MỞ ĐẦU 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2
2. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI: 3
3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: 3
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 4
5. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI: 4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN HUYỆN CẦN GIỜ 5
1.1. Tổng quan huyện Cần Giờ 5
1.2 Đặc điểm địa hình 8
1.3 Đặc điểm khí hậu – khí tượng 9
1.4 Hệ thống thủy văn 12
1.5 Đặc điểm hải văn 19
1.6 Đặc điểm địa tầng 22
1.7 Đặc điểm địa chất thủy văn 25
1.8 Đặc điểm môi trường địa chất 28
1.9 Đặc điểm thổ nhưỡng 32
1.10 Đặc điểm địa mạo 33
1.11 Đặc điểm kinh tế xã hội 39
CHƯƠNG 2 RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ 41
2.1 Khái niệm 41
2.2 Phân bố rừng ngập mặn ở Việt Nam 42
2.3 Lịch sử phát triển RNM Cần Giờ 45
2.4 Chức năng khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ 49
2.5 Hệ thống sinh thái khu dự trữ sinh quyển RNM Cần Giờ 52
CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ 58
3.1. Môi trường nước 58
3.2. Môi trường đất 66
3.3. Môi trường không khí 72
3.4. Tài nguyên sinh vật RNM Cần Giờ 73
CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LY RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ 77
4.1. Áp dụng 12 nguyên tắc tiếp cận hệ sinh thái theo công ước đa dạng sinh học 77
4.2. Công cụ pháp lý 85
4.3. Công cụ kinh tế 86
4.4. Công cụ giáo dục – đào tạo, truyền thông 88
4.5. Công cụ quy hoạch – phân vùng 88
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 91
5.1. Kết luận 91
5.2. Kiến nghị 91
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
91 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 12274 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá hiện trạng môi trường rừng ngập mặn Cần Giờ và đề xuất biện pháp quản lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dạng địa hình thấp thường xuyên ngập nước, thành phần chủ yếu là cát, ở nơi cửa sông có tích tụ hạt mịn bùn, sét.
Hình 1.3 Hình bãi biển Cần Giờ
1.10.2 Địa mạo
Nền đất huyện Cần Giờ có dạng nằm thoải, nghiêng nhẹ thuộc địa hình tích tụ. Trên đó có thể phân biệt được các đơn vị như sau:
Các thành tạo giồng
Giồng là tên gọi của nhân dân địa phương Nam Bộ dùng để chỉ các dải đất kéo dài có địa hình nổi cao hơn địa hình xung quanh. Giồng là các dải hoặc đồi cát do sóng biển bồi đắp dọc bờ biển qua từng giai đoạn lịch sử phát triển.
Các giồng phân bố ở Lý Nhơn, Long Hòa và Cần Thạnh có dạng hơi cong, kéo dài với mặt lồi hướng ra biển. Trong đó giồng Long Hòa và Cần Thạnh kéo dài hơn 11km từ mũi Gành Rái đến mũi Đồng Tranh, bề rộng giồng thay đổi từ 0,5 – 1,5km.
Với đặc điểm hình thái trên, các bề mặt giồng thường là nơi cư dân sinh sống và canh tác nông nghiệp.
Hình 1.4: Các giồng cát ở xã Long Hoà
Bãi bồi
Phân bố ở độ cao tuyệt đối 0 – 1m. Bãi bồi được cấu tạo bởi trầm tích bở rời hiện đại gồm sét, cát, bột bề dày dao động 2 – 5m. Bề mặt bãi bồi bằng phẳng, hẹp (vài mét) kéo dài theo hướng sông. Càng về phía biển (Nhà Bè ra Cần Giờ), bề mặt bãi bồi càng được mở rộng (từ 500 – 1.000m đến hàng chục km) bị ngập nước khi thủy triều lên. Bề mặt bãi bồi bị chia cắt bởi mạng kênh rạch hiện đại và các lạch triều có dạng cành cây, dạng song song.
