MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN- KINH TẾ - XÃ HỘI 3
1.1 Điều kiện tự nhiên 3
1.1.1 Vị trí địa lý 3
1.1.2 Địa hình 4
1.1.3 Đặc trưng khí hậu 4
1.2 Tăng trưởng kinh tế 6
1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế và cơ cấu phân bổ các ngành 6
1.1.2 Tỷ lệ đóng góp và tăng trưởng GDP của toàn tỉnh đối với các ngành 7
1.2.2 Vai trò và tác động của tăng trưởng kinh tế đến đời sống xã hội và môi trường 9
1.3 Văn hóa – Xã hội 11
CHƯƠNG 2:HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỈNH 13
2.1 Hiện trạng môi trường nước 13
2.1.1 Môi trường nước mặt 13
2.1.1.1 Tài nguyên nước lục địa 13
2.1.1.2 Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt 14 2.1.1.3 Diễn biến ô nhiễm nước mặt lục địa 16
2.1.2 Môi trường nước ngầm 34
2.1.2.1 Các nguồn gây ô nhiễm nước ngầm 34
2.1.2.1 Diễn biến ô nhiễm nước ngầm 35
2.2 Hiện trạng môi trường không khí 50
2.2.1 Các nguồn gây ô nhiễm không khí 50
2.2.2 Diễn biến ô nhiễm không khí 51
2.2.2.1 Hàm lượng bụi 54
2.2.2.2 Hàm lượng khí NO2 54
2.2.2.3 Hàm lượng khí SO2 55
2.2.2.4 Hàm lượng khí CO 55
2.2.2.5 Hàm lượng khí NH3 56
2.2.2.6 Hàm lượng hơi Pb 56
2.2.2.7 Nhiệt độ 57
2.2.2.8 Độ ẩm 57
2.2.2.9 Độ ồn 58
2.3 Hiện trạng môi trường đất 58
2.3.1 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường đất 58
2.3.2 Diễn biến ô nhiễm đất 60
CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM ĐẾN MÔI TRƯỜNG 68
3.1 Tác động đến sức khoẻ con người 68
3.1.1 Tác động tổng hợp của ô nhiễm môi trường 68
3.1.2 Tác động do ô nhiễm môi trường nước 70
3.1.2.1 Nước mặt 73
3.1.2.2 Nước ngầm 74
3.1.3 Tác động do ô nhiễm môi trường không khí 72
3.1.4 Tác động do ô nhiễm môi trường đất 73
3.2 Tác động ô nhiễm môi trường đối với các vấn đề kinh tế - xã hội 73
3.2.1 Tác động do ô nhiễm môi trường nước 73
3.2.2 Tác động do ô nhiễm môi trường không khí 74
3.2.3 Tác động do ô nhiễm môi trường đất 75
3.3 Tác động của ô nhiễm môi trường đối với các hệ sinh thái 75
3.3.1 Tác động do ô nhiễm môi trường nước 75
3.3.2 Tác động do ô nhiễm môi trường không khí 76
3.3.3 Tác động do ô nhiễm môi trường đất 76
CHƯƠNG 4:ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 77
4.1 Các vấn đề cần được ưu tiên thực hiện 77
4.1.1 Các vấn đề ưu tiên 77
4.1.2 Nguyên nhân tồn tại các đề cần thực hiện 78
4.3 Các giải pháp bảo vệ môi trường 79
4.3.1 Giải pháp bảo vệ môi trường đối với các vấn đề cần được thực hiện 79
4.3.2. Đề xuất chiến lược, kế hoạch thực thi các giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng và bảo vệ môi trường 82
CHƯƠNG 5:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86
5.1 Kết luận 86
5.2 Kiến nghị 86
94 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2905 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá hiện trạng môi trường 5 năm của tỉnh Bình Phước từ 2005 đến 2009 và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chỉ tiêu gây ô nhiễm cục bộ.
