Đồ án Đánh giá hiện trạng, dự báo chất thải rắn nguy hại và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp với sự phát triển của tỉnh Bình Dương

MỤC LỤC

 

MỤC LỤC i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC HÌNH vii

Phần 1. MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài: 2

2. Mục tiêu nghiên cứu: 3

2.1. Mục tiêu tổng quát: 3

2.2. Các nhiệm vụ cụ thể của đồ án: 3

3. Nội dung nghiên cứu: 4

4. Phương pháp nghiên cứu: 4

4.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp dữ liệu: 4

4.2. Phương pháp phân tích các bên liên quan (Stakeholder Analysis = SA). 4

4.3. Phương pháp xây dựng hệ số phát thải, tính toán dự báo lượng CTRCNNH dựa trên hệ số phát thải. 5

5. Ý nghĩa và tính mới của đề tài: 6

5.1. Ý nghĩa khoa học: 6

5.2. Ý nghĩa thực tiễn: 6

5.3. Tính mới của đề tài: 7

6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 7

7. Tổng quan về các nghiên cứu đã qua: 7

Phần 2: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 11

Chương I. TỒNG QUAN VỀ BÌNH DƯƠNG, CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI 14

1.1. Khái quát sơ lược về tỉnh Bình Dương 14

1.1.1. Điều kiện tự nhiên: 14

1.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội: 14

1.2. Tổng quan về các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương 17

1.3. Tổng quan về chất thải nguy hại 18

1.3.1. Một số khái niệm về chất thải nguy hại: 18

1.3.2. Nguồn gốc và phân loại chất thải nguy hại 20

Chương II. KHÁI QUÁT VỀ HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG 24

2.1. Hiện trạng CTRCNNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương 25

2.1.1. Giới thiệu chung: 25

2.1.2. Số lượng, thành phần CTRCNNH 27

2.2. Kết quả xác định khối lượng CTRCNNH phát sinh hiện tại – Hệ số phát thải và dự báo đến năm 2025 31

2.2.1. Hệ số phát thải và phương pháp dự báo khối lượng chất thải 31

2.2.2. Kết quả khối lượng CTRCNNH phát sinh hiện tại và dự báo đến năm 2025 34

2.3. Hiện trạng quản lý CTRCNNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương 40

2.1.1. Quản lý hành chính về CTRCNNH 40

2.1.2. Quản lý CTRCNNH tại các cơ sở sản xuất, các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý 41

2.1.3. Quản lý CTRCN và CTRCNNH tại các KCN 46

2.1.4. Quản lý CTRCN và CTRCNNH tại các huyện, thị xã: 47

2.1.5. Quản lý về kỹ thuật 47

2.1.6. Những khó khăn trong công tác quản lý CTRCNNH trên địa bàn Tỉnh 51

Chương III. CÁC BÊN LIÊN QUAN VÀ HIỆU QUẢ CÁC CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CTRCNNH CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG 53

3.1. Các bên làm liên quan làm phát sinh CTRCNNH 55

3.1.1. Các công ty, xí nghiệp sản xuất các ngành CN 55

3.1.2. Bệnh viện, phòng khám đa khoa, trạm y tế: 60

3.1.3. Các hộ gia đình 60

3.2. Các bên liên quan có trách nhiệm quản lý CTRCNNH 61

3.3. Các bên liên quan đến xử lý, tiêu huỷ, thu gom, vận chuyển, lưu giữ CTRCNNH 65

3.3.1. Các công ty, xí nghiệp sản xuất có CTRCNNH: 65

3.3.2. Các công ty thu gom, vận chuyển, xử lý CTRCNNH: 67

3.4. Các bên bị ảnh hưởng bởi CTRCNNH 72

Chương IV. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI CHO TỈNH BÌNH DƯƠNG 75

4.1. Kế hoạch quản lý CTRCNNH cho tỉnh Bình Dương 76

4.1.1. Mục tiêu môi trường 76

4.1.2. Mục tiêu xã hội 76

4.2. Đề xuất quy trình quản lý CTRCNNH 76

4.3. Đề xuất các biện pháp an toàn trong lưu giữ, vận chuyển và quản lý CTRCNNH 82

4.3.1. Quản lý CTRCNNH 82

4.3.2. An toàn trong lưu giữ CTRCNNH 85

4.4. Đề xuất các biện pháp hỗ trợ nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý CTRCNNH 87

