Đồ án Chương trình quản lý học sinh học nghề trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp Cà Mau

MỤC LỤC

 

CHƯƠNG I: KHẢO SÁT – PHÂN TÍCH

I. Khảo sát

1. Giới thiệu Trung tâm KTTH – HN & Dạy nghề

2. Phạm vi đề tài thực hiện

3. Khảo sát hệ thống

II. Phân tích

1. Phân tích hiện trạng hệ thống

2. Các yêu cầu thực hiện

III. Các mô hình xử lý

1. Sơ đồ chức năng BDF (Business Function Diargam)

2. Sơ đồ dòng dữ liệu DFD (Data Flow Diargam)

CHƯƠNG II: THIẾT KẾ – CÀI ĐẶT

A. THIẾT KẾ

I. Phân loại thực thể và thuộc tính

1. Thực thể hồ sơ

2. Thực thể trường

3. Thực thể nghề

4. Thực thể khoá học

5. Thực thể lớp nghề

6. Thực thể khoá nghề

II. Xác định các quan hệ

III. Mô tả các ràng buộc

IV. Xác định phụ thuộc hàm

B. CÀI ĐẶT

I. Cài đặt cơ sở dữ liệu

1. Cài đặt các Table

2. Cài đặt các ràng buộc cho các Table

II. Cài đặt hệ thống

CHƯƠNG III: TÌM HIỂU CÔNG CỤ

A. TỔNG QUAN VỀ VISUAL BASIC 6.0

I. Giới thiệu về Visual Basic 6.0

II. Làm việc với các điều khiển

1. Các loại điều khiển

2. Thao tác với các điều khiển

3. Một số điều khiển và thuộc tính thông dụng

4. Sử dụng Crystal Report để lập báo cáo

 

