Đồ án Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục đích nghiên cứu 2

3. Nội dung nghiên cứu 2

4. Phương pháp nghiên cứu 2

5. Dự kiến kết quả nghiên cứu 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN 4

1.1 Khái niệm về chất thải rắn 4

1.1.1 Chất thải rắn là gì? 4

1.1.2 Các nguồn phát sinh 4

1.1.3 Phân loại chất thải rắn đô thị 5

1.1.3.1 Theo vị trí hình thành 5

1.1.3.2 Theo thành phần hóa học và vật lý 5

1.1.3.3 Theo bản chất nguồn tạo thành 5

1.1.4 Thành phần của chất thải rắn 7

1.1.5 Tính chất của chất thải rắn 7

1.2 Tốc độ phát sinh chất thải rắn 13

1.2.1 Phương pháp dùng xác định khối lượng chất thải rắn 12

1.2.1.1 Đo thể tích và khối lượng 12

1.2.1.2 Phương pháp đếm tải 12

1.2.1.3 Phương pháp cân bằng vật chất 12

1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phát sinh chất thải rắn 12

1.2.2.1 Ảnh hưởng của việc giảm thiểu và tái sinh chất thải rắn tại nguồn 12

1.2.2.2 Ảnh hưởng của luật pháp 13

1.2.2.3 Ý thức của người dân 13

1.2.2.4 Sự thay đổi theo mùa 13

1.3 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường 14

1.3.1 Ô nhiễm môi trường nước 14

1.3.2 Ô nhiễm môi trường đất 14

1.3.4 Ô nhiễm môi trường không khí 14

1.3.4 Ảnh hưởng đến cảnh quan và sức khoẻ con người 14

1.4 Các phương pháp xử lý chất thải rắn 15

1.4.1 Phương pháp ổn định CTR bằng công nghệ Hyromex 15

1.4.2 Phương pháp đốt 16

1.4.3 Phương pháp sinh học 16

1.4.4 Phương pháp chôn lấp 17

1.4.5 Phương pháp nhiệt phân 18

1.5 Tình hình quản lý CTR tại Tp. Hồ Chí Minh 18

1.5.1 Thực trạng phát thải CTR tại Tp. Hồ Chí Minh 18

1.5.2 Hiện trạng quản lý CTR ở Tp. Hồ Chí Minh 19

1.5.2.1 Lực lượng thu gom CTRSH tại Tp. Hồ Chí Minh 19

1.5.2.2 Quy trình thu gom 21

1.5.2.3 Phương tiện thu gom chất thải rắn 22

CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI QUẬN THỦ ĐỨC 23

2.1 Điều kiện tự nhiên 23

2.1.1 Vị trí địa lý 23

2.1.2 Khí hậu 24

2.1.3 Địa hình 24

2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 25

2.2.1 Đặc điểm kinh tế 25

2.2.1.1 Giá trị sản xuất nông nghiệp 26

2.2.1.2 Sản xuất Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp 28

2.2.1.3 Thương mại và dịch vụ 29

2.2.2. Đặc điểm xã hội 29

2.2.2.1 Dân số 30

2.2.2.2 Y tế 31

2.2.2.3 Giáo dục – Đào tạo 32

2.2.2.4 Văn hóa – Thể thao 33

CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG QUẢN LÝ, THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THỦ ĐỨC 35

3.1 Nguồn gốc phát sinh 35

3.2 Thành phần và khối lượng rác sinh hoạt trên địa bàn Quận 35

3.3 Hiện trạng tồn trữ chất thải rắn đô thị trên địa bàn Quận Thủ Đức 37

3.3.1 Tồn trữ chất thải rắn tại hộ gia đình 37

3.3.2 Tồn trữ chất thải rắn tại cơ quan, công sở, trường học: 38

3.3.3 Tồn trữ chất thải rắn tại chợ 38

3.3.4 Tồn trữ chất thải rắn tại các siêu thị và khu thương mại 39

3.3.5 Tồn trữ chất thải rắn tại bệnh viện và các cơ sở y tế 39

3.3.6 Tồn trữ chất thải rắn sinh hoạt tại các cơ sở sản xuất công nghiệp 40

3.4 Hệ thống quản lý chất thải rắn trên địa bàn Quận Thủ Đức 40

3.4.1 Hiện trạng thu gom, vận chuyển trên địa bàn Quận Thủ Đức 40

3.4.2 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình quản lý 43

3.5 Phương thức thu gom, quét dọn, vận chuyển chất thải rắn đô thị trên địa bàn Quận Thủ Đức 44

3.5.1 Sơ đồ phương thức thu gom, vận chuyển 44

3.5.2 Phương thức thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 45

3.5.3 Phương thức quét dọn chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức 47

3.5.4 Phương thức vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức 47

3.6 Hiện trạng hoạt động tại các bô CTR trên địa bàn Quận Thủ Đức 48

3.6.1 Vị trí các bô CTR 50

3.6.2 Hoạt động tại các bô CTR 51

3.7 Nhận xét chung về hệ thống quản lý, thu gom và vận chuyển chất thải rắn đô thị trên địa bàn Quận Thủ Đức 52

3.7.1 Đối với hệ thống thu gom công lập 53

3.7.2 Đối với hệ thống thu gom CTR dân lập 53

CHƯƠNG 4: CÔNG TÁC THU PHÍ VÀ NỘP PHÍ CTR THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 88/2008/QĐ – UBND TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THỦ ĐỨC 55

