Đồ án Đánh giá hiện trạng sử dụng nước cấp sinh hoạt và đề xuất cải thiện các giải pháp cấp nước cho người dân huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI 1

3. PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI 2

4. NỘI DUNG THỰC HIỆN CỦA ĐỀ TÀI 2

5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN CỦA ĐỀ TÀI 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC CẤP 4

1.1 CÁC THÔNG SỐ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGUỒN CUNG CẤP CHO MỤC ĐÍCH SINH HOẠT 4

1.1.1 Các chỉ tiêu về lý học 4

1.1.2 Các chỉ tiêu về hóa học 5

1.1.3 Các chỉ tiêu về sinh học 7

1.2 TIÊU CHUẨN NƯỚC NGUỒN 7

1.3 TIÊU CHUẨN NƯỚC CẤP SINH HOẠT, ĂN UỐNG 10

1.4 MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ 12

1.4.1 Công nghệ xử lý nước mặt 12

1.4.2 Công nghệ xử lý nước ngầm 18

1.4.3 Giải pháp thu gom nước mưa 25

1.5 HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC SẠCH 27

1.5.1 Hiện trạng cấp nước sạch trên toàn thế giới 27

1.5.2 Hiện trạng cấp nước sạch tại Việt Nam 28

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HUYỆN DIỄN CHÂU - TỈNH NGHỆ AN 30

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 30

2.1.1 Vị trí địa lý 30

2.1.2 Địa hình 31

2.1.3 Khí hậu 32

2.1.4 Thủy văn 33

2.1.5 Tài nguyên 34

2.2 HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI – DÂN SỐ 40

2.2.1 Qui mô, tốc độ phát triển và mật độ dân số 40

2.2.2 Cơ cấu dân số 41

2.2.3 Dự báo phát triển dân số - Lao động 42

2.2.4 Về kinh tế 43

2.2.5 Văn hóa – Giáo dục 49

2.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI HUYỆN DIỄN CHÂU 52

2.3.1 Chất thải rắn 52

2.3.2 Hiện trạng môi trường nước 53

2.3.3 Hiện trạng môi trường không khí 55

CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC SINH HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN HUYỆN DIỄN CHÂU 56

3.1 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 56

3.1.1 Các nội dung khảo sát: 56

3.1.2 Các phương pháp khảo sát: 56

3.1.3 Địa bàn khảo sát: 59

3.2 CÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC HIỆN NAY CỦA HUYỆN 62

3.3 THỐNG KÊ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC Ở HUYỆN DIỄN CHÂU 67

3.4 KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ NƯỚC MÁY CỦA NGƯỜI DÂN ĐANG SỬ DỤNG 73

3.5 KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ NƯỚC NGẦM CỦA NGƯỜI DÂN ĐANG SỬ DỤNG 81

3.6 KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ NƯỚC MƯA CỦA NGƯỜI DÂN ĐANG SỬ DỤNG 89

3.7 NHẬN XÉT HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC SINH HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN HUYỆN DIỄN CHÂU 94

3.7.1 Nhận xét về chất lượng nguồn nước trên địa bàn Huyện 94

3.7.2 Đánh giá nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường trên địa bàn Huyện 94

3.7.3 Đánh giá về nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân 95

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN NGUỒN CẤP NƯỚC SINH HOẠT CHO NGƯỜI DÂN HUYỆN DIỄN CHÂU 98

4.1 ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH NGUỒN CẤP NƯỚC 98

4.1.1 Đảm bảo chất lượng nguồn nước 98

4.1.2 Tăng lưu lượng nước cấp 99

4.2 MÔ HÌNH TRIỂN KHAI 100

4.2.1 Đối với các hộ dân 100

4.2.2 Nhà máy cấp nước 104

4.3 CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ 105

4.3.1 Văn bản luật và chính sách 105

4.3.2 Phát triển hệ thống quan trắc và thiết lập cơ sở dữ liệu nguồn nước của địa phương 107

4.3.3 Hỗ trợ từ các Viện, trường Đại Học, các tổ chức khoa học – kỹ thuật 108

4.3.4 Tham gia của cộng đồng 109

4.3.5 Thông tin - giáo dục - Truyền thông và tham gia của cộng đồng 110

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 112

5.1 Kết luận 112

5.2 Kiến nghị 112

TÀI LIỆU THAM KHẢO 115

 