III. Khả năng dữ liệu mới của Visual Basic 6.0

IV. Xây dựng ứng dụng Visual Basic với Ado

1. Cài đặt và thiết lập tham chiếu đến Ado trong ứng dụng Visual basic

2. Sử dụng Ado với các thư viện đối tượng truy cập dữ liệu khác

3. dùng đối tượng Connection của Ado để kết nối với nguồn dữ liệu

4. làm việc với con trỏ trong Ado

5. Khoá mẫu tin trong Ado

6. Mở và đóng kết nối đến nguồn dữ liệu

7. Sử dụng đối tượng Recordset của Ado để thao tác với dữ liệu

8. Tạo Recordset ngắt kết nối

V. truy vấn cơ sở dữ liệu

1. Câu truy vấn là gì?

2. Sử dụng cửa sổ Data View để tạo các câu truy vấn phía Server

3. Sử dụng các truy vấn của Data Environment

B. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU SQL SERVER 2000

I. Giới thiệu sơ lược về SQL Server

II. Làm việc với SQL Server 2000

1. Quản lý Device

2. DataBase

3. Các loại Object trong DataBase

4. Hệ thống Security của SQL Server

5. Tạo bảng

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN

1. Kiến thức sau khi thực hiện đề tài:

2. Các kết quả đã thực hiện được trong đề tài:

3. Một số vấn đề còn hạn chế:

4. Hướng phát triển và mở rộng của đề tài

5. Kết luận

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc91 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2073 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Chương trình quản lý học sinh học nghề trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp Cà Mau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khiển ActiveX hay các đối tượng chèn vào, ta không thể gỡ bỏ các điều khiển nội tại hay thêm chúng vào hộp công cụ. Các điều khiển ActiveX: tồn tại trong các tập tin độc lập có phần mở rộng là .OCX. Chúng có thể đưa ra các điều khiển hiện diện trong mọi ấn bản của Visual Basic (DataCombo, các điều khiển DataList, . . .) hoặc là các điều khiển chỉ hiện diện trong ấn bản Professional và Enterprise (như là ListView, Toolbar, Animation và hộp thoại Tabbed). Ngoài ra còn có rất nhiều điều khiển ActiveX do các nhà cung cấp thứ ba đưa ra. Các đối tượng chèn được (Insertable Object): như là đối tượng bảng tính của Microsoft Excel chứa một danh sách các nhân viên của công ty hay đối tượng lịch biểu của Microsoft Project chứa việc lập biểu thông tin cho một đề án. Bởi vì chúng có thể thêm vào hộp công cụ, chúng có thể là các điều khiển được chuẩn bị chu đáo. Một vài đối tượng kiểu này cũng cung cấp phần Automation (tự động, được gọi chính thức là OLE Automation), và cho phép ta lập trình với các đối tượng sinh ra từ những ứng dụng khác ngay trong ứng dụng Visual Basic. 2. Thao tác với các điều khiển: a. Hộp công cụ: Để đặt một hộp văn bản hay nút lệnh vào biểu mẫu, đơn giản chỉ là trỏ và nhấn chuột. Tất cả các điều khiển nội tại chứa trong hộp công cụ (Toolbox) thường hiển thị bên trái màn hình. Muốn hiển thị hộp công cụ, từ menu View chọn Toolbox hoặc là nhấn chuột trên biểu tượng. Khi hộp công cụ hiển thị, ta có thể dịch chuyển hộp công cụ xung quanh màn hình bằng cách nhấn trên thanh tiêu đề của nó rồi giữ chuột và kéo tới nơi ta muốn và thả ra. Muốn đóng hộp công cụ, nhấn chuột lên nút đóng (nằm trên góc phải của thanh tiêu đề). b. Đưa điều khiển vào biểu mẫu: Các bước đưa điều khiển vào biểu mẫu: B1: Từ menu File chọn New Project để tạo một đề án mới. B2: Trong hộp thoại New Project, chọn Standard EXE. B3: Một biểu mẫu trống hiển thị. Để đưa điều