Bảng 1.3 Diện tích đất bãi bồi ven sông, ven biển
STT
Xã, thị trấn
Đất bãi bồi ven biển
Đất bãi bồi ven sông
Tổng diện
tích
(ha)
Trong đó
Tổng diện
tích
(ha)
Trong đó
DT
thuê (ha)
Hộ, tổ SX
DT
thuê
(ha)
Hộ, tổ SX
01
Thị trấn Cần Thạnh
2.500
605,6
57
-
-
-
02
Xã Long Hòa
1.500
935
41
150
27
9
03
Xã An Thới Đông
-
-
-
50
33,17
30
04
Xã Lý Nhơn
500
277
11
70
35,56
12
05
Xã Thạnh An
500
105
13
250
190
35
Tổng cộng
5.000
1922,6
122
520
285,73
86
Các bãi triều
Phân bố rộng rãi ở vùng cửa sông lớn đổ ra biển (từ cửa sông Soài Rạp đến Cù Lao Con Ó) với độ cao 0 – 1m. Bãi bồi được cấu tạo bởi trầm tích bở rời hiện đại gồm cát, bột, sét dày 2 – 5m.
Bề mặt bãi bồi bằng phẳng, hẹp (0,5 – 5km) nghiêng thoải về phía biển. Đây là bề mặt trẻ nhất trong khu vực nghiên cứu, bề mặt được lộ ra khi triều rút. Do nằm ở cửa sông và ven bờ biển nên hình dạng của bãi bồi phụ thuộc vào hướng chảy và tốc độ của dòng chảy của sông và biển, hình dạng bãi bồi phụ thuộc vào hình thái của đường bờ cổ hơn nó.
Ở đây có hai dạng chính:
+ Dạng hình tam giác có đỉnh nhô ra biển theo chiều nước của sông, đáy tam giác phụ thuộc vào đường bờ cổ hơn, có thể uốn cong ôm lấy đường bờ (như bãi triều ở vịnh Đồng Tranh).
+ Dạng kéo dài theo đường bờ từ mũi Đồng Tranh đến mũi Cần Giờ hoặc dải ôm lấy cù lao Phú Lợi. Bề mặt bãi bồi bị chia cắt bởi các dòng chảy từ phần đất liền ra tạo nên vách đứng.
Trên bề mặt bãi bồi phân bố rải rác các bãi san hô, bãi sò với diện tích không rộng (như mũi Gành Rái, cửa sông Hà Thanh…). Bề mặt bãi triều chịu tác động manh của thủy triều và sóng vỗ bờ của biển.
Đầm lầy ven biển
Phân bố ở Cần Giờ có địa hình cao 0 – 1m (trung bình là 0,6m). Cấu tạo của đầm lầy là các trầm tích biển của đầm lầy biển hay hỗn hợp sông biển gồm: bột, sét, chứa tàn tích thực vật phân hủy yếu, màu xám đen, đen, bề dày trầm tích 2 – 5m.
Đầm lầy có bề mặt phằng phẳng, phần lớn bị ngập nước thường xuyên, chỉ lộ một phần khi triều rút. Bề mặt đầm lầy bị chia cắt mạnh bởi mạng sông rạch hiện đại, phát triển có dạng cành cây hoặc ô mạng chằng chịt. Mức độ chia cắt ngang lớn (4 – 13 km/km2). Trắc diện ngang của rạch dạng chữ U, V còn sông lớn có dạng hình máng. Do tác động của thủy triều tạo vách dốc đứng cao 0,1 – 1m.
Trên bề mặt đầm lầy, thảm thực vật nước mặn rất phát triển như: đước, mắm, ô rô, chà là, … cũng như bãi bồi cao ở đây các bề mặt này đang được con người khai phá, cải tạo và sử dụng tiềm năng của nó trong xây dựng kinh tế của huyện Cần Giờ.
Dạng bờ biển
Từ mũi Đồng Tranh đến mũi Cần Giờ kéo dài 12km. Trên bờ biển hiện nay có chỗ được tích tụ, chỗ bị mài mòn mà nhân tố tác động chủ yếu là quá trình sóng với tác động tương hỗ của thủy triều cộng với sự cung cấp vật liệu từ các sông đổ ra.
+ Kiểu bờ mài mòn: là kiểu phá hủy của sóng biển tạo nên các vách dốc dựng cao (0,5 – 1m). Các vách này kéo dày hàng chục km dọc theo đường bờ. Kiểu này phân bố ở mũi Cần Giờ Long Hòa.