 

doc138 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6179 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá hiện trạng sử dụng nước cấp sinh hoạt và đề xuất cải thiện các giải pháp cấp nước cho người dân huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g hết khả năng của khu vực kinh tế nhà nước, một khu vực được đánh giá là giàu tiềm năng và có khả năng giữ ổn định thị trường một số mặt hàng thiết yếu nếu có một chính sách phát triển đúng đắn. Tuy nhiên, hoạt động của các loại hình kinh tế tư nhân vẫn mang tính tự phát, quy mô còn nhỏ (vốn và lao động nhỏ), doanh thu thấp so với mức bình quân chung của tỉnh và cả nước, hiệu quả kinh doanh chưa cao. Điều này đưa ra vấn đề là cần phải hoàn thiện hơn nữa môi trường đầu tư của huyện, nhằm thu hút hơn nữa đầu tư bên ngoài vào địa bàn huyện, góp phần cùng với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh cùng phát triển kinh tế huyện, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. - Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ: Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm bớt chênh lệch giữa các vùng do mở rộng đô thị, hiện đại hoá - công nghiệp hóa trong ngành nông nghiệp và khu vực nông thôn cùng với việc đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn ngày càng tăng đáng kể trong những năm qua. (1) Khu vực đô thị – thị trấn: + Đây là nơi tập trung các hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ, tốc độ phát triển đô thị nhanh, chất lượng đô thị ngày càng được nâng cao nhưng quy mô mở rộng đô thị thấp. + Trong những năm tới thị trấn sẽ di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp ra ngoài thị trấn và cụm công nghiệp được hình thành ở ngoại vi thị trấn. (2) Khu vực nông thôn: + Khu vực này đã có sự thay đổi cơ bản theo hướng sản xuất hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của lĩnh vực phi nông nghiệp do một số xã có nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) được hình thành và phát triển. + Các mô hình sản xuất theo hướng liên kết ở nông thôn được thành lập và phát triển nên đã đóng vai trò chính trong việc cung cấp các dịch vụ cày bừa, tưới tiêu, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, cung ứng vật tư kỹ thuật, chuyển giao công nghệ... phục vụ sản xuất nông nghiệp. + Một số mô hình sản xuất có hiệu quả đã xuất hiện ở nông thôn Diễn Châu như mô hình kinh tế trang trại đang được nhân rộng và được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo địa phương. 2.2.4.2 Nông nghiệp – Nông thôn Khu vực kinh tế nông nghiệp của Diễn Châu (nông - lâm - ngư nghiệp) phát triển khá toàn diện, tốc độ tăng trưởng 14,3 %/năm. a. Ngành sản xuất nông nghiệp Năm 2010, tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 163.383 tấn (trong đó thóc 132.174 tấn); bình quân lương thực đầu người 658 kg/năm. Tốc độ tăng trưởng 9,0%/năm, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (GCĐ 94) đạt 585,6 tỷ đồng. Chăn nuôi: Chăn nuôi gia súc, gia cầm được coi trọng, đáp ứng nhu cầu về sức kéo, thực phẩm và dần trở thành hàng hoá. Năm 2010, tổng đàn trâu có 8.500 con, đàn bò có 39.152 con (trong đó bò lai sin 289.200 con), đàn lợn có 190.000 con và đàn gia cầm có 894.000 con. b. Ngành lâm nghiệp Hoạt động lâm nghiệp của huyện chủ yếu tập trung trồng, bảo vệ rừng và khai thác các sản phẩm từ rừng như: nhựa thông, mây tre đan,... Trong những năm qua huyện đã trồng mới được khoảng 500 ha đất rừng đưa tổng diện tích rừng trong huyện lên 8.115,74 ha vào năm 2010. Giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 16,5 tỷ đồng. c. Ngành thuỷ sản Năm 2010, giá trị sản xuất đạt 189,12 tỷ đồng, tăng 15,2% so với năm 2009. Sản lượng thủy sản cả năm 39.0480 tấn, giảm 1,9% so với năm 2009. Trong đó sản lượng đánh bắt 35.290 tấn, giảm 3,7% so với năm 2008; nuôi trồng đạt 620 tấn, tăng 33,1% so với năm 2008. Một số khu vực đã cải tạo diện tích hồ đầm ven biển để nuôi trồng thủy sản (tôm, cua, ghẹ,...). d. Diêm nghiệp Diện tích sản xuất muối 282 ha, sản lượng cả năm đạt 24.700 tấn, giảm 19,3% so với năm 2009. 