4.4.1. Chỉnh sửa, bổ sung, nâng cao thể chế về quản lý CTNH 87

4.4.2. Đào tạo, nâng cao nhận thức và năng lực quản lý CTNH 90

4.4.3. Đề xuất biện pháp kinh tế hỗ trợ 92

4.4.4. Đề xuất giải pháp chuyển đổi KCN đang hoạt động sang KCN sinh thái 95

4.4.5. Ứng dụng tin học để quản lý cơ sở dữ liệu CTNH 96

PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97

1. Kết luận: 97

2. Kiến nghị: 98

Tài liệu tham khảo 100

Phụ lục 102

 

docx123 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2883 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá hiện trạng, dự báo chất thải rắn nguy hại và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp với sự phát triển của tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
qua các đợt thanh kiểm tra định kỳ, đột xuất công tác bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp. Trong 6 tháng đầu năm 2009, Sở TN & MT đã tiến hành thanh kiểm tra công tác bảo vệ môi trường của hơn 100 doanh nghiệp. Đối với trường hợp vi phạm về quản lý CTNH, tùy theo mức độ, Sở TN & MT đã xử phạt và hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng. Quản lý CTRCN và CTRCNNH tại các KCN Đối với các loại hóa chất thải, sản phẩm không đạt chất lượng… do vẫn còn giá trị sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau nên hiện nay đang được nhiều cơ sở thu mua tái chế, tái sử dụng. Một số đơn vị khác được yêu cầu lưu giữ an toàn tại các kho chứa. Bùn thải từ HTXLNT của các nhà máy dệt nhuộm, nhà máy sản xuất TBVTV, các nhà máy cơ khí xi mạ có thành phần kim loại nặng cao, độ pH thấp, cặn sơn từ hệ thống phun sơn tạm thời vận chuyển về các đơn vị xử lý ở Tp,HCM, Đồng Nai,… xử lý bằng phương pháp đốt hoặc chôn lấp, một số đơn vị đổ chung với rác sinh hoạt một cách bừa bãi, Một số loại hóa chất phế phẩm được lưu giữ và sau đó cũng được đưa đến các đơn vị có chức năng xử lý CTNH. Một số cơ sở khác đổ bỏ chung với rác sinh hoạt mà không quan tâm, Về các vấn đề về kinh tế, sự hạn chế về nhận thức các tác hại của CTRCNNH nên công tác quản lý CTRCNNH tại các cơ sở sản xuất chưa tốt, chỉ một số ít doanh nghiệp có nhận thức nhưng chưa đầy đủ. Chỉ riêng ngành sản xuất TBVTV do đặc điểm có tính độc hại cao nên một số doanh nghiệp có tiến hành phân loại, lưu giữ, xử lý riêng với rác sinh hoạt hoặc tự trang bị lò đốt riêng để tự xử lý. Việc nhận dạng chất thải và xác định khối lượng CTRCNNH không đầy đủ nên việc tách riêng CTRCNNH khỏi dòng chất thải công nghiệp cũng như thống kê số lượng tại từng nhà máy không hoàn toàn và vì thế một lượng không ít CTRCNNH thất thoát ra môi trường, Hoạt động tái chế CTNH không kiểm soát được cả về mặt số lượng và địa điểm các cơ sở tái chế. Thậm chí một số CTNH từ các KCN được chuyển đến xử lý tại các cơ sở thu mua phế liệu (như các loại dung môi thải được bỏ vào phi bán cùng với các thùng chứ keo dạng phế,…). Tình trạng các doanh nghiệp buộc các cơ sở kinh doanh thu mua phế liệu thu gom luôn rác thải của doanh nghiệp là khá phổ biến, Nhìn chung, CTNH tại các KCN đa số đã được các cơ sở có chức năng thu gom và chuyển đến nhà máy xử lý trong tỉnh hoặc các tỉnh lân cận Quản lý CTRCN và CTRCNNH tại các huyện, thị xã: Hiện nay, do cơ cấu quản lý nhà nước về chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh nên mọi hoạt động quản lý liên quan đến CTRCN và CTNH do Sở phụ trách quản lý, huyện và thị xã chỉ là cơ quan phối hợp hỗ trợ cho công tác này. Đây là một điểm không hợp lý vì chức năng quản lý đối với các doanh nghiệp nhỏ là của huyện thị xã nhưng chỉ quản lý về nước, khí còn với CTR&CTNH lại chỉ là nhắc nhỏ. Quản lý về kỹ thuật Kỹ thuật giảm thiểu chất thải tại nguồn: Chỉ các doanh nghiệp lớn có tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và ISO 14000 quan tâm đến việc giảm thiểu