khiển vào biểu mẫu ta nhấn chuột vào biểu tượng điều khiển trên hộp công cụ. B4: Dời con trỏ màn hình tới vị trí ta muốn vẽ điều khiển bằng cách giữ nút trái chuột và rê nó đi. Một biểu tượng hình của điều khiển xuất hiện, thể hiện kích cở của điều khiển. Khi đã vừa ý ta thả chuột và điều khiển được vẽ trên biểu mẫu. B5: Ta có thể nhấn vào điều khiển và rê nó đến vị trí ta muốn. c. Điều chỉnh kích cỡ điều khiển: Thông thường khi thả một điều khiển vào biểu mẫu, ta có thể điều chỉnh kích cở điều khiển bằng cách chọn vào nó rồi nhấn chuột lên cạnh biên rồi rê chuột đi. Tuy nhiên một vài điều khiển không thể co giãn. Ví dụ: hộp kết hợp combo Box Có thể nhấn đúp chuột lên biểu tượng trong hộp công cụ, Visual Basic sẽ tự động thả điều khiển vào biểu mẫu với kích cở mặc định của nó. Nếu muốn điều chỉnh kích cở của điều khiển, ta giữ nút Shift và dùng các phím mũi tên trên bàn phím. d. Lưới (Grid) điểm trong biểu mẩu: Để tạo sự thuận tiện cho lập trình viên khi thiết kế các điều khiển, Visual Basic hiển thị biểu mẫu với các khung kẻ thẳng hàng bằng các điểm nhỏ. Ta có thể sữa lại kích cở hoặc là loại bỏ hẳn các ô này bằng cách: vào menu Tools chọn Options sau đó chọn tiếp General, trong hộp thoại General ta bỏ chọn mục Show Gril. e. Khóa (Lock) điều khiển: Để giữ các điều khiển cố định tại vị trí của nó ta dùng tính năng Lock. Đầu tiên ta chọn điều khiển, sau đó từ menu Format chọn Lock Controls. Khi đó, ta không thể dùng chuột để điều chỉnh kích cở điều khiển. Tuy nhiên ta vẫn có thể dùng tổ hợp phím. f. Thuộc tính và sự kiện: Thuộc tính (Property): Là bộ các thông số mà ta có thể gán cho điều khiển, ví dụ như tên, chiều cao, chiều rộng, . . .Ta có thể xem toàn bộ thuộc tính của một điều khiển bằng cách chọn vào nó và nhấn F4 để mở cửa sổ thuộc tính. Phương thức (Method): Là những phản ứng của điều khiển. Sự kiện (Event): Là những tín hiệu mà điều khiển có thể hiểu để phản ứng. Thế mạnh của Visual Basic là sử dụng các điều khiển và tận dụng tối đa khả năng lẩptình của chúng. Một điều khiển thực chất là một cửa sổ được lập trình sẵn bên trong. Không có gì khác nhau giữa một ứng dụng và một điều khiển, để thi hành một ứng dụng, ta mở một cửa sổ. Ứng dụng sẽ chiếm điều khiển trên cứ sổ đó và hoạt động thông qua giao diện cũng như những chức năng của nó. Một điều khiển cũng thực hiện tương tự như thế. Một điều khiển chứa đựng một chương trình được lập sẵn và chương trình này có thể tích hợp một cách dễ dàng vào ứng dụng có sử dụng điều khiển. Trước đây, lập trình viên thường phải tự xây dựng toàn bộ mô-đun cần thiết cho chương trình. Điều này có nghĩa là các lập trình viên khác cũng phải lặp lại công việc đó. Trong khi đó máy tính cá nhân được cấu tạo từ vô số thành phần được cung cấp bởi nhiều nhà sản xuất khác nhau, mỗi thành phần có một công dụng đặc biệt. Khái niệm điều khiển của Visual Basic cũng mang ý tưởng như thế. Từng điều khiển có thể được hiệu chỉnh và được tích hợp lại với nhau tạo thành một ứng dụng. So với các điều khiển có sẵn trong hộp công cụ, một điều khiển hiệu chỉnh (custom control) hay một điều khiển ActiveX là một thành phần có khả năng phát huy cao hơn và sâu hơn các tính năng hiện tại của môi trường. Bằng cách thêm một điều khiển ActiveX vào hệ thống ta đã mở rộng năng lực và tiện ích của môi trường Visual Basic. Chỉ cần cài đặt một bảng Visual Basic duy nhất, mỗi lập trình