2.2.4.3 Công nghiệp Khu vực kinh tế công nghiệp của huyện có bước phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005 - 2010 đạt 30,25 %/năm. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 401 tỷ đồng, tăng 33,5% so với năm 2009. Các làng nghề truyền thống và tiểu thủ công nghiệp tiếp tục được cũng cố và mở rộng. Một số ngành đạt mức tăng trưởng khá như: Chế biến hải sản, nông sản, phôi thép, tôn lợp,... 2.2.4.4 Thương mại – Dịch vụ Năm 2010 giá trị sản xuất dịch vụ đạt 678 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh dịch vụ ở huyện Diễn Châu thời gian qua phát triển khá phong phú và đa dạng, thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, từng bước phát huy được tiềm năng lợi thế và vị trí của huyện. Các loại hình dịch vụ được mở rộng cả về địa bàn và lĩnh vực hoạt động, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách. Đặc biệt một số ngành như dịch vụ - thương mại, du lịch, bảo hiểm,… có tốc độ phát triển nhanh. 2.2.5 Văn hóa – Giáo dục 2.2.5.1 Giáo dục – Đào tạo Chủ trương xã hội hoá giáo dục được triển khai mạnh, góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh Nghệ An nói chung và huyện Diễn Châu nói riêng, trình độ dân trí đã được nâng lên. Mạng lưới các cấp học, bậc học, các loại hình nhà trường và phương thức giáo dục được quan tâm đầu tư và bố trí hợp lý theo phân bố dân cư. Nhu cầu học tập của nhân dân được đáp ứng tốt hơn, hiện tại 39/39 xã phổ cập trung học cơ sở. Cơ sở vật chất kỹ thuật các trường được nâng cấp cải thiện. Quy mô giáo dục tiếp tục phát triển, dần dần đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân trong huyện. Huyện có 40 trường mầm non, 42 trường tiểu học, 40 trường THCS, 9 trường THPT (trong đó có 4 trường dân lập). Có 64 trường đạt chuẩn quốc gia. Mạng lưới các trường từ mẫu giáo đến trung học phổ thông (cả công lập và dân lập) được xây dựng đều khắp trên các địa bàn toàn huyện. Ngoài ra còn có một Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề. Đến nay toàn huyện có 100% số xã, thị trấn trong huyện có trường cao tầng, có phòng học kiên cố đạt 100% và đã xây dựng trung tâm giáo dục cộng đồng. Đội ngũ giáo viên các cấp: + Bậc mầm non: 621 Giáo viên + Bậc tiểu học: 1.230 Giáo viên + Bậc trung học cơ sở: 1.437 Giáo viên Số học sinh các cấp: + Bậc mầm non: 13.914 học sinh + Bậc tiểu học: 26.174 học sinh + Bậc trung học cơ sở: 3.997 học sinh + Bậc trung học phổ thông: 17.216 học sinh. 2.2.5.2 Y tế Mạng lưới Y tế: Mạng lưới cơ sở y tế của huyện phát triển cả hai tuyến, tuyến huyện và tuyến xã. Hiện tại huyện Diễn Châu có một bệnh viện công lập và 1 bệnh viện tư nhân, ngoài ra còn có một số phòng khám tư nhân nằm trên địa bàn thị trấn phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân, một Trung tâm y tế làm tốt công tác vệ sinh phòng dịch. Năm 2010, ngành y tế đã tổ chức khám chữa bệnh cho 87.712 lượt người, trong đó điều trị nội trú 8.331 trường hợp. Năm 2010, có 39/39 xã có trạm y tế (31 trạm y tế xã đạt 10 chuẩn quốc gia) với 33/39 trạm y tế xã có bác sỹ. Tỷ lệ giường đạt 15 giường bệnh /10.000 dân, tỷ lệ bác sĩ/10.000 dân: 3 bác sĩ. Y tế dự phòng và nâng cao sức khỏe: Ngành y tế cũng đã triển khai tốt các chương trình về y tế dự phòng, chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh (tiêm vac xin, uống vitamin, tiêm chủng,...), chương trình chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo, người cô đơn không nơi nương tựa, gia đình chính sách, người có công với cách mạng, chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình. Đồng thời thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hoá y tế, vận động toàn dân tham gia vệ sinh phòng bệnh với mục tiêu chủ động phòng bệnh là chính, sẵn sàng đối phó khi có dịch dịch xảy ra. 2.2.5.3 Văn hóa thông tin, Thể dục - thể thao Văn hóa thông tin: Phát triển phong phú các hoạt động văn hóa thông tin, xây dựng nền văn hóa Việt Nam, đậm đà bản sắc dân tộc; nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Triển khai tốt Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa động viên toàn dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu xây dựng gia đình văn hóa, làng, khu phố văn hóa. Thể dục, thể thao: Hiện nay tại thị trấn huyện có 1 sân thể thao tập trung, 1 sân bóng đá và một số sân bóng chuyền, sân cầu lông, phòng tập thể thao. Cơ sở vật chất từng bước được nâng cấp phần nào đáp ứng nhu cầu tập luyện và thi đấu, tuy nhiên thực trạng các cơ sở còn rất thiếu thốn do nguồn kinh phí hạn hẹp... đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển chung của ngành. Mặc dù vậy, trong những năm gần đây, phong trào TD-TT có nhiều tiến bộ, nhiều bộ môn được mở rộng và phát triển, và đã đạt được nhiều thành tích trong huyện và tỉnh. 2.2.5.4 Thực hiện chính sách xã hội Triển khai các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế gia đình, hộ gia đình, kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa,… Hỗ trợ đào tạo nghề, lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế với chương trình giải quyết việc làm như chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, lao động xuất khẩu, tư vấn, giới thiệu cung ứng lao động. Đã và đang triển khai nhiều chương trình, dự án có ý nghĩa thiết thực để giúp các hộ nghèo, giảm bớt khó khăn, vươn lên ổn định cuộc sống: Chương trình định hướng việc làm, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm làm ăn để giảm dần khoảng cách giữa khu vực đô thị và các vùng sâu, vùng xa. Công tác chăm sóc các gia đình chính sách phát triển ngày càng sâu rộng và xã hội hoá với sự tham gia của nhiều cấp, ngành, đoàn thể và doanh nghiệp. Đã giải quyết tốt các chế độ, chính sách đối với người có công. 2.2.5.5 An ninh – Quốc phòng Huyện uỷ và UBND huyện đã có các chương trình hành động, các chủ trương và giải pháp để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được củng cố, công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định, đảm bảo trật tự trị an. Công tác thanh tra được chủ động, công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo nhanh gọn và chỉ đạo ngay từ cơ sở đã hạn chế tình trạng đơn thư khiếu nại vượt cấp. Công tác quân sự tại thị trấn và các xã được đảm bảo. Lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên được tập trung huấn luyện định kỳ, đạt yêu cầu cả về tư tưởng và kỹ thuật tác chiến. Công tác gọi nhập ngũ luôn đạt 100% chỉ tiêu. Công tác giáo dục quốc phòng cho học sinh phổ thông được triển khai thường xuyên. Hoạt động diễn tập phòng chống lụt bão và diễn tập trị an được tổ chức tốt. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc được đẩy mạnh, công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninh KT, VH, trật tự được đảm bảo. 2.