4.1 Quyết định số 88/2008/QĐ – UBND 55

4.1.1 Một số khái niệm 55

4.1.2 Cơ sở của việc ban hành QĐ số 88/2008/QĐ-UBND 55

4.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của các đơn vị khi triển khai QĐ số 88/2008/QĐ – UBND 56

4.1.4 Công tác triển khai QĐ số 88/2008/QĐ – UBND 58

4.2 Những vấn đề tồn tại trong hệ thống triển khai áp dụng và thực hiện 60

4.2.1 Xung đột môi trường xung quanh vấn đề triển khai áp dụng và thực hiện QĐ số 88/2008/QĐ – UBND 59

4.2.2 Xung đột môi trường trong hệ tác động giữa Chính quyền và Đơn vị thu gom 60

4.2.3 Xung đột môi trường trong hệ tác động giữa chính quyền và chủ nguồn thải: 61

4.2.4 Xung đột môi trường giữa đối tượng thu gom và đối tượng phát thải 62

4.2.5 Xung đột môi trường giữa nội bộ đối tượng thu gom 62

4.3 Những tồn tại sau khi triển khai QĐ số 88/2008/QĐ – UBND 63

4.3.1 Tồn tại trong bản thân QĐ số 88/2008/QĐ – UBND 63

4.3.2 Tồn tại trong quá trình áp dụng của chính quyền 63

4.3.3 Tồn tại trong quá trình thực hiện của đối tượng thu gom 64

4.3.4 Tồn tại trong quá trình thực hiện của chủ nguồn thải 64

CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT QUẬN THỦ ĐỨC 67

5.1. Về hình thức tổ chức thu gom rác 67

5.2. Về cơ chế quản lý 67

5.3. Về công tác thu gom, vận chuyển rác 68

5.4. Các tổ chức hoạt động thu gom rác 71

5.5. Giải pháp thực hiện QĐ số 88/2008/QĐ – UBND 72

5.6. Biện pháp phân loại CTR tại nguồn 72

5.6.1. Dự báo dân số phát sinh đến năm 2030 72

5.6.2. Dự báo số chợ, trường học của Quận Thủ Đức đến năm 2030 74

5.6.3. Dự báo khối lượng CTR của Quận Thủ Đức đến năm 2030 76

5.6.4. Tính toán số thùng 660L và số xe vận chuyển 78

5.6.5. Tính toán số xe sẽ đầu tư thêm 87

5.6.6. Phương án thực hiện phân loại CTR tại nguồn 90

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 108

6.1. Kết luận 108

6.2. Kiến nghị 109

 

 

