Đồ án Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất các giải pháp cải thiện cho Khu công nghiệp Quảng Phú – tỉnh Quảng Ngãi

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI. 5

1.1 Đặc điểm tự nhiên . 5

1.1.1 Vị trí. 5

1.1.2 Đặc điểm khí hậu, khí tượng thủy văn. 5

1.1.3 Địa hình và địa chất. 12

1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội. 14

1.2.1 Điều kiện kinh tế. 14

1.2.2 Điều kiện văn hoá – xã hội. 19

1.2.3 Cở sở hạ tầng. 21

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG QUY HOẠCH KHU CÔNG NGHIỆP QUẢNG PHÚ. 24

2.1 Vị trí khu công nghiệp Quảng Phú. 24

2.2 Mục đích và phạm vi hoạt động. 26

2.2.1. Mục đích. 26

2.2.2 Các ngành sản xuất trong KCN Quảng Phú. 26

2.2.3 Quy hoạch sử dụng đất. 33

2.2.4 Quy hoạch các khu chức năng chính. 35

2.3 Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật. 35

2.3.1 Quy hoạch hệ thống giao thông. 36

2.3.2 Quy hoạch hệ thống cấp điện. 38

2.3.3 Quy hoạch hệ thống cấp nước 39

2.3.4 Quy hoạch hệ thống thoát nước mưa. 39

2.3.5 Quy hoạch hệ thống thu gom và xử lý nước thải. 41

CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP QUẢNG PHÚ. 43

3.1 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường ở KCN Quảng Phú. 43

3.1.1 Nước thải. 43

3.1.2 Khí thải, tiếng ồn. 43

3.1.3 Chất thải rắn. 44

3.2 Hiện trạng phát thải tại Khu Công Nghiệp Quảng Phú. 44

3.2.1 Nước thải. 44

3.2.2 Khí thải. 46

3.2.3 Chất thải rắn. 49

3.3 Hiện trạng môi trường và đánh giá ảnh hưởng đến môi trường của KCN Quảng Phú. 51

3.3.1 Hiện trạng môi trường tại KCN Quảng Phú. 51

3.3.2 Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường của Khu công nghiệp. 66

CHƯƠNG 4: HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP QUẢNG PHÚ. 68

4.1 Cơ sở pháp lý về quản lý môi trường trong Khu công nghiệp. 68

4.2 Cơ cấu tổ chức về quản lý môi trường trong KCN. 71

4.3 Công tác quản lý môi trường. 75

4.3.1 Các biện pháp quản lý và kiểm soát nước thải, khí thải, chất thải rắn mà KCN đang áp dụng. 77

4.3.2 Các phương án dự báo, phòng ngừa và khắc phục sự cố môi trường của KCN Quảng Phú. 88

4.3.3 Công tác báo cáo kiểm soát ô nhiễm môi trường. 89

4.3.4 Công tác thanh tra môi trường. 92

4.3.5 Công tác xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 92

4.3.6 Công tác truyền thông môi trường. 93

4.4 Đánh giá hiệu quả công tác quản lý môi trường. 94

4.4.1 Đánh giá chung. 94

4.4.2 Nhận xét hiệu quả công tác quản lý môi trường tại KCN Quảng Phú. 95

CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP QUẢNG PHÚ, TỈNH QUẢNG NGÃI. 97

5.1 Giải pháp quy hoạch xây dựng phát triển KCN gắn liền với bảo vệ môi trường. 97

5.1.1 Mục tiêu. 97

5.1.2 Các định hướng quy hoạch. 97

5.2 Giải pháp cải thiện quản lý và kiểm soát chất thải. 98

5.2.1 Quản lý và xử lý chất thải rắn. 98

5.2.2 Quản lý và xử lý nước thải. 99

5.2.3 Quản lý môi trường không khí. 100

5.3 Chương trình giám sát chất lượng môi trường. 101

5.4 Giải pháp áp dụng sản xuất sạch hơn. 103

5.5 Nhiệm vụ về quản lý môi trường KCN đối với các bên liên quan. 105

5.6 Giải pháp nâng cao năng lực quản lý môi trường tại KCN. 107

5.6.1 Tổ chức khóa tập huấn cho cán bộ quản lý trong KCN. 107

5.6.2 Tăng cường nhân lực quản lý bảo vệ môi trường. 108

5.6.3 Tăng cường phối hợp giữa các đơn vị có liên quan. 108

5.7 Giải pháp giáo dục, truyền thông môi trường. 109

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 111

 

