MỤC LỤC
Chương 1: Giới thiệu 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.3 Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu của đề tài 2
1.3.1 Mục tiêu 2
1.3.2 Đối tượng 2
1.4 Tình hình nghiên cứu trong nước và thế giới 3
1.4.1 Trong nước 3
1.4.2 Thế giới 4
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4
1.6 Phương pháp luận 4
1.7 Nội dung nghiên cứu 5
1.8 Giới hạn của đề tài 6
1.9 Phương hướng phát triển của đề tài 6
Chương 2: Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế, xã hội huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai 8
2.1 Điều kiện tự nhiên 8
2.1.2 Vị trí địa lý 8
2.1.2. Điều kiện tự nhiên 10
2.1.2.1 Địa hình – thổ nhưỡng 10
2.1.2.2 Khí hậu – Thời tiết 10
2.1.3 Tài nguyên thiên nhiên 10
2.2 Tình hình hoạt động kinh tế, xã hội 11
2.2.1 Kinh tế 11
2.2.1.1 Nông – Lâm nghiệp - Thủy sản 11
2.2.1.2 Công nghiệp 13
2.2.2 Xã hội 14
2.2.2.1 Dân số - Tỉ lệ nam nữ 14
2.2.2.2 Lao động và phân bố lao động trong các ngành 15
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 17
3.1 Định nghĩa trang trại – Trang trại sinh thái – Kinh tế trang trại 17
3.2 Trang trại sinh thái theo hướng nông nghiệp bền vững 18
3.3 Những đặc trưng cơ bản của trang trại, tiêu chí nhận dạng trang trại và thực trạng quy mô trang trại ở Việt Nam 19
3.3.1 Đặc trưng 19
3.3.2 Tiêu chí 19
3.3.3 Thực trạng quy mô 22
3.4 Trang trại sinh thái là mô hình kết hợp giữa mô hình khung VAC và các nhân tố khác 25
3.4.1 Mô hình VAC 25
3.4.2 Các nhân tố khác 26
3.4.2.1 Các công trình xử lý chất thải trong chăn nuôi 26
3.4.2.2 Chương trình sản xuất và sử dụng phân bón trong sản xuất 34
3.4.2.3 Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM 36
3.4.2.4 Ứng dụng công nghệ thông tin 42
3.5 Định nghĩa về LCA và các bước thực hiện 43
3.5.1 Khái niệm về LCA (Life cycle assessment) 43
3.5.2 Sự hình thành LCA 44
3.5.3 Hoạt động LCA ở Việt Nam 45
3.5.4 Ứng dụng - Lợi ích - hạn chế của LCA 45
3.5.4.1 Ứng dụng 45
3.5.4.2 Lợi ích 47
3.5.4.3 Hạn chế 47
3.5.5 Thực hiện LCA 48
3.6 Phương pháp nghiên cứu 51
Chương 4: Hiện trạng hoạt động các trang trại tại địa phương 52
4.1 Quy mô, lợi ích kinh tế từ trang trại 52
4.2 Hiện trạng môi trường ở các trang trại 53
4.2.1 Hiện trạng môi trường chung của huyện Trảng Bom 54
4.2.2 Hiện trạng môi trường ở các trang trại 54
4.2.2.1 Phân rác 55
4.2.2.2 Nước thải 55
4.2.2.3 Mùi hôi phát sinh 56
4.2.3 Ảnh hưởng các hoạt động trang trại đến thành phần môi trường 56
4.2.3.1 Môi trường đất 56
4.2.3.2 Môi trường nước 57
4.2.3.3 Môi trường không khí 58
4.2.3.4 Hệ sinh vật 58
4.3 Kết quả khảo sát phiếu trưng cầu ý kiến 58
Chương 5: Đề xuất mô hình trang trại sinh thái cho địa phương 61
5.1 Yêu cầu chung khi thiết kế mô hình 61
5.2 Chọn địa điểm xây dựng trang trại 61
5.2.1 Các yếu tố khí hậu và đất đai 62
5.2.2 Các yếu tố sản xuất 63
5.2.3 Điều kiện kinh tế xã hội của địa phương 64
5.3 Thiết kế xây dựng trang trại và lập kế hoạch xây dựng trang trại 64
5.3.1 Xác định kiểu trang trại thích hợp với điều kiện địa phương 65
5.3.2 Hệ thống đường xá và hàng rào bảo vệ trang trại 65
5.3.3 Xây dựng ao nuôi trồng thuỷ sản 65
5.3.4 Xây dựng chuồng trại chăn nuôi 66
5.3.5 Hệ thống vườn cây 67
5.4 Lựa chọn giống vật nuôi, cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên
của huyện 67
5.5 Đề xuất mô hình trang trại sinh thái 69
Chương 6: Đề xuất qui trình đánh giá vòng đời sản phẩm LCA cho các sản phẩm được nuôi trồng ở trang trại sinh thái 73
6.1 Ý nghĩa của việc đánh giá LCA cho sản phẩm của trang trại 73
6.2 Áp dụng LCA cho sản phẩm của trang trại 74
6.2.1 Cây trồng 74
6.2.2 Vật nuôi 79
Chương 7: Kết luận - Kiến nghị 85
7.1 Kết luận 85
7.2 Kiến nghị 86
7.2.1 Đối với cơ quan quản lý nhà nước 86
7.2.2 Đối với người dân 87
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
87 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2509 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá hiện trạng hoạt động của các trang trại và đề xuất mô hình trang trại sinh thái tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một cách bền vững, cả về kinh tế lẫn sinh thái. Sử dụng các biện pháp như phun thuốc, bón phân hóa học có thể làm tăng sản lượng cây trồng nhưng cũng có thể phá hủy môi trường sinh thái và làm giảm lợi nhuận vì chi phí đầu vào cao.