Bảng 2.2: Các vị trí quan trắc nước ngầm
STT
Vị trí quan trắc nước giếng đào
Huyện thị
Giếng đào Ấp Thuận Hòa 1, Xã Thuận Lợi
Đồng Phú
Giếng đào Khu phố Tân An, Thị trấn Tân Phú
Giếng đào Ấp 3, Xã Đồng Tiến
Giếng đào Ấp 3, Xã Tân Thành
Thị xã
Đồng Xoài
Giếng đào Phường Tân Xuân
Giếng đào Ấp 6, Xã Minh Lập
Chơn Thành
Giếng đào Ấp 3A, Xã Minh Hưng
Giếng đào Khu phố Phú Trung, Chợ Bình Long, TT An Lộc
Bình Long
Giếng đào Ấp 2, Xã Tân Khai
Giếng đào Ấp 5A, Xã Lộc Tấn
Lộc Ninh
Giếng đào Ấp 1A, TT. Lộc Ninh
Giếng đào Ấp 7, chợ Lộc Thái, Xã Lộc Thái
Giếng đào Ấp Tân An, Xã Tân Tiến
Bù Đốp
Giếng đào Ấp 2, Xã Thiện Hưng
Giếng đào Ấp 2, TT. Thanh Bình
Giếng đào Thị trấn Thác Mơ
Phước Long
Giếng đào Khu phố 1, Thị trấn Phước Bình
Giếng đào Thôn Phước Hòa, Xã Bình Tân
Giếng đào Thị trấn Đức Phong
Bù Đăng
Giếng đào Ấp 3, Xã Minh Hưng
Giếng đào Ấp 1, Xã Nghĩa Trung
STT
Vị trí quan trắc nước giếng khoan
Huyện thị
Giếng khoan Khu phố Tân An, Thị trấn Tân Phú
Đồng Phú
Giếng khoan Ấp 3, Xã Đồng Tiến
Giếng khoan Ấp 3, Xã Tân Thành
Thị xã
Đồng Xoài
Giếng khoan Phường Tân Xuân
Giếng khoan xã Tiến Hưng
Giếng khoan thị trấn Chơn Thành
Chơn Thành
Giếng khoan Ấp 2, Xã Minh Hưng
Giếng khoan Ấp Quản Lợi B, Xã Tân Lợi
Bình Long
Giếng khoan Khu phố Phú Thịnh, Thị trấn An Lộc
Giếng khoan Ấp 5A, Xã Lộc Tấn
Lộc Ninh
Giếng khoan Chợ Lộc Ninh, Thị trấn Lộc Ninh
Giếng khoan Ấp 7, chợ Lộc Thái, Xã Lộc Thái
Giếng khoan Ấp 6, Xã Thiện Hưng
Bù Đốp
Giếng khoan Ấp 2, TT. Thanh Bình
Giếng khoan Khu phố 6, Thị trấn Thác Mơ
Phước Long
Giếng khoan Khu phố 1, Thị trấn Phước Bình
Giếng khoan Thôn Phước Hòa, Xã Bình Tân
Giếng khoan Thị trấn Đức Phong
Bù Đăng
Giếng khoan Ấp 2, Xã Minh Hưng
Giếng khoan Ấp 1, Xã Nghĩa Trung
Giá trị pH của nước giếng:
Giá trị pH của giếng khoan:
Biểu đồ 2.18a: Biến thiên giá trị pH trong nước giếng khoan qua các năm
Giá trị pH của giếng đào:
Biểu đồ 2.18b: Biến thiên giá trị pH trong nước giếng đào qua các năm
Giá trị pH trong nước giếng tại các huyện trong 2 đợt khảo sát này nhìn chung phần lớn đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 09:2008/BTNMT. Sự chênh lệch giữa các huyện và các năm không cao lắm, mức độ ô nhiễm chưa nghiêm trọng. Qua biểu đồ ta nhận thấy những năm gần đây chất lượng nước được cải thiện tốt hơn so với các năm trước, hầu hết các vị trí quan trắc trong năm 2009 có giá trị pH nằm trong khoảng giá trị cho phép. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ nước giếng khu vực này đang được cải thiện ngày càng tốt hơn.
Hàm lượng tổng chất rắn hòa tan (TDS):
Giá trị hàm lượng tổng chất rắn hòa tan của nước giếng khoan:
Biểu đồ 2.19a: Biến thiên hàm lượng TDS của giếng khoan qua các năm
Giá trị hàm lượng tổng chất rắn hòa tan của nước giếng đào:
Biểu đồ 2.19b: Biến thiên hàm lượng TDS của giếng đào qua các năm
Dựa vào biểu đồ cho thấy hàm lượng tổng chất rắn hòa tan tại tất cả các vị trí lấy mẫu trên địa bàn tỉnh đều thấp hơn rất nhiều so với giới hạn cho phép của QCVN 09:2008/BTNMT(1500mg/l). Khoảng dao động hàm lượng tổng chất rắn hòa tan không chênh lệnh nhau đáng kể giữa các vị trí quan trắc và qua các năm. Theo kết quả quan trắc thể hiện ở trên ta nhận thấy nước giếng khu vực này chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi hàm lượng tổng chất rắn hòa tan.