viên có quyền thêm những điều khiển mà họ thích vào hộp công cụ. 3. Một số điều khiển và thuộc tính thông dụng: a. Hộp văn bản (TextBox): Là một điều khiển rất thông dụng dùng để nhận dữ liệu từ người sử dụng cũng như hiển thị lên màn hình. Visual Basic và Windows tự động xử lý những hoạt động như hiển thị ký tự khi người sử dụng gõ vào, chèn và xóa ký tự, cuộn dữ liệu, đánh dấu văn bản, cắt và dán, . . . Ví dụ: Tạo hộp văn bản vào đề án: B1: Từ menu File chọn New Project, chọn Standard EXE để tạo một đề án mới. B2: Chọn hộp văn bản trong hộp công cụ và vẽ nó vào biểu mẫu. B3: Mở lớn hộp văn bản. Tìm thuộc tính Font và nhấn chuột vào nút lệnh kế bên để mở hộp thoại Font. Thử sữa tên Font, kiểu (đậm, nghiêng, gạch dưới), kích cở, màu sắc, ... B4: Tìm thuộc tính BackColor của hộp văn bản để sữa màu nền. B5: Nhấn chuột vào nút (â), ta sẽ thấy một tab tên là Palette, và tab kia là System, System cho biết bảng màu quy định mà Windows hiện đang dùng, còn Palette hiển thị toàn bộ dãy màu. b. Điều khiển nhãn (Label): Thường đi kèm với hộp văn bản. Bởi vì hộp văn bản không có thuộc tính Caption như nút lệnh nên nhãn sẽ làm nhiệm vụ đó. Thường ta chỉ thao tác với nhãn qua vài thuộc tính như: gán Font, BorderStyle... Điều khiển nhãn ít tốn tài nguyên, bộ nhớ, và tốc độ xử lý như các điều khiển các. Tuy nhiên, đôi khi nó cũng có sự kiện click. c. Hộp đánh dấu (CheckBox): Ví dụ: Tạo hộp đánh dấu vào đề án: B1: Từ menu File chọn New Project, chọn Standard EXE để tạo một đề án mới. B2: Nhấn đúp chuột lên biểu tượng lên hộp CheckBox trong hộp công cụ để vẽ vào biểu mẫu. B3: Bởi mặc định, tiêu đề xuất hiện bên phải hộp đánh dấu. Ta có thể sữa lại bằng cách sữa thuộc tính Alignment. Giá trị mặc định là “0 – Left Justify”, nghĩa là hộp xuất hiện bên trái. Nhấn đúp chuột lên giá trị này để đổi nó thành “1 – Right Justify”. B4: Thêm vài hộp đánh dấu vài biểu mẫu và canh thẳng hàng cho chúng. Thuộc tính Value Trạng thái CheckBox 0 Không chọn 1 Chọn 2 Cấm chọn d. Nút tuỳ chọn (OptionButton): Tương tự hộp đánh dấu, nhưng điểm khác là nút tùy chọn thì loại trừ lẫn nhau, nghĩa là trong một nhóm vài hộp đánh dấu (check box), ta có thể chọn tất cả, nhưng với một nhóm các nút tuỳ chọn (radio button), ta chỉ được phép chọn một mà thôi. Khi thả một nút tuỳ chọn vào biểu mẫu, bởi mặc định, chuỗi ký tự xuất hiện bên phải. Tuy nhiên, ta có thể chuyển nó sang phải bằng cách sữa lại thuộc tính Alignment. Nút tuỳ chọn chỉ có 2 giá trị: True và False. Nếu là True nút sẽ được chọn. e. Hộp hình và điều khiển ảnh (PictureBox): Dùng để hiển thị hình ảnh như: BMP, WMF, GIF, JPEG, ICO. Ta có thể nạp hình ảnh vào lúc thiết kế hoặc khi thi hành ứng dụng. Tuy nhiên, chúng có điểm khác nhau là điều khiển ảnh không được đặt lên trên các điều khiển khác, ngoại trừ điều khiển chung (Frame) hay hộp hình (picture box). Điều khiển ảnh không thể có tầm ngắm lúc thi hành. Trái lại hộp hình có nhiều chức năng hơn. Nó có thể được vẽ ở bất cứ nơi đâu, xử lý được tầm ngắm nên rất tiện lợi khi tạo các thanh công cụ. Nó còn chứa được các điều khiển khác, tương tự biểu mẫu trong biểu mẫu. f. Hộp danh sách (ListBox): Trong thực tế danh sách rất cần thiết. Một hệ thống nhân sự cần liệt kê các nhóm công việc và tên các phòng ban để đưa các nhân viên vào hệ thống hoặc một trò chơi không gian cần hiển thị danh sách các vũ khí cho người chơi chọn bắn, . . . Người