 

doc122 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9865 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất các giải pháp cải thiện cho Khu công nghiệp Quảng Phú – tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c nhà máy. Mỗi ngành công nghiệp sinh ra các chất ô nhiễm đặc trưng khác nhau, do vậy rất khó xác định hết tất cả các chất ô nhiễm thải vào môi trường không khí, không có một nguyên tắc chung nào để tính toán chất ô nhiễm, mà phải tùy trường hợp cụ thể, tùy theo công nghệ sản xuất, nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng để tính toán tải lượng ô nhiễm trong từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên căn cứ vào loại hình sản xuất của từng loại công nghiệp, ta có thể dự đoán một cách tương đối các nguồn phát sinh chất ô nhiễm, cũng như thành phần chất gây ô nhiễm tại KCN. Khí thải lò hơi. Dầu nhiên liệu (FO) chỉ được sử dụng để khởi động nồi hơi. Nguồn nguyên liệu chính để đốt lò hơi là than Bitum. Tải lượng ô nhiễm không khí thải ra từ các nồi hơi đốt than có thể được tính toán bằng phương pháp đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới căn cứ vào các thông số sau: - Lượng than Bitum tiêu thụ : 519.372 tấn/năm; - Độ tro : » 6,5%; - Hàm lượng lưu huỳnh : 1,3%; - Nhiệt lượng : 6.500 kcal/kg; - Thời gian hoạt động/ngày : 24 giờ; - Ngày hoạt động : 350 ngày/năm; - Lượng than tiêu thụ : 61,83 tấn/h. Bảng 3.4: Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải nồi hơi. STT Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (kg/tấn) Tải lượng kg/h g/s 1 Bụi 5 A 2.009,5 558,2 2 SO2 19,5 S 1.567,4 435,4 3 NO2 10,5 649,2 180,3 4 CO 0,3 18,5 5,2 5 THC 0,055 3,4 0,9 Ghi chú: - A là độ tro của than, A » 6,5%; - S là hàm lượng lưu huỳnh có trong than, S = 1,3%. Khí thải phát sinh trên dây chuyền công nghệ sản xuất. Tùy theo đặc tính ngành nghề, các dạng khí thải này rất khác nhau. Điển hình nhất trong số các nhà máy đang hoạt động tại KCN hiện nay là các dạng khí, bụi sau: Hơi dung môi bốc lên từ các khâu chuẩn bị mực in và in ấn bao bì sản phẩm. Các loại bụi bông phát sinh từ các ngành sợi, may mặc. Khí SO2, NO phát sinh từ máy phát điện. Bụi phát sinh từ các hoạt động cưa, cắt gỗ… 3.2.2.2 Khí thải từ hoạt động của các phương tiện giao thông. Các phương tiện giao thông vận tải vận chuyển trong KCN là một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn trong KCN, bên cạnh đó các con đường xung quanh KCN hầu hết là các tuyến đường giao thông huyết mạch, do đó mật độ giao thông tương đối lớn. Mức độ ô nhiễm giao thông phụ thuộc vào chất lượng đường xá, lưu lượng xe và lượng nhiên liệu tiêu thụ. Ô tô chạy trên đường làm tung bụi, đất đá và phát sinh bụi rất độc hại qua ống xả là bụi hơi chì và tàn khói. Hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải sẽ thải các chất ô nhiễm như bụi, NOx, SOx, CO, CO2 và Hydrocacbon vào không khí. Bảng 3.5 Tải lượng các chất khí thải phát sinh từ các thiết bị giao thông vận tải. TT Thiết bị Tải lượng các chất khí thải (kg/ngày) SO2 CO NO2 Bụi Pb VOC 1 Xe tải 1,37 22,5 456 38,6 0,7 0,076 2 Xe hơi động cơ >2.000cc 0,072 140,02 22,36 0,627 0,23 19,87 3 Động cơ từ 1400-2000cc. 0,024 85,01 17,8 0,27 0,11 2,23 Tổng cộng 1,466 237,53 496,16 39,497 1,04 22,176 3.2.2.3 Ô nhiễm tiếng ồn, độ rung. Tiếng ồn trong KCN được phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau: tiếng ồn từ hệ thống cung cấp khí nén, tiếng ồn từ các thiết bị máy móc như máy cưa gỗ, tiếng ồn từ các phương tiện giao thông vận tải trong KCN… 3.2.3 Chất thải rắn. 3.2.