Mục lục
CHƯƠNG. 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Lời mở đầu: 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu: 2
1.4 Nội dung nghiên cứu: 2
1.5 Phương pháp nghiên cứu: 3
1.6 Ý nghĩa đề tài: 3
CHƯƠNG. 2 : TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG-AN TOÀN-SỨC KHỎE. 5
2.1 Giới thiệu về hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 5
2.1.1 Khái niệm về ISO 14001 5
2.1.2 Lợi ích của ISO 14001 6
2.1.3 Phạm vi áp dụng 7
2.1.4 Tài liệu viện dẫn 8
2.1.5 Thuật ngữ và định nghĩa 8
2.1.6 Các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường 11
2.2 Tình hình áp dụng ISO 14001 trên thế giới và ở Việt Nam 21
2.3 Giới thiệu về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo OHSAS 18001 24
2.3.1 .Sự ra đời của tiêu chuẩn OHSAS 18001 24
2.3.2 Cấu trúc hệ thống OHSAS 18001 – 2007 25
2.3.3 Các yêu cầu của OHSAS 18001 25
2.3.4 Các yêu cầu định luật và các yêu cầu khác: 26
2.3.5 Lợi ích của việc xây doing hệ thống quản lý OH&S theo tiêu chuẩn OHSAS 18001 – 2007: 26
2.3.6 Sự đổi mới của OHSAS 18001 – 2007 so với OHSAS 18001 – 1999 27
2.3.7 Tình hình áp dụng OHSAS 18001 tại Việt Nam. 28
CHƯƠNG. 3 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY AJINOMOTO VIỆT NAM 29
3.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty: 29
3.1.1 Khái quát về công ty: 29
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 29
3.1.3 Vị trí 30
3.1.4 Chức năng và nhiệm vụ 31
3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận 32
3.3 Những thuận lợi và khó khăn của công ty: 34
3.3.1 Thuận lợi: 34
3.3.2 Khó khăn: 35
3.4 Văn hóa công ty và định hướng phát triển: 36
3.4.1 Văn hóa công ty: 36
3.4.2 Định hướng phát triển 36
3.5 Quy trình sản xuất sản phẩm: 36
3.5.1 Các sản phẩm chính 36
3.5.2 Quy trình sản xuất 37
CHƯƠNG. 4 : HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG – AN TOÀN – SỨC KHỎE TẠI CÔNG TY AJINOMOTO VN 46
4.1 Các nguồn gây tác động môi trường. 46
4.2 Hoạt động môi trường đã được thực hiện. 55
4.2.1 Quản lý và kiểm soát nước thải công nghiệp. 55
4.2.2 Đối với nước thải công nghiệp từ sinh hoạt. 55
4.2.3 Đối với nước thải sản xuất: 56
4.2.4 Quản lý và kiểm soát khí thải công nghiệp. 58
4.2.5 Quản lý và kiểm soát chất thải rắn công nghiệp. 60
4.3 Các biện pháp kỹ thuật và an toàn. 63
4.3.1 Đối với nhiệt thừa và tiếng ồn: 63
4.3.2 Phòng chống sự cố môi trường 63
4.3.3 Phòng chống sự cố của hệ thống xử lý nước thải: 65
4.4 Phòng chống sự cố môi trường do các hoạt động của bến cảng. 65
4.5 Kết quả quan trắc tác động đến môi trường: 66
4.5.1 Phương pháp phân tích và tiêu chuẩn áp dụng. 66
4.5.2 Nhận xét, đánh giá kết quả phân tích. 74
4.6 Đánh giá hiện trạng môi trường của Nhà máy. 76
4.6.1 Hiện trạng môi trường của nhà máy: 76
4.6.2 Biện pháp thực hiện trong thời gian tới: 81
4.7 Hiện trạng quản lý an toàn lao động-sức khỏe con người 81
4.7.1 Đối với con người: 81
4.8 Hệ thống quản lý môi trường-an toàn-sức khỏe của công ty Ajinomoto Việt Nam: 87
4.8.1 Chính sách an toàn lao động của công ty 87
4.8.2 Chính sách môi trường của công ty 87
4.8.3 Hệ thống quản lý môi trường-an toàn-sức khỏe của công ty bao gồm các yếu tố sau: 89
CHƯƠNG. 5 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG-AN TOÀN –SỨC KHỎE CHO CÔNG TY AJINOMOTO VIỆT NAM 92
5.1 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI TIẾN 92
5.1.1 Thay đổi các mục tiêu, chỉ tiêu, chương trình quản lý môi trường 93
5.1.2 Xây dựng thủ tục vận hành cho các chương trình quản lý đề xuất 105
5.1.3 Nâng cao chương trình đào tạo, cập nhật các chương trình đào tạo mới vào thủ tục đào tạo nhận thức, năng lực. 106
5.1.4 Giám sát và đo đạc thêm các thông số mới: 107
5.2 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình cải tiến HTQLMT 107