+ Kiểu bờ tích tụ: là kết quả tích tụ các vật liệu bở rời do các sông tải ra. Các phần tích tụ có thể là các đồi cát bột chạy dọc đường bờ, thường được gọi là giồng cát bãi ngầm chạy dọc đường bờ hay bám vào các dải đất nhô ra biển như mũi nhô Lý Nhơn và mũi Cần Giơ.ø
Dạng địa hình do sinh vật
Bao gồm các dải than bùn và bãi tích tụ vỏ sò phân bố với điện tích hẹp. Các bãi sò phân bố dọc bờ vùng Cần Giờ rộng 10 – 20m, kéo dài hàng trăm mét. Các bãi sò này có nguồn gốc biển, tuổi, được thành tạo do sóng biển đưa các mảnh sò tích tụ lại ven bờ.
1.11 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI
1.11.1 DÂN SỐ
Bảng 1.4 Dân số Huyện Cần Giờ năm 2004-2005
Stt
Nội dung
ĐV
Toàn
Huyện
Bình Khánh
A.Thới
Đông
T.Thôn
Hiệp
Lý
Nhơn
Long Hòa
Cần Thạnh
Thạnh An
1
Dân số
31-12-2004
Ng
65.753
17.079
12.493
5.580
5.501
9.927
10.568
4.605
31-12-2005
Ng
66.866
17.384
12.669
5.682
5.587
10.033
10.889
4.622
2
Giới tính nữ
Ng
%
33.263
49,75
8.724
50,18
6.311
49,81
2.782
48,96
2.781
49,78
5.040
50,23
5.462
50,16
2.163
46,84
1.11.2.KINH TẾ XÃ HỘI
Về kinh tế
* Tổng giá trị sản xuất toàn huyện (GCĐ.06) đạt trên 4.150 tỷ đồng, tăng 29% so năm 2007, đạt 85% kế hoạch; trong đó:
- Thủy sản tăng 4%, đạt 90% kế hoạch
- Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng 21%, vượt 17% kế hoạch.
- Nông lâm nghiệp giảm 47%, đạt 47% kế hoạch
- Giao thông bưu điện tăng 18%, đạt xấp xỉ kế hoạch
- Đầu tư xây dựng tăng 87%, đạt 79% kế hoạch
- Thương nghiệp dịch vụ giảm 8%, đạt 86% kế hoạch.
Về văn hóa xã hội
- Giải quyết việc làm cho 4.612 lượt lao động, đạt 102% kế hoạch
- Huy động lao động công ích 44.696 ngày công, đạt 89% kế hoạch
- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em xuống còn 10,1%
- Học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10, đạt 94,23%
- Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng mở rộng, đạt 99,52%
1.11.3 KINH TẾ
Bảng 1.5 Kinh tế Huyện Cần Giờ trong năm 2006
Thành phần Kinh tế
Sản lượng(Tấn)
Giá trị ( tỷ đồng)
Thuỷ sản
- Đánh bắt xa bờ
18.500
208
- Nuôi nhuyễnthể
2.368
37
- Nuôi tôm
6.670
470
Tổng cộng
715
Nông ngiệp
- Lúa
1.280
7.5
- Cây ăn trái
350
3
- Chăn nuôi
98
4.5
Tổng cộng
15
Diêm nghiệp
86.860
39
Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp
205
Thương mại-dịch vụ
2200
Du lịch
60
Giao thông - Bưu điện
207
Tổng cộng
4171
CHƯƠNG 2 RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ
KHÁI NIỆM
2.1.1 Rừng ngập mặn
RNM là rừng của các lồi cây nhiệt đới và cây bụi cĩ rễ mọc từ các trầm tích nước mặn nằm giữa khu vực giữa bờ biển và biển. Hoặc cĩ thể định nghĩa: RNM là kiểu rừng phát triển trên vùng đất lầy, ngập nước mặn vùng cửa sơng, ven biển, dọc theo các sơng ngịi, kênh rạch nước lợ do thủy triều lên xuống hằng ngày.Theo gốc độ sinh thái mơi trương thì rừng ngập mặn ( mangrove forest) là một trong những hệ sinh thái đất ướt đặc biệt của vùng nhiệt đới nĩi chung. Đất ướt được hiểu là vùng đầm lầy nơi cư chú của các lồi chim nước và thực vật ngập hoặc bán ngập với sự phong phú đa dạng của nĩ. Ở hệ sinh thái RNM ngồi những đặc trưng trên nĩ cịn là nơi phân bố tự nhiên của một hệ thực vật rừng với các lồi cây phổ biến như đước (rhizophora), vẹt (bruguiera), mắm (avicennia).Trong hệ thực vật này các lồi thực vật, các lồi động vật, chim thú hoang dã đã sinh sống và phát triển
Khu dự trữ sinh quyển
Khu dự trữ sinh quyển là các hệ sinh thái trên đất liền và các vùng ven biển được Chương trình con người và sinh quyển của UNESCO cơng nhận nhằm thúc đẩy và xây dựng mối quan hệ cân bằng giữa con người và thiên nhiên. Bất kỳ một quốc gia nào cũng cĩ quyền chọn lựa các địa điểm trên lãnh thổ của mình để đề nghị UNESCO cơng nhận là khu dự trữ sinh quyển, nếu các địa điểm này thỏa mãn các tiêu chuẩn do UNESCO đặt ra. Mỗi khu dự trữ sinh quyển phải đảm bảo thực hiện đầy đủ 3 chức năng sau:
Chức năng bảo tồn: Đĩng gĩp vào việc bảo tồn đa dạng cảnh quan, hệ sinh thái, lồi và di sản.