Hàm lượng Clorua(Cl-):
Giá trị hàm lượng Clo của nước giếng khoan:
Biểu đồ 2.20a: Biến thiên hàm lượng Clo của giếng khoan qua các năm
Giá trị hàm lượng Clo của nước giếng đào:
Biểu đồ 2.20b: Biến thiên hàm lượng Clo của giếng đào qua các năm
Dựa vào biểu đồ cho thấy hàm lượng Clo tại tất cả các vị trí lấy mẫu trên địa bàn tỉnh qua 2 đợt khảo sát đều thấp hơn giới hạn cho phép của QCVN 09:2008/BTNMT. Tỷ lệ mẫu nước giếng đạt quy chuẩn cho phép về hàm lượng Clorua là 100%. Nhìn chung sự chênh lệnh giữa các năm không cao lắm vẫn đạt mức dưới chuẩn, càng về sau thì mức ô nhiễm càng cao đặc biệt là ở các huyện Lộc Ninh, Bù Đăng. Giữa các huyện trong tỉnh hầu như không cao, một số huyện đạt mức cao hơn là Lộc Ninh, Chơn Thành, Bù đốp…
Hàm lượng sulfat:
Giá trị hàm lượng sulphat của nước giếng khoan:
Biểu đồ 2.21a: Biến thiên hàm lượng Sulfat của giếng khoan qua các năm
Giá trị hàm lượng sulphat của nước giếng đào:
Biểu đồ 2.21b: Biến thiên hàm lượng Sunfat của giếng đào qua các năm
Dựa vào kết quả phân tích cho thấy hàm lượng sulfat tai các vị trí khảo sát điều rất thấp so với QCVN 09:2008/BTNMT. Hàm lượng sulfat tại các năm trước rất thấp về sau đã tăng lên rất nhanh nhất là vào năm 2008 ở giếng đào, và năm 2005 có hàm lượng sulfat cao ở giếng khoan. Vị trí quan trắc giữa các huyện cũng khác nhau chỉ đạt mức thấp, một số huyện nổi bật như: Bù Đốp, Phước Long, Bù Đăng chỉ tiêu cao hơn các huyện khác trong tỉnh.
Hàm lượng Nitrat (NO3-):
Giá trị hàm lượng Nitrat của nước giếng khoan:
Biểu đồ 2.22a: Biến thiên hàm lượng Nitrat của giếng khoan qua các năm
Giá trị hàm lượng Nitrat của nước giếng đào:
Biểu đồ 2.22b: Biến thiên hàm lượng Nitrat của giếng đào qua các năm
Dựa vào biểu đồ cho thấy hàm lượng Nitrat tại các vị trí quan trắc tại địa bàn tỉnh đã vượt mức chuẩn gây ô nhiễm môi trường cục bộ có năm đã vượt với quy chuẩn cho phép QCVN:09/2008. Diễn biến hàm lượng Nitrat theo xu hướng tăng dần vào các năm 2008, 2007, và năm 2009 có xu hướng giảm. Ở một số vị trí cho thấy hiên tượng bắt đầu nhiễm bẩn, cần có biện pháp khắc phục. Hàm lượng Nitrat biến đổi không đồng điều giữa các huyện trong tỉnh, gây ra sự mất cân bằng, Huyện Phước Long, Bù Đăng, Chơn Thành mức ô nhiễm tăng cao vượt bậc, thị xã Đồng Xoài tăng nhanh vào năm 2008, ngoài ra hầu như ở các huyện điều bị ô nhiễm với hàm lượng chưa vượt mức chuẩn vào năm 2007 nhưng cao hơn so với các năm trước. Năm 2008, hàm lượng Nitrat giếng khoan đã vượt mức cho phép tại vị trí quan trắc thị xã Đồng Xoài ban đầu vượt chuẩn, sau giảm dần. Riêng các huyện Bù Đăng, Bù Đốp, Phước Long tăng nhanh và đã vượt chuẩn cho phép. Nhìn chung thi hàm lượng Nitrat diễn biến theo xu thế tăng nhanh và tồn tại nhiều trong môi trường gây nguy hiểm cho sức khỏe người dân.
Hàm lượng Nitrit:
Giá trị hàm lượng Nitrit của nước giếng khoan:
Biểu đồ 2.23a: Biến thiên hàm lượng Nitrit của giếng khoan qua các năm
Giá trị hàm lượng Nitrit của nước giếng đào:
Biểu đồ 2.23b: Biến thiên hàm lượng Nitrit của giếng đào qua các năm
Dựa vào biểu đồ cho thấy hàm lượng Nitrit hầu như chưa vượt chuẩn cho phép QCVN 09:2008/BTNMT. Đối với mỗi đợt quan trắc ở các vị trí hàm lượng không cao, diễn biến hàm lượng qua các năm cũng không thay đổi chênh lệnh nhau nhiều. Nhìn chung hàm lượng Nitrit còn thấp chưa ảnh hưởng nhiều đến môi trường trong tỉnh.
Hàm lượng coliform:
Giá trị hàm lượng Coliform của nước giếng khoan:
Biểu đồ 2.24a: Biến thiên hàm lượng Coliform của giếng khoan qua các năm
Giá trị hàm lượng Coliform của nước giếng đào:
Biểu đồ 2.24b: Biến thiên hàm lượng Coliform của giếng đào qua các năm
Theo kết quả phân tích giá trị tổng Colifom trong các mẫu phân tích đều vượt chuẩn cho phép. Vì vậy có thể kết luận các vị trí quan trắc bị nhiễm bẩn bởi chi tiêu vi sinh. Giá trị Colifom cao nhất là ở vị trí huyện Bù Đốp, huyện Bù Đăng, Phước Long. Giá trị Colifom ở giếng đào cao hơn ở giếng khoan. Diễn biến giữa các năm theo xu hướng tăng dần, từ năm 2005 đến 2009 tăng rất nhanh cho thấy địa bàn tỉnh đã bị ô nhiễm cục bộ, cần phải có biện pháp khăc phục.
