Đồ án Công nghệ chế tạo máy: Thiết kế quy trình công nghệ gia công giá trượt đỡ trục
PHÂN TÍCH CHI TIẾT GIA CÔNG 1.1. Điều kiện kỹ thuật Dựa vào bản vẽ chi tiết, chi tiết của ta sau khi gia công phải đạt được những yêu cầu sau: - Các bề mặt gia công phải đạt được Rz25 và Rz16. - Độ không đối xứng giữa lỗ ∅38 và rảnh mang cá không quá 0.02. - Độ không đồng tâm giữa 2 lỗ ∅38 không quá 0.01. - Độ lệch cho phép giữa tâm lỗ ∅38 và bề mặt rảnh mang cá là ±0.02. 1.2. Chức năng làm việc. Do thực tế ta không rõ nguồn gốc của chi tiết gia công, vì vậy dựa vào điều kiện kỹ thuật ta có thể phân tích tính năng làm việc của chi tiết như sau: - Từ yêu cầu độ không đối xứng giữa lỗ ∅38 và rảnh mang cá không quá 0.02 và yêu cầu độ sai số giữa tâm lỗ ∅38 và bề mặt rảnh mang cá là 72±0.02, kết hợp với yêu cầu độ không đồng tâm giữa 2 lỗ ∅38 không quá 0.01. Vì vậy ta có thể khẳng định đây là chi tiết di động. Khi làm việc, chi tiết sẽ trượt trên bề mặt rảnh mang cá và đồng thời chi tiết sẽ đỡ một cái trục gì đó thông qua lỗ ∅38. Bởi vì lý do đó mà chi tiết có yêu cầu khá cao về vị trí tương quan giữa lỗ ∅38 và rảnh mang cá. - Ngoài ra tại chân đế của chi tiết không là một khối vật liệu liền mà lại có 2 rảnh bề rộng là 24, chiều sâu vào là 30, đồng thời lại quy định thêm nhám bề mặt Rz16. Vì vậy, có thể khi chi tiết trượt và đỡ trục thì 2 rảnh ở đế thay đổi vị trí cần gạt của chi tiết khác nào đó. Nếu không như vậy thì không cần phải gia công 2 rảnh để làm gì, sẽ để giảm được chi phí, hạ được giá thành sản phẩm. II. TÍNH CÔNG NGHỆ TRONG KẾT CẤU. - Chi tiết có rảnh mang cá nên khi đúc thì rất khó khăn cho việc tách khuôn, do không tạo được góc thoát khuôn. Vì vậy khi đúc ta không thể đúc thành hình rảnh mang cá được, mà phải đúc thành rảnh vuông, sau đó mới gia công thành rảnh mang cá. Do vậy mà ta phải tốn nhiều thời gian và phải chịu hao phí vật liệu để gia công rảnh mang cá. - 2 lỗ∅38 nằm cách nhau một đoạn là 20 và chúng có bề dầy là 12 với tổng kích thước là 44. Vì vậy mà ta có thể dễ dàng gia công 2 lỗ này bằng một dao, nên việc đảm bảo độ đồng tâm là khá dễ dàng. - Trên bản vẽ thì bề mặt dưới của rảnh mang cá được chọn làm chuẩn kích thước. Khi gia công để đảm bảo kích thước 72±0.02 thì ta cũng chọn mặt này làm chuẩn định vị, đồng thời khi lắp ráp cũng căn cứ vào bề mặt này. Ngoài ra để đảm bảo các vị trí tương quan, ta còn sử dụng mặt này làm định vị để gia công các mặt khác. Vì vậy có thể chọn mặt này làm chuẩn tinh thống nhất, cũng như chuẩn tinh chính. - Hai mặt đầu của chi tiết là hai mặt phẳng không có gờ và có kích thước tương đối nhỏ (44). Vì vậy khi gia công lỗ ta có thể ghép nhiều chi tiết lại với nhau để gia công cùng lúc. - Vật đúc là gang xám và có khối lượng nhỏ hơn 2kg. Theo bảng 3-5 trang sổ tay tập 1 thì người ta quy định chiều dầy nhỏ nhất của vách là 3 – 4 mm, nhưng đối với chi tiết của ta thì chiều dầy nhỏ nhất là10 mm. Vì vậy chi tiết của ta có tính công nghệ tốt ở vấn đề này. - Do yêu câu độ không đối xứng của lỗ ∅38 và rảnh mang cá không quá 0.02, mà chi tiết của ta khi đúc thì sẽ đặt lõi cho lỗ ∅38. Mặt khác đối với các chi tiết có lỗ sẳn thì thực tế khi gia công ta gặp khó khăn khi muốn chỉnh lại tâm lỗ. Do vậy khi đúc thì ta phải đặt lõi một cách thật chính xác để dễ dàng cho việc gia công sau này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NOI DUNG.pdf
- ban ve chi tiet long phoi.dwg
- BAN VE CHON PHUONG AN.dwg
- bia tap ban ve.docx
- bia tap ban ve.pdf
- bia thuyet minh.docx
- bia thuyet minh.pdf
- bv cho thiet ke do ga.dwg
- BV_NC1.dwg
- BV_NC2.dwg
- BV_NC4.dwg
- BV_NC5.dwg
- chương trình.rar
- chương trình 1.rar
- Công nghệ chế tạo máy- Thiết kế quy trình công nghệ gia công giá trượt đỡ trục.rar
- dao phay goc.dwg
- hinh the tich.dwg
- logo.dwg
- luc cat khi phay.dwg
- nguyen cong 1.dwg
- nguyen cong 2.dwg
- nguyen cong 4.dwg
- nguyen cong 5.dwg
- nguyen cong 6.dwg
- so do cat ranh duoi en.dwg