chất thải tại nguồn, số này chiếm khoảng 14,5% trong tổng số 1045 doanh nghiệp. Kỹ thuật phân loại, lưu chứa: Phân loại chất thải: Theo khảo sát thực tế tại 1045 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bao gồm cả trong và ngoài KCN, việc phân loại và lưu chứa chất thải đối với đa số các doanh nghiệp là chưa đúng theo quy định. Kết quả khảo sát như sau: Số cơ sở có tiến hành phân loại riêng biệt CTRSH, CTRCN và CTNH: 180 cơ sở (chiếm 17,22%), trong đó có 30 cơ sở phân loại CTNH theo đúng Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT – Danh mục CTNH (chiếm 2,87%); Số cơ sở có phân loại CTRSH, CTRCN và CTNH nhưng chưa triệt để, chỉ chú trọng đến phần chất thải có giá trị tái chế: 640 cơ sở (chiếm 61,24%); Số cơ sở không phân loại CTRSH, CTRCN và CTNH: 225 cơ sở (chiếm 21,53%) Lưu chứa chất thải: Tổng kết từ các thông tin thống kê về quy định lưu chứa chất thải bao gồm: lưu chứa trong kho hoặc các thùng chứa, ngăn chứa riêng, không rò rỉ chất thải nguy hại ra môi trường, có hiên che, có biển cảnh báo cho từng loại chất thải và cho khu vực lưu chứa cho thấy: Số cơ sở có kho lưu chứa riêng cho các loại CTRSH, CTRCN, CTNH, đảm bảo không mưa ướt và không đổ tràn ra môi trường: 520 cơ sở (chiếm 49,78%) trong đó có 30 cơ sở có thùng chứa/ngăn chứa riêng cho từng loại CTNH; Số cơ sở có kho chứa chất thải tạm thời: 287 cơ sở (chiếm 27,46%) Số cơ sở không có kho lưu chứa chất thải: 238 cơ sở, (chiếm 22,77%) Kỹ thuật vận chuyển: 15,3% khối lượng CTNH được thu gom, vận chuyển đúng quy định, các phương tiện đảm bảo tính chuyên dụng có thùng kín, có kế hoạch và các thiết bị ứng phó sự cố (một số còn gắn thiết bị định vị toàn cầu GPS), có dán biển báo nguy hại… 75,8 % chất thải được vận chuyển bằng các xe tải thông thường, chưa đạt yêu cầu đối với chất thải (đặc biệt là CTNH) 8,9% chất thải chở bằng các xe cải tiến hoặc xe ba bánh…, Chất thải còn rơi vãi khắp nơi và nguy hiểm cao Việc vận chuyển các loại bao bì, thùng chứa nhiễm CTNH của các đơn vị thu mua phế liệu diễn ra thường xuyên trên các thiết bị không chuyên dụng, Các phương tiện vận chuyển chất thải của 3 đơn vị thu gom trên địa bàn tỉnh: Công ty TNHH MTV cấp thoát nước và môi trường Bình Dương: Tùy vào từng loại CTNH khác nhau mà Công ty điều các xe chuyên dụng đi thu gom, các xe vận chuyển CTNH đều được trang bị các thiết bị để ứng phó với các sự cố có thể xảy ra như: cháy, nổ, … Hiện nay, công ty đã trang bị được một số phương tiện phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển. 01 xe thùng 1,5 tấn 01 xe thùng 3,5 tấn, 02 xe bồn hút chất thải 8m3, Các loại CTNH dạng rắn, bùn như: các loại than đá, hắc ín thải, hóa chất thải, các chất hấp thụ và bả lọc thải, … được đóng kiện vào bao bì chuyên dụng, vận chuyển bằng xe tải thùng kín chuyên dụng, xe cẩu có phủ bạt Công ty TNHH TM và xử lý môi trường Thái Thành: Xe tải 2,5T: 01 Xe tải 5,5T: 01 Xe tải thùng kín 4,5T: 01 Thùng nhựa chứa chuyên dụng 220 l: 40 cái Công ty TNHH – TM & DV môi trường Việt Xanh STT PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ TẢI TRỌNG, DUNG TÍCH CHỨA SỐ LƯỢNG 1 Xe chuyên dụng vận chuyển CTNH 3,705 tấn 6 2 Xe chuyên dụng vận chuyển CTNH 1,5 tấn 4 3 Xe chuyên dụng vận chuyển CTNH 5 tấn 3 4 Xe chuyên dụng vận chuyển CTNH 4,5 tấn 2 5 Xe chuyên dụng vận chuyển CTNH 13 1 6 Xe chuyên dụng vận chuyển CTNH 12,8 2 7 Xe chuyên dụng vận chuyển CTNH 12,495 tấn 1 8 Xe chuyên dụng vận chuyển CTNH 12 tấn 2 9 Xe chuyên dụng vận chuyển CTNH 11 tấn 1 10 Xe chuyên dụng vận chuyển CTNH 9,99 tấn 1 11 Xe chuyên dụng vận chuyển CTNH 5,5 tấn 2 12 Xe chuyên dụng vận chuyển CTNH 3,95 tấn 1 13 Xe chuyên dụng vận chuyển CTNH 4,3 tấn 1 14 Xe chuyên dụng vận chuyển CTNH 16 tấn 2 15 Xe chuyên dụng vận chuyển CTNH 14,4 tấn 2 16 Xe chuyên dụng