Ở cây thuốc lá được cấy gen kháng bệnh, tỷ lệ cây chết ban đầu giảm 50% so với cây thuốc lá bình thường. Một số lúa mì lại cũng có khả năng hạn chế 50% sự phát triển của các bệnh nấm và cho năng suất cao hơn so với ruộng đối chứng có phun thuốc diệt nấm.
Các biện pháp kỹ thuật canh tác
Làm đất
Việc làm đất dẫn đến các thay đổi vật lý của đất (khả năng trữ nước, độ tơi xốp và thoáng khí, nhiệt độ đất…). Chính các thay đổi này tác động đến hoạt động và sự sống còn của các mầm bệnh, khả năng nhiễm bệnh của cây trồng và thành phần các vi sinh vật trong đất. Phản ứng của mầm bệnh thực vật đối với việc làm đất phụ thuộc vào tương quan mầm bệnh – cây trồng và ảnh hưởng của môi trường do làm đất và mức độ mắc bệnh cây trồng có thể tăng, giảm hoặc không thay đổi. Ở cây đậu việc làm đất sâu có thể làm hạn chế các bệnh ở rể cây, nhưng ở ngũ cốc nếu không làm đất thì bệnh lại giảm. Việc làm đất quá nhiều sẽ phá hủy các chất hữu cơ, đảo lộn cân bằng các quần thể vi khuẩn đất, tăng nguy cơ phân hóa và thoái hóa đất đồng thời tốn nhiều năng lượng, tăng chi phí đầu vào. Tuy nhiên việc giảm cường độ làm đất lại có thể làm tăng lượng thuốc diệt nấm cần sử dụng, vì phế thải nông nghiệp nằm ở trên mặt đất tạo nơi trú ẩn cho nhiều loại nấm và mầm bệnh. Sự lây nhiễm bệnh ở cây trồng lúc này phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.
Luân canh
Có thể nói luân canh cây trồng là phương pháp kiểm soát sâu bệnh lâu đời nhất. Trong thời đại đôc canh và chuyên canh cao như ngày nay thì việc áp dụng các phương pháp luân canh là điều cần thiết, tạo khả năng sử dụng kẻ thù tự nhiên (thiên địch) của mầm bệnh và sự phân hủy phế thải nông nghiệp để kiểm soát mầm bệnh.
Việc luân canh các loại cây trồng khác nhau sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh cho cây trồng (trong khi ở các hệ độc canh thì nguy cơ bùng nổ các dịch bệnh nặng sẽ cao hơn). Luân canh cây trồng là biện pháp có ý nghĩa quan trọng hơn so với các phương pháp làm đất trong việc hạn chế dịch bệnh cây trồng. Nếu trồng nối vụ các cây trồng không cho họ hàng với nhau thì nguy cơ lây truyền bệnh sẽ giảm đáng kể. Khi trồng liên tục một giống cây, một số mầm bệnh có thể sống sót và phát triển rất nhanh, bất chấp các biện pháp làm đất. Chế độ độc canh cũng dẫn đến sự chọn lọc tự nhiên những loại mầm bệnh nguy hiểm hơn đối với cây trồng.
Luân canh cây trồng làm giảm mức độ lây nhiễm bệnh ban đầu trong ruộng. Các kết quả khảo sát ở Mỹ cho thấy trong những năm thời tiết bất lợi cho sự phát triển dịch bệnh thì chỉ 01 năm luân canh giữa các vụ lúa mì cũng đủ để giảm đáng kể mức độ dịch bệnh.
