh, Kiên Giang. Các đối tượng vận chuyển hàng lậu trên biển thường hoạt động về đêm, sử dụng tàu công suất lớn hoặc các tàu đánh cá vượt tuyến sang Trung Quốc mua hàng lậu, sau đó sang mạn vận chuyển vào đất liền để tiêu thụ, khi phát hiện bị đuổi bắt các đối tượng sẵn sàng vứt hàng xuống biển để phi tang. Nếu bị kiểm tra gắt gao ở tuyến biển thì bọn buôn lậu lại di chuyển sang các tỉnh tuyến biên giới đường bộ. Hoạt động xuất lậu than tại địa bàn tuyến biển tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng tiếp tục diễn biến phức tạp, các chủ "đầu nậu" than tổ chức khai thác than trái phép từ các "lò thổ phỉ" hoặc thu gom than từ các nguồn trôi nổi không có nguồn gốc, mua hóa đơn để hợp thức để xuất lậu đi Trung Quốc. Phương thức, thủ đoạn của hành vi buôn lậu ngày càng tinh vi và sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Thậm chí, các đối tượng được trang bị máy thông tin liên lạc để theo dõi lực lượng chức năng và điều hành buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Điều này gây khó khăn và là một thách thức rất lớn đối với l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25108.doc
Tài liệu liên quan