CHƯƠNG. 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 109
6.1 KẾT LUẬN 109
6.2 KIẾN NGHỊ: 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.5 Mô hình PDCA của hệ thống môi trường theo ISO 14001:2004: 3
Hình 2.1 Mô hình bộ tiêu chuẩn ISO 14000: 8
Hình 2.2 Mô hình hệ thống quản lý môi trường: 17
Hình 2.3 Mô hình hoạt động chung của hệ thống: 31
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức của công ty Ajinomoto Việt Nam: 37
Hình 3.4 Quy trình sản xuất bột ngọt cao cấp Aji_Plus: 43
Hình 3.5 Quy trình sản xuất hạt nêm Aji_Ngon: 44
Hình 3.6 Quy trình sản xuất giấm gạo Lisa: 45
Hình 3.7 Quy trình sản xuất sốt Mayonnaise: 46
Hình 3.8 Quy trình sản xuất Ami_Ami: 47
Hình 4.1 Sơ đồ tiến trình len men vi sinh tạo axit amin: 50
Hình 4.2 Sơ đồ hệ thống quản lý môi trường công ty Ajinomoto Việt Nam: 64
Hình 4.3 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải: 75
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Sự tương quan giữa tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 14000: 27
Bảng 4.1 Bảng liệt kê các chất thải của công ty: 51
Bảng 4.2 Các nguồn phát thải khí trong công ty: 52
Bảng 4.3 Các thông số đặc trưng của nước thải: 53
Bảng 4.4 Tóm tắc một số khía cạnh môi trường đáng kể: 56
Bảng 4.6 Chương trình quản lý môi trường năm 2009-2010: 59
Bảng 4.7 Bảng kết quả thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu và nhận xét: 62
Bảng 4.8 Các bộ phận của công ty: 65
Bảng 4.9 Một số thông số của nước sau xử lý: 75
Bảng 4.10 Các biện pháp quản lý chất thải rắn: 77
Bảng 4.11 Trích dẫn biểu mẫu biên bản kiểm tra thùng rác: 78
Bảng 5.1 Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường ngắn hạn: 80
Bảng 5.2 Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường dài hạn: 81
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
EMS: Environmental management system
HT: Hệ thống
HTQLMT-AT-SK: Hệ thống quản lý môi trường-an toàn sức khỏe
VN: Việt Nam
GĐ: Giám đốc
TGĐ: Tổng giám đốc
118 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4446 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường-An toàn-sức khỏe tại công ty Ajinomoto Việt Nam, khu công nghiệp Biên Hòa I, tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bột ngọt cao cấp Aji_Plus
Hạt nêm Aji_Ngon
Giấm gạo Lisa
Sốt Mayonaise Lisa
Phân bón hữu cơ Ami_Ami
Quy trình sản xuất
a. Quy trình sản xuất bột ngọt Ajonomoto:
Nguyên liệu sản xuất bột ngọt là mía và khoai mì. Khoai mì được vận chuyển vào nhà máy bằng xe tải dưới dạng tinh boat khoai mì. Mía được vận chuyển vào nhà máy bằng đường sông cập vào cầu cảng dưới dạng mật mía đường. Tại cầu cảng, mật mía đường được hút vào nhà máy.
Công đoạn đường hóa:
Sau khi vận chuyển xong nguyên liệu đầu vào sẽ tiến hành sử lý nguyên liệu để tạo thành dung dịch đường. Đây là giai đoạn hóa đường. Bột ngọt là sản phẩm của quá trình lên men vi sinh nên thức ăn chính của vi sinh là đường đơn, đường gluco. Đối với những loại nguyên liệu sẽ có bước xử lý khác nhau. Tinh boat khoai mì là một dạng đường đa polysaccalis, người ta dùng enzim amila để phân cắt tinh boat khoai mì thành dung dịch đường gluco. Còn mật mía đường có hàm lượng Canxi cao. Canxi cao gây ảnh hưởng đến khả năng kết tinh của boat ngọt sau này cho nên dùng H2SO4 để phân cắt lực liên kết giữa gluco và fructo trong mật mía đường, đồng thời tiến hành kết tủa lượng Canxi đó tạo tủa CASO4 (Gypsum). Tủa CASO4 này sẽ được bán cho các nhà máy hóa chất, phân bón…
Công đoạn lên men:
Giống vi sinh dùng trong giai đoạn lên men này được nhập từ tập đoàn Ajinomoto mỗi năm một lần. Chúng được lưu trữ và chạy test trong phòng thí nghiệm của công ty để nắm được các thông nhiệt độ, pH, năng suất của con giống. Vi sinh được nhân giống qua nhiều cấp để đạt được số lượng nhất định trước khi đến giao đoạn lên men chính.