Hàm lượng Đồng (Cu):
Giá trị hàm lượng Đồng của nước giếng khoan:
Biểu đồ 2.25a: Biến thiên hàm lượng Cu của giếng khoan qua các năm
Giá trị hàm lượng Đồng của nước giếng đào:
Biểu đồ 2.25b: Biến thiên hàm lượng Cu của giếng đào qua các năm
Từ kết quả quan ttrắc được cho thấy hàm lượng Cu thấp, và các mẫu phân tích được điều đạt chuẩn theo QCVN 09:2008/BTNMT nhưng các mẫu phân tích được đều có khoảng dao động lớn. Quá trình quan trắc đợt 2 dao động cao hơn đợt 1. Năm 2008 cao hơn nhiều so với các năm khác, Tại vị trí huyện Lộc Ninh cao hơn các vị trí khác trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2009 bắt đầu xuất hiện các vị trí mới ở rải rác các huyện, riêng thị xã Đông Xoài cao hơn nhiều với các vị trí khác. Qua kết đó có thể kết luận các huyện trên địa bàn tỉnh chưa bị nhiễm bẩn.
Hàm lượng Mangan (Mn):
Giá trị hàm lượng Mangan của nước giếng khoan:
Biểu đồ 2.26a: Biến thiên hàm lượng Mn của giếng khoan qua các năm
Giá trị hàm lượng Mangan của nước giếng đào
Biểu đồ 2.26b: Biến thiên hàm lượng Mn của giếng đào qua các năm
Từ biểu đồ cho thấy kết quả hàm lượng Mn hầu như chưa vượt chuẩn cho phép, riêng huyện Đồng xoài đã vượt chuẩn vào năm 2007, 2008 với hàm lượng cao hơn nhiều so với chuẩn. Đến năm 2008, hàm lượng Mn có rải rác ở hầu hết các huyện, mức dao động giữa các năm tương đương nhau không chênh lệnh nhau Riêng thị xã Đồng Xoài hàm lượng Mn vẫn còn rất thấp cho thấy bắt đầu xuất hiện hàm lượng Mn. Ở một số vị trí thì vào năm 2007, 2008 cao nhưng đến năm 2009 có xu hướng giảm, cho thấy đã có biện pháp khăc phục hiệu quả.
Hàm lượng Sắt (Fe):
Giá trị hàm lượng Sắt của nước giếng khoan:
Biểu đồ 2.27a: Biến thiên hàm lượng Fe của giếng khoan qua các năm
Giá trị hàm lượng Sắt của nước giếng Đào:
Biểu đồ 2.27b: Biến thiên hàm lượng Fe của giếng đào qua các năm
Hàm lượng Sắt tại địa bàn tỉnh tương đối thấp hầu như chưa vượt giới hạn chuẩn cho phép QCVN 09:2008/BTNMT. Diễn biễn giữa các năm tương đối cao, điển hình như ở huyện Bù Đăng năm 2005 cao hơn các điểm quan trắc tại các huyện khác trên địa bàn tỉnh. Huyện Phước Long thì năm 2009 tăng nhanh so với các năm trước. Nhìn chung hàm lượng Sắt trên địa bàn còn tương đối thấp nhưng với một số vị trí cần đặc biệt quan tâm vì hàm lượng tăng tương đối nhanh, cần phải có biện pháp giảm hàm lượng tại vị trí đó.
Hàm lượng Kẽm (Zn):
Giá trị hàm lượng Kẽm của nước giếng Khoan:
Biểu đồ 2.28a: Biến thiên hàm lượng Zn của giếng khoan qua các năm
Giá trị hàm lượng Kẽm của nước giếng Đào:
Biểu đồ 2.28b: Biến thiên hàm lượng Zn của giếng đào qua các năm
Dựa vào biểu đồ cho thấy hàm lượng Kẽm có giá trị khá thấp so với QCVN 09:2008/BTNMT. Trong đó hàm lượng Zn giữa các năm không chênh lệnh nhau nhiều, giữa các vùng cũng có hàm lượng Zn nhưng thấp, Ở huyện Phước Long thì khá cao hơn các vùng khác. Nhìn chung hàm Lượng Zn thấp chưa gây nhiễm bẩn cho các vùng trên địa bàn tỉnh và nguy hiểm sức khỏe cho nguời tiêu dùng.