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt. Thành phần chủ yếu trong chất thải rắn sinh hoạt bao gồm: Các hợp chất có nguồn gốc hữu cơ như thực phẩm, rau quả, thức ăn dư thừa… Các hợp chất có nguồn gốc giấy từ các loại bao gói đựng đồ ăn, thức uống. Các hợp chất vô cơ như nhựa, plastic, PVC, thủy tinh… Kim loại như vỏ hộp… Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ KCN Quảng Phú có thể ước tính khoảng 59,7 tấn/năm. 3.2.3.2 Chất thải rắn sản xuất. Tổng khối lượng chất thải rắn sản xuất phát sinh ở KCN Quảng Phú khoảng 596.612,4 tấn /năm tương đương 1.635 tấn/ngày. Bảng 3.6 Chất thải rắn sản xuất phát sinh từ các quá trình sản xuất trong KCN. Các loại chất thải rắn trong KCN Quảng Phú. Đơn vị (U) Vô cơ (kg/U) Hữu cơ (kg/U) Nguy hại thấp Công nghiệp chế biến thực phẩm Táo Tấn sp 280 Cà rốt Tấn sp 210 Cam quýt Tấn sp 390 Bắp Tấn sp 660 Đào Tấn sp 270 Lê Tấn sp 290 Đậu Tấn sp 120 Khoai tây Tấn sp 330 Cà chua Tấn sp 80 Rau 220 Rượu Tấn sp 300 Bia Tấn sp 20 Thịt 400 Hải sản 350 Công nghiệp sản xuất giấy. in bao bì. Giấy Tấn sp 80 In ấn Tấn sp 40 Công nghiệp sản xuất dược phẩm. Sản phẩm lên men Tấn sp 100 120 80 Sản phẩm tổng hợp hóa học Tấn sp 150 100 120 Dược phẩm Tấn sp 86 450 70 (Nguồn ban quản lý KCN Quàng Ngãi) 3.2.3.3 Chất thải rắn nguy hại. Chất thải công nghiệp nguy hại bao gồm kim loại và các chất thải chứa kim loại, hợp chất hữu cơ thuộc nhóm nguy hại như các chất màu hữu cơ, dầu mỡ, giẻ lau dính dầu mỡ, mực in công nghiệp và mực in văn phòng thải, bóng đèn huỳnh quang, vật liệu cách nhiệt có chứa amiăng thải, dầu thủy lực tổng hợp thải, dầu động cơ bôi trơn, Ăcquy hỏng..... Lượng chất thải nguy hại phát sinh tại KCN ước tính khoảng 2 tấn/năm. 3.3 Hiện trạng môi trường và đánh giá ảnh hưởng đến môi trường của KCN Quảng Phú. 3.3.1 Hiện trạng môi trường tại KCN Quảng Phú. Để giám sát chất lượng môi trường tại KCN Quảng Phú, Công ty phát triển hạ tầng các KCN Quảng Ngãi đã phối hợp với Trung tâm Kỹ thuật Quan trắc Môi trường KKT Dung Quất tiến hành đo đạc, phân tích các thông số môi trường không khí, nước. 3.3.1.1 Hiện trạng chất lượng môi trường nước. Hiện trạng chất lượng nước mặt Kết quả phân tích chất lượng nước tại sông Trà Khúc, Sông Kênh và kênh Bằng Lăng được trình bày như sau: Bảng 3.7 Vị trí lấy mẫu nước mặt. STT Mẫu Mô tả vị trí nơi lấy mẫu. 1 NM1 Tại chân cầu Mới (cầu Sông Kênh), KCN Quảng Phú, Phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, Kinh độ: 108046’767”; Vĩ độ: 15007’187”. 2 NM2 Tại điểm xả nước thải của các nhà máy trong KCN vào kênh Bằng Lăng, KCN Quảng Phú, Phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, Kinh độ: 108046’187”; Vĩ độ: 15007’187”. 3 NM3 Thượng nguồn kênh Bằng Lăng, KCN Quảng Phú, Phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, Kinh độ: 108045’882”; Vĩ độ: 15007’137”. 4 NM4 Hạ nguồn kênh Bằng Lăng, KCN Quảng Phú, Phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, Kinh độ: 108046’212”; Vĩ độ: 15007’289”. 5 NM5 Sông Trà Khúc cách cống chung Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi khoảng 100m về hướng thượng nguồn, KCN Quảng Phú, Phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, Kinh độ: 108046’407”; Vĩ độ: 15007’779”. 