Ở những vùng mưa nhiều hoặc ở những đồng ruộng được tưới tiêu (nơi nguy cơ xảy ra dịch bệnh cây trồng lớn hơn) thì ảnh hưởng của luân canh đối với năng suất thu hoạch rất rõ rệt. Các kết qua khảo sát ở Mỹ cho thấy ở những ruộng lúa mì luân canh với đậu lăng và lúa mạch thì thiệt hại do dịch bệnh gây ra thấp hơn nhiều so với những ruộng chỉ độc canh lúa mì. Trong khoảng thời gian ngắn, việc luân canh có thể không đem lại lợi nhuận tối đa cho nông dân, nhất là khi trồng những cây luân canh giá trị thấp, nhưng về lâu dài thì đây là chiến lược bền vững vì nó duy trì sự tăng năng suất trong nhiều năm.
3. Các biện pháp khác
Những biện pháp khác nhau như: chọn thời điểm gieo trồng, chọn chiều sâu gieo trồng, khoảng cách giữa hàng cây, sử dụng thuốc diệt cỏ, phân hóa học và tưới tiêu… cũng ảnh hưởng đến sự bùng phát và mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh. Nếu áp dụng riêng rẽ từng biện pháp trên thì thường không đủ để kiểm soát dịch bệnh cây trồng một cách hiệu quả. Mức độ kiểm soát sẽ tăng lên nếu áp dụng phối hợp các biện pháp khác nhau.
Trong nhiều năm người ta đã sử dụng việc bón các chất dinh dưỡng, chất vi lượng như là một phương pháp kiểm soát dịch bệnh. Có thể cung cấp trực tiếp các chất dinh dưỡng và các chất vi lượng cho cây trồng bằng cách bón phân hoặc cung cấp gián tiếp bằng cách thay đổi cấu trúc nhờ hoạt động của các vi sinh vật. Cây lúa mì thiếu đồng thường dễ mắc bệnh hơn và cho năng suất thấp hơn so với những cây có hàm lượng đồng cao hơn. Có thể bổ sung đồng cho cây bằng cách bón phân nhiều sunfat vào đất. Trên thị trường cũng có bán những sản phẩm mấm vi sinh có khả năng hòa tan quặng photphat, cải thiện khả năng hấp thụ photphat của cây. Cả hai phương pháp (cung cấp trực tiếp bằng phân bón, sử dụng vi sinh vật để làm tăng khả năng hấp thụ của cây) đều giúp nâng cao khả năng kháng bệnh của cây trồng và làm tăng năng suất thu hoạch.
Thuốc diệt cỏ tác động đến mầm bệnh thực vật thông qua hoạt chất trong thuốc. Một số thuốc diệt cỏ như Glysophat, Triallat, Trifluralin tác động trực tiếp đến sự hình thành bào tử của các mầm bệnh. Glysophat ngăn cản hoàn toàn sự sản sinh bào tử mầm bệnh…; Triallat làm giảm 50%; nhưng ngược lại Trifluralin lại làm tăng 128% sự sinh sản bảo tử. Vì vậy khi sử dụng thuốc diệt cỏ cần phải lưu ý đến đặc điểm này.
4. Các tác nhân sinh học
Trong những hệ sản xuất nông nghiệp cân bằng về sinh thái, việc sử dụng các tác nhân vi sinh hoặc các chế phẩm từ chúng sẽ là một phương án thay thế hấp dẫn để kiểm soát cả các tác nhân gây bệnh lây qua lá lẫn các mầm bệnh trong đất.
Hiệu quả của các tác nhân sinh học là chúng có tác dụng đặc trưng đối với những mầm bệnh cần tiêu diệt. Các vi sinh này sống trên phế thải nông nghiệp và tác động đến mầm bệnh thực vật bằnh sự cạnh tranh, tiêu diệt mầm bệnh hoặc đối kháng với mầm bệnh, qua đó hạn chế sự bùng phát và giảm mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh. Tuy nhiên, để đạt được mức độ kiểm soát diện rộng người ta cần các tác nhân vi sinh phổ biến và ít đặc trưng hơn. Ở Braxin người ta áp dụng loại vi sinh Trichoderma harzianum có sống ở cả phế thải lúa mì lẫn phế thải đậu tương trên đồng ruộng, và nhờ đó đã làm giảm các mầm bệnh sống qua mùa đông ở cả hai loại cây này.
Trong khi phát triển các tác nhân vi sinh người ta cũng áp dụng nguyên tắc như ở cây lai. Ví dụ, so với cây có gen chỉ kháng với một thứ bệnh thì những cây có gen kháng được nhiều loại bệnh sẽ được bảo vệ tốt hơn và lâu dài hơn trong một phạm vi môi trường rộng hơn. Tương tự như vậy, hỗn hợp một số chủng vi sinh có thể giúp tăng 20% năng suất lúa mì, nhưng từng chủng vi sinh riêng lại không có tác dụng đáng kể đối với năng suất thu hoạch.