Chức năng phát triển: Thúc đẩy phát triển kinh tế mà vẫn bảo vệ được mơi trường và các giá trị văn hĩa.
Chức năng trợ giúp: Là nơi thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo về bảo tồn và phát triển bền vững trên phạm vi địa phương, quốc gia, khu vực và tồn cầu
Về cơ cấu, khu dự trữ sinh quyển được chia làm 3 vùng cĩ mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đĩ là vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp.
Vùng lõi: Vùng này được xác định bảo tồn lâu dài những giá trị đa dạng lồi, đa dạng hệ sinh thái và cảnh quan. Vùng lõi của các khu dự trữ sinh quyển trên khắp thế giới ở các hệ sinh thái khác nhau, như vậy trên tồn cầu chúng ta cĩ thể hình dung một bức tranh tồn cảnh về đại diện của các hệ sinh thái. Thơng thường, trong vùng này sẽ khơng cĩ hoạt động của con người, trừ các hoạt động nghiên cứu khoa học theo dõi các quá trình tự nhiên. Trong những trường hợp nhất định, người dân địa phương cĩ thể duy trì một số hoạt động rất hạn chế về khai thác cĩ tính truyền thống, đảm bảo bền vững.
Vùng đệm: Vùng này được xác định xung quanh vùng lõi. Các hoạt động kinh tế ở đây được kiểm sốt giống như vùng lõi, nhưng các hoạt động sản xuất lâm, ngư nghiệp vẫn được duy trì đồng thời với việc bảo tồn các quá trình tự nhiên và đa dạng sinh vật. Các thí nghiệm khoa học cĩ mục đích bảo tồn các hệ sinh thái đã mất cũng được thực hiện trong vùng này. Vùng đệm cũng là nơi diễn ra các hoạt động giáo dục, đào tạo, du lịch và giải trí.
Vùng chuyển tiếp: Vùng này bao quanh tồn bộ khu bảo vệ. Các hoạt động sản xuất nơng nghiệp, khu dân cư và các hoạt động khác vẫn được duy trì. Các cơ quan bảo tồn, cộng đồng người dân, các nhà khoa học, các nhĩm văn hĩa, các cá nhân được điều phối trên cơ sở quản lý và phát triển bền vững nguồn lợi, vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ mơi trường.