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI HUYỆN DIỄN CHÂU 2.3.1 Chất thải rắn Lượng rác thải ở huyện Diễn Châu được thu gom hàng ngày chủ yếu là rác thải sinh hoạt và rác thải y tế. Hiện nay rác thải y tế ở các phòng khám tư nhân, các trạm y tế dược thu gom chung với rác thải sinh hoạt nhưng chưa có lò đốt rác theo quy định hợp vệ sinh. Rác trên địa bàn huyện được thu gom hàng ngày theo từng xã riêng lẻ, theo tuyến từ nguồn thải: hộ gia đình, chợ, trạm y tế, trường học… sau đó chuyển đến bãi rác của mỗi xã. Huyện không có bãi rác tập trung 2.3.1.1 Chất thải sinh hoạt Thành phần chất thải gồm: chất hữu cơ dễ phân hủy chiếm 70%, bao bì chai lọ 20% và các loại khác như đất cát, gạch vụn, đá… chiếm 10%. Tất cả các loại chất thải trên được thải chung, không phân loại và đổ thẳng ra bãi rác. Lượng rác thu gom được đốt theo cách thông thường mà không qua các biện pháp xử lý khoa học nào. Tại đa số các bãi rác không được phun xịt hóa chất diệt côn trùng. 2.3.1.2 Chất thải công nghiệp – sản xuất Tải lượng ô nhiễm do sản xuất công nghiệp và chất thải sinh hoạt của các xí nghiệp này không đáng kể, hầu hết được thu gom bán cho các vựa ve chai hoặc đốt. Rác thải sinh hoạt ở các xí nghiệp không nhiều, hàng ngày cũng được đội thu gom rác của xã thu gom và vận chuyển ra bãi rác công cộng để đốt. 2.3.2 Hiện trạng môi trường nước Môi trường nước của huyện Diễn Châu chịu tác động của nhiều hoạt động: Các nhà máy, xí nghiệp, nước thải sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, nước rửa trôi từ đồng ruộng. Qua khảo sát cho thấy môi trường nước dấu hiệu ô nhiễm cục bộ, thường bị rò rỉ nước mặn. 2.3.2.1 Nước sông Mạng lưới sông ngòi trên địa bàn huyện khá dày gồm sông Bùng, kênh Vách Bắc, kênh Vách Nam, kênh Nhà Lê,.. trong đó quan trọng nhất là sông Bùng. Chế độ nước của các sông phụ thuộc vào lượng mưa hàng năm, mùa mưa nước các sông lên cao gây ngập úng cục bộ các khu vực ven sông và mùa khô nước các sông xuống thấp gây hiện tượng xâm nhập mặn khu vực cửa sông. Chế độ thủy triều là nhật triều và bán nhật triều không đều. Thời kỳ triều dâng thường trùng vào thời điểm có bão gây tác hại đối với khu vực ven biển. Nguồn nước mặt quan trọng nhất trên địa bàn huyện được cung cấp bởi hệ thống sông ngòi, hồ đập, hệ thống thuỷ nông bắc Nghệ An và lượng mưa hàng năm. Đảm bảo nguồn nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt đời sống của nhân dân của các xã phía trên cống ngăn mặn. Các xã vùng cửa sông và bãi ngang do bị nhiễm mặn khá sâu nên hạn chế khả năng sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt đời sống của nhân dân. 2.3.2.2 Nước ngầm Tuy chưa được thăm dò khảo sát toàn diện nhưng qua số liệu thu thập được cho thấy nguồn nước ngầm của huyện cũng khá dồi dào. Mức độ nông, sâu thay đổi tùy theo địa hình và lượng mưa trong mùa, thường vùng đồng bằng và ven biển có mực nước ngầm nông, vùng đồi núi nước ngầm sâu hơn và dễ bị cạn kiệt vào mùa khô. Tuy nhiên ở khu vực ven biển thường bị nhiễm mặn về mùa khô, do thuỷ triều lên. 2.3.2.3 Các công trình cấp nước của huyện Quy mô và sự phân bố của các nhà máy hiện có hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của huyện. Hệ thống cấp nước sạch nông thôn chậm phát triển. Nhìn chung hệ thống cấp nước hiện tại chưa đáp ứng cho sự phát triển KT-XH của huyện, tương lai phải xây dựng thêm các nhà máy nước cho các khu dân cư, khu công nghiệp, các vùng đô thị mới. Về nguồn nước, Diễn Châu có tổng nguồn nước đủ cung cấp cho sự phát triển của huyện trong tương lai. 2.3.2.4 Nước sinh hoạt Các chỉ tiêu liên quan đến nguồn nước sinh hoạt của người dân đa số là không đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Nguồn nước chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của người dân là nước giếng đào. 2.3.2.5 Nước sản xuất Công nghiệp: Hiện nay các cơ sở sản xuất của huyện đang trên đà phát triển về số lượng nên nước thải ảnh hưởng đến môi trường rất nhiều. Đa số các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp nhỏ đều xả nước thải trực tiếp ra môi trường mà không qua hệ thống xử lý. Nông nhiệp: Tình trạng sử dụng phân bón các loại, trong đó có không ít phân bón hóa học chứa nhiều thành phần độc hại như: urê, sunphat amôn, supe lân,…để bón cho cây trồng thì phần dư thừa của các loại hóa chất này bị rửa trôi theo nguồn nước hoặc ngấm vào đất gây ra ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. 