doc144 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11120 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
môi trường là một công cụ kinh tế trong quản lý môi trường. “Phí MT là một khoản thu của ngân sách cho hoạt động BVMT, tính trên lượng phát thải của chất ô nhiễm và chi phí xử lý ô nhiễm hoặc khắc phục tác động tiêu cực do chất ô nhiễm gây ra đối với môi trường”. - Phí vệ sinh là khoản thu nhằm mục đích bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí đầu tư cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn địa phương: chi phí cho tổ chức hoạt động của đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải theo quy trình kỹ thuật của cơ quan có thẩm quyền quy định (chưa bao gồm chi phí xử lý CTR đảm bảo TCMT). - Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn: là khoản thu nhằm bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí đầu tư cho hoạt động xử lý chất thải rắn thông thường đảm bảo tiêu chuẩn môi trường như: đốt, khử khuẩn, trung hòa, trơ hóa, chôn lấp hợp vệ sinh…. 4.2.2 Cơ sở của việc ban hành QĐ số 88/2008/QĐ-UBND: Cơ sở hình thành QĐ số 88/2008/QĐ – UBND là do chủ trương giảm ngân sách của thành phố. Vấn đề này xuất phát từ các nội dung sau: Tăng thêm ngân sách địa phương sau khi triển khai QĐ số 88/2008/QĐ – UBND để chi trả cho các khoản sau đây: Chi phí cho việc xử lý chất thải rắn đảm bảo TCMT. Chi phí hỗ trợ cho việc phân loại chất thải rắn, bao gồm cả hoạt động tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của người dân trong việc phân loại CTR tại nguồn. Chi phí hỗ trợ cho đầu tư xây dựng các bãi chôn lấp, công trình xử lý, công nghệ tái chế, tái sử dụng, xử lý và tiêu hủy chất thải rắn…. Nhu cầu của việc thu phí chất thải rắn: Quá trình đô thị hóa và các sức ép về dân số dẫn đến khối lượng CTR gia tăng. Để xử lý tình trạng trên, đảm bảo chất lượng môi trường, Tp. Hồ Chí Minh phải chi mỗi năm gần 900 tỷ đồng, tốc độ tăng chi phí này khoảng 10 – 12% năm, đây là gánh nặng không nhỏ cho ngân sách. Trình độ dân trí ngày càng tăng, thu nhập của người dân ngày càng ổn định, người dân sẽ quan tâm nhiều hơn đến vấn đề môi trường. Khi người dân có thói quen đóng phí, việc xả rác bừa bãi sẽ giảm đi nhiều… đó là những yếu tố để triển khai QĐ số 88/2008/QĐ – UBND thành công. Việc thu phí nhằm: Tạo nhận thức đúng cho cộng đồng về các hoạt động liên quan tới chất thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt. Tạo tinh thần chia sẻ cho các chủ nguồn thải với Nhà nước gánh nặng xử lý lượng rác thải phát sinh. Giảm dần việc bao cấp trong công tác quản lý CTR trên địa bàn. 4.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của các đơn vị khi triển khai QĐ số 88/2008/QĐ – UBND: Sở TN & MT: Ban hành quy trình thu gom, vận chuyển CTR thông thường trên địa bàn các quận/huyện. Chủ trì xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật công tác thu gom, vận chuyển CTR thông thường trình cơ quan chức năng phê duyệt. Trình UBND thành phố phê duyệt đơn giá thu gom, vận chuyển CTR thông thường của từng quận/huyện. Chủ trì phối hợp với các đơn vị chức năng hướng dẫn các đơn vị, quận/huyện, phường/xã tổ chức thực hiện thống nhất công tác thu phí VSMT và phí BVMT đối với CTR thông thường trên địa bàn thành phố. Hướng dẫn các quận/huyện tổ chức công tác quản lý, công tác giám sát, kiểm tra, xử phạt các vi phạm quy định về BVMT. Đề xuất mức thu phí với HĐND, tiến đến xóa bao cấp trong lĩnh vực thu gom. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở TN – MT ban hành phí và hướng dẫn quản lý phí. Phối hợp đề xuất điều chỉnh mức thu cho phù hợp với tình hình thực tế. Cục Thuế: Tổ chức, phát hành biên lai thu phí, hướng dẫn và quyết toán biên lai để xác định số thu phí vệ sinh. Xem xét, miễn giảm thuế thu nhập đối với lực lượng thu gom rác dân lập. Phòng TN & MT quận/huyện: Phối hợp với phòng Tài chính – Kế hoạch xác định cự ly thu gom trung bình của các đơn vị thu gom. Thống kê số lượng và mức phí của các chủ nguồn thải trên địa bàn. Tổ chức tuyên truyền về thu phí theo QĐ số 88/2008/QĐ – UBND, báo cáo tiến độ…. Phòng Tài chính - Kế hoạch: Hướng dẫn trích chi phí quản lý cho đơn vị thu phí. Phối hợp với các đơn vị thu phí xác định mức chi phí thu gom tại nguồn để trả cho các đối tượng thu gom. Đảm bảo sự hợp lý và chính xác về số lượng phí, đảm bảo ngân sách sau khi chi trả các khoản liên quan. UBND phường/xã: Phối hợp hoạt động triển khai QĐ số 88/2008/QĐ – UBND với các đơn vị cấp trên. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị thu phí theo quy định và theo hợp đồng ký với đơn vị thu gom. Cá nhân, đơn vị thu phí: Phối hợp với đơn vị thu gom chất thải rắn thông thường và chủ nguồn thải để xác định đối tượng, khối lượng và mức phí phải thu theo đúng quy định nhà nước. Tổ chức đội ngũ và trang bị phương tiện phục vụ cho công tác xây dựng quy chế nội bộ về thu - chi - trích nộp phí. Thu phí chủ nguồn thải theo biên lai do cơ quan thuế ban hành, đảm bảo thu phí 100% đối với chủ nguồn thải được đơn vị thu gom cung cấp dịch vụ. Thanh toán chi phí trả lại cho các đơn vị thu gom, nộp phí còn lại về phòng TC - KH. Chủ nguồn thải: Phối hợp với đơn vị thu gom và đơn vị thu phí kê khai khối lượng CTR thông thường phát sinh. Ký hợp đồng với đơn vị thu gom theo mức phí mà nhà nước quy định (áp dụng với đối tượng ngoài hộ gia đình). Đơn vị thu gom: Phối hợp với đơn vị thu phí, kê khai số lượng CTR thông thường. Tổ chức đội ngũ và phương tiện thực hiện thu gom CTR thông thường theo quy định của pháp luật. 4.1.4 Công tác triển khai QĐ số 88/2008/QĐ – UBND: Tất cả các Phường đều thực hiện các kế hoạch chung của quận về triển khai QĐ số 88/2008/QĐ – UBND. Trong đó, công tác và phương tiện tuyên truyền các phường giống nhau, đều sử dụng các hệ thống loa phát thanh, tổ chức các cuộc họp giao ban phối hợp các kỳ sinh hoạt tổ dân phố để tuyên truyền cho các đối tượng thực hiện. Bên cạnh đó, UBND các phường phân công cán bộ, nhân sự tiến hành công tác triển khai ký kết hợp đồng bao gồm các bước sau: Bước 1: Ký kết hợp đồng, giao nhiệm vụ cho các tổ thu gom rác. Bước 2: Soạn thảo các mẫu “Hợp đồng cung cấp dịch vụ thu gom chất thải rắn thông thường” để giao cho các tổ thu gom rác ký kết với các chủ nguồn thải là hộ gia đình và ngoài hộ gia đình. Bước 3: UBND phường tổ chức mời các hộ chưa đồng ý ký hợp đồng nhằm tuyên truyền, phổ biến thực hiện QĐ 88/2008/QĐ – UBND. Đối với các cơ sở cố tình không chịu ký kết hợp đồng, UBND phường áp dụng các biện pháp quản lý nhà nước để xử lý (kiểm tra vệ sinh môi trường, kiểm tra nguồn rác thải, trật tự lòng lề đường, đăng ký kinh doanh…). Tóm lại: Công tác tổ chức thực hiện (triển khai áp dụng và thực hiện) bao gồm: công tác tuyên truyền, công tác kê khai phân loại đối tượng, công tác ký kết hợp đồng và công tác thu phí, với sự phối hợp hoạt động của Phòng TN & MT, Phòng TC – KH, các đơn vị thu gom, chủ nguồn thải và các Phường. Đây đều là những công tác thực hiện lần đầu, chưa thông qua tập huấn nên chưa thể hiện được yếu tố kinh nghiệm. Những vấn đề tồn tại trong hệ thống triển khai áp dụng và thực hiện: Việc ban hành, áp dụng và thực hiện QĐ số 88/2008/QĐ – UBND là một hệ thống triển khai công cụ kinh tế vào quản lý môi trường. Ban hành quyết định là đại diện cho “thẩm quyền” của nhà nước, thực hiện quyết định là đại diện cho “thực quyền” của nhân dân. Khi quyền lợi của mỗi bên khác nhau hoặc đối tượng bị áp dụng không hiểu rõ mục đích của nhà nước sẽ nảy sinh những xung đột. Đối với việc ban hành QĐ số 88/2008/QĐ – UBND, không thực hiện “trưng cầu dân ý” đã tác động đến các quyền lợi của người thực hiện, đồng thời trong nội bộ của đối tượng thực hiện cũng có những nhận thức khác nhau về quyền lợi của mình với các quyền lợi kinh tế, quyền lợi xã hội và quyền lợi môi trường. Sự khác nhau về quyền lợi trong vấn đề là nguyên nhân dẫn đến các xung đột môi trường. 4.2.1 Xung đột môi trường xung quanh vấn đề triển khai áp dụng và thực hiện QĐ số 88/2008/QĐ – UBND: Hệ tác động của QĐ số 88/2008/QĐ – UBND bao gồm chính quyền - đối tượng thu gom - chủ nguồn thải. Những định mức khác nhau xung quanh QĐ số 88/2008/QĐ – UBND đã gây nên “xung đột môi trường” giữa các bên liên quan: chính quyền và đối tượng thu gom, chính quyền và chủ nguồn thải, đối tượng thu gom và chủ nguồn thải, chủ nguồn thải đăng ký và chủ nguồn thải tự do, đối tượng thu gom lớn và đối tượng thu gom nhỏ. Những xung đột này được bắt đầu từ sự khác biệt về các quyền lợi kinh tế, quyền lợi xã hội trong mục đích môi trường. 