Hàm lượng Asen(As):
Giá trị hàm lượng As của nước giếng Khoan:
Biểu đồ 2.29a: Biến thiên hàm lượng Asen của giếng khoan qua các năm
Giá trị hàm lượng As của nước giếng đào:
Biểu đồ 2.29b: Biến thiên hàm lượng Asen của giếng đào qua các năm
Hàm lượng Asen trong nước giếng vẫn chưa vượt chuẩn giới hạn cho phép so với chuẩn QCVN 09:2008/BTNMT. Hàm lượng As trong giếng nước đào cao hơn trong giếng nước khoan khá nhiều. Các năm gần đây hàm lượng As tăng rất nhanh, đặc biệt là năm 2009 vượt bậc so với các năm trước. Nhìn chung trong các năm qua hàm lượng As trên địa bàn tỉnh còn ổn định chưa vuợt so với chuẩn giới hạn cho phép. Và chưa gây nguy hại cho sức khòe của nguời dân.
Hàm Lượng NH4+:
Giá trị hàm lượng NH4+ của nước giếng khoan:
Biểu đồ 2.30a: Biến thiên hàm lượng NH4+ của giếng khoan qua các năm
Giá trị hàm lượng NH4+ của nước giếng đào:
Biểu đồ 2.30b: Biến thiên hàm lượng NH4+ của giếng đào qua các năm
Từ kết quả quan trắc được hàm lượng NH4+ trên địa bàn tỉnh đều bị nhiễm bẩn NH3 với mức chuẩn vượt rất cao so với chuẩn 09:2008/BTNMT, kết quả cho thấy hàm lượng tăng bắt đầu từ năm 2007 đến nay vẫn còn tăng và chưa ổn định. Trong 2 đợt quan trắc thì đợt 1 thấp hơn so với đợt 2. Ngoài ra tốc độ nhiễm bẩn của giếng đào cao hơn giếng khoan nhiều lần. Qua đó cho thấy hàm lượng NH4+ trên địa bàn tỉnh nằm rải rác ở hầu hét các huyện, gây nhiễm bẩn rất năng, ảnh hưởng đến môi trường.
2.2 Hiện trạng môi trường không khí
2.2.1 Các nguồn gây ô nhiễm không khí
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa luôn mang lại những mặt tích cực về sự phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, các quá trình này còn mang lại những ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến chất lượng môi trường, trong đó vấn đề ô nhiễm không khí cũng là một trong những hậu quả đó.
Tăng dân số, tăng các phương tiện giao thông và các cơ sở sản xuất công nghiệp cùng với quá trình đô thị hóa trong điều kiện cơ sở hạ tầng yếu kém và quá tải đã làm cho môi trường không khí đang có nguy cơ bị ô nhiễm đặc biệt tại các đô thị.
Nguồn gây ô nhiễm không khí từ các hoạt động công nghiệp: hiện tại các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh phần lớn là sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ, nằm rãi rác trong khu dân cư, công nghệ sản xuất còn củ kỹ, lạc hậu, hầu như chưa trang bị hệ thống xử lý khí thải độc hại. Do đó, đây là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh quan trọng nhất hiện nay trên địa bàn tỉnh. Các ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu hiện nay tại các khu đô thị chủ yếu phát sinh từ ngành chế biến hạt điều, cao su. Các ngành tiểu thủ công nghiệp như: đồ mọc gia dụng, nấu nhựa, chế biến thực phẩm v.v....Các cơ sở chế biến hạt điều lớn nhỏ nằm xen lẫn trong các khu dân cư tập trung chủ yếu tại huyện Phước Long và Đồng Phú. Ngoài ra, tại các trung tâm thị trấn còn có các nhà máy chế biến mủ cao su như nhà máy chế biến mủ cao su Phước Bình (nằm trong trung tâm thị trấn Phước Bình), nhà máy chế biến mủ cao su Lộc Ninh (thị trấn Lộc Ninh), nhà máy sản xuất bao cao su (thị trấn Chơn Thành) và các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp nằm rải rác khắp các đô thị trong tỉnh. Đây cũng chính là các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí cho các thị trấn, thị xã của tỉnh Bình Phước hiện nay.