6 NM6 Sông Trà Khúc cách cống chung Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi khoảng 100m về hướng hạ nguồn, KCN Quảng Phú, Phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, Kinh độ: 108046’711”; Vĩ độ: 15007’811”. Bảng 3.8 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt. STT Các thông số Kết quả Đơn vị QCVN08:2008/ BTNMT NM1 NM2 NM3 NM4 NM5 NM6 1 pH 7,07 6,54 5,58 6,19 6,15 6,25 - 5,5 - 9 2 SS 26 51 11 44 19 47 mg/l <50 3 BOD 24,8 208,5 20,34 152,1 42,54 16,64 mg/l <15 4 COD 96,74 340,87 32,96 227,25 57,86 74,76 mg/l <30 5 Fe 0,43 0,17 0,06 0,2 0,19 0,27 mg/l <1,5 6 Pb 0,0047 0,0041 0,0013 0,0033 0,0027 0,0063 mg/l <0,05 7 Cd 0,0037 0,0065 0,0027 0,0057 0,0082 0,0141 mg/l <0,01 8 Cu 0,0596 0,0322 0,01235 0,0305 0,0254 0,0326 mg/l <0,5 9 Zn 0,0426 0,0935 0,0404 0,076 0,0421 0,0541 mg/l <1,5 10 As KPH 0,0096 0,0041 0,0081 KPH KPH mg/l <0,05 11 Hg KPH KPH KPH KPH KPH KPH mg/l <0,001 12 Nhiệt độ 29,7 28,9 28,9 28,7 29,8 28,7 mg/l - 13 Dầu mỡ 0,1 0,1 KPH KPH KPH KPH mg/l <0,1 14 coliform 120 250 120 290 210 290 MPN/100ml <7500 Nguồn: Báo cáo giám sát môi trường, Ban quản lý KCN Tỉnh Quảng Ngãi tháng 11/2010 Ghi chú: QCVN 08:2008/ BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiêu chuẩn nước mặt. KPH: Không phát hiện. Nhận xét Hình 3.1 Biểu đồ biểu diễn hàm lượng COD và BOD5 trong nước mặt tại KCN. Từ bảng quan trắc chất lượng nước mặt xung quanh KCN Quảng Phú, cho thấy hầu hết tất cả các chỉ tiêu đều thấp hơn giới hạn cho phép theo quy định của quy chuẩn Việt Nam QCVN 08:2008/BTNMT, tuy nhiên hàm lượng BOD5 và COD đã vượt quy chuẩn cho phép. Chất lượng nước mặt trên địa bàn KCN Quảng Phú đã có dấu hiệu ô nhiễm, nguyên nhân là do ảnh hưởng của việc nhận thải của các nhà máy đóng trên địa bàn. Hiện trạng chất lượng nước ngầm. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm được trình bày trong bảng 3.9 Bảng 3.9 Vị trí lấy mẫu nước mặt. STT Mẫu Mô tả vị trí nơi lấy mẫu. 1 NN1 Mẫu nước giếng tại hộ bà Trần Thị Bích Liễu, Tổ 21, phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Kinh độ: 108045’890”; Vĩ độ: 15006’966” 2 NN2 Mẫu nước giếng tại khu tái định cư Nguyễn Thông, phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Kinh độ: 108047’870”; Vĩ độ: 15026’346” 3 NN3 Mẫu nước giếng tại hộ ông Phạm Toàn, Tổ 20, phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Kinh độ: 108045’201”; Vĩ độ: 15007’356” 4 NN4 Mẫu nước giếng tại hộ ông Nguyễn Ngọc Anh, Tổ 25, phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Kinh độ: 108045’878”; Vĩ độ: 15007’362” Bảng 3.10 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm. STT Các thông số Kết quả Đơn vị QCVN 09:2008/BTNMT NN1 NN2 NN3 NN4 1 pH 6,5 4,83 5 5,6 - 5,5 – 8 2 COD 1,16 0,98 0,8 1,2 mg/l - 3 Fe 0,14 0,11 0,12 0,13 mg/l <15 4 NO3- 0,13 0,14 0,11 0,14 mg/l <5 5 Cl- 16,25 8,75 17,6 9,26 mg/l <250 6 Độ cứng 33,8 30,3 29,7 34,8 mg/l <500 7 As KPH KPH KPH KPH mg/l <0,05 8 Pb KPH KPH KPH KPH mg/l <0,01 9 Coliform KPH 3 KPH KPH MPN/100ml <3 Nguồn: Báo cáo giám sát môi trường, Ban quản lý KCN Quảng Ngãi, tháng 11/2011. Ghi chú: QCVN09:2008/BTNMT:Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. KPH: Không phát hiện. Nhận xét: Từ bảng phân tích chất lượng nước ngầm tại KCN Bình Chiểu cho thấy tất cả các thông số quan trắc đều thấp hơn giới hạn cho phép theo quy định của quy chuẩn QCVN 09:2008/BTNMT. Hiện trạng chất lượng nước thải. Kết quả phân tích chất lượng nước thải sản xuất tại cống xả thải của các công ty trong KCN Quảng Phú. Bảng 3.11 Ví trí nơi lấy mẫu nước thải. STT Mẫu Mô tả vị trí nơi lấy mẫu. 1 NTCN1 Tại mương dẫn nước thải của Công ty chế biến thủy sản Phùng Hưng, KCN Quảng Phú, phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Kinh độ: 108046’061”; 15007’238”. 2 NTCN2 Tại nhà máy giấy Hải Phương, KCN Quảng Phú, phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Kinh độ: 108045’932”; 15007’113”. 3 NTCN3 Đầu ra hệ thống xử lý nước thải, Nhà máy chế biến thủy sản Đại Dương Xanh, KCN Quảng Phú, phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Kinh độ: 108045’932”; 15007’048”. 