vận chuyển CTNH 16,8 tấn 2 17 Xe chuyên dụng vận chuyển CTNH 13 tấn 1 18 Xe chuyên dụng vận chuyển CTNH 12,8 tấn 1 19 Bao bì, thùng chứa chuyên dụng: Thùng phuy sắt, nhựa 200 lít: nắp vặn Thùng phuy sắt, nhựa 200 lít: nắp đai Theo nhu cầu thực tế Nguồn: Công ty TNHH – TM & DV môi trường Việt Xanh Kỹ thuật tái chế, xử lý, tiêu hủy: Hiện nay các doanh nghiệp phát sinh chất thải tự tìm nguồn dịch vụ thu gom, xử lý CTNH trên nguyên tắc giá thành chi phí xử lý thấp mà không quan tâm đến các phương pháp kỹ thuật xử lý, Kỹ thuật xử lý hiện nay: Dầu, nhớt phế thải: Xử lý theo phương pháp chưng cất bao gồm các công đoạn : chưng cất; Hệ thống xử lý tách nước; Hệ thống tách cặn, tạp chất; Hệ thống tinh chế dầu; Hệ thống xử lý khí, Chất thải nhiễm KLN: Bùn thải, bo mạch điện tử, bản cực, hóa chất, tro thải, sơn ,,, Phân loại, phân tách kim loại khỏi hỗn hợp (đốt, phản ứng, hòa tan bằng hóa chất, phân tách kim loại) Dung môi hữu cơ: Áp dụng công nghệ chưng cất, trích ly để thu hồi dung môi hữu cơ, Quá trình trích ly thường được ứng dụng để tách hoặc thu hồi các chất hữu cơ có lẫn trong chất thải dầu mỡ, dung môi, hóa chất bảo vệ thực vật… Sau khi trích ly, ta thường thu hồi lại dung môi bằng cách chưng cất hỗn hợp, Hỗn hợp chất lỏng bay hơi ở những nhiệt độ sôi khác nhau, Các chất thải độc hại hoặc chất thải có chứa hàm lượng hữu cơ cao: CTRCN & CTNH hữu cơ như cao su, nhựa, giấy, da, cặn dầu, dung môi, thuốc bảo vệ thực vật, vải nhiễm hóa chất nguy hại, chất nhiễm bẩn dầu mỡ, than hoạt tính đã sử dụng, Tất cả được thiêu đốt trong những lò đốt chuyên dụng hoặc công nghiệp như lò nung xi măng, Những khó khăn trong công tác quản lý CTRCNNH trên địa bàn Tỉnh Thiếu hụt các văn bản pháp lý: Các cơ sở pháp lý hiện có về quản lý CTRCNNH còn chưa đầy đủ, chưa hoàn thiện, cần bổ sung thêm để phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nhất là cơ sở pháp lý thống nhất giữa các địa phương trong tỉnh, và giữa các ban ngành trong tỉnh với nhau, quy chế cụ thể về cơ chế phối hợp quản lý, các quy định và tiêu chuẩn liên quan. Công tác quy hoạch quản lý chưa hợp lý: quản lý CTRCNNH trên địa bàn tỉnh hiện nay còn mang tính tự phát, khu liên hợp xử lý chất thải Nam Tân Uyên mới hình thành hoạt động chưa hiệu quả. Thực tế việc triển khai thực hiện quy hoạch phát triển KT-XH chưa gắn kết chặt chẽ với công tác bảo vệ môi trường, việc cấp phép kinh doanh/cấp phép đầu tư chưa đồng bộ với các thủ tục môi trường, vẫn tồn tại quan niệm chủ quan “ưu tiên phát triển kinh tế xã hội” trong đại đa số cán bộ quản lý nhà nước chuyên trách. Công tác tổ chức thực hiện quản lý: Công tác quản lý CTRCNNH chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các ban ngành khác, đặc biệt là sở Giao thông vận tải, Sở cảnh sát, Sở y tế,… cũng như tại các cơ sở thu mua, tái chế phế liệu chưa được thực hiện. Về nguồn kinh phí đầu tư: Kinh phí đầu tư cho các khâu thu gom, vận chuyển, xử lý đòi hỏi rất cao, đặc biệt kinh phí đầu tư cho xử lý. Hiện nay, các đơn vị xử lý tư nhân hoạt động trên địa bàn tỉnh là Việt Xanh, Thái Thành nguồn vốn đầu tư tư nhân 100% và tự tìm nguồn vốn đầu tư nâng cấp mở rộng sản xuất. Như vậy, họ chỉ chú trọng đến lợi nhuận kinh tế thông qua việc lựa chọn các đơn vị có lượng phế liệu cao, đẩy đơn giá xử lý của các đơn vị phát sinh nhiều rác không có giá trị tái chế lên cao, gia tăng thêm áp lực cho các đơn vị này. Quản lý CTRCNNH tại nguồn: quản lý CTRCNNH tại nguồn của doanh nghiệp ở nhiều nơi còn đơn giản, thiếu sự đầu tư cần thiết để quản lý CTRCNNH đúng cách. Ơ nhiều nơi, tình trạng thu gom, thải bỏ chung CTRCNNH với rác sinh hoạt còn phổ biến. Hình thức lưu giữ lâu dài không kiểm soát tại nguồn phát sinh để chờ nhà nước thu gom, xử lý là phổ biến, tỷ lệ tự xử lý và tiêu huỷ CTRCNNH