2.3.2.6 Hiện trạng thoát nước và xử lý nước thải Huyện Diễn Châu được đầu tư khá nhiều cho hệ thống thoát nước. Tuy nhiên, nước thải của thị trấn Diễn Châu và các xã hiện đang tồn tại các vấn đề sau: Nước thải trước khi ra cống không được xử lý Hệ thống thoát nước chưa đủ bao phủ đều trên các đường, nước thải sinh hoạt chủ yếu tiêu bằng tự thấm Hệ thống thoát nước thải và nước mưa còn gộp chung, chưa được tách riêng Nhiều điểm xả nước chưa được xử lý ra vào các ao hồ gây ô nhiễm Vấn đề tiêu úng một số xã gặp rất nhiều khó khăn cần phải giải quyết. 2.3.3 Hiện trạng môi trường không khí Thành phần các chất độc hại trong không khí tại huyện Diễn Châu vẫn nằm trong tiêu chuẩn chất lượng môi trường Việt Nam cho phép. Nhưng có một số nơi công trường thi công (tập trung tại thị trấn) có lượng bụi là cao hơn tiêu chuẩn, nhất là về mùa khô hoặc quanh khu vực khai thác vật liệu xây dựng. Trong các đô thị lượng các chất thải độc hại và bụi có chiều hướng tăng lên thải ra do tác động của hoạt động giao thông, khí thải của các cơ sở sản xuất. Tại đây chất lượng môi trường không khí bị suy giảm. CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC SINH HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN HUYỆN DIỄN CHÂU 3.1 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 3.1.1 Các nội dung khảo sát: Quá trình khảo sát của đề tài nhằm thu thập các nội dung như sau: Về các nguồn cấp nước hộ dân đang sử dụng bao gồm nước máy, nước giếng, nước mưa và nguồn nước khác. Về tình trạng lượng nước cấp cho người dân là đủ, tương đối đủ hay thiếu. Về chất lượng dịch vụ cấp nước của nhà máy đến người dân, về tần suất cúp nước và về chất lượng nước. Về các biện pháp khai thác nước ngầm và thu nước mưa tại các hộ dân. 3.1.2 Các phương pháp khảo sát: Thu thập số liệu: Thu thập tài liệu từ các cơ quan có chức năng: UBND huyện Diễn Châu: Thu thập tài liệu tổng quan về huyện Diễn Châu gồm điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế - xã hội, hiện trạng môi trường của huyện Diễn Châu. Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn huyện Diễn Châu: Bảng thống kê danh sách hộ dùng nước sạch (nước máy) trên địa bàn huyện Diễn Châu năm 2011 và chất lượng nước đầu ra của 4 công trình cấp nước tập trung huyện Diễn Châu Các nhà máy cấp nước xã Diễn Thái, Diễn Đồng, Diễn Nguyên và Thị Trấn huyện Diễn Châu: Thu thập tài liệu về sơ đồ công nghệ xử lý của các nhà máy nước, hiện trạng cung cấp nước của các nhà máy. Lập phiếu khảo sát và phỏng vấn người dân: Phương pháp khảo sát cộng đồng thông qua các phiếu điều tra ý kiến người dân tại địa phương. (Nội dung phiếu điều tra được đính kèm ở phần phụ lục) Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu: Đề tài tiến hành lấy mẫu nước giếng đào, giếng khoan, nước thủy cục và mẫu nước mưa tại các hộ dân nhằm đánh giá chất lượng nước sử dụng. Quy trình lấy mẫu được áp dụng từ “Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 6000-1995, ISO 5667:1992) – Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm”. Lấy mẫu từ giếng khoan Tùy theo độ sâu, trữ lượng và độ hồi của nước trong mỗi giếng (thường hỏi kinh nghiệm tại các hộ gia đình), quy trình lấy mẫu được tiến hành như sau: Để chủ nhà bơm một lượng nước vào bể chứa, gấp 10 lần lượng nước trong giếng khoan (có những hộ chỉ gấp 3 lần), sau đó quan sát chất lượng nước. Đánh