sử dụng chỉ thấy những gì họ được xem, họ sẽ được phép chọn một hoặc một vài phần tử trong danh sách. Ví dụ: Tạo danh sách liệt kê từ 0 đến 100. B1: Tạo một đề án mới kiểu Standard EXE. Vẽ một hộp danh sách vào biểu mẫu và mở lớn kích cỡ điều khiển. B2: Nhấn đúp chuột lên biểu mẫu để mở sự kiện load. Trong sự kiện load cho vào đoạn chương trình sau: Private Sub Form_Load() Do While Lits1.Listcount <100 List1.AddItem “This is item number” & List1.Listcount Loop End Sub B3: Thi hành chương trình ta có một danh sách liệt kê từ 0 đến 100, vì có nhiều dòng Visual Basic tự động cuộn cửa sổ. g. Hộp kết hợp (Combo Box): Hộp kết hộp có 3 loại: Hộp kết hộp thả xuống (Drop-down combo): Kiểu 0, là một hộp văn bản cho phép người sử dụng gõ vào. Kế bên có một mũi tên â, nhấn vào đó nó sẽ xổ ra một danh sách cho phép người sử dụng lựa chọn. Hộp đơn giản (Simple combo): Kiểu 1, luôn hiển thị danh sách và cho phép người sử dụng gõ vào hộp văn bản. Hộp danh sách thả xuống (Drop-down list combo): Kiểu 2, tương tự kiểu 0, danh sách không hiển thị sẵn nếu chưa nhấn vào nút â. Người sử dụng chỉ có thể chọn từ danh sách, gõ vào hộp văn bản thì danh sách sẽ cuộn đến đúng phần tử yêu cầu và đánh dấu nó. h. Điều khiển OLE: OLE là tên gọi tắt của Object Linking and Embedding. Nó cho phép ta nhúng toàn bộ ứng dụng và dữ liệu của nó vào chương trình của ta. Ví dụ: Ta có Word 6.0, ta muốn cắt và dán toàn bộ tài liệu của Word vào trong ứng dụng của Visual Basic mà không phải lập trình. Lúc thi hành người sử dụng có thể soạn thảo và tương tác trực tiếp với văn bản trên ứng dụng của họ tương tự đang làm với Word. Ví dụ: về điều khiển OLE. B1: Tạo đề án mới. Khi biểu mẫu xuất hiện chọn điều khiển OLE từ hộp công cụ. B2: Vẽ nó vào biểu mẫu và mở lớn kích cỡ điều khiển gần bằng biểu mẫu. B3: Một hộp thoại xuất hiện, yêu cầu ta chọn loại đối tượng OLE mà ta muốn làm việc. Chọn Microsoft Word Document (nếu ta chọn mục này thì máy phải cài đặt Word). B4: Ta sẽ có menu và các thanh công cụ khác hẳn, đó là menu và toolbar của Word. Bởi vì Word hổ trợ in-place activation, Visual Basic có thể cung cấp toàn bộ chức năng của Word ngay trong ứng dụng của nó. B5: Nhấn F5 để thi hành ứng dụng. i. Điều khiển ADO Data: Điều khiển này có sẵn cho mọi ấn bản của Visual Basic 6.0. Điều khiển ADO Data dùng ADO để nhanh chóng tạo ra kết nối giữa điều khiển ràng buộc dữ liệu và nguồn cung cấp dữ liệu. Điều khiển ràng buộc dữ liệu là những điều khiển có thuộc tính DataSource. j. Điều khiển DataGrid: Là một phiên bản dùng OLEDB của DataGrid, điều khiển cho phép nhanh chóng xây dựng một ứng dụng để xem và sữa đổi Recordset. Nó còn hổ trợ ADO Data mới. Là một điều khiển ràng buộc tương tự lưới hiển thị các mẩu tin và trường từ một đối tượng Recordset theo dòng và cột. Điều khiển có thể được định cấu hình nhanh chóng vào lúc thiết kế mà không cần lập trình nhiều. Khi ta chỉ ra thuộc tính RecordSource vào lúc thiết kế, điều khiển được lắp đầy tự động theo Recordset của nguồn dữ liệu. Sau đó ta có thể sữa đổi cột, xóa, sắp xếp, thêm tiêu đề cột hoặc điều chỉnh bề rộng cột,. . . Lúc thi hành DataSource có thể được chuyển đổi bằng chương trình để xem các bảng khác nhau, hoặc ta có thể sữa đổi câu truy vấn trên cơ sở dữ liệu hiện hành để trả về các bộ mẩu tin khác nhau. k. Điều khiển DataList, DataCombo: Là một phiên bản OLE DB của các điều khiển