PHÂN BỐ RỪNG NGẬP MẶN Ở VIỆT NAM
RNM tập trung chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng sơng Cửu Long, bán đảo Cà Mau và hai tỉnh phía Bắc là Nam Định và Thái Bình. Các tỉnh ĐBSCL diện tích RNM chưa đến 100.000 ha tập trung ở các tỉnh Cà Mau 62.554ha, Bạc Liêu 4.142 ha, Sĩc Trăng 2.943 ha, Trà Vinh 8.582 ha, Bến Tre 7.153 ha, Kiên Giang 322 ha, Long An 400 ha…
Theo số liệu Bộ Nơng Nghiệp và Phát Triển Nơng Thơn cho thấy, năm 1943 diện tích RNM Việt Nam trên 400.000 ha, đến năm 1996 giảm cịn 290.000 ha và 279.000 vào năm 2006. RNM nguyên sinh tự nhiên hiện nay hầu như khơng cịn. Đa số RNM hiện nay là rừng trồng (62%) cịn lại là rừng thứ sinh nghèo hoặc rừng mới tái sinh trên bãi bồi. Hệ sinh thái rừng ngập mặn phân bố dọc bờ biển Việt Nam thuộc 28 tỉnh và thành phố. Theo Phan Nguyên Hồng (1999) đã chia vùng phân bố RNM Việt Nam thành 4 khu vực với 12 tiểu khu và xác định điều kiện sinh thái cho từng tiểu khu:
- Khu vực I: ven biển Đơng Bắc. Khu vực này được chia làm 3 tiểu khu:
Tiểu khu 1: Từ Mĩng Cái đến Cửa Ơng, bờ biển dài khoảng 55 km. TK này gồm lưu vực cửa sơng Kalong, lưu vực vịnh Tiên Yên – Hà Cối và vùng ven bờ cửa sơng Tiên Yên – Ba Chẽ.
Tiểu khu 2: từ Cửa Ơng đến Cửa Lục, bờ biển dài khoảng 40km.
Tiểu khu 3: Từ Cửa Lục đến mũi Đồ Sơn, bờ biển dài khoảng 55 km.
- Khu vực II: ven biển đồng bằng Bắc Bộ. Khu vực này được chia làm 2 Tiểu khu
Tiểu khu 1: từ mũi Đồ Sơn đến cửa sơng Văn Úc.
Tiểu khu 2: từ cửa sơng Văn Úc đến cửa Lạch Trường thuộc khu vực bồi tụ của hệ thống sơng Hồng.
- Khu vực III ven biển Trung Bộ từ mũi Lạch Trường đến mũi Vũng Tàu. Được chia làm 3 tiểu khu.
Tiểu khu 1: từ Lạch Trường đến mũi Rịn.
Tiểu khu 2: Từ Mũi Rịn đến mũi đèo Hải Vân
Tiểu khu 3: từ mũi đèo Hải Vân đến mũi Vũng Tàu
- Khu vực IV: Ven biển Nam Bộ. Khu vực này được chia làm 4 Tiểu khu
Tiểu khu 1: từ mũi Vũng Tàu đến cửa sơng Sồi Rạp (ven biển Đơng Nam Bộ).
Tiểu khu 2: từ cửa sơng Sồi Rạp đến cửa sơng Mỹ Thanh (ven biển ĐBSCL).
Tiểu khu 3: từ cửa sơng Mỹ Thanh đến cửa sơng Bảy Háp (ven Biển Tây Nam bán đảo Cà Mau).
Tiểu khu 4: từ cửa sơng Bảy Háp (mũi Bà Quan) đến mũi Nãi, Hà Tiên (ven biển phía tây bán đảo Cà Mau)
Hình 2.1 Phân bố rừng ngập mặn ở Việt Nam
2.3 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN RNM CẦN GIỜ
Gồm 2 giai đọan: trước năm 1975 và sau năm 1975 đến nay.
Có thể khẳng định rằng, trên Thế giới ít có nơi nào được che chắn bởi hàng chục ngàn hecta (ha) rừng ngập mặn như đô thị thành phố Hồ Chí Minh, đó là báu vật mà thiên nhiên ban tặng cùng với bao công sức của con người bảo tồn và phục hồi phát triển. Ngày nay, mọi người đều biết đến vai trò lá phổi xanh của RNM Cần Giờ đối với thành phố hơn 6 triệu dân này và là KDTSQ RNM của Thế Giới. Nhận thức được điều này ta mới thấy hết quyết tâm của lãnh đạo thành phố và công sức của những người trồng rừng, bảo vệ rừng trong suốt 25 năm qua.
2.3.1. Giai đọan trước năm 1975
Trước 30/04/1975, RNM được gọi là Rừng Sác, đây là một bộ phận của Rừng Sác miền Đông Nam Bộ, với diện tích 66.611ha gồm 18 khu rừng cấm (59.616ha) và 3 khu rừng bảo vệ (6.995ha).