4 NTCN4 Tại cống Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi, KCN Quảng Phú, phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Kinh độ: 108046’037”; 15007’048”. Bảng 3.12 Kết quả phân tích chất lượng nước thải công nghiệp STT Các thông số Kết quả Đơn vị TCVN 5945:2005 NTCN1 NTCN2 NTCN3 NTCN4 1 pH 6,73 4,73 5,27 6,73 - 5,5 – 9 2 Nhiệt độ 28,1 28,9 28,6 28,9 0C <40 3 SS 49 39 47 54,5 mg/l <100 4 BOD5 62,7 57,35 31 67,05 mg/l <50 5 COD 121,24 141,07 71,19 132,26 mg/l <80 6 Fe – tổng 0,27 0,56 0,26 0,65 mg/l <5 7 Cd 0,0105 0,0072 0,0056 0,0126 mg/l <0,01 8 Pb 0,1527 0,006 0,0021 0,0559 mg/l <0,5 9 As KPH KPH KPH KPH mg/l <0,1 10 Hg KPH KPH KPH KPH mg/l <0,01 11 Cu 0,0594 0,0073 0,0056 0,0121 mg/l <2 12 Zn 0,2072 0,0118 0,0092 0,0129 mg/l <3 13 Dầu mỡ khoáng 0,7 0,5 0,4 0,8 mg/l <5 14 Coliform 5300 210 9300 3500 MPN/100ml <5000 Nguồn: Báo cáo giám sát môi trường, Ban quản lý KCN Quảng Ngãi, tháng 11/2010. Ghi chú: TCVN 5945 - 2005: Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải Nhận xét: Hình 3.2 Biểu đồ biểu diễn hàm lượng COD và BOD trong nước thải tại KCN Từ bảng quan trắc chất lượng nước thải từ các nhà máy tại KCN Quảng Phú cho thấy tất cả các chỉ tiêu đều thấp hơn giơi hạn cho phép theo quy định của TCVN 5945:2005, tuy nhiên hàm lượng BOD, COD đã vượt tiêu chuẩn cho phép. 3.3.1.2 Hiện trạng chất lượng môi trường không khí. Bảng 3.12 Vị trí lấy mẫu không khí. STT Mẫu Mô tả vị trí nơi lấy mẫu. 1 MK1 Tại công ty cổ phần đường Quảng Ngãi,KCN Quảng Phú, Phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, Kinh độ: 108046’628”; Vĩ độ: 15046’589” 2 MK2 Cách ống khói công ty đường khoảng 100m về phía Tây, KCN Quảng Phú, Phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, Kinh độ: 108046’728”; Vĩ độ: 15007’183” 3 MK3 Tại ngã ba Nguyễn Chí Thanh và Bùi Tá Hán, KCN Quảng Phú, Phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, Kinh độ: 108046’366”; Vĩ độ: 15007’676” 4 MK4 Tại khu tái định cư Nguyễn Thông, KCN Quảng Phú, Phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, Kinh độ: 108046’619”; Vĩ độ: 15007’136” 5 MK5 Tại ngã ba cầu Mới (cầu sông Kênh) , KCN Quảng Phú, Phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, Kinh độ: 108046’740”; Vĩ độ: 15007’824” 6 MK6 Trước cổng quân sự tỉnh Quảng Ngãi, KCN Quảng Phú, Phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, Kinh độ: 108046’366”; Vĩ độ: 15007’183” 7 MK7 Trước cổng công ty TNHH Đai Dương Xanh, KCN Quảng Phú, Phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, Kinh độ: 108045’998”; Vĩ độ: 15007’028” 8 MK8 Trước cổng công ty TNHH Hoàn Vũ, KCN Quảng Phú, Phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, Kinh độ: 108045’098”; Vĩ độ: 15007’289” 9 MK9 Tại Khu dân cư tổ 25, KCN Quảng Phú, Phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, Kinh độ: 108045’881”; Vĩ độ: 15007’352” 10 MK10 Tại Khu dân cư tổ 25, cách công ty TNHH Hải Anh khoảng 100m về phía Tây, KCN Quảng Phú, Phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, Kinh độ: 108045’851”; Vĩ độ: 15007’223” Bảng 3.14 Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh. STT Vị trí Chỉ tiêu CO(μg/m3) SO2(μg/m3) NO2(μg/m3) VOC(μg/m3) Bụichì(μg/m3) TSP(μg/m3) Nhiệtđộ(0C) Leq(dBA) 1 K1 14196,5 49,5 74,71 KPH 0,9 330,85 28,7 70,76 2 K2 8560 38,7 58,1 KPH 0,3 110,43 29,1 59,57 3 K3 5115 33,5 69,09 KPH 0,5 278,73 32 69,07 4 K4 5320 25,9 39,79 KPH KPH 95,03 29,3 51,77 5 K5 11961 41,5 72,49 KPH 1,1 305,63 25,6 67,4 6 K6 9604 37,5 69,87 KPH 0,4 196,31 28,7 65,37 7 K7 8784,5 27,9 66,94 KPH 0,1 110,36 28,9 62,8 8 K8 9094,5 26,8 