DBList và DBCombo. Chúng còn hỗ trợ điều khiển ADO Data mới. Điều khiển DataList và DataCombo tương tự điều khiển hộp danh sách và hộp kết hợp, nhưng có một số điểm khác biệt là khả năng linh động và hữu dụng của chúng trong các ứng dụng cơ sở dữ liệu. Cả hai điều khiển đều có thể tự động lấp đầy từ một trường cơ sở dữ liệu của điều khiển dữ liệu mà chúng ràng buộc. m. Điều khiển ImageList: Điều khiển này chứa các hình ảnh để dùng với các điều khiển như là ListView, TreeView, TabStrip, ToolBar. Ngoài ra nó còn được dùng với các điều khiển có thuộc tính Picture như là hộp hình, điều khiển ảnh và nút lệnh. ImageList hỗ trợ bitmap (.bmp), biểu tượng (.ico), GIF (.gif), JPEG (.jpg) và con trỏ (.cur) n. Điều Khiển TreeView: Điều khiển này hiển thị một danh sách phân cấp của các đối tượng Node, mỗi đối tượng có nhãn và hình ảnh tuỳ chọn đi kèm. Sau khi tạo xong điều khiển, ta có thể thêm, xóa, sắp xếp và thao tác với các đối tượng Node thông qua thuộc tính và phương thức. Có thể mở rộng hay rút gọn một nút trong cây phân cấp thông qua các sự kiện Collapse, Expand và NodeClick. Có thể duyệt qua cây để lấy về một tham chiếu đến Node bằng cách dùng các thuộc tính Root, Parent, Child, FirstSibling, Next, Previous và LastSibling. Điều khiển TreeView còn dùng điều khiển ImageList để hiển thị hình ảnh. Các thuộc tính mới: CauseValidation Checkboxes FullRowSelect HotTracking Scroll SingleSel Các sự kiện mới: NodeCheck Validate o. Điều khiển MSFLEXGRID: Microsoft Visual Basic được cung cấp cùng với một thành phần ActiveX cho phép ta kết hợp khả năng OLAP vào ứng dụng, thành phần này điều khiển MSFLEXGRID trình bày theo dạng lưới giúp người sử dụng dễ dàng gộp lại các thông tin để xem và tổng kết dữ liệu. Điều khiển MSFLEXGRID được kèm với bản Professional và Enterprise của Visual Basic. Tên tập tin điều khiển là MSFLXGRD.OCX. Để sử dụng MSFLEXGRID trong đề án Visual Basic ta làm như sau: B1: Trong Visual Basic chọn menu Project Components. B2: Hộp thoại Components xuất hiện, trong danh sách các thành phần, cuộn xuống và tìm “Microsoft FlexGrid Control 6.0”. B3: Chọn vào hộp đánh dấu trong danh sách và nhấn OK. Điều khiển MSFLEXGRID được thêm vào hộp công cụ. Để bắt đầu dùng điều khiển MSFLEXGRID, thêm vào một instance của điều khiển vào biểu mẫu. Sau đó, ta có thể chọn ràng buộc hay không điều khiển MSFLEXGRID với một điều khiển Data. 4. Sử dụng CRYSTAL REPORT để lập báo cáo: Crystal Report cho phép tạo báo cáo cơ sở dữ liệu trong ứng dụng viết bằng Visual Basic. Nó bao gồm 2 phần chủ yếu: Trình thiết kế báo cáo xác định dữ liệu sẽ đưa vào báo cáo và cách thể hiện của báo cáo. Một điều khiển ActiveX cho phép thi hành, hiển thị, in ấn điều khiển lúc thi hành ứng dụng. Đối với nhiều người lập trình Visual Basic, Crystal Report là tất cả những gì cần khi muốn thiết lập báo cáo cơ sở dữ liệu. Bởi vì phiên bản Crystal Report đi kèm với Visual Basic và nó cực kỳ dễ dùng. Có 2 bước để tạo một báo cáo dùng Crystal Report: Tạo báo cáo và thêm điều khiển ActieX của Crystal Report vào ứng dụng. Bạn tạo báo cáo dùng trình thiết kế báo cáo của Crystal Report. Ứng dụng này tạo các tài liẹu báo cáo để thi hành trong ứng dụng. Sau đó ta mở tài liệu báo cáo trong ứng dụng bằng cách sử dụng điều khiển Crystal Report. a. Dùng Crystal Report để tạo báo cáo: Ta không thê tạo báo cáo bằng chương trình mà thay vào đó ta dùng