4.2.2 Xung đột môi trường trong hệ tác động giữa Chính quyền và Đơn vị thu gom: Xung đột giữa chính quyền và đối tượng thu gom là một xung đột môi trường được xuất phát từ sự khác nhau trong quyền lợi về kinh tế môi trường giữa các bên liên quan với các định mức xung đột về QĐ số 88/2008/QĐ – UBND, hệ thống các giá trị khác nhau, sự tham gia của các bên liên quan, phân bố quyền lực và cơ chế quản lý. Chính quyền là người ban hành quyết định, triển khai cho các cấp khác nhau trong hệ thống quản lý của mình áp dụng nhằm đạt kết quả từ sự thực hiện của đối tượng thu gom với mong muốn là sự hợp tác trên tinh thần tự nguyện. Nhằm mục đích môi trường, chính quyền đã để các đội thu gom CTR dân lập tự thỏa thuận, tự định mức thu và tự thu tiền CTR đối với các đối tượng chủ nguồn thải. Tuy nhiên với sức ép về dân số, quá trình đô thị hóa đã đẩy các vấn đề môi trường ngày càng trầm trọng, đồng thời chính quyền chịu nhiều sức ép từ việc chi ngân sách cho các vấn đề thu gom và xử lý, do đó không đảm bảo chiến lược môi trường hướng tới “Phát thải bằng không”. Việc quyết định ban hành quyết định số 88/2008/QĐ – UBND, chính quyền đã diễn giải rất rõ ràng về sự cần thiết, nguyên tắc, mục tiêu của công tác thu phí, mức phí ban hành và các bản hướng dẫn đi kèm. Mục đích của việc ban hành quyết định số 88/2008/QĐ – UBND là rất rõ, bao gồm mục đích kinh tế và mục đích môi trường. Kinh tế là mục đích trước mắt, nhằm giảm ngân sách để chi trả cho các vấn đề khác. Môi trường là mục đích lâu dài của chính quyền, ngân sách thu được sẽ bổ sung để giải quyết các vấn đề môi trường hiện tại và trong tương lai. Cũng trong định mức về nhận thức đối với quyết định số 88/2008/QĐ – UBND, đối tượng thu gom đã nhận thức theo chiều hướng khác với những mục đích của chính quyền. Đối tượng thu gom cho rằng quyết định số 88/2008/QĐ – UBND ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. Đối tượng này chỉ ra rằng, trước kia họ tự thỏa thuận với các chủ nguồn thải, tự thu, tự chi, tự phân chia địa bàn và tự kiếm thêm các hợp đồng mới. Mục tiêu chính của họ là về lợi nhuận kinh tế của bản thân, chứ không phải vì môi trường. Đối tượng này nhận thức về QĐ 88/2008/QĐ – UBND đã đánh mất quyền chủ động của họ đối với công việc thu gom. Trước khi có quyết định 88, họ chỉ phải nộp một số lệ phí nhỏ đối với phường, đối với hộ gia đình là 3 - 5% và đối với các hợp đồng của cơ sở sản xuất là 10 - 15%, sau khi QĐ số 88/2008/QĐ – UBND ban hành, với đối tượng trong hộ gia đình phải nộp từ 10 - 20% và đối tượng ngoài hộ gia đình phải nộp từ 23 - 30%. Đồng thời, trước khi ban hành, mọi thống kê về số lượng chủ nguồn thải đều do đối tượng thu gom đưa lên và Phường cũng như các đơn vị chức năng khác không kiểm soát được số lượng này. Khi quyết định 88 được ban hành, họ mất chức năng chủ động thu chi và phải phối hợp với Phường làm rõ tất cả các chủ nguồn thải, các vấn đề về hỗ trợ chuyển đổi phương tiện. Những nguyên nhân trên chủ đạo là sự nhận thức không đầy đủ về phí rác thải, chỉ đặt mục tiêu kinh tế lên hàng đầu và sự mập mờ trong việc kê khai đã tạo nên xung đột với chính quyền về quyền lợi kinh tế và mục đích môi trường. Tóm lại: Xung đột môi trường giữa Chính quyền và đối tượng thu gom chủ yếu do nhận thức không đầy đủ của đối tượng thu gom. Đối tượng này chỉ đề cao lợi nhuận kinh tế, không quan tâm đến hiệu quả môi trường. Các vấn đề xung quanh số phí phải nộp và chuyển đổi xe là cái cớ của xung đột trên. Chính xung đột này đã làm chậm trễ tiến độ và hiệu quả triển khai của QĐ số 88/2008/QĐ – UBND. 4.2.3 Xung đột môi trường trong hệ tác động giữa chính quyền và chủ nguồn thải: QĐ số 88/2008/QĐ – UBND của chính quyền chủ yếu ban hành cho đối tượng chủ nguồn thải thực hiện. Nhìn chung xung đột môi trường giữa hai đối tượng trên khác với xung đột với đối tượng thu gom. Đối tượng chủ nguồn thải được chia làm hai bộ phận: hộ gia đình và ngoài hộ gia đình. Các đối tượng trong hộ gia đình tỏ ra chấp nhận thực hiện QĐ số 88/2008/QĐ – UBND trên tinh thần tự nguyện, chỉ có thiểu số hộ gia đình tỏ ra bức xúc với chính quyền về mức phí, mặc dù chính quyền không thực hiện chưng cầu dân ý. Đối tượng ngoài hộ gia đình tỏ ra không hài lòng với chính quyền thông qua QĐ số 88/2008/QĐ – UBND. Thực tế cho thấy, những cơ sở phát thải chất thải rắn thông thường chỉ ở mức hộ dân vẫn phải nộp mức phí như theo quyết định, tuy nhiên đối tượng này là thiểu số. Các đối tượng trong nhóm II và nhóm III tỏ ra chậm trễ trong việc kê khai khối lượng rác và kí hợp đồng. Đa số đối tượng này cảm thấy mức phí ban hành là quá cao và nhận thức của họ về lợi ích môi trường nhìn chung chưa định hình nên họ kiến nghị điều chỉnh mức phí hợp lý. Như vậy, nguyên nhân của xung đột trên vẫn nằm ở điểm: thiếu nhận thức về lợi ích môi trường mà QĐ số 88/2008/QĐ – UBND đem lại, đồng thời do chính quyền không tiến hành trưng cầu dân ý để kịp điều chỉnh phản hồi. Xung đột này có thể điều chỉnh dễ dàng bằng giả thuyết: giảm phí hoặc kê khai kiểm tra lượng thải đúng thực tế. 4.2.4 Xung đột môi trường giữa đối tượng thu gom và đối tượng phát thải: Hệ tác động giữa đối tượng thu gom và chủ nguồn thải cũng tồn tại những xung đột môi trường. Như đã nói ở trên, đối tượng thu gom thực hiện công tác thu gom chỉ vì mục tiêu lợi nhuận kinh tế. Trong khi mục đích thỏa thuận với đối tượng này của chủ nguồn thải là nhu cầu vận chuyển chất thải đi chỗ khác để đảm bảo vệ sinh, đồng thời họ phải trả một lượng phí nhất định cho đơn vị thu gom đó. Đối tượng thu gom xung đột với chủ nguồn thải chủ yếu là do họ phải thu gom một khối lượng CTR “khống” (CTR không đăng ký) từ những sọt rác chung. Điều này làm tăng khối lượng CTR thu gom, tăng số chuyến vận chuyển…. Đối tượng chủ nguồn thải lại xung đột môi trường với đối tượng thu gom ở trách nhiệm của người thu gom. Đa số chủ nguồn thải không hài lòng với công tác thu gom bao gồm: thời gian thu gom, thái độ thu gom và phương tiện thu gom. 4.2.5 Xung đột môi trường giữa nội bộ đối tượng thu gom: Địa bàn luôn là vấn đề nóng bỏng của đối tượng thu gom. Địa bàn thu gom đều do các đầu nậu tự phân chia với nhau, trong quá trình thu gom trên cùng một tuyến đường, cùng ranh giới đường, luôn có sự “tranh giành địa bàn”. Các đầu nậu lớn thường có khoảng 3 đường dây rác trở lên với số lượng hộ gia đình và ngoài hộ gia đình lớn. Các đầu nậu lớn dễ dàng thực hiện chuyển đổi phương tiện, trong khi các đầu nậu nhỏ khó khăn trong vấn đề này. Việc cạnh tranh địa bàn thu gom giữa các đầu nậu sau khi quyết định 88 ban hành ngày càng trở nên căng thẳng. Vấn đề chuyển đổi phương tiện và các vấn đề khác làm giảm khả năng cạnh tranh của các đầu nậu nhỏ đây là thời cơ cho các đầu nậu lớn thu tóm địa bàn. Như vậy, xung đột nội bộ trên xuất phát từ địa bàn và việc chuyển đổi phương tiện. Các xung đột này tỏ ra nghiêm trọng nếu đầu nậu này muốn thâu tóm địa bàn của đầu nậu khác. Việc thực hiện Quyết định 88 là một giải pháp quản lý quyền lợi của các đầu nậu. Những tồn tại sau khi triển khai QĐ số 88/2008/QĐ – UBND: QĐ số 88/2008/QĐ – UBND được UBND Tp. Hồ Chí Minh ban hành ngày 20/12/2008 và bắt đầu triển khai thực hiện tại quận Thủ Đức vào đầu tháng 5 năm 2009, đến thời điểm nay đã được hơn 1 năm. Việc triển khai QĐ số 88/2008/QĐ – UBND trong thời gian qua đã đạt những kết quả rất đáng ghi nhận, song bên cạnh kết quả đó, luôn tồn tại và nảy sinh các vấn đề khó khăn. 4.3.1 Tồn tại trong bản thân QĐ số 88/2008/QĐ – UBND: Chưa nêu rõ các quyền lợi mà nhà nước đảm bảo cho các đối tượng chủ nguồn thải và đối tượng thu gom. Chưa quy định các đơn vị chức trách giải quyết các tranh chấp, bất đồng, không thống nhất giữa chủ nguồn thải, người thu gom và người thu phí. Chưa nêu rõ việc thu phí đối với ký túc xá cho sinh viên các trường đại học. Chưa nêu rõ mức thu phí cụ thể đối với các hộ kinh doanh nhà trọ. Mức phí thu đối với các đối tượng tại chợ được phản ánh là quá cao. Chưa có quy chế hoạt động của đối tượng thu gom rác. 4.3.2 Tồn tại trong quá trình áp dụng của chính quyền: Lực lượng triển khai thực hiện quá mỏng. Đơn vị phụ trách ở cấp Phường nhiều nhất là 2 người, đa số là 1 người. Đơn vị thu phí cũng chỉ có 1 - 2 người. Việc tổ chức sắp xếp lại địa bàn luôn nảy sinh các vấn đề xung đột à khó giải quyết. Công tác quản lý chủ nguồn thải của phường yếu kém không đi sát thực tiễn. Một số đường dây rác không hợp tác triển khai áp dụng và thực hiện. Việc thu phí trực tiếp từ chủ nguồn thải là do đối tượng thu gom đảm nhiệm. Vai trò hỗ trợ công tác triển khai thực hiện của các tổ chức, đoàn hội như: Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể ở địa