65,99 KPH 0,3 219,77 27,6 67,87 9 K9 6677,5 33,9 54,06 KPH 0,4 109,01 31,3 62,53 10 K10 5587 32,1 38,86 KPH 0,1 120,55 26,8 62,1 TCVN 5937:2005 30000 350 200 - - 300 - TCVN 5949:1998 75 Ghi chú: - TCVN 5937 - 2005: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh (trung bình 1 giờ).; - TCVN 5949 - 1998: Tiêu chuẩn Việt Nam về tiếng ồn ở các khu vực sản xuất xen kẽ với khu vực dân cư trong ngày. Nhận xét: Hình 3.3 Biểu đồ biểu diễn hàm lượng bụi tại KCN Quảng Phú. Từ kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh KCN Quảng Phú, cho thấy nồng độ các chất khí CO, SO2, NO2 tại tất cả các điểm quan trắc đều thấp hơn giới hạn cho phép theo quy định của tiêu chuẩn TCVN 5937:2005. Tuy nhiên hàm lượng bụi tại vị trí K1 và vị trí K5 đã vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,02 – 1,10 lần theo quy định của tiêu chuẩn TCVN 5937:2005, nguyên nhân là do ảnh hưởng của các phương tiện tham gia giao thông. Tiếng ồn tại tất cả các điểm quan trắc hầu hết đều thấp hơn giới hạn cho phép theo quy định của tiêu chuẩn TCVN 5949:1998. 3.3.2 Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường của Khu công nghiệp. 3.3.2.1 Các tác động đến môi trường nước. Nguồn gây ô nhiễm nhiều nhất đối với môi trường nước là nước thải (cả nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt). Nước thải trong quá trình hoạt động của các nhà máy là lượng nước sau khi đã sử dụng vào các mục đích như: Nước dùng trong các công nghệ sản xuất. Nước dùng để rửa máy móc thiết bị, vệ sinh nhà xưởng. Nước giải nhiệt. Nước dùng cho nhu cầu sinh hoạt của công nhân. Nước thải của các ngành công nghiệp sẽ chứa các chất kim loại nặng, các dung môi, sẽ tác động nguy hiểm đến môi trường nước của khu vực. Chúng có thể tích lũy trong tôm, cá, cua,…và gây ngộ độc cho người sử dụng, làm tê liệt thần kinh trung ương và gây quái thai ở trẻ em. Nước thải sinh hoạt chứa chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy, các vi trùng mang bệnh…Lượng nước thải này của toàn KCN không lớn, nhưng nếu không được xử lý hợp lý sẽ góp phần gây ô nhiễm đáng kể cho nguồn tiếp nhận. Nguồn nước, môi trường sống của các động thực vật thủy sinh một khi đã bị ô nhiễm thì những điều kiện sống bình thường của chúng sẽ bị đe dọa và nguy cơ bị tiêu diệt rất dễ xảy ra. Ngăn chặn sự lây lan các chất có hại trong nguồn nước nhất là đối với nguồn di động là vô phương cứu chữa. Nước đã bị ô nhiễm thì kéo theo nó là vùng không khí và kể cả những cùng đất nơi đi qua cũng bị ô nhiễm theo. Chi phí cải tạo môi trường lớn gấp nhiều lần so với chi phí xử lý các chất có hại ngay tại nguồn phát sinh và khó có khả năng khôi phục được môi trường đã bị hủy hoại. 3.3.2.3 Các tác động đến môi trường không khí. Môi trường không khí xung quanh KCN chịu ảnh hưởng chủ yếu do các nguồn thải từ hoạt động sản xuất, từ các phương tiện vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm của các nhà máy, công ty. Các tác nhân gây ô nhiễm không khí có thể góp phần làm tăng ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường không khí của khu vực nhà máy trong KCN nói riêng và vùng lân cận toàn khu vực nói chung. Các chất khí độc hại tro bụi tùy thuộc vào thành phần tính chất và nồng độ trong môi trường không khí mà mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt là cho người công nhân trực tiếp sản xuất trong nhà máy, dân cư trong khu vực, hệ động thực vật,… 3.3.2.3 Các tác động đến môi trường đất. Môi trường sẽ chịu tác động của ba nguồn thải: nước thải, khí thải và chất thải rắn. Nếu nguồn nước bị ô nhiễm thì vùng đất mà nơi nguồn nước đi qua cũng bị ô nhiễm theo. Tầng