Quá trình lên men tạo bột ngọt là quá trình lên men hiếu khí bán liên tục. Vi sinh vật trong bồn lên men này sẽ ăn đường gluco và tạo thành acid glutamic. Sau khoảng từ 36 đến 40 giờ lên men, người ta sẽ thu hồi acid glutamic. Dung dịch còn lại trong bồn chứa đường mà vi sinh vật chưa dùng hết, xác bã sinh vật, vitamin và khoáng chất nên được dùng làm phân bó lỏng Ami Ami. Phương pháp thu hồi acid glumatic là ta đieuà chỉnh pH của dung dịch bằng 3,2. Tại giá trị pH này acid glumatic sẽ kết tinh lại.
Công đoạn trung hòa acid glutamic bằng soda:
Bột ngọt là muối natri của acid glumatic đó là mono solium glutamate cho nên dùng soda để trung hòa acid glumatic.
Công đoạn lọc và tẩy màu:
Sau khi trung hòa acid xong, dung dịch bột ngọt có màu nâu đỏ do nó bị ảnh hưởng của nguyên liệu mật mía đường cho nên còn có thêm giai đoạn lọc và tẩy màu. Công ty áp dụng phương pháp hoạt tính để tẩy màu.
Công đoạn tinh chế và kết tinh tạo tinh thể bột ngọt
Người ta cho dung dịch bột ngọt vào trong một cái bồn. Môi trường trong bồn là môi trường chân không, chứa hơi nước có nhiệt độ từ 60 đến 65oC, cho dung dịch đạt tới trạng thái bão hòa sau đó cho mầm vào sẽ kết tinh thành tinh thể bột ngọt.
Công đoạn đóng gói thành phẩm
Thời gian từ lúc nhập liệu đến khâu thành phẩm là khoảng 15 ngày.
b. Quá trình sản xuất bột ngọt cao cấp Aji_Plus:
Bột ngọt & I+G
Trộn
Sấy
Nghiền
Sàng
Đóng gói
Thành phẩm
Hình 3.4 . Qui trình sản xuất bột ngọt cao cấp Aji_Plus
c. Qui trình sản xuất hạt nêm Aji_Ngon:
Nguyên liệu
Nghiền
Tinh bột
Trộn khô
Dầu, nước
Đồng hóa
Tạo hạt
Sấy
Sàng
Lưu kho
Bao Film
Đóng gói
Thành phẩm
Hình 3.5. Qui trình sản xuất hạt nêm Aji_Ngon
d. Qui trình sản xuất giấm tạo Lisa:
Nguyên liệu
Lên men rượu
Lên men giấm
Ủ
Lọc thô
Thanh trùng
Đóng chai
Thành phẩm
Hình 3.6. Qui trình sản xuất giấm gạo Lisa
e. Qui trình sản xuất Sốt Mayonnaise:
Trứng tươi
Xử lý và thanh trùng
Giấm
Phối trộn
Dầu ăn
Đồng hóa
Đóng gói
Thành phẩm
Hình 3.7. Qui trình sản xuất Sốt Mayonnaise
f. Qui trình sản xuất Ami_Ami:
Nguyên liệu
Điều chỉnh dinh dưỡng
Khuấy
Đóng gói
Thành phẩm
Hình 3.8. Qui trình sản xuất Ami_Ami
Nhận xét:
Công ty Ajinomoto Việt Nam Là công ty chuyên sản xuất bột ngọt bằng công nghệ lên men. Nhu cầu thị trường ngày càng cao nên công suất sản xuất cũng không ngừng gia tăng, sản phẩm ngày càng thêm phong phú, đa dạng. Chất thải công nghiệp trong quá trình lên men chủ yếu là chất lỏng và rắn còn thừa lại, sau khi bị rút tỉa và thoát hơi trong quá trình sản xuất.
Xét về khía cạnh kinh tế, nhà máy có vị trí khá thuận lợi cho các hoạt động giao dịch và sản xuất (gần ngã ba Vũng Tàu, bên bờ sông Đồng Nai). Nhưng xét về mặt thị trường, đây là vị trí khá nhạy cảm, dễ gây ra các tác động hậu quả nghiêm trọng cho môi trường xung quanh (đặc biệt là môi trường nước mặt sông Đồng Nai và đây cũng là nguồn cung cấp nước quan trọng đối với cả Thành Phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai) nếu tất cả môi trường của công ty không được kiểm soát tốt .
: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG – AN TOÀN – SỨC KHỎE TẠI CÔNG TY AJINOMOTO VN
Các nguồn gây tác động môi trường.