Các công ty nông hóa hiện đang đi tìm những phương án thay thế cho vi sinh vật sống bằng cách phát triển những hóa chất là những sản phẩm trao đổi chất của các tác nhân vi sinh. Tuy nhiên, việc thương mại hóa các sản phẩm này còn gặp nhiều khó khăn do chi phí cao và độ bền kém (nhưng ưu điểm của chúng là khả năng tác động chọn lọc cao và cơ chế tác dụng kiểu mới có thể đưa sản phẩm vượt lên chiếm ưu thế). Các sản phẩn này cũng thích hợp với chiến lược kiểm soát phối hợp và nói chung chúng có thể phân hủy được trong tự nhiên.
c. Hiệu quả của phương pháp IPM
Việc áp dụng cân đối các thành phần của phương pháp IPM sẽ giúp tăng năng suất cây trồng và tăng lợi nhuận so với khi áp dụng các phương pháp hóa chất đơn thuần. Ví dụ, nếu cải tiến các kỹ thuật canh tác và cải thiện việc canh tác theo dõi dịch bệnh cũng như kỹ thuật phun thuốc, chúng ta có thể giảm ít nhất 1/3 lượng thuốc BVTV được sử dụng. Nếu không sử dụng thuốc BVTV thì việc áp dụng các phương pháp luân canh cây trồng và các phương pháp canh tác khác cũng sẽ giúp tăng năng suất thu hoạch lên 5 - 15%.
Nhiều nước trên thế giới đã và đang thực hiện các chương trình quản lý dịch hại tổng hợp nhằm mục đích giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng. Trong chương trình 5 năm 1985 – 1990 Thụy Điển đã thành công trong việc giảm 64% lượng thuốc trừ sâu, giảm 54% lương thuốc diệt cỏ, giảm 2% lượng thuốc diệt nấm. Đan Mạch, Hà Lan, Canađa đang thực hiện kế họach giảm 50% thuốc BVTV trong vòng 10 – 15 năm tới. Năm 1986 Inđonêxia đã thành công trong việc giảm 65% thuốc BVTV cho lúa, đồng thời năng suất lúa cùng thời kỳ đó dã tăng 12%. Kết quả đánh giá chương trình giảm 50% thuốc BVTV ở Mỹ cũng cho thấy năng suất thu hoạch đã không giảm, mà còn tăng hơn trước ở một số loại cây trồng.
Bằng việc áp dụng phương pháp IPM, lợi nhuận của sản suất nông nghiệp cũng sẽ tăng do giảm chi phí đầu vào (chi phí mua và phun thuốc) và tăng sản lượng thực tế (năng suất thu hoạch). Hơn nữa việc giảm đáng kể lương thuốc BVTV sẽ là một đóng góp quan trọng cho việc duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường.
Với hiệu quả nhiều mặt của nó, phương pháp IPM sẽ là phương pháp mang tính chiến lược lâu dài cho một nền sản xuất nông nghiệp sinh thái bền vững trong một thời đại ngày nay.
3.4.2.4 Ứng dụng công nghệ thông tin
Công tác cập nhật thông tin
Nắm bắt thông tin để làm nông nghiệp trong nền kinh tế tri thức là yêu cầu bắt buộc. Cụ thể: chúng ta sản xuất hàng hóa là để phục vụ các nhu cầu của thị trường (và mang tính cạnh tranh nữa). Mà nhu cầu của thị trường lại luôn vận động (thay đổi), đồng thời luôn xuất hiện các sản phẩm đồng loại. Do vậy, nếu muốn tiêu thụ được sản phẩm và nâng cao tỷ suất lợi nhuận nhà sản xuất phải “đọc được và đọc nhanh” các sự vận động này để có (hay điều chỉnh) các chương trình sản xuất cho phù hợp (và kịp thời). Điều này đồng nghĩa với yêu cầu bắt buộc của công tác cập nhật thông tin. Ai nắm được thông tin nhanh, đầy đủ và xử lý tốt các thông tin đó thì sẽ chiếm ưu thế. Về vấn đề này chưa có thế lực nào trợ giúp đắc lực như internet. Internet là nguồn thông tin toàn diện, cập nhật, sẵn sàng, dễ đọc và rất rẻ tiền. Ngoài các thông tin về thị trường, khuyến nông, chính sách của Nhà nước… internet còn truyền tải rất nhiều thông tin về khoa học kỹ thuật ứng dụng trong nông nghiệp, các cảnh báo rủi ro…
Quản lý trang trại
Hiện nay những nhà hoạch định chiến lược trong nông nghiệp khác rất cổ vũ cho hướng tin học hóa công tác quản lý trang trại. Quản lý trang trại được chia làm 03 phần: hạch toán đầu tư và tài chính, khoa học kỹ thuật và nhân sự. Dùng tin học để quản lý trang trại sẽ giúp nhà đầu tư đạt được một số tiêu chí sau: nhanh, chính xác, chặt chẽ và toàn diện.