còn tương đối cao. Ngoài ra, ý thức trách nhiệm của nhiều chủ nguồn thải về an toàn lao động trong khâu phân loại tại nguồn chưa cao là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường và sức khoẻ của người lao động. Công tác giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng: Trong thời gian qua, công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng còn nhiều hạn chế, chưa tạo được sự chuyển biến rõ nét về ý thức bảo vệ môi trường. Nhận thức chung của doanh nghiệp về an toàn, sức khoẻ và môi trường trong quản lý CTRCNNH hiện còn ở mức giới hạn. Vấn đề xã hội hoá trong dịch vụ quản lý CTRCNNH còn chưa hợp lý. Khái niệm giảm thiểu CTRCNNH và sản xuất sạch hơn còn xa lại đối với nhiều doanh nghiệp và trong cộng đồng. Chương III. CÁC BÊN LIÊN QUAN VÀ HIỆU QUẢ CÁC CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CTRCNNH CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG Quản lý CTRCN và CTNH đang là vấn đề nan giải, gây bức xúc lớn nhất đối với các cơ quan chức năng. Do đó, để quản lý hiệu quả CTRCNNH ở Bình Dương, trước hết cần phải hiểu rõ hệ thống quản lý tại đây. Trong chương này, sẽ phân tích các bên liên quan làm phát sinh CTRCNNH, quản lý, xử lý, vận chuyển, lưu giữ CTRCNNH ở Bình Dương. Các bên liên quan đến trách nhiệm quản lý CTRCNNH Các bên liên quan làm phát sinh CTRCNNH Các bên liên quan đến quá trình xử lý, thu gom, vận chuyển, lưu giữ CTRCNNH Các bên bị ảnh hưởng bởi CTRCNNH Chương III CÁC BÊN LIÊN QUAN VÀ HIỆU QUẢ CÁC CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CTRCNNH CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG Bên chịu trách nhiệm pháp lý QL CTRCNNH Sở Tài nguyên và môi trường; Sở Xây dựng;Sở Y tế; Sở Giao thông; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Bộ khoa học, công nghệ và môi trường; Chi cục Bảo vệ môi trường; Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương; Phòng TN & MT huyện/thị xã; Tổ môi trường phường/xã Bên làm phát sinh CTRCNNH Các công ty, xí nghiệp sản xuất: hoá chất; Dệt nhuộm; Giấy; Giầy da; Nhựa,cao su; Gỗ; Dược phẩm; Chế biến thực phẩm; Điện tử; Ngành sơn, vecni, và mực in Bệnh viện, phòng khám đa khoa… Hộ gia đình Trung tâm thương mại CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG QUẢN LÝ CTRCNNH Bên xử lý, thu gom, vận chuyển, lưu giữ CTRCNNH Công ty TNHH MTV cấp thoát nước và môi trường Bình Dương Công ty TNHH – TM & xử lý môi trường Thái Thành Công ty TNHH – TM & DV môi trường Việt Xanh Bên bị ảnh hưởng bởi CTRCNNH Cộng đồng sống gần bãi chôn lấp Dân cư gần khu công nghiệp Dân cư số cuối nguồn nước sông Công nhân trong các nhà máy có CTNH Hình 3.1. sơ đồ các bên liên quan trong quản lý CTRCNNH Các bên làm liên quan làm phát sinh CTRCNNH Các công ty, xí nghiệp sản xuất các ngành CN Ngành công nghiệp dệt nhuộm, may mặc: Ngành công nghiệp dệt có đặc điểm là nguồn thải không ổn định. Biến động về lưu lượng, tính chất do công nghệ sản xuất sử dụng nhiều nguồn nguyên liệu và hóa chất khác nhau. Ngành dệt may phong phú về chất liệu, kiểu mẫu và màu sắc vải, đưa đến sự dao động lớn về lưu lượng và tải lượng dòng thải. Kết quả là dòng thải sinh ra bao gồm các dạng lỏng, khí và rắn, mà một vài loại trong số đó có thể là chất thải độc hại. Các độc tố trong nước thải của các nhà máy dệt thay đổi phụ thuộc vào trang thiết bị sản xuất. Các nguồn chất độc bao gồm muối, các hợp chất bề mặt, các kim loại bị ion hoá và các hỗn hợp kim loại, các hợp chất hữu cơ độc hại, các chất diệt VSV và các độc tố anion với tính độc thấp. Trong số đó, các chất bề mặt, tác nhân tẩy trắng, chất chuyển thể sữa, và các chất phát tán được sử dụng trong các công đoạn của quá trình dệt có thể là nguyên nhân phát tán chính độc tố vào dòng thải, BOD và dòng tạo bọt. Bùn thải ngành công