Dựa trên quy trình sản xuất sản phẩm nêu trên và danh mục nguyên vật liệu, đã sử dụng, có thể đưa ra lưu đồ phát thải các chất ô nhiễm bao gồm khí thải, nước thải và chât rắn như sau
Lưu đồ phát sinh chất thải từ dây chuyền sản xuất giấm Lisa:
Gạo
Hấp cơm
Trộn mốc
Đường hóa
Lên men cồn
Uû
Làm nguội
Lên men giấm
Tách cơm
Lọc
Thanh trùng
Đóng chai
Nước thải từ công đoạn làm sạch gạo
Nước làm mát thiết bị
Nước rửa thiết bị
Nước rửa thiết bị
Chất thải rắn
Nước làm mát thiết bị, dịch thải
Chất thải rắn
Nước rửa thiết bị, dịch nước
Chất thải rắn
Bán thành phẩm không đạt yêu cầu
Dây chuyền sản xuất bột ngọt và phân bón Ami – Ami:
Nước thải
Nước làm nguội
Nước rửa thiết bị
Bùn thải
WAC
Nước thải
Nước thải
Dịch thải
Dịch thải
Nước rửa thiết bị
Nước rửa thiết bị
Nước rửa thiết bị
Nước làm nguội
Nước làm nguội
Nước làm nguội
Nước làm nguội
Nước làm nguội
Tinh bột
Dịch Gluco
Dịch sau lên men
Lên men
Rỉ đường
Khử Canxi
Dịch sau cô đặc
Tách Acid Glutamic
Kết tinh, tẩy màu
Acid Glutamic
Trung hòa
Đóng gói sản phẩm
Nước cái
Phân bón hữu cơ lỏng AMI - AMI
Tính chế, đóng gói
Chất thải rắn
Xử lý nước thải
Nước thải ra sông
Cô đặc
Dây chuyền sản xuất nước tương:
Nước rửa thiết bị
Nước rửa thiết bị
Lên men cồn
Uû
Lên men giấm
Tách cơm
Lọc
Thanh trùng
Đóng chai
Uû
Tách cơm
Lọc
Thanh trùng
Gạo
Hấp cơm
Trộn mốc
Đường hóa
Làm nguội
Chất thải rắn
Uû
Tách cơm
Lọc
Thanh trùng
Đóng chai
Nước rửa thiết bị
Nước thải
Dịch thải
Dịch thải
Dây chuyền sản xuất Sốt Mayonaise:
Dịch thải
Trứng
Rửa
Lấy lỏng đỏ
Cân
Thanh trùng
Đóng chai
Đập
Trộn
Đồng hóa
Nước thải
Chất thải rắn
Nước rửa thiết bị
. Các nguồn phát sinh nước thải công nghiệp.
Nước thải công nghiệp của nhà máy gồm nước thải phát sinh từ quá trình sinh hoạt của công nhân và nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, với tổng khối lượng khoảng 17.600m3 /ngày.
Nước thải công nghiệp phát sinh từ sinh hoạt:
Gồm có nước thải từ nhà vệ sinh và nước thải từ nhà ăn với lưu lượng khoảng 94 m3 /ngày. Thành phần nước thải thường có hàm lượng cao các chất hữu cơ (đặc trưng bởi các thông số BOD,COD), các chất rắn lơ lửng (TSS), chất dinh dưỡng (N,P), dầu mỡ động thực vật và vi sinh.
Nước thải công nghiệp từ sản xuất:
Tổng lượng nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất của nhà máy có lưu lượng khoảng 17.506 m3/ ngày, bao gồm:
Nước thải từ công đoạn tẩy màu, rửa lọc, công đoạn kết tinh tinh thể boat ngọt, nước thải từ công đoạn phân hủy rỉ đường, công đoạn lên men, công đoạn tinh chế phân bón AMI-AMI, công đoạn kiểm tra chất lượng sản phẩm, nước vệ sinh thiết bị, nhà xưởng nước ngưng tụ từ lò hơi,… khoảng 1.106 m3/ ngày, được thu gom và tập trung xử lý tại hệ thống xử lý nước thải của nhà máy. Thành phần nước thải thường chứa các chất hữu cơ (đặc trưng bởi các thông số BOD, COD), các chất rắn lơ lửng (TSS), chất dinh dưỡng (N, P), ammoniac, dầu mở động thực vật, vi khuẩn gay bệnh nhóm coliform và có độ màu cao.
Nước thải từ quá trình giải nhiệt thiết bị, nước ngưng tụ: khoảng 16.400m3/ ngày. Loại nước thải này thường có nhiệt độ cao.
. Các nguồn phát sinh khí thải công nghiệp.