RNM Cần Giờ che phủ một vùng 40.000ha, tán rừng dày với cây cao trên 25m, đường kính từ 25 – 40cm. Đước Đôi (Rhizophora apiculata) là loài chiếm ưu thế, Bần Đắng (Sonneratia alba), Vẹt (Bruguiera spp.), Cóc (Lumnitzera spp.), Chà là (Phoenix paludosa),...
Cũng như nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, trong chiến tranh, rừng ngập mặn bị bom đạn và chất khai hoang rải khắp các cánh rừng, các đợt rải thuốc khai quang bắt đầu triển khai ở dọc trục sông Lòng Tàu sâu vào rừng mỗi bên 200m và ngày càng nhiều làm Rừng Sác hầu như bị phá hủy hòan tòan, độ che phủ chỉ còn dưới 40%. Cửa ngõ ra biển Đông của Thành phố trở thành một vùng đất chết, nghèo kiệt và hoang tàn.
Từ năm 1965 đến những năm 1970, các đợt rải thuốc khai quang được tiến hành nhiều lần bằng máy bay làm cho hệ sinh thái rừng gần như bị phá vỡ hòan tòan. Năm 1978, Hệ sinh thái RNM Cần Giờ bị hủy họai hòan tòan và hầu như không còn nữa, các loài động vật rừng, tôm cá, chim, … chết hết, đời sống người dân địa phương muôn vàn khổ cực. Chỉ cách trung tâm thành phố có vài chục cây số mà đời sống người dân cách biệt, trong khi cả vùng đất là một vùng phù sa bồi tụ thuộc các cửa sông lớn. Đói nghèo, đời sống khổ cực, bệnh tật càng làm cho RNM Cần Giờ càng bị tàn phá bởi mưu sinh.
2.3.2. Giai đọan sau năm 1975
Sau 30/04/1975, RNM Cần Giờ thuộc huyện Duyên Hải tỉnh Đồng Nai, đến năm 1978 giao lại cho Thành phố với diện tích toàn huyện là 71.361ha (trong đó diện tích rừng ngập mặn và đất lâm nghiệp khoảng 34.468 ha). Khi RNM được giao lại cho Thành phố, diện tích rừng chỉ còn 4.500ha là Chà là nước (Phoenix paludosa), có hơn 10.000 ha đất trống bùn khô nứt nẻ và 5.588 ha đất lâm nghiệp có khả năng canh tác, số diện tích còn lại là thảm thực vật xơ xác gồm các loại cây lùm bụi với độ che phủ dưới 40%.
Ngày 07/08/1978, UBND Thành phố đã ký Quyết định 165/QĐ-UB thành lập Lâm trường Duyên Hải (trước thuộc Ty lâm nghiệp TPHCM), sau đổi tên là Ban Quản lý rừng Phòng hộ theo Quyết định số 173/CT do Bộ Trưởng phê duyệt và là đơn vị có nhiệm vụ quản lý trực tiếp rừng. Đảng bộ, chính quyền thành phố và địa phương đã đưa ra một chương trình trồng lại rừng, từ việc phát quang lại mặt bằng, chọn giống, trồng trái giống, bao nhiêu công sức mồ hôi của nhiều nhà khoa học bỏ ra để có hơn 30.000 ha rừng xanh tốt như ngày nay.
2.3.3 Công tác trồng lại rừng
Lâm trường Duyên Hải chọn cây Đước đôi (Rhizophora apiculata) để trồng lại rừng vì Đước đôi có tốc độ tăng trưởng tự nhiên nhanh nên có khả năng trồng phục hồi rừng rất nhanh và đây còn là cây có giá trị kinh tế cao nhất trong RNM. Trái giống được thu mua và vận chuyển từ tỉnh Minh Hải (nay là Cà Mau) vì nguồn giống tại chỗ không đủ cung ứng trong khi hầu hết đất trống bao gồm các bãi bùn đều phải được ưu tiên phủ xanh bằng trái giống hoặc cây con.