nghiệp dệt nhuộm được phát sinh từ quy trình xử lý nước thải. Thành phần nước thải dệt nhuộm rất đa dạng và phức tạp bao gồm: Phẩm nhuộm , Chất hoạt động bề mặt, Chất điện ly, Chất ngậm , Chất tạo môi trường, Tinh bột , chất oxi hóa … Các loại hóa chất đặc trưng hòa tan dưới dạng ion và các chất kim loại nặng Bùn thải ngành công nghiệp trên bao gồm 2 loại chính: bùn thải hóa lý và bùn thải sinh học. Trong đó, bùn hóa lý chứa các hợp chất keo tụ, polymer, kim loại nặng và các thành phần hữu cơ. Bùn thải sinh học chứa chủ yếu các chất hữu cơ, chất tạo màu và một số hợp chất còn lại sau xử lý hóa lý. Ngành công nghiệp bột giấy và giấy Giấy là một sản phẩm của nền văn minh nhân loại với lịch sử lâu đời hàng nghìn năm. Do nhu cầu xã hội ngày càng cao, nên nhiều xí nghiệp sản xuất giấy đã hình thành. Từ các khâu sản xuất đã hình thành nên nhiều dạng chất thải khác nhau: hóa chất thải bỏ, chất tẩy trắng, kim loại nặng trong nước thải, bao bì đựng hóa chất; Dịch thải từ ngâm tẩm bột giấy; Bùn thải từ hệ thống XLNT…. Ngành công nghiệp cao su: Ngành công nghiệp chế biến cao su hiện nay đang được sự quan tâm của nhà nước và phát triển mạnh mẽ. Do đó, chất thải từ quá trình chế biến thường bùn thải ngành công được thải ra từ quá trình xử lí nước thải. Bùn thải này có mùi hôi(do H2S và mecaptan), và chứa một lượng rất lớn N tổng và P tổng. Ngoài ra còn có hóa chất thải bỏ chứa các hợp chất Clo, PVC và nguồn nước thải chứa nhiều loại hoá chất độc hại khó xử lí…… Ngành công nghiệp sản xuất gỗ và các sản phẩm gỗ Trong quá trỉnh sản xuất gỗ và các sản phẩm gỗ thì bụi gỗ là nguồn ô nhiễm nghiêm trọng nhất trong công nghiệp chế biến gỗ. Bụi phát sinh chủ yếu từ các công đoạn và quá trình sau: Cưa xẻ gỗ để tạo phôi cho các chi tiết mộc. Rọc, xẻ gỗ. Khoan, phay, bào. Chà nhám, bào nhẵn các chi tiết bề mặt. Ngoài ra còn có: Keo, sơn các loại hư hỏng; Màng sơn từ hệ thống XLNT; Dung dịch, bùn từ ngâm tẩm, xử lý gỗ thải bỏ. Ngành công nghiệp da và các sản phẩm gia Sự phát triển không ngừng của ngành thời trang đã thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu về sản phẩm da giày. Các dòng thải khác nhau của nước thải thuộc da có tính chất khác nhau nên cần phải tách dòng trước khi xử lý. Đối với dòng thải chứa Crôm: Áp dụng phương pháp hóa học, sử dụng hóa chất để khử Crôm Cr+6 thành Cr+3, sau đó loại bỏ bằng phương pháp kết tủa; Đối với dòng thải chứa dầu mỡ: Xử lý cơ học: loại bỏ dầu mỡ, cặn, rác, điều hoà lưu lượng và nồng độ nước thải. Xử lý hoá lý - keo tụ tạo bông: loại bỏ các chất ô nhiễm như: các chất hữu cơ… Đối với dòng thải chứa CN: Áp dụng phương pháp hóa học, sử dụng hóa chất để oxy hóa CN Đối với dòng thải chứa các thành phần kim loại khác, nâng pH kết tủa hydroxit kim loại Do công nghệ xử lý nước thải có keo tụ tạo bông, nên bùn sau hệ thống xử lý bao gồm bùn sinh học và bùn hóa lý đã hấp thu thành phần kim loại nặng. Trong số đó, một số kim loại có nồng độ vượt xa ngưỡng nguy hại, Ngành công nghiệp dược phẩm, hoá mỹ phẩm Ngành dược sản xuất ra các sản phẩm y tế chăm sóc sức khỏe con người. Đây là ngành thiết yếu, có yếu tố xã hội cao và cần thiết cho dù kinh tế xã hội có phát triển hay suy thoái. Chính vì vậy dòng thải của các công ty sản xuất dược phẩm cũng rất đa dạng: Các nguyên liệu, hoá chất dư thừa trong quá trình sản xuất Bao bì đựng hóa chất nguyên liệu. Nồng độ N tổng, P tổng khá cao trong nước thải Nồng độ các kim loại nặng trong bùn thải đa số dưới ngưỡng chất thải nguy hại, tuy nhiên, trong quá trình sản xuất một số thành phần hữu cơ độc hại đã đi vào trong nước thải, sau khi qua hệ thống xử lý nước thải vẫn còn một phần khá lớn nằm trong bùn thải. Bùn thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải chứa các chất hữu cơ gốc Clo Hóa chất, sản