giá màu sắc, mùi vị của nước. Khi chất lượng nước ổn định, dùng chai nhựa 500ml để lấy mẫy, trước khi lấy mẫu tiến hành tráng rửa chai 3-5 lần bằng chính nguồn nước lấy mẫu. Lấy mẫu từ giếng đào Mẫu nước được lấy trực tiếp từ các giếng đào, không qua hệ thống bơm. Giếng lấy mẫu là những giếng được sử dụng hàng ngày. Sau khi ghi lại các thông tin về chất lượng nước (cảm quan) hàng ngày của các hộ dân, quan sát cảnh quan xung quanh, quan sát màu sắc, mùi vị tại hiện trường, rồi dùng chai nhựa 500ml để lấy mẫy, trước khi lấy mẫu tiến hành tráng rửa chai 3-5 lần bằng chính nguồn nước lấy mẫu. Lấy mẫu công trình cấp nước tập trung Mẫu được lấy trực tiếp từ các vòi nước hộ gia đình. Để nước xả ra trong khoảng 10 phút, sau đó mới tiến hành lấy mẫu vào các chai 500ml. Mẫu được gửi đi phân tích tại phòng thí nghiệm của trung tâm CENMA, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Các phương pháp phân tích mẫu: Các phương pháp phân tích được trình bày trong bảng 3.1. Bảng 3.1: Các phương pháp phân tích TT Tên chỉ tiêu/Thành phần Phương pháp phân tích Thiết bị phân tích 1 Màu sắc TCVN 6185-1996 DR2010 2 Nitrat (N) TCVN 6180- 1996 Điện cực màng 3 Nitrit TCVN 6178- 1996 DR4000 4 Tổng chất rắn hoà tan St. Method 2540.C Cân 5 Mùi vị Sau khi làm nóng đến nhiệt độ 50-60oC Cảm quan 6 Độ đục (tỷ lệ Sneller) TCVN 6184- 1996 2100 NTU 7 PH SMEWW TOA 8 Độ cứng (CaCO3) TCVN 6224 – 1996 Buret 9 Amoni: Nước bề mặt Nước ngầm TCVN 5988 – 1995 DR4000 10 Asen TCVN 6182 – 1996 AAS 11 Clorua TCVN6194 - 1996 ISO 9297- 1989 Buret 12 Đồng TCVN 6193- 1996 AAS 13 Xianua TCVN6181 – 1996 DR 4000 14 Florua TCVN 6195- 1996 Điện cực màng 15 Sắt TCVN 6177-1996 AAS 16 Chì TCVN 6193- 1996 AAS 17 Mangan TCVN 6002- 1995 AAS 18 Thủy ngân. TCVN 5991-1995 AAS 19 Kẽm TCVN 6193 -1996 AAS 20 Độ oxy hóa theo KMnO4 St.Method 4500.OD Buret 21 Tổng Coliform TCVN 6187:1-1996 Màng lọc 22 Coliform chịu nhiệt TCVN 6187:1-1996 Màng lọc Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá Đề tài tiến hành so sánh chất lượng nước cấp người dân đang sử dụng với tiêu chuẩn vệ sinh và nước sinh hoạt được ban hành theo quyết định số: 09/2005/QD-BYT ngày 11 tháng 03 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y Tế và quy chuẩn QCVN 02:2009/BYT ban hành theo thông tư số 05/2009/TT-BYT đã đưa ra và nhận xét về chất lượng nước. Các chỉ tiêu phân tích và so sánh bao gồm: Màu sắc, độ đục, pH, độ cứng, Amoni (NH4+), nitrat (NO3-), nitrit (NO2-), clorua (Cl-), sắt (Fe), độ ô xi hóa theo KMnO4, tổng chất rắn hòa tan (TDS), mangan (Mn), coliform tổng số, e.coli hoặc coliform chịu nhiệt. Thống kê, phân tích và tổng hợp các kết quả thu được từ các phiếu điều tra và các kết quả phân tích mẫu nước để viết báo cáo đánh giá hiện trạng cấp nước tại huyện Diễn Châu. 3.1.3 Địa bàn khảo sát: Quá trình khảo sát thực tế về tình hình sử dụng nước của các hộ dân cư thông qua phiếu điều tra và lấy mẫu nước phân tích. Số phiếu phát ra là 600 phiếu, phiếu được phát đều cho 20 xã trên tổng số 39 xã của huyện. Mỗi xã phát ra 30 phiếu. Các xã được phát phiếu là các xã có dân số tập trung đông, nhu cầu sử dụng nước nhiều. Bảng 3.2: Thống kê số phiếu phát ra tại các xã STT Tên xã Số phiếu phát ra Số phiếu thu lại 1 Diễn Lâm 30 30 2 Diễn Thọ 30 30 3 Diễn Phú 30 30 4 Diễn Đoài 30 30 5 Diễn Thái 30 30 6 Diễn Hồng 30 30 7 Diễn Yên 30 30 8 Diễn Vạn 30 30 9 Diễn Phong 30 30 10 Diễn Kỷ 30 30 11 Diễn Đồng 30 30 12 Diễn Thành 30 30 13 Diễn Kim 30 30 14 Diễn Ngọc 30 30 15 Diễn Trường 30 30 16 Diễn Trung 30 30 17 Diễn Hải 30 30 18 Diễn Xuân 30 30 19 Diễn Bích 30 30 20 Diễn Hạnh 30 30 Thực hiện lấy tổng cộng 84 mẫu gồm giếng đào, giếng khoan, nước mưa và nước thủy cục tại vòi nước của các hộ dân. Các mẫu nước được lấy đại diện tại một số xã trên toàn huyện. Bảng 3.3: Thống kê số mẫu nước lấy tại các xã STT Nơi lấy mẫu Tên mẫu Giếng đào (GĐ) Giếng khoan (GK) Nước mưa (NM) Công trình cấp nước tập trung (CNTT) 1 Diễn Đoài 10 2 4 0 2 Diễn Lâm 8 4 4 0 3 Diễn Phú 9 3 4 0 4 Diễn Thọ 5 7 4 0 5 Diễn Trung 4 4 4 0 6 Diễn Nguyên 0 0 0 2 7 Diễn Đồng 0 0 0 2 8 Diễn Thái 0 0 0 2 9 Thị trấn 0 0 0 2 Tổng 36 20 20 8 3.2 CÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC HIỆN NAY CỦA HUYỆN Trên địa bàn huyện hiện nay có 4 trạm cấp nước tập trung thuộc 4 xã: Diễn Nguyên, Diễn Đồng, Diễn Thái và Thị Trấn của huyện Diễn Châu. Bảng 3.4: Các công trình cấp nước của huyện Diễn Châu TT Tên nhà máy Năm xây dựng Công suất thiết kế (m3/ngày đêm) Công suất hiện khai thác (m3/ngày đêm) 1 Nhà máy nước Diễn Châu 2004 2000 2000 2 Nhà máy nước Diễn Nguyên 2005 600 200 3 Nhà máy nước Diễn Đồng 2005 500 200 4 Nhà máy nước Diễn Thái 2007 500 300 Bảng 3.5: Thống kê danh sách hộ dùng nước sạch (nước máy) trên địa bàn huyện Diễn Châu năm 2011 TT Tên Xã Tổng số hộ Tên nhà máy Số hộ đăng ký Số hộ đã dùng Tỷ lệ % dùng nước sạch 1 Diễn Thái 1710 Nhà máy nước Diễn Thái 1367 1367 80% 2 Diễn Đồng 1154 Nhà máy nước Diễn Đồng 1150 1150 99% 3 Diễn Nguyên 1425 Nhà máy nước Diễn Nguyên 1196 1196 84% 4 Diễn Ngọc 2800 Nhà máy nước Diễn Châu 1000 845 30% 5 Diễn Bích 2200 Nhà máy nước Diễn Châu 1600 1200 55% 6 Diễn Thành 2300 Nhà máy nước Diễn Châu 1495 839 36,5% 7 Diễn kỷ 2560 Nhà máy nước Diễn Châu 120 5% 8 Thị Trấn 1672 Nhà máy nước Diễn Châu 76 5% 9 Diễn Phúc 1500 Nhà máy nước Diễn Châu 14 1% Tổng 17321 6807 39,3% (Nguồn: Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn huyện Diễn Châu) Nhà máy nước Diễn Thái - Cung cấp nước cho các hộ dân trong xã Diễn thái - Sử dụng nước sông từ kênh nhà Lê nối liền với sông Bùng - Lượng nước thất thoát (tính theo đồng hồ nước): nhỏ hơn 25% - Giá tiền 1m3 nước là: 3000đ - Sơ đồ công nghệ xử lý nước của nhà máy Bể trộn Bể phản ứng Bể lọc nhanh Bể chứa nước sạch Bể lắng Chất keo tụ Chất khử trùng Từ trạm bơm Cấp I tới Nhà máy nước Diễn Đồng - Cung cấp nước cho các hộ dân trong xã Diễn Đồng - Sử dụng nước sông từ kênh nhà Lê nối liền với sông Bùng - Lượng nước thất thoát (tính theo đồng hồ nước): nhỏ hơn 25% - Giá tiền 1m3 nước là: 3000đ - Sơ đồ công nghệ xử lý nước của nhà máy Bể trộn Bể phản ứng Bể lọc nhanh Bể chứa nước sạch Bể lắng Chất keo tụ Chất khử trùng Từ trạm bơm Cấp I tới Nhà máy nước Diễn Nguyên Cung cấp nước cho các hộ dân trong xã Diễn Nguyên Sử dụng nước sông từ kênh nhà Lê nối liền với sông Bùng Lượng nước thất thoát (tính theo đồng hồ nước): nhỏ hơn 25% Giá tiền 1m3 nước là: 3000đ Sơ đồ công nghệ xử lý nước của nhà máy Bể trộn Bể phản ứng Bể lọc nhanh Bể chứa nước sạch Bể lắng Chất keo tụ Chất khử trùng Từ trạm bơm Cấp I tới Nhà máy nước Diễn Châu Cung cấp nước cho thị trấn Diễn Châu và 5 xã lân cận: Diễn Ngọc, Diễn Bích, Diễn Thành, Diễn kỷ, Diễn Phúc Sử dụng nước sông từ kênh nhà Lê nối liền với sông Bùng Lượng nước thất thoát (tính theo đồng hồ nước): nhỏ hơn 25% Giá tiền 1m3 nước là: 3000đ Sơ đồ công nghệ xử lý nước của nhà máy Bể điều hòa Bể phản ứng Bể khử trùng Bể lắng Bể lọc Nguồn nước Mạng lưới sử dụng Bể chứa nước sạch Thổi khí Phèn nhôm Clorin Bảng 3.6: Chất lượng nước đầu ra của 4 công trình cấp nước tập trung huyện Diễn Châu TT Nơi lấy mẫu Tên chỉ tiêu Tên mẫu Độ màu (TCU) Độ đục (NTU

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBÀI LÀM HOÀN CHỈNH_xong_4_OK.doc
  • pptBAOCAO_TOT NGHIEP_HỒ HẢI.PPT
  • docBÌA_HAIHO_xong_1_OK.doc
  • docLỜI CẢM ƠN_HAIHO_xong_3_OK.doc
  • docnhan xet cua GVHD_HAIHO_OK.doc
  • docNHIỆM VỤ DATN_HAIHO_xong_2_OK.doc
Tài liệu liên quan