đất như một lớp vật liệu lọc. Nó sẽ giữ lại hầu hết các cặn lơ lửng có trong nước thải, một phần các chất hòa tan. Do đó, nước thải càng chứa nhiều chất độc hại thì môi trường đất càng bị ô nhiễm nặng. Các khí thải và bụi sẽ phát tán trong không khí, hấp phụ hơi nước và trở nên nặng hơn không khí, rơi trở lại mặt đất, phủ trên bề mặt cây cỏ, ao hồ sông ngòi…gây tác hại và có thể gây ra mưa acid. Một nguồn thải đáng kể có ảnh hưởng trực tiếp đối với môi trường đất là các chất thải rắn công nghiệp. So với nước thải và khí thải, tốc độ lan truyền tác hại đối với môi trường chất thải rắn không cao bằng nhưng khó xử lý, rác thải công nghiệp đang là mối đe dọa cho môi trường trong đà phát triển công nghiệp hiện nay, nhất là đối với các chất thải rắn độc hại. Nguy cơ bị ảnh hưởng đầu tiên là môi trường đất và kéo theo nó là môi trường nước và không khí. Quản lý hợp lý, tái sử dụng và tận dung tối đa các chất thải rắn là một trong những biện pháp hữu hiện hạn chế mức độ gây ô nhiễm của nguồn thải này. CHƯƠNG 4: HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP QUẢNG PHÚ. 4.1 Cơ sở pháp lý về quản lý môi trường trong Khu công nghiệp. Hiện nay, Việt Nam đã có các chính sách phát triển công nghiệp gắn liền với bảo vệ môi trường và các văn bản có liên quan về quản lý môi trường KCN. Nhằm bảo vệ môi trường quốc gia và góp phần bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu, Nhà nước ban hành nhiều luật pháp, quy định về môi trường, đó là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để quản lý môi trường và bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường bằng pháp luật là một trong những biện pháp cơ bản của hoạt động bảo vệ môi trường ở mỗi quốc gia. Sự phân cấp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường KCN đã được thực hiện. Một số địa phương đã triển khai quy hoạch KCN đồng bộ; áp dụng công cụ kinh tế thông qua hình thức thu phí môi trường đối với nước thải, chất thải rắn; tổ chức việc thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng môi trường KCN. KCN Quảng Phú nhằm đưa công tác quản lý môi trường vào nề nếp, quy củ; để có thể dự đoán được mức độ hợp lý về mức độ ô nhiễm, KCN cũng đã áp dụng các chính sách về quản lý môi trường trong KCN đối với các doanh nghiệp, xí nghiệp thường xuyên ban hành các văn bản hướng dẫn, nhắc nhở và yêu cầu các doanh nghiệp KCN thực hiện việc bảo vệ môi trường. Các chính sách và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý môi trường trong Khu công nghiệp Quảng Phú được trình bày trong bảng 4.1. Bảng 4.1 Hệ thống các văn bản về quản lý môi trường trong KCN Quảng Phú. STT Nơi ban hành Ngày ban hành Tên văn bản Nội dung chính 1 Quốc hội 29/11/2005 Luật bảo vệ môi trường 2005 Quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ môi trường. 2 Chính phủ 09/08/2006 Nghị định số 80/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 3 Chính phủ 31/12/2009 Nghị định số 117/2009/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 4 Chính phủ 18/04/2011 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP Quy định Ban quản lý sẽ thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác quản lý môi trường như thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án đầu tư trong KCX, KCN, kiểm tra, thanh tra và xử phạt hành chính trong lĩnh vực BVMT. 5 Bộ TN&MT 18/09/2008 Thông tư 04/2008/TT-BTNMT Quy định về hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án BVMT và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đề án BVMT cho các doanh nghiệp đã hoạt động trong KCN. 6 Bộ TN&MT 03/07/2007 Thông tư 07/2007/TT-BTNMT Quy định hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần xử lý. 7 Bộ TN&MT 28/12/2008 Thông tư 05/2008/TT-BTNMT Quy định hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết BVMT. 8 UBND tỉnh Quảng Ngãi 22/04/2011 Quyết định 92/QĐ-UBND Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại Khu Kinh tế Dung Quất, Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. 