phẩm hỏng thải bỏ. Nhìn chung, bùn thải phát sinh từ ngành CN dược phẩm, hóa mỹ phẩm thuộc loại bùn nguy hại hỗn hợp. Ngành công nghiệp sơn, mực in Với tốc độ xây dựng công nghiệp và dân dụng phát triển rất mạnh trong những năm gần đây dẫn đến nhu cầu về sử dụng sơn trở thành một trong những nhu cầu then chốt đối với các ngành xây dựng và trang trí nội thất. Các nhà máy, xí nghiệp lớn và nhỏ phát triển với loại hình sản xuất sơn và sử dụng sơn có số lượng tương đối lớn trong những năm gần đây. Bên cạnh những mặt tích cực, loại hình này còn gặp một số vấn đề môi trường cần phải được quản lý chặt chẽ hơn, đặc biệt là bùn thải nguy hại. Bên cạnh đó, thị trường mực in khá phát triển trong những năm gần đây do nhu cầu in ấn tăng cao, do đó đã có rất nhiều công ty trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực sản xuất mực in và các dịch vụ in ấn khác. Hoá chất sử dụng trong ngành in mang tính độc hại và bền vững với môi trường, do đó đây là một trong những ngành đang được các cơ quan chức năng liên quan quan tâm và tìm giải pháp hạn chế và khắc phục những nguy cơ ô nhiễm nhằm đảm bảo môi trường sống cũng như sức khoẻ con người. Nói chung, CTNH phát sinh chủ yếu trong ngành sơn, mực in là: bao bì đựng hóa chất, nguyên liệu, dung môi; Cặn sơn, phế phẩm, nguyên phụ liệu thải bỏ và thành phần trong bùn thải của ngành sản xuất sơn, mực in chủ yếu là hơi dung môi, các hợp chất dễ bay hơi, kim loại nặng (Zn)… Chất tạo màng (nhựa). Thêm vào đó là các chất: Chất đóng rắn Phụ gia Màu và thuốc nhuộm Các sản phẩm khác Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Ngành chế biến thực phẩm là một ngành đòi hỏi công nghệ phức tạp và chất lượng vệ sinh phải đảm bảo ở mức rất cao. Sự đa dạng về công nghệ cũng đồng nghĩa với việc sử dụng nguồn nguyên liệu và hóa chất thực phẩm cũng rất phong phú. Do đó, thành phần nước thải chế biến thực phẩm bao gồm chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, không chứa thành phần độc hại vô cơ do vậy công nghệ xử lý nước thải được áp dụng theo phương pháp xử lý sinh học: bao gồm phân hủy sinh học kị khí, hiếu khí hoặc hồ sinh học. Bùn từ hệ thống xử lý nước thải là bùn sinh học không thuộc danh mục chất thải nguy hại. Nhìn chung: Bùn thải từ các loại hình sản xuất bao gồm: Chế biến sữa, bánh kẹo, thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng (N, P) cao hơn so với một số loại hình khác như bia rượu, nước giải khát. Bùn thải không nguy hại Ngành công nghiệp điện tử Hiện nay, các sản phẩm điện tử và điện gia dụng đang phát triển ổn định với tốc độ cao. Tuy nhiên, công nghiệp điện tử chỉ dừng lại ở mức gia công lắp ráp dưới dạng sản xuất bảng mạch in, hệ thống dẫn điện, sản phẩm mạch in dẽo. Bùn thải ngành sản xuất điện tử chứa các hợp chất hữu cơ, polyme và một số kim loại bán dẫn, đắt hiếm. Ngoài ra, một số kim loại có độc tính rất cao cũng được sử dụng nhiều trong sản xuất như: As, Se, Sb, Hg…và các phế thải, linh kiện chứa dung môi, kim loại nặng Kim loại sử dụng trong công nghiệp điện tử là những chất nguy hại với nồng độ giới hạn cho phép khoảng 0,0001 – 1,0 mg/m3 và trong nước ở trong khoảng 0,0001 – 2,0 mg/m3, nếu chất thải của chúng không được thu gom và xử lý để phát tán ra môi trường sẽ mang lại hậu quả nghiêm trọng và việc xử lý là vô cùng khó khăn và tốn kém. Nói chung trong thành phần CTR điện tử, ngoại trừ một số các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, tạo mùi, dễ phát hiện bằng cảm quan đề phòng tránh, còn lại đại đa số các độc tố trong chất thải rắn điện tử là không mùi vị, điều đó làm cho sự phát hiện và đề phòng trở nên khó kiểm soát. Bệnh viện, phòng khám đa khoa, trạm y tế: Trên địa bàn tỉnh hiện có 17 bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện, với tổng số giường