Nguồn gây ô nhiễm không khí từ hoạt động nông nghiệp: Một số khu vực nông thôn đang dần bị tác động từ quá trình phun thuốc trừ sâu cho hoa màu, cây công nghiệp… Do ý thức người dân chưa cao nên việc phát tán các hóa chất độc hại vào môi trường không khí ngày càng gia tăng. Các hóa chất này sẽ tích tụ dần trong cơ thể và gây tác hại từ từ tới sức khỏe của chính người dân đang sinh sống và canh tác trong khu vực
Nguồn ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông: Dân số tăng, mức sống người dân tăng làm cho nhu cầu đi lại ngày càng nhiều cùng với quá trình phát triển kinh tế của tỉnh, phương tiện giao thông cơ giới (xe máy, xe tải, xe khách) đang có chiều hướng gia tăng mạnh trong những năm gần đây, nhất là khu vực trung tâm các thị trấn và thị xã. Theo số liệu thông kê trong tỉnh, năm 2000 có 3.357 xe ô tô và 16.697 xe máy, năm 2003 tăng lên 3.817 xe ô tô và 62.011 xe máy, năm 2004 tăng lên 4.330 xe ô tô và 86.172 xe máy, năm 2007 tăng lên 6.125 xe ô tô và 130.454 xe máy. Theo các tài liệu nghiên cứu, một xe ô tô tiêu thụ 1000lít xăng sẽ thải vào không khí 291kg CO, 33,2kg Hydratcacbon, 11,3kg NOx, 0,9 kg SO2, 0,4kg aldehyde, 0,25kg Chì, các loại xe sử dụng nguyên liệu dầu thì thải vào môi trường hàm lượng than và khí SO2 cao hơn nhiều so với chạy bằng xăng, nhưng hàm lượng chì giảm. Tuy nguồn thải từ giao thông chưa trở thành nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường không khí ở các đô thị trong tỉnh nhưng với tốc độ gia tăng rất nhanh lượng phương tiện giao thông như hiện nay, đặc biệt số lượng xe máy mỗi năm tăng khoảng 30% thì vấn đề ô nhiễm môi trường do khí CO, NO2 và hơi xăng dầu trên các trục lộ giao thông chính không thể tránh khỏi trong tương lai không xa.
Nguồn ô nhiễm không khí do hoạt động xây dựng: tỉnh Bỉnh Phước đang chuyển mình nền kinh tế nông sang công nghiệp và dịch vụ nhưng nhìn cung cơ sở hạ tầng còn yếu kém chưa theo kịp tốc độ phát triển. Các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông, nhà ở đang diễn ra rất nhanh và khắp nơi trên địa bàn tỉnh, gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh, đặc biệt là ô nhiễm bụi, nồng độ bụi đo được tại các khu vực có hoạt động xây dựng luôn vượt tiêu chuẩn cho phép.
2.2.2 Diễn biến ô nhiễm không khí
Để đánh giá diễn biến chất lượng môi trường không khí và xác định các tác động chủ yếu qua từng năm trên địa bàn tỉnh thì việc quan trắc, giám sát chất lượng không khí tại các khu vực trung tâm huyện, thị, tại các trục đường giao thông chính và các khu vực sản xuất công nghiệp là rất cần thiết:
Bảng 2.3: Vị trí quan trắc mẫu không khí
STT
Ký hiệu mẫu
Địa điểm lấy mẫu
Huyện, thị xã
1
KK1
Đường ĐT 741 UBND xã Tiến Hưng, TX Đồng Xoài
T.xã
Đồng Xoài
2
KK2
Đường ĐT 741, Bến xe thị xã Đồng Xoài
3
KK3
QL 14, ngã ba Srok Phu Miêng, thị xã Đồng Xoài
4
KK4
Đường ĐT 741, TTHC thị xã Đồng Xoài
5
KK5
QL 14, chợ Đồng Xoài
6
KK6
QL 14, TTHC tỉnh
7
KK7
QL 14 KCN Tân Thành
8
KK8
Trung tâm hành chính huyện Đồng Phú
Đồng Phú
9
KK9
Đường ĐT 741, thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú
10
KK10
Đường ĐT 741, xã Tân Lập, huyện Đồng Phú
11
KK11
Đường ĐT 741, chợ Tân Lập, xã Tân Lập, huyện Đồng Phú
12
KK12
Ấp Thuận Hoà, xã Thuận Lợi, huyện Đồng Phú
13
KK13
QL 14, TTHC huyện Chơn Thành
Chơn Thành
14
KK14
Ngã tư Chơn Thành, huyện Chơn Thành
15
KK15
Thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành
16
KK16
QL 13, xã Thành Tâm, huyện Chơn Thành
17
KK17
QL 13, KCN Minh Hưng, xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành
18
KK18
QL 14, xã Minh Lập, huyện Chơn Thành
19
KK19
Chợ Minh Lập, xã Minh Lập, huyện Chơn Thành
20
KK20
Trung tâm hành chính huyện Bình Long
Bình Long
21
KK21
QL 13, xã Tân Khai, huyện Bình Long
22
KK22
QL 13, thị trấn An Lộc, huyện Bình Long
23
KK23
Chợ Bình Long, huyện Bình Long
24
KK24
Bến xe Bình Long, huyện Bình Long
25
KK25
QL 13, xã Thanh Bình, huyện Bình Long
26
KK26
Trung tâm hành chính huyện Lộc Ninh
Lộc Ninh
27
KK27
QL 13, xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh
28
KK28