phương chưa được phát huy triệt để. 4.3.3 Tồn tại trong quá trình thực hiện của đối tượng thu gom: Trình độ của người thu gom thấp, nhận thức của người thu gom về QĐ số 88/2008/QĐ – UBND còn hạn chế. Đối tượng thu gom đặt mục đích kinh tế lên hàng đầu, không có mục đích môi trường trong công tác của họ. Các đường dây rác kê khai không đúng với số liệu nhằm đóng phí ít hơn so với tiền thu thực tế. Vấn đề chuyển đối phương tiện của các đầu nậu nhỏ gặp nhiều khó khăn. Thái độ làm việc của đối tượng thu gom khiến đa số các chủ nguồn thải không hài lòng. Vấn đề tranh giành địa bàn gây trì trệ quá trình thu gom. 4.3.4 Tồn tại trong quá trình thực hiện của chủ nguồn thải: Nhận thức về QĐ số 88/2008/QĐ – UBND còn nhiều hạn chế, đặc biệt là các đối tượng phát thải nhiều. Chủ nguồn thải phản ánh mức phí quá cao, chậm trễ thực hiện ký hợp đồng thu gom và nộp phí theo QĐ số 88/2008/QĐ – UBND. Tóm lại: việc áp dụng và thực hiện QĐ số 88/2008/QĐ – UBND là một hệ thống phối hợp giữa chính quyền, chủ nguồn thải và đơn vị thu phí. Trong thời gian áp dụng và thực hiện ngắn đã nảy sinh các vấn đề về xung đột môi trường. Xung đột môi trường giữa các bên liên quan gây nên những khó khăn, tồn tại trong quá trình triển khai. - Chính quyền ban hành nhưng chưa trưng cầu dân ý đã thể hiện sự yếu kém trong cơ chế quản lý của mình. Nhìn vào thực tế, QĐ số 88/2008/QĐ – UBND chưa được các đối tượng thực hiện trên tinh thần trách nhiệm và tự nguyện. Vì vậy, việc tác động vào đối tượng thu gom là “chìa khóa” để triển khai thực hiện QĐ số 88/2008/QĐ – UBND phù hợp và toàn diện, đảm bảo mục đích môi trường. CHƯƠNG 5 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT QUẬN THỦ ĐỨC Về hình thức tổ chức thu gom CTR: - Sắp xếp, tổ chức lại Công ty công ích quận chú trọng đến việc nâng cao năng lực đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa khâu thu gom và vận chuyển trong một qui trình thống nhất. - Thực hiện các biện pháp tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, khuyến khích các chủ đường CTR có qui mô hoạt động lớn thành lập doanh nghiệp tư nhân thực hiện dịch vụ vệ sinh môi trường, hoạt động theo luật doanh nghiệp năm 2005. - Thành lập Tổ hợp tác thu gom CTR (hoặc với tên gọi khác là Nhóm liên kết, Tổ tương trợ…) theo qui định của Nghị định 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác. 5.2 Về cơ chế quản lý: Cần có sự chỉ đạo thống nhất từ các cấp chính quyền thành phố, quận huyện, phường xã trong việc quản lý chất thải rắn nói chung, trong đó qui định cụ thể đối với việc quản lý hoạt động thu gom CTRSH, đặc biệt là tổ chức quản lý lực lượng CTR dân lập trên địa bàn Quận. Cụ thể, xây dựng và sớm ban hành qui chế quản lý hoạt động thu gom CTR, trong qui chế cần qui định rõ các nội dung sau: - Phân cấp cho UBND phường trực tiếp quản lý nhà nước hoạt động thu gom CTRSH trên địa bàn. - Qui định các loại hình tổ chức thu gom CTRSH được phép hoạt động (công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác…) và phải đăng ký hoạt động thu gom CTRSH với UBND phường. - Tiêu chuẩn phương tiện thu gom CTR (đáp ứng yêu cầu về vệ sinh, mỹ quan, phù hợp với công nghệ vận chuyển, yêu cầu phân loại CTR tại nguồn…). - Các qui định bảo đảm vệ sinh trong quá trình thu gom CTR (không để rơi vãi, chảy nước dơ, bốc mùi hôi...). - Các qui định về xử lý vi phạm về vệ sinh môi trường đối với người dân và các tổ chức cung ứng dịch vụ vệ sinh. - Qui định cơ quan chức năng kiểm tra giám sát và xử lý vi phạm về vệ sinh môi trường. - Cơ chế phối hợp giữa các đơn vị thực hiện thu gom CTR, phối hợp gữa khâu thu gom và vận chuyển. - Qui định việc thu phí và mức thu phí thu gom CTRSH. 