bệnh là 2.370; 106 trạm y tế và phòng khám đa khoa. Đối với các bệnh viện, chất thải rắn y tế hiện nay đều được phân loại tại bệnh viện theo đúng quy định của Bộ Y tế nhưng công tác lưu giữ đa số còn chưa thực hiện đúng. Tỷ lệ chất thải y tế được thu gom, xử lý trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 91,3%. Cụ thể tại các đơn vị như sau: Tỷ lệ chất thải y tế bệnh viện được thu gom, xử lý: 100% Tỷ lệ chất thải y tế các trạm y tế và phòng khám tư nhân được thu gom, xử lý : 10% Chất thải y tế xuất phát từ các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, nghiên cứu… Trong đó, chất thải y tế nguy hại là chất thải có các thành phần như: máu, dịch cơ thể, chất bài tiết, các bộ phận, cơ quan, bơm, kim tiêm, vật sắc nhọn, dược phẩm, hoá chất, chất phóng xạ… thường ở dạng rắn, lỏng, khí. đặc biệt Các hộ gia đình Trong mỗi gia đình đều tồn tại nhiều loại hình chất thải như: sơn, thuốc diệt trừ các loài gây hại, dầu nhớt, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, pin, bóng đèn, đồ điện tử, ... CTNH hộ gia đình gây hại cho sức khoẻ và sự sống của con người, ở mọi lứa tuổi. Các sản phẩm này đem đến nhiều mối nguy hại như sau: Đầu tiên, chúng ta có thể bị phơi nhiễm (qua tiếp xúc trực tiếp, đường hô hấp hoặc đường tiêu hoá) với những chất độc trong khi sử dụng. Kế đến, CTNH HGĐ khi thải vào cống rãnh mà chưa được xử lý sẽ làm ô nhiễm nguồn nước. Cuối cùng, khi thải bỏ chung với rác sinh hoạt, các chất thải có thể làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân vệ sinh (CNVS), hoặc chúng có thể diễn ra các phản ứng hoá học trong xe chở rác hoặc trong lòng bãi rác.  Các bên liên quan có trách nhiệm quản lý CTRCNNH Hình 3.1. sơ đồ các bên liên quan có trách nhiệm quản lý CTRCNNH Sở Tài nguyên và môi trường: Quản lý chung về tài nguyên môi trường, chịu trách nhiệm: Ban hành các quy định quản lý CTRCNNH Xây dựng, tổ chức, quản lý các công trình bảo vệ, hệ thống quan trắc và phân tích môi trường. Lập báo cáo đánh giá định kỳ, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường  Cấp, gia hạn, và thu hồi giấy phép về chủ nguồn thải, chủ thu gom, vận chuyển xử lý chất thải rắn cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, Tổ chức thu phí bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Bộ khoa học, công nghệ và môi trường: Thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước về chất thải nguy hại trong phạm vi toàn quốc; chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các hoạt động quản lý CTNH; Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý CTNH; các chỉ tiêu môi trường cho việc lựa chọn bãi chôn lấp CTNH, mức thu phí, lệ phí quản lý CTNH… Sở Xây dựng: Quản lý các quy hoạch quản lý CTRCNNH, các công trình xử lý, phục hồi và tái sử dụng CTRCNNH. Ban hành các quy trình, quy phạm hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTNH của các công trình xây dựng đặc biệt tại các đô thị và khu công nghiệp. Ngoài ra còn phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường nghiên cứu, sản xuất, hướng dẫn sử dụng thống nhất trên toàn quốc các loại kiểu dáng công nghiệp của các trang thiết bị chuyên dụng phục vụ cho công tác quản lý CTNH. Sở Giao thông: Quản lý, quy hoạch, xây dựng và quản lý các hệ thống giao thông nội địa trên địa bàn tỉnh. Sở Y tế: Quản lý CTR y tế. Ban hành quy chế quản lý chất thải y tế.Giám sát, kiểm tra và có các biện pháp hữu hiệu buộc các bệnh viện, trạm y tế, cơ sở dịch vụ y tế tuân thủ các quy định của Quy chế này. Đồng thời phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng trong việc quy hoạch, lựa chọn công nghệ,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxthuy trang.docx
  • docCD.doc
  • docxLỜI CAM ĐOAN 3.docx
  • docxLời cảm ơn.docx
  • docxnhiệm vụ.docx