QL 13, xã Lộc Hưng, huyện Lộc Ninh
29
KK29
Bến xe Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh
30
KK30
Chợ Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh
31
KK31
Xã Lộc Hiệp, huyện Lộc Ninh
32
KK33
Thị trấn Phước Bình, huyện Phước Long
Phước Long
33
KK32
Trung tâm hành chính huyện Phước Long
34
KK34
Trung tâm Thương mại Phước Bình, huyện Phước Long
35
KK35
ĐT 741, xã Phú Riềng, huyện Phước Long
36
KK36
Chợ Phú Riềng, xã Phú Riềng, huyện Phước Long
37
KK37
Đường ĐT 741, xã Bù Nho, huyện Phước Long
38
KK38
Bến xe Phước Long, huyện Phước Long
39
KK39
Chợ Bù Nho, xã Bù Nho, huyện Phước Long
40
KK40
Thôn Phước Quả, xã Phước Tín, huyện Phước Long
41
KK41
Thôn Bình Tân, xã Đa Kia, huyện Phước Long
42
KK42
Trung tâm hành chính huyện Bù Đăng
Bù Đăng
43
KK43
Chợ Bù Na, xã Nghĩa Trung, huyện Bù Đăng
44
KK44
Bến xe Bù Đăng, huyện Bù Đăng
45
KK45
Thị trấn Đức Phong, huyện Bù Đăng
46
KK46
Ấp 2, xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng
47
KK47
Xã Đoàn Kết, huyện Bù Đăng
48
KK48
Trung tâm hành chính huyện Bù Đốp
Bù Đốp
49
KK49
Ấp Tân Hoà, xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp
50
KK50
Đường ĐT 749, thị trấn Thanh Bình, huyện Bù Đốp
51
KK51
Khu vực chợ Bù Đốp, huyện Bù Đốp
52
KK52
Ấp Tân Định, xã Tân Thành, huyện Bù Đốp
2.2.2.1 Hàm lượng bụi
Biểu đồ 2.31: Biến thiên hàm lượng bụi trong không khí trên địa bàn tỉnh
Dựa vào biểu đồ đo đạc nồng bụi qua các năm cho thấy hàm lượng bụi có xu hướng giảm dần từ khu vực trung tâm đến các vùng ven và hầu hết tại các huyện trên địa bàn tỉnh đều đạc qui chuẩn cho phép (0,3 mg/m3), nhưng trong số đó vẫn còn có một số địa điểm (đa phần là các vị trí như bến xe và các nút giao thông nơi mà có mật độ tập trung một lượng lớn các loại phương tiện giao thông cơ giới, hay là các khu vực tập trung dân cư đông đúc) có hàm lượng bụi vượt gần như gấp đôi so vơi qui chuẩn qui định như: KK2, KK3, KK5 thuộc thị xã Đồng Xoài; KK14, KK15, KK17 thuộc huyện Chơn Thành; KK21, KK22 thuộc huyện Bình Long; KK32, KK38 thuộc huyện Phước Long; Tóm lại, trong thời gian qua môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Bình Phước đang có dấu hiệu bị ô nhiễm bụi.
Hàm lượng khí NO2
Biểu đồ 2.32: Biến thiên hàm lượng khí NO2 trong không khí trên địa bàn Tỉnh
Hàm lượng khí NO2 ở tất cả các điểm khảo sát qua các năm đều thấp hơn qui chuẩn cho phép (trung bình 01 giờ là 0,2 mg/m3). Nồng độ NO2 thay đổi từ 0,001 mg/m3 đến 0,198 mg/m3 và cao nhất là ở vị trí KK10- Đường ĐT 741, xã Tân Lập, huyện Đồng Phú (0,198 mg/m3). Vì thế, có thể nhận thấy môi trường không khí trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi khí NO2.
Hàm lượng khí SO2
Biểu đồ 2.33: Biến thiên hàm lượng SO2 trong không khí trên địa bàn Tỉnh
Nồng độ SO2 thay đổi từ 0,0035 mg/m3 đến 0,280 mg/m3. Tất cả các giá trị khảo sát trong đợt khảo sát qua các năm đều thấp hơn qui chuẩn cho phép (trung bình 01giờ là 0,35 mg/m3). Nồng độ SO2 cao nhất tại KK2-Bến xe thị xã Đồng Xoài (0,280 mg/m3) và có giá trị thấp nhất tại KK35-ĐT 741, xã Phú Riềng, huyện Phước Long. Vì vậy, môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Bình Phước chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi khí SO2.
2.2.2.4 Hàm lượng khí CO
Biểu đồ 2.34 : Biến thiên hàm lượng CO trong không khí trên địa bàn tỉnh
Diễn biến nồng độ khí CO thay đổi qua các năm và dao động từ 0,6 mg/m3 đến 11,75 mg/m3 và tất cả các giá trị này đều thấp hơn nồng độ qui chuẩn cho phép (trung bình 01 giờ là 30 mg/m3). Như vậy, môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Bình Phước chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm khí CO.
Hàm lượng khí NH3
Biểu đồ 2.35: Biến thiên hàm lượng NH3 trong không khí trên địa bàn Tỉnh
Diễn biến nồng độ khí NH3 thay đổi qua các năm và dao động từ 0,0001 mg/m3 đến 0,138 mg/m3 và tất cả các giá trị này đều thấp hơn nồng độ qui chuẩn cho phép (trung bình 01 giờ là 0,2 mg/m3). Như vậy, môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Bình Phước chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm khí NH3.