Giao dịch
Dùng tin học làm công cụ để giao dịch không còn là vấn đề xa lạ mà đã trở thành yêu cầu thực sự. Phương tiện giao dịch hữu ích nhất ta thụ hưởng được tư công nghệ thông tin là e-mail (thư điện tử). E-mail là dạng thư tín văn bản truyền qua đường truyền điện thoại hay các loại cáp chuyên dụng khác. Các đặc tính vượt trội của nó (so với các hình thức giao dich khác) là: dạng văn bản sinh động, rất nhanh chóng (chỉ vài giây là thông tin có thể chuyển đến địa chỉ của người nhận), có giá trị pháp lý, bảo mật và rẻ tiền. Người ta ví von rằng “e-mail là công cụ giao dịch có thế lực vượt trội” trong môi trường kinh doanh năng động hiện nay. Ngoài ra, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực chuyên cung cấp và xử lý thông tin rất chuộng hình thức chuyển thông tin bằng e-mail. Phương tiện giao dịch thứ 02 là internet. Cũng như e-mail, giao dịch bằng internet cũng rất thuận tiện, trực tiếp, nhanh chóng, bảo mật và rẻ tiền. Ngày nay khối lượng hàng hóa giao dịch qua internet tăng nhanh, đồng thời xuất hiện 02 hướng giao dịch qua internet: khai thác qua mạng trung gian/ đối tác, hoặc lập trang web riêng để buôn bán hàng hóa.
Quảng bá trang trại và sản phẩm
Quảng bá hàng hóa và trang trại (gọi chung là quảng bá) là nhiệm vụ không thể thiếu được. Có rất nhiều cách và nhiều phương tiện để quảng bá (báo chí, truyền hình, phát thanh, quan hệ…), trong đó phương tiện e-mail và internet có ưu thế nhất định. Khi sử dụng e-mail và internet làm phương tiện để quảng bá nhà đầu tư sẽ thủ đắc các lợi ích sau: phạm vi ảnh hưởng rộng (trong nước và quốc tế), liên tục 24/24, thông tin chuyển tải chủ động và đầy đủ, rẻ tiền.
3.5 Định nghĩa về LCA và các bước thực hiện
3.5.1 Khái niệm về LCA ( Life cycle assesment)
Đánh giá vòng đời sản phẩm là một kỹ thuật đánh giá các khía cạnh môi trường gắn liền với sản phẩm, một quá trình sản xuất hay một dịch vụ trong vòng đời của sản phẩm đó. Những ứng dụng quan trọng của kỹ thuật này bao gồm:
Phân tích thành phần của từng giai đoạn trong vòng đời sản phẩm trong tải lượng môi trường chung, thường nhằm mục đích xác định ưu tiên cải thiện đối với sản phẩm hoặc quá trình.
So sánh giữa các sản phẩm phụ vụ truyền thông nội bộ và với bên ngoài.
LCA : xem xét đánh giá đấu vào, đầu ra và các ảnh hưởng môi trường có tính tiềm tàng của hệ thống sản phẩm thông tua vòng đời sản phẩm của nó.
Life Cycle Assessment : các giai đọan của hệ thống sản phẩm từ nguyên liệu thô tới khi thải bỏ ( Sinh ra tới khi chết đi – cradle to grave ).
3.5.2 Sự hình thành LCA
LCA là một kỹ thuật tương đối mới, với sự xuất hiện hoàn thiện đầu tiên trong thập niên 80 được áp dụng cho ngành bao bì, mà trong những năm đầu của thập kỷ 90 đã trở nên phổ biến.
Ban đầu nhiều người nghĩ rằng LCA sẽ là một công cụ rất tốt để nhấn mạnh thêm cho các thông điệp về môi trường mà thường có thể sử dụng trong tiếp thị. Trong những năm qua, một thực tế được chứng minh rõ ràng là đó không phải là ứng dụng tốt nhất của LCA, mặc dù điều quan trọng là phải thông tin về các kết quả ứng dụng LCA một cách cẩn trọng và đúng mức.
Một cuộc khảo sát mới đây về cách thức ứng dụng LCA [Rubik và Frankl, 2000] cho thấy các ứng dụng LCA phổ biến nhất là phục vụ cho các mục đích nội tại của công ty:
Cải thiện sản phẩm
Hỗ trợ cho các lựa chọn chiến lược
Xây dựng định mức
Thông tin với bên ngoài
Một nghiên cứu tương tự cũng chỉ ra rằng có 2 loại hình ứng dụng LCA trong các công ty:
Từ dưới lên trên: Một người nào đó trong công ty quyết định điều tra tính hữu ích của LCA đối với công ty của họ.
Từ trên xuống: Lãnh đạo cao nhất quyết định áp dụng LCA một cách hệ thống.
Cả 2 chiến lược trên đều tỏ ra thành công, mặc dù trong đó vẫn có một số rủi ro khó lường có thể dẫn tới thất bại trong quá trình áp dụng. Một trong những rủi ro đáng chú ý nhất là thiếu sự xác định rõ ràng về mục đích ứng dụng LCA.