Từ năm 1984, công tác trồng lại rừng đạt hiệu quả cao, rất nhiều cây được trồng để phủ xanh vùng đất: Gõ Biển (Intsia bijuga), Dà Vôi (Ceriops tagal) , Xuổi (Xylocarpus Granatum),... Trồng rừng đã khó, công tác chăm sóc rừng giúp rừng phát triển xanh tốt càng khó khăn hơn. Tỉa thưa là kỹ thuật lâm sinh cụ thể, quan trọng nhất nhằm điều khiển khoảng cách thích hợp, tạo không gian đầy đủ, kích thích tăng trưởng, phát triển và nâng cao chất lượng rừng. Sản phẩm từ việc tỉa thưa cung cấp một lượng gỗ phục vụ chất đốt và cây trong xây dựng trong Thành phố.
Năm 1990, Ban quản lý rừng phòng hộ giao đất rừng bình quân 100 ha/1hộ dân và hợp đồng khoán bảo vệ rừng trong thời gian 30 năm, khi định cư trong rừng, chính quyền cấp 2 triệu để trang trải xây dựng chốt, mua sắm vật dụng dùng. Ngược lại, các hộ dân phải bảo vệ, quản lý và sử dụng đất rừng được giao theo đúng chính sách và quy chế đưa ra nhằm bảo vệ rừng.
Hình 2.2: Công tác trồng lại RNM Cần Giờ những năm sau 1975
Khi rừng được phục hồi thì đời sống người dân địa phương cũng dần dần ổn định, đây chính là sự thay đổi tác động lớn đến nền kinh tế huyện Cần Giờ. Rừng Cần Giờ được phân ra thành 24 tiểu khu, mỗi tiểu khu phân ra nhiều khu và lô được các hộ dân, kiểm lâm canh giữ nghiêm ngặt. Các nhà khoa học vẫn tiếp tục bỏ sức nghiên cứu để không ngừng góp phần cho RNM Cần Giờ ngày càng phát triển xanh tốt như hôm nay, cải thiện môi trường cho thành phố và các tỉnh lân cận. Nhiều nhà Khoa học thế giới nhận định rằng, đây là rừng mới được phục hồi đẹp nhất Đông Nam Á.
Tháng 02/1998, dự án thành lập Khu Bảo tồn Thiên nhiên RNM Cần Giờ (với quy mô 38.670 ha) được phê duyệt. Đến tháng 21/01/2000, RNM Cần Giờ được UNESCO công nhận là KDTSQ Thế giới và đây cũng là KDTSQ đầu tiên của Việt Nam, trong đó có gần 24.000 ha rừng trồng và 9.000 ha rừng tự nhiên được khoanh vùng bảo vệ. Các dự án kinh tế có ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống RNM thuộc khu vực bảo tồn thiên nhiên đều không được phép triển khai.
Nhìn chung, công tác khôi phục và trồng lại rừng đã có tác động tích cực là tạo nên môi trường sống tốt cho động vật, đặc biệt là khôi phục lại đàn khỉ khỏang 583 con tại Lâm viên (Tiểu khu 17) (còn gọi là Đảo Khỉ) để phục vụ du khách và là nơi tham quan học tập rất bổ ích. Ngoài ra còn khôi phục được đàn cá sấu nước lợ (Crocodylus porosus) là loài quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng của Việt Nam và của Thế giới.
Hình 2.3: Một số hình ảnh về RNM Cần Giờ ngày nay
2.4 CHỨC NĂNG KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ
Cho đến nay, sau gần 25 năm khôi phục và phát triển, dưới sự nỗ lực to lớn của chính quyền và nhân dân TPHCM, RNM Cần Giờ được UNESCO công nhận là KDTSQ của Thế giới, gồm 02 chức năng chính:
Bảo tồn: Đóng góp vào việc bảo tồn đa dạng cảnh quan và môi trường sống động vật hoang dã (đặc biệt là các loài chim nước); bảo tồn Hệ sinh thái, loài và di truyền; bảo tồn thủy vực, bãi bồi dọc bờ sông, ven biển để tái sinh tự nhiên.
Phát triển: Thúc đẩy phát triển kinh tế trên cơ sở bền vững môi trường, văn hóa.
2.4.1 Phân vùng
Để thuận tiện cho mục đích bảo tồn và sử dụng Tài nguyên thiên nhiên, KDTSQ RNM Cần Giờ được phân chia thành 3 khu vực với mức độ bảo vệ khác nhau và có quan hệ mật thiết với nhau, đó là:
Vùng lõi
Là vùng được bảo vệ nghiêm ngặt, nhằm bảo tồn cảnh quan, hệ sinh thái và đa dạng về loài. Vùng này không có hoạt động của con người trừ những hoạt động mang tính chất nghiên cứu và giám sát. Trong một số trường hợp, người dân địa phương có thể duy trì hoạt động khai thác truyền thống, các lọai tài nguyên giải trí bền vững nhưng quy mô hạn chế.