Bụi, khí CO, SO2, NOx, CO2, muội khói, …. Có trong khí thải phát sinh từ hoạt động của 06 lò hơi (03 lò 18 tấn/ giờ và 03 lo 10 tấn/ giờ) hoạt động luân phiên, và từ hoạt động của 06 máy phát điện dự phòng có công suất 376 KVA (02 máy), 230 KVA (01 máy), 1.500 KVA (01 máy), 618 KVA (01 máy), 1556 KVA (01 máy) sử dụng dầu DO.
Hiện tại trong 06 lò hơi tại Nhà máy có 02 lò đốt gas (công suất 18 tấn/ giờ) hoạt động liên tục 24/24, ò lò còn lại (sử dụng nhiên liệu hỗn hợp dầu DO trộn FO với tỉ lệ trộn 82:18) hoạt động dự phòng;
Bụi khí SO2, CO, NOx, VOC,… có trong khí thải của các phương tiện vận tải vào ra khuôn viên Nhà máy để giao nguyên liệu, nhận sản phẩm và của các phương tiện bốc dỡ tại Nhà máy.
Bụi phát sinh từ quá trình bốc dỡ nguyên vật liệu và thành phẩm.
Khí NH3 đặc trưng phát sinh từ khâu làm đều và khu bồn chứa nguyên liệu NH3 tại phân xưởng sản xuất phân bón.
Mùi hôi phát sinh từ quá trình phân hủy mật rỉ đường.
. Các nguồn phát sinh chất thải rắn công nghiệp.
Chất thải rắn công nghiệp từ sinh hoạt.
Chất thải rắn sinh hoạt bao gồm: thực phẩm, rau quả dư thừa, túi nilon, giấy, cỏ lon, vỏ hộp, chai lọ,… phát sinh từ khu nhà ăn và từ các hoạt động sinh hoạt khác, khối lượng trung bình khoảng 4.913 kg/tháng (tính trung bình từ tháng 4/2010 đến tháng 8/2010).
Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại.
Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại phát sinh tại Nhà máy có tổng khối lượng trung bình khoảng 1.292,035 tấn/tháng (tính trung bình từ tháng 4/2010 đến tháng 8/2010), bao gồm các thành phần sau:
STT
Tên chất thải
Khối lượng
trung bình
(tấn/tháng)
1
Bao bì nylon, vụn nylon, chai lọ nhựa
6,544
2
Bao đựng Soda, bột mì, bao bì tráng nhôm, bao giấy đựng than hoạt tính
86,300
3
Bao bì giấy, hộp carton, giấy vụn
11,984
4
Bã hèm, bã đậu nành
12,136
5
Bã Gypsum (CaSO4)
180,842
6
Bã than hoạt tính trong công đoạn tẩy màu
190,298
7
Lòng trắng trứng, lòng đỏ trứng hư, vỏ trứng
10,753
8
Bùn thải
777,400
9
Cỏ, lá cây
7,542
10
Chất thải từ quá trình bảo trì, sữa chữa thiết bị, nhà xưởng (gỗ phế liệu, kim loại phế liệu, dây điện thải,…)
8,236
Tổng cộng
1.292,035
Chất thải công nghiệp nguy hại.
Chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh từ quá trình hoạt động của Nhà máy có tổng khối lượng trung bình khoảng 1.563 kg/tháng (tính trung bình từ tháng 4/2010 đến tháng 8/2010), bao gồm các thành phần sau:
STT
Tên chất thải
Mã
CTNH
Khối lượng
đăng ký
(kg/tháng)
Khối lượng
phát sinh
(kg/tháng)
1
Sơn, mực, chất kết dính và nhựa thải có chứa thành phần nguy hại
16 01 09
500
37
2
Bóng đèn huỳnh quang
16 01 06
100
150
3
Thiết bị chi tiết, bo mạch điện tử thải
19 02 05
20
17
4
Bình ắc quy thải
19 06 04
50
97
5
Giẻ lau, bao tay nhiễm các thành phần nguy hại
18 02 01
1.000
762
6
Bao bì thải có chứa, hoặc bị nhiễm các thành phần nguy hại
18 01 01
500
445
7
Dung dịch sau thử nghiệm
19 05 02
50
50
8
Chất thải y tế
13 01 01
5
5
Tổng cộng
3.725
1.563
. Các nguồn phát sinh tiếng ồn và nhiệt.
Tiếng ồn và nhiệt chủ yếu phát sinh từ khu vực lò hơi và khu vực máy phát của động lực, khu vực xưởng H1 (đường hóa), xưởng kỹ thuật, khu vực lên men, khu vực hạ pH của xưởng H4, khu vực lọc H5-2 tầng trên, phòng đóng gói.
Ngoài ra tiếng ồn còn phát sinh do hoạt động của các phương tiện vận tải ra vào khuôn viên nhà máy để giao nhận hàng, đặc biệt là từ quá trình xuất nhập hàng tại bến cảng.
. Các nguồn phát sinh ô nhiễm do hoạt động của bến cảng.
Hiện tại, Công ty sử dụng bến cảng để nhập nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất tại Nhà máy. Hoạt động của bến cảng có khả năng phát sinh ô nhiễm:
Khí thải, bụi, tiếng ồn phát sinh từ xà lan, tàu và xe tải trong quá trình bốc dỡ, vận chuyển nguyên liệu.
Từ quá trình sinh hoạt của những người trên tàu, xà lan.
Sự cố tràn dâu và hóa chất độc hại như rò rỉ dầu, nhớt từ tàu, xà lan hoặc do va chạm vào bến cảng làm ảnh hưởng đến môi trường nước mặt.
. Sự cố môi trường.
Sự cố cháy nổ và rò rỉ hóa chất:
Sự cố cháy nổ:
Quá trình vận hành lò hơi sử dụng một lượng lớn nhiên liệu là gas và dầu DO, vì vậy có khả năng xảy ra cháy nổ do các nguyên nhân sau:
Nhiên liệu đặt gần nguồn dễ phát sinh tia lửa điện
Giẻ lau nhiễm dầu có thể tự bốc cháy khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Không đảm bảo các quy định phòng cháy như cấm lửa, cấm hút thuốc,… tại khu vực lưu trữ nhiên liệu
Sự cố hóa chất:
Ngoài các loại dầu nhờm, Nhà máy còn sử dụng một số hóa chất như axit, xút, Chlorine trong xử lý nước thải, khi bị rò rỉ hoặc đổ ra ngoài sẽ gay nhiễm hòa chất cho công nhân trực tiếp thao tác và môi trường xung quanh. Tác động chủ yếu là gay bỏng, rát khi tiếp xúc ngoài da, đặc biệt ở nồng độ đậm đặc có thể gay bỏng nặng; Hít phải hơi axit đậm đặc, hơi Chlorine có thể gay choáng váng, ngạt thở.
Một số nguyên nhân phổ biến gay ra sự cố rò rỉ, đổ hóa chất có thể kể đến là:
+ Các thùng (bồn) chứa hóa chất bị rò rỉ do có khiếm khuyết tại nắm đậy hoặc đậy không chặt; đường ống dẫn hòa chất bị hở.
Thao tác vận hành không đúng quy định;
Không cẩn trọng tron việc vận chuyển, gay dịch chuyển các thùng chứa làm đổ hóa chất ra ngoài.
Sự cố của hệ thống xử lý nước thải
Các sự cố của hệ thống xử lý nước thải có thể xảy ra bao gồm:
Lượng nước thải phát sinh vượt công suất của hệ thống xử lý gay nên sự cố chảy tràn nước thải hoặc hệ thống xử lý không hiệu quả.
Chảy tràn nước thải do rò rỉ hoặc vỡ đường ống thu gom
Hư hỏng thiết bị xử lý
Vận hành không hiệu quả
Hoạt động môi trường đã được thực hiện.
Quản lý và kiểm soát nước thải công nghiệp.
Nhà máy đã lắp thêm hệ thống gồm 5 tháp làm mát để tái sử dụng lượng nước mặt dùng trong công tác giải nhiệt, do đó lượng nước mặt sử dụng và thải ra sông Cái giảm nhiều so với thời điểm đầu name 2010.
Tổng lượng nước thải công nghiệp phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của Nhà máy khoảng 17.600 m3/ngày , được xử lý như sau:
Đối với nước thải công nghiệp từ sinh hoạt.
Nước thải công nghiệp phát sinh từ sinh hoạt: Gồm có nước thải từ nhà vệ sinh và nước thải từ nhà ăn với lượng khoảng 94 m3/ngày, được xử lý như sau:
Nước thải từ nhà vệ sinh tại những khu vực chính của nhà máy được xử lý bằng hệ thống bệ tự hoại 3 nhăn đặt nhiều nơi trong khuôn viên nhà máy (cặn lắng được thu gom định kỳ 3 tháng/lần) sau đó được tập trung về hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy để xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra nguồn tiếp nhận là sông Cái (nhánh của sông Đồng Nai).
Nước thải từ khu nhà ăn được xử lý sơ bộ bằng các hố lắng và tách rác trong khuôn viên Nhà máy, sau đó tập trung về hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy để xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra nguồn tiếp nhận là sông Cái (nhánh của sông Đồng Nai).
Đối với nước thải sản xuất:
Khối lượng nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất khoảng 17.506 m3/ngày, được xử lý như sau:
Nước thải từ quá trình giải nhiệt thiết bị, nước ngưng tụ: khoảng 16.400 m3/ngày, được làm nguội bằng tháp giải nhiệt, sau đó theo cống thoát nước thoát ra sông Cái.