3.5.3 Họat động LCA ở Việt Nam
LCA được giới thiệu ở Việt Nam năm 1997 cùng với bộ tiêu chuẩn ISO 14000.
Bắt đầu hoạt động năm 1999 trong chương trình hành động của chính phủ. Chương trình bắt đầu ở ngành công nghiệp thực phẩm.
Nghiên cứu trong nhiều lãnh vực đang phát triển nhanh ở nhiều nơi, các trường đại học, viện Môi trường và Tài nguyên.
Một số đề tài nghiên cứu đã đóng góp hiệu quả nhất định vào kinh tế - xã hội và môi trường đối với việc xây dựng các khả năng và kinh nghiệm của LCA trong điều kiện Việt Nam.
Tuy nhiên, việc thực hiện và áp dụng LCA ở Việt Nam còn rất hạn chế vì vấn đề chính của chúng ta là thiếu những dữ liệu cho giai đoạn phân tích vòng đời hay các số liệu đó không được cung cấp cho các nàh nghiên cứu. Ngoài ra, vấn đề thiếu các cá nhân được đào tạo cơ bản về lĩnh vực này. Các nhóm hoạt động còn rời rạc, chứa có sự hợp tác với nhau một cách chặt chẽ.
Năm 2001, một lớp học về LCA đã được tổ chức ở trừơng Đại học Kỹ thuật. Lớp học đã đề cập và nghiên cứu các khả năng phát triển LCA ở Việt Nam.
3.5.4 Ứng dụng – lợi ích – hạn chế của LCA
3.5.4.1 Ứng dụng
LCA có thể giúp một công ty nhận ra các cơ hội giảm lượng chất thải năng lượng và nguyên vật liệu sử dụng. Sử dụng phép phân tích kiểm kê chu trình chuyển hoá một công ty có thể xác lập thông tin về việc sử dụng nguồn lực và năng lượng của mình và nhận ra được các cơ hội cải thiện, nó có thể đưa ra quyết định về việc lựa chọn nhà cung ứng tốt nhất hoặc về việc có nên thay thế nguyên vật liệu thô để tiết kiệm nguồn lực hay không.
LCA cũng là một công cụ quản lý rủi ro, giúp các công ty nhận rõ rủi ro môi trường trong toàn bộ chu trình chuyển hoá sản phẩm/ quy trình sản xuất. Nếu công ty xây dựng một chương trình đánh giá việc thực hiện môi trường, quy trình LCA có thể giúp nâng cao độ chính xác của các chỉ số thực hiện môi trường.
Như vậy LCA giúp cho các công ty thực hiện việc kinh doanh tốt hơn và đưa ra các quyết định môi trường tốt hơn khi việc đánh giá chu trình chuyển hóa là một phương pháp gồm thiết kế môi trường và sinh thái công nghiệp. Thông qua đó, họat động công nghiệp đạt được mục đích đề ra là sự tăng năng suất, cải thiện yếu tố quyết định và bảo vệ môi trường.
Một số yếu tố để thực hiện thành công LCA.
Một mô tả rõ ràng về lý do ứng dụng LCA.
Một định nghĩa rõ ràng về cách thức thông tin liên lạc nội vi và ngoại vi về LCA.
Một ngân sách để thực hiện thật hợp lý.
Trong những giai đoạn đầu phát triển LCA, các nghiên cứu tốn kém, rất dài và chi tiết được chú trọng nhiều hơn. Từ những mối liên hệ của các công ty, cho thấy cần có một xu hướng rõ ràng về thực hiện các nghiên cứu sơ bộ và đơn giản.
Những nghiên cứu nhanh này có thể tiến hành được sau khi đã thu thập số liệu về các nguyên liệu và quá trình được sử dụng phổ biến nhất có liên quan tới công ty. Tuy nhiên, nếu sản phẩm của công ty yêu cầu các vật liệu rất đặc biệt thì cần phải đầu tư để thu thập các số liệu cho các vật liệu đó.
Lợi ích
Mặc dù là một công cụ còn tương đối mới nhưng LCA đã chứng minh được tính hữu ích của mình:
Thực hiện nghiên cứu LCA trong một doanh nghiệp, không phụ thuộc vào kết quả đầu ra cụ thể của nghiên cứu, sẽ giúp doanh nghiệp đó khơi dậy các suy nghĩ về vòng đời sản phẩm. Cán bộ công ty sẽ nhận thức nhiều hơn về các tác động môi trường nói chung và tầm quan trong của việc hạch toán các tác động này trong tất cả các giai đoạn của vòng đời sản phẩm. Nói cách khác là việc chỉ ra kết quả tiềm ẩn cho việc cải thiện hiệu quả sinh thái.