5.3 Về công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR: Tại Tp.HCM, từ những năm 1998, Công ty Môi trường Đô thị đã đưa vào thử nghiệm trạm trung chuyển ép CTR kín với những thiết bị lưu chứa hiện đại, đảm bảo việc lưu chứa CTR kín, giảm mùi hôi đáp ứng được tiêu chuẩn khắc khe về môi trường. Do đó, tác giả đề xuất phương án như sau: CTR sinh hoạt dân cư CTR sinh hoạt công cộng Thu gom CTR dân lập hay từ dịch vụ công ích Xe thu gom loại nhỏ Xe thu gom loại trung Trạm trung chuyển Phân loại Thùng ép kín Xe chở đến bãi đổ Thành phố CTRSH phát sinh tại các khu vực công cộng và khu dân cư được bỏ vào trong những thùng chứa CTR. CTR sẽ được thu gom định kỳ và vận chuyển thẳng về trạm trung chuyển. Sử dụng xe tải thùng kín, có hệ thống nâng hạ phía sau thùng xe vận chuyển, sau đó vận chuyển những thùng này về trạm trung chuyển. CTR sau khi được tập trung về trạm trung chuyển, CTR được ép vào những thùng chứa CTR kín trước khi được vận chuyển đến bãi xử lý. Để đảm bảo việc lưu chứa CTR trong trạm trung chuyển ép CTR kín không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, bên trong trạm được lắp đặt hệ thống phun xịt chất khử mùi nhằm giảm thiểu mùi hôi phát sinh. Sau khi thùng chứa CTR đã ép đầy CTR sẽ được xe chuyên dùng chuyển thẳng về công trường xử lý CTR. Nước thải phát sinh từ quá trình: vệ sinh thiết bị, nhà xưởng… sẽ được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường. Thùng ép CTR kín có cơ cấu ép: - Thùng ép CTR kín được thiết kế lắp trên các xe tải có hệ thống móc cẩu đa năng. Buồng ép và buồng chứa CTR được lắp đồng bộ dính liền với các bộ phận cơ bản gồm: buồng ép, máng nhận CTR, hệ thống thủy lực, hệ thống dẫn động, hệ thống điện và buồng chứa. Hệ thống dẫn động có thể được lắp ngay trên thùng ép kín hoặc được đặt bên ngoài thùng. - Hệ thống điều khiển được lắp ngay trên thùng dễ thao tác và linh hoạt. CTR được đổ vào thùng ép kín nhờ cơ cấu nâng cặp đa năng, vừa nâng được các loại thùng rác từ 0,12 - 1,10 (m3); vừa có thể cặp máng hứng rác từ các xe đẩy tay. Bảng 5.1: Các thông số kỹ thuật chính của thùng ép kín. Kích thước của thùng ép kín: - Tổng chiều dài 5550 (mm) - Tổng chiều cao 2500 (mm) - Tổng chiều rộng 2260 (mm) - Thể tích thùng chứa 17 (m3) - Chiều cao móc nâng 1560 (mm) - Chiều rộng giữa 2 thanh trượt 1060 (mm) Tỉ số ép 2,5:1 Chu kỳ nén 25 - 30 (s) Lực ép 28 tấn Vật liệu thùng Sàn thùng: thép tấm 5 (mm) Hông và trần thùng thép tấm 3 (mm) Joint cửa sau Loại joint chữ P Lắp ghép thùng Ghép hàn, mối hàn đảm bảo gấu đều, đạt yêu cầu kỹ thuật và thẩm mỹ. Cơ cấu khóa cửa Dạng trục vít bánh vít đảm bảo thao tác nhanh, nhẹ, tự hãm khi đi trên đường. Hệ thống chống nước chảy Có ống dẫn nước thải ra ngoài trong quá trình ép CTR, có van khóa lại khi vận chuyển trên đường. Có đệm cao su làm kín giữa thân thùng chứa và cửa sau không cho nước thải chảy ra ngoài trong quá trình ép cũng như quá trình vận chuyển. (Nguồn: Chi cục Bảo vệ Môi trường TP.HCM) 5.4 Đối với các tổ chức hoạt động thu gom CTR: Hoạt động thu gom CTR là hoạt động có tính chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người thu gom do đó cần có những chính sách hỗ trợ cho các tổ chức thu gom CTR như: - Nhà nước cần bảo đảm nguồn kinh phí hoạt động cho các tổ chức thu gom CTRSH. - Tăng cường chính sách cho vay vốn với lãi suất ưu đãi để người lao động chuyển đổi phương tiện hoạt động. - Chính sách ưu đãi về thuế cho các đơn vị khi tham gia hoạt động thu gom CTRSH. - Thực hiện các chế độ bảo hiểm cho người lao động; đầu tư đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, Sở, Ban ngành cần có Quy chế mới phù hợp với tình hình hiện nay về quản lý đội ngũ CTR dân lập đồng thời xây dựng đội ngũ chuyên trách ở các phường. - Chính quyền địa phương cần tổ chức điều tra và theo dõi thường xuyên việc thu gom CTR dân lập. Đưa ra các biện pháp chế tài đối với các cá nhân, đường dây CTR không thực hiện đúng quy trình thu gom CTR và chủ nguồn thải không ký hợp đồng thu gom. - Mặt khác, tập hợp lực lượng CTR dân lập này thành hợp tác xã hoặc công ty để dễ quản lý. Tổ chức các lớp tập huấn về thu gom CTR cho các công nhân. 5.5 Giải pháp thực hiện QĐ số 88/2008/QĐ-UBND: Để đảm bảo tính logic của hệ thống triển khai và đề xuất giải pháp QĐ số 88/2008/QĐ – UBND phù hợp với các đối tượng liên quan, các giải pháp được đặt ra như sau: - Tăng cường quản lý hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với các phòng ban liên quan, UBND 12 phường, Nghiệp đoàn CTR dân lập, Ban điều hành khu phố, Tổ trưởng tổ dân phố trong công tác điều tra và thẩm định thu phí theo QĐ số 88/2008/QĐ – UBND. - Điều chỉnh các lỗ hổng trong nội dung QĐ số 88/2008/QĐ – UBND về các vấn đề: mức phí thu gom đối với các đối t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBAI LAM.doc
  • docLOI CAM DOAN.doc
  • docPHIEU GIAO DE TAI.doc
  • docTRANG BIA.doc
Tài liệu liên quan