9 UBND tỉnh Quảng Ngãi 09/05/2011 Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND Quy định về giải thưởng môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. 4.2 Cơ cấu tổ chức về quản lý môi trường trong KCN. Theo Luật Bảo vệ môi trường và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật, liên quan đến quản lý môi trường KCN có các đơn vị sau: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (đối với các KCN và các dự án trong KCN có quy mô lớn); UBND tỉnh (đối với KCN và các dự án trong KCN có quy mô thuộc thẩm quyền phê duyệt của tỉnh), UBND huyện (đối với một số dự án quy mô nhỏ) và một số Bộ, ngành khác (đối với một số dự án có tính đặc thù). Bên cạnh đó, cũng theo Luật Bảo vệ môi trường và các Nghị định của Chính phủ, liên quan đến bảo vệ môi trường và quản lý môi trường của các KCN còn có: Ban quản lý các KCN; chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN. Hình 4.1. Sơ đồ nguyên tắc các mối quan hệ trong HT quản lý môi trường KCN. Hiện nay việc thực hiện quản lý môi trường trong Khu công nghiệp Quảng Phú do trực tiếp Ban quản lý Khu công nghiệp Quảng Ngãi đảm nhiệm. Tất cả các vấn đề liên quan đến việc quản lý môi trường đều do phòng quản lý môi trường trong ban quản lý Khu công nghiệp chịu trách nhiệm. Mô hình quản lý môi trường trong KCN Quảng Phú. Ban Quản Lý Khu Công Nghiệp tỉnh Quảng Ngãi Ủy quyền của Bộ liên quan Cộng đồng Công ty kinh doanh hạ tầng Doanh Nghiệp KCN Doanh Nghiệp KCN Doanh Nghiệp KCN Sở TN và MT tỉnh Quảng ngãi Khu Công Nghiệp UBND tỉnh Quảng ngãi Hình 4.2 Mô hình quản lý môi trường trong KCN Quảng Phú. (1) UBND tỉnh Quảng Ngãi. UBND tỉnh là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất tại địa phương. UBND tỉnh Quảng Ngãi có vai trò điều tiết và phân công 2 đầu mối giúp việc cho UBND là Sở Tài Nguyên Môi Trường và ban quản lý khu Công Nghiệp tỉnh Quảng Ngãi. Đây là cơ quan có thẩm quyền cao nhất ở địa phương về quản lý môi trường khu công nghiệp. Theo phân công hiện nay, khi phát hiện có vấn đề môi trừng tại KCN Quảng Phú, Ban quản lý KCN Quảng Ngãi và công ty phát triển hạ tầng phải báo lên UBND tỉnh Quảng Ngãi, Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Quảng Ngãi, Các cơ quan có thẩm quyền trên cơ sở xem xét báo cáo sẽ cử người xuống xác minh sau đó mới quyết định biện pháp xử lý. (2) Ban quản lý KCN Quảng Ngãi. Ban quản lý KCN là cơ quan chịu trách nhiệm chính về quản lý môi trường trên địa bàn KCN Quảng Phú. Có quyền và nhiệm vụ trực tiếp kiểm tra và giám sát tình hình thực hiện bảo vệ môi trường tại các KCN trên địa bàn tỉnh. (3) Các công ty kinh doanh hạ tầng. Các công ty là nơi trực tiếp thực hiện các công tác và chương trình bảo vệ môi trường trong KCN. Sơ đồ tổ chức của Ban Quản lý KCN. Hình 4.3 Sơ đồ tổ chức của Ban quản lý KCN. Hiện tại, Phòng quản lý môi trường trong ban quản lý Khu công nghiệp Quảng Ngãi gồm 8 nhân viên, đều có chuyên môn về lĩnh vực môi trường. Các nhân viên có nhiệm vụ hướng dẫn và kiểm tra việc xử lý chất thải trong các nhà máy, xí nghiệp của Khu công nghiệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai lam_muc luc_header.doc
  • docbia-OK.doc
  • docnhan xet cua GVHD-OK.doc
  • docnhiem vu-OK.doc
Tài liệu liên quan