LCA cho phép so sánh hiệu quả của các sản phẩm khác nhau có cùng một công dụng. Điều này sẽ thúc đẩy người sử dụng thu thập và tổ chức một cách có hệ thống số liệu về các khía cạnh khác nhau của tất cả các giai đoạn trong vòng đời của sản phẩm.
Với sự gia tăng thương mại toàn cầu và, vì thế, tăng cường cạnh tranh cùng với các luật lệ môi trường ngày càng trở nên khắc khe hơn, thì các nhà sản xuất trên khắp thế giới sẽ càng quan tâm hơn và buộc phải thiết lập các số liệu về tác động từ các sản phẩm của họ.
Mối quan tâm đang tăng lên về quản lý chuỗi cung ứng - là việc quản lý toàn bộ các hoạt động của chuỗi cung ứng liên quan tới 1 sản phẩm, từ thu hoạch/khai thác nguyên liệu thô qua công đoạn sử dụng tới việc quản lý điểm kết thúc của vòng đời sản phẩm - khi một số yếu tố nhất định của chuỗi có thể đến từ các nước (đang phát triển) khác nhau, đã làm tăng tầm quan trọng của việc sử dụng và tính hữu ích của phương pháp luận LCA. Là một công cụ hữu dụng trong quản lý môi trường.
Tránh lan truyền ô nhiễm từ khu vực này sang khu vực khác.
Làm cơ sở cho việc cấp nhãn môi trường.
Hạn chế
Bên cạnh những mặc tích cực, LCA cũng mang nhiều mặc hạn chế như:
Đòi hỏi nhiều thời gian và nguồn lực.
Phương pháp luận chưa chuẩn hóa.
Các quá trình LCA phân tích r6át phức tạp, đòi hỏi nhiều nguồn dữ liệu khác nhau. Nó không thuần túy là một quy trình khoa học, nhiều khi phải cần đến việc đưa ra các giả định và phán đóan tương xứng.
Khó xác định mối quan hệ nhân quả vì không phải lúc nào các mối quan hệ giữa chúng cũng là rõ ràng.
Kết quả chỉ giới hạn trong khu vực khảo sát.
3.5.5 Thực hiện LCA
Mục tiêu và phạm vi trong LCA
Một nghiên cứu LCA bao gồm 4 bước:
Xác định mục tiêu và phạm vi của nghiên cứu
Xây dựng mô hình về vòng đời sản phẩm với tất cả các dòng vào và ra về mặt môi trường.
Bước này thường được xem như bước lập danh mục kiểm kê vòng đời sản phẩm (LCI). Hiểu được sự liên quan về mặt môi trường của tất cả các dòng vào và ra. Bước này được xem là bước đánh giá tác động của vòng đời sản phẩm.
Diễn giải kết quả nghiên cứu.
Nhu cầu xác định mục tiêu và phạm vi
Như đã nói ở phần trên, LCA là cách thức làm việc theo các thức lập mô hình và mô hình này phải được đơn giản hoá hiện thực và quy trình làm việc, do vậy thường có một vài điểm sai với thực tế. Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là trước tiên người hay tổ chức thực hiện LCA phải xác định thật cẩn thận mục tiêu và phạm vi của nghiên cứu LCA. Trong mục tiêu và phạm vi, những lựa chọn quan trọng nhất (và thường mang tính chủ quan) sẽ được mô tả, ví dụ như:
- Lý do thực hiện LCA
- Một định nghĩa tỉ mỉ về sản phẩm, vòng đời của sản phẩm
- Cơ sở của phép so sánh (đơn vị công dụng của sản phẩm) khi cần phải so sanh các sản phẩm với nhau.
- Một mô tả về những ranh giới của hệ thống.
- Mô tả về cách thức giải quyết vấn đề đã đặt ra.
- Các yêu cầu về số liệu và chất lượng số liệu.
- Các điều kiện giả thiết và giới hạn.
- Những yêu cầu liên quan tới thủ tục đánh giá tác động của vòng đời (LCIA), và các diễn giải tiếp theo.
- Nếu có thể, sẽ áp dụng phương thức xem xét đánh giá bởi 1 cơ quan tương đương.
- Yêu cầu về hình thức báo cáo của nghiên cứu.…
Mục tiêu và phạm vi không thể được sử dụng như một văn bản bất di bất dịch. Trong quá trình LCA, một người có thể có những điều chỉnh, nếu những lựa chọn ban đầu là không tối ưu hoặc không khả thi. Tuy nhiên, những điều chỉnh như thế cần phải được thực hiện một cách có ý thức và cẩn thận.