Nước thải từ các công đoạn sản xuất và từ quá trình vệ sinh thiết bị, nhà xưởng, khoảng 1.160 m3/ngày, được thu gom và tập trung xử lý tại hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy.
Như vậy tổng lượng nước thải sinh hoạt và sản xuất đưa về hệ thống xử lý là 1.200 m3/ngày. Tại đây, Nhà máy sử dụng khoảng 1.674 m3 nước mặt để điều hòa lưu lượng nước và pha loãng nồng độ nước thải. Như vậy, tổng lượng nước thải đưa vào hệ thống xử lý của Nhà máy khoảng 2.874m3/ngày.
Hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy bao gồm 02 giai đoạn: Giai đoạn 1 có công suất 1.200 m3/ngày, đã được Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai kiểm tra hiệu quả xử lý và đồng ý đưa vào vận hành chính thức theo văn bản số 195/TNMT – MT ngày 07/02/2006; Giai đoạn 2 có công suất 2.200 m3/ngày, được đưa vào vận hành thử nghiệm trong tháng 04 năm 2010. Công ty đã lập báo cáo về việc thực hiện nội dung của báo cáo và yêu cầu ra Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Đầu tư nâng công suất nhà máy Ajinomoto Việt Nam tại KCN Biên Hòa 1, tỉnh Đồng Nai (Bột ngọt từ 82.000 tấn sản phẩm/năm lên 120.000 tấn sản phẩm/năm; phân ami từ 196.800 m3 sản phẩm/năm lên 288.000 m3 sản phẩm/năm”, trong đó có hệ thống xử lý nước thải giai đoạn 2, công suất 2.200 m3/ngày, và đã được Ban quản lý các Khu công nghiệp xác nhận hoàn thành theo công văn số 34/XN-KCNĐN ngày 07/10/2010.
Hoạt động xả thải của Nhà máy đã được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 795/GP-BTNMT ngày 21/5/2007 do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.
Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải GĐ 1 và 2 tại Nhà máy, tổng công suất 3.400 m3/ngày.đêm:
Nước thải vệ sinh thiết bị
Bể điều hịa
Bể lắng 3
Bể chứa dự phịng
Bể lọc sinh học
Nước thải sản xuất
Bể tẩy màu
Bể yếm khí 1
Bể lắng 1
Bể yếm khí 3
Bể aerotank 3
Bể aerotank 1
Bể chứa bùn 1
Bể yếm khí 2
Bể lắng 2
Bể yếm khí 4
Bể aerotank 4
Bể aerotank 2
Bể chứa bùn 2
Glucose
Ra sơng Cái
Nhà máy tách riêng tuyến thoát nước mưa và nước thải. Nước mưa được thoát trên mặt đường và theo rãnh chảy chung với hệ thống thoát nước làm mát thiệt bị ra sông Cái.
Nhà máy tiến hành lắp đặt hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước thải sau xử lý, với các thông số đặc trưng gồm: lưu lượng, nhiệt độ, pH, màu, COD, TSS, ORP. Hệ thống được đưa vào vận hành trong tháng 12/2009.
Nhà máy đã nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải đến quý III/2010.
Quản lý và kiểm soát khí thải công nghiệp.
Đối với bụi và khí thải từ nguồn thải tập trung:
Giảm thiểu ô nhiễm khí thể từ lò hơi:
Hiện tại Nhà máy có 06 lò hơi gồm 03 lò 18 tấn/giờ và 03 lò 10 tấn/giờ hoạt động luân phiên. Nhằm giảm thiểu lượng SOx phát sinh, Công ty đã vận hành thường xuyên 02 lò hơi đốt bằng gas (18 tấn/giờ) và 02 lò hơi đốt bằng dầu DO-Fo tỉ lệ 82:18 (01 lò 18 tấn/giờ và 01 lò 10 tấn/giờ), 02 lò còn lại (10 tấn/giờ) sử dụng nhiên liệu là hỗn hợp dầu DO và FO (tỷ lệ 82:12) hoạt động dự phòng trong trường hợp thiếu hơi cung cấp cho hoạt động sản xuất;
Thu gom lượng khí thải từ lò hơi tập trung tại hệ thống xử lý bụi bằng cyclone sau đó thải qua hệ thống ống khói với chiều cao khoảng 40m;
Nhà máy thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra kiểm tra định kì chất lượng dầu nhập vào và giám sát chế độ đốt tại nguồn;
Công ty đã lặp đặt hệ thống quán trắc tự động khí thải tại nguồn đối với khí thải lò hơi sau hệ thống xử lý bụi vào cuối năm 2009, các thông số quan trắc bao gồm: bụi, SO2, NOx, CO, nhiệt độ.