Hàm lượng hơi Pb
Biểu đồ 2.36: Biến thiên hàm lượng hơi Pb trong không khí trên địa bàn Tỉnh
Diễn biến nồng độ Pb trong các năm đều có giá trị thấp hơn qui chuẩn cho phép QCVN 05:2009 (trung bình 24 giờ là 0,0015 mg/m3 vì hiện tại, vẫn chưa có qui định giá trị hàm lượng Pb trung bình 01 giờ trong không khí xung quanh). Nồng độ Chì cao nhất là 0.0001 mg/m3 tại KK14-khu vực huyện Chơn Thành. Như vậy, môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Bình Phước không có dấu hiệu bị ô nhiễm Pb.
Nhiệt độ
Biểu đồ 2.37: Biến thiên nhiệt độ trong không khí trên địa bàn Tỉnh
Dựa vào biểu đồ về nhiệt độ trong môi trường không khí trên địa bàn tỉnh cho thấy giá trị nhiệt độ dao động từ 24,9 – 38,3oC, giá trị nhiệt độ trung bình luôn dao động xung quanh 34oC và tương đối ổn định qua từng năm.
Độ ẩm
Biểu đồ 2.38: Biến thiên độ ẩm trong không khí trên địa bàn Tỉnh
Dựa vào biểu đồ về độ ẩm trong môi trường không khí trên địa bàn tỉnh cho thấy giá trị độ ẩm dao động từ 24,9 – 38,3oC và tương đối ổn định qua từng năm.
Độ ồn
Biểu đồ 2.39: Biến thiên độ ồn trong không khí trên địa bàn Tỉnh
Giá trị độ ồn tại các thời điểm khảo sát qua các năm dao động trong khoảng từ 55,9 dBA đến 85,0 dBA và hầu hết đều đạt tiêu chuẩn cho phép TCVN 5949:1998 (khu vực dân cư xen kẻ trong khu vực thương mại dịch vụ sản xuất: 75dBA). Ngoại trừ một số vị trí như: KK1, KK2, KK3, KK5 thuộc thị xã Đông Xoài; KK10 thuộc huyện Đồng Phú; KK14, KK16, KK17 thuộc huyện Chơn Thành; KK21 thuộc huyện Bình Long; KK32 thuộc huyện Phước Long; và KK52 thuộc huyện Bù Đốp. Như vậy, ta có thể kết luận môi trường không khí trên địa bàn tỉnh đã có một số huyện thị đã có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi tiếng ồn.
2.3 Hiện trạng môi trường đất
2.3.1 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường đất
2.3.1.1 Ô nhiễm đất do phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật
Theo thống kê, hàng năm bình quân lượng phân bón hóa học tỉnh đã tiêu thụ khoảng 16.103 tấn/năm, khoảng 55 kg/ha. Tuy mức bình quân lượng phân bón được sử dụng trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh là khá thấp so với cả nước 200 kg/ha, nhưng nó vẫn gây những ảnh hưởng lớn đến chất lượng môi trường đất, và là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường đất. Thói quen sử dụng các hóa chất trong nông nghiệp như phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật một cách tràn lan và không có kiểm soát đã làm cho các vi sinh vật có ích nằm trong đất canh tác bị suy giảm về số lượng cũng như chủng loại, môi trường đất bị ô nhiễm. Khi phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được bón vào đất, cây không sử dụng hoàn toàn, phần không sử dụng được sẽ chuyển thành chất ô nhiễm tích luỹ trong đất, môi trường đất sẽ bị nhiễm kim loại nặng và các hóa chất độc hại khác.
Ngoài ra người ta còn bón các loại phân vi lượng, các chất kích thích sinh trưởng, các nguồn phân hữu cơ. Phân hữu cơ có tác dụng tốt đối với việc cải tạo cơ cấu đất, nhưng lại làm tăng lượng khí metan do phân hủy của vi sinh vật. Phân vi lượng, bổ sung cho cây trồng những thiếu hụt, nguyên tố vi lượng của đất, nhưng để lại trong đất các dư lượng thừa như các hợp chất hóa học đi kèm trong phân bón. Các chất kích thích sinh trưởng tạo ra năng suất lương thực thực phẩm cao hơn, nhưng để lại dư lượng trong sản phẩm. Tất cả các loại này cuối cùng đều tác động đến môi trường đất và gây ra sự mất cân bằng hệ sinh thái đất, ô nhiễm môi trường đất.
2.3.1.2 Ô nhiễm do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa
Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa tỉnh Bình Phước trong những năm gần đây được đánh giá là phát triển tương đối chậm so với trung bình cả nước, chỉ đạt 15% (năm 2005). Tuy nhiên, đến năm 2010 ước tính tốc độ đô thị hóa trên toàn tỉnh tăng