Danh mục kiểm kê (thu thập số liệu)
Nhiệm vụ quan trọng nhất trong thực hiện LCA là thu thập số liệu. Tuy rằng trong quá trình tiến hành làm LCA chúng ta đã có nhiều số liệu của công ty, có nhiều số liệu liên quan tới lĩnh vực mà ta đang chuẩn bị đánh giá LCA nhưng người thực hiện công tác đánh giá vẫn thường thấy thiếu, ít nhất có một vài quá trình hoặc một vài vật liệu, hoặc các số liệu sẵn có không mang tính đại diện. Tuỳ thuộc vào thời gian và ngân sách có được, sau đây là một loạt các chiến lược để thu thập các số liệu này:
Trước tiên, cố gắng tìm hiểu xem liệu số liệu đang thiếu có tác động đáng kể đến kết quả chung không. Ví dụ, nếu số liệu này sẽ không chiếm nhiều hơn 0,1 - 1% trong bất kỳ loại tác động nào, bạn có thể bỏ qua nguồn gốc số liệu đó và thay vào đó sẽ làm phép ước tính. Các phép ước tính có thể được thực hiện thông qua sử dụng số liệu từ các quá trình tương tự, ước tính năng lượng sử dụng trong quá trình đó, hoặc sử dụng các số liệu thống kê từ cơ sở dữ liệu đầu vào đầu ra sẽ được mô tả ở phần sau.
Tìm kiếm số liệu trong các tài liệu. Có rất nhiều cuốn sách mô tả các quá trình công nghiệp và thường thì các cuốn sách đó sẽ cung cấp các mô tả đủ rõ ràng để ước tính năng lượng sử dụng, chất thải và trong một vài trường hợp, cả một số phát thải khí. Điều này sẽ là một khởi đầu tốt để xây dựng bản câu hỏi điều tra.
Tìm kiếm các số liệu được cung cấp trong các cơ sở dữ liệu LCA có bán trên thị trường; thường thì các cơ sở dữ liệu này chứa đựng số liệu do các ngành công nghiệp cung cấp, ví dụ: các nhà sản xuất Plastic châu Âu, các nhà sản xuất Thép và Nhôm, cũng như các trường đại học và cơ quan nghiên cứu khác, như cơ sở dữ liệu Eco-invent. Một số các website chuyên ngành như www.ecoinvent.ch, www.spold.org và www.globalspine.com là “thương trường” của dữ liệu LCA. Ngoài ra, một trang web khác cũng rất thú vị nữa là www.lca.org
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nhóm thực hiện sẽ phải tìm kiếm số liệu đặc trưng từ công ty của mình hoặc từ một số công ty khác. Hầu như người ta sẽ sử dụng một vài bản câu hỏi điều tra để thu thập các thông tin như thế. Có một điều rất quan trọng nữa là phải xây dựng được mối quan hệ tốt với những người mà dự kiến sẽ điền vào bản câu hỏi. Hiểu được những vấn đề họ biết, thông tin từ đâu mà có và thuật ngữ được sử dụng cũng có tầm quan trọng khi thu thập số liệu.
Vịêc thu thập các thông tin bên ngòai cũng cần có sự cân nhắc về :
Mức độ sẵn sàng cung cấp thông tin từ các cơ quan dựa trên mối quan hệ giữa người lấy thông tin và cơ quan.
Vấn đề bảo mật thông tin. Cách giải quyết cho vấn đề này là cần một nhà tư vấn trung lập để tính các số liệu một cách trung bình.
Vấn đề sử dụng thuật ngữ chuyên ngành, đơn vị trong các bảng câu hỏi.
ISO 14040
Định nghĩa mục đích và mục tiêu
Phân tích, kiểm kê
( ISO 14041 )
Đánh giá tác động
ISO 14042
Đánh giá việc cải thiện ( ISO 14043 )
Sơ đồ làm việc của khung LCA
Phương pháp nghiên cứu
Lập bảng câu hỏi, đưa đến các chủ trang trại ở địa bàn Huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Thu tập tài liệu về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội Huyện đặc biệt chú ý trong lĩnh vực hoạt động trang trại.
Tổng hợp các khái niệm như trang trại sinh thái, nông nghiệp bền vững, công tác đánh giá vòng đời sản phẩm LCA và các khái niệm có liên quan …
CHƯƠNG 4: HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÁC TRANG TRẠI TẠI ĐỊA PHƯƠNG
4.1 Quy mô, lợi ích kinh tế từ trang trại
Theo thống kê năm 2004, toàn huyện có hơn 410 trang trại với qui mô lớn nhỏ. Loại hình kinh tế trang trại ở huyện được hình thành từ rất sớm (1995), thu nhập trung bình từ các trang trại từ 30-60 triệu đồng / 1 trang trại với quy mô vừa và nhỏ.
Giá trị kinh tế từ các hoạt động trang trại mang lại cho huyện rất đáng kể. Nó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Huyện.
Trang trại được phân loại như sau:
Trang trại tổng hợp
Trang trại chăn nuôi
Trang trại thủy sản
Trang trại trồng trọt
Trang trại lâm nghiệp
Ngày nay, sự phát triển các mô hình kinh tế trang trại đa dạng và ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các hoạt động sản xuất đã tạo nên những trang trại phát t