Giảm thiểu ô nhiễm khí thải từ máy phát điện:
Nhà máy có 06 máy phát điện dự phòng sử dụng nhiên liệu dầu DO, hiện nay ống khối của nhà máy phát điện đã được đấu nối chung với ống khối của lò hơi và máy phát điện được bố trí trong khu vực cách ly, chỉ sử dụng trong trường hợp mất điện nên mức độ ảnh hưởng của khí thải này đến môi trường chỉ mang tính tạp thời.
Giảm thiểu ô nhiễm do NH3 bay hơi:
Khí NH3 chủ yếu phát sinh từ khu bồn chứa nguyên liệu NH3 tại phân xưởng sản xuất phân bón. Biện pháp giảm thiểu khí NH3 bay hơi được thực hiện bằng cách dùng máy khuấy trộn gồm motor và cách khuấy; các bể chứa được xây dựng bằng bêtông cốt thép có sơn chống thấm và có thiết bị theo dõi dung lượng của bể chứa.
Tại khu vực bồn chứa NH3 lỏng có lắp đặt thiết bị tự động phát hiện khí NH3. Khí có hiện tượng rò rỉ trên đường ống, hệ thống van xả sẽ xả nước bao bọc toàn bộ bồn chứa nhiên liệu nhằm cản trở khí NH3 lan tỏa ra môi trường xung quanh.
Đối với bụi và khí thải từ các nguồn phân tán.
Nhựa hóa các tuyến đường nội bộ trong khuôn viên Nhà máy.
Tiến hành phun nước tạo ẩm, quét dọn sân bãi và đường nội bộ, thường xuyên vệ sinh phân xưởng, kho bãi để giảm thiểu bụi phát sinh.
Nhà máy được thực hiện công tác trồng cây xanh dọc trường rào xung quanh nhà máy với tổng diện tích cây xanh, thảm cỏ khoảng 16.331 m2 (15,15% tổng diện tích mặt bằng) nhằm tạo sự thoáng mát và ngăn bụi phát tán.
Đối với các phương tiện vận chuyển thuộc tài sản của Công ty, tiến hành bảo dưỡng định kỳ, vận hành đúng tải trọng để giảm thiểu các loại khí thải.
Thường xuyên kiểm tra đường ống dẫn mật rỉ đường và phân bón lỏng cũng như hệ thống bơm NH3 lỏng và bơm axit nhằm kịp thời phát hiện và xử lý sự cố.
Quản lý và kiểm soát chất thải rắn công nghiệp.
Nhà máy đã tiến hành phân loại chất thải rắn tại nguồn và lưu trữ tại kho chứa chất thải có diện tích khoảng 5.000 m2, được thiết kế trên nền bê tông, các mái che; các loại chất thải được chứa trong thùng chứa hoặc bao chứa có dán nhãn cảnh báo đứng quy định và được xử lý như sau:
Đối với chất thải rắn công nghiệp từ sinh hoạt.
Chất thải rắn sinh hoạt tại Nhà máy bao gồm: thực phẩm, rau quả dư thừa, túi nilon, giấy, vỏ lon, vỏ hộp, chai lọ,… phát sinh từ khu nhà ăn và từ các hoạt động sinh hoạt khác, khối lượng trung bình khoảng 4.913 kg/tháng. Công ty đã hợp đồng với Công ty Dịch vụ Môi trường Đô thị Biên Hòa thu gom, vận chuyển và xử lý.
Đối với chất thải rắn công nghiệp không nguy hại.
Tổng khối lượng chất thải công nghiệp không nguy hại phát sinh khoảng 1.292,035 tấn/tháng, được thu gom và xử lý như sau:
Các loại chất thải rắn công nghiệp không nguy hại phát sinh tại Nhà máy như: nhựa phê liệu, sắt phế liệu, gỗ phế liệu, thùng phuy sắt, giấy carton, giấy vụn, chai nhựa, bao nilon, bao giấy, chai lọ bằng nhựa, … khoảng 113,064 tấn/tháng. Công ty đã hợp đồng với Doanh nhân Tân Phát Tài thu gom, vận chuyển và xử lý.
Than hoạt tính đã qua sử dụng để tẩy màu và gypsum khoảng 371,140 tấn/tháng, hiện tại Công ty đang hợp đồng với Nhà máy sản xuất phân bón Covac, thu gom và tái sử dụng làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ.
Bã hèm, bã đậu nành, lòng trắng trứng, lòng đỏ trứng hỏng, vỏ trứng: Khối lượng khoảng 22,889 tấn/tháng, được Công ty TNHH MTV Văn Mai Linh.
Bùn thải từ quá trình sản xuất và sau hệ thống xử lý nước thải, khối lượng khoảng 777,400 tấn/tháng, Công ty sử dụng để bón phân