Crystal Report để xây dựng báo cáo. Sau khi xây dựng xong báo cáo, ta lưu nó và phân phát cùng với ứng dụng cho người sử dụng. Để phóng trình thiết kế Crystal Report, ta thực hiện theo các bước sau: B1: Phóng trình thiết kế báo cáo (Report Designer), CRW32.EXE. B2: Trình thiết kế hoạt động B3: Từ menu File, chọn New, hộp thoại tạo báo cáo mới (Create New Report) sẽ xuất hiện. Với hộp thoại Create New Report này, Visual Basic cung cấp một số khuôn mẫu báo cáo để ta chọn dùng xuất dữ liệu, ta cũng có thể dùng báo cáo do mình thiết kế làm khuôn mẫu cũng như tạo các báo cáo hiệu chỉnh không có trong các khuôn mẫu có sẵn. Các kiểu báo cáo có sẵn trong Crystal Report: Kiểu báo cáo Mô tả Standard Báo cáo liệt kê thông tin theo dòng và cột, cho phép sắp xếp và gộp dữ liệu. Listing Báo cáo là danh sách dữ liệu liên tục khôn có tổng kết hay trường tổng cộng. Ta có thể dùng báo cáo này để in danh bạ điện thoại. Cross-Tab Tổ hợp dữ liệu theo 2 chiều. Mail Label Báo cáo được thiết kế để in dữ liệu theo cột cho nhãn thư. Summary Báo cáo chỉ hiển thị thông tin tổng quát, không chứa dữ liệu chi tiết. Graph Báo cáo thể hiện dữ liệu một cách trực quan. Top N Báo cáo cho phép chỉ hiển thị một số mẫu tin được chọn. Drill Down Báo cáo cho phép nhấn đúp chuột lên dữ liệu tổng quát để hiển thị các thông tin chi tiết. Các kiểu báo cáo khác Báo cáo sử dụng khuôn mẫu bạn đã tạo trước đó. b. Thi hành báo cáo trong ứng dụng với điều khiển ActiveX của Crystal Report: Việc cho phép người sử dụng ứng dụng thi hành Crystal Report là hoàn toàn đơn giản, nó liên quan đến việc thêm điều khiển ActiveX của Crystal Report vào đề án và viết đoạn chương trình xử lý. Để làm được điều này ta làm như sau: B1: Tạo một ứng dụng Visual Basic mới với một nút lệnh duy nhất. B2: Thêm điều khiển Crystal Report vào ứng dụng thông qua menu Project, Components. B3: Tạo một instance của điều khiển Crystal Report trên biểu mẫu bằng cách nhấn đúp chuột lên thanh công cụ. Điều khiển kết quả được gọi là Crystal Report1. B4: Trong sự kiện Click của nút lệnh đưa vào đoạn chương trình sau: Private Sub cmdReport_Click() CrystalReport1.ReportFilename= App.Path & “\product.rpt” CrystalReport1.PrintReport End Sub B5: Thi hành ứng dụng và nhấn nút Run, báo cáo thi hành hiển thị kết quả cho người sử dụng trong cửa sổ preview. Đến đây, người sử dụng có thể xuất báo cáo ra máy in bằng cách nhấn nút Print. Dùng thuộc tính Destination của điều khiển Crystal Report, ta có thể gởi dữ liệu trực tiếp đến máy in, bỏ qua cửa sổ Preview. c. Sử dụng bản mới hơn của Crystal Report: Phiên bản thương mại của hệ thống Crystal Report 6.0 đưa ra một số tính năng mới: Báo cáo con: tương tự tính năng tạo báo cáo con của Microsoft Access. Nó cho phép bạn hiển thị quan hệ một – nhiều. Tuỳ chọn định dạng mới: bao gồm khả năng thi hành báo cáo theo cột và hiển thị các kiểu báo cáo khác nhau bên cạnh nhau. Báo cáo có điều kiện: Hiển thị khác nhau tuỳ theo trạng thái của dữ liệu. Trình điều khiển cơ sở dữ liệu trực tiếp: cho nhiều platform chính (bao gồm: Oracle, Informix, Microsoft SQL Server), cho phép bỏ qua trình điều khiển ODBC quy ước, loại bỏ yêu cầu thiết lập nguồn dữ liệu ODBC, loại bỏ nhu cầu thiết lập nguồn dữ liệu ODBC trên máy Client. Xuất ra: Microsoft Word và Microsoft Excel. Hỗ trợ Web: bao gồm khả năng xuất ra trang Web HTML và tạo các báo cáo chứa trên Server. Hỗ trợ những nguồn dữ liệu không phải quan hệ: như là Microsoft Exchange Server và nhật ký sự kiện của WinNT. III. KHẢ NĂNG DỮ LIỆU MỚI CỦA VISUAL BASIC 6.0 Visual Basic 6.0 cung cấp các đối tượng dữ liệu ActiveX (ActiveX Data Object – ADO). Trong các phiên bản trước của Visual Basic, truy cập dữ liệu được giải quyết thông qua DAO (Data Access Object). ADO tổng hợp và thay thế các kỹ thuật DAO. ADO dễ dùng hơn và có tầm hoạt động rộng hơn, ta có thể dùng ADO để kết nối với cơ sở dữ liệu của một máy để bàn hoặc một máy chủ chứa cơ sở dữ liệu từ xa. Hơn thế nữa ADO cho phép truy cập nhiều kiểu dữ liệu. Kỹ thuật ADO hiện nay chứa trong điều khiển mới, điều khiển dữ liệu ADO. Nó trông tương tự các điều khiển dữ liệu của các phiên bản trước, nhưng khi nhìn vào Property Page của điều khiển ta sẽ thấy có nhiều điểm khác. Điều khiển ADO cho phép kết nối với các tập tin cơ sở dữ liệu để bàn hay các máy chủ ODBC trên mạng, hoặc ta có thể tạo một kết nối mới đến các cơ sở dữ liệu khác. Ngoài ADO, Visual Basic 6.0 còn có một bộ công cụ và kỹ thuật mới giúp truy cập dữ liệu dễ dàng hơn. Trình thiết kế môi trường dữ liệu cho phép xem xét và thao tác dữ liệu trong cơ sở dữ liệu khác nhau. Bởi vì bản thân môi trường dữ liệu là những đối tượng, ta có thể sử dụng chúng như một điều khiển dữ liệu. Thậm chí ta có thể gắn nó với các điều khiển khác như hộp văn bản hay nhãn. Một vài điều khiển dữ liệu mới cho phép ta tận dụng các thế mạnh của điều khiển dữ liệu ADO. Điều khiển DataGrid cho phép xem dữ liệu dưới dạng bảng các dòng và cột. DataList và DataCombo tương tự như DBList và DBCombo trong các phiên bản trước của Visual Basic, ta có thể dùng chúng để lấy một danh sách dữ liệu từ điều khiển ADO trong cấu hình hộp danh sách (ListBox) hoặc hộp kết hợp (ComboBox). Ta có thể dùng điều khiển linh động hơn như FlexGrid để xem những dữ liệu phức tạp. Visual Basic 6.0 mở rộng khả năng báo cáo với trình báo cáo dữ liệu cho phép tạo, xem trước và in các báo cáo trong Visual Basic tương tự như Access. Ta có thể lấy các điều khiển báo cáo từ hộp công cụ báo cáo dữ liệu mới cà đưa vào biểu mẫu báo cáo dữ liệu. Sau đó gọi phương thức PrintReport() của báo cáo dữ liệu. IV. Xây dựng ứng dụng visual basic với ado ADO là công nghệ truy cập cơ sở dữ liệu hướng đối tượng tương tự DAO (Data Access Object) và RDO (Remote Data Object). ADO hiện nay được Microsoft xem là kỹ thuật để truy cập cơ sở dữ liệu từ Web Server. Bởi vì ADO được cung cấp dưới dạng thư viện ActiveX Server, ta có thể thoải mái dùng ADO trong ứng dụng Visual Basic. Trong thực tế, bằng nhiều cách ta sẽ thấy rằng sử dụng ADO để làm việc với cơ sở dữ liệu thì dễ hơn các kỹ thuật khác. 1. Cài đặt và thiết lập tham chiếu đến ADO trong ứng dụng Visual Basic: ADO được cài đặt như một phần của Visual Basic 6.0, sau khi cài đặt xong ta bắt đầu sử dụng nó bằng cách thiết lập tham chiếu đến thư viện ADO trong ứng dụng Visual Basic, tương tư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docquyen do an 6-11.DOC
  • docbia luan van.doc
  • rarDataBase.rar
  • rarDlls.rar
  • dochuong dan su dung chuong trinh.doc
  • rarIcons.rar
  • rarInterfaces.rar
  • docket luan.doc
  • docloi cam on.doc
  • docloi noi dau.doc
  • docMuc Luc do an.doc
  • docnhan xet luan van.doc
  • docnhiem vu thuc hien do an.doc
  • rarOcx.rar
  • rarpicture.rar
  • doctai lieu tham khao.doc