Vùng lõi RNM Cần Giờ với diện tích 4.721 ha gồm các tiểu khu 1, 2 , 3, 4, 6, 9, 12, 13, và 16. Với các chức năng sau:
Bảo tồn Hệ sinh thái RNM Cần Giờ, rừng tự nhiên và rừng trồng;
Bảo tồn cảnh quan và môi trường sống các động vật hoang dã;
Bảo tồn thủy vực, bãi bồi dọc bờ sông, ven biển để tái sinh tự nhiên;
Nghiên cứu khoa học và du lịch sinh thái có giới hạn.
Vùng đệm
Là vùng bao quanh vùng lõi, hình thành chức năng là tấm đệm phòng chống các hoạt động gây hại đến mục đích bảo tồn. Trong vùng có các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, ngư nghiệp được duy trì nhưng vẫn bảo tồn các quá trình tự nhiên và đa dạng sinh học. Đây là vùng có những điểm lý tưởng cho các hoạt động giáo dục, giải trí và du lịch sinh thái.
Vùng đệm RNM Cần Giờ với diện tích 37.339 ha gồm các tiểu khu 1, 2, 4a, 5, 7, 8, 9, 10, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24. Với các chức năng sau:
Tạo cảnh quan thiên nhiên và giá trị nhân văn phục vụ du lịch sinh thái;
Mô hình lâm ngư nghiệp kết hợp thân thiện với môi trường.
Vùng chuyển tiếp
Vùng bao quanh bên ngoài vùng đệm, duy trì các hoạt động nông nghiệp, khu dân cư và các hoạt động khác. Vùng này có vai trò quan trọng trong việc duy trì các hoạt động kinh tế xã hội cho sự phát triển địa phương.
Vùng chuyển tiếp RNM Cần Giờ có diện tích 29.310 ha gồm các khu vực còn lại và thảm cỏ dọc theo ven bờ biển Cần Giờ. Với các chức năng:
Đệm xã hội: Các hoạt động sản xuất trong vùng chuyển tiếp cung cấo các loại sản phẩm, dịch vụ chủ yếu cho cư dân địa phương. Việc sử dụng đất và tài nguyên thiên nhiên trong khu vực này không được mâu thuẩn với mục tiêu của KDTSQ RNM Cần Giờ. Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên phải được hài hòa.
Đệm mở rộng: Việc quản lý và phát triển của vùng chuyển tiếp nhằm mở rộng không gian có sẵn như môi trường cho động vật hoang dã sinh sống.
Hình 2.4: Bản đồ phân vùng RNM Cần Giờ
2.5 HỆ THỐNG SINH THÁI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RNM CẦN GIỜ
Hệ thống sinh thái là tập hợp động, thực vật và vi sinh vật cùng sống trong một không gian nhất định, tương tác với nhau và với các thành phần vô sinh của môi trường tự nhiên. Đây cũng là nguồn tài nguyên động thực vật vô cùng phong phú và đa dạng do KDTSQ RNM Cần Giờ cung cấp.
2.5.1 Hệ sinh thái thực vật – Tài nguyên rừng
Sự phân bố các quần xã tự nhiên tuân theo quy luật nhất định và phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ ngập triều. Thảm thực vật RNM Cần Giờ tạo thành bởi hai hệ sinh thái chính:
- Hệ sinh thái rừng hỗn giao lá rộng nhiệt đới ẩm gió mùa, trong đó còn tồn tại cả những kiểu tre nứa trong quá trình diễn thế tự nhiên, nhưng do bị tàn phá mạnh nên chiếm diện tích phân bố khá nhỏ.
- Hệ sinh thái rừng ngập mặn, với các kiểu quần xã điển hình cho từng thể khảm của toàn bộ vùng đất ngập triều đã được phân chia khá tỉ mỉ theo mức độ triều và kết cấu nền đất. Các quần xã này khá phức tạp và phát triển tự nhiên với các loài cây bản đị